Top 6 Bài soạn “Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường” lớp 6 hay nhất

Văn học là nhân học, văn học phục vụ và hướng đến con người. Bởi vậy mà văn học luôn mang bản chất của đời sống thường ngày. Việc học tốt môn Ngữ văn giúp học … xem thêm…sinh trau dồi kĩ năng giao tiếp, đối nhân xử thế và hướng dẫn những bài học cơ bản để áp dụng trong ngay cuộc sống đời thường. Tiêu biểu là văn tự sự cùng với phương thức kể chuyện là một trong những đơn vị kiến thức cần được chú trọng. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường” hay nhất mà Blogthoca.edu.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để chuẩn bị tốt nhất nội dung tiết học.

Bài soạn “Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường” số 1

I. Cho các đề văn tự sự sau:

– Đề 1: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ (được khen, bị hiểu lầm, …)

– Đề 2: Kể một chuyện vui sinh hoạt (đốt lửa trại, …)

– Đề 3: Kể về người bạn mới quen. (do cùng lớp tiếng anh, do cùng câu lạc bộ thể thao, tính tình của bạn ra sao …)

– Đề 4: Kể về một cuộc gặp gỡ. (đi thăm các chú bộ đội, thăm các bạn khuyết tật, …)

– Đề 5: Kể về những đổi mới ở quê em. (có đường, có nước máy, có cầu mới, …)

– Đề 6: Kể về thầy giáo (hoặc cô giáo) của em. (người quan tâm, động viên em học tập, …)

– Đề 7: Kể về một người thân của em. (ông bà, bố mẹ, anh chị em, …)

Có thể tham khảo một số đề tự sự khác:

– Kể về một lần về thăm quê.

– Kể về một chuyến du lịch biển

– Kể lại kỉ niệm ngày thơ ấu.

II. Gợi ý lập dàn bài

Đề 5: Kể về những đổi mới ở quê em.

a. Mở bài:Ai đi xa lâu lâu có dịp trở về hẳn phải ngỡ ngàng vì những đổi mới chóng mặt ở quê em.

b. Thân bài:

– Quê em cách đây chục năm nghèo, buồn, …

– Quê em hôm nay đổi mới toàn diện; nhanh chóng:

+ Những con đường, những ngôi nhà mới

+ Trường học, trạm xá, ủy ban xã,sân bóng…

+ Điện đài, ti vi, vi tính, xe máy…

+ Nề nếp làm ăn, sinh hoạt…

c. Kết bài: Quê em trong tương lai sẽ tiếp tục thay đổi như thế nào? Nêu cảm nghĩ của em trước sự thay đổi ấy.

Đề 7: Kể về một người thân của em. (ông bà, bố mẹ, anh chị em, …)

a. Mở bài:Giới thiệu chung về ông em.

b. Thân bài:

– Nói về ý thích của ông:

+ Ông thích trồng cây gì? Đọc báo?

+ Cháu thắc mắc, ông đều giải thích rất nhẹ nhàng, tỉ mỉ.

– Ông rất yêu các cháu

+ Chăm sóc việc học

+ Kể chuyện cho các cháu

+ Ông chăm lo sự bình yên cho gia đình

c. Kết bài: Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với ông.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường” số 2

Trả câu 1 (trang 119 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Cho các đề văn tự sự sau:

a) Kể về một kỉ niệm đáng nhớ (được khen, bị hiểu lầm, …)

b) Kể một chuyện vui sinh hoạt (như nhận lầm, nhát gan, …)

c) Kể về người bạn mới quen (do cùng hoạt động văn nghệ, thể thao, mà quen, tính tình của bạn ra sao …)

d) Kể về một cuộc gặp gỡ (đi thăm các chú bộ đội, thăm các bạn thiếu niên vượt khó, …)

đ) Kể về những đổi mới ở quê em (có đường, có nước máy, có cầu mới, …)

e) Kể về thầy giáo (hoặc cô giáo) của em (người quan tâm, động viên em học tập, …)

g) Kể về một người thân của em (ông bà, bố mẹ, anh chị em, …)

Em hãy tìm thêm một, hai đề văn tự sự cùng loại và ghi vào vở

Lời giải chi tiết:

Một số đề tự sự cùng loại:

– Kể về một buổi họp chợ quê em.

– Kể về một ngày làm việc của mẹ em.

– Kể về một lần về thăm quê.

– Kể về một chuyến du lịch biển

– Kể lại kỉ niệm ngày thơ ấu.


Trả lời câu 2 (trang 119 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Theo dõi quá trình thực hiện 1 đề văn tự sự (Trang 119 – 1121). Hãy nhận xét:

– Bài làm có sát với đề không?

– Các sự việc nêu lên có xoay quang chủ đề về người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu không?

Lời giải chi tiết:

Bài làm sát với đề. Các sự việc nêu lên xoay quanh chủ đề về người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu.


Trả lời câu 3 (trang 121 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Lập dàn bài cho một đề văn tự sự trong số các đề nêu trên hoặc viết một bài về người ông của em.

Lời giải chi tiết:

Dàn bài 1: Kể về ông (hay bà) của em.

a. Mở bài: Giới thiệu chung về ông em.

b. Thân bài:

– Nói về ý thích của ông:

+ Ông thích trồng cây gì? Đọc báo?

+ Cháu thắc mắc, ông đều giải thích rất nhẹ nhàng, tỉ mỉ.

– Ông rất yêu các cháu

+ Chăm sóc việc học

+ Kể chuyện cho các cháu

+ Ông chăm lo sự bình yên cho gia đình

c. Kết bài: Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với ông.

Dàn bài 2: Kể về những đổi mới ở quê em.

a. Mở bài: Ai đi xa lâu lâu có dịp trở về hẳn phải ngỡ ngàng vì những đổi mới chóng mặt ở quê em.

b. Thân bài:

– Quê em cách đây chục năm nghèo, buồn, …

– Quê em hôm nay đổi mới toàn diện; nhanh chóng:

+ Những con đường, những ngôi nhà mới

+ Trường học, trạm xá, ủy ban xã,sân bóng…

+ Điện đài, ti vi, vi tính, xe máy…

+ Nề nếp làm ăn, sinh hoạt…

c. Kết bài: Quê em trong tương lai sẽ tiếp tục thay đổi như thế nào? Nêu cảm nghĩ của em trước sự thay đổi ấy.


MỘT SỐ BÀI THAM KHẢO:

Kể lại sinh hoạt trong một buổi chiều thứ bảy của gia đình.

Bố tôi công tác cách nhà gần 50 cây số nên cuối tuần mới về. Chỉ có chiều thứ bảy cả nhà tôi mới được đông đủ.

Không khí gia đình tôi những ngày cuối tuần thường rộn ràng hơn và nhất là vào ngày thứ bảy, bởi cả ba mẹ con tôi, ai cũng ngóng bố về, và liên tục nhắc đến bố. Nào là tiếng cái út nũng nịu hỏi:

– Bố sắp về chưa hả mẹ?

Mẹ âu yếm trả lời:

– Chỉ một lát nữa bố sẽ về nhà. Con ngoan, bố về sẽ có quà, còn hư là bố không cho đâu.

Con bé nghe vậy cười tít mắt:

– Con ngoan nhất nhà mẹ nhỉ!

Quay sang tôi nó tranh:

– Em ngoan hơn chị, bố sẽ cho em nhiều quà hơn.

Tôi mỉm cười ra dáng chị cả:

– Chị sẽ nhường cho em hết. Được chưa. Bây giờ em lên nhà đợi bố để mẹ với chị nấu cơm.

Biết bố thích ăn canh cua, chiều thứ bảy nào mẹ cũng mua cua về để làm món bố thích. Và tôi thường quanh quẩn bên chân mẹ để phụ giúp. Chiều hôm nay cũng vậy, mẹ chuẩn bị mọi thứ từ sáng, đợi đến lúc bố sắp về đến nhà hai mẹ con lại tíu tít chuẩn bị.

Đang mải mê nấu nướng hai mẹ con tôi bỗng nghe thấy út gọi í ới:

– Mẹ ơi, bố về. Bố về rồi!

Tiếng nó lại lảnh lót:

– Con chào bố ạ. Bố có mua quà cho con không?

Tôi và mẹ chạy lên nhà, bố đã bế út và lấy quà cho bé. Con nhỏ sung sướng ôm cổ bố.

Bố quay sang tôi hỏi:

– Con đang nấu cơm hả? Con ngoan lắm.

Bố cất cặp sách vào nhà, mẹ đã kịp mang một chậu nước mắt lạnh cho bố rửa mặt, còn tôi chạy đi lấy cho bố một cốc nước mát.

Một lát sau cả nhà tôi đã quây quần bên mâm cơm nóng hổi, từ lúc bố về út luôn ngồi cạnh kể cả lúc ăn cơm. Nó còn đòi gắp thức ăn cho bố và khi bố vừa đưa bát ra cho nó gắp thức ăn vào thì nó lại đánh rơi ngay xuống đất, cả nhà được một phen cười. Bố vừa cười, vừa nói:

– Con gái bố ngoan lắm! Tuần này con có được phiếu bé ngoan không?

Nhắc đến phiếu bé ngoan, bé vội vàng tụt xuống đất lon ton đi lấy ra khoe với bố. Bố vui sướng nhìn bé rồi quay sang hỏi tôi:

– Thế con được mấy điểm mười.

Tôi tự hào khoe với bố:

– Con vẫn luôn dẫn đầu lớp, tuần này bố phải thưởng cho con một chuyến đi công viên đấy.

Nghe đến công viên út vội hét lên:

– Con đi mấy.

– Ừ! Bố sẽ đưa cả nhà đi.

Tôi còn kể cho bố nghe chuyện trường lớp và chuyện nhà tuần qua ra sao. Bố nhìn chúng tôi đầy yêu thương, trìu mến.

Ăn cơm xong, cả nhà tôi đi dạo phố và ăn kem ở Bờ Hồ, thật vui. Buổi tối thứ bảy đường phố đông đúc, tấp nập. Hai chị em tôi ca hát líu lo. Tôi chỉ mong ngày nào cũng là thứ bảy để cả nhà tôi được bên nhau.

Bài 2: Kể một kỉ niệm sâu sắc (Ngày khai trường)

Hôm nay là ngày khai trường. Mấy tháng nghỉ hè của chúng tôi đã đi qua như một giấc mộng. Sáng nay, mẹ tôi dắt tôi đến phân hiệu Ba-ret-ti để ghi tên tôi vào lớp ba. Còn tôi thì mải nhớ thôn quê, tôi đến trường chỉ là miễn cưỡng. Tất cả các đường phố đều tấp nập học sinh, đông như kiến. Hai cửa hiệu bán sách chật những bố mẹ học sinh vào mua nào vở, nào giấy thấm, nào cặp sách bằng da… Trước trường, người đông đến nỗi ông gác cổng và người cảnh binh đều phải chật vật lắm mới giữ được thông lối ra. Chúng tôi sắp bước qua cổng thì thấy có người đặt tay lên vai mình: đó là thầy giáo lớp hai của tôi, có mái tóc hung, bù xù và tính vui vẻ không bao giờ cạn. Thầy bảo tôi: “Chúng ta thế là xa nhau mãi rồi, phải không En-ri-cô?”

Tôi cũng biết như vậy, thế mà lời nói của thầy vẫn làm cho lòng tôi nặng trĩu. Chúng tôi phải chật vật lắm mới vào được trường. Những ông, những bà, những phụ nữ thường dân, những công nhân, những sĩ quan, những bà cụ và những người giúp việc, ai cũng tay dắt một đứa trẻ, tay mang những cái gói, làm huyên náo cả một phòng đợi và các thang gác.

Tôi vui thích thấy lại căn phòng rộng ở tầng dưới thông với bảy lớp học, mà suốt ba năm gần như ngày nào tôi cũng đi qua. Người đông nghịt. Các cô giáo đi đi, lại lại. Một cô giáo lớp một đứng trên ngưỡng cửa của lớp cô, chào tôi và nói:

– En-ri-cô, năm nay con học trên gác, và cô sẽ không còn thấy con đi qua đây nữa!

Rồi cô nhìn tôi có vẻ buồn. Tôi trông thấy thầy hiệu trưởng, mà bộ râu hình như có bạc hơn năm ngoái một ít, đang bị vây giữa những bà mẹ khá phật ý vì không còn chỗ để cho con họ vào học nữa. Tôi thấy nhiều bạn tôi lớn lên nhiều. Ở tầng dưới, học sinh chia xong vào các lớp, người ta thấy các em học những lớp vỡ lòng không chịu vào lớp, cứ đẩy nhau như những con lừa con; người ta phải lôi chúng vào; vài em bỏ chạy không chịu ngồi ghế, nhiều em khác oà lên khóc khi thấy bố mẹ ra về. Những ông bố, bà mẹ ấy phải quay lại để khuyến khích hoặc dỗ dành con; còn các cô giáo trông thấy vậy cũng có nhiều thất vọng.

Em trai tôi được vào học lớp của cô giáo Đen-ca-ti, tôi học lớp thầy giáo Pec-nô-bi ở gác hai. Đến mười giờ thì tất cả chúng tôi đều đã vào lớp hết; năm mươi bốn học sinh tất cả. Trong đám ấy, tôi chỉ gặp lại chưa đến mười lăm, mười sáu bạn cũ ở lớp hai; trong đó có Đê-rôt-xi, cái cậu bao giờ cũng được giải nhât. Trường học đối với tôi có vẻ nhỏ hẹp và buồn tẻ làm sao so với rừng núi mà tôi đã đến ở chơi mấy tuần qua. Tôi lại còn nhớ tiếc thầy giáo lớp hai của tôi, thầy tốt làm sao, và lúc nào cũng cười với tôi. Người thầy nhỏ nhắn đến nỗi làm cho chúng tôi cứ tưởng là một người bạn. Tôi tiếc không được thấy thầy ở đây, với mái tóc hung bù xù của thầy nữa.

Thầy giáo năm nay của chúng tôi người cao lớn, không có râu, tóc dài đã hoa râm hết, có một nếp nhăn trên trán, tiếng nói rất to; thầy nhìn chúng tôi chằm chằm hết đứa này đến đứa khác, như muốn đọc rõ tận trong lòng chúng tôi. Thầy không bao giờ cười. Tôi thầm nghĩ: “Hôm nay là ngày đầu tiên đây. Hãy còn những mười tháng nữa mới lại nghỉ hè. Trước mắt biết bao là công việc, là bài thi, là khó nhọc!

Tan học, tôi cần phải gặp mẹ tôi, và tôi chạy ra ôm lấy mẹ. Mẹ bảo: “Gắng lên, En-ri-cô của mẹ. Mẹ con chúng ta cùng học với nhau!”. Thế là tôi vui vẻ về nhà. Thôi cũng được! Tôi không còn học với thầy giáo cũ tươi cười thế, vui tính thế và tốt bụng thế; nhà trường đối với tôi hình như cũng chẳng thích thú bằng năm ngoái… Nhưng thôi cũng được.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường” số 3

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 60 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 2. Viết đoạn văn kể về một cuộc gặp gỡ.

Bài tập

1. Đọc và phân tích các đề văn tự sự ở bài tập 1, trang 119, 5GK.

2. Viết đoạn văn kể về một cuộc gặp gỡ.

3. Viết đoạn văn giới thiệu về một người nào đó.

4. Viết đoạn văn kể về một sự việc có ý nghĩa.

Gợi ý làm bài

Câu 1. Phân tích các đề văn tự sự.

a) Kể về một kỉ niệm đáng nhớ

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có biết bao chuyện đáng nhớ : chuyện vui, chuyện buồn, chuyện may, chuyện rủi, được khen, bị chê,… miễn là chuyện có ý nghĩa, chuyện đáng nhớ. Chẳng hạn, một lần do quay cóp bài của bạn mà được điểm cao, tuy không bị ai phát hiện, nhưng trong lòng tự thấy xấu hổ, quyết tâm không lặp lại. Hoặc một lần khác đem giấu dép của cô giáo rồi đổ thừa cho bạn khác, khiến bạn ấy bị nghi oan,…

b) Kể một chuyện vui sinh hoạt

Một chuyện vui sinh hoạt cũng thường gặp trong thời học sinh. Chẳng hạn, một bạn vì hăng hái xung phong lên kể chuyện trước lớp, nhưng do chưa thuộc bài, quên hết, đứng như trời trồng,…

c) Kể về một người bạn mới quen

Thời học sinh, ai cũng có dịp làm quen với những người bạn mới và kể về một người bạn như thế là điều không khó. Bạn ấy là nam hay nữ, tên gì, có đặc điểm gì (cao, thấp, béo, gầy), tính tình thế nào, học tập ra sao, có việc gì đáng kể,…

d) Kể về một cuộc gặp gỡ

Cuộc gặp gỡ (với các anh bộ đội, các anh đoàn viên thanh niên, các bạn thiếu niên vượt khó,…) diễn ra lúc nào, với em, em thu nhận thêm những hiểu biết gì, điều ấy sẽ bổ ích đối với em như thế nào ?…

đ) Kể về những đổi mới ở quê em

Những đổi mới ở quê em (như có điện, có đường, có trường mới, công trình thuỷ lợi,…) đã đem lại thuận lợi, tiến bộ gì cho quê hương ?

e) Kể về thầy (cô) giáo của em

Đó là người thầy (cô) giáo mà em yêu quý. Người đó đã hoặc đang dạy em, đã có sự quan tâm, giúp đỡ em học tập tiến bộ, động viên em phấn đấu vươn lên trong học tập.

g) Kể về một người thân của em

Người thân trong gia đình em như ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em. Chọn người nào có ấn tượng sâu sắc, có sự việc đáng nhớ với em để kể.


Câu 2. Cuộc gặp gỡ đó có thể là gặp bạn cũ, gặp người quen, gặp bạn mới, gặp thầy, gặp cô, gặp người lạ,… Điều quan trọng trong đoạn văn này là phải cho biết rõ gặp ai, ở đâu, lúc nào, nhân việc gì, gặp gỡ thế nào. Người ta có thể do đụng xe mà gặp nhau, do nhặt giùm bạn cặp sách đánh rơi mà quen nhau, do cho mượn bút mà biết nhau,… Em hãy chọn kể một cuộc gặp gỡ có ý nghĩa.


Câu 3. Giới thiệu về một người là yêu cầu không thể thiếu trong bài văn tự sự. Trong đoạn văn hãy nói rõ đó là ai, tên gì, trạc tuổi, ấn tượng vê người ấy.


Câu 4. Sự việc có ý nghĩa là sự việc tốt hay xấu, khiến em vui hay buồn. Ví dụ, em bỏ quên cặp sách, có người cầm hộ em, đó là việc vui, việc tốt, nói lên người bạn tốt. Có bạn viết bậy vào vở em, đó là việc xấu, bạn ấy thiếu tôn trọng người khác,… Trong đời sống có rất nhiều sự việc như vậy, em hãy chọn một sự việc và kể ra. Nên chú ý kể rõ sự việc xảy ra vào lúc nào, ở đâu, với ai, kết quả thế nào.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường” số 4

I. Lí thuyết

Câu 1. Cho các đề bài sau:

a. Kể về một kỉ niệm đáng nhớ

b. Kể về một chuyện vui sinh hoạt

c. Kể về một người bạn mới quen

d. Kể về một cuộc gặp gỡ

đ. Kể về những đổi mới ở quê em

e. Kể về thầy/cô giáo của em

g. Kể về một người thân của em

Câu 2. Theo dõi quá trình làm đề tự sự trong SGK và nhận xét

Bài làm trong sách giáo khoa có sát với đề bài là tả người ông của em.

– Phần mở đầu: Giới thiệu chung ông (cán bộ về hưu, tuổi cao)

– Phần thân bài:

Nêu sở thích của ông: trồng và chăm sóc hoa (một người ông yêu hoa).
Sau đó nêu ra tình cảm của ông dành cho các cháu (chăm sóc góc học tập của cháu, thường kể chuyện cho các cháu nghe…
– Phần kết bài: Tình cảm đối với ông.

=> Các sự việc nêu lên có xoay quanh chủ đề về người ông yêu hiền từ, yêu hoa yêu cháu.

II. Luyện tập

Lập dàn bài cho một đề văn tự sự trong số các đề nêu trên hoặc viết một bài về người ông của em.

Lập dàn ý:

Đề 1.

* Mở bài:

– Giới thiệu về kỉ niệm đáng nhớ đó là gì? (được thầy cô khen, bị hiểu lầm, nói dối cha mẹ…)

– Ấn tượng chung của em về kỉ niệm ấy (vui vẻ, hạnh phúc, xấu hổ…)

* Thân bài

1. Hoàn cảnh diễn ra kỷ niệm:

– Kỉ niệm đó diễn ra khi nào?

– Kỉ niệm đó liên quan đến ai?

2. Diễn biến của câu chuyện:

– Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào

– Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện

– Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện

3. Kết thúc câu chuyện

– Câu chuyện kết thúc như thế nào

– Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.

* Kết bài: Bài học em nhận ra sau kỷ niệm đó.

Đề 2.

* Mở bài: Giới thiệu về chuyện vui sinh hoạt là gì: như nhận lầm, nhát gan…

* Thân bài:

1. Hoàn cảnh diễn ra:

2. Địa điểm diễn ra câu chuyện: trong lớp học, ở sân trường…

– Thời gian địa điểm xảy ra câu chuyện?

– Tình huống đáng cười trong câu chuyện là gì?

– Câu chuyện kết thúc ra sao?

3. Em rút ra được điều gì từ câu chuyện đó?

* Kết bài: Em cảm thấy như thế nào sau khi trải qua câu chuyện đó.

Đề 3.

* Mở bài: Giới thiệu tên tuổi người bạn mới quen

* Thân bài:

– Hoàn cảnh gặp gỡ và quen biết người bạn mới (trong hiệu sách, bạn cùng lớp, trong chuyến du lịch cùng gia đình…).

– Đôi nét về ngoại hình: dáng người, mái tóc, làn da

– Tính cách của người bạn: hiền lành, chăm chỉ…

– Kỉ niệm với người bạn mới quen

* Kết bài: Tình cảm của em dành cho người bạn mới quen

Đề 4.

* Mở bài: giới thiệu cuộc gặp gỡ đó là gì (đi thăm các chú bộ đội, gia đình thương binh liệt sĩ…)

* Thân bài:

– Hoàn cảnh: trong chuyến tham quan cùng cả trường, trong một buổi tình nguyện…

– Diễn biến: Kể lại nội dung cuộc trò chuyện, những hoạt động được tổ chức và một kỉ niệm ấn tượng nhất.

– Bài học sau chuyến đi mà em tự rút ra.

* Kết bài: Cảm nghĩ của em sau cuộc gặp gỡ đó.

Đề 5.

* Mở bài: Giới thiệu chung về quê em

* Thân bài:

– Miêu tả khung cảnh làng quê em trước đây

Cánh đồng lúa rộng mênh mông
Những mái nhà ngói đơn sơ
Những con đường đất đỏ…
– Sự đổi thay của quê hương

Những ngôi nhà cao tầng
Con đường bê tông thẳng tắp…
– Cảm xúc của em khi chứng kiến sự thay đổi: vui mừng vì sự hiện đại, nhưng cũng buồn vì nét thôn quê giản dị không còn

* Kết bài: Tình cảm của em đối với quê hương

Đề 6.

* Mở bài: Giới thiệu chung về người thầy/ cô giáo của em (tên, tuổi, dạy môn gì)

* Thân bài

– Miêu tả đôi nét về ngoại hình

– Miêu tả tính cách: nghiêm khắc, hiền từ

– Tình cảm của thầy/cô dành cho học sinh: quan tâm, tận tình

– Kỉ niệm đẹp với thầy/cô

* Kết bài: Tình cảm của em đối với thầy/cô

Đề 7.

* Mở bài: Giới thiệu chung về người thân mà của em (đó là ai, tên và tuổi tác, nghề nghiệp).

* Thân bài:

– Tả đôi nét về ngoại hình.

– Sở thích của người thân.

– Kể một vài kỉ niệm của em với người thân.
* Kết bài: Tình cảm mà em dành cho họ.

Viết văn:
Trong gia đình, người em yêu thương và kính trọng nhất chính là ông nội của em. Ông năm nay đã bảy mươi tuổi. Tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn còn rất khỏe mạnh và minh mẫn lắm.

Ông nội sống cùng với gia đình em khi em còn rất nhỏ. Chính vì vậy, ông là người đã thay bố mẹ chăm sóc em những lúc cả hai phải đi làm. Đối với em, ông giống như một ông bụt vậy. Vì đã nghỉ hưu nên khi ở nhà ông thường chăm sóc những cây cảnh trong vườn. Buổi chiều, mỗi khi đi học về em thường thấy ông cặm cụi trong vườn cắt tỉa từng chiếc lá, tưới nước cho từng chậu cây. Vì được ông chăm sóc cẩn thận nên chúng rất tươi tốt và thường xuyên ra hoa.

Ông cũng rất quan tâm đến hai chị em. Ông thường kể cho em nghe những câu chuyện về cuộc sống của ông thời bao cấp với rất nhiều câu chuyện thú vị. Thỉnh thoảng, hai ông cháu em còn trở thành bạn cờ của nhau nữa. Mỗi khi em được điểm tốt hoặc được học sinh giỏi, ông đều thưởng cho em một món đồ nho nhỏ như chiếc bút hay cuốn truyện. Tuy chỉ là món quà nhỏ nhưng em cảm thấy rất hạnh phúc và vui vẻ. Mỗi khi ông bị ốm, nhìn ông nằm trên giường bệnh với khuôn mặt mệt mỏi. Em cảm thấy rất buồn và chỉ mong sao ông sớm khỏi bệnh để hai ông cháu lại cùng nhau chơi cờ, tưới cây.

Đối với em, ông không chỉ là ông nội mà còn giống như một người bạn. Em luôn luôn yêu ông nội của em từ tận đáy lòng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường” số 5

1. Tìm một số đề văn tự sự cùng loại và ghi vào vở:

– “Kể về một việc tốt em đã làm”

– “Kể về chuyến dã ngoại với lớp vừa rồi của em”.

– “Kể về một chuyện vui hoặc buồn xảy ra trong lớp”

– “Kể về một người làm việc trong trường”

2. “Kể chuyện ông (bà) của em”

– Bài làm rất sát với đề. Tất cả các ý trong dàn bài đều phát triển thành văn, thành câu cụ thể.

– Các sự việc nêu lên xoay quanh chủ đề về người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu.


3. Lập dàn bài cho một đề văn tự sự:

“Kể về những đổi mới ở quê em”

a. Mở bài: Mọi người rời xa quê hương đã lâu, nay trở về sẽ phải ngỡ ngàng về những đổi mới của Bắc Giang.

b. Thân bài:

– Cách đây vài chục năm, Bắc Giang nghèo và thiếu thốn nhiều thứ.

– Bây giờ, đổi mới toàn diện:

+, Những con đường mới, ngôi nhà cao tầng mọc lên.

+, Trường học được xây khang trang, sạch đẹp; trạm xá, ủy ban xã, câu lạc bộ được xây dựng mới.

+, Công nghệ thông tin về tới từng hộ dân.

+, Kinh doanh phát triển.…

c. Kết bài: Em nghĩ Bắc Giang sẽ như thế nào trong tương lai.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường” số 6

Câu a (trang 119 sgk Văn 6 Tập 1):

a. Mở bài: giới thiệu một cách khái quát nhất về kỉ niệm mà em định kể (được khen, được chê, …)

+ Ấn tượng của em về kỉ niệm đó (vui hay buồn).

b. Thân bài:

– Người mà làm nên kỉ niệm đáng nhớ đối với em có những đặc điểm gì: ngoại hình, tuổi tác, tính cách và cách ứng xử của người đó.

– Giới thiệu kỉ niệm:

+ Đây là kỉ niềm buồn hay vui.

+ Xảy ra trong hoàn cảnh như thế nào.

– Kỉ niệm đó liên quan đến ai.

– Diễn biến câu chuyện:

+ Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến của chuyện đó.

+ Đỉnh điểm của câu chuyện diễn ra như thế nào?

+ Thái độ, tình cảm của người trong cuộc.

– Kết thúc câu chuyện:

+ câu chuyện kết thúc như thế nào?

+ nêu suy nghĩ và cảm nhận của em qua câu chuyện.

c. Kết bài:

– Cảm nhận và lời hứa của em khi trải qua sự việc vừa rồi.

Câu b (trang 119 sgk Văn 6 Tập 1):

a. Mở bài: giới thiệu hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.

b. Thân bài:

– Kể lại chi tiết diễn biến câu chuyện:

+ Thời gian và địa điểm xảy ra câu chuyện.

+ Tình huống đáng cười nhất trong câu chuyện là gì?

+ Câu chuyện kết thúc ra sao?

– Em rút ra được bài học gì tư câu chuyện này.

c. Kết bài:

– Nêu ấn tượng mà câu chuyện để lại trong em.

Câu c (trang 119 sgk Văn 6 Tập 1):

a. Mở bài: giới thiệu một cách khái quát nhất về người bạn mà em mới quen.

b. Thân bài:

– Hoàn cảnh gặp gỡ của em và bạn mới là ở đâu và vào lúc nào.

– Đặc điểm về ngoại hình, tính cách của người bạn đó.

– Em thích nhất điều gì ở người bạn mới quen.

– Em và người bạn mới đã cùng nhau giúp đỡ nhau như thế nào để cùng có kết quả học tập tốt.

c. Kết bài:

– Tình bạn mới đã có tác động như thế nào đến việc học tập và các hoạt động khác của em.

– Từ đó, em có suy nghĩ gì về tình bạn.

Câu d (trang 119 sgk Văn 6 Tập 1):

a. Mở bài: giới thiệu sơ qua về cuộc gặp gỡ mà em định kể.

b. Thân bài:

– Kể chi tiết các sự việc diễn ra trong buổi gặp gỡ:

+ mở đầu cuộc gặp gỡ.

+ nội dung chính của gặp gỡ: các sự kiện, không khí, khung cảnh,…

+ cuộc gặp gỡ kết thúc như thế nào.

– Nêu ý nghĩa về cuộc gặp gỡ giữa em và chú bộ đội.

c. Kết bài:

– Cuộc gặp gỡ ấy đã mang lại cho em những suy nghĩ gì.

– Nêu ngắn gọi cảm nghĩ của em về cuộc gặp gỡ đó.

Câu đ (trang 119 sgk Văn 6 Tập 1):

a. Mở bài: giới thiệu sơ qua về vấn đề mà em định nói tới.

b. Thân bài:

– Quê trước khi đổi mới:

+ nhà: nhỏ bé, cũ kĩ,..

+ đường: đường đất, nhỏ hẹp, …

+ trường học: cũ, mái ngói liêu xiêu, …

+ chợ: thưa thớt.

+ cuộc sống người dân vô cùng vất vả, lam lũ,..

– Quê em sau đổi mới:

+ Nhà cửa mới, có nhiều nhà cao tầng.

+ Đường bê tông, sạch đẹp, …

+ Trường học có thêm nhiều thiết bị hiện đại: máy tính, máy chiếu, ..

+ Chợ: đông vui, tấp nập hơn.

+ Cuộc sống người dân dễ chịu, thoải mái hơn rất nhiều.

c. Kết bài:

– Tình cảm của em đối với quê hương như thế nào?

– Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng quê hương.

Câu e (trang 119 sgk Văn 6 Tập 1):

a. Mở bài: giới thiệu ấn tượng của em về người thầy (cô) của mình.

b. Thân bài:

– Miêu tả về ngoại hình thầy (cô) mà em yêu quý nhất.

– Kể về tính cách của thầy (cô) ấy.

– Kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em và người thầy (cô) đó.

– Đến nay, tình cảm của em đối với người thầy (cô) ấy là như thế nào?

c. Kết bài:

– Nêu cảm nghĩ của em về người thầy (cô) ấy.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về bài học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Blogthoca.edu.vn.vn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *