Top 6 Bài soạn “Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp” lớp 9 hay nhất

Dẫn dắt luôn là một trong những bước làm không thể thiếu trong bất cứ một bài văn, một văn bản, một câu chuyện hay những cuộc giao tiếp quan trọng. Trước khi … xem thêm…đề cập một vấn đề, bàn luận về một lĩnh vực hay chủ đề nào đó chúng ta cần biết dẫn dắt vào đề sao cho chuẩn chỉnh và hấp dẫn. Tuy nhiên để có được kinh nghiệm hay nắm bắt rõ trong việc dẫn dắt thì lại là một vấn đề không phải ai cũng làm tốt dù chỉ có hai cách dẫn là trực tiếp và gián tiếp. Trong chương trình Ngữ văn 9 tập 1 học sinh sẽ được tìm hiểu bài “Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp”. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn văn hay nhất mà Blogthoca.edu.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn điều đó.

Bài soạn “Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp” số 1

I. Cách dẫn trực tiếp

1. Phần in đậm đoạn (a) là lời nói nhân vật (có chỉ dẫn “cháu nói” trong lời người dẫn)

– Lời dẫn trực tiếp này được tách khỏi phần đứng trước câu là dấu hai chấm và dấu ngoặc kép

2. Phần in đậm (b) là ý nghĩ của nhân vật (có chỉ dẫn “họa sĩ nghĩ thầm” trong lời người dẫn)

Dấu hiệu ngăn cách là dấu hai chấm, dấu ngoặc kép

3. Có thể thay đổi vị trí trước sau giữa phần lời nói, ý nghĩ được dẫn và phần lời dẫn, nếu phần lời dẫn đứng sau thì phải thay dấu hai chấm bằng dấu phảy, dấu gạch ngang

“ Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu không kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”- Họa sĩ nghĩ thầm

II. Cách dẫn gián tiếp

1. Phần in đậm trong đoạn (a) là lời nói được thuật lại

2. Phần in đậm ở đoạn (b) là ý nghĩ (dựa vào từ hiểu trong bộ phận lời dẫn được thuật lại.

Đoạn b có từ “rằng” ngăn cách phần ý được dẫn và phần lời của người dẫn, có thể thay bằng từ “là”

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 54 sgk ngữ văn 9 tập 1)

a, “A! Lão già tệ lắm!…này à?”

b, “Cái vườn là là của con ta… mọi thức còn rẻ cả”

– Cả hai đoạn trích đều là cách dẫn trực tiếp, đoạn trích (a) dẫn lời, đoạn trích (b) dẫn là ý. Lời và ý ở hai đoạn trích này đều được dẫn nguyên văn

Câu 2 (trang 54 sgk ngữ văn 9 tập 1)

a, Lời dẫn trực tiếp: Trong báo cáo chính trị Đại biểu lần II của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là biểu tượng của một dân tộc anh hùng”

Lời dẫn gián tiếp: Trong báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng. Chủ tịch HCM nhắc chúng ta nhớ tới công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy tiêu biểu cho dân tộc anh hùng.

b, Khi viết về Người, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có viết: “Giản dị trong đời sống… nhớ được, làm được.”

Lời dẫn gián tiếp: Có thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định lối sống giản dị trong tác phong và quan hệ với mọi người của Bác, muốn cho dân chúng hiểu được, nhớ được và làm được…

c, Lời dẫn gián tiếp: Nhà văn Đặng Thai Mai khi bàn về Tiếng Việt có viết “người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình”

– Lời dẫn gián tiếp: Nhà văn Đặng Thai Mai khi bàn về tiếng Việt cho rằng người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.

Câu 3 (trang 55 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Vũ Nương nhờ Phan Lang nhắn với chồng nàng là Trương Sinh nếu còn tình nghĩa xưa cũ xin lập đàn giải oan, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước thì nàng sẽ trở về.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp” số 2

Phần I: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP

(Trang 53 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

Đọc đoạn trích sau (trích từ truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long) và trả lời câu hỏi:

a) Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”.

b) Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước, dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.

1. Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật nào? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?

2. Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật nào? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?

3. Trong cả hai đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không? Nếu được thì hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng những dấu gì?

Trả lời:

1.

– Lời nói của nhân vật (có chỉ dẫn “Cháu nói” trong lời của người dẫn).

– Phần in đậm được tách ra khỏi phần đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

2.

– Ý nghĩ của nhân vật (có chỉ dẫn “Hoạ sĩ nghĩ thầm” trong lời của người dẫn).

– Phần in đậm được tách ra khỏi phần đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

3.

– Có thể thay đổi vị trí trước – sau giữa phần lời nói hay ý nghĩ được dẫn và phần lời dẫn, nếu phần lời dẫn đứng sau thì phải thay dấu hai chấm bằng dấu phảy hoặc dấu gạch ngang. Ví dụ:

“Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu không kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn” – hoạ sĩ nghĩ thầm.

Phần II: CÁCH DẪN GIÁN TIẾP

(Trang 54 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

a) Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này, đề dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ.

(Nam Cao, Lão Hạc)

b) Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh rao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.

(Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại)

1. Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ ? Nó có được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì không?

2. Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ ? Nó có được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì không?

Trả lời:

1.

– Trong phần trích a, phần in đậm là lời nói.

– Phần in đậm và phần đứng trước không bị tách bởi dấu gì

2.

– Trong phần trích b, phần in đậm là ý nghĩ.

– Giữa phần được dẫn và phần lời của người dẫn có từ “rằng”.

– Trong trường hợp này có thể thay từ “là” vào vị trí từ “rằng”.

Phần III: LUYỆN TẬP

Trả lời câu 1 (trang 54 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Tìm lời dẫn trong những đoạn trích sau (trích từ truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao). Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?

a) Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?”.

b) Sau khi thằng con đi, lão tự bảo rằng: “Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưg buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thức còn rẻ cả…”

Lời giải chi tiết:

Lời dẫn trực tiếp ở đoạn a, b.

a) “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.

⟹ Lời nói

b) “Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới đê ra năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọỉ thứ còn rẻ cả.”

⟹ Ý nghĩ


Trả lời câu 2 (trang 54 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến một trong ba ý kiến dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo hai cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.

Lời giải chi tiết:

Tham khảo đoạn văn sau:

a) Cách dẫn trực tiếp: ‘

Tiếng Việt là thứ của cải vô cùng lâu đời và quý báu của dân tộc. Tiếng Việt giúp chúng ta diễn tả đầy đủ và sâu sắc những tư tưởng, tình cảm của mình. Mỗi một người Việt Nam không ai không thấy được sự giàu đẹp, trong sáng trong tiếng nói của dân tộc mình. Nó luôn chứa đựng những giá trị, bản sắc tinh hoa của dân tộc qua hàng ngàc năm văn hiến. Ngày nay, tiếng Việt vẫn tiếp tục phát triển đế đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của thời đại. Để khẳng định những giá trị vô cùng quý báu của tiếng Việt, Giáo sư Đặng Thai Mai cũng đã nói: “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình”. Chúng ta tự hào về tiếng Việt thì phải biết giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của nó, phải biết phát huy nó theo một tầm cao mới của thời đại.

b) Cách dẫn gián tiếp:

Như đoạn văn trên và điều chỉnh như sau:

… Để khẳng định những giá trị vô cùng quý báu của tiếng Việt, Giáo sư Đặng Thai Mai cũng đã nói rằng người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình…


Trả lời câu 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Hãy thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau đây theo cách dẫn gián tiếp.

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích viết lại như sau:

Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan rằng nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, Vũ Nương sẽ trở về.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp” số 3

Kiến thức cơ bản
Có hai cách dẫn lời hoặc ý của một người, một nhân vật nào đó: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.
– Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên vẹn (không sửa đổi) lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, sử dụng dấu hai chấm (:) để ngăn cách phần được dẫn, thường kèm theo dấu ngoặc kép (“…”).
– Dẫn gián tiếp là nhắc lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, không dùng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
Trong cả hai cách dẫn trên đều có thể dùng thêm rằng hoặc là để ngăn cách phần được dẫn với phần lời của người dẫn.

Cách dẫn trực tiếp

Đọc đoạn trích sau (trích từ truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long) – SGK và trả lời câu hỏi bài tập trang 53 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1:

Câu 1 – Trang 53 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật nào? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì

Trả lời

Phần in đậm ở ví dụ (a) là lời nói, vì trước đó có từ nói trong phần lời của người dẫn. Nó được tách ra khỏi phần câu đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

Câu 2 – Trang 53 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật nào? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?

Trả lời

Phần câu in đậm là ý nghĩ, vì trước đó có từ nghĩ. Dấu hiệu tách hai phần câu cũng là dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

Câu 3 – Trang 53 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Trong cả hai đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không? Nếu được thì hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng những dấu gì?

Trả lời

Có thể thay đổi vị trí của hai bộ phận. Trong trường hợp ấy, hai bộ phận ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang.

– Phần in đậm trong ví dụ (a) là lời nói, vì có từ bảo. Phần này được tách ra khỏi phần đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

– Phần in đậm trong ví dụ (b) là ý nghĩ, vì có từ nghĩ của người dẫn. Dấu hiệu là dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

Hai ví dụ trên là lời dẫn trực tiếp.

Cách dẫn gián tiếp

Bài tập trang 53 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

a) Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này, để dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết gái đâu mà sợ.

(Nam Cao, Lão Hạc)

b) Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.

(Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh,

tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại).

1. Trong đoạn trích (a), bộ phận im đậm là lời nói hay ý nghĩa? Nó có được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì không?

2. Trong đoạn trích (b), bộ phận im đậm là lời nói hay ý nghĩa? Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì? Có thể thay từ đó bằng từ gì?

Trả lời

1.Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói của nhân vật. Đây là nội dung của lời khuyên như có thể thấy ở từ “khuyên” trong phần lời của người dẫn. Nó không được ngăn cách với phần câu đứng trước bằng một loại dấu cụ thể nào. Trước phần này có thể đặt thêm từ rằng hoặc từ là sau từ nó.

2. Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là ý nghĩ của nhân vật, vì trước đó có từ “hiểu”. Giữa phần ý nghĩa được dẫn và phần lời của người dẫn có từ “rằng”. Có thể thay từ “là” vào vị trí của từ “rằng” trong trường hợp này.

Luyện tập

Câu 1 (Trang 54 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

Tìm lời dẫn trong những đoạn trích (trích từ truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao. Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?

a. Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với Lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?”.

b. Sau khi thằng con đi, lão tự bảo rằng : “Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thức còn rẻ cả…”

Trả lời

– Đoạn (a): Phần trong ngoặc kép (“A! lão già… thế này à?”) là lời dẫn trực tiếp – dẫn lời (qua ý nghĩ của nhân vật gắn cho con chó).

– Đoạn (b): Phần trong ngoặc kép (“Cái vườn… còn rẻ cả…”) là lời dẫn trực tiếp – dẫn ý.


Câu 2 (Trang 54 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến một trong ba ý kiến dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo hai cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.

a) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

(Hồ Chí Minh, Báo cáo Chính trị tại

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng)

b) Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.

(Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh,

tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại).

c) Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.

(Đặng Thai Mai, Tiếng Việt,

một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc)

Gợi ý trả lời

Em tự chọn một trong ba ý kiến đã cho để viết một đoạn văn có dẫn ý kiến đó theo cách trực tiếp và một đoạn văn dẫn ý kiến đó theo cách gián tiếp.

Ví dụ

• Ý kiến (a):

– Dẫn theo cách trực tiếp: Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chúng ta phải ghi nhớ… của một dân tộc anh hùng”.

– Dẫn theo cách gián tiếp: Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng chúng ta phải ghi nhớ… của một dân tộc anh hùng.

• Ý kiến (b):

– Dẫn theo cách trực tiếp: Khi nói về đức tính giản dị của Bác, Thủ tướng Phạm Văn Đông nhận định: “Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được”.

– Dẫn theo cách gián tiếp: Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng Bác Hồ là một con người sống rất giản dị, giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, trong cả lời nói và bài viết, vì muốn nhân dân hiểu được, nhở được, làm được.

• Ý kiến (c):

– Dẫn theo cách trực tiếp: Ông Đặng Thai Mai khẳng định: “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình”.

– Dẫn theo cách gián tiếp: Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai khẳng định rằng người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng của mình.

Câu 3 (Trang 55 sgk Ngữ văn 9 tập 1)

Hãy thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau đâu theo cách dẫn gián tiếp.

Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía đựng mười hạt minh châu, sai Xích Hỗn sứ giả đưa Phan ra khỏi nước; Vũ Nương cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng mà dặn:

– Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa, nên lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây thần đăng chiếu xuống nước, tôi sẽ hiện về.

Gợi ý trả lời

Trước hết, em cần xác định lời thoại trong đoạn văn là ai nói với ai, đối tượng được nói tới trong lời thoại là ai. Sau đó, em diễn đạt bằng cách thêm vào những thành phần câu, dấu câu thích hợp để hoàn chỉnh. Chú ý lời thoại của Vũ Nương. Đây là lời nói trực tiếp.

Chẳng hạn, em có thể viết lại theo cách dẫn gián tiếp: Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước, Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói hộ với chàng Trương rằng nếu chàng còn nhớ đến chút tình xưa nghĩa cũ, thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây thần chiếu xuống nước, nàng sẽ trở về.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp” số 4

I. Cách dẫn trực tiếp
Đọc các đoạn trích sau (trích từ truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long) và trả lời câu hỏi.

a) Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng thèm “người” là gì?”.
b) Học sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét trước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.


Câu 1 trang 53 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?” là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?
Trả lời:
Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói của nhân vật, vì trước đó có từ “nói” trong phần lời của người dẫn. Nó được tách ra khỏi phần câu đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.


Câu 2 trang 53 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn” là lời nói hay ý nghĩ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?
Trả lời:
Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là ý nghĩ của nhân vật, vì trước đó có từ “nghĩ” trong phần lời của người dẫn. Nó được tách ra khỏi phần câu đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.


Câu 3 trang 53 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Trong cả hai đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không? Nếu được thì hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng những dấu gì?Trả lời:
Trong cả hai đoạn trích, có thể thay đổi vị trí của hai bộ phận. Trong trường hợp đó, hai bộ phận ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang.


II. Cách dẫn gián tiếp
Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
a) Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này, để dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết gái đâu mà sợ.
(Nam Cao, Lão Hạc)
b) Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.
(Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh,tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại).


Câu 1 trang 54 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Nó có được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì không?Trả lời:
Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói của nhân vật. Đây là nội dung của lời khuyên như có thể thấy ở từ “khuyên” trong phần lời của người dẫn. Nó không được ngăn cách với phần câu đứng trước bằng một loại dấu cụ thể nào.


Câu 2 trang 54 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì? Có thể thay từ đó bằng từ gì?Trả lời:
Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là ý nghĩ của nhân vật, vì trước đó có từ “hiểu”. Giữa phần ý nghĩa được dẫn và phần lời của người dẫn có từ “rằng”. Có thể thay từ “là” vào vị trí của từ “rằng” trong trường hợp này.


III. Luyện tập
Câu 1 trang 54 SGK Ngữ văn 9 tập 1:
Tìm lời dẫn trong những đoạn trích sau (trích từ truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao). Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp.a) Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi tằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.b) Sau khi thằng con đi, lão tự bảo rằng: “Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hối ấy, mọi thức còn rẻ cả…”Trả lời:a. Phần lời dẫn: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à? ”. Đây là ý nghĩ mà nhân vật gán cho con chó.b. Phần lời dẫn: “Cái vườn là…mọi thức còn rẻ cả” đó là ý nghĩ của nhân vật (lão tự bảo rằng)* Cách dẫn trong 2 phần trên đều là cách dẫn trực tiếp.


Câu 2 trang 54, 55 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến một trong ba ý kiến dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo hai cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.a) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
(Hồ Chí Minh, Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng)
b) Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
(Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh,tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại).
c) Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.
(Đặng Thai Mai, Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc)

Trả lời:

* Cách dẫn trực tiếp: Trong “Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”. Quả đúng như vậy. Trong hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã bao lần phải đối đầu với họa ngoại xâm. Nhưng không một kẻ thù nào có thể khuất phục được trái tim của những con người thiết tha với vận mệnh của Tổ quốc. Trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc, biết bao người anh hùng đã đứng lên khởi nghĩa như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Triệu Việt Vương, Phùng Hưng… Tiếp đó là những trang sử vẻ vang được viết nên bởi những tên tuổi của Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Chúng ta có quyền tự hào vì những chiến công của những người con vĩ đại ấy!

* Cách dẫn gián tiếp: Trong “Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. Quả đúng như vậy. Trong hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã bao lần phải đối đầu với họa ngoại xâm. Nhưng không một kẻ thù nào có thể khuất phục được trái tim của những con người thiết tha với vận mệnh của Tổ quốc. Trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc, biết bao người anh hùng đã đứng lên khởi nghĩa như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Triệu Việt Vương, Phùng Hưng… Tiếp đó là những trang sử vẻ vang được viết nên bởi những tên tuổi của Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Chúng ta có quyền tự hào vì những chiến công của những người con vĩ đại ấy!


Câu 3 trang 55 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Hãy thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau đây theo cách dẫn gián tiếp.

Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng mà dặn:
– Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về.
(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)
Trả lời:
Thuật lại lời của Vũ Nương theo cách dẫn gián tiếp:
Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói hộ với chàng Trương rằng nếu chàng Trương còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, Vũ Nương sẽ trở về.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp” số 5

I – NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Người ta có thể dẫn lại lời nói hay ý nghĩ của một người. Dẫn lời cũng như dẫn ý đều có hai cách : trực tiếp và gián tiếp.

– Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của một người hay một nhân vật. Nguyên văn đó được đặt trong dấu ngoặc kép.

– Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của một người (nhân vật). Lời nói hay ý nghĩ này có thể được điều chỉnh cho thích hợp và không đặt trong ngoặc kép.

2. Khi kể chuyện bằng lời thì thường dùng cách dẫn gián tiếp và thường dùng thêm các từ rằng, là. Còn lời các nhân vật nói với nhau thường được dẫn trực tiếp bằng các gạch đầu dòng, gọi là lời thoại.

3. Dẫn theo cách trực tiếp hay gián tiếp là tuỳ thuộc tình huống sử dụng.

II – HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Cách dẫn trực tiếp

Câu hỏi 1

Phần in đậm trong đoạn văn (a) đều là lời nói của nhân vật. Nó ngăn cách với phần trước đó bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

Câu hỏi 2

Trong đoạn trích (b), phần in đậm là ý nghĩ của nhân vật. Nó được ngăn cách với phần trước đó bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

Có thể thay đổi vị trí giữa phần in đậm với phần trước đó. Khi đó, dùng dấu ngoặc kép và gạch ngang để ngăn cách giữa hai phần. Ví dụ, đoạn (b) có thể viết : “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn” – hoạ sĩ nghĩ thầm.

2. Cách dẫn gián tiếp

Câu hỏi 1

Phần in đậm trong đoạn trích (a) là lời nói. Nó không cần ngăn cách với phần trước đó bằng dấu câu.

Câu hỏi 2

Phần in đậm trong đoạn trích (b) là ý nghĩ. Nó được ngăn cách với phần trước đó bằng từ rằng. Có thể thay từ rằng bằng từ là.

3. Luyện tập

Bài tập 1

– Đoạn (a) : Phần trong ngoặc kép là lời dẫn trực tiếp – dẫn ý.

– Đoạn (b) : Phần trong ngoặc kép là lời dẫn trực tiếp – dẫn ý.

Bài tập 2

Em tự chọn một trong ba ý kiến đã cho để viết một đoạn văn có dẫn ý kiến đó theo cách trực tiếp và một đoạn văn dẫn ý kiến đó theo cách gián tiếp. Ví dụ :

Ý kiến (a) :

– Dẫn trực tiếp : Trong báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : “Chúng ta phải ghi nhớ… của một dân tộc anh hùng”.

– Dẫn gián tiếp : Trong Báo cáo Chính trị…, Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy (rằng) chúng ta phải ghi nhớ… của một dân tộc anh hùng.

Ý kiến (b)

– Dẫn trực tiếp : Giản dị là một đức tính thường trực ở Bác Hồ, đúng như Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận định : “Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết…”.

– Dẫn gián tiếp : Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng Bác Hồ giản dị trong mọi mặt : giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, trong cả lời nói và bài viết, vì Người muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.

Ý kiến (c) :

– Dẫn trực tiếp : “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình” – Nhà văn hoá Đặng Thai Mai khẳng định.

– Dẫn gián tiếp : Nhà văn hoá Đặng Thai Mai khẳng định rằng người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.

Bài tập 3

Xác định lời thoại trong đoạn văn là của ai nói với ai, có phần nào cần chuyển đến người thứ ba và người thứ ba đó là ai.

Có thể thêm vào câu những thành phần thích hợp để ý câu mạch lạc.

Ví dụ : Hôm sau Linh Phi lấy một một cái túi bằng lụa tía, đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương nhấn đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói hộ với chàng Trương rằng nếu chàng còn nhớ đến chút tình xưa nghĩa cũ, thì xin lập một đàn giải oan ở bên sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, nàng sẽ trở về.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp” số 6

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật:

Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời nói trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ: Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu không kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở mọi người: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.
Dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở mọi người là chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
Tôi nói với cô ấy rằng tôi đã rất nhớ cô ấy.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1 (Trang 54 SGK) Tìm lời dẫn trong những đoạn trích sau (trích từ truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao). Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp.a. Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với Lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?”.b. Sau khi thằng con đi, lão tự bảo rằng : “Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thức còn rẻ cả…”

Bài làm:
Đoạn a: Lời dẫn trực tiếp là phần trong ngoặc kép ( “A! Lão già… thế này ù?”) – dẫn lời (qua ý nghĩ của nhân vật gán cho con chó).
Đoạn b: Lời dẫn trực tiếp là phần trong ngoặc kép (“Cái vườn… còn rẻ cả…”) – dẫn ý.

Câu 2 (Trang 54 SGK) Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến một trong ba ý kiến dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo hai cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.

a. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng

b. Giản dị trong đời sống trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chí Minh cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.

c. Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.
Bài làm:
a.
Lời dẫn trực tiếp: Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu lần II của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là biểu tượng của một dân tộc anh hùng”.
Lời dẫn gián tiếp: Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu lần thứ II của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
b.
Lời dẫn trực tiếp: Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng viết về chủ tịch Hồ Chí Minh: “Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phẩm, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn chi quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được”.
Lời dẫn gián tiếp: Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khi nói về Hồ Chủ Tịch đã khẳng định rằng giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong và cũng rất giản dị trong lời nói, bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được…
c.
Lời dẫn trực tiếp: Nhà văn Đặng Thai Mai khi bàn về Tiếng Việt một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc đã viết “người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình”.
Lời dẫn gián tiếp: Nhà văn Đặng Thai Mai khi bàn về Tiếng Việt một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc cho rằng người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đu và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.

Câu 3 (Trang 54 SGK) Hãy thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau đây theo cách dẫn gián tiếp.Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía đựng mười hạt minh châu, sai Xích Hỗn sứ giả đưa Phan ra khỏi nước; Vũ Nương cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng mà dặn:- Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa, nên lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây thần đăng chiếu xuống nước, tôi sẽ hiện về.
Bài làm:
Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng mà dặn nói hộ với chồng nàng rằng nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông rồi đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, nàng sẽ trở về.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về tiết học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Blogthoca.edu.vn.vn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *