Top 6 Bài soạn “Người trong bao” của Sê-khốp lớp 11 hay nhất

An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860-1904) là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX, nhà cách tân thiên tài về hai thể loại truyện ngắn và … xem thêm…kịch nói. Truyện ngắn “Người trong bao” được sáng tác năm 1898 trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta, trên bán đảo Crưm, biển Đen. Qua hình tượng người trong bao tác giả phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX từ đó nhà văn khẩn thiết thức tỉnh mọi người: Không thể sống mãi như thế được. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn hay nhất mà Blogthoca.edu.vn đã tổng hợp dưới bài viết sau đây.

Bài soạn “Người trong bao” của Sê-khốp số 1

Bố cục

– Mở truyện: cuộc trò truyện ở gần nhà kho giữa bác sĩ thú y và thầy giáo

– Thân truyện: chân dung và tính cách nhân vật Bê-li-cốp

– Kết truyện: nhận xét của bác sĩ thú y- người nghe truyện

Tóm tắt

Bê-li-cốp là giáo viên trung học dạy tiếng Hi Lạp cổ, nổi tiếng khắp thành phố nước Nga vì cách ăn mặc kì quái. Tất cả những vật dụng của ông đều được cho trong cái bao. Bản thân ông luôn thu mình vào cái vỏ để bảo vệ, ngăn cách mình với thế giới bên ngoài. Có nhiều người mỉa mai châm biếm ông và Va-ren-cô, ông và Cô-va-len-cô cãi nhau. Bê-li-cốp dọa sẽ báo cáo với hiệu trưởng những điều trông thấy về hai chị em Va-ren-cô nên Cô-va-len-cô túm áo xô mạnh khiến Bê-li-cốp ngã xuống cầu thang, Va-ren-ca nhìn thấy cười phá lên cười, ông thấy nhục nhã, lo sợ, vội vã về nhà. Một tháng sau Bê-li-cô qua đời nhưng trong thành phố còn nhiều người trong bao như thế.

Câu 1 (trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Hình tượng Người trong bao – nhân vật Bê-li-cốp

Chân dung Bê-li-cốp: kì quái, khác người

+ Cách ăn mặc, phục sức

+ Tất cả đều cho vào trong bao, mang bao: giày, ủng, kính, ô…

+ Cố giấu ý nghĩ vào trong bao

+ Không dám to tiếng, có ý kiến

Tính cách Bê-li-cốp:

– Khái quát khát vọng: thu mình trong vỏ bọc, ngăn cách với những tác động bên ngoài

– Sống với mọi người, trong một môi trường xã hội, khát vọng ấy thêm phần khó hiểu, lập dị

– Bê-li-cốp nhút nhát, ghê sợ hiện tại nhưng lại ngợi ca, tôn sùng quá khứ

– Thích sống theo thông tư, chỉ thị một cách máy móc, giáo điều, rập khuôn như chiếc máy

– Tính cách kì quái thể hiện trong cách ngủ, mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè…

→ Nhân vật cô độc, luôn lo lắng, sợ hãi, sợ tất cả mọi thứ, hèn nhát, cô độc, giáo điều

– Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ tới tinh thần, lối sống của mọi người

Đây là nhân vật điển hình cho xã hội, là hiện tượng đang tồn tại trong bộ phận trí thức Nga cuối thể kỉ XIX, đang phát triển mạnh trên con đường tư bản hóa nước Nga cuối thế kỉ XIX

Câu 2 (trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Cái chết của Bê-li-cốp bất ngờ nhưng tất yếu với tính cách:

– Bê-li-cốp bị đẩy ngã xuống cầu tháng, Va-ren-ca nhìn thấy, cười phá lên: Bê-li-cốp thấy mình biến thành trò cười của thiên hạ, trước tiếng cười của Va-ren-ca

Hắn chết và hắn được nằm trong quan tài: cái bao bền vững nhất, đó là khát vọng mãnh liệt, kì dị của Bê-li-cốp

– Bê-li-cốp còn sống mọi người sợ hãi, căm ghét, bị ám ảnh.

– Khi Bê-li- cốp chết mọi người thấy thoải mái, nhẹ nhàng nhưng chưa bao lâu thì cuộc sống lại diễn ra như cũ: nặng nề, mệt nhọc, vô vị, tù túng

– Muốn nói tới tác động dai dẳng, nặng nề, kiểu người Bê-li-cốp ám ảnh, đầu độc bầu không khí trong sạch, kìm hãm sự tiến bộ của xã hội nước Nga

→ Nhà văn thức tỉnh mọi người không thể sống như thế mãi

Câu 3 (trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 2):

– Nghĩa đen: Vật dụng đựng có hình túi hoặc hình hộp, vật dụng quen dùng của Bê-li-cốp

– Nghĩa bóng: Lối sống và tính cách của Bê-li-cốp

– Nghĩa biểu trưng: cái bao và Bê-li-cốp biểu trưng cho lối sống thu mình, ích kỉ, hèn nhát → Giá trị phê phán

– Ý nghĩa phổ quát: Nước Nga lúc bấy giờ cũng là chiếc bao trói buộc tự do con người → giá trị tố cáo

→ Biểu tượng người trong bao có tính nghệ thuật, phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bảo thủ

Câu 4 (trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Đặc sắc nghệ thuật

– Ngôi kể: ngôi thứ nhất (Pu-rơ-kin), tác giả giữ ngôi kể thứ ba, tăng tính chân thật, khách quan cho câu chuyện

– Giọng kể trầm tĩnh, bình thản, khách quan nhưng trăn trở, bức bối

– Xây dựng hình tượng nhân vật có tính khái quát, cụ thể

– Hình ảnh “cái bao”, câu nói được lặp đi lặp lại “nhỡ lại xảy ra việc gì thì sao” → giá trị nghệ thuật cao

Câu 5 (trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Ý nghĩa thời sự của truyện “Người trong bao”

– Lối sống hèn nhát, cố chấp, bảo thủ vẫn tồn tại trong xã hội, đặc biệt trong học đường ( ích kỉ, giáo điều, hèn nhát…)

– Cần bày tỏ thái độ trước lối sống trong bao đó:

+ Phê phán, chỉ trích, không đồng tình

+ Xác định lối sống lành mạnh, chan hòa, đúng chuẩn mực văn hóa, đạo đức cộng đồng

LUYỆN TẬP

Bài 1 (Trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Tôi là Bê-li-cốp, một giáo viên dạy tiếng Hi Lạp cổ. Tôi thấy sợ thế giới bên ngoài nên đi đâu tôi cũng luôn mặc kín bưng, tôi thích nhét các vật dụng như đồng hồ, ô… vào trong bao. Khi tới nhà đồng nghiệp hay bạn bè, tôi thường ngồi nhìn mọi vật xung quanh, không nói năng gì rồi ra về. Tôi thích ngủ kín mít chăn, đóng kín cửa, tôi cũng không thích giao du với hàng xóm. Tôi cảm thấy khó chịu khi ai đó vẽ tranh châm biếm tôi và Va-ren-ca người phụ nữ tôi yêu thương nên tôi kể với Co-va-len-ca. Tôi nghĩ cần sống đúng theo chỉ thị, hành xử phải thận trọng, cẩn thận. Tôi thấy kinh khủng khi Va-ren- ca là con gái mà đạp xe, nên tôi góp ý với em cô ấy. Không ngờ thằng bé xô tôi ngã nhào xuống cầu thang, đúng lúc đó Va-ren-ca trở về nhìn thấy tôi thì phá lên cười, tôi thấy xấu hổ vô cùng.

Bài 2 (Trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Bê-li-cốp không chết, ông tỉnh ngộ và trút bỏ hết những chiếc bao bên ngoài mình để sống cuộc đời tự do hơn. Ông trở nên thân thiện, trò chuyện với mọi người vui vẻ, cởi mở hơn. Ông cùng đạp xe với Va-ren-cô mỗi khi hai người gặp nhau. Ông chuyển tới căn nhà thoáng mát, có nhiều cửa sổ hơn, và sống cuộc đời mới.

Bài 3 (Trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 2):

E. Người mang vỏ ốc là tên truyện phù hợp với nhan đề truyện ngắn “Người trong bao”

Bởi tên này cũng gợi lên hình ảnh có tính biểu tượng, vừa châm biếm, mỉa mai, vừa u buồn.

Bài 4 (Trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Một số thành ngữ, tục ngữ Việt Nam nói về hiện tượng người trong bao:

Mũ ni che tai

Nhát như cáy/ thỏ đế

Rùa rụt cổ

Voi thụt vòi

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Người trong bao” của Sê-khốp số 2

I. Vài nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

An-tôn Páp-lô-vich Sê-khốp (1860 – 1904), nhà văn Nga kiệt xuất, sinh ra và lớn lên trong một gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta-gan-rốc, bên bờ biển A-dốp. Ông vừa là nhà văn, vừa tham gia nhiều hoạt động văn hóa, xã hội. Năm 1887, ông được nhận Giải thưởng Pu-skin của Viện Hàn lâm khoa học Nga. Năm 1900, Sê-khốp được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Sê-khốp đế lại hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa, trong đó có nhiều tác phẩm đặc sắc: Anh béo anh gầy, Con kì nhông, Phòng số 6, Đảo Xa-kha-lin, …

Từ những cốt truyện rất giản dị, tác phẩm của Sê-khốp thường đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa. Sê-khốp là đại biểu cuối cùng của văn học hiện thực Nga nửa cuối thế kỉ XIX, nhà cách tân thiên tài về thể loại truyện ngắn và kịch nói.

2. Tác phẩm

– Hoàn cảnh sáng tác: trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I – an – ta, trên bán đảo Crưm, biển Đen.

– Người trong bao là một phát hiện độc đáo, đặc sắc của nhà văn. Câu chuyện cười ra nước mắt về cuộc đời một con người mắc chứng bệnh sự hãi, sống, chết đều thảm hại… không chỉ phản ánh thực trạng xã hội và còn có ý nghĩa triết lí sâu sắc.

Bố cục: 3 phần

+ Mở truyện: cuộc trò chuyện ở gần nhà kho giữa hai người bạn Bu-rơ-kin và I-va I-van-nứt.

+ Thân truyện: Bu-rơ-kin kể về cuộc đời và tính cách của Bê-li-cốp.

+ Kết truyện: nhận xét của I-va I-van-nứt khi nghe chuyện

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Nhân vật Bê-li-cốp được miêu tả:

* Chân dung:

– Bộ mặt: giấu trong cổ áo bành tô bẻ cao, mắt đeo kính râm.

– Trang phục: luôn mặc áo màu đen, đi giầy cao su, mặc áo bông chần, đeo kính râm.

– Đồ dùng: cái ô, đồng hồ quả quýt, chiếc dao nhỏ để gọt bút chì… đều được để trong bao.

=> Chân dung kì quái, lập dị, được che chắn, bao bọc trong hình thức một cái bao, không dám đối mặt với thực tế, “trốn tránh cuộc sống thực”.

* Tính cách Bê-li-cốp:

– Nhút nhát, ngại giao tiếp “thu mình vào trong vỏ, tạo cho mình một thứ bao có thể ngăn mình khỏi những ảnh hưởng từ bên ngoài”.

– Ý nghĩ cũng giấu vào trong bao, không bao giờ dám có ý kiến về một vấn đề nào.

– Trốn tránh hiện tại, ca ngợi quá khứ – ngợi ca tiếng Hi Lạp cổ.

– Bảo thủ, giáo điều, sùng bái cấp trên và những chỉ thị thông tư một cách máy móc, rập khuôn.

– Luôn cô độc, lo lắng sợ hãi.

+ Ở nhà luôn đóng cửa, cài then, buồng ngủ chật như một cái hộp, khi ngủ kéo chăn trùm đầu kín mít.

+ Câu nói cửa miệng: “nhỡ lại xảy ra chuyện gì”.

→ Là một người cô độc, lạc lõng, sợ hãi, thích sống dập khuôn như một cái máy vô hồn và luôn thỏa mãn, hài lòng với cuộc sống của mình.

– Lối sống của Bê-li-cốp dã ảnh hưởng đến tinh thần và hoạt động của mọi người: mọi người đều sợ hắn, cả thầy hiệu trưởng cũng sợ…, cả thành phố sợ hắn.

=> Bê-li-cốp đại diện cho những chỉ thị, thông tư, điển hình cho một kiếp người, một hiện tượng xã hội đã và đang tồn tại trong cuộc sống của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX.

Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Bê-li-cốp chết vì:

* Nguyên nhân trực tiếp:

– Vì va chạm với Cô – va – len – cô, Bê-li-cốp bị ngã cầu thang.

– Vì bị sốc trước thái độ của Va-ren-ca.

* Nguyên nhân sâu xa: lo sợ việc mình bị ngã ở nhà Va-ren-ca sẽ đến tai ngài hiệu trưởng, ngài thanh tra.

→ Bê-li-cốp đã tìm được chiếc bao mà mình muốn, cả đời không ai có thể kéo hắn ra khỏi vỏ bọc của mình nữa.

* Tình cảm và thái độ của mọi người đối với Bê-li-cốp:

– Khi Bê-li-cốp còn sống: mọi người đều sợ hãi, căm ghét, bị ám ảnh.

– Khi Bê-li-cốp chết:

+ Mọi người thờ ơ, nhẹ nhõm, thoải mái.

+ Một tuần sau, mọi chuyện lại diễn ra như cũ: nặng nề, mệt nhọc, vô vị. Bởi dù chết nhưng còn bao nhiêu là người trong bao, thậm chí trong tương lai sẽ còn bao kẻ như thế nữa.

=> Ảnh hưởng của mọi người đối với Bê-li-cốp thật dai dẳng. Cái chết của Bê-li-cốp như một sự tất yếu, phản ánh việc đã đến lúc phải thay đổi cuộc sống công thức, rập khuôn, máy móc.

Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

* Ý nghĩa tư tưởng – nghệ thuật của biểu tượng “cái bao”:

– Nghĩa gốc: Là dụng cụ đựng đồ vật.

– Nghĩa biểu tượng: chỉ cuộc sống gò bó, thu hẹp của một kiểu người trong xã hội Nga nửa cuối thế kỉ XIX.

* Chủ đề, tư tưởng của tác phẩm: chỉ một loại người tự biến mình thành một món đồ, một cái máy chấp hành đầy đủ mọi yêu cầu, nguyên tắc. Qua đó, tác phẩm cũng phản ánh tình trạng nước Nga cuối thế kỉ XIX chìm đắm trong trì trệ, khủng hoảng.

Câu 4 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình: qua chân dung, lối sống, tính cách,… đều làm nổi bật tính cách nhân vật.

– Nghệ thuật xây dựng hình tượng điển hình: “cái bao”.

– Nghệ thuật chọn ngôi kể và giọng kể:

+ Ngôi kể: người kể là người thầy giáo lại là người ở phòng đối diện của và người tái hiện lại câu chuyện là nhà văn → tạo ra tính khách quan, gần gũi.

+ Giọng kể: mỉa mai, châm biếm và kèm bình luận.

– Nghệ thuật tương phản: xây dựng nhân vật Bê-li-cốp tương phản với chị em Va-ren-ca và mọi người xung quanh.


Câu 5 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Ý nghĩa thời sự của truyện ngắn Người trong bao

– Tác phẩm phản ánh sự bế tắc, trì trệ của xã hội Nga những năm cuối thế kỉ XIX đã sinh ra kiểu người luôn thu mình trong bao.

– Là tiếng nói đòi sự thay đổi của xã hội.

– Cần loại bỏ lối sống thu mình, ích kỉ, cá nhân, cần sống chan hòa với mọi người xung quanh.

Luyện tập

Bài 1 (Trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Tôi là Bê-li-cốp, một giáo viên dạy tiếng Hi Lạp cổ. Tôi thấy sợ thế giới bên ngoài nên đi đâu tôi cũng luôn mặc kín bưng, tôi thích nhét các vật dụng như đồng hồ, ô… vào trong bao. Khi tới nhà đồng nghiệp hay bạn bè, tôi thường ngồi nhìn mọi vật xung quanh, không nói năng gì rồi ra về. Tôi thích ngủ kín mít chăn, đóng kín cửa, tôi cũng không thích giao du với hàng xóm. Tôi cảm thấy khó chịu khi ai đó vẽ tranh châm biếm tôi và Va-ren-ca người phụ nữ tôi yêu thương nên tôi kể với Co-va-len-ca. Tôi nghĩ cần sống đúng theo chỉ thị, hành xử phải thận trọng, cẩn thận. Tôi thấy kinh khủng khi Va-ren- ca là con gái mà đạp xe, nên tôi góp ý với em cô ấy. Không ngờ thằng bé xô tôi ngã nhào xuống cầu thang, đúng lúc đó Va-ren-ca trở về nhìn thấy tôi thì phá lên cười, tôi thấy xấu hổ vô cùng.

Bài 2 (Trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Bê-li-cốp không chết, ông tỉnh ngộ và trút bỏ hết những chiếc bao bên ngoài mình để sống cuộc đời tự do hơn. Ông trở nên thân thiện, trò chuyện với mọi người vui vẻ, cởi mở hơn. Ông cùng đạp xe với Va-ren-ca mỗi khi hai người gặp nhau. Ông chuyển tới căn nhà thoáng mát, có nhiều cửa sổ hơn, và sống cuộc đời mới.


Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Không nên thay nhan đề Người trong bao bằng các nhan đề khác bởi nhan đề Người trong bao là một nhan đề giàu hình ảnh, vừa mang tính khái quát lại gây ấn tượng sâu sắc:
– Đó là sáng tạo của tác giả
– Là cách dịch sát nghĩa với nguyên tác nhất.

Câu 4 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Một số thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có nội dung gần với lối sống và kiểu người trong bao:
– Con ốc nằm co.
– Co vòi rụt cổ.
– Rùa rụt cổ…

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Người trong bao” của Sê-khốp số 3

Câu 1 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

– Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp: một kẻ sống trong bao hèn nhát, kì quặc, thảm hại.

+ Lối sống: ăn mặc kì quái (áo bành tô ấm cốt bông, đội mũ, đi giày, che ô), đồ dùng đều để vào bao, phòng ngủ như cái hộp.

+ Suy nghĩ: giấu vào bao, luôn sợ “nhỡ xảy ra chuyện gì”, ca tụng quá khứ, ghê sợ hiện tại, thấy cuộc sống thật khó chịu, đáng sợ (Ví dụ: chuyện chị em Va-ren-ca đi xe đạp).

+ Ứng xử kì dị với đồng nghiệp: đi hết nhà này đến nhà khác nhưng không nói gì, chỉ kéo ghế ngồi và quan sát.

– Chi tiết tiêu biểu cho tính cách của Bê-li-cốp: cái bao.

– Lối sống của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng sâu sắc tới tinh thần và hoạt động của các giáo viên cùng nhân dân thành phố.


Câu 2 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

– Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Bê-li-cốp:

+ Nguyên nhân trực tiếp: tiếng cười của Va-ren-ca trở thành vết xé đầu tiên vào cái bao của Bê-li-cốp, làm bùng nổ mọi nỗi sợ hãi, hổ thẹn của hắn.

+ Nguyên nhân sâu xa: khát khao cháy bỏng muốn tìm một cái bao vĩnh hằng để không gì có thể xâm phạm được, chỉ có cái quan tài, cái chết mới đem lại điều đó và khiến hắn thấy nhẹ nhàng, thoải mái.

– Thái độ và tình cảm của mọi người đối với Bê-li-cốp:

+ Lúc y còn sống: căm ghét, sợ hãi, ám ảnh.

+ Khi y đã qua đời: thoải mái, dễ chịu nhưng sau đó lại cảm ngột ngạt như trước.

=> Tác hại khủng khiếp của lối sống trong bao của Bê-li-cốp đã ăn sâu vào tiềm thức, đầu độc tinh thần của mọi người.


Câu 3 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

– Biểu tượng “cái bao”:

+ Nghĩa đen: chỉ vật đựng đồ.

+ Nghĩa bóng: chỉ lối sống thu mình hèn nhát, thảm hại.

– Chủ đề tư tưởng của truyện: Kiểu người trong bao, lối sống trong bao là một thứ thuốc độc giết chết ý nghĩa cuộc đời và đẩy xã hội vào sự trì trệ, ngu dốt, thảm hại.


Câu 4 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Nghệ thuật đặc sắc của truyện:

– Ngôi kể: kết hợp giữa ngôi thứ nhất (Bu-rơ-kin xưng “tôi”) và ngôi thứ ba (tác giả).

– Giọng kể: khách quan, bình thản, chân thật, sắc sảo.

– Cách xây dựng nhân vật điển hình: Bê-li-cốp đại diện cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội, một lối sống thu mình hèn nhát, vô vị và ngột ngạt.

– Cách xây dựng biểu tượng: cái bao là biểu tượng đặc sắc nhất trong truyện, biểu trưng cho lớp vỏ ngăn cách với bên ngoài, cho lối sống thu mình đáng lên án.


Câu 5 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Ý nghĩa thời sự của truyện ngắn “Người trong bao”:

– Đối với xã hội Nga đương thời: Gián tiếp phản ánh không khí tù túng, trói buộc của nền chuyên chế cuối thế kỉ XIX khiến con người sống một cách hèn nhát, thảm hại, sơ hãi.

– Đối với thời đại hiện nay: kiểu người Bê-li-cốp vẫn tồn tại trong xã hội, nhiều người sống thu mình trong một lớp vỏ khiến cuộc đời mất đi ý nghĩa và xã hội cũng trì trệ vì họ.


Luyện tập

Câu 1 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Tôi là Bê-li-cốp, một giáo viên dạy tiếng Hi Lạp cổ. Tôi thấy sợ thế giới bên ngoài nên đi đâu tôi cũng luôn mặc kín bưng, tôi thích nhét các vật dụng như đồng hồ, ô… vào trong bao. Khi tới nhà đồng nghiệp hay bạn bè, tôi thường ngồi nhìn mọi vật xung quanh, không nói năng gì rồi ra về. Tôi thích ngủ kín mít chăn, đóng kín cửa, tôi cũng không thích giao du với hàng xóm. Tôi cảm thấy khó chịu khi ai đó vẽ tranh châm biếm tôi và Va-ren-ca người phụ nữ tôi yêu thương nên tôi kể với Co-va-len-ca. Tôi nghĩ cần sống đúng theo chỉ thị, hành xử phải thận trọng, cẩn thận. Tôi thấy kinh khủng khi Va-ren- ca là con gái mà đạp xe, nên tôi góp ý với em cô ấy. Không ngờ thằng bé xô tôi ngã nhào xuống cầu thang, đúng lúc đó Va-ren-ca trở về nhìn thấy tôi thì phá lên cười, tôi thấy ông thấy nhục nhã, lo sợ, vội vã về nhà.

Câu 2 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

* Gợi ý:

Bê-li-cốp không chết, ông tỉnh ngộ và trút bỏ hết những chiếc bao bên ngoài mình để sống cuộc đời tự do hơn. Ông trở nên thân thiện, trò chuyện với mọi người vui vẻ, cởi mở hơn. Ông cùng đạp xe với Va-ren-cô mỗi khi hai người gặp nhau. Ông chuyển tới căn nhà thoáng mát, có nhiều cửa sổ hơn, và sống cuộc đời mới.

Câu 3 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

– Không nên thay nhan đề “Người trong bao” bằng các nhan đề đã cho, vì nhan đề này giàu tính biểu tượng, vừa mang tính khái quát lại vừa gây ấn tượng sâu sắc.


Câu 4 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

– Con ốc nằm co.

– Nhát như thỏ đế.

– Rùa rụt cổ.

– Mũ nỉ che tai

– Co vòi rụt cổ.

– …

Tóm tắt

Bê-li-cốp là giáo viên trung học dạy tiếng Hi Lạp cổ, nổi tiếng khắp thành phố nước Nga vì cách ăn mặc kì quái. Tất cả những vật dụng của ông đều được cho trong cái bao. Bản thân ông luôn thu mình vào cái vỏ để bảo vệ, ngăn cách mình với thế giới bên ngoài. Có nhiều người mỉa mai châm biếm ông và Va-ren-cô, ông và Cô-va-len-cô cãi nhau. Bê-li-cốp dọa sẽ báo cáo với hiệu trưởng những điều trông thấy về hai chị em Va-ren-cô nên Cô-va-len-cô túm áo xô mạnh khiến Bê-li-cốp ngã xuống cầu thang, Va-ren-ca nhìn thấy cười phá lên cười, ông thấy nhục nhã, lo sợ, vội vã về nhà. Một tháng sau Bê-li-cô qua đời nhưng trong thành phố còn nhiều người trong bao như thế.

Bố cục

Bố cục: 3 phần

– Mở truyện: cuộc trò chuyện ở gần nhà kho giữa hai người bạn: bác sĩ thú y và thầy giáo.

– Thân truyện: về cuộc đời và tính cách của Bê-li-cốp.

– Kết truyện: nhận xét của bác sĩ thú y – người nghe chuyện.

Nội dung chính

Qua hình tượng “người trong bao” Bê – li – cốp, Sê – khốp phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Người trong bao” của Sê-khốp số 4

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả

Sê-khốp (1860-1904), nhà văn kiệt xuất Nga.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình buôn bán nhỏ tại thị trấn Ta-gan-rốc.
Sự nghiệp:
Năm 1884, tốt nghiệp đại học ông vừa làm bác sĩ nông thôn vừa viết báo, viết văn và tham gia nhiều công tác xã hội.
Năm 1900, ông được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga.
Đóng góp: hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa, có nhiều tác phẩm đặc sắc: Anh béo và anh gầy, con kì nhông, phòng số 6,…
Sê-khốp được xem là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga nửa cuối thế kỉ XIX, nhà cách tân thiên tài về thể loại truyện ngắn và kịch nói.

2. Tác phẩm

Người trong bao (1898) là một truyện ngắn nổi tiếng của Sê-khốp, được sáng tác trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh tại biển đen. Tác phẩm phản ánh một xã hội Nga ngột ngạt trong bầu không khí chuyên chế nặng nề, sản sinh ra những con người với những lối sống kì quái.
Tóm tắt tác phẩm: Bê- li- cốp là giáo viên trung học dạy tiếng Hi Lạp cổ. Hắn ta nổi tiếng khắp thành phố. Lúc nào hắn cũng đi giày cao su, cầm ô và mặc áo bành tô ấm cốt bông. Mọi thứ vật dụng như ô, đồng hồ quả quýt, chiếc dao,… đều để trong bao; cả bộ mặt hắn cũng dấu kín sau chiếc cổ áo bành tô cổ bẻ. Hắn ta sống một cuộc sống thu mình, thận trọng đơn độc tuy đã từng có ý định lấy vợ nhưng không thành. Vì chuyện hắn mất mặt trước mọi người: bị chế nhạo, nghe những lời thô bạo, …kết quả là hắn trở về nhà nằm lì trên chiếc giường và một tháng sau thì chết. Câu chuyện không chỉ phản ánh thực trạng xã hội mà còn có ý nghĩa triết lí sâu sắc.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 2

Nhân vật Bê-li-cốp được miêu tả như thế nào? Chọn một vài chi tiết tiêu biểu cho tính cách Bê-li-cốp. Lối sống của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng đến tinh thần và hoạt động của các giáo viên và người dân trong thành phố ra sao?

Bài làm:
Nhân vật Bê-li-cốp được miêu tả như sau:
“Hắn nổi tiếng là lúc nào cũng vậy , …, hắn đều đi giày cao su, cầm ô và nhất thiết là mặc áo bành tô ấm cốt bông.”
Tất cả mọi vật dụng đều để trong bao: chiếc ô, đồng hồ quả quýt, bộ mặt cũng đều giấu sau áo bành tô.
Một con người có lối sống kì dị, luôn tạo cho mình một thứ bao ngăn cách với thế giới bên ngoài.
Tính cách của Bê-li-cốp:
Sống thu mình, đơn độc, nhút nhát, nghi kị luôn giữ mình an toàn trong chiếc bao của chính mình.
Luôn hoài nghi và cảm thấy không an toàn với những thứ xung quanh.
Là một con người cứng nhắc vì chỉ cảm thấy chỉ thị, thông tư và những điều cấm đoán này nọ là những điều rõ ràng.
Có một lối sống bảo thủ khi: chị em nhà Va-ren-ca đi xe đạp thì cảm thấy là chuyện kinh khủng.
Lối sống của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng rất nhiều đến các giáo viên cũng như người dân trong thị trấn:
Bọn giáo viên chúng tôi đều sợ hắn, thậm chí cả hiệu trưởng.
Trong thành phố, mọi người không dám tổ chức diễn kịch, giới tu hành khi có mặt hắn không dám ăn thịt và đánh bài. Trong vòng mười mấy năm dưới sự ảnh hưởng của hắn dân trong thành phố đâm ra sợ tất cả: nói to, làm thơ, đọc sách,…

Câu 2: Trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 2
Vì sao Bê-li-cốp chết? Giải thích thái độ, tình cảm của mọi người đối với Bê-li-cốp lúc y còn sống và khi y đã qua đời. Tình cảm và thái độ ấy nói lên điều gì?
Bài làm:
Lý do Bê-li-cốp chết:
Bê-li-cốp bị Kô-va-len-cô đẩy ngã xuống cầu thang đã bị Va-ren-ca nhìn thấy , không những thế Va-ren-ca còn “cười phá lên”, “cười âm vang, lảnh lót”. Điều kinh khủng nhất đối với hắn là sẽ biến thành trò cười cho thiên hạ mà trước hết là tiếng cười của Va-ren-ca.
Hắn chết và hắn được nằm trong quan tài – “Cái bao” bền vững nhất, đó là khát vọng mãnh liệt – kì dị cả đời Bê-li-cốp khuôn mặt hắn lại như thanh thản và hơi mỉm cười.
Đây là một cái chết hơi có phần bất ngờ, tuy nhiên đối với một người luôn sống kì quặc như hắn thì điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu.
Thái độc của mọi người khi Bê-li-cốp còn sống và đã chết:
Khi Bê-li-cốp còn sống mọi người sợ hãi, căm ghét, bị ám ảnh.
Khi hắn chết mọi người cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Nhưng chưa được bao lâu cuộc sống lại diễn ra như cũ nặng nè, mệt nhọc, vô vị, tù túng.
Ý nghĩa: Chính tình cảm và thái độ ấy của mọi người đối với Bê-li-cốp cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của hắn và những người như hắn trong xã hội Nga lúc bấy giờ. Để đến cuối cùng tác giả phải thốt lên “không thể sống mãi như thế được”.

Câu 3: Trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 2
Phân tích ý nghĩa tư tưởng – nghệ thuật của biểu tượng “cái bao”; từ đó khái quát chủ đề tư tưởng của truyện ngắn “Người trong bao”.
Bài làm:
Ý nghĩa tư tưởng nghệ thuật của hình tượng cái bao
Nghĩa đen: cái bao vật dùng dể đựng, bọc gói đồ vật, hàng hóa,…hình túi hoặc hình hộp.
Nghĩa bóng: Chỉ lối sống của Bê-li-cốp thu mình đơn độc, chỉ cảm thấy an toàn khi giấu mình đi.
Nghĩa tượng trưng: Lối sống kì dị, lối sống ích kỷ, cá nhân của một bộ phận không nhỏ tri thức Nga thời kì bấy giờ.
Nghĩa khái quát: Chỉ xã hội phong kiến Nga lúc bấy giờ bó chặt con người với những đạo luật, chỉ thị cấm kị nhiều mặt.
Nhìn chung, chủ đề tư tưởng của truyện ngắn “người trong bao” là phê phán lối sống ích kỉ, cá nhân phản ánh hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Kêu gọi con người hướng tới lối sống tốt đẹp hơn “Không thể sống mãi như thế được”.

Câu 4: Trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 2
Theo anh (chị), truyện ngắn Người trong bao có những đặc sắc gì về nghệ thuật?
Bài làm:
Những đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn Người trong bao:
Cách kể chuyện: Với giọng kể bình thản, trầm tĩnh mà vẫn toát lên vẻ phẫn nộ.
Cách chọn ngôi kể: Tác giả kể chuyện ở ngôi thứ 3, kể lại câu chuyện của Bơ-rơ-kin tạo ra một câu chuyện khách quan, thú vị.
Xây dựng nhân vật: Tuy nhân vật có một lối sống lì quặc khó hiểu, nhưng hình ảnh nhân vật vẫn hết sức chân thật.
Biểu tượng: “cái bao” là biểu tượng xuyên suốt tác phẩm, một hình ảnh giàu tính tạo hình.

Câu 5: Trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 2
Thảo luận về ý nghĩa thời sự của truyện ngắn Người trong bao.
Bài làm:
Ý nghĩa của truyện ngắn Người trong bao:
Phê phán lối sống ích kỷ, cá nhân của một bộ phận tri thức Nga trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
Lên án xã hội phong kiến Nga,áp đặt bởi những chỉ thị, thông thư những điều luật cấm đoán con người tạo nên một xã hội, gò bó tù túng.
Ý nghĩa thời sự của truyện ngắn Người trong bao:
Lối sống ích kỷ, khép minh của một bộ phận thanh niên hiện tại
Con người bạc nhược, sợ hãi, bảo thủ, ngại thay đổi, ngại tiếp nhận cái mới

Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong ” Người trong bao “
Bài làm:
1. Giá trị nội dung
Người trong bao của Sê-khốp là một tác phẩm mang lại cho người đọc thật nhiều cảm xúc, vừa bi hài vừa đáng để suy ngẫm, vừa tiếc thương cho một kiếp người sống vô nghĩa. Qua truyện ngắn, nhà văn không chỉ phản ánh khách quan hiện thực xã hội Nga lúc bấy giờ, mà ông còn khéo léo nhắc nhở mỗi con người: Hãy nhìn cuộc sống với sự lạc quan vốn có, giữ cho tâm không phê phán, hơn thua. Nếu ta cảm thấy cuộc sống không hạnh phúc, vấn đề không phải do một ai khác mà nó nằm ngay chính tâm ta.
2. Giá trị nghệ thuật
Giọng kể trầm tĩnh, bình thản, khách quan nhưng bên trong đầy trăn trở, bức xúc
Xây dựng nhân vật vừa cụ thể vừa khái quát, tính các nhân vật kì quái mà vẫn chân thực
Hình ảnh cái bao, câu nói lặp đi lặp lại của nhân vật: Nhỡ lại xảy ra việc gì thì sao có giá trị nghệ thuật cao

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Người trong bao” của Sê-khốp số 5

I. Đôi nét về tác giả Sê-khốp
– An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860-1904) là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX, nhà cách tân thiên tài về hai thể loại truyện ngắn và kịch nói
– Ông xuất tân trong gia đình buôn bán nhỏ tại thị trấn Ta-gan-rốc bên bờ bờ biển A-dốp
– Sau khi tốt nghiệp đại học Y, Sê-khốp vừa làm bác sĩ nông thôn vừa viết báo, viết văn đồng thời tham gia nhiều công việc xã hội , giáo dục, văn hóa
– Các tác phẩm chính:
+ truyện ngắn và vừa: Anh béo và anh gầy, Con kì nhông, Phòng số 6, Đồng cỏ,….
+ kịch nói: Hải âu, Ba chị em, Vườn anh đào,….
– Đặc điểm sáng tác:
+ tập trung lên án một cách nghiêm khắc chế độ xã hội bất công, thói cường bạo và cuộc sống ăn hại của những kẻ ở trong đám cường quyền lúc bấy giờ
+ phê phán sự bất lực của giới trí thức, đồng cảm, trân trọng người lao động nghèo
+ thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai của nhân dân và đất nước Nga

II. Đôi nét về tác phẩm Người trong bao (Sê-khốp)
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Truyện ngắn được sáng tác năm 1898 trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta, trên bán đảo Crưm, biển Đen
2. Bố cục
– Mở truyện: cuộc trò truyện ở gần nhà kho giữa bác sĩ thú y và thầy giáo
– Thân truyện: chân dung và tính cách nhân vật Bê-li-cốp
– Kết truyện: nhận xét của bác sĩ thú y- người nghe truyện
3. Tóm tắt
Bê-li-cốp là một giáo viên dạy tiếng Hi Lạp ở thành phố nhỏ nước Nga, ông nổi tiếng với phong cách ăn mặc hết sức đặc biệt. Quanh năm ông đều đi giày cao su, cầm ô và luôn luôn phải mặc thêm áo bành tô ấm cốt bông. Ông luôn để những dụng cụ cá nhân của mình vào một cái bao. Bê-li-cốp khát khao thu mình vào trong một cái vỏ, tạo cho mình một vỏ bọc để ngăn cách bảo vệ bản thân không phải chịu những ảnh hưởng, tác động từ bên ngoài. Vì nó là cuộc sống khiến Bê-li-cốp cảm thấy khó chịu và sợ hãi vì vậy, ông luôn có ý nghĩ không thực, luôn ngợi ca quá khứ, mơ tưởng về những thứ không tồn tại. Ngay cả ý nghĩ ông cũng sợ có người biết được, ông luôn cố giữ như cất giấu vào bao. Bê-li-cốp có thói quen rất kì quặc đó là đi hết nhà các giáo viên cùng dạy. Đến bất kỳ nhà nào, ông cũng kéo ghế ngồi rồi chẳng nói bất kỳ điều gì, chỉ nhìn xung quanh như đang tìm kiếm thứ gì đó, khoảng một giờ sau thì ông ra về. Ai cũng sợ ông, từ giáo viên đến hiệu trưởng, hiệu phó. Tuy sống cô đơn, một mình, nhưng ông cũng nghĩ đến việc sẽ cưới vợ. Và người đó là Va-ren-ca, là chị gái của Cô-va-len-cô, giáo viên trẻ mới ra trường. Có người đã gửi cho Bê-li-cốp một bức tranh châm biếm. Ngày chủ nhật hôm sau, Bê-li-cốp chứng kiến cảnh hai chị em Va-ren-ca phóng xe vút qua khiến Bê-li-cốp vô cùng ngạc nhiên và hoảng hốt. Nên tối hôm đó, Bê-li-cốp đã đến nhà Va-ren-ca để góp ý hai chị em họ. Hai người họ cãi nhau, Bê-li-cốp dọa sẽ báo cáo sự việc này với hiệu trưởng nên Cô-va-len-cô đã túm áo và xô mạnh khiến Bê-li-cốp ngã nhào xuống cầu thang. Va-len-ca cười lớn, làm Bê-li-cốp cảm thấy nhục nhã vội vàng trở về nhà. Một tháng sau, Bê-li-cốp qua đời, mọi người cảm thấy nhẹ nhõm nhưng không lâu sau, lối sống cũ đã trở lại vì tính cách của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng quá lớn đối với mọi người.
4. Giá trị nội dung
– Qua hình tượng người trong bao tác giả phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX
– Từ đó nhà văn khẩn thiết thức tỉnh mọi người: Không thể sống mãi như thế được
5. Giá trị nghệ thuật
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, giọng kể chậm dãi vừa giễu cợt vừa châm biếm, mỉa mai, u buồn


GỢI Ý HỌC BÀI

Câu 1. Nhân vật Bê-li-cốp được nhà văn miêu tả với những nét chân dung, thói quen, sinh hoạt. Trong truyện ngắn, Sê-khôp rất chú ý đến chân dung nhân vật. Ông miêu tả chân dung nhân vật rất khéo léo và tài tình. Chân dung Bê-li-cốp ở đây cũng vậy. Với khá nhiều chi tiết vật dụng được đề cập tưởng chừng vặt vãnh như là giày, ô, đồng hồ, dao, cổ áo, kính, bông nhét lỗ tai, xe, mui xe, mũ, buồng ngủ, chăn, giường… nhưng những chi tiết này giúp tác giả khắc họa tính cách nhân vật rõ nét. Trong các chi tiết vừa kể, các chi tiết được nhà văn đặc biệt tô đậm nhấn mạnh duy trì sự có mặt trong suốt truyện là: giày cao su, cái ô gắn liền với nhân vật Bê-li-côp quanh năm và cũng đã từng làm cho nhân vật này trở nên nổi tiếng. Đây cũng là một chi tiết rất giàu sức gợi tả khiến cho chân dung Bê-li-cốp mang tính biếm họa.

Tiếp nữa là chi tiết thứ hai, chi tiết “cái bao”. Nhà văn có đến 12 lần lặp lại chi tiết này. Sê-khốp đã phát hiện ra ở nhân vật Bê-li-cốp cái khát vọng mãnh liệt được thu mình trong vỏ, tạo ra những “cái bao” để bảo vệ mình khỏi những ảnh hưởng bên ngoài. Hình ảnh “cái bao” ở đây đã được nhà văn liên tưởng và có ý nghĩa khái quát. Không chỉ giày, ô, áo… Bê-li-cốp còn vận dụng tất cả những gì có thể được để tạo ra những cái bao khác cho chính mình như: ngợi ca quá khứ, ngợi ca những cái không có thật, ngợi ca thứ tiếng Hi Lạp cổ của hắn, che giấu những ý nghĩ của hắn.

Chi tiết thứ ba sau đó là ý nghĩ: “Sợ nhỡ lại xảy ra chuyện gì”. Có đến năm lần Bê-li-cốp lặp lại chi tiết này. Ý nghĩ vừa nói gắn liền với nỗi sợ hãi rất đặc biệt ở nhân vật Bê-li-cốp. Có thể nói nỗi sợ hãi chẳng phút nào rời ông ta. Nó theo ông ta cả trong những thói quen giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày (khi ngủ thì trùm chăn kín mít, thấy rờn rợn và sợ nhỡ lại xảy ra chuyện gì). Nghĩa là những “cái bao” tạo ra từ đồ vật cũng không sao giúp Bê-li-cốp thoát ra khỏi được nỗi sợ hãi bao bọc hắn. Thì ra nỗi sợ hãi cũng là một “cái bao”. Như vậy, bên cạnh những “cái bao” hữu hình còn có những “cái bao” vô hình vây bọc, giúp Bê-li-côp ẩn mình trong đó.

Hình tượng một Bê-li-cốp suốt tháng quanh năm đi giày cầm ô cùng với nỗi sợ hãi không rời đã là biểu tượng “người trong bao”. Sự hiện diện của nhân vật này đã gieo một không khí nặng nề ảnh hưởng đến tinh thần và hoạt động của giáo viên và người dân chung quanh mình. Chính vì kiểu sống và tính cách hèn nhát quái đản đó mà mối tình đầu của Bê-li-cốp và Va-ren-ca không thành – lúc này y đã ngoài bốn mươi tuổi.

Đi chơi bằng xe đạp đối với nhiều người bây giờ là chuyện quá bình thường nhưng thời Sê-khốp là chuyện xa lạ mới mẻ. Đặc biệt lại là phụ nữ cưỡi xe đạp đi chơi. Bê-li-cốp không chấp nhận nổi điều này và phản ứng kiên quyết. Đúng là Bê-li-cốp rất bảo thủ, rất sợ cái mới. Khi nghe lời đe dọa của Cô-va-len-cô: “Kẻ nào thò mũi vào chuyện riêng nhà ta, ta cho chầu Diềm Vương tất!” phản ứng của Bê-li-côp đột nhiên trở nên gay gắt và quyết liệt (Bê-li-cốp tái mặt đứng dậy). Hắn nói: “Và tôi cũng yêu cầu anh khi có mặt tôi, đừng bao giờ ăn nói như thế về cấp trên. Anh cần phải có thái độ kính trọng đối với chính quyền”. Bê-li-cốp tái mặt do quá sợ hãi khi động đến cấp trên (quan thanh tra, ngài hiệu trưởng). Cái thái độ kính trọng đối với chính quyền mà hắn yêu cầu Cô-va-len-cô cũng là một thứ vỏ bọc, một “cái bao” không hơn không kém để che đậy một tâm lí đớn hèn run sợ trước quyền lực, quyền hành.

Câu nói cuối của Bê-li-cốp: “Tôi chỉ muốn báo trước cho anh rằng có thể có người đã nghe được cuộc nói chuyện này. Và để cho không ai có thể xuyên tạc câu chuyện vừa rồi và để khỏi có điều gì chẳng lành xảy ra, tôi sẽ báo cáo với ngài hiệu trưởng nội dung câu chuyện hôm nay… Trên những nét chính… Tôi sẽ phải làm việc đó”. Câu nói này không chỉ khắc họa sâu hơn tính cách của “người trong bao” mà còn hé mở cho thấy những nguyên nhân, hoàn cảnh vây bọc khiến nhân vật này trở nên run sợ, hèn nhát, bạc nhược, đê hèn. Lúc nào hắn cũng phải đề phòng sự bị nghe thấy, sợ bị xuyên tạc vu cáo, sợ cấp trên, sợ chính quyền… Đúng là hoàn cảnh xung quanh cũng là một “cái bao” vô hình.

Với giọng điệu giễu cợt châm biếm trong đoạn cuối của truyện, tác giả vẽ lên động tác đầu tiên của Bê-li-cốp sau cú ngã là “sờ lên mũi xem kính có còn nguyên vẹn không?”. Nghĩa là bị ngã từ trên cao xuống nguy hiểm chết người nhưng điều kinh khủng nhất đối với “người trong bao” này là sợ bị “thành trò cười cho thiên hạ”, “sợ chuyện sẽ đến tai ngài hiệu trưởng, ngài thanh tra”, rồi “sẽ ép mình về hưu non” và cuối cùng là bộ mặt nực cười hắn và tiếng cười của Va-ren-ca..

Khắc họa chân dung thảm hại của Bê-li-cốp “người trong bao” như vậy, Sê-khốp đã xây dựng một điển hình cho một kiểu người trong bộ phận trí thức Nga thời bấy giờ, con đẻ của chế độ phong kiến chuyên chế đang trên đường tư bản hóa cuối thế kỉ XIX.


Câu 2

Bê-li-cốp chết khá bất ngờ mà không bất ngờ chút nào. Cái chết của Bê-li-côp khiến mọi người trong trường, trong thành phố nơi y sống phải ngạc nhiên. Nhưng nói không bất ngờ chút nào, đây chính là một biện pháp nghệ thuật của Sê-khốp. Sê-khốp đã sử dụng cái chết của nhân vật để đẩy tính cách của y lên tới đỉnh cao. Hơn nữa, chết nghĩa là được nằm vĩnh viễn trong quan tài, một “cái bao” tốt nhất, bền vững nhất, chắc chắn Bê-li-cốp – người trong bao sẽ mãn nguyện. Dẫu sao thì đó cũng là mong muốn chân thành nhất của y mà.

Khi Bê-li-cốp còn sống, thái độ tình cảm của mọi người xung quanh là sợ hãi, căm ghét và bị ám ảnh sâu sắc. Khi y chết mọi người xung quanh cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái như trút khỏi gánh nặng.

Thế nhưng chẳng mấy chốc, cuộc sống lại vẫn diễn ra như cũ, y như lúc Bê-li-cốp còn sinh tiền. Nghĩa là cuộc sống vẫn nặng nề, mệt nhọc, tù túng và vô vị.

Chính từ đó, Sê-khốp khái quát sự ảnh hưởng và tác động dai dẳng, nặng nề của hiện tượng Bê-li-cốp “người trong bao” đã ám ảnh, đầu độc bầu không khí của nước Nga đương thời.

Câu 3

Hình ảnh “cái bao” là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn Sê-khốp chứa đựng nhiều lớp nghĩa:

– Nghĩa gốc đó là vật dùng để bọc, để gói, đựng đồ vật, hàng hóa., có thể hình túi hay hình hộp;

– Nghĩa chuyển: là lối sống và tính cách của nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn trên;

– Nghĩa biểu trưng chỉ kiểu người bị vây hãm, tù túng, lối sống trong bao. Xã hội như “cái bao” khổng lồ, trói buộc vây bủa làm con người không còn tự do. Đây là lối sống tồn tại ở nước Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Chủ đề tư tưởng của truyện:

– Tác giả phê phán kiểu người lối sống trong bao và nêu tác dụng của nó đối với cuộc sống hiện tại và tương lai nước Nga. Kêu gọi mọi người thay đổi lối sống, không thể sống hèn nhát, vị kỉ, vô vị và hủ lậu như vậy.

Câu 4

Những đặc sắc nghệ thuật của truyện Người trong bao của Sê-khốp:

– Cách chọn ngôi kể: tác giả giữ ngôi thứ ba kể lại câu chuyện của Bu-rơ-kin, xưng tôi ở ngôi thứ nhất làm cho câu chuyện vừa khách quan, vừa chủ quan, rất gần gũi và chân thật.

– Tạo ra cấu trúc kể chuyện lồng trong truyện.

– Giọng kể mỉa mai châm biếm mà điềm tĩnh chậm buồn, ẩn giấu sự bức xúc, trăn trở mạnh mẽ, lắng sâu.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình với tính cách kì dị quái đản mà vẫn chân thực qua chân dung, ngoại hình, lời nói, cử chỉ hành động để khái quát thành lối sống, tính cách.

– Đối lập giữa các kiểu người tính cách lối sống giữa:

+ Bê-li-cốp và chị em Va-ren-ca, Cô-va-len-cô.

+ Bê-li-cốp và các đồng sự cán bộ giáo viên trường trung học nơi y làm việc và mọi người trong thành phố nơi y sống.

+ Nghệ thuật xây dựng biểu tượng: Hình ảnh “cái bao” và lời nói “sợ nhỡ lại xảy ra chuyện gì” vừa có ý nghĩa cụ thể, vừa biểu trưng chi tiết về cái chết của Bê-li-cốp.

– Kết thúc truyện bằng cách nêu chủ đề của truyện qua một câu cảm thán gây ấn tượng mạnh nơi người đọc “không thể sống như thế này mãi được”.

Câu 5

Người trong bao có ý nghĩa thời sự phổ quát và sâu sắc với xã hội Nga đương thời, không những thế lối sống kiểu người sống với bao biến dị còn có ý nghĩa lâu dài trên toàn thế giới cho đến lúc nào xã hội loài người trở nên trong sạch, lành mạnh tự do…

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Người trong bao” của Sê-khốp số 6

Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

– An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860 – 1904), nhà văn Nga kiệt xuất, sinh ra và lớn lên trong một gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta-gan-rốc, bên bờ biển A-dốp.

– Năm 1884, tốt nghiệp Khoa Y, Trường Đại học Tổng hợp Mát-xcơ-va, Sê-khốp vừa làm bác sĩ nông thôn vừa viết báo, viết văn, đồng thời tham gia nhiều công việc xã hội, giáo dục, văn hoá.

– Năm 1887, ông được nhận Giải thưởng Pu-skin của Viện Hàn lâm khoa học Nga.

– Năm 1900, Sê-khốp được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga.

– Sê-khốp đã để lại hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa, trong đó có nhiều tác phẩm đặc sắc : Anh béo và anh gầy, Con kì nhông, Phòng số 6, Đảo Xa-kha-lin, Đồng cỏ ; kịch nói : Hải âu, Cậu Va-nhi-a, Ba chị em, Vườn anh đào,…

– Tác phẩm của Sê-khốp thường đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa. Sê-khốp được xem là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga nửa cuối thế kỉ XIX, nhà cách tân thiên tài về thể loại truyện ngắn và kịch nói.

2. Tác phẩm

– Người trong bao (1898), truyện ngắn nổi tiếng của Sê-khốp, được sáng tác trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta, trên bán đảo Crưm, biển Đen. Thời đó, xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề cuối thế kỉ XIX. Môi trường xã hội ấy đã đẻ ra lắm kiểu người kì quái.

Nội dung: “Người trong bao” là câu chuyện cười ra nước mắt về cuộc đời một con người mắc chứng bệnh sợ hãi, sống chết đều thảm hại… không chỉ phản ánh thực trạng xã hội mà còn có ý nghĩa triết lí sâu sắc.

– Bố cục: Có thể chia bố cục bài văn theo 2 cách sau:
+ Theo nhân vật chính:
Bê-li-cốp khi còn sống (Một đoạn đời Bê-li-cốp)
Cái chết của Bê-li-cốp (Cuộc sống vẫn buồn khi Bê-li-cốp qua đời)
+ Theo cốt truyện:
Mở truyện: Cuộc trò truyện ở gần nhà kho giữa bác sĩ thú y và thầy giáo
Thân truyện: Chân dung và tính cách nhân vật Bê-li-cốp
Kết truyện: Nhận xét của bác sĩ thú y – người nghe truyện.
– Ý nghĩa nhan đề:
Người trong bao : Nghĩa biểu trưng về kiểu người có lối sống bó buộc, cứng nhắc trong xã hội Nga cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20; một xã hội đầy tù hãm, bủa vây, ngăn chặn tự do của con người.
+ Nghĩa đen : Vật dùng để bao, gói, đựng đồ vật, hàng hóa… hình túi, hình hộp…
+ Nghĩa chuyển: Chỉ lối sống và tính cách của nhân vật Bê-li-cốp.

3. Tóm tắt đoạn trích Người trong bao

Bê-li-cốp là giáo viên trung học dạy tiếng Hi Lạp cổ, nổi tiếng khắp thành phố nước Nga vì cách ăn mặc kì quái. Tất cả những vật dụng của ông đều được cho trong cái bao. Bản thân ông luôn thu mình vào cái vỏ để bảo vệ, ngăn cách mình với thế giới bên ngoài. Có nhiều người mỉa mai châm biếm ông và Va-ren-cô, ông và Cô-va-len-cô cãi nhau. Bê-li-cốp dọa sẽ báo cáo với hiệu trưởng những điều trông thấy về hai chị em Va-ren-cô nên Cô-va-len-cô túm áo xô mạnh khiến Bê-li-cốp ngã xuống cầu thang, Va-ren-ca nhìn thấy cười phá lên cười, ông thấy nhục nhã, lo sợ, vội vã về nhà. Một tháng sau Bê-li-cô qua đời nhưng trong thành phố còn nhiều người trong bao như thế.

Đọc – hiểu văn bản
Câu 1 – Trang 70 SGK

Nhân vật Bê-li-cốp được miêu tả như thế nào? Chọn một vài chi tiết tiêu biểu cho tính cách Bê-li-cốp. Lối sống của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng đến tinh thần và hoạt động của các giáo viên và người dân thành phố ra sao?
Trả lời:
Chân dung Bê-li-cốp được miêu tả:
– Ngoại hình:
+ Gương mặt nhợt nhạt, bé nhỏ, choắt lại như mặt chồn, luôn có cặp kính đen trên khuôn mặt.
+ Nổi tiếng với cách phục sức kì lạ, khác người: luôn đi giày cao su, cầm ô, nhất thiết mặc áo bành tô ấm cốt bông.
– Lối sống sinh hoạt:
+ Bê-li-cốp không chỉ là một tác nhân kì quái, cổ hủ nhất, tầm thường, dung tục nhất, mà toàn bộ con người và tính cách của hắn chính là hiện thân, là điển hình cho một bộ phận, một kiểu người đã và đang tồn tại và có nguy cơ phát triển trong xã hội Nga đương thời.
=> Lối sống và con người Bê-li-cốp đã ảnh hưởng mạnh mẽ và dai dẳng đến lối sống và tinh thần của anh chị em trong trường nơi y làm việc, trong cả thành phố nơi y sống. Mọi người ghét y, sợ y, tránh xa y, không muốn dây với y.
Đôi khi có một người cũng muốn tò mò thử thay đổi cách sống của y bằng cách gán ghép y với Va-ren-ca, nhưng chẳng ăn thua gì! Có người như Cô-va-len-cô khinh ghét ra mặt, nói thẳng vào mặt Bê-li-cốp, gây gổ với y, to tiếng với y, đẩy y ngã lăn xuống cầu thang,…
Nhưng tất thảy, xét đến cùng, đều không những chẳng thể làm gì để có thể thay đổi, biến đổi cách sống, tính cách của Bê-li-cốp mà ngược lại, còn luôn bị tính cách ấy, lối sống ấy đầu độc, ám ảnh tinh thần mọi người suốt mười năm năm trời, cho đến tận khi Bê-li-cốp chết.

Câu 2 – Trang 70 SGK
Vì sao Bê-li-cốp chết? Giải thích thái độ, tình cảm của mọi người đối với Bê-li-cốp lúc y còn sống và khi đã qua đời. Tình cảm và thái độ ấy nói lên điều gì?
Trả lời:
– Cái chết của Bê-li-cốp: Bê-li-cốp chết một cách bất ngờ, gây cho mọi người trong trường, trong thành phố nơi hắn sống và làm việc không ít ngạc nhiên.
– Nguyên nhân cái chết của Bê-li-cốp:
+ Vì bị ngã đau, dẫn đến mắc bệnh nặng, lại không chịu đi chữa.
+ Vì bị sốc nặng trước thái độ và hành động của chị em Va-ren-ca, của mọi người, nhất là lời nói và hành động của Cô-va-len-cô.
– Thái độ, tình cảm của mọi người đối với Bê-li-cốp khi hắn còn sống là sợ hãi, căm ghét, bị ám ảnh sâu sắc.
– Sau khi Bê-li-côp chết, tuần đầu tiên người ta thấy nhẹ nhõm, thoải mái. Nhưng rồi cuộc sống lại trở lại cái nhịp sống nặng nề, u ám, mệt nhọc, vô vị trước kia.
=> Lối sống trong bao đã ám ảnh, đầu độc bầu không khí trong sạch, lành mạnh của đạo đức, văn hóa và tiến bộ Nga đương thời.


Câu 3 – Trang 70 SGK
Phân tích ý nghĩa tư tưởng – nghệ thuật của biểu tượng “cái bao”; từ đó khái quát chủ đề tư tưởng của truyện ngắn Người trong bao.
Trả lời:
* Hình ảnh cái bao: Là một trong những sáng tạo độc đáo của tác giả. Nó có thể bao hàm và gợi ra cho người đọc những ý nghĩa sau:
– Nghĩa đen (nghĩa gốc): Vật dùng để bao, gói, đựng đồ vật, hàng hoá,.. hình túi, hình hộp,…
– Nghĩa bóng (nghĩa chuyển): Lối sống và tính cách của Bê-li-cốp.
– Nghĩa tượng trưng: Kiểu người trong bao, lối sống trong bao – một kiểu người, một lối sống không chỉ đã và đang tồn tại ở nước Nga cuối thế kỉ XIX đấu thế kỉ XX mà còn có ý nghĩa phổ quát hơn nhiều.
* Chủ đề tư tưởng của truyện
– Người trong bao lên án mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao hèn nhát, cá nhân, ích kí, hủ lậu của một bộ phận trí thức Nga và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga.
– Truyện cũng bức thiết cảnh cáo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể sống tầm thường, vô vị và hủ lậu như thế mãi!

Câu 4 – Trang 70 SGK
Theo anh (chị), truyện ngắn Người trong bao có những đặc sắc gì về nghệ thuật? (cách kể chuyện; chọn ngôi kể, giọng kể; xây dựng nhân vật, biểu tượng,…)
Trả lời:
Những đặc sắc nghệ thuật của truyện được thể hiện ở:
– Cách chọn ngôi kể: Tác giả đồng thời sử dụng cả hai hình thức người kể chuyện và nhân vật kể chuyện. Nhân vật trong truyện đồng thời cũng là nhàn vật kể chuyện (Bu-rơ-kin) ở ngôi thứ nhất (xưng tôi). Tác giả vẫn giữ ngôi thứ ba, kể lại câu chuyện của Bu-rơ-kin. Nhờ cách chọn ngôi kể như vậy, tác giả vừa đảm bảo được tính khách quan vừa vẫn thể hiện được tính chủ quan, gây được cảm giác gần gũi và chân thật của câu chuyện.
– Tạo ra cấu trúc kể truyện lồng trong truyện:
+ Truyện kể của tác giả về hai người đi săn về muộn.
+ Truyện kể của Bu-rơ-kin về Bê-li-cốp.
– Giọng kể: Giọng mỉa mai, châm biếm mà trầm tĩnh, chậm buồn, bề ngoài có vẻ khách quan, bình thản nhưng giấu bên trong sự bức xúc, trăn trở mạnh và sâu.
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Bê-li-cốp được khắc hoạ một cách rất điển hình – một tính cách kì quái mà chân thực từ ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động đến tính cách, lối sống.
– Biện pháp đối lập giữa các kiểu người, các tính cách và lối sống trái ngược:
+ Bê-li-cốp và chị em Va-ren-ca, Cô-va-len-cô.
+ Bê-li-cốp và cán bộ giáo viên trường trung học, nơi y làm việc và mọi người trong thành phố.
– Nghệ thuật xây dựng biểu tượng: Hình ảnh cái bao và lời nói “Nhỡ lại xảy ra việc gì thì sao?”. Hình ảnh và lời nói này đều vừa có ý nghĩa cụ thể vừa có ý nghĩa biểu tượng.
– Kết thúc truyện bằng cách trực tiếp phát biểu chủ đề qua một câu cảm thán (hoặc câu hỏi tu từ: Không thể sống như thế mãi được!) gây ấn tượng mạnh với người đọc.

Câu 5 – Trang 70 SGK
Thảo luận về ý nghĩa thời sự của truyện ngắn Người trong bao.
Trả lời:
Ý nghĩa thời sự của truyện “Người trong bao”:
– Lối sống trong bao vẫn tồn tại trong xã hội ngày nay trong học đường (ở một số cá nhân): hèn nhát, ích kỉ, giáo điều, hèn hạ trước quyền lực.
– Không chịu tiếp thu những cái mới
– Trong cuộc sống luôn có những kẻ do sợ hãi mà xu nịnh cấp trên và tự thu mình trong các loại vỏ bọc để có được cảm giác an toàn.
=> Phê phán, chỉ trích, không đồng tình với lối sống đó. Xác định lối sống lành mạnh, chan hòa với mọi người, sống theo chuẩn mực văn hóa, đạo đức của cộng đồng hiện đại.


Luyện tập
Câu 1 – Trang 70 SGK

Nhập vai Bê-li-cốp để kể lại truyện ngắn Người trong bao bằng ngôi thứ nhất.
Trả lời:
Kể sáng tạo truyện bằng cách nhập vai nhân vật chính Bê-li-cốp – xưng “tôi” hoặc “mình”, kể cả khi Bê-li-cốp đã chết.
Tham khảo bài làm sau:
Tôi là Bê-li-cốp, giáo viên dạy tiếng Hi Lạp cổ ở một trường Trung học tỉnh lẻ. Tôi có thói quen là bất kể thời tiết nóng hay lạnh, trời xấu hay trời đẹp… đều phải mặc áo bành tô cốt bông, đi giày cao su và cầm ô. Mọi vật dụng cần thiết như chiếc đồng hồ quả quýt, cái dao nhỏ để gọt bút chì, thậm chí đến cả cái ô lúc không dùng tôi cũng để trong bao. Vì không thích người ta nhìn thấy mặt mình nên tôi thường hay bẻ đứng cổ áo lên, đeo kính râm và nhét bông vào lỗ tai. Khi ngồi trên xe ngựa, tôi bắt xà ích phải kéo mui lên che cho kín.

Tôi mắc phải một căn bệnh kinh niên, đó là bệnh sợ hãi. Tôi luôn luôn giấu mình vào trong một “cái bao” để ngăn cách và tự bảo vệ mình không bị ảnh hưởng bởi cuộc sống bên ngoài khiến tôi khó chịu và sợ hãi. Điều mà tôi ghê tởm chính là cuộc sống hiện tại, trong khi đó tôi lại thường ca ngợi và tôn thờ quá khứ. Ngôn ngữ Hi Lạp cổ mà tôi dạy cũng là một thứ “bao” vô hình giúp tôi có thể trốn tránh hiện thực đang diễn ra xung quanh.

Trước mọi người, tôi cố giấu kín ý nghĩ của mình. Nếu có đến chơi nhà một giáo viên nào đó, tôi kéo ghế ngồi, đưa mắt nhìn xung quanh một lúc rồi cáo từ. Đó là cách duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp mà tôi cho là tốt nhất. Nhưng không hiểu sao giáo viên trong trường không thích gần tôi mà còn có vẻ sợ nữa. Ngay cả ông Hiệu trưởng cũng vậy. Tôi đi đến đâu cũng bị người ta xa lánh. Các bà, các cô tối thứ bảy không dám diễn kịch tại nhà vì sợ tôi biết lại phiền. Giới tu hành khi có mặt tôi thì không dám ăn thịt và đánh bài. Người ta đặt cho tôi biệt danh là “người trong bao” với ý châm biếm, giễu cợt.

Tôi ở cùng nhà với Bu-rkin, cửa phòng đối diện nhau cho nên tôi làm gì, sinh hoạt như thế nào anh ta đều biết hết. Có những điều tôi cho là bình thường thì Bu-rkin lại cho là lạ lùng. Ví dụ: đêm đêm, tôi thường đóng chặt hết cửa lớn cửa nhỏ, không cho gió lọt vào nhà. Lúc ngủ, tôi thường trùm chăn kín đầu, thế mà vẫn cảm thấy rờn rợn, chỉ sợ nhỡ xảy ra việc gì như kẻ trộm chui vào nhà chẳng hạn. Suốt đêm, tôi toàn mơ thấy những chuyện khủng khiếp cho nên sáng sáng đến trường, người cứ mệt mỏi rã rời.

Có một giáo viên trẻ tên là Cô-va-len-cô mới về trường. Chị gái cậu ta khá xinh, tên là Va-ren-ca. Sự xuất hiện của hai chị em đã khuấy động không khí của cái tỉnh lẻ buồn chán này. Tôi để ý tới cô chị và thầm nghĩ mình cũng đã đến lúc phải lấy vợ. Hình như giáo viên trong trường cũng biết điều đó nên họ hay gán ghép tôi với Va-ren-ca. Chuyện bất ngờ xảy ra là không biết kẻ ngỗ nghịch nào đó đã vẽ bức tranh châm biếm đề dòng chữ Một kẻ tình si rồi gửi cho tôi. Ngay ngày chủ nhật hôm sau, tôi ngạc nhiên đến hoảng hốt khi tận mắt nhìn thấy hai chị em Cô-va-len-cô phóng xe đạp trên đường. Buổi tối, tôi quyết định đến nhà họ nhưng Va-ren-ca đi vắng, tôi đành nói chuyện với cậu em. Tôi tỏ ra không bằng lòng với việc cậu ta đi xe đạp vì cho rằng sẽ nêu gương xấu cho học sinh bắt chước. Cô-va-len-cô mặt đỏ gay, giận dữ bảo tôi rằng: “Việc ta và chị ta đi xe đạp chẳng liên quan gì đến ai cả! Con nào thằng nào thò mũi vào chuyện riêng của nhà ta, ta cho chầu Diêm vương tất!”. Thấy Cô-va-len-cô có thái độ hỗn xược như thế, tôi dọa là sẽ mách ông Hiệu trưởng.

Tưởng cậu ta sợ, ai ngờ cậu ta giận dữ túm cổ tôi đẩy xuống cầu thang. Tôi ngã lăn xuống đất, may mà không việc gì. Chiếc kính râm đeo mắt vẫn còn nguyên. Nhưng cũng chính lúc ấy, Va-ren-ca cùng với hai bà nữa vừa đi đâu về. Với tôi, đó thật là điều kinh khủng hơn cả gãy tay hay gãy cổ, vi tôi đã biến thành trò cười cho thiên hạ. Trước sau gì thì mọi người cũng sẽ biết chuyện này. Chao ôi! Lại sẽ có một bức tranh châm biếm khác. Biết đâu ông Hiệu trưởng lại chẳng ép tôi về hưu?! Nghĩ tới đó, tôi vô cùng sợ hãi. Nhận ra tôi, Va-ren-ca chợt cười phá lên: Ha ha ha! Tiếng cười ấy của cô ta đã chấm dứt ý định cưới xin, chấm dứt cả cuộc đời tôi.

Tôi lê bước về nhà, lên giường nằm và kéo chăn trùm kín đầu, không muốn nhìn, không muốn nghe bất cứ cái gì của cuộc đời này nữa. Tôi thấm thía nỗi trống trải, cô đơn đang vây phủ quanh mình, ôi, giá mà tôi được chết ngay lúc này! Chiếc quan tài sẽ là cái “bao” vững chắc để tôi chui vào đó và vĩnh viễn không bao giờ ra nữa.

Câu 2 – Trang 70 SGK
Theo tưởng tượng của anh (chị), hãy viết một đoạn kết khác cho truyện ngắn Người trong bao.
Gợi ý trả lời:
Học sinh tự tưởng tượng, viết một cái kết hợp lí khác cho truyện. Chú ý đến ý nghĩa sâu xa của tác phẩm: phê phán sâu sắc lối sống trong bao hèn nhát, cá nhân, ích kỉ và hủ lậu của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. Bê-li-cốp chỉ là một hình tượng điển hình cho tầng lớp ấy thôi.
Vậy nên thay vì để Bê-li-cốp chết như một điều tất yếu, không gây nên bất cứ ảnh hưởng nào đến xã hội xung quanh thì hãy viết một cái kết mà ở đó cái chết của Bê-li-cốp đã làm thay đổi tư tưởng của những người xung quanh, khiến mọi người phải thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể sống tầm thường, vô vị và hủ lậu như thế mãi.

Câu 3 – Trang 70 SGK
Dòng nào sau đây có thể thay thế cho nhan đề của truyện ngắn? Vì sao?
A – Bê-li-cốp
B – Một con người kì quái
C – Không thể sống như thế!
D – Câu chuyện trong nhà kho
E – Người mang vỏ ốc
Trả lời:
Không nên và không thể thay nhan đề Người trong bao bằng các nhan đề đã cho bởi:
– Nhan đề Người trong bao là một nhan đề giàu hình ảnh, vừa mang tính khái quát lại vừa gây ấn tượng sâu sắc nhất, lạ nhất.
– Đó là sáng tạo độc đáo của tác giả.
– Đó là cách dịch sát nghĩa nguyên tác nhất.

Câu 4 – Trang 70 SGK
Tìm một vài thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có nội dung gần gũi với “lối sống trong bao”, với kiểu người như Bê-li-cốp.
Trả lời:
Một số thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có nội dung gần với lối sống và kiểu người trong bao:
– Mũ nỉ che tai. – Co vòi rụt cổ.
– Con ốc nằm co. – Nhát như thỏ đế.
– Rụt cổ rùa. – Len lét như thằn lằn mồng năm.

Ghi nhớ
Với nghệ thuật xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình, giọng kể chậm rãi vừa giễu cợt, châm biếm, mỉa mai vừa u buồn, qua hình tượng nhân vật “người trong bao” Bê-li-cốp, Sê-khốp phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. Từ đó, nhà văn khẩn thiết thức tỉnh mọi người : “Không thể sống mãi như thế được !”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về bài học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Blogthoca.edu.vn.vn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *