Top 10 Tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam

Những tác phẩm văn học không chỉ viết bằng ngôn ngữ mà còn viết bằng cả trái tim thổn thức, trăn trở với hiện thực, thổn thức với từng nhân vật trong thời đại … xem thêm…đó thì có giá trị sống mãi với thời gian. Cùng Blogthoca.edu.vn tìm hiểu những tác phẩm văn học kinh điển nhất Việt Nam nhé!

Tắt đèn – Ngô Tất Tố

Có thể nói Tắt đèn chính là tác phẩm thành công nhất của Ngô Tất Tố. Tác giả đã thành công trong việc xây dựng nhân vật chị Dậu – một con người tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam lúc bấy giờ. Vì gia đình, chị Dậu sẵn sàng hi sinh tất cả, dù biến cố cuộc đời luôn thường trực nhưng ý chí kiên cường, chị vẫn ngời sáng dưới sự áp bức của xã hội nửa thực dân nửa phong kiến.

Cuộc đời chị được Ngô Tất Tố khắc họa bằng những nét đau thương nhất, cùng cực nhất. Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, người đọc khó có thể tìm thấy chút tia sáng nào le lói trong cuộc đời chị, đến tận những trang cuối, cuộc đời chị vẫn chìm trong u tối. Có lẽ sẽ chẳng ai quên được cảnh chị bán đàn chó rồi phải rứt ruột bán cả đứa con mình đẻ ra chỉ vì cuộc sống quá túng quẫn. Tác giả đã lột tả được tất cả mọi điều bằng câu văn cảm động, nhưng không kém phần gai góc. Tác phẩm Tắt đèn đã biểu đạt được những ý nghĩa sâu xa của lịch sử, đồng thời nói lên tiếng nói đầy chất nhân văn.


Link tham khảo tại: https://shope.ee/9A0nxjHwCB

Tắt đèn – tiểu thuyết gắn liền với nhân vật chị Dậu, người phụ nữ giàu đức hy sinh, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn
Tác phẩm Tắt đèn được chuyển thể thành phim đã đi vào trái tim của nhiều thế hệ

Số đỏ – Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng được mệnh danh là ông vua phóng sự đất Bắc Kì, nên tác phẩm của ông phản ánh hiện thực hết sức sâu sắc. Nổi bật là tác phẩm Số đỏ. Từ một tên lang thang như Xuân tóc đỏ, tóc vốn do mưa nắng mà thành ngẫu nhiên lại thành số mệnh hên. Từ chuyện thành đốc tờ, tiến sĩ cho đến lấy cô Tuyết tân thời, tố cáo ngoại tình, hi sinh cho nước nhà và nhận huân chương anh hùng cứu quốc.

Nhân vật chính ‘Số đỏ là Xuân tóc đỏ, từ chỗ một kẻ hạ lưu, bỗng nhảy lên tầng lớp danh giá nhờ trào lưu Âu hóa của giới tiểu tư sản Hà Nội khi đó. ‘Số đỏ’ ban đầu viết ra để nhại chương trình Âu hoá xã hội của Tự Lực văn đoàn, thành phần văn học độc chiếm văn đàn trên nhiều lĩnh vực văn hóa xã hội và cũng là đối thủ quyết liệt nhất của Vũ Trọng Phụng trên “mặt trận tư tưởng”. Những mẫu hình họ Vũ đưa ra chế giễu, hầu hết nằm trong chương trình Âu hoá của Tự Lực văn đoàn với khẩu hiệu: Âu hoá, theo mới, hoàn toàn theo mới không chút do dự, làm việc xã hội, theo chủ nghĩa bình dân, vận động thể thao, luyện tập thân thể cường tráng, làm nhà ánh sáng, giải phóng phụ nữ, thiết kế y phục tân thời,…. Ông chê bai những thói xấu ấy khiến cho nhiều giá trị cuộc sống bị đảo lộn và mất đi giá trị ban đầu của nó.

Link tham khảo tại: https://shope.ee/VariAmOFX

Số đỏ đã đánh dấu cao tư tưởng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng
Những nhân vật nổi tiếng như Xuân Tóc Đỏ trong Số Đỏ đã được xuất hiện trong tác phẩm phim truyền hình ăn khách một thời ” Trò Đời”

Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan

Bước đường cùng kể về cuộc đời đầy đau khổ dằng dặc của anh Pha trước Cách mạng tháng Tám. Hồi đó anh khỏe mạnh, trai tráng, có một vợ một con. Với tuổi tác, sức vóc cộng thêm tính cần cù, chăm chỉ thì đời sống gia đình anh cũng không đến nỗi lao đao, vất vả. Nhưng chế độ thực dân nửa phong kiến khiến không chỉ anh Pha mà hàng triệu nông dân như anh rơi vào bước đường cùng.

Tên địa chủ Nghị Lại, do cướp bóc của dân mà giàu nứt đố đổ vách. Hắn cấu kết với quan trên để vơ vét, chiếm đoạt của cải. Pha dính vào vụ kiện với Trương Thi – người hàng xóm, để có tiền anh phải vay tiền Nghị Lại. Tiền lãi ngày càng lớn, Pha đành phải bán ruộng và gánh hàng xén của vợ. Rồi nạn đói, mưa lũ úng thủy, dân trong vùng mắc dịch tả, vợ con Pha cũng lần lượt chết vì bệnh dịch. Nhưng Pha cho đó là do “phù phép”, thế là Pha bị mê tín và phải đóng thêm lệ làng. Cuối cùng vụ gặt đến, Pha trắng tay, Nghị lại gọi Pha đến đòi nợ. Cuối cùng Pha phải bỏ làng ra đi. Tác phẩm phản ánh chân thực sự bóc lột của địa chủ tàn nhẫn, những nỗi áp bức của quan lại tham nhũng, những cái bất công của chế độ thối nát chốn hương thôn, để đi đến bước đường cùng là phá sản.

Link tham khảo tại: https://shope.ee/3fXtUX0whW

Bức tranh xã hội Việt Nam trước cách mạng được thể hiện rõ nét qua tác phẩm Bước đường cùng
Bước đường cùng- Nguyễn Công Hoan

Tuổi thơ dữ dội – Phùng Quán

Tuổi thơ dữ dội là tác phẩm văn học hay, phù hợp với tất cả mọi lứa tuổi, lấy đi không ít nước mắt bạn đọc. Đọc từng trang sách, ta cảm tưởng đang trở về với quá khứ xa xưa, dõi theo cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Câu chuyện của những cậu bé nhỏ tuổi dũng cảm tham gia cách mạng đã gieo vào lòng người mọi cung bậc cảm xúc: có căm ghét, có yêu thương, có niềm vui, nỗi buồn,… Càng đọc ta càng bị cuốn theo những bước chân của “Vê – cu – đê”, để cảm nhận được hết những khó khăn, gian khổ mà nhân dân ta đã phải trải qua dưới ách thống trị thực dân Pháp.

Tuy nhiên, dù viết về thời chiến tranh nhưng Tuổi thơ dữ dội không hề mang âm hưởng u ám, trầm buồn. Tác phẩm vẫn rất hồn nhiên, hài hước, tươi vui bởi cách viết mộc mạc, giản dị và giàu tính chân thực của Phùng Quán. Nếu bạn chưa đọc Tuổi thơ dữ dội, hãy thử một lần đọc, chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng và hơn thế để biết quý trọng cuộc sống hòa bình ngày hôm nay.

Link tham khảo tại: https://shope.ee/2fnKDrnSj2

Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán
Tuổi thơ dữ dội- đọc để thêm yêu cuộc sống hòa bình hôm nay

Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam

Người ta nói: “Truyện của Thạch Lam là truyện mà không có truyện”. Những tác phẩm của Thạch Lam cứ nhẹ nhẹ bằng bằng, mọi thứ êm đềm trôi theo dòng thời gian và theo mạch cảm xúc của nhân vật, không hề gọi là “kịch tính” hay “cao trào”. Một thiên truyện trải ra như mặt nước mùa thu, chỉ cần thả hồn vào các trang văn của ông thì bạn đọc sẽ cảm nhận được “mùi vị cuộc đời” man mác tản ra từng câu từng chữ.

Cái tài của Thạch Lam là thế, kể những câu chuyện thật bình thường, thật giản dị, để đôi khi vô tình người ta nhận ra hình ảnh cuộc sống quen thuộc quanh mình trong đó, để có thể lắng lòng mình trong một khoảnh khắc với cuộc đời. Gió lạnh đầu mùa là tuyển tập những truyện ngắn như thế của Thạch Lam. Những nhân vật chính trong tập truyện ngắn này có thể là một thanh niên tri thức đầy triển vọng nhưng cạn tình cạn nghĩa, mấy đứa bé dù sợ bị mẹ mắng nhưng vẫn chia sẻ cái dư thừa của mình cho người khác cần hơn. Thạch Lam luôn viết về các nhân vật của mình một cách trìu mến, thể hiện niềm thương xót của ông với cuộc đời đau khổ của họ, những người dưới tầng đáy xã hội, bị người đời khinh rẻ.

Link tham khảo tại: https://shope.ee/6Us4rwpJ9X

Gió lạnh đầu mùa là tác phẩm ấn tượng của nhà văn Thạch Lam
Gió lạnh đầu mùa- Thạch Lam

Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh

Nỗi buồn chiến tranh là một tác phẩm dễ làm người đọc ám ảnh vì câu chữ sâu xa, đau đớn, tàn khốc của một đời chiến binh với từng đoạn hồi ức đứt đoạn bởi cảm xúc, bởi những đoạn đời ngắn ngủi mà cho dù cố ghép lại cũng không thể liền mạch. Kiên – người kể chuyện, trong mười năm chiến tranh và mười năm hòa bình với gia đình lạc loài không hoàn hảo.

Với tình yêu mãnh liệt, điên cuồng, với hiện thực chẳng thanh cao mà chỉ nhuốm đầy ti tiện của con người. Trong thế giới ấy, Kiên sống mà như đang mộng, mộng trên chiến trường đầy máu, mộng trong cuộc đời liều lĩnh và theo đuổi sự tự do vĩnh cửu. Trang sách khép lại, khó có ai còn thấy bình thường sau những gì đã đọc. Hoang mang, tiếc nuối, tuyệt vọng… với những câu hỏi về đời, về người, về lý tưởng sống mà có lẽ vĩnh viễn dù con người có cố công tìm kiếm bằng cách nào cũng không ra lời đáp.


Link tham khảo tại: https://shope.ee/5fIxskjzu4

Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh
Nỗi buồn chiến tranh

Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng

Những ngày thơ ấu – đó là một tuổi thơ đẹp nhưng không khó tìm những tủi nhục, đau thương trong những kí ức ấy. Bằng ngôn từ trau chuốt nhưng cũng rất giản dị và đời thường, Nguyên Hồng đã lột tả được một cách sâu sắc nhất những suy nghĩ của nhân vật, những giằng xé, cao trào nội tâm của nhân vật Hồng.

Tác giả đã cho người xem cảm nhận được những khó khăn, những ngây ngô, những cái người lớn, những sự đối lập, những tâm lý của nhân vật một cách sống động. Đồng thời cũng kịch liệt lên án, phê phán những cổ tục đã hành hạ mẹ mình và phải cách xa mẹ một thời gian. Tác giả phân biệt rất rõ rệt và cảm thông cho bà và cô của nhân vật Hồng, bà và cô của ông không có tội. Có chăng là họ đã bị cái thối nát của những cổ tục kia làm nhàu nát lương tâm vốn hiền lành của họ. Lời kết, tuổi thơ của tác giả đã có thể không đẹp, không đầy sắc màu đến thế nếu như sâu bên trong tác giả không có sẵn niềm tự hào, niềm yêu thương vô bờ bến với quá khứ.


Link tham khảo tại: https://shope.ee/8Ud9GXgjia

Tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng đã lấy đi nước mắt của biết bao người
Những ngày thơ ấu- một tác phẩm làm rung động bao nhiêu trái tim của người đọc

Vang bóng một thời – Nguyễn Tuân

Vang bóng một thời được xem như là một tác phẩm gần như hướng đến sự toàn thiện toàn mỹ, làm người đọc cảm nhận được nếp sống cũ, những thứ nghệ thuật cổ thanh cao của một nền văn minh xưa cũ và có chút tiếc nuối cho những cái đẹp. “Đẹp” từ việc đo đếm được sức đi của “bút chì” của ông Lý Văn trong truyện “Ném bút chì”, với sức ngang tàng của cái “bút chì” ấy có thể lụy cả một cành tre đẩy cho đến cái nghệ thuật cầu kì trong việc lồng ghép cả một tích truyện vào trong chiếc đèn xẻ rãnh của ông Cử Hai làm cho cậu con Ngộ Lang.

Những cái nghệ thuật cầu kì phức tạp nhưng đầy ý nghĩa đó chẳng thể nào bắt gặp được ở giữa xã hội hiện đại bây giờ. Bạn đọc sẽ thấy được sự tôn vinh cái đẹp của Nguyễn Tuân với một giọng văn đôn hậu xen lẫn chút ngậm ngùi. Những người nghệ sĩ trong từng câu chuyện của ông đơn giản chỉ là tập trung hết sức trong chính cái công việc mà mình đã chọn, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân hiện lên dưới cái ánh sáng mờ ảo, nhàn nhạt.

Link tham khảo tại: https://shope.ee/6AFEUHtD96

Tác phẩm Vang bóng một thời đã đưa Nguyễn Tuân lên đỉnh cao của nghệ thuật cầm bút
Vang bóng một thời- một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nguyễn Tuân

Vợ nhặt – Kim Lân

Qua tác phẩm Vợ Nhặt, nhà văn Kim Lân đã dựng lên hiện thực đau lòng của nạn đói năm 1945: con người như Tràng, như Thị, như bà cụ Tứ phải vật vờ sống qua ngày bằng thức ăn kham khổ bên trong một căn nhà lụp xụp đổ nát với xung quanh là cái đói đang bao trùm ám ảnh.

Tuy vậy ông đã phản ánh hiện thực ấy bằng tất cả nỗi niềm day dứt, trăn trở. Phải có một tình cảm gắn bó thực sự với người nông dân như vậy, Kim Lân mới có để hiểu đến từng ngóc ngách trong cuộc đời đói khổ của họ, để từ đó mà phát hiện ra những nét đẹp ngời sáng đang ẩn sâu trong sự tăm tối đó. Mặc dù bị đẩy đến đường cùng, bị cái đói làm cho biến dạng méo mó nhân cách, nhưng người nông dân vẫn sẵn sàng chia sẻ nhau từng miếng cơm manh áo, vẫn sẵn sàng cưu mang nhau và quan trọng hơn là cùng mơ về một tương lai tươi sáng. Đồng thời Kim Lân cũng thể hiện sự trân trọng, đặt niềm tin vào khao khát và ước mơ mở đường của các nhân vật mặc dù cơ hội đó rất mong manh, nhưng nhà văn vẫn hé mở cho họ một tương lai tươi sáng.

Link tham khảo tại: https://shope.ee/1AqYX10eav

Vợ nhặt – Kim Lân
Vợ nhặt – Kim Lân

Chí Phèo – Nam Cao

Chí Phèo là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao viết vào tháng 2 năm 1941. Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc, thể hiện nghệ thuật viết truyện độc đáo của Nam Cao, đồng thời là một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội. Chí Phèo cũng là tên nhân vật chính của truyện. Truyện ngắn Chí Phèo, nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu năm 1941, Nhà Xuất bản Đời mới – Hà Nội tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong Tập Luống cày (do Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), Nam Cao đặt lại tên là Chí Phèo.

Tác phẩm khắc họa rõ nét nhân vật Chí Phèo, từ một chàng trai lương thiện, hiền lành của làng Vũ Đại, sống dưới xã hội nửa phong kiến nửa thực dân mà hiện thân cho tầng lớp đó là Bá Kiến, đã đẩy người nông dân ấy vào vực sâu tội lỗi. Chí Phèo – con quỷ dữ của làng Vũ Đại, chuyên đi rạch mặt ăn vạ. Sau lần gặp gỡ Thị Nở – một cô gái “ma chê quỷ hờn” đã đánh thức được tâm hồn lương thiện của hắn, ước mơ làm người tốt và có gia đình hạnh phúc. Nhưng không, cái kết của truyện khiến người đọc phải ngẫm nghĩ, phải day dứt và thương thay cho cuộc đời nghiệt ngã khi ước mơ đó không thành hiện thực. Chí Phèo đâm dao vào Bá Kiến và cũng là tự kết liễu cuộc đời mình.


Link tham khảo tại: https://shope.ee/8Uhs8HAdhz

Hình ảnh Chí Phèo trong “Đôi lứa xứng đôi” đã quá quen thuộc với người Việt Nam
Những nhân vật như Chí Phèo- Thị Nở đã và đang đi cùng năm tháng với người dân Việt Nam để nói lên sức ảnh hưởng vô cùng lớn của tác phẩm

Tác phẩm văn học Việt Nam trên đây đều là những tác phẩm có thành tựu lớn về nghệ thuật ngôn từ, đi vào đời sống của nhiều thế hệ người đọc. Trải qua thời gian mà vẫn chứng minh được sức hút riêng biệt, khiến bạn đọc luôn cảm thấy say mê, hiểu rõ hơn về con người trong bức tranh Việt Nam xưa và nay.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *