Top 6 Bài soạn “Tìm hiểu chung về văn tự sự” lớp 6 hay nhất

Văn học luôn mang vẻ đẹp và giá trị trên nhiều phương diện như giáo dục, thẩm mĩ, nghệ thuật… bởi vậy mà mục đích học tốt bộ môn Ngữ văn cũng không phải là quá … xem thêm…xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên để học tốt bộ môn này chúng ta lại cần phải chuyên tâm để không bị sao nhãng, rối loạn trước nhiều kiểu văn bản. Trong đó văn tự sự là một trong những kiểu văn cơ bản mà ta không thể bỏ qua. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Tìm hiểu chung về văn tự sự” mà Toplsit đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để chuẩn bị tốt nội dung tiết học.

Bài soạn “Tìm hiểu chung về văn tự sự” số 1

I. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự

Câu 1 (trang 27 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:

– Kể nội dung truyện cổ tích

– Lý do An thôi học,

– Thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…

– Một câu chuyện hay

b, Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:

+ Học tập chăm chỉ, đạt thành tích tốt

+ Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày

– Vì: những điều này chứng tỏ Lan là người bạn tốt

– Nếu kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì câu chuyện đó không có ý nghĩa, vì không đáp ứng được mục đích của người hỏi.

Câu 2 (trang 27 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Truyện Thánh Gióng là một văn bản tự sự, vì:

– Truyện kể về cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Gióng

– Thời gian: thời Hùng Vương thứ sáu

– Diễn biến: cậu bé Gióng 3 tuổi biết nói, lớn nhanh,cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi đánh giặc → Gióng nhổ tre đánh giặc → giặc tan, Gióng bay về trời.

– Ý nghĩa: tinh thần yêu nước, quả cảm chống giặc của Gióng

– Sở dĩ nói truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng:

+ Câu chuyện kể về sự ra đời, trưởng thành, chiến công chống giặc của vị anh hùng đầu tiên ở nước ta.

– Có thể sắp xếp thứ tự sự việc:

+ Gióng ra đời

+ Gióng biết nói và nhận lời sứ giả

+ Gióng lớn bổng, cưỡi ngựa đi đánh giặc

+ Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa về trời

+ Vua lập đền thờ Gióng

II. Luyện tập

Bài 1 (trang 28 sgk ngữ văn 6 tập 1)

– Câu chuyện Ông già và Thần Chết, trình bày theo phương thức tự sự:

+ Nhân vật: Ông già, Thần Chết

+ Sự kiện: Ông già vác củi nặng nhọc than thở, Thần Chết xuất hiện thì ông già nhanh trí nói sang vấn đề khác

– Ý nghĩa: Ca ngợi sự dũng cảm, nhanh trí của con người

Bài 2 (trang 28 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Bài thơ Sa bẫy được diễn đạt theo phương thức tự sự, vì có nhân vật, nội dung truyện.

– Kể lại: Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy chuột nhắt bằng cá rán thơm. Cả hai cùng háo hức chờ đợi và nghĩ đến cảnh lũ chuột sa bẫy, nhưng kết cục chuột chưa kịp tới thì mèo đã sa bẫy.

Bài 3 (trang 27 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Hai văn bản Huế: Khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba và Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược là văn bản tự sự vì:

+ Đều có nhân vật, sự kiện, nội dung câu chuyện trình bày theo chuỗi sự việc.

– Tự sự đóng vai trò kể lại sự việc một cách mạch lạc, hấp dẫn

Bài 4 (Trang 28 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Người Việt tự xưng là Con Rồng cháu Tiên vì:

– Lạc Long Quân nòi rồng kết hôn với Âu Cơ dòng dõi tiên sinh ra bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Những người con của Âu Cơ và Lạc Long Quân trở thành các vị vua Hùng trị vì đất nước.

Bài 5 (trang 28 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Để thuyết phục các bạn trong lớp cần:

– Làm lớp trưởng, bạn Minh chăm học, học giỏi thường giúp đỡ bạn bè

– Kể vắn tắt một vài thành tích học tập thì sẽ càng có ý nghĩa thuyết phục các bạn trong lớp.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Tìm hiểu chung về văn tự sự” số 2

Phần I: Ý NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ

Trả lời câu 1 (trang 27 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:

– Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!

– Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.

– Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?

– Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.

a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gì và người kể phải làm gì?

b) Trong những trường hợp trên, câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ, nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao? Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa không? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

a) Gặp những trường hợp như trên, người nghe muốn tìm hiểu sự việc, con người, câu chuyện của người kể, còn người kể phải thông báo, cho biết, giải thích giúp người nghe hiểu.

b) Muốn biết Lan là một người bạn tốt người kể cần phải kể ra những việc làm, hành động, tư tưởng, tình cảm cụ thể của Lan đối với bạn bè. Chẳng hạn:

+ Giúp đỡ bạn trong học tập.

+ Giúp bạn trong hoàn cảnh khó khăn, sẵn sàng chia sẻ khó khăn với bạn.

+ Luôn quan tâm, an ủi, động viên bạn bè vượt lên hòan cảnh để học tập, rèn luyện tốt.

– Phải kể những biểu hiện cụ thể như vậy thì người nghe với hiểu một cách tường tận, và có sự đánh giá đúng đắn về đốì tượng.

– Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không kiên quan tới việc thôi học của An thì không thể coi là câu chuyện có ý nghĩa. Vì nó không thỏa mãn nhu cầu cần biết của người nghe.


Trả lời câu 2 (trang 28 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Truyện Thánh Gióng mà em đã học là một văn bản tự sự. Văn bản này cho ta biết những điều gì? Vì sao có thể nói truyện Thánh Gióng là truyện ngợi ca công đức của vị anh hùng làng Gióng?

Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện. Truyện bắt đầu từ đâu, diễn biến như thế nào, kết thúc ra sao? Từ thứ tự các sự việc đó, em hãy suy ra đặc điểm của (phương thức) tự sự.

Lời giải chi tiết:

– Truyện Thánh Gióng cho ta biết Thánh Gióng là một vị anh hùng dân tộc đã đứng lên giết giặc ngoại xâm đem lại hạnh phúc cho nhân dân

– Các sự việc trong truyện được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.

2. Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.

3. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.

4. Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc.

5. Thánh Gióng đánh tan giặc

6. Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời.

7. Vua lập đền thờ phong danh hiệu.

8. Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.

– Trong các sự việc trên thì:

+ Sự việc 1 là sự việc mở đầu.

+ Các sự việc từ 2 đến 7 là sự việc diễn biến.

+ Sự việc 8 là sự việc kết thúc.

– Từ thứ tự các sự việc trên ta có thể suy ra đặc điểm của phương thức tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.


Phần II: LUYỆN TẬP

Trả lời câu 1 (trang 28 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi: Trong truyện này, phương thức tự sự thể hiện như thế nào? Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì?

Ông già và thần chết

Một lần ông già đẵn xong củi và mang về. Phải mang đi xa ông già kiệt sức, đặt bó củi xuống rồi nói:

– Chà, giá Thần Chết đến mang ta đi thì có phải hơn không!

Thần Chết đến và bảo:

– Ta đây, lão cần gì nào?

Ông già sợ hãi bảo:

– Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi lên cho lão.

(Lép Tôn-xtôi, Kiến và chim bồ câu)

Lời giải chi tiết:

* Phương thức tự sự của truyện được thể hiện ở chỗ: Truyện được kể theo trình tự thời gian, sự việc nối tiếp nhau, kết thúc bất ngờ, ngôi kể thứ ba. Nội dung của truyện kể diễn biến tư tưởng của một ông già.

* Ý nghĩa của câu chuyện:

– Ca ngợi trí thông minh của ông lão.

– Thể hiện tư tưởng yêu cuộc sống, dù kiệt sức thì sống cũng hơn chết.


Trả lời câu 2 (trang 29 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Bài thơ sau đây có phải tự sự không, vì sao? Hãy kể lại câu chuyện bằng miệng.

Sa bẫy

Bé Mây rủ mèo con

Đánh bẫy bầy chuột nhắt

Mồi thơm: cá nướng ngon

Lửng lơ trong cạm sắt.

Lũ chuột tham hoá ngốc

Chẳng nhịn thèm được đâu!

Bé Mây cười tít mắt

Mèo gật gù, rung râu.

Đêm ấy Mây nằm ngủ

Mơ đầy lồng chuột sa

Cùng mèo con đem xử

Chúng khóc ròng, xin tha !

Sáng mai vùng xuống bếp:

Bẫy sập tự bao giờ

Chuột không, cá cũng hết

Giữa lồng mèo nằm… mơ !

(Nguyễn Hoàng Sơn, Dắt mùa thu qua phố )

Lời giải chi tiết:

* Bài thơ Sa bẫy chính là một bài thơ tự sự. Tuy diễn đạt bằng thơ năm tiếng nhưng bài thơ đã kể lại một câu chuyện có đầu có đuôi, có nhân vật, chi tiết, diễn biến sự việc nhằm mục đích chế giễu tính tham ăn của mèo đã khiến mèo tự mình sa bẫy của chính mình.

* Kể lại câu chuyện:

Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy lũ chuột nhắt bằng cá nướng thơm lừng treo lơ lửng trong cái cạm sắt. Cả bé, cả mèo đều nghĩ bọn chuột sẽ vì tham ăn mà mắc bẫy ngay. Đêm ngủ, Mây nằm mơ thấy cảnh chuột bị sập bẫy đầy lồng. Chúng chí cha chí chóe khóc lóc, cầu xin tha mạng.

Sáng hôm sau, ai ngờ khi xuống bếp xem, bé Mây chẳng thấy chuột, cũng chẳng còn cá nướng, chỉ có ở giữa lồng, mèo ta đang cuộn tròn ngáy khò khò… Chắc mèo đang mơ!…


Trả lời câu 3 (trang 29 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Hai văn bản: Huế: Khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba và Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược trong SGK có nội dung tự sự không? Vì sao? Tự sự ở đây có vai trò gì?

Lời giải chi tiết:

– Cả hai văn bản đều có nội dung tự sự với nghĩa kể chuyện, kể việc.

– Tự sự ở đây có vai trò giới thiệu, tường thuật, kể chuyện thời sự hay lịch sử.


Trả lời câu 4 (trang 30 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Hãy kể câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là con Rồng, cháu Tiên.

Lời giải chi tiết:

Tổ tiên người Việt xưa là Lạc Long Quân và Âu Cơ. Lạc Long Quân nòi Rồng hay chơi ở vùng sông hồ ở Lạc Việt (Bắc Bộ Việt Nam). Bà Ầu Cơ là giống tiên phương Bắc xuống chơi vùng Lạc Việt, thấy cảnh đẹp quên về. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau rồi đem lòng yêu nhau, họ trở thành vợ chồng. ít lâu sau Âu Cơ đẻ ra một bọc trứng nở ra một trăm người con. Người con trưởng được chọn làm vua, gọi là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đời đời cha truyền con nối. Biết ơn và tự hào về dòng giống của mình, người Việt tự xưng là con Rồng, cháu Tiên.


Trả lời câu 5 (trang 30 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Trong cuộc họp lớp đầu năm Giang, đề nghị bầu Minh làm lớp trưởng, vì bạn Minh đã chăm học, học giỏi, lại thường giúp đỡ bạn bè. Theo em, Giang có nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh để thuyết phục các bạn cùng lớp hay không?

Lời giải chi tiết:

Bạn Giang nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh để các bạn trong lớp hiểu Minh là người chăm học, học giỏi lại thường hay giúp đỡ bạn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Tìm hiểu chung về văn tự sự” số 3

I – Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự

Câu 1: Trong đời sống hằng ngày ta thường nghe những yêu cầu và câu hỏi như sau :

– Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháy nghe đi 1

– Cậu kể cho mình nghe, Lan là người như thế nào.

– Bạn An gặp chuyện gì mà lai thôi học nhỉ ?

– Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.

a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muốn biết được câu trả lời, thông tin bổ ích mà mình đã hỏi và người kể sẽ phải kể, truyền đạt cho người nghe biết được và hiểu được nội dung mình đang kể.

b) – Trong những trường hợp trên, câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ : Nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc mà Lan đã làm để giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và những sinh hoạt thường ngày; vì những việc đó sẽ có ý nghĩa chứng tỏ Lan là người bạn tốt.

– Tương tự như vậy, nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì không thể coi câu chuyện ấy có ý nghĩa, bời vì không đáp ứng được mục đích (nhu cầu cần được biết) của người hỏi.


