Top 6 Bài soạn “Câu ghép” hay nhất

Câu là một trong những thành phần cơ bản nhất để cấu tạo nên một đoạn văn, bài văn. Câu có hai loại là câu đơn và câu ghép. Câu ghép thường dài và phức tạp hơn … xem thêm…câu đơn. Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, học sinh đã được học về loại câu này và tiếp tục được củng cố, nâng cao hơn trong chương trình Ngữ văn lớp 8. Mục tiêu của bài “Câu ghép” là phân biệt câu ghép với câu đơn và câu mở rộng thành phần, nắm được đặc điểm của câu ghép, cách nối các câu, sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, nối được các vế của câu ghép, từ đó vận dụng những kiến thức này trong tạo lập câu, đoạn văn, bài văn. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Câu ghép” mà Blogthoca.edu.vn tổng hợp trong bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về điều này.

Bài soạn “Câu ghép” số 1

I. Đặc điểm câu ghép

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt tè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

1. Tìm các cụm C-V trong những câu im đậm.

2. Phân tích cấu tạo của những câu có hai hoặc nhiều cụm C-V.

3. Trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên vào bảng theo mẫu.

4. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới, hãy cho biết câu nào trong những câu trên là câu đơn, câu nào là câu ghép.

Trả lời:

1. Câu có cụm C-V trong những câu in đậm:

“Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.

2. Cấu tạo của những câu có hai cụm C-V

– Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

– Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

3. Trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên vào bảng theo mẫu sau:

Trả lời:

Câu có một cụm C – V: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp

Câu có hai hoặc nhiều cụm C – V: Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

4. Dựa vào những kiến thức đã học ở các lớp dưới, hãy cho biết câu nào trong những câu trên là câu đơn, câu nào là câu ghép.

Trả lời:

Câu ghép là những câu gồm hai cụm chủ vị, các C-V không bao trùm nhau.


II. Cách nối các vế câu:

1. Tìm thêm các câu ghéo trong đoạn trích mục I.

2. Trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?

3. Dựa vào những kiến thức đã học ở lớp dưới, hãy nêu thêm ví dụ về cách nối các vế câu ghép.

Trả lời

Những ý tưởng ấy // tôi chưa lần nào ghi trên giấy, vì hồi ấy tôi // không biết ghi và ngày nay, tôi // cũng không nhớ hết.

C1 …………………….. V1 ……………………………………..C2 …………V2 …………………………..C3 ……………..V3

      2. C1 – V1 nối với C2 – V2 bằng dấu phẩy

      C2 – V2 nối với C3 – V3 bằng từ nối “và”, “vì”.

      3.

      – Mình đọc hay tôi đọc.

      – Tôi đến chơi nhưng anh ấy lại không ở nhà.

      – Chúng tôi mua chứ chúng tôi không xin.

      – Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu người bấy nhiêu.

      – Ai làm người ấy chịu.

      – Hễ anh ấy đến thì tôi cho anh về.


      III. Luyện tập

      Trả lời câu 1 (trang 113 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

      Tìm câu ghép trong đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào?

      a) – Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ! U van Dần, u lạy Dần! Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy.

      (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)-

      b) Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

      (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

      d) Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo:

      – Lão làm bộ đấy!

      (Nam Cao, Lão Hạc)

      Lời giải chi tiết:

      a) Câu ghép:

      + U van Dần, u lạy Dần! ( không dùng từ nối)

      + Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! ( không dùng từ nối)

      + Sáng nay người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không? ( không dùng từ nối)

      + Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần đấy.

      b)

      + Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng. (Không dùng từ nối)

      + Giá những cổ tục đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết định vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi ( có dùng từ nối)

      c) Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay. (Không dùng từ nối)

      d) Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lương thiện quá (có dùng từ nối)


      Trả lời câu 2 (trang 113 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

      Với mỗi cặp quan hệ từ dưới đây, hãy đặt một câu ghép.

      Lời giải chi tiết:

      a) Vì anh có tài riêng mà tính lại thích tự do, nên anh chẳng chịu làm chuyên cho một rạp nào.

      (Nguyễn Công Hoan)

      b) Nếu ai cùng làm việc hết mình thì công việc sẽ tiến hành đúng với kế hoạch.

      c) Tuy trời mưa lớn nhưng anh ấy vẫn nhất quyết lên đường.

      d) Không những cây không ra hoa mà lá cũng khô héo dần.


      Trả lời câu 3 (trang 113 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

      Chuyển những câu ghép em vừa đặt được thành những câu ghép mới bằng một trong hai cách.

      a. Bỏ bớt quan hệ từ

      b. Đảo trật tự các vế câu

      Lời giải chi tiết:

      a)

      – Anh có tài riêng mà tính lại thích tự do nên anh chẳng chịu làm chuyên cho một rạp nào.

      – Anh chẳng chịu làm riêng cho một rạp nào vì anh có tài riêng mà tính lại thích tự do.

      b)

      – Ai cũng làm việc hết sức mình thì công việc sẽ hoàn thành đúng kế hoạch.

      – Công việc sẽ hoàn thành đúng kế hoạch nếu ai cũng làm việc hêt sức mình.

      c)

      – Trời mưa lớn nhưng anh ấy vẫn nhất quyết lên đường.

      – Anh ấy vẫn nhất quyết lên đường dù trời mưa lớn.


      Trả lời câu 4 (trang 114 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

      Đặt câu ghép với mỗi cặp từ hô ứng dưới đây.

      Lời giải chi tiết:

      a) Chúng tôi chưa đến nơi thì xe đã hết xăng.
      b) Ăn cây nào rào cây nấy.
      c) Chúng ta càng lên cao, chúng ta càng nhìn được xa.

      Trả lời câu 5 (trang 114 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
      Viết một đoạn văn ngắn về một trong các đề tài sau (trong đoạn văn có sử dụng ít nhất là một câu ghép):
      a) Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông.
      b) Tác dụng của việc lập dàn ý trước khi viết bài tập làm văn.
      Lời giải chi tiết:
      Thói quen sử dụng bao bì ni lông của mỗi con người là một việc làm gây ôn nhiễm cho Trái Đất. Như ta đã biết, bao bì no-lông có đặc tính không phân hủy pla-xtic. Cứ mỗi năm là hàng ngàn hàng triệu bao bì được sử dụng, thải rác bừa bãi. Không có người quét dọn bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật. Không những bao bì ni lông dẫn đến sói mòn đất tắc nghẽn cống rãnh kênh mương gây lũ lụt mà nó còn kèm theo là lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho con người: ung thư phổi, hen xuyễn,… Tuy nó rất tiện lời lại rẻ tiền thích hợp điều kiện sống nhưng tác hại ảnh hướng đến không nhỏ. Đừng đế thói quen xấu làm hại đến tương lai, lối sống của mình. Mỗi con người hãy chung tay góp phần xây dựng một môi trường sống xanh sạch đẹp, không có bao bì ni lông.

      Ảnh minh họa (Nguồn internet)

      Bài soạn “Câu ghép” số 2

      Đặc điểm của câu ghép

      Câu 1 + 2 (trang 111 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

      Câu 1: Tôi / quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

      Những cảm giác trong sáng ấy / nảy nở …

      Mấy cánh hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

      Bầu trời / quang đãng.

      Câu 2: – Một buổi mai / đầy sương thu và gió lạnh.

      – Mẹ tôi / âu yếm nắm tay … dài và hẹp.

      Câu 3: – Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi.

      – Lòng tôi / đang có sự thay đổi lớn.

      – Tôi / đi học

      Câu 3 (trang 112 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

      Các câu có cụm C – V đã được phân tích ở câu 1, các câu đều có hai hoặc nhiều cụm C – V:

      – Câu (1) có các cụm C – V bao chứa nhau.

      – Câu (2), (3) có các cụm C – V không bao chứa nhau.

      Câu 4 (trang 112 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

      Cả ba câu đều là câu ghép.

      Cách nối các vế câu

      Câu 1 + 2 (trang 112 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

      Một số câu ghép khác ở đoạn trích mục I:

      – Hằng năm, cứ vào cuối thu … buổi tựu trường → các vế câu nối với nhau bằng dấu phẩy, quan hệ từ “và”.

      – Những ý tưởng ấy … tôi không nhớ hết → nối bằng quan hệ từ “vì”, “và”.

      – Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ … tưng bừng rộn rã → không dùng từ nối, dùng dấu chấm và cặp từ hô ứng – “nhưng … lại”

      Câu 3 (trang 112 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

      Một số ví dụ khác:

      – Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp (Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng)→ nối bằng dấu phẩy.

      – Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc (Lão Hạc – Nam Cao)→ nối bằng từ “Nhưng”, “và” và dấu phẩy.

      Luyện tập

      Câu 1 (trang 113 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

      Tìm câu ghép:

      Câu a:

      + U van Dần, u lạy Dần! (không dùng từ nối)

      + Chị con có đi… mới được về với Dần chứ! (không dùng từ nối)

      + Sáng ngày, … Dần có thương không? (không dùng từ nối)

      + Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa … Dần nữa đấy. (dùng từ nối)

      Câu b:

      + Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng. (không dùng từ nối)

      + Giá những cổ tục đã … nát vụn mới thôi. (dùng từ nối)

      Câu c: Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: Lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay (không dùng từ nối)

      Câu d: Hắn làm nghề ăn trộm … vì lão lương thiện quá. (không dùng từ nối)

      Câu 2 + 3 (trang 113 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

      Đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ sau đó chuyển thành câu ghép mới.

      – Câu ghép đã đặt:

      + Vì kiêu căng nên Dế Mèn hại chết Dế Choắt.
      + Nếu tình yêu đẹp thì tình yêu sẽ bền vững.
      + Tuy khó khăn nhưng không được chùn bước.
      + Không những đẹp trai mà anh ấy còn học giỏi

      – Bỏ bớt một quan hệ từ

      + Vì kiêu căng, Dế Mèn hại chết Dế Choắt.
      + Nếu tình yêu đẹp, tình yêu sẽ bền vững.
      + Tuy khó khăn, không được chùn bước.
      + Không những đẹp trai, còn học giỏi

      – Đảo trật tự các vế câu:

      + Dế Mèn hại chết Dế Choắt vì kiêu căng
      + Tình yêu sẽ bền vững nếu tình yêu đẹp
      + Không được chùn bước dù khó khăn
      + Anh ấy học giỏi lại đẹp trai

      Câu 4 (trang 114 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

      Đặt câu ghép với mỗi quan hệ từ:

      a. Em trai vừa ngã, nó đã chạy đến nơi.

      b. Tôi đi đâu, nó đi đấy.

      c. Tôi càng lớn, tôi càng thấy mình trẻ con.

      Câu 5 (trang 114 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

      Đoạn văn tham khảo:

      a. Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông:

      Túi ni lông gây nguy hại đến sức khỏe con người, làm xấu cảnh quan, là mối nguy hại của hệ sinh thái, với đời sống tự nhiên. Con người cần thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông để hạn chế tác hại của nó. Túi ni lông quá phổ biến vì tính tiện lợi của nó, nên chúng ta cần thay thế những tiện ích của túi ni lông bằng một vật dụng khác như túi giấy thân thiện với môi trường. Đồng thời cũng cần thông qua truyền thông để giáo dục nhận thức của mỗi ngươi.

      b. Tác dụng của việc lập dàn ý trước khi viết bài tập làm văn:

      Nhiều người có thói quen “viết và viết” khi làm văn, tuy nhiên cách viết như vậy lại không hề tốt cho một bài văn đủ ý và khoa học. Lập dàn ý trước khi viết bài tập làm văn giúp cho người viết triển khai đầy đủ các ý cần thiết, xác định được những ý chính, ý phụ. Mặt khác, việc lập dàn ý còn giúp cho bố cục bài văn được mạch lạc, rõ ràng, người đọc dễ dàng hiểu được ý mà người viết muốn diễn đạt.

      Ảnh minh họa (Nguồn internet)

      Bài soạn “Câu ghép” số 3

      I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU GHÉP

      Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới

      Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

      Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

      Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

      (Thanh Tịnh, Tối đi học)

      1. Tìm cụm chủ vị trong những câu in đậm

      * Câu 1: Tôi//quên thế nào được, những cảm giác//… nảy nở (trong lòng tôi)//như mấy cành//..đãng

      -> Cụm C – V lớn (nòng cốt)

      Tôi/quên… quang đãng

      – Cụm C – V làm bổ ngữ cho ĐT “quên”: những cảm giác trong sáng ấy/nảy nở trong lòng tôi

      – Cụm C – V làm bổ ngữ cho ĐT “nảy nở”: (như) mấy cành hoa tươi//mỉm cười

      * Câu 2: Mẹ tôi/âu yếm nắm tay tôi…

      – 1 cụm C – V

      * Câu 3: 3 cụm C – V

      – Cảnh vật chung quanh tôi//đều thay đổi

      – (Vì) chính lòng tôi//đang có sự thay đổi lớn

      – Hôm nay tôi//đi học -> giải thích nghĩa cho cụm

      C – V 2

      2. Phân tích cấu tạo của những câu có hai hoặc nhiều cụm C – V

      – Câu 1: 3 cụm C – V (2 cụm làm phụ ngữ cho ĐT)

      – Câu 2: 1 cụm C – V -> Câu đơn

      – Câu 3: 3 cụm C -V=>3 cụm C – V không bao chứa nhau

      II. CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU

      1. Câu ghép ở bài 1

      – Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

      – Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết.

      – Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.

      2. Câu (1) và câu (7) không dùng từ nối.

      Câu (3) và câu (6) dùng quan hệ từ.

      3.

      – Dùng từ có tác dụng nối

      Vd: Xe dừng lại và một chiếc khác đỗ bên cạnh.

      – Chỉ quan hệ nối tiếp

      Vd: Nó đến rồi chúng tôi học bài.

      – Dùng quan hệ từ

      Vd: Hoa cúc đẹp nhưng hoa ngâu thơm hơn.

      III. LUYỆN TẬP

      Câu 1. Tìm câu ghép trong các đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào.

      a) Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy => dung dấu phẩy

      b) Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng. (dùng từ nối :giá, dấu phẩy)

      Giá những cổ tục đã … cho kì nát vụn mới thôi. (có dùng từ nối)

      c) Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. (không dùng từ nối, dung dấu 2 chấm và dấu phẩy)

      d) Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. (có dùng từ nối: bởi vì)

      Câu 2. Đặt câu với các cặp quan hệ từ

      a) Vì anh có tài riêng mà tính lại thích tự do, nên anh chẳng chịu làm chuyên cho một rạp nào.

      b) Nếu ai cùng làm việc hết mình thì công việc sẽ tiến hành đúng với kế hoạch.

      c) Tuy trời mưa lớn nhưng anh ấy vẫn nhất quyết lên đường.

      d) Không những cây không ra hoa mà lá cũng khô héo dần.

      Câu 3. Chuyển những câu vừa đặt ở câu 2 thành những câu ghép mới

      *Bỏ bớt một quan hệ từ.

      a)Anh có tài riêng mà tính lại thích tự do nên anh chẳng chịu làm chuyên cho một rạp nào.

      => Anh chẳng chịu làm riêng cho một rạp nào vì anh có tài riêng mà tính lại thích tự do.

      b) Ai cũng làm việc hết sức mình thì công việc sẽ hoàn thành đúng kế hoạch.

      > Công việc sẽ hoàn thành đúng kế hoạch nếu ai cũng làm việc hêt sức mình.

      c)Trời mưa lớn nhưng anh ấy vẫn nhất quyết lên đường.

      =>Anh ấy vẫn nhất quyết lên đường dù trời mưa lớn.

      d)Không những cây không ra hoa mà lá cũng khô héo dần.

      => Không những cây không ra hoa, lá cũng khô héo dần.

      • Đảo lại trật tự các vế câu.

      a) Anh chẳng chịu làm chuyên cho một rạp nào vì anh có tài riêng mà tính lại thích tự do.

      b) Công việc sẽ hoàn thành đúng kế hoạch nếu ai cũng làm việc hêt sức mình.

      c) Anh ấy vẫn nhất quyết lên đường dù trời mưa lớn.

      d) Không đảo được

      Câu 4. Đặt câu ghép với mỗi cặp từ hô ứng dưới đây

      a) Chúng tôi chưa đến nơi thì xe đã hết xăng.

      b) Ăn cây nào rào cây nấy.

      c) Chúng ta càng lên cao, chúng ta càng nhìn được xa.

      Câu 5. Viết đoạn văn ngắn

      a. Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông.

      Hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng một lượng lớn túi ni-lông mà không hề biết tới những tác động to lớn của nó tới môi trường. Túi nilông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi nilông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Các hoá chất độc hại còn lại hay lẫn trong quá trình sản xuất túi nilông cũng sẽ thâm nhập vào đất, vào nguồn nước, vào đồ ăn thức uống gây tổn hại sức khoẻ con người,… Nếu chúng ta không có những biện pháp hạn chế sử dụng túi nilông ngay thì không bao lâu nữa kênh rạch, ruộng đồng, mọi nơi sẽ tràn ngập rác nilông, môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng nề.

      b. Tác dụng của việc lập dàn ý trước khi viết bài tập làm văn.

      “Chắc hẳn nhiều người trong số các bạn đều biết tới việc lập dàn ý trước khi làm một bài luận, một bài báo hay chỉ đơn giản là làm một bài tập làm văn trên lớp. Mặc dù vậy, ít người trong chúng ta thực sự chú ý tới việc này và nguyên nhân là do chưa hiểu rõ tác dụng mà nó mang lại. Lập dàn ý giúp ta sắp xếp, chỉnh sửa được các ý sẽ đưa vào bài. Từ đó giới hạn và thanh lọc được những phần hay những ý,chi tiết cần thiết để giúp bài văn cô đọng,hàm súc. Ngoài ra, nó còn giúp ta sắp xếp được bố cục bài viết theo một thứ tự. Dù các ý của bạn được chọn lọc và tiêu biểu, nhưng nếu thiếu một bố cục mạch lạc, gắn kết với nhau thì bài viết sẽ rất hỗn độn. Nó sẽ làm người đọc hay người nghe mất thời gian để gắn kết các ý với nhau. Bố cục của bài viết còn ảnh hưởng tới việc diễn đạt ý. Với một bố cục hoàn chỉnh, người đọc và người nghe sẽ dễ dàng hiểu được ý mà bạn muốn diễn đạt từ đó tránh việc hiểu nhầm,hiểu sai. Vậy nên việc lập dàn ý khi làm một bài tập làm văn là thực sự quan trọng.”

      Ảnh minh họa (Nguồn internet)

      Bài soạn “Câu ghép” số 4

      I. Kiến thức cần ghi nhớ

      1. Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu.

      2. Có hai cách nối các vế câu :

      – Dùng những từ có tác dụng nối. Cụ thể:

      Nối bằng một quan hệ từ;
      Nối bằng một cặp quan hệ từ;
      Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau cặp từ hô ứng.
      – Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.


      II. Đặc điểm của câu ghép

      Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

      “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

      Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

      Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”

      (Thanh Tịnh, Tôi đi học)

      Câu hỏi

      1. Tìm các cụm C-V trong những câu in đậm.

      2. Phân tích cấu tạo của những câu có hai hoặc nhiều cụm C – V.

      3. Trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên vào bảng theo mẫu (trang 112 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

      4. Dựa vào những kiến thức đã học ở các lớp dưới, hãy cho biết câu nào trong những câu trên là câu đơn, câu nào là câu ghép.

      Trả lời

      Các cụm C-V có trong đoạn trích trên:

      1. Câu có cụm C-V trong những câu in đậm:

      “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”

      2. Cấu tạo của những câu có hai cụm C-V:

      + “Tôi quên thế nào được… giữa bầu trời quang đãng.”

      + “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính… tôi đi học.”

      3. Trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên vào bảng theo mẫu:

      Câu có một cụm C-V: “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”
      Câu có hai hoặc nhiều cụm C-V bao chứa nhau: Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
      4. Trong những câu trên câu có 1 cụm C-V là câu đơn, câu có 2 cụm C-V trở lên là câu ghép.


      III. Cách nối các vế câu

      1. Tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích ở mục I.

      Trả lời

      Những ý tưởng ấy// tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi// không biết ghi. Và ngày nay tôi// cũng không nhớ hết

      C1 V1 C2 V2 C3 V3

      2. Trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào ?

      Trả lời

      C1 – V1 nối với C2 – V2 bằng dấu phẩy

      C2 – V2 nối với C3 – V3 bằng từ nối “và”, “vì”.

      3. Dựa vào những kiến thức đã học ở các lớp dưới, hãy nêu thêm ví dụ về cách nối các vế câu trong câu ghép.

      Trả lời

      – Mình đọc hay tôi đọc.

      – Tôi đến chơi nhưng anh ấy lại không ở nhà.

      – Chúng tôi mua chứ chúng tôi không xin.

      – Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu người bấy nhiêu.

      – Ai làm người ấy chịu.

      – Hễ anh ấy đến thì tôi cho anh về.

      IV. Luyện tập

      1- Trang 113 SGK

      Tìm câu ghép trong các đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào.

      a) – Dần buông chị ra, đi con ! Dần ngoan lắm nhỉ !U van Dần, u lạy Dần ! Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy.

      (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

      b) Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi.

      (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

      c) Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay.

      (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

      d) Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo:

      – Lão làm bộ đấy !

      (Lão Hạc – Nam Cao)

      Trả lời:

      a)

      – Câu ghép:

      + U van Dần, u lạy Dần! (không dùng từ nối)

      + Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! (không dùng từ nối)

      + Sáng nay người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không? (không dùng từ nối)

      + Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần đấy.

      b)

      – Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng. (Không dùng từ nối)

      – Giá những cổ tục đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết định vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi (có dùng từ nối)

      c)

      – Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay. (Không dùng từ nối)

      d)

      – Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lương thiện quá (có dùng từ nối)

      2- Trang 113 SGK

      Với mỗi cặp quan hệ từ dưới đây, hãy đặt một câu ghép.

      a) vì… nên… (hoặc bởi vì… cho nên…; sở dĩ… là vì…).

      b) nếu… thì… (hoặc hễ… thì… giá… thì…).

      c) tuy… nhưng… (hoặc mặc dù… nhưng…).

      d) không những… mà… (hoặc không chỉ… mà…; chẳng những… mà…).

      Trả lời:

      a) Vì Lan chăm học nên Lan giành được học bổng đi du học.

      b) Nếu mẹ đi vắng thì bố con tôi sẽ phải ăn mì.

      c) Tuy sức nó yếu nhưng nó không ngại làm bất cứ việc gì.

      d) Không những Lan hát hay mà bạn ấy còn vẽ đẹp.

      3- Trang 113 SGK

      Chuyển những câu ghép em vừa đặt được thành những câu ghép mới bằng một trong hai cách sau:

      a) Bỏ bớt một quan hệ từ.

      b) Đảo lại trật tự các vế câu.

      Trả lời:

      a)

      – Lan chăm học nên giành được học bổng đi du học.

      – Sức nó yếu nhưng nó không ngại làm bất cứ việc gì.

      b)

      – Bố con tôi sẽ phải ăn mì nếu mẹ đi vắng.

      – Lan giành được học bổng đi du học vì Lan chăm học.

      4- Trang 114 SGK

      Đặt câu ghép với mỗi cặp từ hô ứng dưới đây:

      a) … vừa … đã … (hoặc … mới … đã… ;… chưa… đã…)

      b) … đâu … đấy (hoặc … nào … nấy ;… sao … vậy …)

      c) … càng … càng …

      Trả lời:

      a) Mẹ nó vừa tới nơi nó đã đòi đi về.

      b) Tôi đi đến đâu con Lu đã theo đến đấy.

      c) Càng lớn lên nó càng xinh đẹp và giỏi giang.

      5- Trang 114 SGK

      Viết một đoạn văn ngắn về một trong các đề tài sau (trong đoạn văn có sử dụng ít nhất là một câu ghép):

      a) Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông.

      b) Tác dụng của việc lập dàn ý trước khi viết bài tập làm văn.

      Trả lời:

      Học sinh tham khảo một số đoạn văn mẫu sau và áp dụng viết một đoạn văn ngắn khác theo ý mình:

      a) Túi ni lông cũng là một trong những vật dụng phổ biến trong đời sống nhưng nó cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Túi ni lông tiện dụng nên được nhiều người ưa chuộng sử dụng, nhưng ít ai có ý thức sử dụng một cách hợp lý. Thực chất túi ni lông khó phân hủy, hoặc khi phân hủy sẽ tạo ra lượng khí thải độc nên rất cần tìm ra những giải pháp khắc phục hạn chế này. Chúng ta có thể thay thế túi ni lông bằng việc sử dụng túi vải, túi giấy an toàn, thân thiện với môi trường.

      b) Việc viết được một bài văn hay phụ thuộc rất nhiều vào bước lập dàn ý. Thực chất bước lập dàn ý cũng như bản thiết kế xây dựng của các kỹ sư trước khi xây một ngôi nhà. Để bạn đảm bảo độ mạch lạc trong bài, thông tin được sắp xếp một cách hợp lý bạn cần lập dàn ý chi tiết. Trên thực tế rất nhiều bạn viết văn hay nhờ vào việc chuẩn bị kỹ bước lập dàn ý. Trước tiên bạn cần tìm hiểu kỹ đề bài, gạch ra từ khóa chính, sau đó tìm ý. Từ việc có ý chính bạn có thể sắp xếp các ý chính theo thứ tự logic các phần mở bài, thân bài, kết luận. Việc chuẩn bị dàn ý chính là một trong những phương pháp hiệu quả để viết văn hay và hoàn chỉnh.

      Ảnh minh họa (Nguồn internet)

      Bài soạn “Câu ghép” số 5

      I. Lí thuyết:

      1. Khái niệm:

      Câu ghép là câu có từ 2 cụm C – V trở lên, không bao chứa nhau.

      – Mỗi cụm C-V của câu ghép có dạng 1 câu đơn và được gọi chung là 1 vế của câu ghép.

      VD: Trời mưa to, nước sông dâng cao.

      2. Cách nối các vế trong câu ghép.

      a/ Dùng những từ có tác dụng nối.

      – Nối bằng 1 qht.

      + VD: “Tôi đã nói nhưng anh ấy không chịu nghe”.

      – Nối bằng 1 cặp qht.

      + VD: Nếu em không cố gắng thì em sẽ không qua được kì thi này.

      – Nối bằng 1 cặp phó từ, hay đại từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).

      + VD: Công việc khó khăn bao nhiêu chúng ta cố gắng bấy nhiêu. (đại từ)

      b/ Không dùng từ nối:

      Giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu 2 chấm.

      VD: + Nó cũng là thằng khá, nó thấy bố nói thế thì thôi ngay.

      + Ta đến bệnh viện K sẽ thấy rõ: Bác sĩ viện trưởng cho biết trên 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi là do thuốc lá.

      3. Các kiểu quan hệ trong câu ghép.

      – Các vế của câu ghép có qh ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Nững qh thường gặp: qh nguyên nhân, đk (gt), tương phản, tăng tiến, lựa chọn, bổ sung, tiếp nối, đồng thời, giải thích.

      – Mỗi cặp qh thường được đánh dấu bằng những qht, cặp qht hoặc cặp từ hô ứng nhất định.

      – Phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp để nhận biết chính xác qh ý nghĩa giữa các vế câu.

      VD: Tôi đi chợ, nó nấu cơm. -> Qh nguyên nhân, đồng thời, tiếp nối, tương phản…

      4. Các kiểu câu ghép.

      a. Câu ghép chính phụ: QHT – VP – QHT – VC hoặc VC – QHT – VP.

      * Khái niệm: Gồm 2 vế: VC và VP, vế phụ bổ sung ý nghĩa cho vế chính, giữa 2 vế được nối với nhau bằng qht.

      * Phân loại:

      – CGCP chỉ quan hệ nguyên nhân-kq.

      VD: Bởi nó không nghe lời thầy cô giáo nên nó hoch hành chẳng ra sao cả!

      – CGCP chỉ qh điều kiện (gt).

      VD: Hễ còn 1 tên xâm trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi!

      – CGCP chỉ qh nhượng bộ – tăng tiến.

      VD: Nó không những thông minh mà nó còn chăm chỉ nữa.

      – CGCP chỉ qh hành động – mục đích.

      VD: Chúng ta phải học tập tốt để cha mẹ vui lòng.

      b. Câu ghép đẳng lập.

      * Khái niệm: Các vế bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, thường nối với nhau bằng dấu phẩy hoặc bằng các qht liên hợp.

      * Phân loại:

      – CG đẳng lập không dùng qht.

      VD: Người ta đi cấy lấy công

      Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

      – CG đẳng lập có dùng qht.

      + Chỉ qh bổ sung hoặc qh đồng thời.

      VD: Cái đầu lão ngoẹo về 1 bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.

      + Chỉ qh tiếp nối.

      VD: Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau.

      + Chỉ qh tương phản.

      VD: Con dường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.

      * Lưu ý: Câu ghép có thể có nhiều vế. MQH giữa các vế của câu ghép có thể có nhiều tầng bậc khác nhau.

      VD: (1) Tôi nói mãi (2) nhưng nó không nghe tôi (3) nên nó thi trượt.

      3 vế câu và có 2 loại qh.
      + Vế 1, 2: qh tương phản.

      + Vế 2, 3: qh nguyên nhân.

      II/ Bài tập:

      1. Các câu sau gồm mấy cụm C – V. Chúng có phải là câu ghép không, vì sao?

      a. Bà ta 1 hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn.

      C V

      -> Câu đơn.

      b. Bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che.

      C V C V

      -> Câu ghép.

      c. Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có

      C V

      ngon miệng hay không.

      -> Câu đơn.

      2. Có thể đảo trật tự các vế câu trong các câu ghép sau không, vì sao?

      a. Ngày mai, nếu ai mang sính lễ đến trước thì ta sẽ gả con gái cho.

      b. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.

      -> Không thể đảo vị trí các vế câu trong những câu trên. Vì ý nghĩa của các vế sau chỉ có thể hiểu được khi trước nó đã có vế câu nêu ý nghĩa làm cơ sở để hiểu ý nghĩa của vế sau. Nếu các vế sau chuyển lên đầu câu, người đọc sẽ không hiểu được nghĩa của các vế câu đó.

      3. Chỉ rõ mqh giữa các vế của câu ghép:

      a. Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.

      -> Qh đối lập về ý nghĩa.

      b. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho 1 cái, ngã nhào ra thềm.

      -> Qh nguyên nhân – kết quả.

      Bài về nhà:

      1. Cho đoạn văn:

      “Với khói từ điếu thuốc mình hút, người hút đã hút vào hơn 1nghìn chất. Phần lớn các chất đó như khí a-mô-ni-ắc, ô xít các-bon và hắc ín đều rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Chất ni-cô-tin trong thuốc lá còn độc hại hơn: đó là 1 thứ ma túy. Nhiều người hút đã quen tới mức không thể nào nhịn nổi. Bởi vậy, họ vẫn tiếp tục hút”.

      a. Trong đoạn văn trên câu nào là câu ghép?

      b. Các vế câu trong câu ghép đó có qh gì?

      => Câu ghép: Chất ni-cô-tin trong thuốc lá còn độc hại hơn: đó là 1 thứ ma túy.

      Các vế nối với nhau bằng dấu 2 chấm. Vế sau giải thích cho vế trước.

      2. Viết đoạn văn ngắn có câu ghép chỉ qh đk – gt, nội dung về học tập.

      Ảnh minh họa (Nguồn internet)

      Bài soạn “Câu ghép” số 6

      I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

      1. Thế nào là câu ghép?

      Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm Chủ – Vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu.

      Ví dụ:

      Mây đen kéo kín bầu trời, gió giật mạnh từng cơn.

      Trăng đã lên cao, biển khuya lành lạnh.

      Vì trời mưa nên đường lầy lội.

      Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. (Nam Cao)

      Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước đổ ầm ầm ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

      (Đoàn Giỏi)

      2. Cách nối các vế câu

      Các vế trong câu ghép không bao hàm nhau. Chúng được nối với nhau theo các cách sau đây:

      a. Dùng những từ có tác dụng nối

      Nối bằng 1 quan hệ từ: Kiểu nối này, quan hệ từ nằm ở giữa các vế câu.

      Chỉ quan hệ bổ sung hoặc đồng thời: và

      Ví dụ: Xe dừng lại và một chiếc khác đỗ bên cạnh.

      Mặt trời mọc và sương tan dần.

      Lão không hiểu tôi, tôi cũng vậy và tôi buồn lắm.

      (Nam Cao)

      Chỉ quan hệ nối tiếp: rồi

      Ví dụ:

      Nó đến rồi chúng tôi cùng nhau học bài.

      Nắng nhạt dần rồi chiều sẽ qua điRồi trăng lặn, rồi tiếng gà lại gáy.

      (Lê Phan Quỳnh)

      Quan hệ từ chỉ quan hệ tương phản hay nghịch đối: mà, còn, song, chứ, nhưng…

      Ví dụ:

      Buổi sáng, bà đi chợ, mẹ đi làm còn Liên đi học.
      Hoa cúc đẹp nhưng hoa ngâu thơm hơn.
      Chúng tôi đến chơi song anh không có nhà.
      Quan hệ từ chỉ quan hệ lựa chọn: hay, hay là, hoặc…

      Ví dụ:

      Mình đọc hay tôi đọc. (Nam Cao)
      Tôi chưa làm kịp hay anh làm giúp tôi vậy?
      Nối bằng cặp quan hệ từ: Cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân kết quả: vì… nên, bởi… nên, tại… nên, do… nên, …

      Ví dụ:

      Vì mẹ ốm nên bạn Nghĩa phải nghỉ học.

      Do Thỏ kiêu ngạo nên nó đã thua Rùa.

      Bởi chàng ăn ở hai lòngCho nên phận thiếp long đong một đời

      (Ca dao)

      Cặp quan hệ từ chỉ điều kiện hệ quả: nếu (hễ, già)… thì, chỉ cần (chỉ có)… thì, …

      Ví dụ:

      Hễ anh ấy đến thì tôi cho anh về
      Giá trời không mưa thì chúng tôi sẽ đi chơi
      Cặp quan hệ từ chỉ ý nhượng bộ: tuy… nhưng
      Ví dụ:

      Tuy tôi đã bảo nhiều lần nhưng nó vẫn không nghe
      Tuy trời đã hửng nắng nhưng tiết trời vẫn lành lạnh
      Cặp quan hệ từ chỉ ý tăng tiến: chẳng những… mà còn
      Ví dụ:

      Chẳng những hoa không còn thơm mà lá cũng héo dần
      Chẳng những Hồng học giỏi mà bạn ấy còn hay giúp đỡ các bạn yếu.
      Nối bằng cặp phó từ hay đại từ.

      Câu ghép sử dụng cặp phó từ hay đại từ thường biểu thị sự hô ứng về mặt nội dung giữa các vế: ai… nấy, bao nhiêu… bấy nhiêu, đâu… đó, nào … ấy, càng… càng.

      Ví dụ:

      Ăn cây nào rào câu ấy. (Ca dao)

      Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu.

      Ai làm, người ấy chịu. (Ca dao)

      b. Không dùng từ nối

      Trong trường hợp không dùng từ nối, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy ngăn cách.

      Ví dụ:

      Nắng ấm, sân rộng và sạch.

      Cảnh vậy xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn” hôm nay tôi đi học.

      (Thanh Bình)

      Gió lên, nước biển càng dữ.

      (Chu Văn)

      * Lưu ý:

      Mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép thường được đánh dấu bằng những cặp quan hệ từ nêu trên. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.

      Ví dụ: Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan trời mới quang.

      Câu ghép trên gồm 3 vế được nối với nhau bằng dấu phẩy khi viết và một quãng ngắt khi nói. Cả ba vế câu này có quan hệ ý nghĩa rất chặt chẽ, trong đó, sự việc nêu ở vế 1 “mặt trời lên ngang cột buồm” có quan hệ nguyên nhân với hai sự việc nêu ở vế sau “sương tan”, “trời mới quang”. Vì thế, tuy không sử dụng quan hệ từ chỉ nguyên nhân – kết quả thì các vế vẫn có quan hệ chỉ nguyên nhân kết quả. Do vậy, trong một số trường hợp cần dựa vào văn cảnh, nội dung ý nghĩa giữa các vế câu.

      Ảnh minh họa (Nguồn internet)

      Trên đây là một số bài soạn giúp bạn trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa để chuẩn bị tốt nhất cho nội dung học trên lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài viết trên Blogthoca.edu.vn.vn.

      Leave a Reply

      Your email address will not be published. Required fields are marked *