M.Gorki từng nói: Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên, yếu tố thứ nhất. Đúng vậy, một tác phẩm văn chương có thể từ trong lòng nhà văn mà đến được với độc giả đều là … xem thêm…qua trang giấy với những con chữ biết nói. Ở đó, nhà văn dùng từ ngữ để làm chất liệu phản ánh. Vậy nên lời văn trong một bài văn cực kì quan trọng. Nhưng trong một văn bản thì được cấu thành nhờ những đoạn văn nhỏ, từng bộ phận phải thật hoàn chỉnh, trọn vẹn và thuyết phục. Vậy thì với ý nghĩa đó, lời văn và đoạn văn tự sự rất quan trọng trong văn tự sự. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Lời văn, đoạn văn tự sự” hay nhất mà Blogthoca.edu.vn tổng hợp trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về điều này đồng thời chuẩn bị tốt nội dung tiết học.
Bài soạn “Lời văn, đoạn văn tự sự” số 1
I. Lời văn, đoạn văn tự sự
1. Lời văn giới thiệu nhân vật
– Các câu văn trên giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ của nhân vật trong truyện
+ Hùng Vương: có con gái là Mỵ Nương (tên, mối quan hệ)
+ Mỵ Nương: con vua, đẹp người, đẹp nết, được vua yêu ( tên, lai lịch, tính nết)
+ Sơn Tinh: ở Tản Viên, có tài, mọi người gọi Sơn Tinh ( Tên, lai lịch, tài năng)
+ Thủy Tinh: miền biển, tài năng ( tên, nơi ở, tài năng)
→ Giới thiệu rõ ràng, cụ thể
– Các câu văn trên thường dùng từ “có”, “là” và cụm từ “ người ta thường gọi”
2. Lời văn kể sự việc
– Đoạn văn trên sử dụng những động từ và cụm động từ để kể hành động nhân vật: đến, nổi giận, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh…
– Hành động của nhân vật tăng dần mức độ, kịch tính, hành động sau là kết quả của hành động trước, cho tới cao trào
– Kết quả: nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn đồi… biển nước.
– Lời kể trùng điệp tạo cảm giác tăng dần mức độ của hành động, dồn dập cảm xúc, gây ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động trả thù, theo đúng mạch truyện
3. Đoạn văn
– Đoạn 1 câu chủ đề (1): Giới thiệu về hai nhân vật là vua Hùng và Mị Nương
+ Đoạn 2 câu chủ đề (1): Giới thiệu sự cầu hôn của hai nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh
+ Đoạn 3 câu chủ đề (1): Nêu nguyên do cuộc chiến giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh
→ câu chủ đề là câu có một ý chính trọn vẹn giới thiệu nội dung của toàn đoạn văn
– Người kể đã dẫn dắt bằng cách kể các ý chính sau đó đến các ý phụ. Ý phụ làm sáng tỏ ý chính.
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 60 sgk ngữ văn 6 tập 1)
a, Đoạn văn kể về việc Sọ Dừa chăn bò giỏi. Điều này được giải thích:
+ Dù là người có thân hình dị dạng, Sọ Dừa vẫn làm được công việc của mình
+ Hoàn thành công việc: lúc nào đàn bò cũng no căng bụng
+ Ngay cả phú ông cũng phải thán phục
→ câu chủ đề: Cậu chăn bò rất giỏi.
b, Đoạn văn kể về việc đối xử nhẫn tâm của hai cô chị, và sự đối xử có tình người của người em Út đối với Sọ Dừa
– câu chủ đề: câu (1) giữ vai trò là câu chủ đề định hướng nội dung cho những câu sau
c, Đoạn văn thể hiện tính tình trẻ con của cô gái. câu chủ đề là câu “ Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm”
Bài 2 (trang 60 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Câu b đúng vì sự việc diễn ra phù hợp với diễn biến tự nhiên của hành động: đóng yên ngựa sau đó nhảy lên lưng ngựa và lao vào bóng chiều.
Câu a sai vì đã cưỡi ngựa rồi, nghĩa là nhảy lên lưng ngựa, thì không thể đóng chắc yên ngựa. Câu này không đúng với thực tế.
Bài 3 (trang 60 sgk ngữ văn 6 tập 1)
– Giới thiệu Thánh Gióng
Vào đời vua Hùng thứ sáu có chàng trai dẹp giặc Ân cứu nước được vua phong là Phù Đổng Thiên Vương
– Giới thiệu Lạc Long Quân
Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ ở miền đất Lạc Việt, mình rồng, có phép lạ, sống dưới nước.
– Giới thiệu Âu Cơ
Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần.
– Giới thiệu Tuệ Tĩnh
Tuệ Tĩnh là thầy thuốc giỏi có tấm lòng lương thiện.
Bài 4 (trang 60 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Khi nhà vua cho sứ giả mang áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt tới, Gióng vươn mình trở thành một tráng sĩ lao ra trận. Gióng nhằm thẳng quân thù mà đánh, bỗng roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh tiếp tới khi giặc Ân tan tác mới thôi.
Bài soạn “Lời văn, đoạn văn tự sự” số 2
Phần I: LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
Trả lời câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
(2) Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ […]. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người miền biển, tài năng cũng không kém […]. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. […], cả hai đều xừng đáng làm rể vua Hùng.
(Sơn Tinh, Thủy Tinh)
Các câu văn đã giới thiệu nhân vật như thế nào? Câu văn giới thiệu trong đoạn thường dùng những từ, cụm từ gì?
Lời giải chi tiết:
– Các câu văn đã giới thiệu tên, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng của nhân vật:
+ Hùng Vương có một người con gái tên là Mị Nương.
+ Mị Nương đẹp và hiền dịu.
+ Sơn Tinh: ở núi Tản Viên.
+ Thủy Tinh: ở miền biển.
– Câu văn giới thiệu trên đây thường dùng từ “là, có” và cụm từ “người ta gọi chàng là”.
Trả lời câu 2 (trang 59 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(3) Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần Hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
(Sơn Tinh, Thủy Tinh)
Đoạn văn đã dùng những từ gì để kể những hành động của nhân vật? Gạch dưới những từ chỉ hành động đó. Các hành động được kể theo thứ tự nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì? Lời kể trùng điệp (nước ngập…, nước ngập…, nước dâng…) gây được ấn tượng gì cho người dọc?
Lời giải chi tiết:
– Đoạn văn đã dùng những từ để chỉ hành động của nhân vật:
+ Thuỷ Tinh: Đến muộn, không lấy được Mị Nương, đem quân đuổi theo Sơn Tinh.
+ Hô mưa, gọi gió, làm giông bão, dáng nước đánh, nước ngập, nước dâng…
– Các hành động được kể theo thứ tự trước sau, nguyên nhân – kết quả, thời gian.
– Lời kể trùng điệp có tác dụng thể hiện rõ cuộc tấn công của Thần nước thật nhanh chóng và khủng khiếp, gây ấn tượng dữ dội cho người đọc.
Trả lời câu 3 (trang 59 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Đọc lại các đoạn văn (1), (2), (3) trong SGK và trả lời các câu hỏi:
a) Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào, gạch dưới câu biểu đạt ý chính ấy. Tại sao người ta gọi đó là câu chủ đề?
b) Để dẫn đến ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách các ý phụ như thế nào? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính.
Lời giải chi tiết:
a) Mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính:
– Đoạn 1: Vua Hùng kén rể: “Vua cha yêu thương … một người chồng thật xứng đáng”.
– Đoạn 2: Hai thần đến cầu hôn : “[…] cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng”
– Đoạn 3: Thủy Tinh đánh Sơn Tinh : “Thủy Tinh đến sau … cướp Mị Nương”.
=> Người ta gọi đó là câu chủ đề bởi vì câu đó diễn tả được ý chính của cả đoạn văn.
b)
– Để dẫn đến ý chính, người kể đã đưa ra một số ý phụ hoặc giải thích, chứng minh cho ý chính nổi bật lên.
– Mối quan hệ giữa các câu rất chặt chẽ. Câu sau tiếp câu trước hoặc làm rõ ý câu trước, hoặc nối tiếp hành động, nêu kết quả của hành động.
Phần II: LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
a) Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.
b) Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.
(Sọ Dừa)
c) Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay!
(Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)
Mỗi đoạn văn trên kể về điều gì? Hãy gạch dưới câu chủ đề quan trọng nhất của mỗi đoạn văn. Các câu văn triển khai chủ đề ấy theo thứ tự nào?
Lời giải chi tiết:
a) Sọ Dừa làm thuê cho nhà phú ông.
– Câu chủ đề: “Cậu chăn bò rất giỏi”.
– Mạch lạc của đoạn văn:
+ Câu 1: Hành động bắt đầu.
+ Câu 2: Nhận xét chung về hành động.
+ Câu 3, 4: Hành động cụ thể.
+ Câu 5: Kết quả của hành động.
b) Thái độ của các con gái phú ông đối với Sọ Dừa:
– Câu chủ đề: “Hai cô chị ác nghiệt … rất tử tế”
– Giữa hai câu là hành động nối tiếp và ngày càng cụ thể.
c) Tính nết cô Dần:
– Câu chủ đề: “Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm”.
– Mạch lạc của đoạn:
+ Câu 1, 2 quan hệ nối tiếp.
+ Câu 3, 4 thể hiện sự đối xứng, ngang bằng.
+ Câu 4, 5 đối xứng.
⟹ Các câu giải thích, làm sáng rõ cho câu chủ đề.
Trả lời câu 2 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc yên ngựa.
b) Người gác rừng đóng chắc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.
Lời giải chi tiết:
– Câu (a) sai vì không không thể cưỡi ngựa rồi mới nhảy lên lưng ngựa được => điều vô lí.
– Câu (b) đúng vì rất mạch lạc.
Trả lời câu 3 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Hãy viết câu giới các thiệu nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.
Lời giải chi tiết:
– Thánh Gióng là vị anh hùng chiến thắng giặc ngoại xâm đầu tiên của dân tộc ta.
– Lạc Long Quân, chồng bà Âu Cơ, từng diệt Ngư Tinh, Hồ Tinh giúp dân an cư lạc nghiệp.
– Âu Cơ là vợ của Lạc Long Quân – một người con gái xinh đẹp tuyệt trần.
– Thời Trần có danh y nổi tiếng Tuệ Tĩnh luôn hết lòng vì người bệnh.
Trả lời câu 4 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, đã nhổ tre ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.
Lời giải chi tiết:
Khi nghe tin sứ giả báo đất nước lâm nguy, cần người tài giỏi ra giúp nước, Thánh Gióng đã vùng dậy, vươn vai một cái bỗng trở thánh một tráng sĩ oai phong lẫm liệt,mình cao hơn trượng. Tráng sĩ mặc áo giáp , cầm roi rồi vỗ mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng. Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa thét ra lửa, Gióng thúc ngựa phi nhanh đi đánh giặc. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đàng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào, rung chuyển cả trời đất. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc bấy giờ đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Khi gươm bị gãy, Gióng vẫn rất nhanh trí và không hề bối rối nhổ một bụi tre bên đường xông tới quật tới tấp vào đám quân giặc. Gióng giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác, giặc chết như rạ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn. Chỉ sau một trận đánh, Gióng đã chiến thắng toàn bộ giặc Ân, giết chết tướng giặc, trừ xong nạn nước. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp, nón rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.
Bài soạn “Lời văn, đoạn văn tự sự” số 3
I. Lời văn trong đoạn văn tự sự
Câu 1 – Trang 58 SGK
Lời văn giới thiệu nhân vật
Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
(2) Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ […]. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người miền biển, tài năng cũng không kém […]. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. […], cả hai đều xừng đáng làm rể vua Hùng.
(Sơn Tinh, Thủy Tinh)
Các câu văn đã giới thiệu nhân vật như thế nào? Câu văn giới thiệu trong đoạn thường dùng những từ, cụm từ gì?
Trả lời
– Lời văn trong hai đoạn trên đảm nhiệm chức năng giới thiệu về nhân vật.
– Các nhân vật đã được giới thiệu cụ thể:
(1) Hùng Vương có con gái yêu là Mỵ Nương.
(1) Mỵ Nương: con vua, đẹp người đẹp nết, được vua yêu.
(2) Sơn Tinh: ở Tản Viên, được mọi người gọi Sơn Tinh.
(3) Thủy Tinh: ở biển, được mọi người gọi là Thủy Tinh.
Trong cả hai đoạn văn, lời giới thiệu đều có hàm ý ca ngợi.
– Các đặc điểm của nhân vật được giới thiệu phù hợp với chủ đề của truyện, dự báo những diễn biến tiếp theo của câu chuyện: vẻ đẹp của Mị Nương, nguyện vọng kén rể của Vua Hùng, tài năng của Sơn Tinh và Thuỷ Tinh,…
– Câu văn với chữ “có”, “là”, “người ta gọi chàng là” là hình thức câu văn hay gặp trong lời kể giới thiệu nhân vật.
Câu 2 – Trang 59 SGK
Lời văn kể tự sự
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(3) Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần Hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dân nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
(Sơn Tinh, Thủy Tinh)
Đoạn văn đã dùng những từ gì để kể những hành động của nhân vật? Gạch dưới những từ chỉ hành động đó. Các hành động được kể theo thứ tự nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì? Lời kể trùng điệp (nước ngập…, nước ngập…, nước dâng…) gây được ấn tượng gì cho người dọc?
Trả lời
– Đoạn văn dùng nhiều động từ để kể hành động của nhân vật Thuỷ Tinh: đến, nổi giận, đuổi theo, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh,…
– Hành động của nhân vật trong lời kể mỗi lúc một căng thẳng, kịch tính được đẩy dần lên, hành động sau là kết quả của hành động trước, cứ thế cho đến cao trào: đến sau → nổi giận → đuổi theo → hô mưa, gọi gió → dâng nước → đánh … nước ngập…
– Kết quả của hành được diễn tả trong câu văn cuối đoạn: Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
– Hình thức lời văn diễn đạt được độ căng của hành động: các động từ với sắc thái mạnh, dồn dập (đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp, hô mưa gọi gió, rung chuyển cả đất trời,…); đặc biệt là hình thức trùng điệp được sử dụng đã gây được ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động trả thù của Thuỷ Tinh, về mạch phát triển lên cao trào của câu chuyện (nước ngập…, nước ngập…, nước dâng…).
Câu 3 – Trang 59 SGK
Đoạn văn
Đọc lại các đoạn văn (1), (2), (3) và trả lời các câu hỏi:
(1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
(2) Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ […]. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người miền biển, tài năng cũng không kém […]. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. […], cả hai đều xừng đáng làm rể vua Hùng.
(3) Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần Hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dân nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
a) Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào, gạch dưới câu biểu đạt ý chính ấy. Tại sao người ta gọi đó là câu chủ đề?
b) Để dẫn đến ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách các ý phụ như thế nào? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính.
Em hãy kể (hoặc viết) đoạn văn nêu ý chính: Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, phun lửa giết chết hết giặc Ân. Hoặc viết đoạn văn nêu ý chính: Tuệ Tĩnh thấy ai có bệnh nặng thì lo chữa trước cho người đó, không kể người đó có địa vị như thế nào, giàu hay nghèo.
Trả lời
Đoạn 1 : Vua Hùng kén rể (ý chính : câu 2 là câu chủ đề ).
Đoạn 2 : Cả hai đều xứng đáng làm rể Vua Hùng (ý chính : câu cuối là câu chủ đề ) .
Đoạn 3 : Thuỷ Tinh nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh (ý chính : câu 1 là câu chủ đề ).
=> Người ta gọi đó là câu chủ đề vì nó thể hiện nội dung chủ yếu của đoạn văn.
Để dẫn đến ý chính đấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách:
Đoạn 1 : Các ý phụ được trình bày trước, nêu nguyên nhân.
Đoạn 2 : Có 2 người tài giỏi như nhau đến cầu hôn nên phải giới thiệu từng người.
Đoạn 3 : Kể thứ tự trước sau của trận đánh, từ nguyên nhân -> kết quả.
=>Ý phụ giải thích làm rõ cho ý chính. Mối quan hệ giữa các câu rất chặt chẽ, câu sau làm rõ cho câu trước.
Viết một đoạn văn nêu ý chính:
Tuệ Tĩnh là người thầy thuốc luôn hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh, không kể người bệnh đó có địa vị như thế nào, giàu hay nghèo. Một hôm, ông chuẩn bị theo con nhà quý tộc vào tư dinh để xem bệnh cho nhà quý tộc thì bất ngờ có hai vợ chồng người nông dân khiêng đứa con bị gãy đùi đến xin ông chạy chữa. Ông liền xem mạch cho cậu bé rồi bảo con nhà quý tộc là ông phải chữa gấp cho chú bé, để chậm tất có hại. Nói rồi, ông bắt tay ngay vào việc chữa trị cho chú bé.
II. Luyện tập
Câu 1 – Trang 60 SGK
Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
a) Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.
b) Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.
(Sọ Dừa)
c) Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay!
(Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)
Mỗi đoạn văn trên kể về điều gì? Hãy gạch dưới câu chủ đề quan trọng nhất của mỗi đoạn văn. Các câu văn triển khai chủ đề ấy theo thứ tự nào?
Trả lời
a.
– Ý chính: Sọ Dừa chăn bò rất giỏi.
– Câu chủ đề: Cậu chăn bò rất giỏi.
– Các câu văn triển khai theo thứ tự: trước – sau.
b.
– Ý chính: Hai cô chị ác hay hắt hủi Sọ Dừa, cô út hiền lành, đối xử với Sọ Dừa rất tử tế.
– Câu chủ đề: Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.
– Thứ tự : Câu trước nêu ý phụ dẫn dắt đến ý chính ở câu sau.
c.
– Ý chính: Tính cô còn trẻ con lắm.
– Câu chủ đề: Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm.
– Thứ tự: Câu trước nói chung, câu sau cụ thể hoá ý câu trước.
Câu 2 – Trang 60 SGK
Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lẽn lưng ngựa, đóng chắc yên ngựa.
b) Người gác rừng đóng chắc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.
Trả lời
Câu a): các hành động thực hiện theo thứ tự không logic, không hợp lí => sai
Câu b): thứ tự hợp lí ⇒ đúng
Giải thích:
– Trong lời kể, các sự việc được kể phải diễn ra theo đúng lôgic của diễn biến sự việc trong thực tế. Sự việc nào xảy ra trước phải được kể đến trước, xảy ra sau phải được kể đến sau, không được đảo lộn.
– Câu (a) sai vì không phản ánh đúng diễn biến trên thực tế của sự việc
Phải đóng yên ngựa trước.
Nhảy lên lưng ngựa sau.
Cuối cùng rồi mới “lao vào bóng chiều“.
Câu 3 – Trang 60 SGK
Hãy viết câu giới thiệu các nhân vật Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.
Trả lời
– Lạc Long Quân: Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi rồng, tên là Lạc Long Quân, là con trai của thần Long Nữ. Vì nòi rồng nên thần thường sống dưới nước. Thần có sức khỏe rất phi thường và lắm phép lạ. Thần không chỉ giúp dân trừ yêu quái mà còn dạy dân cách chăn nuôi trồng trọt.
– Âu Cơ: Ở vùng núi phía Bắc có một nàng tên là Âu Cơ, xinh đẹp tuyệt trần, nàng dòng họ Thần Nông.
– Thánh Gióng: “Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai ông bà sinh được một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Nhưng đứa bé cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười.
– Tuệ Tĩnh: Tuệ Tĩnh Thiền Sư quê ở Cẩm Giàng, Hải Dương, từ nhỏ mồ côi, được nuôi dạy ở chùa, sau tu ở chùa Hộ Xá, Nam Định. Ông là một danh y lỗi lạc đời Trần.
Câu 4 – Trang 60 SGK
Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gẫy, đã nhổ tre đằng ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.
Trả lời
Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận:
Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa. Ngựa hí vang, phi như bay xông thẳng đến nơi có giặc Ân. Gióng cầm roi sắt vung lên vút vút, roi sắt vung đến đầu quân giặc chồng xếp đến đấy. Ngựa sắt phun lửa đốt cháy quân thù. Thật là một trận đánh hào hùng.
Thánh Gióng khi roi sắt gẫy:
Thế trận đang bừng bừng, bỗng roi sắt của Gióng bị gẫy, phía trước quân giặc vẫn cứ ào ạt xông lên. Gióng bèn nhổ những bụi tre làm vũ khí thay roi sắt tấn công vào bọn giặc. Những đứa sống sót hốt hoảng bỏ chạy. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến tận chân núi Sóc Sơn.
Bài soạn “Lời văn, đoạn văn tự sự” số 4
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Lời văn giới thiệu nhân vật
Đọc hai đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:(1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.(2) Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ […]. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém […]. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh. […], cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Câu hỏi và gợi ý trả lời:
Các câu văn trong hai đoạn trên kể về điều gì?
Các câu văn nhằm giới thiệu về các nhân vật trong truyện
Đoạn 1: giới thiệu về vua Hùng và Mị Nương
Đoạn 2: giới thiệu về Sơn Tinh, Thủy Tinh
Các từ ngữ miêu tả về đặc điểm các nhân vật trong truyện đều phù hợp với nhan đề, diễn biến câu truyện.
Câu văn giới thiệu thường dùng những từ, cụm từ gì?
Câu văn với chữ “có”, “là”, “người ta gọi chàng là” là hình thức câu văn hay gặp trong lời kể giới thiệu nhân vật.
2. Lời văn kể sự việc
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:(3) Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biến nước.
Đoạn văn trên đã dùng loại từ nào để kể hành động của nhân vật? Cụ thể là những từ nào?
Đoạn văn dùng nhiều động từ để kể hành động của nhân vật Thuỷ Tinh: đến, nổi giận, đuổi theo, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh,…
Diễn biến hành động được kể như thế nào?
Các hoạt động này được kể theo một tứ tự hợp lý. Sự việc này sẽ dẫn tới sự việc khác khiến cho sự vật đổi thay.
Diễn biến hành động của nhân vật trong lời kể mỗi lúc một căng thẳng, kịch tính được đẩy dần lên, hành động sau là kết quả của hành động trước, cứ thế cho đến cao trào: đến sau → nổi giận → đuổi theo → hô mưa, gọi gió → dâng nước → đánh … nước ngập…
Kết quả của hành động là gì?
Câu cuối đã nói đến kết quả của hành động: Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
Nhận xét về hình thức lời văn.
Hình thức lời văn diễn đạt được độ diễn tiến của hành động: các động từ với sắc thái mạnh mẽ, dồn dập (đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp, hô mưa gọi gió, rung chuyển cả đất trời,…); nhiều từ ngữ được lặp lại được sử dụng đã gây được ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của Lời kể trùng điệp cho thấy cảnh tượng lũ lụt đang dân cao dần đến nhấn chìm tất cả chỉ còn lại biển nước. Nó gây ấn tượng kinh sợ cho người đọc.
3. Đoạn văn tự sự
Đọc lại các đoạn văn 1,2,3 ở mục 1 và mục 2 và trả lời các câu hỏi:
Hãy cho biết mỗi biểu đạt ý chính nào. Gạch chân câu biểu đạt ý chính ấy (câu chủ đề) và các câu phụ làm rõ chủ đề
Để làm rõ ý chính – chủ đề của đoạn, người kể đã kể các ý phụ như thế nào?
Các câu phụ có vai trò chứng minh, giải thích, làm rõ ý chính trong câu chủ đề.
4. Ghi nhớ
Văn tự sự chủ yếu là văn kể người và sự việc. Khi kể người thì phải kể tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng… của nhân vật. Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy mang lại.
Câu chủ đề là câu mang nội dung chính, các câu còn lại bổ sung ý nghĩa cho câu chủ đề.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1 (Trang 60 SGK) Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:a. Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.b. Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn có cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.
(Sọ Dừa)
c. Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo minh, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chí cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay.
(Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)
Câu hỏi: Mỗi đoạn vàn trên kể về điều gì? Hãy gạch dưới câu chủ đề có ý quan trọng nhất của mỗi đoạn văn. Các câu văn triển khai chủ đề ấy theo thứ tự nào?
Bài làm:
a. Nội dung: Sọ Dừa làm thuê trong nhà phú ông.
Câu chủ đề: Cậu chăn bò rất giỏi
b. Nội dung: Ba cô con gái nhà phú ông thay phiên đưa cơm cho Sọ Dừa.
Câu chủ đề: Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.
==> Câu a và b triển khai theo trình tự trước sau.
c. Nội dung: Tính trẻ con của ba cô gái.
Câu chủ đề: Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm.
==> Đoạn c – câu chủ đề nói ý chung. Các câu sau giải thích cụ thể hóa để người đọc cảm nhận được.
Câu 2 (Trang 60 SGK) Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng câu nào sai, vì sao?a. Người gác rừng cười ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc chiếc yên ngựa.b. Người gác rừng đóng chắc chiếc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.
Bài làm:
Trong hai câu văn trên, câu b đúng và câu a sai. Vì câu b triển khai theo trình tự hành động trước sau, mạch lạc và rõ ràng về nội dung, Câu a sắp xếp lộn xộn, không phản ánh đúng diễn biến sự việc trên thực tế.
Câu 3 (Trang 60 SGK) Hãy viết lời kể giới thiệu các nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.
Bài làm:
- Lạc Long Quân: Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi rồng, tên là Lạc Long Quân, là con trai của thần Long Nữ. Thần có sức mạnh phi thường, nhiều phép lạ. Thần dạy dân cách chăn nuôi trồng trọt và giúp dân trừ yêu quái.Âu Cơ: Âu cơ sống ở trên vùng núi phía Bắc, thuộc dòng họ Thần Nông, dung nhan xinh đẹp tuyệt trầnThánh Gióng: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng nọ có hai ông bà mãi không có con. Một hôm bà đi vào rừng, thấy một vết chân to nên lấy làm lạ đã ướm thử. Một thời gian sau, bà sinh được một cậu bé mặt mũi khôi ngô, bà đặt tên là Gióng. Nhưng đứa bé cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười.Tuệ Tĩnh: Tuệ Tĩnh Thiền Sư quê ở Cẩm Giàng, Hải Dương, từ nhỏ mồ côi, được nuôi dạy ở chùa, sau tu ở chùa Hộ Xá, Nam Định. Ông là một danh y lỗi lạc đời Trần.
Câu 4 (Trang 60 SGK) Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, nhổ tre đằng ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.
Bài làm:
Bài viết tham khảo
Khi nghe tin sứ giả báo đất nước lâm nguy, cần người tài giỏi ra giúp nước, Thánh Gióng đã vùng dậy, vươn vai một cái bỗng trở thánh một tráng sĩ oai phong lẫm liệt,mình cao hơn trượng. Tráng sĩ mặc áo giáp , cầm roi rồi vỗ mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng. Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa thét ra lửa, Gióng thúc ngựa phi nhanh đi đánh giặc. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đàng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào, rung chuyển cả trời đất. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc bấy giờ đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Khi gươm bị gãy, Gióng vẫn rất nhanh trí và không hề bối rối nhổ một bụi tre bên đường xông tới quật tới tấp vào đám quân giặc. Gióng giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác, giặc chết như rạ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn. Chỉ sau một trận đánh, Gióng đã chiến thắng toàn bộ giặc Ân, giết chết tướng giặc, trừ xong nạn nước. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp, nón rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.
Bài soạn “Lời văn, đoạn văn tự sự” số 5
Bài tập
1. Bài tập 1, trang 60, SGK.
2. Bài tập 2, trang 60, SGK.
3. Bài tập 3, trang 60, SGK.
4. Bài tập 4, trang 60, SGK.
5. Viết đoạn văn với các câu mở đoạn sau đây.:
– Phùng Hưng là một người rất khoẻ. Một hôm…
– Tuệ Tĩnh là một vị thầy thuốc rất thương người. Một lần…
6. Tập nói các đoạn văn giới thiệu các thành viên trong gia đình em, hoặc viết tiếp cho thành đoạn văn sau câu mở đầu.
7. Đoạn văn sau đây được kể theo thứ tự nào ?
Một hôm, cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây rình xem, thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ.
(Sọ Dừa)
Gợi ý làm bài
1. Chủ đề của mỗi đoạn văn là câu quan trọng thể hiện chủ đề đó.
a) Câu quan trọng là : Cậu chăn bò rất giỏi. Các câu sau cụ thể hoá cái ý “giỏi” như thế nào.
b) Câu quan trọng là : … cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế. Các câu trên là dẫn dắt để nói về tính hiền lành, hay thương người của cô em út.
c) Câu quan trọng là : Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Các câu sau minh hoạ cho ý chính đó.
2. Câu viết sai là câu kể không theo thứ tự lôgíc của các sự việc.
3. Viết câu giới thiệu nhân vật, sử dụng các từ có, là…
Ví dụ : Ngày xửa ngày xưa ở làng Phù Đổng có một em bé tuổi đã lên ba mà không biết đi, biết nói. Chỉ khi nghe sứ giả kêu gọi người tài ra đánh giặc cứu nước thì tự nhiên em vùng dậy và biết nói, xin đi đánh giặc. Đó là Thánh Gióng.
Em hãy viết tiếp các câu giới thiệu về nhân vật khác.
4. Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận giết giặc Ân, hãy bắt đầu từ khi sứ giả dắt ngựa sắt tới, Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ, …
Chú ý : Đây là đoạn văn chỉ kể một sự kiện, sự việc Thánh Gióng lên ngựa, xông trận để diệt giặc Ân, không kể các việc trước đó và sau đó.
5. Viết đoạn văn tiếp theo câu mở đoạn về Phùng Hưng, Tuệ Tĩnh.
Chú ý : Đoạn văn phải đủ tình tiết để làm sáng tỏ nội dung câu chủ đề.
6. Tập nói các đoạn văn hoặc viết tiếp câu mở đầu.
– Giới thiệu các thành viên trong gia đình em thì có thể giới thiệu chủng hoặc giới thiệu từng thành viên trong gia đình. Hãy nói tiếp những câu sau đây :
+ Anh tôi là một người vui tính…
+ Chị tôi là một người siêng năng, cần cù…
+ Ông tôi đã trên 70 tuổi, tóc đã bạc, nhưng đi lại, nói năng vẫn còn nhanh nhẹn…
+ Bố tôi là một bác sĩ. Ông có đôi mắt to, lông mày rậm và nét mặt hiền từ…
– Viết tiếp theo câu mở đầu :
+ Hằng ngày em rất bận…
+ Em rất thích đọc truyện…
Câu mở đoạn trên đây đồng thời là câu chủ đề. Những câu tiếp theo phải nêu các sự việc minh hoạ cho chủ đề ấy.
7. Hãy gạch dưới các động từ có trong đoạn văn, xem xét mối quan hệ giữa chúng rồi trả lời.
Bài soạn “Lời văn, đoạn văn tự sự” số 6
I. Lời văn, đoạn văn tự sự
– Các câu văn trong hai đoạn (1) và (2) đều giới thiệu nhân vật một cách trực tiếp. Câu văn giới thiệu thường dùng từ “có”, “là”:
+ Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương.
+ Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.
+ Người ta gọi chàng là Thủy Tinh.
– Đoạn văn (3) dùng những từ sau để kể những hành động của nhân vật: đến, đuổi theo, đòi cướp, hô mưa, gọi gió, dâng nước sông, đánh.
– Các hành động này tăng dần theo mức độ.
– Kết quả là: nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
– Lời kể trùng điệp như vậy tạo nên ấn tượng mạnh cho người đọc. Người đọc cảm thấy hồi hộp, chờ đợi xem không biết có chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.
– Mỗi đoạn văn đều diễn tả những ý nghĩa khác nhau:
+ Đoạn (1) kể lại chuyện vua Hùng kén rể. Điều này được thể hiện trong câu “muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.”
+ Đoạn (2) giới thiệu về Sơn Tinh và Thủy Tinh: “Người ta gọi chàng là Sơn Tinh…Người ta gọi chàng là Thủy Tinh.”
+ Đoạn (3) Thủy Tinh nổi giận, đòi cướp lại Mị Nương: “đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương.”
+ Người ta gọi đó là câu chủ đề vì thông qua những câu này người ta nắm được nội dung chính của toàn đoạn văn.
– Người kể đã dẫn từng bước các ý phụ như sau:
+ Đoạn (1): “Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương.”
+ Đoạn (2): “Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn.”
+ Đoạn (3): “Thần hô mưa gọi gió…biển nước.”
+ Các ý phụ này có dụng ý dẫn dắt vào ý chính đồng thời giải thích cho ý chính trở nên rõ nghĩa hơn.
– Viết đoạn văn nêu ý chính:
+ Đoạn văn về Thánh Gióng: Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt phun lửa giết chết hết giặc Ân. Ngựa sắt phun lửa, Thánh Gióng phi ngựa đến nơi có giặc, quân giặc chết như ngả rạ.
+ Đoạn văn về Tuệ Tĩnh: Tuệ Tĩnh là một thầy thuốc giàu y đức, hết lòng vì người bệnh, không kể giàu nghèo sang hèn. Một lần, ông chuẩn bị đi xem bệnh cho con một nhà quý tộc thì bất ngờ có hai vợ chồng người nông dân khiêng đứa con bị gãy đùi đến xin ông chạy chữa. Ông bèn hoãn lại việc đến nhà quý tộc để dành thời gian chữa bệnh luôn cho cậu bé nhà nghèo.
II. Luyện tập
Câu 1 (trang 60 sgk Văn 6 Tập 1):
a, Đoạn văn này nói về việc Sọ Dừa đến nhà phú ông để làm việc và cậu chăn bò rất giỏi.
– Câu chủ đề ” Cậu chăn bò rất giỏi.”
– Những câu sau nhằm giải thích, bổ sung rằng cậu chăn bò giỏi như thế nào (con nào con nấy đều no căng,..)
b, Đoạn văn nói về việc hai cô chị thì hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô Út hiền lành là đối xử tốt với chàng.
– Câu chủ đề: “Hai cô chị ác nghiệt…tử tế.”
– Câu trước trong đoạn văn giúp tác giả dân gian dẫn đến kết luận của câu chủ đề.
c, Đoạn văn nói về tính trẻ con của cô bán hàng.
– Câu chủ đề: “Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm.”
– Câu trước câu chủ đề có nhiệm vụ giới thiệu, những câu sau giải thích cho câu chủ đề.
Câu 2 (trang 60 sgk Văn 6 Tập 1):
– Câu a sai vì thứ tự các sự việc diễn ra không logic, mạch lạc.
– Câu b đúng vì các sự việc diễn ra rất logic, hợp lí.
Câu 3 (trang 60 sgk Văn 6 Tập 1):
– Câu giới thiệu các nhân vật:
+ Thánh Gióng là tráng sĩ dẹp giặc Ân ở đời Hùng Vương thứ sáu, chàng được phong là Phù Đổng Thiên Vương.
+ Lạc Long Quân là một vị thần nòi rồng sống ở vùng đất Lạc Việt.
+ Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần là một vị thần nhà nông.
+ Tuệ Tĩnh là một thầy thuốc vô cùng y đức, luôn dốc lòng vì các bệnh nhân mà không hề phân biệt giàu nghèo.
Câu 4 (trang 60 sgk Văn 6 Tập 1): Đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng đánh trận:
Gióng mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa. Chàng cầm roi sắt vung lên, ngựa hí vang xông thẳng vào chiến trận. Ngựa sắt phun lửa đốt cháy quân giặc, giết hết lớp này đến lớp khác. Thế trận đang thắng, bỗng nhiên roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ tre bên đường làm vũ khí đánh giặc. Thấy thế, quân giặc sợ hãi giẫm đạp lên nhau mà bỏ chạy.
Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về bài học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Blogthoca.edu.vn.vn.