Câu 2: Truyện Thánh Gióng mà em đã học là một văn bản tự sự. Văn bản tự sự này cho ta biết những điều gì ? (Truyện kể về ai, ở thời nào, làm việc gì, diễn biến của sự việc, kết quả ra sao, ý nghĩa của sự việc như thế nào?) Vì sao có thể nói truyện Thánh Gióng là truyện ngợi ca công đức của vị anh hùng làng Gióng ?

Truyện Thánh Gióng mà em đã học là một văn bản tự sự. Văn bản tự sự này cho biết:

– Truyện kể về Thánh Gióng

– Ở đời Hùng Vương thứ sáu

– Thánh Gióng đánh tan giặc Ân

– Ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần quả cảm của Thánh Gióng

Sở dĩ nói truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng, bởi vì câu chuyện kể về quá trình ra đời, trưởng thành, lập chiến công, thành Thánh của vị anh hùng giữ nước đầu tiên của dân tộc ta.

Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện. Truyện bắt đầu từ đâu, diễn biến như thế nào, kết thúc ra sao ? Từ thứ tự các sự việc đó, em hãy suy ra đặc điểm của phương thức (cách thức) tự sự.

Thứ tự các sự việc của câu chuyện có thể liệt kê như sau :

– Sự việc Gióng ra đời

– Gióng biết nói và nhận lời sứ giả

– Gióng lớn nhanh, cưỡi ngựa đi đánh giặc

– Giặc tan, Gióng bay về trời

– Vua lập đền thờ và phong danh hiệu Phù Đổng Thiên Vương

Đặc điểm của phương thức tự sự:

Phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia , cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.


II – Luyện tập

Câu 1: Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Ông già và Thần Chết

Một lần ông già đẵn xong củi và mang về. Phải mang đi xa ông già kiệt sức, đặt bó củi xuống rồi nói :

– Chà, giá Thần Chết đến mang ta đi có phải hơn không ?

Thần Chết đến và bảo :

– Ta đây, lão cần gì nào ?

Ông già sợ hãi bảo :

– Lão muốn ngày nhấc hộ bó củi lên cho lão.

(Lép Tôn-xtôi, Kiến và chim bồ câu)

– Phương thức tự sự trong truyện: kể theo trình tự thời gian, sự việc nối tiếp nhau, kết thúc bất ngờ.

– Câu chuyện ca ngợi trí thông minh, nhanh trí của con người.


Câu 2: Bài thơ sau đây có phải tự sự không, vì sao ? Hãy kể lại câu chuyện bằng miệng.

– Bài thơ Sa bẫy của Nguyễn Hoàng Sơn được thể hiện theo phương thức tự sự, vì nội dung bài thơ là kể lại một câu chuyện có thứ tự và có kết thúc.

– Có thể kể lại như sau: Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy chuột nhắt bằng cá nướng rất thơm. Cả hai đều thú vị vì nghĩ đến cảnh sẽ bẫy được lũ chuột háu ăn, nhưng kết cục bẫy sập. chuột chưa kịp đến ăn thì chính mèo đã sa bẫy.


Câu 3: Hai văn bản sau đây có nội dung tự sự không ? Vì sao ? Tự sự ở đây có vai trò gì ?

– Hai văn bản này đều có nội dung tự sự vì cả hai văn bản đều dùng để trình bày diễn biến sự việc.

– Tự sự ở đây có vai trò kể lại sự việc một cách mạch lạc, hấp dẫn.


Câu 4: Em hãy kể câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là con Rồng cháu Tiên.

Kể lại câu chuyện:

Truyền thuyết kể lại rằng tổ tiên người Việt xưa là Hùng Vương, lập nên nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Hùng Vương là con trai của Long Quân và Âu Cơ. Long Quân ở Lạc Việt (là Bắc Bộ Việt Nam bây giờ), thuộc nòi Rồng thường ở dưới nước. Âu Cơ là tiên, ở vùng núi cao phương Bắc, thuộc dòng Thần Nông. Long Quân gặp Âu Cơ, lấy nhau, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm người con. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương truyền lại nhiều đời. Vì thế, người Việt Nam vẫn tự xưng là con Rồng cháu Tiên để tưởng nhớ tổ tiên của mình.


Câu 5: Trong cuộc họp lớp đầu năm Giang đề nghị bầu Minh làm lớp trưởng, vì bạn Minh đã chăm học, học giỏi, lại thường giúp đỡ bạn bè. Theo em, Giang có nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh để thuyết phục các bạn cùng lớp hay không ?

Giang nên kể vắn tắt một vài thành tích thông qua những câu chuyện cụ thể để thấy Minh:

– Chăm học

– Học giỏi

– Thường xuyên giúp đỡ bạn bè.

Ghi nhớ:

– Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

– Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Tìm hiểu chung về văn tự sự” số 4

I. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự

Bài 1 – Trang 27 sgk

Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:

– Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!

– Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.

– Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?

– Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.

a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì?

b) Trong những trường hợp trên, câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ, nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao? Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa không? Vì sao?

Trả lời

a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:

– Kể nội dung truyện cổ tích

– Lý do An thôi học,

– Thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…

– Một câu chuyện hay

b, Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:

Học tập chăm chỉ, đạt thành tích tốt
Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày
– Vì: những điều này chứng tỏ Lan là người bạn tốt

– Nếu kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì câu chuyện đó không có ý nghĩa, vì không đáp ứng được mục đích của người hỏi.


Bài 2 – Trang 28 sgk

Truyện Thánh Gióng mà em đã học là một văn bản tự sự. Văn bản này cho ta biết những điều gì? Vì sao có thể nói truyện Thánh Gióng là truyện ngợi ca công đức của vị anh hùng làng Gióng?

Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện. Truyện bắt đầu từ đâu, diễn biến như thế nào, kết thúc ra sao? Từ thứ tự các sự việc đó, em hãy suy ra đặc điểm của (phương thức) tự sự.

Trả lời

Truyện Thánh Gióng:

– Truyện kể về anh hùng Gióng, ở thời Hùng Vương thứ sáu; sự việc chính là Gióng đánh giặc cứu nước, câu chuyện Gióng đánh giặc cho thấy tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng bảo vệ non sông của nhân dân ta.

– Diễn biến sự việc:

+ Sự ra đời kì lạ của Gióng;

+ Gióng lớn nhanh như thổi;

+ Gióng vươn vai thành tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt ra trận đánh giặc;

+ Thánh Gióng đánh tan giặc;

+ Thánh Gióng lên núi, cởi giáp sắt bỏ lại, bay về trời;

– Kết quả: Gióng đánh tan giặc và bay về trời.

– Ý nghĩa :

+ Gióng tiêu biểu cho người anh hùng đánh giặc cứu nước.

+ Là biểu tượng lòng yêu nước cho ý thức và hành động quật khởi chống ngoại xâm.

+ Gióng mang trong mình nhiều nguồn sức mạnh.

– Đặc điểm của phương thức tự sự:

+ Trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc khác rồi kết thúc.

+ Nó thể hiện một hay nhiều ý nghĩa.

+ Mục đích giao tiếp của tự sự là: Giải thích sự việc, tìm hiểu về con người, bày tỏ thái độ khen chê.


II. Luyện tập

Bài 1 – Trang 28 sgk

Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi: Trong truyện này, phương thức tự sự thể hiện như thế nào? Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì?

Ông già và thần chết

Một lần ông già đẵn xong củi và mang về. Phải mang đi xa ông già kiệt sức, đặt bó củi xuống rồi nói:

– Chà, giá Thần Chết đến mang ta đi thì có phải hơn không!

Thần Chết đến và bảo:

– Ta đây, lão cần gì nào?

Ông già sợ hãi bảo:

– Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi lên cho lão.

(Lép Tôn-xtôi, Kiến và chim bồ câu)

Trả lời

– Diễn biến các sự việc chính – cũng là diễn biến trong suy nghĩ của ông già:

+ Ông già mang củi về nhưng kiệt sức;

+ Than thở, muốn chết để đỡ vất vả

+ Thần Chết xuất hiện;

+ Ông già sợ hãi, lái chuyện để không phải chết.

Truyện ngụ ý về lòng yêu cuộc sống, con người muốn thoát khỏi cực nhọc nhưng rất coi trọng sự sống của mình.


Bài 2 – Trang 29 sgk

Bài thơ sau đây có phải tự sự không, vì sao? Hãy kể lại câu chuyện bằng miệng.

Sa bẫy

Bé Mây rủ mèo con

Đánh bẫy bầy chuột nhắt

Mồi thơm: cá nướng ngon

Lửng lơ trong cạm sắt.

Lũ chuột tham hoá ngốc

Chẳng nhịn thèm được đâu!

Bé Mây cười tít mắt

Mèo gật gù, rung râu.

Đêm ấy Mây nằm ngủ

Mơ đầy lồng chuột sa

Cùng mèo con đem xử

Chúng khóc ròng, xin tha !

Sáng mai vùng xuống bếp:

Bẫy sập tự bao giờ

Chuột không, cá cũng hết

Giữa lồng mèo nằm… mơ !

(Nguyễn Hoàng Sơn, Dắt mùa thu qua phố)

Trả lời

Bài thơ Sa bẫy chính là một bài thơ tự sự. Tuy diễn đạt bằng thơ năm tiếng nhưng bài thơ đã kể lại một câu chuyện có đầu có đuôi, có nhân vật, chi tiết, diễn biến sự việc nhằm mục đích chế giễu tính tham ăn của mèo đã khiến mèo tự mình sa bẫy của chính mình.

– Kể lại câu chuyện:

Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy lũ chuột nhắt bằng cá nướng thơm lừng treo lơ lửng trong cái cạm sắt. Cả bé, cả mèo đều nghĩ bọn chuột sẽ vì tham ăn mà mắc bẫy ngay. Đêm ngủ, Mây nằm mơ thấy cảnh chuột bị sập bẫy đầy lồng. Chúng chí cha chí chóe khóc lóc, cầu xin tha mạng.

Sáng hôm sau, ai ngờ khi xuống bếp xem, bé Mây chẳng thấy chuột, cũng chẳng còn cá nướng, chỉ có ở giữa lồng, mèo ta đang cuộn tròn ngáy khò khò… Chắc mèo đang mơ!…

Bài 3 – Trang 29 sgk

Hai văn bản sau đây có nội dung tự sự không ? Vì sao ? Tự sự ở đây có vai trò gì ?

Huế : Khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba

Chiều ngày 3 – 4 – 2002, trại điêu khác quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Ấn tượng Huế – Việt Nam 2002” đã khai mạc tại Công viên 3 – 2, mở đầu các hoạt động nghệ thuật của Festival Huế 2002. Tham gia trại lần này có 27 tác giả quốc tế từ 18 nước của 4 châu lục và 11 tác giả Việt Nam. Giúp việc cho các nhà điêu khắc có gần 100 thợ đá, gò, hàn lành nghề và 15 sinh viên khoa điêu khắc của Trường Đại học Nghệ thuật Huế. Trại bế mạc vào ngày 11 – 5 – 2002. Tất cả tác phẩm sẽ được tặng cho địa phương để xây dựng một vườn tượng tại Huế.

(Báo Thanh niên, ngày 4 – 4 – 2002)

Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược

Bấy giờ, ở Trung Quốc, nhà Tần vừa thành lập (năm 221 tr. CN). […] Năm 218 tr.Cn, Tần Thủy Hoàng sai tướng Đồ Thư đem 50 vạn quân chia làm năm mũi xâm lược đất Bách Việt ở phía nam. Quân Tần tràn đến đâu, lập thêm quận huyện mới đến đấy. […] Quân xâm lược tàn bạo càng hung hăng tiến sâu vào đất của người Âu Việt, người Lạc Việt.

Trước nạn xâm lược của quân Tần, người Âu Việt và Lạc Việt đã tập hợp nhau lại để tự vệ. Quân Tần đông, tấn công ồ ạt. Không thể dàn quân, mặt đối mặt mà đánh địch, họ phải bảo nhau tính chuyện kháng cự lâu dài. Bỏ cửa, bỏ nhà, bỏ cả ruộng vườn, nương rẫy, kéo nhau vào rừng sâu, lên núi cao, … Lương thực, vũ khí, gia súc, …chuyển đi theo người. Già, trẻ, gái, trai cùng nhau lập mưu bàn kế, cử người tài giỏi làm tướng chỉ huy. Thực Phán, thủ lĩnh của người Âu Việt bấy giờ, là một người trẻ tuổi, rất gan dạ và thông minh. Ông được cử ra chỉ huy chiến đấu. Ban ngày, họ tìm nơi lẩn tránh, đêm đến mới bất thần xông ra đánh địch. Quân Tần đóng ở những làng xóm không người ở, không cướp được lương ăn, thường xuyên bị mai phục, đánh tỉa.

[…]

Cuộc khàng chiến của người Việt chống quân Tần cứ thế tiếp diễn qua nhiều năm. Hàng vạn quân xâm lược bị tiêu diệt. Chủ tướng Đồ Thư phải bỏ mạng. Đến khi Tần Thủy Hoàng chết, nông dân Trung Quốc nổi lên khởi nghĩa ở khắp nơi, nhà Tần phải rút quân xâm lược (năm 208 tr.CN).

(Lịch sử 6, 2000)

Trả lời

– Cả hai văn bản đều sử dụng tự sự làm phương thức cơ bản để biểu đạt.

– Văn bản thứ nhất là dạng bản tin, thuật lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế tại Huế. Văn bản thứ hai thuộc loại văn bản lịch sử, kể lại chiến công đánh bại quân Tần của người Âu Lạc.

– Cả hai văn bản đều có những sự việc được trình bày theo trình tự diễn biến từ mở đầu cho đến kết thúc. Phương thức tự sự giúp người đọc nắm được thông tin trong diễn biến của nó.

Bài 4 – Trang 30 sgk

Kể lại câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là con Rồng cháu Tiên.

Trả lời

– Truyền thuyết kể lại rằng tổ tiên người Việt xưa là Hùng Vương, lập nên nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Hùng Vương là con trai của Long Quân và Âu Cơ. Long Quân ở Lạc Việt (là Bắc Bộ Việt Nam bây giờ), thuộc nòi Rồng thường ở dưới nước. Âu Cơ là tiên, ở vùng núi cao phương Bắc, thuộc dòng Thần Nông.

– Long Quân gặp Âu Cơ, lấy nhau, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm người con. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương truyền lại nhiều đời. Vì thế, người Việt Nam vẫn tự xưng là con Rồng cháu Tiên để tưởng nhớ tổ tiên của mình.

Bài 5 – Trang 30 sgk

Trong cuộc họp lớp đầu năm Giang, đề nghị bầu Minh làm lớp trưởng, vì bạn Minh đã chăm học, học giỏi, lại thường giúp đỡ bạn bè. Theo em, Giang có nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh để thuyết phục các bạn cùng lớp hay không?

Trả lời

Giang nên kể vắn tắt một vài thành tích thông qua những câu chuyện cụ thể để thấy Minh:

– Chăm học.

– Học giỏi

– Thường xuyên giúp đỡ bạn bè.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Tìm hiểu chung về văn tự sự” số 5

I. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự.

1. Câu 1 trang 27 SGK văn 6 tập 1:

a) trong những trường hợp như thế, người nghe muốn biết những thông tin sau từ người kể:

· Nội dung câu chuyện cổ tích

· Lí do An thôi học

· Thông tin về một cá nhân với sở thích, học tập, hình dánh….

· Một câu chuyện

b) Nếu muốn cho người khác biết Lan là người tốt thì người kể phải nói ra :

· Tính cách

· Sở thích

· Thành tích học tập…

Vì nếu không đưa ra thông tin xác đáng thì người nghe sẽ không thuyết phục

Nếu người trả lời về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì không thể coi là câu chuyện không có nghĩa vì không đáp ứng được mục đích câu hỏi.

2. Câu 2 trang 28 SGK văn 6 tập 1:

Văn bản cho biết:

· Kể về cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của Gióng

· Thời gian: thời Hùng Vương thứ 6

· Diễn biến: cậu bé 3 tuổi, lớn nhanh, cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm tre đánh giặc -> Gióng nhổ tre đánh giặc -> giặc thua -> Gióng bay về trời.

· Ý nghĩa: tinh thần yêu nước, quả cảm chống giặc

Lí do nói truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng: câu chuyện kể về sự ra đời, trưởng thành, chiến công chống giặc của vị anh hùng đầu tiên nước ta.

Các sự việc theo trình tự:

· Gióng ra đời

· Biết nói và nhận lời xứ giả

· Gióng lớn bổng, cưỡi ngựa về trời

· Vua, nhân dân lập đền thờ Gióng.

II. Luyện tập

1. Câu 1 trang 28 SGK văn 6 tập 1:

Phương thực tự sự thể hiện:

· Nhân vật: ông già, Thần Chết

· Diễn biến: ông già vác củi nặng than thở, Thần Chết xuất hiện thì ông già nhanh trí nói vấn đề khác

Ý nghĩa: ca ngợi dũng cảm, nhanh trí của con người.


2. Câu 2 trang 29 SGK văn 6 tập 1:

Là văn bản tự sự vì có nhân vật và nội dung

Kể lại: bé Mây rủ mèo bẫy chuột bằng cá nướng thơm. Cả hai háo hức chờ đợi lũ chuột sa bẫy nhưng chưa kịp tới thì mèo lại mắc bẫy vào đó.

3. Câu 3 trang 29 SGK văn 6 tập 1:

Đều là văn bản tự sự vì đều có nhân vật, sự kiện được trình bày theo chuỗi sự việc

Tự sự có vai trò: kể lại câu chuyện một cách mạch lạc.

4. Câu 4 trang 30 SGK văn 6 tập 1:

Người Việt tự xưng mình là con rồng cháu tiên vì bắt nguồn từ truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên”

5. Câu 5 trang 30 SGK văn 6 tập 1:

Giang nên vắn tắt một vài thành tích của Minh để các bạn trong lớp thấy rõ ưu điểm của Minh, thấy được trình đọ của Minh sẽ dễ thuyết phục ý kiến mọi người hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Tìm hiểu chung về văn tự sự” số 6

Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự

Câu 1 (trang 27 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

a. Gặp những trường hợp ấy, người nghe muốn biết một câu chuyện, còn người kể sẽ kể một câu chuyện.

b. – Các câu chuyện phải có một ý nghĩa. Muốn cho biết bạn Lan là người bạn tốt, cần kể về những việc làm cụ thể (Lan giúp đỡ học tập, chia sẻ kiến thức,…) thì người nghe mới cảm thấy đúng.

– Nếu người kể chuyện khác mà không liên quan tới An, việc thôi học của An thì câu chuyện ấy chưa có ý nghĩa. Bởi người đọc chưa được nghe thông báo về sự việc ấy, chưa được cắt nghĩa giải thích các sự việc.

Câu 2 (trang 28 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Truyện Thánh Gióng là văn bản tự sự cho ta biết về người anh hùng Gióng thời Hùng Vương thứ 6, đánh giặc ngoại xâm thể hiện tinh thần yêu nước, chí khí anh hùng bảo vệ non sông của nhân dân.

Liệt kê sự việc:

– Bắt đầu từ sự ra đời và lớn lên kì lạ của Gióng.

– Gióng lớn nhanh như thổi và cưỡi ngựa sắt đánh tan giặc.

– Kết thúc: Gióng lên núi và cùng ngựa sắt bay lên trời.

Đặc điểm của phương thức tự sự: Trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia rồi kết thúc, có ý nghĩa.

Luyện tập

Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Trong truyện Ông già và Thần Chết, phương thức tự sự thể hiện thông qua lời thoại. Câu chuyện thể hiện sự thông minh, nhanh trí của con người.

Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Bài thơ viết theo thể tự sự vì nội dung bài thơ là kể lại, thuật lại một câu chuyện có thứ tự, có kết thúc. Kể lại câu chuyện: Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy chuột nhắt bằng cá nướng rất thơm. Cả hai đều thú vị vì nghĩ đến cảnh sẽ bẫy được lũ chuột háu ăn nhưng kết quả bẫy sập, chuột chưa kịp ăn thì mèo đã sa bẫy.

Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Hai văn bản đã cho đều có nội dung tự sự vì cả hai văn bản đều dùng để trình bày diễn biến sự việc. Tự sự ở đây có vai trò kể lại sự việc một cách mạch lạc, hấp dẫn.

Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Kể lại câu chuyện Con Rồng cháu Tiên:

Lạc Long Quân là thần thuộc nòi rồng, một lần lên cạn diệt yêu quái đã gặp và kết duyên cùng Âu Cơ họ Thần Nông. Sau đó, Âu Cơ đẻ một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con trai. Lạc Long Quân vốn quen dưới nước, đành chia cách Âu Cơ. Năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi theo cha xuống biển, hẹn khó khăn giúp đỡ. Người con trưởng theo Âu Cơ làm vua, hiệu Hùng Vương, lập nước Văn Lang. Đó là nguồn gốc nước Việt bây giờ.

Câu 5 (trang 30 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Giang nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh sẽ tạo sức thuyết phục cao hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về bài học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Blogthoca.edu.vn.vn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *