Top 10 Nhà thơ tiêu biểu của Văn học Việt Nam thế kỉ 20

Hành trình phát triển của thơ ca Việt Nam từ xưa đến nay đã sản sinh ra rất nhiều nhà văn tài năng và để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng. Có bao giờ bạn tự hỏi … xem thêm…không biết những thi hào Việt Nam của thế kỷ 20 là ai chưa? Cùng Blogthoca.edu.vn tìm hiểu những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam thế kỷ 20 nhé!

Nguyễn Khuyến

Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝), hiệu là Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (tục gọi là làng Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1910 tại Yên Đổ. Bạn thân tri kỉ của ông là Dương Khuê (1839-1902).

Nguyễn Khuyến là một hiện tượng đặc biệt trong nền văn học Việt Nam. Ông vừa là nhà thơ trữ tình xuất sắc, vừa là nhà thơ trào phúng hàng đầu; vừa là một đại khoa triều quan vừa là một thôn dân thực thụ; vừa coi mọi chuyện trên đời như không có gì đáng bận tâm lại vừa mang trong lòng một mối ưu hoài năm canh nhỏ lệ. Nguyễn Khuyến là một con người, một tâm hồn Việt Nam tiêu biểu. Chính vì thế, thơ ông cùng với thơ Hồ Xuân Hương trước kia, thơ Nguyễn Bính và một số nhà thơ khác sau này, đã tạo thành một xu hướng thi ca vô cùng độc đáo và đặc sắc, chuyên đặc tả bản sắc Việt Nam trên hai phương diện bản sắc quê hương đất nuớc Việt Nam và bản sắc tâm hồn Việt Nam.

Có thể nói, Nguyễn Khuyến là nhà thơ đầu tiên và thành công nhất về quê hương làng cảnh Việt Nam. Các tác phẩm của ông như: Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ, Bạn đến chơi nhà, và 3 bài thơ hay về thu: Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng…

Nhà thơ Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến

Phan Bội Châu

Phan Bội Châu (chữ Hán: 潘佩珠; 1867 – 1940) là một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kỳ Pháp thuộc.

Phan Bội Châu là một nhà yêu nước lớn, một chí sĩ cách mạng Việt Nam có ý chí tranh đấu, nghĩa khí và hết lòng tận tụy đóng góp cực kỳ lớn lao cho sự nghiệp cách mạng dành độc lập của Việt Nam từ tay thực dân Pháp. Ông đã thành lập phong trào Duy Tân Hội (1904) – chủ trương tôn quân và bạo động đánh đổ đô hộ Pháp để khôi phục nền độc lập, tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ và khởi xướng phong trào Đông Du (1905) – vận động người trong nước xuất dương qua Trung Hoa, Nhật Bản du học để thâu nhận kiến thức mới của nước ngoài về giúp nước nhà.

Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu, có tư tưởng rất mới và cái tôi riêng. Các tác phẩm tiêu biểu: Lưu biệt khi xuất dương, Khát nước, Chết…

Nhà thơ Phan Bội Châu
Phan Bội Châu

Tản Đà

Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, 19 tháng 5 năm 1889 – 7 tháng 6 năm 1939) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.

Trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tác. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực. Đi khắp miền đất nước, ông đã để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông đã từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Với những dòng thơ lãng mạn và ý tưởng ngông nghênh, đậm cá tính, ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là “gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại”.

“Tản Đà là thi sĩ đầu tiên, mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Tản Đà là người thứ nhất đã có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng, bạo dạn, dám giữ một cái tôi”. Bằng bản lĩnh của mình, Tản Đà mang đến một luồng sinh khí mới cho nền văn học Việt Nam.

Thi sĩ trực tiếp thể hiện cái tôi bản ngã của mình một cách hết sức độc đáo và mới mẻ. Nét độc đáo trong cái tôi của Tản Đà là sự dung hòa nhiều yếu tố khác nhau. Tất cả tạo nên ở thi sĩ tính cách của một nhà Nho tài tử, đa tình, ngông và xê dịch. Cái cũ và mới, xưa và nay đan xen đưa Tàn Đà trở thành người nối kết hai thời đại thi ca, trở thành ngôi sao sáng với vẻ đẹp rất riêng trên bầu Trời văn học Việt Nam. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như: Hầu trời, Thề non nước, Muốn làm thằng Cuội…

Nhà thơ Tản Đà
Tản Đà

Thế Lữ

Thế Lữ (10 tháng 6 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989), tên khai sinh là Nguyễn Đình Lễ (sau đó đổi thành Nguyễn Thứ Lễ), là một nhà thơ, nhà văn kiêm nhà soạn kịch người Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò là một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.

Thế Lữ trước sau vẫn được coi là người cách tân số một của thơ Việt Nam thế kỷ XX. Có ông, thơ Việt yên tâm khép lại cổ điển mà mở vào lãng mạn. Tác giả đã bộc lộ cái tôi của mình một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ qua việc đưa ra một quan niệm mới về nghệ thuật, về con người, về người nghệ sĩ. Đó là cái tôi cá nhân đa dạng, phong phú, nhiều cung bậc; một cái tôi lãng mạn, đầy viên mãn. Và hơn thế nữa, cái tôi ở đây chính là tác giả, là nhà thơ. Cái tôi cá nhân này đã làm thay đổi phạm trù văn học Việt Nam từ trung đại chuyển sang hiện đại.

Thế Lữ đã dám xem cái tôi cá nhân là đối tượng phản ánh nghệ thuật, là chủ thể sáng tạo nghệ thuật để các nhà Thơ mới sau này phát triển những “Âm thanh đầu tiên” của cây đàn thơ này. Cái tôi ấy được đề cao, được xem là trung tâm, tạo nên những sáng tạo mới, những phong cách mới của “Thời đại chữ tôi”. Chính ý thức tự do và khát vọng thành thực đã tạo nên phong cách Thế Lữ trong Thơ mới 1932-1945.

Nhà thơ Thế Lữ
Thế Lữ

Hàn Mặc Tử

Nguyễn Trọng Trí, thường được biết đến với bút danh Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử (22 tháng 9 năm 1912 – 11 tháng 11 năm 1940), là một nhà thơ người Việt Nam. Là người khởi xướng Trường thơ Loạn và cũng là người tiên phong của dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, ông còn có những bút danh khác trong sự nghiệp gồm Lệ Thanh, Phong Trần và Minh Duệ Thị. Hàn Mặc Tử cùng với Quách Tấn, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.

Hàn Mặc Tử là nhà thơ duy nhất có những câu thơ hay có thể vượt sự trác tuyệt của Nguyễn Du. Nhưng Hàn là một hồn thơ phức tạp, một hồn thơ đầy biến đổi, tương hợp và mâu thuẫn sống trong nhau, những hình thái ngôn từ, hình thái tư tưởng kết hợp giao hoà trong thơ Hàn để tạo thành một thế giới siêu hình, chưa từng có trong thơ Việt.

Ngày nay tìm hiểu lại thơ văn Hàn Mặc Tử, chúng ta có thể xác nhận: Hàn Mặc Tử là nhà thơ tiên phong đã đổi mới tư tưởng, đặt nền móng tưởng tượng trong thơ Việt Nam, ngay từ thập niên ba mươi của thế kỷ trước. Thơ của ông đã mở về thân xác con người, số phận, niềm tin, khát vọng, tạo ra bút pháp không gian, mà trăng, nước và khí trời là ba yếu tố nền tảng xây dựng nên vũ trụ thơ Hàn Mạc Tử. Các tập thơ tiêu biểu như: Thơ Điên, Gái quê…

Nhà thơ Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử

Nguyễn Bính

Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính; 1918–1966) là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Ông được coi như là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc.

Nếu nói đến Nguyễn Bính thì chắc hẳn đa số sẽ nhớ đến bài thơ Tương tư, nghe có vẻ ông là nhà thơ của thơ tình, nhưng không phần lớn thơ của Nguyễn Bính được viết theo thể thơ của dân gian. Chả thế mà nhiều nhà phê bình đều đồng ý là Nguyễn Bính là nhà thơ của đồng quê.

Viết về Nguyễn Bính thì chắc cả một cuốn sách cũng không đủ . Càng lục lại trong tiềm thức càng thấy nhớ nhiều, Chân quê, Trường huyện, Cô hái mơ, Lẳng lơ… toàn những bài đã dược chuyền tay chép đi chép lại trong thời học sinh. Nhưng sao thấy ngôn từ bỗng trở nên khô cứng và trống rỗng dến thảm hại mỗi khi nói về thơ ông. Phải chăng cái “hồn” trong thơ ông đã nói hộ hết rồi. Vì vậy, chính cái tôi và cái tình trong sáng tác của mình mà giúp Nguyễn Bính trở thành một nhà thơ tiêu biểu của thế kỉ 20.

Nhà thơ Nguyễn Bính
Nguyễn Bính

Xuân Diệu

Ngô Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 — 18 tháng 12 năm 1985), là nhà thơ, nhà báo, nhà văn viết truyện ngắn, nhà phê bình văn học và chính khách người Việt Nam. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới đầu thế kỷ XX.

Xuân Diệu đã đem đến Thơ mới nguồn cảm hứng mới lạ của một hồn thơ sôi nổi, thiết tha yêu đời, thể hiện niềm khát khao giao cảm tận độ với cuộc đời bằng một cái tôi cá thể ý thức thật rõ giá trị của bản thân trước thế giới. Nhà thơ bộc lộ niềm khát khao giao cảm nồng cháy, cuồng say trước cuộc đời, bắt nguồn từ quan niệm sống Xuân Diệu là một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam, một nhà thơ xuất sắc có đóng góp lớn vào quá trình hiện đại hóa thơ ca Việt Nam.

Ông là con người toàn tâm, toàn trí, toàn hồn, nhiệt thành cống hiến sự sống cho thơ ca, chạy đua với thời gian để giành giật lấy từng phút giây của cuộc đời. tích cực của cái tôi cá nhân cá thể ý thức sự hiện hữu của bản thân trong cuộc đời và khát khao sống cháy sáng. Các tác phẩm tiêu biểu của “ông hoàng thơ tình” : Thơ thơ, Gửi hương cho gió,…

Nhà thơ Xuân Diệu
Xuân Diệu

Huy Cận

Cù Huy Cận (31 tháng 5 năm 1919 – 19 tháng 2 năm 2005), bút danh và hoạt động nghệ thuật là Huy Cận, là một chính khách, từng giữ nhiều chức vụ lãnh đạo cao cấp trong chính phủ Việt Nam như Bộ trưởng Bộ Canh nông (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Thứ trưởng Bộ Văn hóa Nghệ thuật, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Kinh tế, Bộ trưởng Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng (nay là Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ), ngoài ra ông còn là một nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng Dân chủ Việt Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những thi sĩ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Ông từng là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới và Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hiệp hội Văn học Việt Nam giai đoạn 1984-1995.

Huy Cận là nhà thơ lớn của dân tộc, là cán bộ cao cấp của Chính phủ và cũng là con người của đời thường bình dị. Ở Huy Cận có sự thống nhất hài hoà của nhiều phẩm chất, năng lực như là đối cực. Ông có tầm nhìn chiến lược và tính cẩn trọng của một nhà lãnh đạo nhưng cũng rất tinh tế, đa cảm, lãng mạn và đam mê của một thi sĩ tài hoa. Ông là người uyên bác, hiểu biết sâu sắc nhiều lĩnh vực: Triết học, tôn giáo, chính trị, kinh tế, văn hoá nhưng vẫn không quên những việc đời thường.

Nhà thơ Huy Cận không chỉ là một đại biểu xuất sắc của phong trào thơ mới mà ông còn là một nhà thơ lớn của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Con đường thơ của Huy Cận khá tiêu biểu cho lớp nhà thơ thuộc thế hệ thứ nhất, văn học Việt Nam hiện đại. Từ một thành viên xuất sắc của phong trào thơ Mới, Huy Cận đến với Cách mạng, tìm thấy mục đích, lý tưởng chân chính cho tiếng nói nghệ thuật của mình và trở thành một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại. Các tập thơ: Lửa thiêng, Vũ trụ ca…

Nhà thơ Huy Cận
Huy Cận

Chế Lan Viên

Chế Lan Viên (1920 – 1989), tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, là một nhà thơ, nhà văn hiện đại Việt Nam. Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của “Trường Thơ Loạn”. Cả tập Điêu tàn là cảm xúc của ông về cả một Đế chế- Đế chế Chiêm Thành và ông đã xót thương thay sự “Điêu tàn” của Đế chế này đến mức lấy Chế làm họ cho mình, trong khi ông tên là Phan Ngọc Hoan sinh tại Quảng Trị. Ông thương xót một triều đại đã từng là “Giặc phương Nam” của nước Việt ta với các Thủ lĩnh như Chế Củ, Chế Bồng Nga,.. đã bị các Vua Việt Nam xóa sổ. Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là “Bàn thành tứ hữu” của Bình Định.

Trong xu hướng thơ trong những năm 60,70 đang còn quá thiên về việc làm say mê người đọc hơn là tác động vào trí tuệ của họ thì hướng thơ có tác dụng thức tỉnh con người của Chế Lan Viên là một khuynh hướng thơ có nhiều ý nghĩa đổi mới. Muốn làm được điều này, Chế Lan Viên quan niệm nhà thơ phải “chịu suy nghĩ”, phải đào sâu, lật đi lật lại các vấn đề để phát hiện ra cái mới trong mạch ngầm của hiện thực, để có cách nói mới, tác động sâu sắc vào trí tuệ người đọc.

Do đó chúng ta hiểu vì sao ngay từ cách đặt tiêu đề các tập thơ và cách đặt tiêu đề các tập thơ và các bài thơ như: Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường chim báo bão, Hoa trên đá, Người đi tìm hình của nước, Đối thoại mới về câu chuyện cổ v.v… và hàng loạt bài thơ có tiêu đề “nghĩ” (Nghĩ suy 68, Nghĩ về thơ, nghĩ…) đã là sự biểu hiện cho những nghĩ suy, trăn trở thường trực trong tư duy thơ của Chế Lan Viên. Ta hiểu vì sao phẩm chất trí tuệ trong thơ ông lại trở thành một hạt nhân toả sáng lấp lánh bao sắc màu trên mỗi trang thơ, trở thành một nét phong cách tiêu biểu nhất của thơ ông.

Nhà thơ Chế Lan Viên
Chế Lan Viên

Tố Hữu

Nguyễn Kim Thành, thường được biết đến với bút danh Tố Hữu (4 tháng 10 năm 1920 – 9 tháng 12 năm 2002), là một cố nhà thơ kiêm chính trị gia người Việt Nam. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng (Nay là Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ) nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tố Hữu là nhà thơ lớn của Việt Nam, là nhà thơ tiêu biểu của thế kỉ 20. Trong lịch sử văn học cách mạng nước nhà, thật hiếm thấy nhà thơ nào lại có những tác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng của mỗi giai đoạn lịch sử và đã đi vào lòng người như thơ Tố Hữu trong thế kỷ 20.

Tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, sâu nặng đã hóa thân vào những vần thơ trữ tình chính trị đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật thơ ca cách mạng. Đọc thơ Tố Hữu, ta cảm nhận được hết tình cảm của tác giả với quê hương, đất nước và từ đó nung đúc lòng yêu quê hương, yêu hòa bình của mỗi người. Các tác phẩm tiêu biểu như: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng…

Nhà thơ Tố Hữu
Tố Hữu

Thao Nguyen 2019-03-04 22:12:52

Hay rất bổ ích

Đây là sự đánh giá riêng, không tự coi là chính xác tuyệt đối và còn nhiều bàn cãi để đi đến thống nhất… Nhưng phải công nhận là các tác giả này đã đóng góp rất lớn cho nền văn học nước nhà thế kỉ 20.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *