Top 6 Bài soạn “Em bé thông minh” lớp 6 hay nhất

Sự thông minh, trí khôn của con người đặc biệt là người dân lao động luôn được ông cha ta ca ngợi. Trong văn học dân gian, truyện cổ tích về nhân vật có trí … xem thêm…khôn chiếm số lượng lớn. “Em bé thông minh” là một truyện cổ tích đặc sắc của dân tộc ta, truyện đã đưa ra các thử thách để nhân vật vượt qua, khẳng định trí thông minh của mình và tạo nên sức hấp dẫn của câu chuyện. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Em bé thông minh” hay nhất mà Blogthoca.edu.vn đã tổng hợp trong bài viết sau đây.

Bài soạn “Em bé thông minh” số 1

I. Tìm hiểu chung

1. Khái niệm

Truyện cổ tích là loại truyện hư cấu được truyền miệng trong dân gian

Kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật và sự kiện khác nhau

Thường mang yếu tố hoang đường, kì ảo, thể hiện ước mơ của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện với cái ác, sự công bằng và bất công

2. Bố cục

Phần 1: từ đầu … thật lỗi lạc: Giới thiệu việc tìm người tài của nhà vua
Phần 2: tiếp theo… sứ giả nước láng giềng: Sự thông minh, nhanh trí của em bé qua 4 lần thử thách
Phần 3: còn lại: Em bé trở thành trạng nguyên


3. Tóm tắt truyện Em bé thông minh

Có một ông vua nọ sai quan đi dò la khắp nơi để tìm người hiền tài. Một hôm, thấy hai bố con đang làm ruộng bên vệ đường, ông quan ấy liền ra một câu hỏi về số đường trâu cày được trong một ngày. Trong khi ông bố lúng túng, cậu con trai nhanh trí liền hỏi vặn lại. Biết tìm được người tài, vua thử một lần nữa bằng cách bắt làng cậu bé phải làm cho trâu đực đẻ ra trâu con. Một lần nữa, cậu bé giúp làng thoát tội bằng sự mưu trí của mình. Tài năng của cậu tiếp tục được thể hiện trong những câu đố tiếp theo và được vua ban thưởng rất hậu. Hồi đó, vua nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xem nước ta có nhân tài hay không bèn đưa ra câu đố xâu một sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc. Tất cả triều đình không ai giải được ngoại trừ cậu bé thông minh. Nhờ đó, nước ta tránh được họa xâm lăng. Sau đó, cậu bé được phong làm trạng nguyên, xây dinh thự bên cạnh hoàng cung cho em ở để tiện hỏi han.

II. Đọc- Hiểu văn bản

Câu 1 trang 74 SGK văn 6 tập 1:

Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật khá phổ biến trong truyện cổ tích

Tác dụng:

Tạo ra tình huống truyện li kì, hấp dẫn
Tạo sức lôi cuốn, hấp dẫn người đọc
Giúp nhân vật bộc lộ được tài năng, phẩm chất của mình

Câu 2 trang 74 SGK văn 6 tập 1:

Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần, lần sau khó hơn lần trước:

Lần 1: trả lời, đối đáp lại viên quan
Lần 2: đưa nhà vua vào cái bẫy của mình, để nhà vua tự nói ra điều phi lí
Lần 3: trả lời bằng cách đố lại nhà vua
Lần 4: dùng kinh nghiệm đời sống dân gian để giải câu đố của sứ giả nước láng giềng


Câu 3 trang 74 SGK văn 6 tập 1:

Những cách giải đố của em bé:

Đẩy thế bị động về phía người ra câu đố
Làm cho người ra câu đố thấy sự phi lí
Dựa vào kiến thức, kinh nghiệm đời sống
Những cách ấy lí thú ở chỗ nó rất giản dị, hồn nhiên, hoàn toàn dựa vào kiến thức thực tế

Câu 4 trang 74 SGK văn 6 tập 1:

Ý nghĩa của truyện cổ tích Em bé thông minh:

Đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống của nhân dân
Tạo ra tiếng cười hóm hỉnh, hài hước nhưng không kém phần thâm thúy


III. Luyện tập

Câu 1 trang 74 SGK văn 6 tập 1:

Kể diễn cảm truyện này

Câu 2 trang 74 SGK văn 6 tập 1: Kể một câu chuyện về Em bé thông minh mà em biết

Truyện Trạng Lường cân voi:

Một lần, đoàn sứ giả nhà Minh sang nước ta, vua sai Trạng Lường Lương Thế Vinh ra đón tiếp. Sứ thần nhà Minh biết ông chẳng những nổi tiếng về văn chương mà còn uyên bác về khoa học bèn thách: “Vậy quan trạng có thể cân xem con voi kia nặng bao nhiêu được không?”. Trạng đáp: “Được chứ” và lấy chiếc cân đi ra phía bờ sông cân voi. Ông sai lính dắt voi xuống chiếc thuyền lớn đang neo tại bờ sông, đợi khi con voi đã đứng yên thì đánh dấu mép nước bên mạn thuyền, rồi dắt voi lên bờ. Sau đó, ông ra lệnh cho lính khuân đá bỏ vào thuyền, cho đến khi thuyền chìm xuống ngang mực nước đã đánh dấu thì thôi. Thế rồi ông cân voi bằng cách cân hết số đá trong thuyền và làm cho sứ thần nể phục.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Em bé thông minh” số 2

Bố cục:

– Đoạn 1 (Từ đầu … lỗi lạc): Vua sai quan tìm người tài.

– Đoạn 2 (tiếp … láng giềng): Những thử thách chứng tỏ sự thông minh của cậu bé.

– Đoạn 3 (còn lại): Cậu bé làm trạng nguyên.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 74 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Hình thức sử dụng câu đố trong để thử tài nhân vật khá phổ biến trong truyện cổ tích. Tác dụng:

– Tạo ra những tình huống thú vị, li kì để phát triển câu chuyện

– Mang lại sự hấp dẫn cho truyện kể

– Là tình huống để nhân vật bộc lộ trí thông minh và khả năng của mình.

Câu 2 (trang 79 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Sự mưu trí của em bé được thể hiện qua 4 lần:

– Lần 1: đối đáp, đố lại viên quan

– Lần 2: Dùng chính lí lẽ của nhà vua để vua thừa nhận sự phi lí của mình

– Lần 3: Đố lại nhà vua

– Lần 4: Dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố

⇒ Những cách lý giải của em bé thông minh rất hóm hỉnh, lý thú khi:

+ Làm cho người ra câu đố tự nhìn thấy sự phi lý của câu đố

+ Khéo léo chuyển thế bí sang cho người đố

+ Sử dụng kiến thức thực tế để giải đố, khiến người chứng kiến và người nghe thán phục trí tuệ hơn người của em.

Câu 4 (trang 74 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Ý nghĩa truyện em bé thông minh:

– Truyện đề cao giá trị của trí tuệ, ca ngợi sự thông minh, nhanh nhẹn của con người.

– Trí thông minh phải được đúc rút từ kinh nghiệm cuộc sống và vận dụng trực tiếp vào đời sống.

– Truyện tạo ra nhiều tình huống hóc búa, li kì

Luyện tập

Bài 1 (trang 74 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Kể diễn cảm truyện

Bài 2 (trang 74 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Sưu tầm các câu chuyện em bé thông minh từ tập truyện Thần đồng đất Việt.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Em bé thông minh” số 3

Trả lời câu 1* (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng của hình thức này?

Trả lời:

Dùng câu đố để thử tài nhân vật là chi tiết rất phổ biến trong truyện dân gian nói chung, truyện cổ tích nói riêng. Hình thức này có tác dụng sau:

– Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.

– Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển

– Gây hứng thú hồi hộp cho người nghe.


Trả lời câu 2 (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Sự mưu trí thông minh của em bé trong truyện Em bé thông minh được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?

Trả lời:

* Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần:

– Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan – “Trâu cày một ngày được mấy đường?”.

– Lần 2: Đáp lại thử thách của vua đối với dân làng – nuôi ba con trâu đực sao cho chúng đẻ thành chín con trong một năm để nộp cho vua.

– Lần 3: Cũng là thử thách của vua – từ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ thức ăn.

– Lần 4: Câu đố thử thách của sứ thần nước ngoài – xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài.

* Sự thử thách lần sau khó khăn hơn lần trước, vì:

– Xét về người đố: lần đầu là viên quan, hai lần tiếp sau là vua và lần cuối cùng cậu bé phải “đốì đáp” với sứ thần nước ngoài.

– Tính chất oái oăm của câu đố cũng tăng lên.


Trả lời câu 3 (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?

Trả lời:

* Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố:

– Lần 1: Đố lại viên quan.

– Lần 2: Để vua tự nói ra sự vô lí, phi lí của điều mà vua đã đố.

– Lần 3: Cũng bằng cách đố lại.

– Lần 4: Dùng kinh nghiệm đời sống dân gian.

* Những cách giải đố của cậu bé thông minh, lí thú ở chỗ:

– Đẩy thế bí về phía người ra câu đố, lấy “gậy ông đập lưng ông”.

– Làm cho những người ra câu đố tự thấy cái vô lí, phi lí của điều mà họ nói.

– Những lời giải đố đều không dựa vào sách vở, mà dựa vào kiến thức đời sống.

– Làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị và rất hồn nhiên của những lời giải.


Trả lời câu 4 (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Hãy nêu ý nghĩa của truyện Em bé thông minh.

Trả lời:

Truyện Em bé thông minh có các ý nghĩa sau:

– Đề cao trí thông minh dân gian.

– Ý nghĩa mua vui, hài hước.

Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.


Luyện tập

Hãy kể một câu chuyện “Em bé thông minh” mà em biết

Truyện trạng Quỳnh

Lúc Quỳnh còn là học trò nhà nghèo, phải ra đền Sòng xin cấy rẽ. Đền Sòng quê ông là nơi thờ Bà Chúa Liễu nổi tiếng rất linh thiên, không ai là không kinh sợ. Chúa Liễu có nhiều ruộng và bà cũng cho cấy rẽ để lấy lợi. Lần ấy, Quỳnh vào đền khấn mượn đất xong thì khấn quẻ âm dương hỏi Chúa là bà lấy gốc hay lấy ngọn trong vụ thu hoạch tới. Lần đầu Chúa bảo lấy ngọn, thế là vụ ấy Quỳnh trồng khoai lang. Đến khi khoai đã có củ, đào khoai xong, Quỳnh đem hết củ về nhà còn bao nhiêu dây khoai Quỳnh đem để đền bà chúa.

Lần thứ hai, xin âm dương, Chúa đòi lấy gốc để ngọn cho Quỳnh. Mùa ấy Quỳnh liền trồng lúa. Đến mùa gặt, Quỳnh cắt hết bông và đem gốc rạ trả cho Bà Chúa!

Chúa Liễu hai lần bị Quỳnh lừa, tức giận lắm xong đã trót hứa rồi, không biết làm thế nào được. Lần thứ ba, Quỳnh đến xin thì Chúa bảo lấy cả gốc lẫn ngọn, còn khúc giữa cho Quỳnh, Quỳnh giả vờ kêu ca:

– Chị lấy thế em còn gì được nữa !

Khấn đi khấn lại mãi, Chúa nhất định không nghe, Quỳnh về trồng ngô, đến kỳ bẻ ngô bao nhiêu bắp Quỳnh giữ lại, còn ngọn với gốc Quỳnh đem nộp cho Chúa.

Chúa mắc mưu Quỳnh ba lần, đòi lại ruộng, song trong ba vụ ấy, Quỳnh đã kiếm cũng được cái vốn kha khá rồi.

Tóm tắt

Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.

Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.

Nội dung chính:
Truyện đề cao trí thông minh, trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố và vượt qua những thử thách oái ăm). Tạo ra tiếng cười vui vẻ và hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Em bé thông minh” số 4

I. Đọc – hiểu

Bài 1 trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng của hình thức này?

Trả lời

Hình thức dùng các câu đố để thử tài con người rất phổ biến trong các câu chuyện cổ tích. Việc ra câu đố và giải đố, liên kết các sự kiện, nhân vật xung quanh hệ thống câu đố có nhiều tác dụng, trong đó chủ yếu là tạo ra các tình huống để phát triển cốt truyện, tạo sức hấp dẫn, cuốn hút người đọc, người nghe. Bên cạnh đó, tài năng, phẩm chất trí tuệ của các nhân vật cũng được bộc lộ trong quá trình giải quyết các câu đố mà người thường không giải được.

Bài 2 trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?

Trả lời

Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần, lần sau khó hơn lần trước:

– Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan (không ai đi cày lại bỏ công đếm số đường cày trong một ngày).

– Lần thứ hai: Thay mặt dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con).

– Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa).

– Lần thứ tư: Không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng. Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc).

Bài 3 trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?

Trả lời

– Lần 1:

+ Quan đố : Trâu cày một ngày được mấy đường ?

+ Cậu bé giải câu đố bằng cách đố lại : Ngựa một ngày đi mấy bước.

+ Sự đối đáp vô cùng nhanh nhạy tạo nên sự bất ngờ thú vi, khiến viên quan bí không trả lời được.

– Lần 2:

+ Vua ban ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh nuôi đẻ thành 9 con.

+ Cậu bé giải câu đố bằng cách “tương kế tựu kế”, đưa nhà vua vào “bẫy”, trách cha không đẻ em bé để cho vua tự nói điều phi lý. Cậu bé dùng lý lẽ của vua (giống đực không đẻ) để bác ý vua (cần lưu ý trước đó cậu bé đã hiểu ý vua. Khi cho trâu kèm với thúng nếp, trâu ăn cỏ chứ không ăn lúa nếp).

– Lần 3:

+ Vua ban cho một con chim sẻ, yêu cầu thịt chim sẻ thành ba cỗ thức ăn.

+ Cậu bé giải thích câu đố bằng cách đố lại : yêu cầu vua rèn cái kim may thành dao để làm thịt con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn. Dồn nhà vua vào thế bí. A không thực hiện được thì B cũng chịu.

– Lần 4:

+ Sứ giả nước láng giềng thử tài thách đố luồn sợi chỉ qua con ốc.

+ Lần thứ tư, cậu bé giải bằng kinh nghiệm dân gian khiến mọi người bất ngờ thú vị vì nó giản dị và hồn nhiên.

Bài 4 trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Hãy nêu ý nghĩa của truyện cổ tích Em bé thông minh.

Trả lời

Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.

Bằng các tình huống bất ngờ, truyện đã đem lại cho người đọc, người nghe những tiếng cười vui vẻ, thú vị.

Luyện tập

Bài 1 trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Kể diễn cảm truyện này.

Gợi ý

Truyện được xây dựng chủ yếu qua hệ thống các câu đố, tạo nên các tình tiết hồi hộp, li kì, hấp dẫn. Do đó, lời kể cần nêu bật cách xử lí tình huống, phương pháp giải đáp vừa linh hoạt vừa đơn giản và hiệu quả đến bất ngờ.

Hệ thống các câu đối thoại rất độc đáo: mỗi kiểu đối thoại thể hiện một đặc điểm tính cách khác nhau.

– Viên quan có giọng hống hách: “Này lão kia, trâu của lão một ngày cày được mấy đường?”.

– Giọng em bé láu lỉnh, tinh nghịch, hồn nhiên, dí dỏm, hay hỏi vặn lại nhằm mục đích đẩy người đố vào thế bí, thế bị động.

– Giọng ông bố có vẻ cam chịu, có phần sợ hãi: “Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay mất đầu con ạ!”.

Tham khảo ngay một số bài văn mẫu kể diễn cảm truyện Em bé thông minh.

Bài 2* trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Hãy kể một câu chuyện “Em bé thông minh” mà em biết.

Trả lời

Gợi ý: Kể một câu chuyện hoặc một tình huống ứng xử thông minh của một em bé mà em được chứng kiến hoặc được xem trên vô tuyến, đọc trên báo chí. Có thể tham khảo thêm các sách như: Thần đồng xưa của nước ta của Quốc Chấn, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi (tập 2), Truyện Trạng Quỳnh, Truyện Trạng Lợn,…

Tham khảo câu chuyện sau:

Có một lão nông dắt lừa đi mua đồ. Trên đường đi về, vì quá mệt nên lão đã chọn một gốc cây xanh, tán rộng để chợp mắt đôi chút. Lúc lão ngủ, con lừa bị ai đó dắt đi mất. Tỉnh dậy, lão vô cùng bàng hoàng và vội vàng chạy đi tìm ngay.

Trên đường đi tìm con lừa, lão gặp một cậu bé. Lão hỏi:

– Này cháu, cháu có thấy con lừa của ta đâu không?

– Có phải con lừa bị mù một mắt bên trái, què một chân bên phải và đang chở lúa phải không ạ?

– Đúng, đúng là nó. Thế cháu nhìn thấy nó ở đâu?

– Cháu không nhìn thấy nó ở đâu cả.

– Vừa tả con lừa kỹ càng thế mà bảo không thấy hả? Con lừa của ta đâu? Mang ngay ra đây cho ta.

– Ơ kìa, cháu đã bảo cháu không biết cơ mà. Tại sao ông không hỏi ai mà cứ hỏi cháu.

– Ở đây chỉ có mình tao với mày, không hỏi mày thì tao hỏi ai? Con lừa của ta đâu?

– Cháu không biết, cháu đã nói là cháu không biết cơ mà.

– A, cái thằng này dám láo. Dám đùa giỡn ta hả? Đã trộm cắp lại còn ngoan cố.

Nhất quyết đổ cho cậu bé tội ăn cắp lừa, lão nông tức giận lôi cậu bé lên gặp quan tòa và đòi kiện. Trước mặt quan tòa, lão nông kể lể sự tình cùng những lập luận của mình. Quan tòa nghe có đôi chút băn khoăn, hỏi cậu bé:

– Này cậu bé, sao cháu lại trộm lừa của ông ta?

– Cháu không ăn trộm, thậm chí, cháu còn chưa hề nhìn thấy lừa khi cháu gặp ông ấy.

– Không trông thấy sao cháu tả tỉ mỉ thế?

Vì cháu nhìn thấy dấu chân của một con lừa nhưng dấu chân trái khác với chân phải nên cháu biết con lừa đang đi khập khiễng. Cháu biết con lừa bị mù mắt trái vì đám cỏ bên phải bị ăn sạch còn đám cỏ bên trái thì không. Và con lừa này có lẽ đang chở lúa mì vì trên đường còn vương vãi đầy hạt.

Nghe những lập luận của cậu bé, vị quan tòa gật gù tỏ vẻ hài lòng. Sau đó, ra lệnh cho quân lính giam lão nông lại nhưng vì lão nông biết lỗi và van nỉ xin tha nên quan tòa mủn lòng đồng ý.

Tóm tắt truyện Em bé thông minh
Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.
Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.
Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.

Ghi nhớ
Đây là truyện cổ tích về nhân vật thông minh – kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm,…) từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Em bé thông minh” số 5

I. Về thể loại

Văn bản Em bé thông minh thuộc thể loại truyện cổ tích. Truyện cổ tích có những đặc điểm như sau:

Phản ánh cuộc sống hằng ngày của nhân dân ta
Trong truyện thường có một số kiểu nhân vật chính như: nhân vật bất hạnh (người mồ côi, người em út, người con riêng, người có ngoại hình xấu xí,…), nhân vật thông minh, nhân vật có tài năng kỳ lạ, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật,…
Thường có những yếu tố kỳ ảo, hoang đường, đóng vai trò cán cân công lý, thể hiện khát vọng công bằng, ước mơ và niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện với các ác, cái xấu với cái tốt.


II. Tóm tắt

Có một ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài cho đất nước nên đã cho viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đi đến đâu cũng ra những câu hỏi khó, hóc búa để thử tài. Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang cày ruộng bèn hỏi một câu hỏi rất khó về đường cày của trâu, ông bố không trả lời được, cậu con trai liền nhanh trí hỏi vặn lại khiến cho viên quan thua cuộc. Viên quan về kể lại chuyện này với nhà vua, biết đã tìm được người tài, nhưng nhà vua vẫn muốn thử cậu bé này một lần nữa, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lý trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu cả làng thoát tội Sau đó, cậu giải được nhiều câu đó của nhà vua và được nhà vua ban thưởng rất hậu hĩnh.

Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nước ta, nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không. Bèn cho sứ giả mang sang một con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu và đố xâu được sợi chỉ qua. Triều đình không ai trả lời được, chỉ có duy nhất cậu bé tìm ra lời giải và cứu đất nước một cuộc chiến tranh. Và từ đó, nhà vua xây cho cậu bé dinh thự ngay cạnh hoàng cung để tiện hỏi han, đồng thời, phong cho cậu làm Trạng nguyên.

III. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Hình thức sử dụng câu đố để thử tài nhân vật rất phổ biến trong những câu chuyện dân gian, đặc biệt là chuyện cổ tích. Tác dụng của hình thức này đó là:

Tạo tình huống để phát triển cốt truyện
Tạo ra những thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất
Tạo nên sự hứng thú và hồi hộp cho người nghe


Câu 2:

* Sự mưu trí, thông minh của cậu bé được thử thách qua 4 lần:

Lần 1: trả lời câu hỏi của viên quan “một ngày trâu cày được mấy đường?”
Lần 2: đáp lại thử thách của vua đối với dân làng, nhà vua bắt dân làng nuôi 3 con trâu đực sao cho sau một năm đẻ ra 9 con trâu con để nộp cho vua
Lần 3: cũng đáp trả thử thách của nhà vua, từ một con chim sẻ làm thành 3 mâm cỗ thức ăn
Lần 4: là thử thách của sứ giả nước ngoài, xâu một sợi chỉ mỏng qua một con ốc vặn rất dài
* Sự thử thách của những lần sau khó hơn lần trước, vì: Xét về người đố, lần đầu là viên qua, lần sau là vua và lần cuối cùng, cậu bé phải “đối đáp” với sứ giả người nước ngoài. Và vì thế, tính chất oái oăm của câu đố cũng được tăng lên.

Câu 3:

* Có thể nói, trong mỗi thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố:

Lần 1: hỏi ngược lại viên quan làm ông cứng họng
Lần 2: Để nhà vua tự nói ra sự vô lý trong câu đố của mình
Lần 3: cũng bằng cách đố ngược lại nhà vua
Lần 4: cậu bé dùng kinh nghiệm dân gian để giải câu đố của sứ giả nước ngoài
* Theo em, những cách giải đố trên thú vị ở chỗ:

Đẩy người đố vào thế bí, gậy ông đập lưng ông
Làm cho người ra câu đố tự cảm thấy điều phi lý trong câu đố mà họ đã nói
Những lời giải đố hoàn toàn không dựa vào kiển thức sách vở mà dựa vào kiến thức đời sống hằng ngày
Làm cho người ra câu đố, người nghe, người chứng kiến phải ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị và rất hồn nhiên của những lời giải


Câu 4:

Ý nghĩa của truyện Em bé thông minh: Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải câu đố, vượt những thách đố oái oăm,…), từ đó, tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Em bé thông minh” số 6

Câu 1:

Hình thức dùng câu đố thử tài nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích. Vừa tạo sự hấp dẫn, cuốn hút người đọc, lại tạo ra tình huống phát triển cốt truyện đơn giản đến phức tạp, đồng thời thể hiện tài năng, trí tuệ hơn người của nhân vật.

Câu 2:

Sự thông minh được thử thách qua bốn lần:

– Lần 1: viên quan hỏi về đường cày của trâu.

– Lần 2: đố nuôi trâu được đẻ con.

– Lần 3: thịt một con chim sẻ thành ba cỗ bàn thức ăn.

– Lần 4: đố xâu sợi chỉ mềm qua đường ruột ốc dài.

Các thử thách ngày càng khó. Vì vị trí quan trọng người đố tăng dần, người giải đố cũng rộng hơn, và mức khó tăng lên càng thể hiện sự thông minh của cậu bé.

Câu 3:

Sự lí thú ở những cách giải đố: dùng các kiến thức ngay trong thực tế đời sống, tạo nên sự ngạc nhiên và thán phục cho mọi người.

– Lần 1: đố lại viên qua.

– Lần 2: dùng lí lẽ của vua để thừa nhận sự phi lí.

– Lần 3: đố lại nhà vua.

– Lần 4: dùng kinh nghiệm dân gian.

Câu 4:

Ý nghĩa truyện: Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (trong câu đố và cách giải đố); truyện tạo ra tiếng cười bất ngờ, vui vẻ.

Luyện tập

Câu 2*: Hãy kể một câu chuyện “Em bé thông minh” mà em biết.

Câu chuyện Em bé thông minh, có thể tham khảo: thần đồng Quốc Chấn, trạng Quỳnh,…

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về bài học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Blogthoca.edu.vn.vn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *