Top 10 Bài văn thuyết minh về thể thơ em yêu thích nhất

Trong nền văn học nước nhà có biết bao nhiêu thể thơ hay mà các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thời xưa sử dụng để sáng tác thơ ca. Vậy bạn yêu thể loại nào nhất? … xem thêm…và khi yêu nó bạn đã thực sự hiểu về các thể thơ đó chưa? Nếu chưa hãy cùng Blogthoca.edu.vn tìm hiểu những bài văn thuyết minh về các thể thơ hay nhất ngay sau đây để hiểu thêm bạn nhé!

Thuyết minh về thể thơ lục bát số 1

Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn.

Có thể nói rằng không người Việt Nam nào mà lại không biết đến thơ lục bát, một thể thơ thuần túy dân tộc, xuất hiện đã hàng ngàn năm nay. Từ thuở nằm nôi, nằm võng, theo lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, thơ lục bát đã ngấm vào tim óc, làm nên đời sống tâm hồn phong phú của mỗi con người. Xét về thể loại và các hình thức thơ trong văn học, người Việt Nam bên cạnh tiếp thu của người Trung Hoa như thể thơ Cổ Phong hay thơ Đường Luật. Bên cạnh đó, ông cha ta cũng sáng tạo riêng cho dân tộc mình những thể thơ độc đáo, mang đậm màu sắc, văn hóa của dân tộc Việt Nam, như thể thơ Song thất lục bát hay thể thơ Lục bát đã trở nên vô cùng quen thuộc trong văn học Việt Nam. Trong đó, thể thơ Lục bát được nhiều nhà thơ lựa chọn làm chất liệu để xây dựng nên các tác phẩm văn chương của mình, cũng là xây dựng nên những bài văn mang đậm tinh thần dân tộc nhất.

Thơ lục bát là thể thơ bao gồm có hai phần câu sáu ( câu lục) và câu tám (câu bát) nối tiếp nhau. Thông thường một bài thơ lục bát thường được mở đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát. Về số lượng câu trong một bài thơ lục bát không hề bị giới hạn nghiêm ngặt như các bài thơ đường luật hay thể thơ song thất lục bát. Một bài thơ lục bát có thể bao gồm hai hoặc bốn câu như:

“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

Hoặc cũng có thể kéo dài ra hàng nghìn câu thơ, mà điển hình nhất mà ta có thể kể đến, đó chính là kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều) của đại thi hào Nguyễn Du ( gồm 3253 câu, trong đó gồm 1627 câu lục và 1627 câu bát). Số lượng câu thơ hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung và ý đồ mà nhà văn muốn truyền tải đến những độc giả.

Luật thanh trong thơ lục bát: Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1,3,5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2,4,6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau: Câu lục theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) – Trắc (T) – Bằng (B). Câu bát: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B

Ví dụ: Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
B T B
Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều
B T B B)
(Tố Hữu)

Nhịp trong thơ lục bát phần lớn là nhịp chẵn, tạo nên âm điệu êm đềm, thong thả, thích hợp làm lời hát ru, hát ngâm.

Ví dụ: Vì mây / cho núi / lên trời,
Vì chưng / gió thổi / hoa cười/ với trăng.

Hay: Gió sao / gió mát / sau lưng
Dạ sao / dạ nhớ / người dưng / thế này?

Nhưng khi cần biểu đạt một nội dung tư tưởng, tình cảm nhất định nào đó, người ta có thể biến đổi nhịp thơ cho thích hợp. Ví dụ như lời Thúy Kiều nói với Hoạn Thư trong cảnh Kiều báo ân báo oán:

Dễ dàng / là thói / hồng nhan,
Càng / cay nghiệt lắm / càng / oan trái nhiều!

Rõ ràng là giọng đay nghiến, chì chiết khi Thúy Kiều nhắc tới máu ghen đáo để có một không hai của tiểu thư họ Hoạn.

Về cách gieo vần, thơ Lục bát tuy không bị giới hạn bởi những luật lệ nghiêm ngặt như thể thơ Đường luật nhưng vẫn phải đảm bải những yếu tố cơ bản. Cụ thể là trong một bài thơ Lục bát thì câu thơ cuối của câu lục phải vần với câu thơ thứ sáu của câu bát. Tương tự, câu cuối của câu bát phải hiệp vần với câu cuối của câu lục. Có thể lấy một ví dụ trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu như:

“Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.

Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhân vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này để bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu… Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát nhưng không phải trên sáu dưới tám mà có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần… Hiện tượng lục bát biến thể là vàn đề đáng chú ý trong ca dao, chúng ta có thể xem xét một số trường hợp: Lục bát biến thể tăng, tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng.

Như vậy, ta có thể thấy một cách khái quát về định nghĩa cũng như những đặc điểm, những luật lệ cơ bản trong một bài thơ lục bát. Qua đó ta cũng phần nào hiểu được cách mà các nhà thơ sáng tạo ra một tác phẩm văn chương, đó là cả một quá trình, vừa thể hiện được tài năng, vừa thể hiện được tư duy nhanh nhạy của các thi sĩ.

Thuyết minh về thể thơ lục bát số 1
Thuyết minh về thể thơ lục bát số 1

Thuyết minh về thể thơ lục bát số 2

Thơ văn làm cho đời sống người lao động trở nên màu sắc và sinh động. Từ xa xưa các tác giả đã dùng thơ để biểu đạt nội dung mình muốn nói. Một trong những thể thơ lâu đời và nổi tiếng nhất là thể thơ lục bát. Điển hình là những câu ca dao, những câu chuyện được viết bằng thơ được truyền từ đời này qua đời khác.

Nền văn học Việt Nam đã có từ lâu đời và đã có hàng ngàn năm để phát triển. Những giá trị tinh hoa nhân loại đã được tiếp thu, chọn lọc và phát triển ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Các thể loại thơ cũng được người Việt chúng ta tiếp thu của văn hóa Trung Hoa như thơ Cổ Phong, thơ đường luật làm đa dạng thêm cho nền văn học Việt. Nhưng ông cha ta cũng đã sáng tạo ra những thể thơ của người Việt. Điển hình là thể thơ Song thất lục bát hay thơ Lục bát để thể hiện tinh thần văn hóa của dân tộc. Nhiều tác phẩm, câu ca dao đã sử dụng thơ lục bát để truyền tải nội dung, đi sâu vào lòng người đọc.

Đặc trưng của thơ lục bát là những cặp câu sáu tám đi với nhau. Câu đầu sáu tiếng và câu sau tám tiếng. Bài thơ lục bát được mở đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát. Thơ lục bát có thể hai câu, bốn câu và không bị giới hạn số câu. Ví dụ như thể loại ca dao thường có hai câu như:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.”

hay

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”

Nhưng cũng có bài thơ lục bát lên đến hàng ngàn câu. Ví dụ như tác phẩm “Truyện Kiều” của tác giả Nguyễn Du có lên đến 3254 câu thơ.

Ngoài ra, cái hay của thơ lục bát còn nằm ở cách gieo vần. Tiếng cuối trong câu lục phải vần với tiếng thứ sáu trong câu bát. Tiếp đến, tiếng cuối của câu bát phải hiệp vần với tiếng cuối của câu lục tiếp theo.

Thanh điệu trong câu thơ lục bát rất đặc biệt. Những tiếng hiệp vần là những tiếng mang thanh bằng như trong ví dụ dưới đây:

“Ớt nào là ớt chẳng cay,

Gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng.

Vôi nào là vôi chẳng nồng,

Gái nào là gái có chồng chẳng ghen.”

Trong thơ lục bát, thanh bằng chính là điểm nhấn của bài thơ. Âm điệu của bài thơ còn có sự trầm bổng, có sự chuyển đổi linh hoạt giữa tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8. Điều này giúp âm điệu của bài thơ trở nên thanh thoát, dễ nghe, dễ đọc.

Tóm lại thơ lục bát chính là tinh hoa của đất nước ta. Nó có sự phóng khoáng, dễ tiếp cận người đọc hơn thơ Đường luật của Trung Quốc. Đây cũng là thể thơ dễ nhớ, dễ đọc, dễ truyền tải được nội dung giả muốn nói. Cho đến nay không ít tác giả nổi tiếng với những bài thơ lục bát và được rất nhiều người yêu thích.

Thuyết minh về thể thơ lục bát số 2
Thuyết minh về thể thơ lục bát số 2

Thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Thể thơ này ra đời vào thế kỉ 7 vào Nhà Đường, ở Trung Quốc. Thể thơ này cũng là thể thơ được các nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam ưa chuộng và sử dụng nhiều ở những thế kỉ trước.

Thơ Thất ngôn tứ tuyệt được chia làm 2 loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (một thể thơ khá được yêu thích trong Thơ Đường luật): Có quy luật nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng. Thất ngôn tứ tuyệt Cổ phong không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc. Trong chương trình học cấp Trung học cơ sở chúng ta đã được làm quen và nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật gồm có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, về phối thanh hay luật bằng trắc hoàn toàn giống thơ thất ngôn bát cú.

Về cách gieo vần ta thường bắt gặp 3 cách gieo vần trong thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt như sau:

Cách 1: Gieo vần vào tiếng cuối các câu 1-2-4 (tiếng cuối câu 3 bắt buộc thanh trắc)

Ví dụ: Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Cách này thường được các cao nhân thời xưa sử dụng nhiều nhất.

Cách 2: Gieo vần chéo: Vào tiếng cuối các câu 1-3 (tiếng cuối các câu 2-4 phải là thanh trắc) hay các câu 2-4 (tiếng cuối các câu 1-3 phải là thanh trắc).
Ví dụ: Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân
Bốn câu thơ trên ta thấy reo vần “ân” của câu 2,4 như vậy tiếng cuối của câu 1,3 phải là thanh trắc “lạnh, chậm”

Cách 3: Gieo vần ôm: Tiếng cuối câu 1 vần với tiếng cuối câu 4, tiếng cuối câu 2 vần với tiếng cuối câu 3.

Ví dụ: Tiếng đàn thầm dịu dẫn tôi đi
Qua những sân cung rộng hải hồ
Có phải A Phòng hay Cô ?
Lá liễu dài như một nét mi.


Bố cục thường thấy của một bài thớ bao gồm 4 phần: Đề, thực, Luận, Kết. “Đề” gồm 2 câu đầu,câu đầu gọi là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đi vào phần sau. “Thực” gồm 2 câu tiếp theo, giải thích rõ ý đầu bài. “Luận” gồm 2 câu tiếp theo nữa, phát triển rộng ý của đầu bài. “Kết” là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài.

Tóm lại thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ có sự kết hợp hài hoà cân đối cổ điển nhạc điệu trầm bổng đăng đối nhịp nhàng. Có nội dung rất đa dạng và phong phú dễ đi vào lòng người. Chúng ta cần gìn giữ những bài thơ mà những nghệ sĩ xưa để lại.

Thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Thuyết minh về thể thơ song thất lục bát

Thể thơ song thất lục bát là một thể thơ rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Song là 2, Thất là 7, Lục là 6, Bát là 8. Song Thất Lục Bát là thể thơ mà hai câu đầu mỗi câu 7 chữ, gọi là Song Thất. Liền theo là một câu 6 chữ và một câu 8 chữ, gọi là Lục Bát. Có rất nhiều tác phâm nổi tiếng được viết theo thể thơ này. Có thể kể đến như: Chinh phụ ngâm khúc…

Cách gieo vần của thể thơ song thất lục bát được quy định như sau: Chữ thứ 5 câu 7 đầu tiên vần Bằng (B). Chữ cuối câu 7 đầu tiên ở vần Trắc(T), ăn vần với chữ thứ 5 của câu 7 thứ nhì (cũng vần Trắc). Chữ cuối câu 7 thứ nhì vần Bằng, ăn vần với chữ cuối câu 6 (vần Bằng). Chữ cuối câu 6 vần Bằng , ăn vần với chữ thứ 6 câu 8 (vần Bằng). Chữ cuối câu 8 vần Bằng, lại ăn vần với chữ thứ 3 hoặc chữ thứ 5 của câu 7 đầu tiên trong khổ thơ tiếp theo. Chữ thứ 5 này vần Bằng. Chữ thứ 3 linh động hơn, khi ăn vần với câu trước thì phải là vần Bằng, nếu không ăn vần với câu trước thì Trắc, Bằng gì cũng được.

Ví dụ:

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?

Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt,
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây.
Chín lần gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.

Nước thanh bình ba trăm năm ,
Áo nhung trao quan từ đây.
Sứ trời sớm giục đường mây,
Phép công là trọng niềm tây sá nào.

Chinh Phụ Ngâm Khúc -Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm

Thể thơ này không bắt buộc phải có các cặp đối, nhưng hai câu thất, số chữ bằng nhau, nếu các thi nhân có thể viết thành một cặp đối:

Ví dụ:

Câu cẩm-tú đàn anh họ Lý
Nét đan-thanh bậc chị chàng Vương

Mùi phú-quí nhử làng xa-mã,
Bả vinh-hoa lừa gã công-khanh

Cầu Thệ-thủy ngồi trơ cổ-độ
Quán Thu-phong đứng rũ tà-huy

Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều

Hay:

Trống Tràng Thành (2) lung lay bóng nguyệt,
Khói Cam Tuyền (3) mờ mịt thức mây.

Chàng thì đi cõi xưa mưa gió,
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.

Hồn tử sĩ gió ù ù thổi,
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi.

Chốn Hàm Dương (19) chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương (20) thiếp hãy trông sang.

Chinh phụ ngâm khúc

Là một thể thơ đặc biệt của người Việt, song thất lục bát cùng với lục bát rất được các tác giả ưa chuộng trong suốt thời kì văn học trung đại Việt Nam. Thể thơ này phát triển mạnh vào thế kỉ 18 cho đến tận đầu thế kỉ 20. Nhiều tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam đã sử dụng thể thơ này như bản dịch Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm, Ai tư vãn – Lê Ngọc Hân, Văn tế thập loại chúng sinh – Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc -Nguyễn Gia Thiều, Tự tình khúc – Cao Bá Nhạ. Sau khi phong trào thơ mới xuất hiện, song thất lục bát không còn được các nhà thơ ưa chuộng nữa. Các tác phẩm thuộc thể thơ này ngày càng hiếm gặp, có lẽ một phần do những quy định về vần luật phức tạp và khó khăn của nó. Vì vậy bạn hãy cố gắng tìm đọc những tác phẩm viết theo thể thơ này để hiểu thêm nhé!

Thuyết minh về thể thơ song thất lục bát
Thuyết minh về thể thơ song thất lục bát

Thuyết minh về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt

Thể thơ Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật là thể thơ lâu đời xuất xứ từ Trung Hoa du nhập vào nền thơ ca Việt Nam cùng với các thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, Ngũ Ngôn Bát Cú, Thất ngôn Bát Cú, đã tạo ra nhiều thể thơ biến ảo và tạo nên trào lưu một cơn sốt Thơ Đường Trong nền thơ ca Việt Nam.

Thơ ngũ ngôn là một trong những thể loại thơ được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên điểm đầu tiên mà bạn cần phải phân biệt đó chính là thể thơ ngũ ngôn – tức là đang nhắc tới một dạng trong thể thơ đường luật. Chứ nó không phải là thể thơ 5 chữ hiện đại. Bởi với yêu cầu của thể thơ này cần phải có sự tuân thủ niêm luật một cách chặt chẽ.

Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt là một trong những thể thơ xuất xứ từ Trung Quốc. Cùng với các thể thơ khác trong nhóm nó đã tạo ra được một trào lưu thơ ca Việt Nam. Về cơ bản thể thơ này có 4 câu thơ trong mỗi bài và mỗi câu có 5 chữ. Trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 với 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Nhìn chung thể thơ này khá giống với thể thất ngôn tứ tuyệt nhưng số câu ít hơn. Túc là chỉ cần bỏ hai chữ cuối là ta đã có được thể thơ ngũ ngôn.

Ví dụ:

Trên mưa, còn có nắng
Dưới sóng, biển bình yên
Đá lạnh còn giữ lửa
Tình phai còn căn duyên?

Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt này mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ và được làm theo thể thơ đường luật. Về cơ bản đây cũng là một thể thơ khá giống với thể thất ngôn bát cú đường luật nhưng mỗi câu đều bỏ đi hai tiếng đầu câu và chỉ còn lại 5 tiếng cuối cùng. Về niêm luật vần đối thì thể thơ này cũng giống với thể thất ngôn bát cú đường luật.

Về thể thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật thì chúng ta sẽ có 4 câu thơ trong mỗi bài,mỗi câu gồm có 5 chữ trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ là câu 2,4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối như vậy cả bài thơ tổng cộng sẽ có 20 chữ như vậy về cơ bản thể thơ này giống với thơ thất ngôn tứ tuyệt chỉ cần bỏ hai chữ cuối là chúng ta sẽ có được bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. Mặt khác nó còn là bản sao của thể thơ Ngũ ngôn bát cú đường luật vì lấy ra 4 câu thơ trong bài bát cú để làm ra bài thơ tứ tuyệt. Chỉ 4 câu thơ ngắn ngọn nhưng lại tuyệt diệu vô cùng vì thế nên gọi là thơ tứ tuyệt. Thể thơ ngũ ngôn bố cục sẽ gồm có 4 phần đó là (đề, thực, luận, kết).

Về đặc điểm của thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật, thì bài thơ khi ngâm thơ sẽ mang một cảm giác êm tai nhấn nhá hợp lý, tạo cảm giác dễ đọc cho người ngâm thơ và dễ nghe cho người thưởng thức. Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật sẽ mang nhịp lẻ ngắt nhịp 2/3. Vần điệu: luân phiên bằng – trắc hoặc bằng – bằng, trắc – trắc ở tiếng thứ hai và thứ tư. Nên gieo Vần (độc vận). Cứ theo thứ tự như vậy cho đến hết bài thơ thì chúng ta sẽ có một bài thơ hoàn chỉnh, chính xác theo luật thơ.

Thuyết minh về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt
Thuyết minh về thể thơ ngũ ngôn

Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật số 1

Thất ngôn bát cú Đường luật là một thể thơ khá hay và đặc sắc, thích hợp để truyền tải những tình cảm với quê hương, đất nước. Chính những nội dung đặc sắc mà thể thơ truyền tải đã phần nào nâng cao giá trị của thể thơ này. Những bài thơ mang trong đó những tình cảm mãnh liệt của tác giả, phá vỡ đi phần nào sự chặt chẽ về quy tắc của một thể thơ cổ, có sức sống lâu dài với thời gian.

Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trắc trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất – tam – ngũ bất luận còn các tiếng: nhị – tứ – lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng – trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ.

Số dòng số chữ trong câu trong bài bắt buộc không được thêm bớt. Luật bằng trắc: có bài gieo vần bằng hoặc gieo vần trắc nhưng bằng là phổ biến. Cách đối: đối hai câu đầu hoặc hai câu cuối, có bài vừa đối hai câu đầu, vừa đối hai câu cuối hoặc không có đối. Cách hiệp vần: Thường chữ cuối câu một bắt vần với chữ cuối câu 2,4. Chữ cuối câu hai bằng vần với chữ cuối câu cuối. Bố cục: 4 phần: khai, thừa, chuyển, hợp, 2 câu đầu tả cảnh, hai câu cuối tả tình.

Luật bằng trắc là 1 trong những yếu tố quan trọng tạo nên nhịp điệu thơ bảy chữ, nó còn gọi là luật về sự phối thanh giữa các tiếng trong từng câu và các câu trong từng khổ, từng bài. Thanh bằng là thanh huyền và thanh ngang, thanh trắc là thanh hỏi, sắc, ngã, nặng. Trong mỗi câu thơ, sự phối thanh được qui định khá chặt chẽ theo quan điểm “Nhất tam ngũ bất luận” (Các tiếng 1, 3, 5 không xét tới) và “Nhị tứ lục phân minh” (Các tiếng 2, 4, 6 qui định rõ ràng). Quan hệ bằng trắc giữa các câu cũng được qui định chặt chẽ. Nếu dòng trên là bằng mà ứng với dòng dưới là trắc thì gọi là đối, ứng với dòng dưới cũng là bằng hoặc ngược lại thì gọi là niêm với nhau.

Trong thơ thất ngôn bát cú, quan hệ bằng trắc giữa các các câu trong mỗi phần đề, thực, luận, kết phải đối nhau; còn 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 phải niêm với nhau. Theo quan điểm, ta có thể thấy rõ sự qui định nghiêm ngặt về niêm, luật trong thơ thất ngôn bát cú. Chỉ cần dựa vào tiếng thứ hai của câu mở đầu, ta có thể biết bài được viết theo luật bằng hay trắc, ví dụ:…. Tuy nhiên, trong thơ hiện đại không đòi hỏi niêm luật này.

Ưu điểm của thể thơ này đó chính là thể thơ Đường có sự kết hợp hài hoà cân đối cổ điển nhạc điệu trầm bổng đăng đối nhịp nhàng. Có nội dung rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên bên cạnh đó nó còn mang những nhược điểm như: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt có thi pháp chặt chẽ, nghiêm cách, vô cùng đa dạng nhưng không hề đơn giản, số câu số chữ bắt buộc không được thêm bớt.

Thất ngôn bát cú Đường luật là một thể thơ khá hay và đặc sắc, thích hợp để truyền tải những tình cảm với quê hương, đất nước đất nước. Chính những nội dung đặc sắc mà thể thơ truyền tải đã phần nào nâng cao giá trị của thể thơ này. Những bài thơ mang trong đó những tình cảm mãnh liệt của tác giả, phá vỡ đi phần nào sự chặt chẽ về quy tắc của một thể thơ cổ, có sức sống lâu dài với thời gian. Tóm lại, thất ngôn bát cú thực sự là một thể thơ tuyệt vời giúp các thi sĩ dệt lên những trang thơ hay, những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc lưu truyền mãi đến về sau.

Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật số 1
Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật số 1

Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật số 2

Thơ Đường luật là một thành tựu lớn của nền thơ cổ điển Trung Hoa. Từ khi ra đời vào thời nhà Đường, các thể thơ này đã nhanh chóng lấn lướt thể thơ cổ phong có mặt từ trước đó. Thơ Đường luật chia thành các thể tứ tuyệt, bát cú và trường thiên. Trong đó, thể thơ thất ngôn bát cú là thể thơ rất phổ biến và quen thuộc trong thơ ca Việt Nam thời trung đại. Nhiều kiệt tác thơ ca lưu lại đến đời sau kiệt tác để lại cho đời sau đều được làm bằng thể thất ngôn bát cú. Bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu là một điển hình:

“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

Đã khách không nhà trong bốn biển

Lại người có tội giữa năm châu

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù

Thân ấy vẫn còn còn sự nghiệp

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”

Bài thơ được sáng tác khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông bắt giam trong ngục. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của tác giả. Bài thơ này gồm tám câu, mỗi câu có bảy chữ, tổng cộng cả bài có năm mươi sáu chữ (tiếng).

Về phần bố cục, bài thơ được chia làm bốn phần: Đề – Thực – Luận – Kết. Mỗi phần có hai câu thơ và giữ một chức năng riêng.

Câu một và hai là (Đề) nói lên phong thái ung dung, thanh thản, đầy khí phách của người chí sĩ cách mạng khi bị lâm vào cảnh tù đày. Câu ba và bốn (Thực) nói về cuộc đời bôn ba của người chiến sĩ cách mạng, gắn liền với tình cảnh chung của đất nước, nhân dân. Hai câu năm và sáu (Luận) thể hiện khí phách hiên ngang, một hoài bão phi thường của người anh hùng muốn làm nên sự nghiệp vĩ đại. Hai câu cuối (Kết) khẳng định tinh thần, ý chí kiên cường trước mọi hiểm nguy thử thách.

Vần trong thơ được làm theo vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 tức là tiếng “lưu” vần với các chữ khác “tù” “châu” “thù” “đâu”, và được làm theo lối “độc vận”, có nghĩa là cả bài chỉ hiệp theo một vần. Tuy nhiên, vần trong bài thơ cũng thoáng hơn để nhằm bộc lộ tâm trạng, khí phách của nhà thơ.

Đối là đặt hai câu đi song song với nhau cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau, hô ứng với nhau một cách hài hoà. Trong bài thơ, tác giả tuân thủ đúng luật thơ Đường, các câu đối xứng với nhau thật chỉnh vừa đối ý vừa đối thanh ở câu ba và bốn:

“Đã khách không nhà trong bốn biển,

Lại người có tội giữa năm châu”

Và ở năm, câu sáu:

“Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù”

Căn cứ vào tiếng thứ hai của câu đầu mà ta biết được bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật được làm theo luật bằng hay trắc. Trong bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”, tiếng thứ hai là từ “là” thuộc thanh bằng, do vậy bài thơ được làm theo luật bằng.

Niêm là dính. Đó là sự liên lạc về âm luật của hai câu thơ trong bài thơ đường luật. Người xưa căn cứ vào tiếng thứ hai, tư, sáu trong câu thơ để xác định niêm “Nhất, tam, ngũ bất luận – Nhị, tứ, lục phân minh”. Hai câu thơ niêm với nhau khi chữ thứ hai, tư, sáu của hai câu cùng vần (bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc). Câu một luôn luôn niêm với câu tám, câu hai với câu ba, câu bốn với câu năm, câu sáu với câu bảy. Ví dụ trong bài này, câu 1 có các tiếng thứ hai, tư, sáu gồm “là” – “kiệt” – “phong” (B-T-B) niêm với tiếng hai, tư, sáu ở câu 8 gồm “nhiều” – “hiểm” – “gì” (cũng là B-T-B). Tương tự như thế, ở câu hai có các tiếng: “mỏi”- “thì”- “ở” (T-B-T) niêm với các tiếng ở câ u 3: “khách”- “nhà” – “bốn” (cũng là T-B-T), cứ thế niêm cho đến hết bài. Khi các câu trong một bài thơ đặt sai, không niêm với nhau theo lệ đã định thì gọi là thất niêm.

Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật số 2
Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật số 2

Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật số 3

Thất ngôn bát cú là thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường Luật được các nhà thơ Việt Nam rất ưa chuộng. Đây là hình thức lấy câu thơ bảy chữ làm đơn vị nhịp điệu.

Ra đời từ rất sớm ở Trung Quốc, bắt nguồn từ thơ bảy chữ cổ phong ( thất ngôn cổ thể), đến đời Đường, thơ thất ngôn bát cú phát triển rầm rộ. Trong quá trình giao lưu hội nhập văn hóa một nghìn năm Bắc thuộc, hình thức thơ này đã du nhập vào Việt Nam, được các nhà thơ cổ điển Việt Nam ưa chuộng, tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan… Sau năm 1930, các nhà thơ hiện đại, nhất là các nhà thơ thuộc trào lưu thơ mới đã làm một cuộc cách mạng về thi ca, phá bỏ những hình thức niêm luật cứng nhắc của thơ cũ nhưng thể thơ thất ngôn bát cú vẫn được sử dụng. Tuy nhiên ngoài một số ít tác phẩm được viết theo thể thất ngôn bát cú, thơ bảy chữ hiện đại đã có sự thay đổi: gồm nhiều thể thơ nối tiếp nhau, cách gieo vần, niêm luật linh hoạt hơn, hình thức này đã tạo ra những tác phẩm dài hơi, tiêu biểu là bản trường ca “Theo chân Bác” của nhà thơ Tố Hữu.

Thể thơ thất ngôn bát cú có bố cục bốn phần, mỗi phần ứng với hai câu đảm nhận những nhiệm vụ cụ thể. Hai câu đề giới thiệu về thời gian, không gian, sự vật, sự việc. Hai câu thực trình bày, mô tả sự vật, sự việc. Hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng. Hai câu kết khái quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao. Ở một số trường hợp, phần thực và luận có chung nhiệm vụ vừa tả thực vừa luận, ví dụ như hai câu thực và luận trong bài “Qua đèo Ngang” của BHTQ:

“Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.”

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Luật bằng trắc là 1 trong những yếu tố quan trọng tạo nên nhịp điệu thơ bảy chữ, nó còn gọi là luật về sự phối thanh giữa các tiếng trong từng câu và các câu trong từng khổ, từng bài. Thanh bằng là thanh huyền và thanh ngang, thanh trắc là thanh hỏi, sắc, ngã, nặng. Trong mỗi câu thơ, sự phát thanh được quy định khá chặt chẽ theo quan điểm “Nhất tam ngũ bất luận”( Các tiếng 1, 3, 5 không xét tới) và “Nhị tứ lục phân minh”( Các tiếng 2, 4, 6 quy định rõ ràng). Quan hệ bằng trắc giữa các câu cũng được quy định chặt chẽ. Nếu dòng trên là bằng mà ứng với dòng dưới là trắc thì gọi là đối, ứng với dòng dưới cũng là bằng hoặc ngược lại thì gọi là niêm với nhau. Trong thơ thất ngôn bát cú, quan hệ bằng trắc giữa các các câu trong mỗi phần đề, thực, luận, kết phải đối nhau; còn 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 phải niêm với nhau. Theo quan điểm, ta có thể thấy rõ sự quy định nghiêm ngặt về niêm, luật trong thơ thất ngôn bát cú. Chỉ cần dựa vào tiếng thứ hai của câu mở đầu, ta có thể biết bài được viết theo luật bằng hay trắc, ví dụ:…. Tuy nhiên, trong thơ hiện đại không đòi hỏi niêm luật này.

Vần là một bộ phận của tiếng không kể thanh và phụ âm đầu (nếu có). Sự phối vần là một trong những nguyên tắc của sáng tác thơ, những tiếng có bộ phận vần giống nhau gọi là hiệp vần với nhau. Khác với thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú gieo vần chân, vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.

Ngoài ra, nhịp thơ cũng là một yếu tố quan trọng làm nên nhạc điệu thơ. Cách ngắt nhịp trong thơ không đơn giản là tạo sự ngừng nghỉ trong quá trình đọc mà quan trọng hơn, nó góp phần thể hiện nội dung, ý nghĩa cần biểu đạt. Trong thể loại thơ này, ta có thể ngắt nhịp bốn- ba hoặc ba- bốn nhiều hơn, thông dụng hơn. Tuy nhiên, trong một số tác phẩm, tác giả đã thay đổi cách ngắt nhịp thông thương nhằm phục vụ một ý đồ nghệ thuật nhất định. Ta lấy ví dụ ở bài ” Qua đèo Ngang” của BHTQ:

“Lom khom dưới, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.”

Cách ngắt nhịp 2/2/3 đã phần nào cho ta thấy được sự heo hắt của cảnh vật cùng sự cô đơn, buồn tủi của con người.

Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật số 3
Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật số 3

Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật số 4

Trong lịch sử hình thành thể thơ thất ngôn bát cú được sách cũ ghi lại và xuất hiện trong các tác phẩm văn chương trong đời Đường. Thể thơ này cũng lại được dùng ở một thời gian khá dài, trong chế độ phong kiến và sử dụng trong việc tuyển chọn nhân tài. Có thể nhận thấy được thể thơ này cũng được dùng phổ biến vào nước ta trong thời kì Bắc thuộc. Thể thơ hấp dẫn những cây bút quý tộc sử dụng.

Có thể nhận thấy được chính cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, người ta nhận thấy được ở mỗi câu 7 chữ. Còn nếu như tiếng thứ hai của câu thứ nhất chính là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, còn nếu như là vần trắc thì gọi là thể trắc. Có thể nhận thấy được chính thể thơ cũng đã quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Trong thơ thất ngôn bát cú thì luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, luôn mang được một sự uyển chuyển cân đối để làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca thật da diết, giống như những đợt sóng dâng trào nhưng cứ nhịp nhàng từng đợt từng đợt một. Khi người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của luật bằng trắc chính trong từng tiếng ở mỗi câu thơ trong bài. Dễ nhận thấy được chính các tiếng đó là nhất – tam – ngũ còn các tiếng như nhị – tứ – lục phân minh. Bên cạnh đó thì chính trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của chính mình, các tác giả lại có giảm đi tính gò bó cũng như sự nghiêm ngặt vốn có của thơ Đường luật cũng đã làm giảm bớt tính gò bó để khiến cho tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng, nhẹ nhàng và sáng tạo chính trong từng câu thơ. Thêm một ví dụng rất rõ được thể hiện chính trong bài “Qua Đèo Ngang” được viết theo thể bằng được thể hiện:

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà (t T b B t T B)

Cỏ cây chen đá lá chen hoa t B b T t B B

Chúng ta có thể biết ngay về vần cũng như về thể thơ thường có vần bằng được gieo ở tiếng cuối ở chính trong các câu 1-2-4-6-8. Các vần này dường như cũng đã vừa tạo sự liên kết ý nghĩa và độc đáo, chúng lại vừa có tác dụng tạo nên tính nhạc cho thơ càng thấy được sự hấp dẫn trong bài. Điều này còn thể hiện trong bài “Qua Đèo Ngang”, thì chính vẫn được gieo là vần “a” khiến cho câu thơ cứ vang vọng hơn thật lâu.

Thêm nữa đó là thể thơ Đường luật còn có sự tương đồng với nhau về mặt âm thanh ở tiếng thứ 2 chính trong các cặp câu đó là các cặp 1 – 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7. Thông qua đây ta nhận thấy được thể thơ Đường luật cũng có một kết cấu chặt chẽ và nhịp nhàng trong âm thanh. Thi phẩm “Qua Đèo Ngang” có câu 1 – 8 giống nhau ở tất cả các tiếng, ngoại trừ tiếng thứ 6 (TTBBTB), còn đối với câu 2-3 giống nhau ở các tiếng 2, 4, 6 (BTB).

Xét về vế đối, người ta cũng nhận thấy được rằng thể thơ có đối ngẫu tương hỗ cũng như đối ngẫu tương phản ở các câu đó chính là 3 – 4, 5 – 6. Xét về mặt cấu trúc của thể thơ thất ngôn bát cú gồm bốn phần rõ ràng. Đối với hai câu đề nêu cảm nghĩ chung về người suy nghĩ về cảnh vật, người ta nhận thấy được hai câu thực cũng được miêu tả chi tiết về cảnh vật, sự việt để có thể làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề. Tiếp đến là đến hai câu luận có nhiệm vụ để có thể bàn luận, từ đây tác giả cũng có thể mở rộng ra được thêm những cảm xúc. Ở phần này cũng thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ thể hiện. Tiếp đến chính là ở hai câu kết dùng để khép lại bài thơ đồng thời cũng lại nêu được một sự nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở các câu thơ trên. Người đọc cũng thấy được với cấu trúc khá chặt chẽ như này như cũng khiến cho tác giả có thể bộc lộ được nguồn cảm hứng sáng tác và một mạch cảm xúc vô cùng mãnh liệt để có thể viết lên, sáng tạo thêm được những sáng tác để đời.

Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật số 4
Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật số 4

Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật số 5

Thất ngôn bát cú là thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường Luật được các nhà thơ Việt Nam rất ưa chuộng. Đây là hình thức lấy câu thơ bảy chữ làm đơn vị nhịp điệu. Thơ Đường luật là một thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc, thể thơ này đã phát triển mạnh mẽ ở ngay chính quê hương của nó và có sức lan tỏa mạnh mẽ sang các khu vực lân cận, trong đó có Việt Nam. Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở năm điểm sau: Luật, niêm, vần, đối và bố cục. Về hình thức thơ Đường luật có nhiều loại, tuy nhiên thất ngôn bát cú được coi là một dạng chuẩn, là thể thơ tiêu biểu trong thơ ca trung đại.

Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trác trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất – tam – ngũ bất luận còn các tiếng: nhị – tứ – lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng – trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ.

Về vần, thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật thường có vần bằng được gieo ở tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8. Vần vừa tạo sự liên kết ý nghĩa vừa có tác dụng tạo nên tính nhạc cho thơ. Ví dụ trong bài “Qua Đèo Ngang”, vẫn được gieo là vần “a”. Thể thơ còn có sự giống nhau về mặt âm thanh ở tiếng thứ 2 trong các cặp câu: 1 – 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7. Chính điều này tạo cho bài thơ một kết cấu chặt chẽ và nhịp nhàng trong âm thanh. Trong bài thơ “Qua Đèo Ngang”: câu 1 – 8 giống nhau ở tất cả các tiếng, trừ tiếng thứ 6 (TTBBTB) câu 2-3 giống nhau ở các tiếng 2, 4, 6 (BTB)…

Về đối, thể thơ có đối ngẫu tương hỗ hoặc đối ngẫu tương phản ở các câu: 3 – 4, 5 – 6. Ở bài thơ “Qua Đèo Ngang” câu 3 – 4 hỗ trợ nhau để bộc lộ sự sống thưa thớt, ít ỏi của con người giữa núi đèo hoang sơ, câu 5-6 cùng bộc lộ nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả. Các câu đối cả về từ loại, âm thanh, ý nghĩa. Còn về cách ngắt nhịp của thể thơ, phổ biến là 3 – 4 hoặc 4 – 3 (2 – 2 – 3; 3 – 2 – 2). Cách ngắt nhịp tạo nên một nhịp điệu êm đềm, trôi theo từng dòng cảm xúc của nhà thơ. uy nhiên, trong một số tác phẩm, tác giả đã thay đổi cách ngắt nhịp thông thương nhằm phục vụ một ý đồ nghệ thuật nhất định. Ta lấy ví dụ ở bài ” Qua đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan:

“Lom khom dưới, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.”

Cách ngắt nhịp 2/2/3 đã phần nào cho ta thấy được sự heo hắt của cảnh vật cùng sự cô đơn, buồn tủi của con người. Thất ngôn bát cú Đường luật đẹp về sự hài hòa, cân đối, cổ điển với âm thanh trầm bổng, nhịp nhàng, hình ảnh gợi tả, tình ý sâu xa. Dù vậy, nó lại bị gò bó vì nhiều ràng buộc và niêm luật chặt chẽ nên giờ đây rất khó có thể tìm được một bài thơ mới được viết đúng theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

Dù có những hạn chế như vậy nhưng có thể, không có nhà thơ nổi tiếng nào là chưa một lần làm thơ bảy chữ. Thất ngôn bát cú có một chỗ đứng quan trọng trong thơ Việt Nam, nó là minh chứng cho cả một thời đại các nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ đã đi vào lịch sử văn học trữ tình.

Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật số 5
Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật số 5

Trên đây là những bài văn thuyết minh về một thể thơ hay nhất mà Blogthoca.edu.vn đã chia sẻ với bạn. Với các bài thơ này bạn sẽ thấy được các quy luật bằng trắc cũng như các yếu tố về niêm luật chặt chẽ. Quả thực để sáng tác ra được những bài thơ này sẽ khó khăn và cần phải có vốn dùng từ linh hoạt. Đồng hành cùng Blogthoca.edu.vn để theo dõi những bài viết đặc sắc hơn nữa nhé các bạn! Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *