Ông bà người không sinh ra chúng ta nhưng lại sinh ra bố mẹ, nếu không có ông bà sẽ không có chúng ta hôm nay. Tình yêu thương mà ông bà dành cho chúng ta cũng … xem thêm…vô bờ bến, dài rộng, ấm áp và bình yên như tình yêu của bố mẹ vậy. Tiếp tục loạt bài văn về tả người thân trong gia đình, Blogthoca.edu.vn giới thiệu với bạn đọc một số dàn ý bài văn tả ông hay nhất trong bài viết sau để bạn tham khảo.
Dàn ý bài văn tả ông em số 1
I. Mở bài: giới thiệu ông nội
Gia đình em có 5 người, ba mẹ em, ông bà nội và em. Người mà em thân thiết và gần gũi nhất là ông nội. Ông là niềm tự hào, là mục tiêu phấn đấu của em. Ông luôn là người tiếp lửa, là người cho em niềm tin để phấn đấu trong cuộc sống và học tập. bên cạnh đó, ông nội còn là người ảnh hưởng trực tiếp đến nếp sống của em. Em rất yêu quý ông nội.
II. Thân bài
1. Giới thiệu bao quát
Ông nội năm này 72 tuổi. Ông là một thầy giáo về hưu. Từ ngày về hưu ông cứ lầm lũi với mấy chậu kiểng và con chim của ông. Cuộc sống khổ cực đã làm ông vất vả cả cuộc đời, đến cuối đời lại có cuộc sống thanh tịnh. Từ khi nghỉ hưu ông buồn hẳn, nhưng điều đó là điều hiển nhiên mà ông phải chấp nhận.
2. Giới thiệu chi tiết.
a. Tả ngoại hình
- Năm nay, ông nội em 75 tuổiNội cao khoảng gần mét bảy. Khuôn mặt nội hơi tròn.Mái tóc nội màu muôi tiêu, dày và cứngLông mày đậm, hơi xếch.Ông nội luôn tươi cườiNội già nên phải đi khom khom
b. Tả tính tình
- Ông rất tận tụy với công việc và hòa nhã với dồng nghiệp.Cần mẫn làm việc, tuổi trẻ của ông luôn đặt công việc lên hang đầuChăm lo cho con cái rất chu đáo.Yêu thương mọi người.Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.Ông thường dạy em về lòng thương người, lễ phép và sống lễ nghi.
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ về ông nội và tình cảm dành cho ông
- Em rất tự hào về ông.Ông là chỗ dựa vững chắc của em.Ông là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.Ông là tượng đài tráng lệ trong em.
Dàn ý bài văn tả ông em số 2
1. Mở bài: Trong gia đình, ông nội là người em kính yếu nhất
Gia đình là mái ấm hạnh phúc nhất của mỗi con người. Từ nhỏ, bố mẹ em thường xuyên đi công tác xa nhà nên ông là người gần gũi với em nhất. Ông là người mà em kính yêu nhất. Ông đã luôn yêu thương và chăm sóc cho em trong suốt quãng thời ấu thơ.
2. Thân bài:
a) Ngoại hình:
- Ông bước vào tuổi bảy mươi.Dáng người cao tầm thước.Khuôn mặt hiền từ.Đi lại nhanh nhẹn.Ông thường mặc bộ bà ba màu xám.Mái tóc bạc phơ, cắt cao, chải gọn gàng.Đôi mắt không còn tinh anh.Răng đã rụng đi mấy chiếc.Miệng hay mỉm cười hiền hậu.Đôi bàn tay ông gầy gầy, lòng bàn tay chai sần.
b) Tính tình:
- Giọng nói ấm áp, chậm rãiÔng thích làm việc, ít thích nghỉ ngơi.Luôn quan tâm đến con cháuDạy con cháu những điều hay, lẽ phải.Gần gũi với bà con làng xóm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.Ông tham gia công tác của Hội khuyến học và Hội người cao tuổi ở phường.Quan tâm đến các cháu trong phường, quan tâm đến trẻ thơ.
3. Kết bài:
- Ông là chỗ dựa tinh thần cho cả nhàÔng đem lại niềm vùi và sự đầm ấm cho gia đình emEm kính yêu ông vô hạn.Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để đáp lại lòng mong đợi của ông.
Dàn ý bài văn tả ông em số 3
1. Mở bài
Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông ngoại. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.
2. Thân bài
* Tả hình dáng
- Ông gần 80 tuổi, người ông hơi gầy nhưng còn nhanh nhẹn, trán cao, mắt còn tinh, răng rụng nhiều.Ông ăn mặc giản dị, đọc sách báo mới đeo kính và đi bộ xa thường chống gậy.Ông tuy đã già nhưng mỗi buổi sáng vẫn thường xuyên tập thể dục để duy trì sức khỏe hàng ngày.
* Tả tính tình cùng hành động:
- Chăm lao động, chăm việc nhà, tích cực tham gia các công việc xã hội của địa phương, thương yêu và chăm sóc chu đáo.Ông thích chăm sóc cây cối và có thú vui là nuôi chim, những con chim của ông hót líu lo rất hay.Ông luôn hoà nhã đôn hậu được mọi người trong làng rất yêu mến quý trọng.Luôn chỉ bảo mọi người trong nhà những điều hay lẽ phải, đưa ra những lời khuyên với con cháu.
3. Kết bài
- Em yêu quý ông và mong ông khỏe mạnh để sống chung với con cháu.Người ông luôn là tấm gương cho em luôn học hỏi và noi gương trong học tập, trong cuộc sống.Sau này lớn lên dù có đi đâu thì trong tâm trí của cháu ông là người ông đáng mến, hiền hậu và luôn yêu thương cháu.
Dàn ý bài văn tả ông em số 4
I.Mở bài:
Giới thiệu về người ông của của em
Trong gia đình, em kính trọng và yêu quý tất cả mọi người. Những lúc ba mẹ đều bận rộn, em luôn có một “người cha thứ hai” cũng là một “người bạn thân nhất” của em ở ben cạnh – người ông mà em kính yêu nhất.
II.Thân bài
1.Ngoại hình của ông:
- Năm nay ông đã gần đến tuổi bảy mươi nhưng ông vẫn còn rất nhanh nhẹn và minh mẫn lắmMái tóc ông đã bạc trắng như cước, tụa như ông bụt hiền từ trong câu chuyện có cô Tấm ở hiền gặp lànhVầng trán cao rộng đã xuất hiện nhiều nếp nhăn, bên khóe mắt cũng có những vết chân chim, khi ông cười lại hiện lên thật rõ ràng.Làn da ông sạm lại, có những nếp nhăn và những vết đồi mồi của thời gian đã hiện lên thật rõĐôi bàn tay ông đã chai sần vì cả tuổi trẻ vất vả chăm lo cho gia đình đông con
2.Tính cách của ông:
- Ông là một thầy giáo thời chiến, giờ đã về hưuÔng thích chăm cây, mỗi ngày ông đều chăm bón, tưới nước cho vườn cây của mìnhÔng rất cần mẫn, và nhiệt tình, có con cháu cần đến sự giúp đỡ, ông không bao giờ ngại ngần hay chối từMỗi buổi chiều ông thường đánh cờ với những người bạn, nhìn ông khi ấy trầm tư như một vị tiên gia hiền từ và quắc thướcĐối với hàng xóm, ông rất tốt bụng và cởi mở nên ai cũng yêu kính ông
3.Kỉ niệm của em với ông
- Ông hay dạy cho em những bài học về đạo đức về lễ nghi bằng những câu chuyện ngụ ngôn rất sinh độngThú vị nhất là những lúc ông kể cho em nghe về những câu chuyện thời còn chiến tranh với những người chiến sĩ giản dị mà lại kiên cường như những vị anh hùng trong truyền thuyết .Ông hay giảng giải cho em nghe về ý nghĩa những loài cây, loài hoa trong vườn và những câu chuyện rất kì thú về chúngÔng chưa bao giờ trách mắng em, khi em làm sai, ông chỉ ôn tồn giảng giải. Khi em làm việc tốt hay đạt điểm cao, ông luôn tặng cho em những món quà nhỏ
III.Kết bài
Nêu lên tình cảm của em dành cho ông
Em rất biết ơn và kính trọng ông của em. Em muốn nói với ông rằng :Ông ơi, cháu yêu ông nhiều lắm, cháu mong ông sẽ mãi khỏe mạnh và ở bên cháu thật lâu.
Dàn ý bài văn tả ông em số 5
I. Mở bài: Giới thiệu người định tả
Ông ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.
II. Thân bài:
a)Tả hỉnh dáng:
- Ông bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?(Ông năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Ông thường mặc áo ông ba trắng với quần dài đen rất giản dị)Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhãn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi…Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú.
- Mái tóc ngắn nhưng bạc phơ giống như những ông tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi ông cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ Đôi mắt ông còn rất sáng.Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.Ông tay nổi rõ những đường gân xanh.
b)Tả tính tình:
- Những thói quen và sở thích cùa ông: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng ông vẫn thích đi xe đạp, dạo bộ. Ông thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Ông thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.Mối quan hệ của ông với con cháu, hàng xóm…(Ông là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều tốt, điều hay. Thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi ghe. Đối với hàng xóm ông cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến ông).
III. Kết bài: Tình cảm của em đối với ông.
Em yêu quý ông, mong ông sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để ông vui lòng.
Dàn ý bài văn tả ông em số 6
I. Mở bài
Giới thiệu về ông nội của em:
- Mở bài trực tiếp: Ông nội của em tên là Nguyễn Xuân Vinh, ở trong nhà ông nội là người yêu thương em nhất.Mở bài gián tiếp: Kỳ nghĩ hè vừa rồi em được ba mẹ cho về quê nội chơi. Ở nhà nội em ai cũng yêu quý em, đặc biệt là ông nội của em rất thương yêu và lo lắng chăm sóc cho em
II. Thân bài
- Tả dáng vẻ bên ngoài của ông nội: Ông nội em năm nay đã 60 tuổi nhưng trông vẫn còn rất trẻ. Sáng nào ông cũng dẫn em đi tập thể dục ở công viên gần nhà, ông bảo tập thể dục để giữ gìn sức khỏe giúp trẻ hóa cơ thể.Tả phần đầu: Tóc của ông nội em đã xuất hiện tóc bạc. Nội bảo ở người già gọi đó là tóc hoa râm nhìn rất đẹp, còn nếu thanh niên thì gọi là nhuộm highlight.
- Trán và hai bên má của nội đã xuất hiện những nếp nhăn, khi ông nội cười thì có thêm những vết chân chim ở 2 bên mắt.Tả 2 con mắt: Năm nay nội đã già nên ánh mắt của nội không còn tinh lanh nữa mà thay vào đó có màu xám mờ. Nhưng ánh mắt của ông nội rất hiền từ.
- Tả tay chân: Nội em thường tập thể dục nên tuy già nhưng rất khỏe mạnh cứng cáp, nội thường bồng em rồi để lên vai cõng đi chơi khắp xóm.Tả tính cách và hoạt động
- Hàng ngày ông nội thức dậy khá sớm, 4h sáng là nội đã thức dậy pha trà uống nước. Sau đó 5h30 là nội thức em dậy cùng đi tập thể dục.Ông nội rất thích nuôi chim và trồng bonsai. Ở trong nhà ông nuôi nào là Chích chòe, Chào mào, Vẹt… chúng hót cả ngày rất vui. Đặc biệt mỗi lần ông cho mấy chú chim đi tắm và phơi nắng buổi sáng là chúng hót rất nhiều. Trong vườn ông nội trồng rất nhiều hoa đẹp. Đi tập thể dục về là nội cùng em kéo vòi nước đi tưới cây trong vườn.Ông nội của em rất hiền nên hàng xóm ai cũng quý mến ông. Những nhà hàng xóm có việc gì cũng đều mời ông nội của em qua.Mỗi buổi chiều nội thường dẫn em ra bờ sông trước nhà câu cá, sau đó về là nội sẽ nấu canh những con cá câu được cho em ăn. Nên em rất thích được đi câu cá cùng ông.
III. Kết bài
- Nếu cảm nghĩ về ông nội: Em rất quý ông nội của em, em mong ông luôn khỏe mạnh để chơi cùng với emEm sẽ cố gắng học thật giỏi đề hè sang năm ba mẹ tiếp tục cho em về quê chơi với nội.
Dàn ý bài văn tả ông em số 7
1. Mở bài: Giới thiệu người định tảđối với em người gần gũi với em nhất là ông. ông dù chỉ một tiếng đơn sơ thế thôi nhưng rất thân thương với em ngay từ khi em bắt đầu tập nói. hình ảnh ông luôn trong tâm trí của em.
2. Thân bài:
a)Tả hình dáng:
- Ông bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?(Ông năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Ông thường mặc áo ông ba trắng với quần dài đen rất giản dị)Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhãn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi…Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú.
- Mái tóc ngắn nhưng bạc phơ giống như những ông tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi ông cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.Đôi mắt ông còn rất sáng.Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.Ông tay nổi rõ những đường gân xanh.
b)Tả tính tình:
- Những thói quen và sở thích cùa ông: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng ông vẫn thích đi xe đạp, dạo bộ. Ông thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Ông thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.Mối quan hệ của ông với con cháu, hàng xóm…(Ông là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều tốt, điều hay. Thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi ghe. Đối với hàng xóm ông cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến ông).
3. Kết bài: Tình cảm của em đối với ông.ông là người hiền lành thân thiện luôn luôn quan tâm tới chúng em. em rất thương ông vì vậy trong tâm trí em phải luôn nỗ lực học tập và làm nhiều việc tốt cho ông vui
Dàn ý bài văn tả ông em số 8
1. Phần Mở bài
- Nhà em gồm có 5 thành viên: ông bà nội, bố mẹ em và em.Em là thành viên nhỏ nhất nhà nên được quan tâm nhiều nhất.Nếu bà nội là người trực tiếp chăm sóc em trong từng bữa ăn giấc ngủ thì ông nội lại là người lo cho việc học hành của em.Ông còn là “người bạn” tâm tình của em nữa.
2. Phần Thân bài
- Năm nay, ông nội em 65 tuổi. Ông nội đã nghỉ hưu được 5 năm rồi. Ông nội em là công nhân làm ở ga xe lửa Hà Nội.Dáng ông nội thấp, mọi người thường trêu ông em vào dạng “thấp bé nhẹ cân”. Da ông nội ngăm ngăm. Tóc nội bạc muối tiêu và quăn tự nhiên. Nội hiền lành, ít nói. Nội hay làm thơ và làm thơ cũng rất hay.Lúc còn đi làm, nội em thường mặc bộ quần áo đồng phục màu xanh công nhân, đội chiếc mủ, đi đôi giày cũng màu xanh công nhân.Lúc ở nhà ông nội em thường mặc bộ puzama sọc được cắt may rất khéo.Tuy đã về hưu nhưng ông nội em vẫn giữ được thói quen dậy sớm như ngày còn đi làm.Hôm nào cũng vậy, nội em dậy sớm lắm. Hai ông cháu lên sân thượng của khu tập thể để tập thể dục.Ăn sáng xong, bố hoặc mẹ đưa em đi học còn ông ngồi đọc báo hoặc xem chương trình thời sự buổi sáng.Hôm nào, bố mẹ em đi công tác, ông nội đưa em đi họcThường vào buổi tối, ông nội em dạy cho em học bài. Ông nội đã nghỉ hưu nên có thời gian quan tâm đến việc học tập của em. Em có được kết quả học tập như ngày hôm nay, phần lớn là nhờ công của ông nội em đấy.Những lúc hai ông cháu ngồi ngắm trăng, ông thường kể cho em nghe về cuộc sông của nội, về những ngày đầu ông nội xa nhà đi làm công nhân.Khi có chuyện vui hay buồn ở trường, em thường kế cho ông nội em nghe. Điều kì diệu là chỉ ít lời động viên của ông là tất cả sự buồn phiền trong em đều tan biến hết.Từ khi nghỉ hưu, ông nội em làm tổ trương tổ dân phố. Bà con ở khu tập thế cũng như tổ dân phố rất yêu quý và kính trọng ông nội cua em vì ông nội em rất tốt bụng và gương mẫu.
3. Phần Kết bài
- Ông nội em là người ông vô cùng đáng kính trọng của em.Em luôn yêu quý và biết ơn ông nội của em.Ông nội em đúng là một tấm gương sáng cho mọi người noi theo.Em sẽ chăm học, chăm làm để vui lòng ông bà, ba mẹ.
Dàn ý bài văn tả ông em số 9
1) Mở bài:
Giới thiệu về người ông đáng quý của em.
- Trong nhà, ai cũng yêu thương và chăm sóc cho em.Ba mẹ đi làm cả ngày nên ông bà là người gần gũi với em.Bà bận lo việc ăn uống, tắm giặt của em trai em.Ông là người đã luồn bên em khi em có những khó khăn trong học tập
2) Thân bài
a) Tả ngoại hình:
- Ông em năm nay 62 tuổi. Ông đã nghỉ hưu được hai năm.Ông khoẻ mạnh, hồng hào.Mái tóc của ông đã hoa râm.Khuôn mặt ông xương xương.Trán ông cao, rộng.Đã lớn tuổi nhưng mắt ông còn rất tốt. Ông đọc sách, báo không cần kính.Khi đi họp hoặc đi công việc gì đó, ông em thường mặc bộ quần áo bộ đội.Khi ở nhà, ông em mặc bộ quần áo fuzama kẻ sọc nhỏ, rất đẹp.
b) Tả hoạt động
- Ông em đã nghỉ hưu nhưng vẫn tham gia Hội Cựu chiến binh của phường.Sáng sáng, ông dậy rất sớm, tập thể dục, ăn mai xong, ông ngồi đọc báo.Những khi ở nhà, ông thường ra vườn chăm sóc những cây hoa, cây cảnh.Chiều chiều, sau khi ăn cơm chiều xong, cả nhà sum vầy vui vẻ.Khi học bài, em gặp bài toán khó, ông lại giảng cho em.
3) Kết bài
- Em rất yêu quý và kính trọng ông.Nghe lời ông dạy bảo, em luôn chăm chỉ học hành..
Dàn ý bài văn tả ông em số 10
1. Phần Mở bài
- Cơ quan của ba má mình gần nhà ngoại, gần trường học, gần bệnh viện. Vì vậy, cả nhà mình về sống bên ngoại.Ba má mình thường xuyên đi công tác nên ông bà ngoại là người gần gũi và trực tiếp chăm sóc đến mình.Ông bà ngoại rất thương mình vì cậu đã lớn chỉ có mình là nhỏ nhât nhà.Nếu bà ngoại là người chăm cho mình từng bữa ăn, giấc ngủ thì ông ngoại mình lại là người chăm lo cho việc học tập của mình.Mình sẽ tả ông ngoại mình cho bạn nghe nhé.
2. Phần Thân bài
a). Tả ngoại hình
- Năm nay ngoại mình 65 tuổi. Ngoại là công nhân, làm việc ở khu chế xuất quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.Ngoại mình nghỉ hưu đã được 5 năm.Ngoại có khuôn mặt hơi vuông. Da ngoại ngăm ngăm. Mắt ngoại to, lông mày rậm và hơi xếch lên.Dáng ngoại đậm, chắc nịch. Đã 65 tuổi nhưng tóc ngoại còn chưa bạc nhiều.Tay chân ngoại rắn chắc, các bắp thịt nổi lên. Có lẽ là công nhân nên phái làm việc tay chân liên tục nên ngoại mình mới khỏe mạnh như vậy.Ngoại hiền lành, ít nói.Khi chưa nghỉ hưu, hằng ngày ngoại đi làm theo ca. Ngoại mặc bộ quần áo lao động màu xanh công nhân. Ngoại đội một cái mũ bảo hộ lao động.Khi ở nhà, ngoại mình thường mặc cái áo ba lỗ và cái quần soóc đến đầu gối màu xanh.
b). Tả hoạt động
Khi nghỉ hưu, ngoại mình vẫn giữ nếp sinh hoạt như ngày còn đi làm. Ngoại mình thường dậy rất sớm để tập thể dục, sau đó đọc báo rồi bắt tay vào những công việc trong ngày.
- Ngoại thường đọc báo và xem thời sự trên ti vi.Đã nghỉ hưu nhưng lúc nào ngoại cũng luôn tay. Trong nhà có việc gì nặng nhọc một chút là ngoại làm hết.Ngoại mình rất giỏi toán. Nhờ vậy, khi gặp khó khăn trong học tập, ngoại đã giảng bài cho mình. Mình thích hỏi ngoại hơn vì ngoại giảng chậm, dễ hiểu và chẳng bao giờ mắng mình.Nhà ngoại mình không có vườn nhưng ngoại mình đã biến sân thượng thành một mảnh vườn xanh tốt. Ngoại mình mua rất nhiều thùng xốp. mua đất đổ vào rồi ngoại trồng các loại rau xanh và các loại rau thơm. Nhờ được chăm sóc chu đáo nên các thùng rau luôn xanh tốt. Gia đình mình được ăn rau sạch do chính tay ngoại mình trồng đấy.Xem thêm: Phân tích truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn KhảiNgày Tết Trung thu, ngoại dạy cho mình cách làm các loại đèn như đèn ông sao, đèn cá chép,… Ngoại mình khéo tay lắm, bao giờ đèn ngoại làm cho mình cũng đẹp hơn đèn tự làm của những người khác.Từ ngày nghỉ hưu, ngoại mình luôn tham gia đầy đủ những hoạt động của hội Người cao tuổi trong khu phố. Các ông bà, cô chú trong khu phố ai cũng kính nể ngoại mình.
3. Phần Kết bài
- Ngoại mình là một tấm gương sáng cho mình noi theo.Ngoại là trụ cột của gia đình. Với tay nghề vững vàng, ngoại mình đã nuôi cả gia đình.Mình sẽ học tập những đức tính tốt đẹp của ngoại. Mình luôn ghi nhớ lời ngoại dặn: “Mỗi người phải có một cái nghề cho chắc. Có nghề trong tay, chẳng bao giờ chết đói cả”. Bây giờ thì mình mới hiểu câu tục ngữ mà cha ông ta đã dạy bảo con cháu: “Một nghề cho chín hơn chín mười nghề”.
Hi vọng những dàn ý trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc viết bài văn tả ông hoàn chỉnh hay nhất. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Blogthoca.edu.vn.vn