Top 6 Bài soạn “Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự” lớp 6 hay nhất

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự” mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của … xem thêm…hai yếu tố này.

Bài soạn “Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự” số 1

I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

1. Đọc bài văn sau đây và trả lời câu hỏi

Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé nông dân bị gãy đùi đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người làm thầy thuốc

+ Hết lòng cứu chữa người bệnh, bệnh người nào nguy hiểm hơn sẽ được cứu trước

+ Cứu người bất kể người đó nghèo hay giàu.

⇒ Phẩm chất của người thầy thuốc nhân từ, công tâm

b, Chủ đề của câu chuyện Tuệ Tĩnh ca ngợi y đức của người thầy thuốc bản lĩnh, hết lòng yêu thương cứu giúp người bệnh, không vì bạc vàng mà quên đạo đức của người làm thầy.

– Câu văn thể hiện trực tiếp chủ đề:

+ “Anh về thưa với cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng bây giờ thì phải chữa cho bé này trước vì chú nguy hơn”

+ “Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện cảm ơn”

c, Nhan đề thích hợp

– Y đức của Tuệ Tĩnh: nói tới tấm lòng yêu thương người bệnh và đạo đức của thâỳ Tuệ Tĩnh

– Ngoài ra có thể đặt một số nhan đề:

+ Thầy Tuệ Tĩnh

+ Hết lòng vì người bệnh

+ Người thầy thuốc có tấm lòng nhân hậu

d, Nhiệm vụ các phần trong chuyện:

– Mở bài : Giới thiệu về nhân vật Tuệ Tĩnh

– Thân bài : Kể sự việc thể hiện sự hết lòng của thầy thuốc giỏi, nhân từ

+ Việc người nhà quý tộc và con người nông dân đến nhờ chữa bệnh

+ Tuệ Tĩnh quyết định chữa cho con nông dân vì bệnh của chú nguy hiểm hơn

+ Vợ chồng người nông dân cảm tạ ơn của Tuệ Tĩnh

Kết bài : Nêu việc tiếp theo của Tuệ Tĩnh: Tiếp tục chữa bệnh cho nhà quý tộc


LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 46 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Chủ đề truyện:

– Biểu dương sự trung thực, thẳng thắn không ham của cải vàng bạc của người lao động

– Phê phán, chế giễu thói tham lam, ích kỉ của bọn quan lại trong triều

– Sự việc tập trung làm nổi bật chủ đề:

+ Biểu dương việc: Một người nông dân tìm được viên ngọc quý muốn dâng nhà vua”

+ Người nông dân tố cáo sự tham lam của viên quan cận thần

– Phê phán: “ Được, tôi sẽ đưa anh vào gặp nhà vua với điều kiện… nếu không thì thôi!”

b, Ba phần của truyện:

– Mở bài : Câu đầu tiên

– Thân bài : từ “Ông ta” đến “hai mươi nhăm roi”

– Kết bài : phần còn lại

c, Truyện “Phần thưởng” giống với truyện “Tuệ Tĩnh” ở phần cấu tạo ba phần.

– Khác nhau ở chủ đề:

+ Chủ đề truyện Tuệ Tĩnh: Tấm lòng nhân từ của bậc lương y

+ Chủ đề truyện Phần Thưởng: Sự trung thực

d, Sự việc Thân bài thú vị ở chỗ:

– Phần thưởng mà người nông dân đề nghị “thưởng cho hạ thần năm mươi roi”

– Việc chia phần thưởng bất ngờ hơn, ngoài dự kiến của viên quan

Bài 2 (trang 43 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh:

+ Mở bài : Nêu thời gian, hoàn cảnh của sự việc được kể trong phần thân bài

+ Kết bài : Nêu kết quả của sự việc được kể trong phần thân bài

b, Mở bài

Nêu thời gian và hoàn cảnh của việc giặc Minh xâm lược, gây nhiều tội ác trên đất nước ta, từ đó, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần đánh giặc

– Kết bài: Kết thúc chuyện, lý giải tên gọi của Hồ Gươm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự” số 2

I. TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ

Đọc bài văn viết về Tuệ Tĩnh trong SGK – tr.44 và trả lời các câu hỏi:

a) Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?

b) Chủ đề của câu chuyện trên có phải là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh không?

Em hãy tìm xem chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào? Gạch dưới những câu văn đó.

c) Tên (nhân đề) của bài văn thể hiện chủ đề của bài văn. Cho các nhan đề sau, em hãy chọn nhan đề nào thích hợp và nêu lí do:

– Tuệ Tĩnh và hai người bệnh

– Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh

– Y đức của Tuệ Tĩnh

d) Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn thực hiện những yêu cầu gì của bài vàn tự sự.

Trả lời:

a) Sự việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi nói lên phẩm chất hết lòng thương người bệnh của ông: ai nguy hiểm thì chữa trước, không màng danh lợi.

b) Chủ đề của bài văn là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh. Chủ đề này được thể hiện trong các câu: “hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh”; “Người ta giúp nhau lúc hoạn nạn, sao lại nói chuyện ân huệ”.

c) Cả ba tên truyện đều thích hợp, nhưng sắc thái khái nhau. Hai nhan đề sau đã chỉ ra khá sát. “Tấm lòng” nhấn mạnh đến khía cạnh tình cảm của Tuệ Tĩnh, còn “y đức” là đạo đức nghề y, nói tới lương tâm nghề nghiệp của Tuệ Tĩnh. Nhan đề một nêu lên tình huống phải lựa chọn, qua đó thể hiện phẩm chất cao đẹp của danh y.

d) Các phần:

– Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.

– Thân bài: kể diễn biến của sự việc.

– Kết bài: kể kết cục của sự việc.


II. LUYỆN TẬP

Trả lời câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Đọc truyện Phần thưởng trong SGK và trả lời các câu hỏi:

a) Chủ đề của truyện này nhằm biểu dương và chế giễu điều gì? Sự việc nào thể hiện tập trung cho chủ đề? Hãy gạch chân dưới những câu văn thể hiện sự việc đó.

b) Hãy chỉ ra ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

c) Truyện này với truyện Tuệ Tĩnh có gì giống nhau về bố cục và khác nhau về chủ đề?

d) Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ nào?

Lời giải chi tiết:

a) Chủ đề: Truyện biểu dương trí thông minh và lòng trung thành với vua của người nông dân đồng thời chế giễu tính tham lam, cậy quyền thế của viên quan nọ. Chủ đề thể hiện tập trung ở việc người nông dân xin thưởng 50 roi và đề nghị chia đều phần thưởng đó. Câu văn thể hiện sự việc: “Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người hai mươi lăm roi”.

b) Ba phần của truyện:

– Mở bài: câu 1

– Thân bài: Các câu tiếp theo

– Kết bài: Câu cuối cùng

c) So sánh với truyện Tuệ Tĩnh:

* Giống nhau:

– Kể theo trật tự thời gian.

– Có ba phần rõ rệt.

– Ít hành động, nhiều đối thoại.

– Sự việc ở hai truyện đều có kịch tính, có bất ngờ.

– Kết bài ở cả hai truyện đều hay.

* Khác nhau:

– Mở bài Tuệ Tĩnh nói rõ ngay chủ đề. Mở bài Phần thưởng chỉ giới thiệu tình huống.

– Truyện Tuệ Tĩnh bất ngờ ở đầu truyện. Truyện Phần thưởng bất ngờ ở cuối truyện.

d) Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ: Lời cầu xin phần thưởng lạ lùng và kết thúc bất ngờ, ngoài dự kiến của tên quan và người đọc, nhưng nói lên sự thông minh, tự tin, hóm hỉnh của người nông dân.


Trả lời câu 2 (trang 45 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Đọc lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và Sự tích Hồ Gươm xem cách mở bài đã giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra chưa và kết thúc bài đã kết thúc câu chuyện như thế nào?

Lời giải chi tiết:

– Phần mở bài:

+ Trong Sơn Tinh, Thủy Tinh: Nêu tình huống (chưa giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra, chỉ mới nói tới việc vua Hùng chuẩn bị kén rể).

+ Trong Sự tích Hồ Gươm cũng nêu tình huống, nhưng dẫn giải dài (đã giới thiệu rõ hơn cái ý cho mượn gươm).

– Phần kết thúc:

+ Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: nêu sự việc tiếp diễn.

+ Truyện Sự tích Hồ Gươm: Nêu sự việc kết thúc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự” số 3

I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

Đọc bài văn sau đây để trả lời câu hỏi ?

a) Mở bài

Tuệ Tĩnh là nhà danh y lỗi lạc đời Trần. Ông chẳng những là người mở mang ngành Y dược dân tộc, mà còn là người hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh.

b) Thân bài

Một hôm, có nhà quý tộc trong vùng cho con đến mời Tuệ Tĩnh vào tư dinh để xem bệnh đau lưng cho mình.Ông sắp đi thì bất ngờ có hai vợ chồng người nông dân khiêng đứa con bị ngã gãy đùi đến, mếu máo xin ông chạy chữa. Tuệ Tĩnh liền xem mạch cho cậu bé, rồi bảo anh con nhà quý tộc:

– Anh vào thưa với cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng bây giờ thì phải chữa cho chú bé này trước, vì chú nguy hơn.

Anh con nhà quý tộc sửng sốt:

– Xin ngài đến đằng dinh tôi trước. Bọn gia nô (a) đã đem võng đợi sẵn cả rồi.

– Không! – Tuệ Tĩnh dứt khoát trả lời – Ta phải chữa gấp cho chú bé này, để chậm tất có hại.

Tuệ Tĩnh bắt tay ngay vào việc chữa trị, không chú ý gì đến thái độ hậm hực của anh con nhà quý tộc. Qua gần trọn buổi, chú bé nhà nông đã được bó nẹp nằm yên trên giường bệnh. Tuệ Tĩnh yên tâm thở phào nhẹ nhõm. Vợ chồng người nông dân lạy tạ:

– A Di Đà Phật (b)! Không có ngài thì tính mạng con tôi nguy rồi, chúng tôi biết lấy gì đền đáp cho xứng?

Tuệ tĩnh trả lời:

– Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện ơn huệ. Ông bà cứ yên tâm, sau một tuần trăng chú bé sẽ đi lại được!

c) Kết bài

Trời đã sập tối, chợt nhớ tới nhà quý tộc, ông vội vã ra đi không kịp nghĩ ngơi.

(Theo Quỳnh Cư, Những vì sao đất nước, tập 2, NXB Thanh Niên)

Chú thích:

(a) Gia nô: người giúp việc trong nhà thời xưa.

(b) A Di Đà Phật: tên một vị Phật, người theo đạo Phật dùng để niệm Phật hoặc để chào nhau. Tuệ Tĩnh Thiền Sư quê ở Cẩm Giàng, Hải Dương, từ nhỏ mồ côi, được nuôi dạy ở chùa, sau tu ở chùa Hộ Xá, Nam Định, cho nên vợ chồng người nông dân niệm “A Di Đà Phật!” trước khi nói với Tuệ Tĩnh.


Câu 2 – Trang 45 sgk

Đọc kĩ bài văn về danh y Tuệ Tĩnh để nhận diện chủ đề của câu chuyện được kể trong đó

a) Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?

b) Chủ đề là vấn đề chủ yếu, là ý chính mà người kể muốn thể hiện trong văn bản. Vậy chủ đề của câu chuyện trên đây có phải là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh không? Em hãy tìm xem chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào? Hãy gạch dưới những câu văn đó.

c) Tên (nhan đề) của bài văn thể hiện chủ đề của bài văn. Cho các nhan đề sau, em hãy chọn nhan đề nào thích hợp và nêu lí do:

– Tuệ Tĩnh và hai người bệnh

– Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh

– Y đức của Tuệ Tĩnh

Em có thể đặt tên khác cho bài văn trên không?

d) Các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài trên đây được thực hiện nhưng yêu cầu gì của bài văn tự sự?

Trả lời

a) Đó là y đức chữa bệnh cứu người, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn trong xã hội. Đó là phẩm chất hết lòng vì người bệnh.

b) Chủ đề: ca ngợi y đức của Tuệ Tĩnh.

Câu văn biểu hiện trực tiếp chủ đề này là: Ông là người hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh.

c) Ta chọn nhan đề thứ nhất trong 3 nhan đề.

Bởi nó đã nói lên được chủ đề của tác phẩm. Đó là thái độ của Tuệ Tĩnh với 2 người bệnh. Từ chối chữa bệnh cho người nhà giàu trước, vì bệnh nhẹ. Ưu tiên chữa trước cho con trai người nông dân, vì bệnh nặng.

d) Dàn bài của bài văn tự sự thường gồm ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Bố cục ba phần này quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc triển khai chủ đề. Phần mở bài giới thiệu chung về nhân vật, sự việc. Phần thân bài kể diễn biến của sự việc. Phần kết bài kể kết cục của sự việc. Có khi, chủ đề được hé mở trong câu then chốt phần mở bài, kết luận; cũng có khi chủ đề được bộc lộ qua các sự việc, hành động, chi tiết. Không có một khuôn mẫu cố định nào cho việc thể hiện chủ đề của bài văn tự sự.

Trong bài văn về danh y Tuệ Tĩnh, chủ đề được thể hiện ở mở bài, các sự việc trong thân bài và kết bài. Phần kết bài khẳng định, làm rõ thêm chủ đề: “Trời đã sập tối, chợt nhớ tới nhà quý tộc, ông vội vã ra đi không kịp nghỉ ngơi.”. Người đọc càng thấy rõ tấm lòng hết mực vì người bệnh của Tuệ Tĩnh.

II Luyện tập

Câu 1 – Trang 45 sgk

Đọc truyện sau đây và trả lời câu hỏi ?

PHẦN THƯỞNG

Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền muốn đem dâng tiến nhà vua.

Ông ta tìm đến cung điện và nhờ các quan trong triều bảo làm cách nào gặp được nhà vua. Một trong các quan hỏi ông ta cần gặp vua để làm gì. Người nông dân bèn kể lại chuyện muốn dâng vua viên ngọc quý.

Vị quan nọ bảo:

– Được, tôi sẽ đưa anh vào gặp nhà vua với điều kiện anh phải chia cho tôi một nửa phần thưởng của nhà vua. Nếu không thì thôi!Người nông dân đồng ý, và viên quan nọ liền dẫn ông ta vào cung vua. Vua cầm lấy viên ngọc và bảo:

– Thế anh muốn ta thưởng cho anh cái gì bây giờ?

Người nông dân bèn thưa:

– Xin bệ hạ thưởng cho hạ thần năm mươi roi, hạ thần không muốn gì hơn cả. Chỉ có điều là hạ thần đồng ý chia cho viên quan đã đưa thần vào đây một nửa số phần thưởng của bệ hạ. Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người hai mươi nhăm roi.

Nhà vua bật cười, đuổi tên cận thần ra và thưởng cho người nông dân một nghìn rúp(a).

(Lép Tôn-xtôi, Vũ Văn Tôn dịch)

Chú thích:

(a) Rúp: đơn vị tiền tệ của nước Nga.

a) Chủ đề của truyện này nhằm biểu dương và chế giễu điều gì? Sự việc nào thể hiện tập trung cho chủ đề? Hãy gạch dưới câu văn thể hiện sự việc đó ?

b) Hãy chỉ ra ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài ?

c) Truyện này với truyện về Tuệ Tĩnh có gì giống nhau về bố cục và khác nhau về chủ đề?

d) Sự việc trong Thân bài thú vị ở chỗ nào?

Trả lời

a) Chủ đề của truyện này nhằm:

Biểu dương sự thông minh, tinh thần dũng cảm của người nông dân dám tố cáo và muốn nhà vua trừng phạt đám quan lại nhũng nhiễu nhân dân.

Chế giễu lũ quan lại sách nhiều tham nhũng và dốt nát.

– Sự việc tập trung thể hiện chủ đề là người nông dân xin vua thưởng roi.

– Câu văn thể hiện việc này là: Xin bệ hạ thưởng cho hạ thần năm mươi roi…

b) Bố cục ba phần của truyện là:

– Mở bài: “Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền muốn đem dâng hiến nhà vua.”

– Kết luận: “Nhà vua bật cười, đuổi tên cận thần ra và thưởng cho người nông dân một nghìn rúp.”

– Phần còn lại là thân bài.

c) So với bài về Tuệ Tĩnh: Cả hai bài đều giống nhau ở bố cục ba phần.

Khác nhau là: ở truyện về Tuệ Tĩnh, chủ đề của truyện được giới thiệu ngay ở phần mở bài; ở truyện Phần thưởng, mở bài chỉ giới thiệu tình huống câu chuyện. Kết bài của truyện về Tuệ Tĩnh có ý nghĩa gợi mở; kết bài truyện Phần thưởng kịch tính hơn, kết thúc ngay ở cao trào của diễn biến sự việc. Nếu như truyện về Tuệ Tĩnh tính bất ngờ thể hiện ở đầu truyện thì ở truyện Phần thưởng tính bất ngờ lại tập trung ở cuối truyện.

d) Câu chuyện của truyện Phần thưởng thú vị ở sự việc người nông dân đề nghị Phần thưởng. Sự việc này vừa bất ngờ, tạo kịch tính cho câu chuyện, vừa cho thấy sự thông minh, hóm hỉnh của nhân vật bác nông dân, cũng chính là sự việc bộc lộ chủ đề của truyện.


Câu 2- Trang 46 sgk

Đọc lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và Sự tích Hồ Gươm xem cách mở bài đã giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra chưa và kết thúc bài đã kết thúc câu chuyện như thế nào?

Trả lời

– So sánh hai mở bài:

+ Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: Vua Hùng muốn kén chọn cho con một người chồng.

+ Truyện Sự tích Hồ Gươm: Đức Long Quân quyết định cho mượn thanh gươm thần.

Cả hai mở bài đều nêu lên tình huống mở đầu của câu chuyện, từ tình huống này các sự việc tiếp theo sẽ tiếp tục dẫn dắt câu chuyện phát triển.

– So sánh hai kết bài:

+ Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: “Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.”

+ Truyện Sự tích Hồ Gươm: “Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.”

Hai kết bài đều đưa ra sự việc kết thúc câu chuyện. Ngoài ra, ở truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh còn nhằm giải thích về hiện tượng bão lụt theo nhận thức của người Việt cổ. Ở truyện Sự tích Hồ Gươm có ý nghĩa tiếp diễn phù hợp với chủ đề giải thích Sự tích Hồ Gươm – Hoàn Kiếm. Cho nên, không thể xem kết bài chỉ là câu văn cuối cùng, đây là lời văn hay gặp trong kết thúc của các truyện “sự tích”. Nêu sự việc kết thúc và nêu sự việc tiếp diễn cũng là hai cách kết bài thường gặp ở văn tự sự.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự” số 4

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Đọc bài văn sau đây để trả lời câu hỏia. Mở bàiTuệ Tĩnh là danh y lỗi lạc đời Trần. Ông chẳng những là người mở mang ngành Y dược dân tộc, mà còn là người hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh.b. Thân bàiMột hôm, có nhà quý tộc trong vùng cho đến mời Tuệ Tĩnh vào tư dinh để xem bệnh đau lưng cho mình. Ông sắp đi thì bất ngờ có hai vợ chồng người nông dân khiêng đứa co bị gãy đùi đến, mếu máo xin chạy chữa. Tuệ Tĩnh liền xem mạch cho cậu bé, rồi bảo anh con nhà quý tộc:Anh về thưa với cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng bây giờ phải chữa cho chú bé này trước, vì chú nguy hơn.Anh con nhà quý tộc sửng sốt:Xin ngài đến đằng dinh tôi trước. Bọn gia nô đã đem võng đợi sẵn cả rồi.- Không! – Tuệ Tĩnh dứt khoát trả lời – Ta phải chữa gấp cho chú bé này, để chậm tất có hại.Tuệ Tĩnh bắt tay ngay vào việc chữa trị, không chú ý gì đến thái độ hậm hực của con anh nhà quý tộc. Qua gần một buổi, chú bé nhà nông đã được bó nẹp nằm yên trên giường bệnh. Tuệ Tĩnh yên tâm thở phào nhẹ nhõm. Vợ chồng người nông dân lạy tạ:- A di đà phật! Không có ngài thì tính mạng con tôi nguy rồi, chúng tôi biết lấy gì đền đáp cho xứng?Tuệ Tĩnh trả lời:Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện ơn huệ. Ông bà cứ yên tâm, sau một tuần trăng chú bé sẽ đi lại được!c. Kết bàiTrời đã sập tối, chợt nhớ tới nhà quý tộc, ông vội vã ra đi không kịp nghỉ ngơi.

(Theo Quỳnh Cư, Những vì sao đất nước, tập 2, NXB thanh niên)

Câu hỏi:

a. Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa rị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?
b. Chủ đề là vấn đề chủ yếu, là ý chính mà người kể muốn thể hiện trong văn bản. Vậy chủ đề của câu chuyện trên đây có phải là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh hay không?
c. Nhan đề của bài văn thể hiện chủ đề của bài văn. Em hãy chọn một nhan đề thích hợp và nêu lí do.
Trả lời câu hỏi

a. Đó là y đức chữa bệnh cứu người, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn trong xã hội. Đó là phẩm chất hết lòng vì người bệnh.
b.
Chủ đề: ca ngợi y đức của Tuệ Tĩnh.
Câu văn biểu hiện trực tiếp chủ đề này là: Ông là người hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh.
c. Ta chọn nhan đề thứ nhất trong 3 nhan đề “Y đức của Tuệ Tĩnh” – Bởi nó đã nói lên được chủ đề của tác phẩm. Đó là thái độ của Tuệ Tĩnh với 2 người bệnh.

2. Ghi nhớ

Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
Dàn bài là bài văn tự sự thường gồm ba phần:
Mở bài giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
Thân bài kể diễn biến sự việc.
Kết bài kể kết cục của sự việc.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1 (Trang 45 SGK) Đọc truyện sau đây và trả lời câu hỏi:

PHẦN THƯỞNG

Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền muốn đem dâng tiến nhà vua. Ông ta tìm đến cung điện và nhờ các quan trong triều bảo làm cách nào gặp được nhà vua. Một trong các quan hỏi ông ta cần gặp vua để làm gì. Người nông dân bèn kể lại chuyện muốn dâng viên ngọc quý.Vị quan nọ bảo:- Được, tôi sẽ đưa anh vào gặp nhà vua với điền kiện anh phải chia cho tôi một nửa phần thưởng của nhà vua. Nếu không thì thôi!Người nông dân đồng ý, và viên quan nọ dẫn ông ta vào cung vua. Vua cầm lấy viên ngọc và bảo:- Thế anh muốn ta thưởng cho anh cái gì bây giờ?Người nông dân bèn thưa:- Xin bệ hạ hãy thưởng cho hạ thần năm mươi roi, hạ thần không muốn gì hơn cả. Chỉ có điều là hạ thần đã đồng ý chia cho viên quan đã đưa thần vào đây một nửa số phần thưởng của bệ hạ. Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người hai mươi nhăm roi.Nhà vua bật cười, đuổi tên cận thần ra và thưởng cho người nông dân một nghìn rúp.

(Lép Tôn-xtôi, Vũ Văn Tôn dịch)

Câu hỏi:

a. Chủ đề của truyện này nhằm biểu dương và chế giễu điều gì? Sự việc nào thể hiện tập trung cho chủ đề? Hãy gạch dưới câu văn thể hiện sự việc đó.

b. Hãy chỉ ra ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

c. Truyện này với truyện về Tuệ Tĩnh có gì giống nhau về bố cục và khác nhau về chủ đề?

d. Sự việc trong Thân bài thú vị ở chỗ nào?

Bài làm:
a.
Chủ đề của truyện này nhằm:
Truyện ca ngợi sự thông minh, tinh thần dũng cảm của người nông dân dám tố cáo và muốn nhà vua trừng phạt đám quan lại nhũng nhiễu nhân dân.
Chế giễu lũ quan lại sách nhiều tham nhũng và dốt nát.
Sự việc thể hiện tập trung cho chủ đề đó là: người nông dân xin vua cho thưởng 50 roi và xin mỗi người chịu một nửa.
Câu văn thể hiện việc này là: Xin bệ hạ thưởng cho hạ thần năm mươi roi…
b. Bố cục ba phần của truyện là:
Mở bài: “Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền muốn đem dâng hiến nhà vua.”
Thân bài: Tiếp đến…”hai mươi nhăm roi”.
Kết luận: “Nhà vua bật cười, đuổi tên cận thần ra và thưởng cho người nông dân một nghìn rúp.”
c. So với bài về Tuệ Tĩnh:
Cả hai bài đều giống nhau ở bố cục ba phần.
Khác nhau về chủ đề:
Truyện về Tuệ Tĩnh ca ngợi y đức, phẩm chất của bậc lương y Tuệ Tĩnh
Truyện Phần thưởng chế giễu lũ quan lại.
Kết bài của truyện về Tuệ Tĩnh có ý nghĩa gợi mở; kết bài truyện Phần thưởng kịch tính hơn, kết thúc ngay ở cao trào của diễn biến sự việc. Nếu như truyện về Tuệ Tĩnh tính bất ngờ thể hiện ở đầu truyện thì ở truyện Phần thưởng tính bất ngờ lại tập trung ở cuối truyện.
d. Câu chuyện của truyện Phần thưởng thú vị ở sự việc người nông dân đề nghị Phần thưởng. Nói tới thưởng người ta không thể nghĩ là dùng hình phạt để ban ơn. Đó là điểm thú vị. Tên quan không ngờ người nông dân lại xin “sự ban ơn” oái ăm như vậy để trừng trị hắn. hứ Sự việc này vừa bất ngờ, tạo kịch tính cho câu chuyện, vừa cho thấy sự thông minh, hóm hỉnh của nhân vật bác nông dân, cũng chính là sự việc bộc lộ chủ đề của truyện.

Câu 2 (Trang 46 SGK) Đọc lại các bài Sơn Tinh, Thủy Tinh và Sự tích Hồ Gươm xem cách mở bài đã giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra chưa và kết bài đã kết thúc câu chuyện như thế nào?
Bài làm:
Hai mở bài đã giới thiệu được câu chuyện sắp xẩy ra:
Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: Vua Hùng muốn kén chọn cho con một người chồng.
Truyện Sự tích Hồ Gươm: Đức Long Quân quyết định cho mượn thanh gươm thần.
Hai kết bài đều đưa ra sự việc kết thúc câu chuyện.
Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nhằm giải thích về hiện tượng bão lụt theo nhận thức của người Việt cổ: “Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.”
Truyện Sự tích Hồ Gươm giải thích nguồn gốc của Hồ Gươm – Hoàn Kiếm: “Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.”

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự” số 5

I. Tìm hiểu chung chủ đề và dàn ý của bài văn tự sự

1. Đọc bài văn và trả lời câu hỏi

2. Trả lời câu hỏi

a) Việc ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên những phẩm chất tốt đẹp của người thấy thuốc Tuệ Tĩnh như sau:

Ông hết lòng thương yêu bệnh nhân, không vì một chút danh lợi mà bỏ mặc sự sống chết.
Ta cũng thấy được sự tận tình của ông đối với người bệnh, ai bị nặng trước chữa trước, ai nhẹ hơn chữa sau.
b) Chủ đề là vấn đề chủ yếu, là ý nghĩa chính mà người kể truyện muốn thể hiện trong văn bản. Vậy chủ để trong câu truyện trên là ca ngợi sự tận tâm, lòng yêu thương bệnh nhân, sự tài đức của lương y Tuệ Tĩnh.

Chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp trong những câu văn như sau: “Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện ân huệ”, “Anh về thưa với cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng bây giờ thì phải chữa cho bé này trước vì chú nguy hơn”.
c) Tên (nhan đề ) của bài văn thể hiện chủ đề của bài văn. Cả ba nhan đề đều thích hợp nhưng hai nhan đề cuối “Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh” và “Y đức của Tuệ Tĩnh” đã khái quát một cách rõ nét nhất tấm lòng yêu thương người bênh và y đức của thầy Tuệ Tĩnh

Ngoài, ta có thể tham khảo một vài nhan đề khác cho truyện như:

Tuệ Tĩnh một lương y hết lòng vì bệnh nhân
Người thầy thuốc có tấm lòng vì người bệnh
d) Các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài trong bài văn thực hiện những yêu cầu của bài văn tự sự là:

Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc mà cụ thể ở đây là thầy Tuệ Tĩnh.
Thân bài: Kễ diễn biến của sự việc, mà cụ thể sự việc được nhắc đến trong bài văn là
Cùng một lúc người nhà quý tộc và người nhà chú bé nông dân cùng đến nhờ chữa bệnh

Thầy Tuệ Tĩnh quyết tâm chữa cho chú bé con nhà nông dân trước mặc dù người nhà quý tộc đã cho người mang võng chờ sẵn.

Người nhà nông dẫn hết lòng cảm ơn thầy

Kết bài: Kể kết cục của sự việc


II. Luyện tập bài Chủ đề và dàn ý của bài văn tự sự

1. Câu 1/ 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1

a) Chủ đề truyện nhằm

Biểu dương: Sự trung thực, thẳng thắn, khôn ngoan của người nông dân
Phê phán: Sự tham lam, ích kỉ, muốn vơ vét của cải của bọn quan lại trong triều đình
b) Sự việc thể hiện tập trung cho chủ đề:

Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền muốn đem dâng tiến nhà vua
Người nông dân tố cáo sự tham lam của viên quan cận thần
c) Truyện này và truyện “Tuệ Tĩnh” giống nhau ở điểm đều có bố cụ ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài

Khác nhau gữa hai tác phẩm trên

Chủ để của tác phẩm Tuệ Tĩnh: Đề cao ý đức và tấm lòng hết lòng vì bệnh nhân của lương ý Tuệ Tĩnh
Chủ để của tác phẩm Phần thưởng là: Sự trung thực, thẳng thắn không màng vật chất của người nông dân.


2. Câu 2/ 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Đọc lại các truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm. Ta cùng nhận thấy

Mở bài truyện: Nếu rõ thời gian, hoàn cảnh, của sự việc được kể
Kết bài: Nêu lên kết quả, kết thúc truyện.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự” số 6

I – Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
1. Đọc bài văn sau đây để trả lời câu hỏi.
2. Câu hỏi
a) Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc ?
Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người làm nghề thầy thuốc; hết lòng cứu giúp người bệnh và bệnh nào nguy hiểm hơn thì cứu người đó trước, bất kể người đó giàu hay nghèo.
b) Chủ đề là vấn đề chủ yếu, là ý chính mà người kể muốn thể hiện trong văn bản. Vậy chủ đề của câu chuyện trên đây có phải là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tính không ? Em hãy tìm xem chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào ? Hãy gạch dưới những câu văn đó.- Chủ đề của câu truyện : ca ngợi y đức của người thầy thuốc có bản lĩnh, hết lòng yêu thương cứu giúp người bệnh, chữa bệnh để cứu người, không vì vàng bạc, tiền tài mà quên đạo đức của người làm nghề thầy thuốc.
– Câu văn thể hiện trực tiếp chủ đề này là : ” Ông chẳng những là người mở mang ngành Y dược dân tộc, mà còn là người hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh.
c) Tên (nhan đề) của bài văn thể hiện chủ đề của bài văn. Cho các nhan đề sau, em hãy chọn nhan đề nào thích hợp và nêu lí do :

– Tuệ Tĩnh và hai người bệnh

– Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh

– Y đức của Tuệ Tĩnh

Em có thể đặt tên khác cho bài văn trên không ?

– Nhan đề thứ ba là bao quát, là đầy đủ và thể hiện đúng chủ đề của văn bản nhất đó là thái độ của danh y Tuệ Tĩnh đối với 2 người bệnh.

– Có thể đặt nhan đề truyện như sau :

+ Hết lòng vì người bệnh

+ Người thầy thuốc có tấm lòng vàng

d) Các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài trên đây thực hiện những yêu cầu gì của bài văn tự sự ?

– Mở bài: Giới thiệu
+ Danh y Tuệ Tĩnh
+ Là người thầy thuốc hết lòng vì người bệnh
– Thân bài: kể diễn biến của sự việc
+ Việc nhà quý tộc và con người nông dân đến nhờ chữa bệnh
+ Tuệ Tĩnh quyết định chữa cho con nhà nông dân vì bệnh của chú nguy hơn
– Tuệ Tĩnh chữa bệnh
– Vợ chồng người nông dân cảm ơn và lời nói ân tình của Tuệ Tĩnh
– Kết bài: kết thúc sự việc, nêu việc tiếp theo của Tuệ Tĩnh : tiếp tục đến chữa bệnh cho nhà quý tộc.


Ghi nhớ :
– Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
– Dàn bài bài văn tự sự thường gồm có ba phần :
+ Phần mở bài ; giới thiệu chung về nhân vật và sự việc
+ Phần thân bài : kể diễn biến của sự việc
+ Phần kết bài : kể kết cục của sự việc

II – Luyện tập
Câu 1
. Đọc truyện sau đây và trả lời câu hỏi :

Phần thưởng

Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền muốn đem dâng tiến nhà vua.

Ông ta tìm đến cung điện và nhờ các quan trong triều bảo làm cách làm gặp được nhà vua. Một trong các quan hỏi ông ta cần gặp vua để làm gì. Người nông dân bèn kể lại chuyện muốn dâng vua viên ngọc quý.

Vị quan nọ bảo :

– Được, tôi sẽ đưa ạm vào gặp nhà vua với điều kiện anh phải chia cho tôi một nửa phần thưởng của nhà vua. Nếu không thì thôi !

Người nông dân đồng ý, và viên quan nọ liền dẫn ông ta vào cung vua. Vua cầm lấy viên ngọc và bảo :

– Thế anh muốn ta thưởng cho anh cái gì bây giờ ?

Người nông dân bèn thưa :

– Xin bệ hạ hãy thưởng cho hạ thần năm mươi roi, hạ thần không muốn gì hơn cả. Chỉ có điều là hạ thần đã đồng ý chia cho viên quan đã đưa thần vào đây một nửa số phần thưởng của bệ hạ. Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người hai mươi nhăm roi.

Nhà vua bật cười, đuổi tên cận thần ra và thưởng cho người nông dân một nghìn rúp.

(Lép tôn-xtôi, Vũ Văn Tôn dịch)

Câu hỏi :

a) Chủ đề của truyện này nhằm biểu dương và chế giễu điều gì ? Sự việc nào thể hiện tập trung cho chủ đề ? Hãy gạch dưới câu văn thể hiện sự việc đó.

Chủ đề của truyện này nhắm :

– Biểu dương sự thẳng thắn, thật thà và không tham của cải vàng bạc của người dân lao động.

– Phê phán, chế giễu thói tham lam, ích kỉ của bọn quan lại trong triều.

– Sự việc tập trung thể hiện chủ đề là người nông dân xin vua thưởng roi.

– Câu văn thể hiện việc này là : “Xin bệ hạ thưởng cho hạ thần năm mươi roi…”.

b) Hãy chỉ ra ba phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài.

– Mở bài: Câu đầu tiên.
– Thân bài: “Ông ta”… “hai mươi nhăm roi”
– Kết bài: Phần còn lại.
c) Truyện này với truyện về Tuệ Tĩnh có gì giống nhau về bố cục và khác nhau về chủ đề ?

– Hai truyện đều có bố cục 3 phần.
– Khác: chủ đề truyện Tuệ Tĩnh nêu lên ở mở bài, truyện Phần thưởng thì chủ đề được bất ngờ nêu lên ở cuối truyện.
d) Sự việc trong Thân bài thú vị ở chỗ nào ?

Nói tới thưởng, người ta không thể nghĩ là dùng hình phạt để ban thưởng. Đó là điểm thú vị. Tên quan không ngờ người nông dân lại xin “sự ban ơn” oái oăm như vậy để trừng trị hắn.


Câu 2. Đọc lại các bài Sơn Tinh, Thủy Tinh và Sự tích Hồ Gươm xem cách mở bài đã giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra chưa và kết bài đã kết thúc câu chuyện như thế nào ?

a) Sơn Tinh, Thủy Tinh
– Mở bài :
Nêu thời gian và hoàn cảnh của sự việc được kể trong phần thân bài : “Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng”.
– Kết bài :
Nêu kết quả của sự việc được kể trong phần thân bài : “Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về”.
b) Sự tích Hồ Gươm
– Mở bài :
Nêu thời gian và hoàn cảnh của câu chuyện sẽ kể : “Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác … cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ đánh giặc”.
– Kết bài :
Khép lại câu chuyện bằng cách nêu tên mới của hồ Tả Vọng : Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về bài học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Toplist.vn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *