Top 6 Bài soạn “Tương tư” của Nguyễn Bính lớp 12 hay nhất

Nguyễn Bính là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Ông được đánh giá là nhà thơ của làng quê với những vần thơ dung dị như hồn quê từ bao đời. “Tương tư” … xem thêm…được sáng tác năm 1939 tại Hoàng Mai, là tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ bình dị của nhà thơ Nguyễn Bính. Bài thơ là cảm xúc nhớ nhung tha thiết của chàng trai chân quê với nhiều cung bậc cảm xúc chân thực, mộc mạc, thấm đẫm hồn quê dân tộc. Mời các bạn đọc tham khảo một số bài soạn hay nhất mà Blogthoca.edu.vn đã tổng hợp dưới bài viết sau để thấy rõ hơn vẻ đẹp đó.

Bài soạn “Tương tư” của Nguyễn Bính số 1

Bố cục

Phần 1 (4 câu đầu): khởi nguồn cho tâm trạng tương tư

– Phần 2 ( 12 câu tiếp theo): tỏ bày tâm tư tương tư

– Phần 3 (còn lại) khao khát hạnh phúc muôn đời của tình yêu đôi lứa.

Câu 1 (trang 50 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Nỗi nhớ và những lời kể, trách móc, mơ tưởng, ước vọng xa xôi của chàng trai

– Tâm trạng mong nhớ tha thiết “chín nhớ mười mong”

– Trách móc để bộc lộ nỗi tương tư của mình (cớ sao bên ấy chưa sang bên này?)

– Tâm trạng mong ngóng, trông đợi, mòn mỏi:

+ Câu thơ “ngày qua ngày lại qua ngày”, ngắt nhịp 3/3, chữ “lại” diễn tả vòng thời gian trôi lặp lại trong sự vô vọng

+ Lấy sự chuyển đổi màu sắc “lá xanh” thành “lá vàng” chỉ thời gian chờ đợi

+ Nỗi nhớ mong kéo dài theo năm tháng

→ Cách diễn đạt tinh tế, giàu ý nghĩa

– Những ước vọng xa xôi:

+ Trong ao ước có sự vô vọng: hình ảnh bến, hoa, đò khó “gặp” nhau.

+ Chàng trai quê sống những nỗi tương tư, vẫn mang những niềm ước vọng xa xôi

+ Đáng lí phải nói “cau thôn Đoài” nhớ “trầu thôn Đông” nhưng tác giả nói chệch đi, nỗi nhớ nhung vẫn không thay đổi.

– Nỗi mong nhớ kéo dài tới cuối bài thơ nhưng không được đền đáp để tâm trạng nhân vật trữ tình bộc lộ tha thiết, sâu sắc.

Câu 2 (Trang 50 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Cách bày tỏ tình yêu, giọng điệu thơ, cách so sánh, ví von:

– Giọng điệu tha thiết, chân thành, nhẹ nhàng, nhưng trầm buồn

– Hình ảnh ví von, ẩn dụ, chất liệu ngôn từ chân quê đậm màu sắc dân gian: thôn Đoài, thôn Đông, bến đò, hoa, bướm, trầu cau

– Cách bày tỏ tình yêu tự nhiên, kín đáo, ý nhị, có ý vị chân thành mộc mạc của tâm hồn, chàng trai quê

– Sử dụng hình ảnh thân thuộc, gợi hình gợi cảm

Câu 3 (trang 50 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Trong thơ Nguyễn Bính “có hồn xưa đất nước” ( Hoài Thanh). Điều đó được thể hiện ở:

+ Cách biểu hiện cảm xúc, sử dụng ngôn ngữ

+ Chất liệu, hình ảnh đậm màu dân gian, đậm chất chân quê

+ Lối nói chân chất, thật thà

+ Thể hiện tinh tế, giàu sức gợi cảm

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Tương tư” của Nguyễn Bính số 2

I. Vài nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

– Nguyễn Bính (1918 – 1966) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính, sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, ở làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

– Thơ Nguyễn Bính đem đến cho người đọc những hình ảnh thân thương của quê hương, đất nước và tình người đằm thắm, thiết tha. Vì thế, Nguyễn Bính được coi là “thi sĩ của đồng quê” và có nhiều tác phẩm được truyền tụng khắp.

– Những tác phẩm tiêu biểu: Tâm hồn tôi (1937), Lỡ bước sang ngang (1940), Hương cố nhân (1942), Mười hai bến nước (1942)…


2. Tác phẩm

Bài Tương tư rút ra trong tập Lỡ bước sang ngang, rất tiêu biểu cho phong cách thơ “chân quê” của Nguyễn Bính.

Bố cục: 3 phần:

– Phần 1 (4 câu đầu): Mở đầu tâm trạng tương tư

– Phần 2 (12 câu tiếp theo): Chàng trai bày tỏ nỗi tương tư của mình

– Phần 3 (còn lại) : Niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn


II. Hướng dẫn đọc thêm

Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

* Nỗi nhớ mong của chàng trai:

– Cách nói bóng gió xa xôi: Mượn trời đất nhớ nhau để thổ lộ nỗi nhớ → tác dụng:

+ Nỗi nhớ được xác định trong một khoảng không gian → chủ quan hóa đối tượng: khi người ta tương tư, cảnh vật cũng tương tư, không gian ngập tràn nhung nhớ.

+ Thể hiện sự nhút nhát, ý nhị và sâu sắc của chàng trai.

– Sử dụng thành ngữ “chín nhớ mười mong” để tăng cấp về mức độ cảm xúc → thế giới tâm hồn cụ thể, tình cảm từ một thứ vô hình trở nên hữu hình, cụ thể.

– Cấu trúc câu đặc biệt “ Một người… một người” → đẩy hai đối tượng ra xa và nhịp cầu nối giữa hai người là nỗi nhớ.

→ Tương tư là lẽ dĩ nhiên, là tất yếu của tình yêu.

* Những lời kể, trách móc của chàng trai:

– Lời trách móc như quy kết, làm cho đối tượng khó chạy tội: “Bảo rằng… xa xôi”.

– Nhà thơ phủ định tất cả: không xa, không cách trở, vậy mà người ấy không sang → lời buộc tội cho người con gái.

– Điệp từ phiếm chỉ “ai” tạo âm hưởng trùng điệp, não lòng: trạng thái quen thuộc của tương tư: suy tư, sầu muộn đến không ngủ được → vừa trách móc, vừa ngẩn ngơ chờ đợi.

– Trách vì yêu: Do quá mong nhớ, tưởng mình bị hờ hững nên sinh ra ngờ vực, hờn trách

→ một kiểu bày tỏ tình cảm.

* Nỗi nhớ da diết của chàng trai trải dài suốt tới tận cuối cùng của bài thơ nhưng tình cảm của chàng trai vẫn chưa được đền đáp.

Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Cách bày tỏ tình yêu, giọng điệu thơ, cách so sánh, ví von,… ở bài này có những điểm đáng lưu ý:

– Cách bày tỏ tình yêu của nhân vật trữ tình kín đáo, ý nhị và có ý vị chân thành mộc mạc của chàng trai quê.

– Ngôn ngữ thơ dung dị hồn nhiên, dân dã nhưng vẫn pha chất lãng mạn mộng mơ.

– Sử dụng hệ thống ẩn dụ – hoán dụ – ước lệ một cách đặc sắc và sáng tạo.

– Hình ảnh ví von, chất liệu ngôn từ chân quê, đậm màu sắc dân gian: thôn Đoài – thôn Đông, bến – đò, hoa – bướm, trầu – cau,…→ quan niệm, ước mong về một tình yêu gắn bó, chung thủy.

– Giọng điệu nhẹ nhàng, chân thành, tha thiết.

Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Lời nhận định của Hoài Thanh cho rằng trong thơ Nguyễn Bính có “hồn xưa đất nước” rất đúng với bài Tương tư. Nó được thể hiện ở những câu thơ bình dị nhất nhưng vẫn có sức lôi cuốn.

Bên cạnh đó, bài thơ cũng được thể hiện ở cách: bày tỏ cảm xúc, cách dùng ngôn ngữ, chất liệu, màu sắc dân gian, giàu chất “chân quê”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Tương tư” của Nguyễn Bính số 3

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

– Nguyễn Bính (1918 – 1966) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính, sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

– Mồ côi mẹ rất sớm, 10 tuổi đã phải theo anh lên Hà Nội kiếm sống.

– Ông biết làm thơ từ khi mới 13 tuổi và năm 19 tuổi (1937) được nhận giải Khuyến khích về thơ của Tự lực văn đoàn.

– Năm 1943, ông vào Nam rồi ở lại tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp.

– Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ và báo chí ở Hà Nội, Nam Định.

– Thơ Nguyễn Bính với lối ví von mộc mạc mà duyên dáng mang phong vị dân gian đã đem đến cho người đọc những hình ảnh thân thương của quê hương đất nước và tình người đằm thắm, thiết tha.

– Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

– Những tác phẩm tiêu biểu:

+ Trước Cách mạng: Tâm hồn tôi (1937), Lỡ bước sang ngang (1940), Hương cố nhân (1941), Mười hai bến nước (1942), Cây đàn tì bà (truyện thơ – 1944),…

+ Sau Cách mạng: Ông lão mài gươm (1947), Gửi người vợ miền Nam (1955), Tiếng trống đêm xuân (truyện thơ – 1958), Đêm sao sáng (1962); Cô Son (chèo – 1961), Người lái đò sông Vị (chèo – 1962),…

2. Tác phẩm

– Bài Tương tư rút trong tập Lỡ bước sang ngang, rất tiêu biểu cho phong cách thơ “chân quê” của Nguyễn Bính.

– Nội dung chính: Bài thơ viết về một tình yêu trong sáng, đơn phương và mạnh mẽ. Hồn quê Việt thấm đượm trong từng dòng thơ, thể hiện tình cảm chân thành của nhà thơ đối với những nét đẹp văn hóa dân gian.

– Bố cục

+ Phần 1 (4 câu đầu): Khởi nguồn cho tâm trạng tương tư

+ Phần 2 (12 câu tiếp theo): Tỏ bày tâm tư tương tư

+ Phần 3 (còn lại): Khao khát hạnh phúc muôn đời của tình yêu đôi lứa.


Gợi ý trả lời câu hỏi

Câu 1 – Trang 50 SGK

Anh (chị) cảm nhận như thế nào về nỗi nhớ mong và những lời kể lể, trách móc của chàng trai trong bài thơ ? Tình cảm của chàng trai đã được đền đáp hay chưa ?

Trả lời:

Con người lãng mạn trong bài Tương tư đã thao thức “chín nhớ mười mong” người thương ròng rã suốt “mấy đêm rồi”, mong nhớ hết ngày này đến ngày khác, thậm chí hết tháng này qua tháng khác: “Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”…

Theo đạo lí quân tử “tu, tề, trị, bình” Nho gia, nhất là Tống Nho, thì kẻ nam nhi như thế là hỏng quá… Nhưng sức cuốn hút của thơ tình Nguyễn Bính chủ yếu không phải do thái độ thành thực giãi bày nỗi niềm “chín nhớ mười mong” hay do sự cãi lí cho tính phù hợp quy luật của tình yêu nam nữ, đang biện hộ cho đạo lí nhân văn (không ít nhà thơ lãng mạn đương thời bộc lộ tình cảm yêu đương nhiều khi còn đắm đuối hơn (Ao ước – Tế Hanh), tinh tế hơn (Ngậm ngùi – Huy Cận) hoặc não lòng hơn: “Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ – Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ – Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá – Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ” (Trăng – Xuân Diệu), mà sức cuốn hút ấy chủ yếu là bởi những rung động của trái tim thi sĩ (thể hiện trong cấu tứ cũng như ở giọng điệu) dung hợp rất nhuần nhuyễn tính cách dân tộc.

Nỗi nhớ da diết của nhân vật trữ tình trải suốt bài thơ nhưng đến tận cuối bài nỗi nhớ mong ấy vẫn chưa được đền đáp. Chính bởi thế mà nó đã tạo được ra cái cớ để cho dòng tâm trạng của nhân vật trữ tình được bộc lộ một cách tha thiết và sâu sắc.


Câu 2 – Trang 50 SGK

Theo anh (chị) cách bày tỏ tình yêu, giọng điệu thơ, cách so sánh, ví von,… ở bài này có những điểm gì đáng lưu ý ?

Trả lời:

Nét chủ yếu của tính cách dân tộc trong bài Tương tư chính là khuynh hướng cấu tứ khái quát mang ý nghĩa về độ: “chín nhớ mười mong” dài theo ngày tháng, dẫu biệt vô âm tín vẫn tiếp tục đợi chờ: “Bao giờ bến mới gặp đò”, với niềm hi vọng xa vời.

“Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”…; và chỉ đến mức ấy thôi, chứ không phải kiểu phản ứng quyết liệt. “Rồi anh chết, anh chết sầu chết héo – Linh hồn anh thất theo dõi hồn em… ” như chàng lãng mạn trong bài Ao ước của Tế Hanh – ý tứ cực đoan này phải chăng chỉ phù hợp với tâm lí một số độc giả thành thị.

Phong cách cấu tứ thơ tình yêu với các mức độ tình cảm phù hợp dân tộc tính như vậy đã xuất hiện trong hầu hết những bài thơ khác của Nguyễn Bính. Những nhân vật trữ tình trong thơ Nguyễn Bính (người thật việc thật hoặc hư cấu, khách thể hoặc chủ thể) dẫu có lâm vào trạng huống yêu đơn phương, tình tuyệt vọng… đều ứng xử có chừng mực: một chàng trai bị người yêu thờ ơ, chỉ than thở: “Tình tôi mở giữa mùa thu – Tình em lẳng lặng kín như buồng tằm” (Đêm cuối cùng); một cô gái bị lỗi hẹn cũng nhẫn nại đợi chờ: “Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày – Bao giờ em mới gặp anh đây” (Mưa xuân); anh lái đò kia thất tình phẫn chí định bỏ nghề, nhưng rồi lại thôi: “Lang thang anh dạm bán thuyền – Có người trả chín quan tiền lại thôi” (Anh lái đò); một chàng thất tình khác oán hờn mà chẳng nặng lời: “Em đã sang ngang với một người – Anh còn trồng cải nữa hay thôi? – Đêm qua mơ thấy hai con bướm – Khép cánh tình chung ở giữa trời” (Hết bướm vàng); đau đớn hơn: người yêu yểu mệnh, nhưng nỗi đau ấy đã hòa tan cùng mộng ảo: “Đêm qua nàng đã chết rồi – Nghẹn ngào tôi khóc, quả tôi yêu nàng – Hồn trinh còn ở trần gian – Nhập vào bướm trắng mà sang bên này” (Người hàng xóm)…; và trước thái độ quá thờ ơ của cô gái hái mơ, khách đa tình cũng chỉ trách móc mơ màng:

Cô hái mơ ơi, cô gái ơi

Chả trả lời nhau lấy một lời

Cứ lặng rồi đi, rồi khuất bóng

Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi…

(Cô hái mơ)

Đặc điểm dân gian, dân tộc ấy trong cấu tứ khiến những bài thơ tình Nguyễn Bính, trước và sau 1945 dễ dàng tìm được sự đồng cảm và tiếp đón hào hứng của một số lượng độc giả lớn (thành phố và tỉnh nhỏ, thành thị và nông thôn,…) mà có lẽ chưa nhà thơ lãng mạn nào đạt được.


Câu 3 – Trang 50 SGK

Hoài Thanh cho rằng trong thơ Nguyễn Bính có “hồn xưa đất nước”. Qua bài Tương tư, anh (chị) có đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao ?

Trả lời:

Lời nhận định của Hoài Thanh rằng trong thơ Nguyễn Bính có “hồn xưa đất nước” rất đúng với bài Tương tư. Nhà thơ này yêu thôn quê một cách kì lạ, cái tình yêu ấy làm cho thơ ông, ở những câu bình dị nhất, vẫn có sức lôi cuốn, vẫn có cái duyên xao động lòng người:

Báo rằng cách trở đò ngang,

Không sang là chẳng đường sang đã đành.

Nhưng đây cách một đầu đình,

Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…

Dưới mắt ông, những cảnh sắc thông thường ở thôn quê cũng rất gợi cảm, đâu chỉ ánh trăng mới đẹp, mà cảnh mưa phùn gió bấc, hoa xoan, đường lầy hay nắng lửa trưa hè vẫn cứ làm ta xúc động, nhớ thương. Đó là tài năng của ông. Giọng ông vừa cất lên, người ta đã nhận ngay ra hình bóng quê hương làng mạc. Cách ăn nói nghĩ ngợi của bà con làng xóm đã thấm vào Nguyễn Bính. Nhiều khi không hẳn là nghĩa chữ, ý câu mà chỉ bằng cái giọng nói, cái cách nói, Nguyễn Bính đã gửi gắm, giao hoà tâm hồn chúng ta vào trong hồn của quê hương dân dã.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Tương tư” của Nguyễn Bính số 4

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Nội dung:

Bài thơ viết về một tình yêu trong sáng, đơn phương và mạnh mẽ. Hồn quê Việt Nam thấm đượm trong từng dòng thơ, thể hiện tình cảm chân thành của nhà thơ đối với những nét đẹp văn hóa, dân gian.

Nghệ thuật:

Bài thơ sử dụng thể thơ lục bát làm tăng thêm nét đậm đà dân tộc, mang chất biểu cảm nồng nàn. Ngôn ngữ dung dị, hồn nhiên, dân dã nhưng vẫn rất lãng mạn và bay bổng. Việc kết hợp các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ cùng hình ảnh sóng đôi: trầu – cau, bến đò, hoa – bướm… thể hiện quan niệm, ước mong về tình yêu gắn bó, chung thủy.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: SGK – 50

Nỗi nhớ và những lời kể, trách móc, mơ tưởng, ước vọng xa xôi của chàng trai.

Tâm trạng mong nhớ tha thiết “chín nhớ mười mong”. Trách móc để bộc lộ nỗi tương tư của mình (cớ sao bên ấy chưa sang bên này?)

Tâm trạng mong ngóng, trông đợi, mòn mỏi: Câu thơ “ngày qua ngày lại qua ngày”, ngắt nhịp 3/3, chữ “lại” diễn tả vòng thời gian trôi lặp lại trong sự vô vọng. Lấy sự chuyển đổi màu sắc “lá xanh” thành “lá vàng” chỉ thời gian chờ đợi. Nỗi nhớ mong kéo dài theo năm tháng.

Trong ao ước có sự vô vọng: hình ảnh bến, hoa, đò khó “gặp” nhau. Chàng trai quê sống những nỗi tương tư, vẫn mang những niềm ước vọng xa xôi. Đáng lí phải nói “cau thôn Đoài” nhớ “trầu thôn Đông” nhưng tác giả nói chệch đi, nỗi nhớ nhung vẫn không thay đổi. Nỗi mong nhớ kéo dài tới cuối bài thơ nhưng không được đền đáp để tâm trạng nhân vật trữ tình bộc lộ tha thiết, sâu sắc.


Câu 2: SGK – 50

Giọng điệu bài thơ nhẹ nhàng, tha thiết, chân thành. Hình ảnh ví von, ẩn dụ, chất liệu ngôn từ chân quê, đậm màu sắc dân gian: Thôn Đoài, thôn Đông, bến, đò, hoa, bướm, trầu, cau. Cách bày tỏ tình yêu tự nhiên, kín đáo, ý nhị và có ý nghĩa chân thành, mộc mạc của tâm hồn chàng trai quê.

Câu 3: SGK – 50:

Trong thơ Nguyễn Bính “có hồn xưa đất nước” vì:

Với Nguyễn Bính, trong bất kì thi phẩm nào, ta vẫn có thể cảm nhận được chất làng quê mộc mạc giản dị chân phương, chính những điều đó đã tạo nên một dư vị “hồn xưa của đất nước“ rất riêng trong thơ Nguyễn Bính. Điều đó được thể hiện ở cách biểu hiện cảm xúc, cách dùng ngôn ngữ, chất liệu đậm màu sắc dân gian, giàu chất “chân quê”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Tương tư” của Nguyễn Bính số 5

I. Tác giả
1. Tiểu sử – Cuộc đời
– Nguyễn Bính (1918 – 1966), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính.
– Quê quán: Làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, Vụ Bản, Nam Định.
– Gia đình: nhà Nho nghèo, mồ côi cha mẹ sớm.
– 1945 – 1954: tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.
– 1954 tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ và làm báo.
– Mất đột ngột 20/01/1966.
– Nguyễn Bính là một người thông minh, nhạy cảm với thời đại đầy biến động, luôn muốn bảo tồn và duy trì những giá trị truyền thống của dân tộc.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
– Ông làm thơ từ rất sớm (năm 13 tuổi), sáng tác nhiều thể loại (thơ, truyện thơ, chèo…).
– Các tác phẩm chính: Tâm hồn tôi (1937), Lỡ bước sang ngang (1940), Mười hai bến nước (1942), Truyện thơ Cây đàn Tỳ bà (1944), Gửi người vợ miền Nam (1955)…
b. Phong cách thơ
Nguyễn Bính là nhà thơ có hồn thơ đậm chất quê:
* Nội dung:
– Nhà thơ nhạy cảm với thời đại đầy biến động, đặc biệt là sự xáo trộn của văn chương, ông thể hiện sâu sắc nỗi day dứt không yên của tâm hồn thiết tha với những giá trị cổ truyền đang có nguy cơ bị mai một (Chân quê). Vì thế, Nguyễn Bính đã đào sâu, tích hợp và phát huy một cách xuất sắc những truyền thống dân gian trong sáng tạo Thơ mới. Thơ ông mang đậm chất quê, hồn quê trong cả nội dung và hình thức, là sự hòa quyện giữa giọng điệu quê, lối nói quê, lời quê.
– Gắn bó, thấu hiểu con người thôn quê Việt Nam. Dù viết về hình ảnh, cảnh sắc, con người nào thì tất cả đều thắm đượm một tình quê, duyên quê, hồn quê….
* Hình thức:
– Hình ảnh thơ bình dị: cây đa, bến nước…
– Thê thơ dân tộc: Lục bát.
– Ngôn ngữ: sử dụng yếu tố của ca dao dân ca…

II. Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ – Hoàn cảnh ra đời
– Được rút trong tập Lỡ bước sang ngang (1940).
– Hoàn cảnh ra đời: Viết tại làng Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) năm 1939.
b. Nhan đề
– Tương tư: nỗi nhớ nhau của tình yêu đôi lứa, là hiện thân của tình yêu (một tâm hồn đang nhớ và một trái tim đang yêu).
– Khoảng cách về không gian, thời gian chính là cái cớ để tương tư => Tương tư là khao khát, là nỗ lực vượt không gian và chiến thắng thời gian để được gần kề.
=> Dạng thức đa dạng, phức tạp nhất nhưng cũng sống động nhất của tình yêu.
c. Bố cục: 2 phần
– Phần 1: 16 câu đầu: Nỗi tương tư của chàng trai.
– Phần 2: 4 câu còn lại: Ước vọng lứa đôi hòa hợp.
d. Giá trị nội dung
– Bài thơ là tiếng lòng về một tình yêu trong sáng, đơn phương, mạnh mẽ.
– Thế hiện tình cảm chân thành, thấm đượm hồn quê Việt với nhiều nét đẹp văn hóa dân gian.
e. Giá trị nghệ thuật
– Thể thơ lục bát: đậm đà tính dân tộc, mang tính chất biểu cảm nổng nàn.
– Ngôn ngữ: dung dị, hồn nhiên, dân dã nhưng vẫn đậm chất lạng mạn, thơ mộng.
– Hệ thống ẩn dụ, hoán dụ đặc sắc và sáng tạo.
– Hình ảnh sóng đôi: trầu – cau, bến – đò, hoa – bướm, thôn Đoài – thôn Đông; quan niệm về tình yêu gắn bó, thủy chung…
– Thi liệu dân gian: Bài thơ mang vẻ đẹp chân quê, tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Bính.

1. Câu 1 trang 50 SGK
Con người lãng mạn trong bài Tương tư đã thao thức “chín nhớ mười mong” người thương ròng rã suốt “mấy đêm rồi”, mong nhớ hết ngày này đến ngày khác, thậm chí hết tháng này qua tháng khác: “Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”… Theo đạo lí quân tử “tu, tề, trị, bình” Nho gia, nhất là Tống Nho, thì kẻ nam nhi như thế là hỏng quá… Nhưng sức cuốn hút của thơ tình Nguyễn Bính chủ yếu không phải do thái độ thành thực giãi bày nỗi niềm “chín nhớ mười mong” hay do sự cãi lí cho tính phủ hợp quy luật của tình yêu nam nữ, đang biện hộ cho đạo lí nhân văn (không ít nhà thơ lãng mạn đương thời bộc lộ tình cảm yêu đương nhiều khi còn đắm đuối hơn (Ao ước – Tế Hanh), tinh tế hơn (Ngậm ngùi – Huy Cận) hoặc não lòng hơn: “Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ – Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ – Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá – Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ” (Trăng – Xuân Diệu)…), mà sức cuốn hút ấy chủ yếu là bởi những rung động của trái tim thi sĩ (thê hiện trong cấu tứ cũng như ở giọng điệu) dung hợp rất nhuần nhuyễn tính cách dân tộc.
Nỗi nhớ da diết của nhân vật trữ tình trải suốt bài thơ nhưng đến tận cuối bài nỗi nhớ mong ấy vẫn chưa được đền đáp. Chính bởi thế mà nó đã tạo được ra cái cớ để cho dòng tâm trạng của nhân vật trữ tinh được bộc lộ một cách tha thiết và sâu sắc.

2. Câu 2 trang 50 SGK Văn 11

Nét chủ yếu của tính cách dân tộc trong bài Tương tư chính là khuynh hướng cấu tứ khái quát mang ý nghĩa về độ: “chín nhớ mười mong” dài theo ngày tháng, dẫu biệt vô âm tín vẫn tiếp tục đợi chờ: “Bao giờ bến mới gặp đò”, với niềm hi vọng xa vời. “Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”…; và chỉ đến mức ấy thôi, chứ không phải kiểu phản ứng quyết liệt. “Rồi anh chết, anh chết sầu chết héo – Linh hồn anh thất theo dõi hồn em… ” như chàng lãng mạn trong bài Ao ước của Tế Hanh – ý tứ cực đoan này phải chăng chỉ phù hợp với tâm lí một số độc giả thành thị. Phong cách cấu tứ thơ tình yêu với các mức độ tình cảm phù hợp dân tộc tính như vậy đã xuất hiện trong hầu hết những bài thơ khác của Nguyễn Bính. Những nhân vật trữ tình trong thơ Nguyễn Bính (người thật việc thật hoặc hư cấu, khách thể hoặc chủ thể) dẫu có lâm vào trạng huống yêu đơn phương, tình tuyệt vọng… đều ứng xử có chừng mực: một chàng trai bị người yêu thờ ơ, chỉ than thở: “Tinh tôi mở giữa mùa thu – Tinh em lẳng lặng kín như buồng tằm” (Đêm cuối cùng); một cô gái bị lỗi hẹn cũng nhẫn nại đợi chờ: “Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày – Bao giờ em mới gặp anh đây” (Mưa xuân); anh lái đò kia thất tình phẫn chí định bỏ nghề, nhưng rồi lại thôi: “Lang thang anh dạm bán thuyền – Có người trả chín quan tiền lại thôi” (,Anh lái đò); một chàng thất tình khác oán hờn mà chẳng nặng lời: “Em đã sang ngang với một người – Anh còn trồng cải nữa hay thôi? – Đêm qua mơ thấy hai con bướm – Khép cánh tình chung ở giữa trời” (Hết bướm vàng); đau đớn hơn: người yêu yểu mệnh, nhưng nỗi đau ấy đã hòa tan cùng mộng ảo: “Đêm qua nàng đã chết rồi – Nghẹn ngào tôi khóc, quả tôi yêu nàng – Hồn trinh còn ở trần gian – Nhập vào bướm trắng mà sang bên này” (Người hàng xóm)…; và trước thái độ quá thờ ơ của cô gái hái mơ, khách đa tình cũng chỉ trách móc mơ màng:
Cô hái mơ ơi, cô gái ơi
Chả trả lời nhau lấy một lời
Cứ lặng rồi đi, rồi khuất bóng
Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi…
(Cô hái mơ)
Đặc điểm dân gian, dân tộc ấy trong cấu tứ khiến những bài thơ tình Nguyễn Bính, trước và sau 1945 dễ dàng tìm được sự đồng cảm và tiếp đón hào hứng của một số lượng độc giả lớn (thành phố và tỉnh nhỏ, thành thị và nông thôn,…) mà có lẽ chưa nhà thơ lãng mạn nào đạt được.

3. Câu 3 trang 50 SGK Văn 11
Lời nhận định của Hoài Thanh rằng trong thơ Nguyễn Bính có “hồn xưa đất nước” rất đúng với bài Tương tư. Nhà thơ này yêu thôn quê một cách kì lạ, cái tình yêu ấy làm cho thơ ông, ở những câu bình dị nhất, vẫn có sức lôi cuốn, vẫn có cái duyên xao động lòng người:
Báo rằng cách trở đò ngang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…
Dưới mắt ông, những cảnh sắc thông thường ở thôn quê cũng rất gợi cảm, đâu chỉ ánh trăng mới đẹp, mà cảnh mưa phùn gió bấc, hoa xoan, đường lầy hay nắng lửa trưa hè vẫn cứ làm ta xúc động, nhớ thương. Đó là tài năng của ông. Giọng ông vừa cất lên, người ta đã nhận ngay ra hình bóng quê hương làng mạc. Cách ăn nói nghĩ ngợi của bà con làng xóm đã thấm vào Nguyễn Bính. Nhiều khi không hẳn là nghĩa chữ, ý câu mà chỉ bằng cái giọng nói, cái cách nói, Nguyễn Bính đã gửi gắm, giao hoà tâm hồn chúng ta vào trong hồn của quê hương dân dã.
“Hương đồng gió nội” trong thơ Nguyễn Bính sáng tác trước 1945, được đông đảo độc giả mến mộ dài lâu. Hiện tượng ấy khiến chúng ta nhớ lại điều dự báo có sức khái quát của tác giả Thi nhân Việt Nam 50 năm trước: “Nếu các thi nhân ta đủ sức chân thành để thừa hưởng di sản xưa, nếu họ biết tìm đến thơ xưa với một tấm lòng trẻ, họ sẽ phát huy được những gì vĩnh viễn hơn, sâu sắc hơn mà bình dị hơn nòi giống. Nhất là ca dao sẽ đưa họ về với dân quê, nghĩa là với chín mươi phần trăm số người trong nước. Trong nguồn sống dồi dào và mạnh mẽ ấy, họ sẽ tìm ra những vần thơ khống phải chỉ dành riêng cho chúng ta, một bọn người có học mới, mà có thể làm nao lòng hết thảy người Việt Nam”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Tương tư” của Nguyễn Bính số 6

Câu 1 (trang 50 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Tâm trạng và tình cảm của chàng trai:

– Nỗi nhớ mong tha thiết, cồn cào, trở thành “bệnh tương tư” ở chàng trai thôn Đoài:

+ Bộc bạch chân thành nỗi nhớ: ngồi nhớ, chín nhớ mười mong (thành ngữ).

+ Nỗi nhớ ngự trị tự nhiên, da diết, trở thành “bệnh tương tư”: so sánh “bệnh tương tư” của mình với “bệnh gió mưa” của giời, giãi bày tương tư thức mấy đêm rồi.

+ Sự chờ mong triền miên, khắc khoải: Ngày qua ngày …/…thành cây lá vàng.

– Những lời kể lể, trách móc vô lí nhưng đáng yêu và đáng thương của chàng trai:

+ Cớ sao bên ấy… bên này?: trách cô gái không chủ động tìm đến với mình.

+ Nhưng đây cách …/…mà tình xa xôi: kể lể về nghịch lí trong mối tình của mình, đó là khoảng cách tình cảm xa xôi giữa hai người dù khoảng cách địa lí thật gần gũi.

+ Tương tư…/ Biết cho ai, hỏi ai người biết cho: trách than cô gái chẳng hay biết nỗi nhung nhớ và tình cảm chân thành của mình.

– Khát khao gắn bó lâu dài, niềm mong ngóng vừa thiết tha vừa vô vọng:

+ Hi vọng được gặp gỡ, được thành đôi nhưng chỉ nung nấu trong vô vọng, thầm lặng: Bao giờ bến mới gặp đò / Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?

+ Khát khao được nên duyên vợ chồng trong sự gắn bó lâu dài: hình ảnh giầu, cau (trong 4 câu cuối) là biểu tượng cho phong tục cưới xin ở nước ta.

=> Tình cảm của chàng trai là mối tình đơn phương, chưa được hay biết, chưa được đền đáp. Đó là tình cảm chân thành, tha thiết, nung nấu nhưng thầm lặng của chàng trai thôn quê ý nhị, e dè, thụ động.


Câu 2 (trang 50 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Cách bày tỏ tình yêu và giọng điệu thơ, cách so sánh, ví von của bài thơ:

– Cách bày tỏ tình yêu ý nhị, tinh tế, vận dụng cách nói bóng gió đặc trưng của ca dao dân ca với các biện pháp tu từ quen thuộc, hình ảnh mộc mạc, lối so sánh ví von duyên dáng, hấp dẫn:

+ Lối so sánh ví von: sử dụng biện pháp hoán dụ: thôn Đoài (chỉ chàng trai) – thôn Đông (chỉ cô gái), ẩn dụ (bến, đò, hoa khuê các, bướm giang hồ), nhân hóa (Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?).

+ Sử dụng lối nói sóng đôi, tương đồng: Gió mưa…/…của tôi yêu nàng.

+ Dùng nhiều câu hỏi tu từ.

+ Lối nói giãi bày, bộc bạch thường thấy trong ca dao yêu thương tình nghĩa.

– Giọng điệu thơ: khi tha thiết cồn cào, khi trách cứ tủi hờn, khi hi vọng nhưng nhìn chung giọng điệu chủ đạo là giọng chân thành, trầm lắng, vô vọng.


Câu 3 (trang 50 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Qua bài “Tương tư”, chứng minh trong thơ Nguyễn Bính có “hồn xưa của đất nước”:

– Ngôn ngữ mộc mạc, gần gũi, mang đậm cách biểu đạt và bày tỏ bóng gió, xa xôi trong tình yêu của người dân quê Bắc Bộ Việt Nam.

– Tình cảm, cảm xúc chân thành, tế nhị, kín đáo.

– Thể loại thơ dân tộc: lục bát.

– Hình ảnh mộc mạc, đậm chất làng Việt: thôn Đoài, thôn Đông, trầu, cau.

– Lối so sánh, ví von và cách bày tỏ tình cảm đậm đà phong vị ca dao dân ca.


Bố cục

Bố cục: 2 phần

– Phần 1 (16 câu đầu): Nỗi tương tư của chàng trai.

– Phần 2 (4 câu còn lại): Ước vọng lứa đôi hòa hợp.

Nội dung chính

– Bài thơ là tiếng lòng về một tình yêu trong sáng, đơn phương, mạnh mẽ.

– Thể hiện tình cảm chân thành, thấm đượm hồn quê Việt với nhiều nét đẹp văn hóa dân gian.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về bài học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Blogthoca.edu.vn.vn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *