Bạn yêu thích các tác phẩm của nhà văn Ma Văn Kháng, vậy bạn đã biết quyến sách nào của nhà văn được đánh giá là hay nhất chưa? Nếu chưa, hãy cùng Blogthoca.edu.vn điểm … xem thêm…qua một số cuốn sách hay nhất làm nên tên tuổi của nhà văn Ma Văn Kháng nhé!
Một chiều dông gió
“Một chiều dông gió” của tác giả Ma Văn Kháng phản ánh đời sống cực khổ của một đội cung đường, đội trưởng là anh Tua, các anh là những chàng trai đồng quê vào công nhân đường sắt, đời sống nơi làm việc của các anh tách biệt với cuộc sống xung quanh “Karaoke là gì không biết. Đĩa CD là cái chi không hay. Bãi biển ngày hè quán nhậu là thế giới ngoài ta. Ngày hè lễ tết không. Cả năm không một tấm ảnh chụp, báo chí không. Liên hệ với cộng đồng chỉ một cái đài bán dẫn chạy pin”. Cuộc sống lao động vất vả, sinh hoạt giản đơn không cần ý tứ rất bộn bề tùy tiện…
Một cô gái như hoa xuất hiện làm cho mọi sinh hoạt của các anh thay đổi từ việc ăn mặc đến tóc tai quần áo… từ cẩu thả tùy tiện chuyển qua nề nếp. Đặc biệt là cách nghĩ cách làm cũng khác “Con người luôn có khả năng biến thành kẻ khác với chính nó”. Rồi cô gái xinh đẹp biến mất làm xáo trộn đời sống ngay trong ý nghĩ, sinh hoạt thường ngày của các anh “Tua mới nhận ra nỗi thống khổ đối với sự mất mát một hy vọng, sự thuyết vắng niềm vui giao tiếp với cái đẹp còn muôn lần dai dẳng đớn đau hơn nếu so với cơn đói khác của dạ dày cơn mệt nhọc của cơ bắp”. Mất hy vọng, tình yêu con người trở nên thô lỗ cộc cằn… nếp sống tuỳ tiện bừa bãi lập lại như cũ, xung đột xảy ra giữa anh Tua và anh Hợi họ tranh luận dằn co rồi đấm đá quyết liệt…
Anh Hợi đánh giá con người vội vàng không xác thực “Nói trắng ra hạng ấy giỏi lắm cũng chỉ là cave hoặc gái bia ôm”. Ngược lại anh Tua tin tưởng vào cô gái, vào cái đẹp trong đời đang tồn tại mà mọi người ở đây không nhận ra “Các người có mắt mà không có con ngươi! Các người mù loà cả rồi”.
Qua câu chuyện nhà văn đã phản ánh một hiện thực cuộc sống đang diễn ra rất cụ thể là đội cung đường, các nhân vật ở đây là những chàng trai đồng quê vào công nhân tâm lý tính cách … thể hiện qua nếp sống xa nhà cô lập với cộng đồng xã hội. Các anh làm việc nặng nhọc nhưng đời sống vật chât “Ở trên mức khổ cực” nhưng cái khổ hơn nữa là nỗi cô đơn, và cái khổ hơn nữa là đời sống không có hy vọng, ước mơ để hướng tới “Không có tình yêu không có gia đÌnh”. Đây là nỗi đau lớn nhất của con người nhưng các anh phải cam chịu để hoàn thành nhiệm vụ của mình “vậy thì hãy nghiến răng lại mà sống mà làm việc hỡi anh em”. Từ việc mô tả chi tiết của ngoại cảnh là gió giông sấm chớp biểu hiện sự biến động thay đổi dữ dội của đời sống mà con người ở đây phải đủ bình tĩnh và nghị lực mới trụ vững. Bên cạnh sự biến động khốc liệt đó xuất hiện một con bướm dịu dàng thơ mộng.
Truyện ngắn “Một chiều dông gió” của Ma Văn Kháng đã “Nâng đỡ” con người trong mỗi chúng ta tin yêu cuộc sống với bao điều tốt đẹp đang hiện hữu, đang xuất hiện mà ta chưa nhận ra, hoặc chưa nhìn nhận chính xác.
Link mua: https://tiki.vn/mot-chieu-dong-gio-tap-truyen-ngan-p3003461.html
Đám cưới không có giấy giá thú
Đám cưới không có giấy giá thú là đứa con tinh thần mới của nhà văn Ma Văn Kháng. Cũng như những tác phẩm trước, Đám cưới không có giấy giá thú nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ từ độc giả mà còn từ những nhà văn lớn khác của Việt Nam.
Trong tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú, nhà văn Ma Văn Kháng đã phản ánh được cái bi kịch của một nhà giáo, một tri thức, anh ta lúc thì đóng vai một nhà hiền triết, một nhân cách cao cả và thánh thiện nhưng lại bị ném vào một môi trường mà các giá trị tinh thần đang bị đảo lộn: một môi trường bị ô nhiễm, bị băng hoại về đạo đức và nhân phẩm. Ma Văn Kháng lần này đã đâm thẳng vào những khối u người ta thường né tránh, đến mức cuốn sách ở thời điểm ra mắt liên tục được đưa ra bàn luận, tranh cãi. Có lẽ, bản thân cũng từng là một giáo viên, ông hẳn cũng đã ấp ủ nhiều tâm sự giống như Tự. Xây dựng nên một hình tượng người thầy đẹp như Tự, Ma Văn Kháng cũng đã khiến người đọc phải thêm cảm phục ông, “người thay đổi kiến trúc tâm hồn” bằng con chữ.
Đám cưới không có giấy giá thú là một cuốn sách hay và rất tích cực. Nó nằm trong dòng vận động chung của sáng tác hiện nay theo một xu thế tốt: tính thế sự mạnh mẽ. Từ sự thật được phơi bày trong văn học gợi cơ sở để suy nghĩ những vấn đề lớn của xã hội. Đã qua rồi thời kỳ mà người viết không dám nói sự thật.” – Lời tâm sự chân thành, mộc mạc của nhà văn Nguyên Ngọc về tác phẩm.
Link mua: shopee.vn/SÁCH-Đám-cưới-không-có-giấy-giá-thú-i.335449788.11302805769?
Bóng đêm
Viết về đề tài công an đã khó nhưng để viết hay, tạo được sức hấp dẫn đối với bạn đọc lại càng khó hơn và không phải nhà văn nào cũng làm được điều đó. Nếu như nhiều tác giả bấy lâu nay thường viết về người chiến sĩ công an trên mặt trận bảo vệ sự bình yên cho Tổ quốc bằng cái nhìn đơn chiều, chỉ miêu tả nhân vật từ khía cạnh chiến công và thắng lợi, phần đời sống khuất lấp, những dằn vặt, đau đớn, mất mát và sự hi sinh… chỉ được nhắc tới thoáng qua, khiến cho nhân vật mang dáng dấp của con người “sử thi” mà thiếu đi phần cuộc sống đời thường thì đối với nhà văn Ma Văn Kháng lại hoàn toàn khác.
“Bóng đêm” tái hiện lại bức tranh về cuộc đời sinh động được kết hợp rất linh hoạt giữa bút pháp hiện thực với suy tưởng lãng mạn, đôi chỗ có đan cài những chi tiết “sex”, những chi tiết đẹp về tình yêu cũng là cách lựa chọn độc đáo của tác giả để tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm. Nếu ai đó có tham vọng đi tìm sự thật trong “Bóng đêm” so với vụ việc đã xảy ra ngoài đời như thế nào để đánh giá mức độ chân thực của tiểu thuyết thì quả là vô ích. Bởi hiện thực ở đây chỉ là đường viền, là cái khung cho bức tranh tưởng tượng, sáng tạo của tiểu thuyết. Sau tất cả những gì đã xảy ra trong cuộc đời các chiến sĩ, một hệ luận kiêu hãnh và cũng thật xót xa có thể chín muồi, xuất hiện trong tác phẩm: Những con người mang sứ mệnh đối diện với bóng đêm, chống lại tội ác, có mặt trên đời này không phải để ra lộc ra hoa mà còn để mang thương tích. Trước khi cài hoa trên ngực thì cũng có không ít những Trừng, Nhâm đã đối diện với cái chết, sự mất mát, phải đau đớn dằn vặt về thể xác… Hàng ngày, hàng giờ đã và đang có rất nhiều sự hi sinh thầm lặng, có thể cuộc đời không thể ghi nhớ hết tên của các anh, nhưng lớn lao hơn là máu của những con người ấy đã thấm vào đất để cho cuộc đời này nở hoa, đất Mẹ đã ôm các anh vào lòng bằng một tình yêu và sự tri ân sâu sắc! Vì lẽ đó mà nhân vật của “Bóng đêm” rất gần với cuộc đời thực và giá trị nhân văn của tác phẩm từ đó càng được khẳng định.
Không đi theo lối mòn sẵn có, bằng sáng tạo độc đáo cùng với bút pháp tiểu thuyết chuyên nghiệp, Ma Văn Kháng đã có cách diễn đạt mới lạ, tạo ra gương mặt mới cho tiểu thuyết an ninh đương đại bằng cái nhìn đa chiều, đa diện – cái nhìn thế sự, đời tư. Bên cạnh những chiến công vinh quang, người chiến sĩ công an cũng gặp không ít hệ lụy, nguy hiểm và rủi ro luôn rình rập, thậm chí cái chết cũng là một tất yếu không ngoại trừ. Cuộc sống vốn là một chuỗi những bất ngờ, là bao điều không thể lường trước…
Link mua: https://tiki.vn/bong-dem-p2983967.html
Mùa lá rụng trong vườn
Mùa lá rụng trong vườn kể về gia đình ông Bằng, một nhân viên bưu điện đã nghỉ hưu tại Hà Nội. Ông Bằng có năm người con trai. Anh cả Tường đã hi sinh ngoài mặt trận, vợ anh là Hoài đã tái giá nhưng vẫn thường xuyên viết thư thăm hỏi gia đình. Đông là anh hai, trung tá đã xuất ngũ, sống cuộc sống đơn giản và thậm chí là hơi lười biếng với Lý, cô con dâu đảm đang, nhanh nhẹn. Con trai thứ ba của ông là Luận, một nhà báo có nhiều trăn trở, suy tư về cuộc sống. Vợ anh là Phượng, một người tốt bụng, luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Trái ngược với các anh em, người con thứ tư – Cừ, lại hư hỏng, không nghe lời cha mẹ, đã từng bị đuổi khỏi quân đội. Cuối cùng, em út Cần đang đi học ở Liên Xô, sắp về nước.
Ông Bằng cùng với gia đình Đông và Luận sống trong căn nhà đầu phố tĩnh mịch, cách khá xa sự ồn ào, hỗn loạn của chốn thị thành. Tuy nhiên, trong ngôi nhà yên tĩnh ấy, bi kịch ập tới khi Cừ bỏ việc ở xí nghiệp, trốn ra nước ngoài, bỏ lại vợ và hai con nhỏ. Đối với ông Bằng, người cha vốn rất nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái, vốn đề cao những giá trị tinh thần truyền thống, đề cao đạo đức thì đây là một cú sốc quá lớn. Sau khi trốn sang Canada, Cừ mới nhận ra lỗi lầm của mình thì đã muộn. Anh liền gửi bức thư cuối cùng về nhà trước khi uống thuốc tự tử. Nhận được thư, bệnh cao huyết áp của ông Bằng tái phát, khiến ông phải nhập viện, rồi qua đời. Đồng thời, vợ và hai con trai của Cừ vô cớ bị sa thải khỏi nông trường, phải đến ở nhờ nhà ông Bằng, rồi nhà chị Hoài. Trước tình cảnh khó khăn, Luận, Phượng và Hoài đã tỏ rõ mình là những người có tinh thần trách nhiệm cao đẹp, thương người như thể thương thân.
Chuyện của Cừ chưa nguôi ngoai thì bi kịch khác lại đến. Lý cảm thấy quá mệt mỏi và chán chường khi sống cạnh Đông, người chồng lôi thôi, tối ngày chỉ biết đánh tổ tôm, không quan tâm tới vợ. Chị bị ông trưởng phòng vật tư ở cơ quan dụ dỗ. Vốn là con người ít học, nhiễm lối sống thị thành xô bồ từ nhỏ, Lý dần dần bị cám dỗ. Chị đã có lần đi công tác Sài Gòn gần tháng trời với ông ta, sống cuộc sống ăn chơi, hưởng lạc, bỏ bê gia đình. Rồi cuối cùng chị bỏ chồng, theo ông ta vào Sài Gòn hẳn. Chỉ tới lúc đã đi khỏi nhà chị mới nhận ra lỗi sai của mình, viết thư tỏ ý muốn quay trở về. Câu chuyện kết thúc vào một đêm giáp Tết, khi mọi người nhận được thư của Lý.
Link mua: shopee.vn/Sách-Mùa-lá-rụng-trong-vườn(-HT)-i.608023483.22207373191?
Xa xôi thôn Ngựa Già
Tập truyện vừa Xa xôi thôn Ngựa Già của nhà văn Ma Văn Kháng một lần nữa cho người đọc thấy cái nhìn đa chiều về những mặt tích cực cũng như tiêu cực của đời sống xã hội.
Nhà văn không ngại đào sâu đến những khía cạnh gai góc của hiện thực như con đường tiếp nhận tôn giáo hãy còn nhiều chông gai, thử thách của người dân tộc thiểu số; những mâu thuẫn giữa sự cống hiến hết mình cho cách mạng, cho đất nước với hạnh phúc riêng của mỗi con người; hay những ảo tưởng về vai trò cá nhân đến nỗi trở thành “hoang tưởng như một chàng hiệp sĩ đã lạc thời”…
Câu chuyện về một cha xứ đi mở mang nước Chúa ở vùng đồng bào dân tộc Mông (Cố Vinh, người xứ lạ). Ông đã cống hiến bằng cả trái tim và tâm hồn, bằng “cái đam mê của kẻ tạo vĩ nghiệp ở bước khởi đầu” nhưng lại có một kết cục buồn thảm vì đã sống thành thật với chính mình… Câu chuyện khiến người đọc băn khoăn day dứt về số phận bi đát của hệ thống tín ngưỡng xa lạ và nhiều khi chưa thực sự bám sát đời sống con người…
Người phụ nữ xinh đẹp Seo Ly được miêu tả như một trang tuyệt sắc xứ Mèo “mắt nàng biếc xanh màu núi lung liêng, môi nàng hé mở đầy vẻ mời mọc gợi tình…” (Seo Ly, kẻ khuấy động tình trường). Nàng gây nên những bi hài kịch và những vụ “thăng giáng” của các vị chức sắc nhất nhì trong huyện lỵ, để từ đó những âm mưu, toan tính có cơ hội được hé lộ, phơi bày…Những hiểu biết tinh tường về đời sống văn hóa người dân vùng núi được thể hiện qua lời văn mộc mạc, giản dị của một tác giả đã “nhập cuộc, dấn thân và sống hết mình với đời sống hiện sinh”. Sau những tủi nhục, mất mát, xót xa… là niềm cảm thông, tin yêu, trân trọng con người và những vấn đề nhân văn cao đẹp.
Link mua: https://tiki.vn/xa-xoi-thon-ngua-gia-tap-truyen-vua-p378489.html
Bãi vàng và những chuyện tình nho nhỏ
Tập sách chọn lọc 15 truyện ngắn của nhà văn Ma Văn Kháng, viết về tình yêu và người phụ nữ trong tình yêu. Với bút lực dồi dào của một cây bút văn xuôi lão luyện đã đoạt nhiều giải thưởng văn học lớn của quốc gia và khu vực, mỗi truyện ngắn của Ma Văn Kháng luôn có sức nén dầy dặn của đời sống, chứ không chỉ dừng ở định lượng “nhát cắt” của thể loại này.
Truyện ngắn của ông sống động và ngồn ngộn chất đời thường, ngay cả khi viết tập trung về đề tài lãng mạn là tình yêu. Dưới ngòi bút Ma Văn Kháng, “Tình yêu, cái thứ tình cảm cao siêu ấy trước nay cứ tưởng nó chỉ là thứ sở hữu đặc quyền của những ông hoàng bà chúa, của những công tử tiểu thư, của các bậc đại gia, các đấng thượng lưu trí thức, của những kẻ có học, chí ít cũng là của những kẻ có cơm no áo ấm, gia cảnh đề huề. Cứ tưởng nó là thứ đặc sản của một đời sống tinh thần thuộc đẳng cấp cao. Hóa ra là không phải. Hoá ra nó còn là thứ tình cảm của Thị Nhi và Nhóc Giẳng, hai cái cá thể bất thành nhân dạng, thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội, những kẻ sống lam lũ, lầm than, cơm chẳng đủ no, áo chẳng đủ ấm, bị coi là hạng tiện dân, không ai thèm để tâm tới. Tình yêu! Hóa ra nó là tài sản chung của nhân loại. Nó là thuộc tính của những kẻ mang danh tính là con người!” (Trích truyện ngắn Bãi vàng).
Với quan điểm giản dị mà nhân văn đó, những nàng thơ trong tập truyện này của ông từ những người bé mọn như cô thanh niên xung phong quá lứa nhỡ thì, người đàn bà góa, ả gái tiêu khiển nơi bãi vàng,… đến những người phụ nữ sang cả trí thức, trưởng giả… đều đắm chìm trong tình yêu hoặc thứ tưởng là tình yêu.
Hầu hết các nhân vật nữ của Ma Văn Kháng hừng hực thứ sức sống phồn thực, bản năng; khao khát cháy bỏng được khẳng định bản thân, đến mức đôi khi thành ích kỷ và tàn nhẫn; song sâu thẳm vẫn trở về kiếp đàn bà đa đoan, nhân hậu.
Link mua: shopee.vn/Sách-Bãi-Vàng-Và-Những-Chuyện-Tình-Nho-Nhỏ-Ma-Văn-Kháng-i.136613508.10794400495?
Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương
Trong cuốn hồi ký Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương, nhà văn Ma Văn Kháng kể về những ngày cơ khổ trong túp nhà ổ chuột để viết “Mưa mùa hạ”, những ngày ăn đói mặc rét chân tay co quắp vì bệnh thấp khớp trong ngôi nhà tập thể trên phố Lào Cai để viết “Đồng bạc trắng hoa xòe” và hoàn thành cuốn “Mùa lá rụng trong vườn”, “Côi cút giữa cảnh đời”, “Đám cưới không có giấy giá thú” trong căn hộ tập thể ở Thành Công…
Qua cuốn hồi ký, người đọc còn tìm thấy bóng dáng những người bạn văn, bạn bè đồng nghiệp của nhà văn; đặc biệt thích thú khi nghe Ma Văn Kháng kể về bút danh của ông để hiểu hơn về một cây bút đã có những “năm tháng nhớ thương” gắn bó với rẻo cao Lào Cai.
Link mua: https://tiki.vn/nam-thang-nhoc-nhan-nam-thang-nho-thuong-p21430150.html
Đồng bạc trắng hoa xòe
Đồng bạc trắng hoa xòe được xem là cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Ma Văn Kháng, viết về lịch sử Lào Cai từ năm 1945 đến cuối năm 1947, khi giặc Pháp trở lại xâm chiếm vùng đất này.
Cuốn sách xoay quanh câu chuyện về một số cán bộ cách mạng thực hiện cuộc viễn hành quả cảm và lãng mạn đến các thổ ty miền Đông của tỉnh, đem tiếng nói của cách mạng đến với bà con các dân tộc đang trong vòng tù ngục của chế độ thổ ty cha truyền con nối. Mục đích của những người cách mạng là đập tan bè lũ phản động Việt gian Quốc dân Đảng, thiết lập chính quyền cách mạng, gấp rút chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Cuốn sách được viết năm 1970, sau rất nhiều năm tháng tác giả làm việc, sống và gắn bó với thiên nhiên và con người Tây Bắc.
Với Đồng bạc trắng hoa xòe, Ma Văn Kháng đã dựng lên hàng loạt nhân vật, lối đa tuyến bình đồ, không ai là chính cả, hay nói một cách khác, nhân vật nào cũng có đường dây riêng, phát triển tâm lý và tính cách như là một nhân vật chính. Không gian chuyển dịch luôn luôn, tạo một cảnh tượng rộng lớn cho bức tranh văn học, có điều kiện để các nhân vật thỏa sức vẫy vùng. Nhịp độ nhanh, nhiều sự việc, nhiều hành động. Lối dựng này đáp ứng được dung lượng rộng lớn của những cơn lốc cách mạng, hàng loạt người lột xác hoặc thoái hóa, sự đổ vỡ của những giá trị cố hữu, những ngã ba đường, sự đụng độ giữa chân thiện mỹ với những thế lực hắc ám đã tàn tạ. Lối dựng này rất ít thấy trong tiểu thuyết nước ta.
Với Đồng bạc trắng hoa xòe, Ma Văn Kháng đã khẳng định là đứng được trong loại hình tiểu thuyết. Nó có thể coi như một cái mốc trên bước đường văn học của ông tính từ xa phủ. Một phần năm thế kỷ sống ở miền núi, và quan sát, và viết. Một phần năm thế kỷ ấy thật đáng giá với Ma Văn Kháng.
Link mua: https://tiki.vn/dong-bac-trang-hoa-xoe-p822756.html
Người thợ mộc và tấm ván thiên
Tuy viết về nghề mộc nhưng toàn bộ câu chuyện là về cuộc đời thầy giáo Quang Tình – người phải gánh chịu biết bao những thăng trầm từ thời cuộc, có lúc tưởng chừng chạm đến đáy vực sâu. Nhưng dẫu đời có xoay vần, thử thách mình thế nào thì người thầy giáo, người thợ mộc ấy vẫn luôn giữ cho mình sự thiện lương bởi luôn tâm niệm “Em ơi, tất cả sẽ qua đi. Tất, tất cả sẽ chẳng còn lại dấu vết gì trên thế gian này. Cả những cái gọi là âm mưu đớn hèn, cả tội ác, cả lừa lọc và ngu xuẩn. Chỉ còn lại một thứ duy nhất là tình yêu thương con người với con người em à”.
Nói là nói vậy nhưng trước những biến cố của cuộc đời, nhất là những biến cố thử thách liên quan đến lòng tự trọng, những nguyên tắc sống của một người thầy, từ chuyện bị o ép trong công việc đến việc phải bỏ nghề giáo chuyển sang làm thợ mộc để mưu sinh, người thầy ấy đôi lúc tưởng như đã ngã lòng, bỏ cuộc.
Nhưng rồi, chọn nghề mộc với tất cả sự quyết tâm và kiên nhẫn “cũng là vì miếng cơm manh áo của vợ con thầy, của thầy. Điều đó cũng có nghĩa là do ý chí quyết không chịu thua hoàn cảnh và vì tình yêu lớn lao với cuộc đời của thầy”.
Tiểu thuyết không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cuộc sống với những mảng màu sắc thái khác nhau, sinh động và hấp dẫn, mà còn phát ngôn một thái độ, một triết học nhân sinh, một quan niệm thẩm mỹ về cuộc đời, con người. Sự trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời cũng như khả năng quan sát thấu đáo của Ma Văn Kháng đã làm nên những trang văn tỉ mỉ, tinh tế, công phu.
Link mua: https://tiki.vn/nguoi-tho-moc-va-tam-van-thien-p464661.html
Người khách kỳ dị
Tập 16 truyện ngắn Người khách kỳ dị của nhà văn Ma Văn Kháng tiếp tục là dòng chảy cho cảm hứng bất tận của tác giả về những đề tài vốn đã trở thành thế mạnh trong bút lực của ông. Trước hết là những câu chuyện nhỏ, có xen lẫn chút hư ảo, kì dị về phong tục, quan niệm tâm linh, sự linh thiêng của người vật nơi miền núi Tây Bắc, cụ thể là nơi nẻo xa Lào Cai. Bên cạnh đó, tác giả tiếp tục đi sâu vào những biến chuyển trong đời sống con người chốn thị thành, những thay đổi về lối sống, cái nhìn về vật chất, đồng tiền và tác động của chúng tới hành động của con người với con người trong xã hội cũng như tới tình cảm của lứa đôi, gia đình, thầy trò. Nhưng từ sâu thẳm những mảnh truyện, mảnh đời hết sức dạn dĩ đó vẫn ánh lên sự ấm nồng của tình người, những chiêm nghiệm về đời, về người tưởng chừng như đã mai một nhưng vẫn còn nguyên giá trị giữa lối sống hiện đại tấp nập, xô bồ.
Từ chất mạo hiểm, liều lĩnh của anh lái xe đêm Quý trong Xe chạy đêm, những mâu thuẫn nhỏ nhặt giữa anh em trong gia đình cùng sợi dây gắn kết mơ hồ giữa họ dựa trên cái giật mình lo sợ trước vong linh cha mẹ đã khuất trong Cát bụi, Một đám cổ khâu; đến Đất dữ, Quán ăn nổi, tác giả phơi bày trước mắt người đọc những góc khuất trong tâm lí “xu thời” của con người, khi tính thực dụng, tham lam len lỏi vào cuộc sống vốn đã chẳng có gì hoa vinh của vợ chồng anh lính Đường trong xóm trọ nghèo, của ba người thầy giáo chất phác Hướng, Lộc và Thụ.
Mạch truyện nhịp nhàng với nhiều tình tiết ly kỳ, hấp dẫn, nhiều phân đoạn tâm lí được đẩy lên cao trào và vỡ òa trong sự thức tỉnh, bài học được rút ra. Ngôn ngữ của tác giả cũng biến thiên linh hoạt, khi thì mộc mạc, gần gũi, khi lại ngang tàng, châm biếm, gay gắt mà đượm cái thi vị của cuộc sống, nhẹ nhàng mà chẳng phai chất đời. Đây cũng chính là chất liệu giúp tác giả đúc lên những nhân vật rõ nét về cá tính và thật gần gũi với bạn đọc, như thể khi đọc và ngẫm những con người trong Người khách kỳ dị, ta như được thấy phần nào đó của chính mình, chút gì đó cay xót, tủi nhục nhưng trên hết là ta tìm thấy hy vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn, hy vọng về tình người mãi không mất đi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Link mua: https://tiki.vn/nguoi-khach-ky-di-p38235263.html
Tên tuổi và những tác phẩm tiêu biểu của Ma Văn Kháng từ lâu đã trở nên quen thuộc với những nhà lí luận, phê bình, nghiên cứu văn học, với đông đảo bạn đọc thuộc nhiều thế hệ. Hy vọng với những chia sẻ của toplist các bạn sẽ thêm yêu thích các tác phẩm của nhà văn Ma Văn Kháng và có những giây phút đọc sách thật bổ ích.