Đề văn thuyết minh ở đây được hiểu là đề bài tập làm văn được các thầy (cô) giáo nêu ra trong các giờ tập làm văn trong nhà trường. Ở dạng đầy đủ, đề bài tập … xem thêm…làm văn này thường bao gồm hai phần: phần nêu đối tượng phải thuyết minh và phần nêu yêu cầu thuyết minh. Trong những trường hợp nhất định, với những đối tượng thuyết minh khác nhau, lời lẽ thuyết minh cũng có những sự thay đổi nhất định. Khi cần thiết, thuyết minh có thể kết hợp với miêu tả, thậm chí với tự sự, để lời văn có sức hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc. Để hiểu rõ hơn về điều này, mời các bạn tham khảo một số bài soạn văn “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh” hay nhất mà Blogthoca.edu.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài soạn “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh” số 1
I Đề văn thuyết minh và cách làm đề văn thuyết minh
1. Đề văn thuyết minh
– Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…
– Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:
+ Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…
+ Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh
2. Cách làm bài văn thuyết minh
a, Đối tượng thuyết minh của đề bài trên là chiếc xe đạp
b, Dàn ý
+ Phần mở bài ( từ đầu… nhờ sức người): giới thiệu vai trò của chiếc xe đạp trong cuộc sống
+ Phần thân bài (tiếp… một hoạt động thể thao) trình bày cấu tạo từng phần của xe
+ Kết bài (còn lại) khẳng định sự tầm quan trọng của xe đạp
c, Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe gồm 3 hệ thống chính:
+ Gồm hệ thống chuyển động
+ Hệ thống chuyên chở
+ Hệ thống điều khiển
– Trình bày hợp lý theo cấu tạo chiếc xe, mỗi hệ thống cũng được phân tích rõ ràng, cụ thể.
d, Phương pháp thuyết minh trong bài: nêu định nghĩa, phương pháp liệt kê, dùng số liệu, nêu ví dụ, phân tích.
Luyện tập
Bài 1 (trang 140 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
Lập dàn ý cho đề bài: “giới thiệu về chiếc nói lá Việt Nam.”
– Mở bài: giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam
– Thân bài: Trình bày cấu tạo chiếc nón lá
+ Hình dáng chiếc nón
+ Kích thước chiếc nón lá
+ Nguyên liệu làm nón
+ Quy trình làm nón lá
+ Kể tên những địa điểm làm nón lá nổi tiếng ở Việt Nam
+ Nêu công dụng của chiếc nón lá trong đời sống hằng ngày
+ Ý nghĩa biểu tượng của nón lá.
– Kết bài: Nêu cảm nghĩ về chiếc nón lá. Cách bảo tồn giá trị nét đẹp văn hóa.
Bài soạn “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh” số 2
I. ĐỀ VĂN THUYẾT MINH
1. Đề văn thuyết minh
a) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).
b) Giới thiệu một tập truyện.
c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.
e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.
g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.
h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương (đền, chùa, hồ, kiến trúc,…).
i) Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích.
k) Giới thiệu về hoa ngày Tết ở Việt Nam.
l) Thuyết minh về một món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giấy, phở, cốm,…).
m) Giới thiệu về tết Trung thu.
n) Giới thiệu một đồ chơi dân gian.
– Nhận xét về phạm vi các đề văn nêu trên
– Dựa vào tính chất của bài văn thuyết minh để tìm hiểu đề văn và yêu cầu về nội dung của bài văn thuyết minh.
Trả lời:
– Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…
– Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:
+ Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…
+ Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh
2. Cách làm bài văn thuyết minh
a. Đối tượng thuyết minh của bài văn (trang 138, 139 SGK Ngữ văn 8 tập 1) là gì?
b. Chỉ ra phần Mở bài, Thân bài, Kết bài và cho biết nội dung mỗi phần
c. Để giới thiệu chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe đạp thế nào?
d. Phương pháp thuyết minh trong bài là gì?
Trả lời:
a. Đối tượng thuyết minh của đề bài trên là chiếc xe đạp
b. Dàn ý
+ Phần mở bài ( từ đầu… nhờ sức người): giới thiệu vai trò của chiếc xe đạp trong cuộc sống
+ Phần thân bài (tiếp… một hoạt động thể thao) trình bày cấu tạo từng phần của xe
+ Kết bài (còn lại) khẳng định sự tầm quan trọng của xe đạp
c.
– Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe gồm 3 hệ thống chính:
+ Gồm hệ thống chuyển động
+ Hệ thống chuyên chở
+ Hệ thống điều khiển
– Trình bày hợp lý theo cấu tạo chiếc xe, mỗi hệ thống cũng được phân tích rõ ràng, cụ thể.
d. Phương pháp thuyết minh trong bài: nêu định nghĩa, phương pháp liệt kê, dùng số liệu, nêu ví dụ, phân tích.
II. LUYỆN TẬP
1. Lập dàn ý cho đề bài: “Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam”
Trả lời:
* Mở bài: giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam
* Thân bài:
– Trình bày cấu tạo chiếc nón lá
+ Hình dáng chiếc nón
+ Kích thước chiếc nón lá
+ Nguyên liệu làm nón
+ Quy trình làm nón lá
– Kể tên những địa điểm làm nón lá nổi tiếng ở Việt Nam
– Nêu công dụng của chiếc nón lá trong đời sống hằng ngày
– Ý nghĩa biểu tượng của nón lá.
* Kết bài: Nêu cảm nghĩ về chiếc nón lá. Cách bảo tồn giá trị nét đẹp văn hóa
Bài soạn “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh” số 3
1. Đề văn thuyết minh
Đọc các đề văn thuyết minh và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới.
a. Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam.
b. Giới thiệu một tập truyện.
c. Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam
d. Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.
e. Thuyết minh về chiếc xe đạp.
f. Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.
g. Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương (đền, chùa, hồ, kiến trúc….
h. Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích.
i. Giới thiệu về hoa ngày Tết ở Việt Nam.
j. Thuyết minh về một món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giầy, phở, cốm….
k. Giới thiệu về tết Trung thu.
l. Giới thiệu một đồ chơi dân gian. Đề văn thuyết minh rất phong phú
Yêu cầu:
Nhận xét về phạm vi các đề văn nêu trên.
Dựa vào tính chất của bài văn thuyết minh để tìm hiểu đề văn và yêu cầu về nội dung của bài văn thuyết minh.
Trả lời:
Các đề văn trên đều yêu cầu viết kiểu văn bản thuyết minh (có đề ghi rõ là thuyết minh nhưng có đề ghi là giới thiệu.. Đối tượng thuyết minh là: một gương mặt trẻ của thể thao, một tập truyện, chiếc xe đạp, đôi dép lốp trong kháng chiến, chiếc nón lá, chiếc áo dài Việt Nam, một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương, một giống vật nuôi có ích, hoa ngày Tết, một món ăn dân tộc, tết Trung thu, một đồ chơi dân gian.
Đề yêu cầu giới thiệu, chứng minh, giải thích về đối tượng chứ không phải kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm về đối tượng.
Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam. Vì vậy nội dung cần tập trung giới thiệu được gương mặt trẻ đó cụ thể là ai, thành tích thi đấu của người đó, vị trí của người đó trong đội, trong nền thể thao nước nhà…
Giới thiệu một tập truyện, em phải giới thiệu được tên tập truyện, nơi xuất bản, năm xuất bản, hình thức trình bày (khổ giấy, bìa, tranh ảnh…., nội dung, ý nghĩa tập truyện, có thể tìm mua ở đâu,…
Giới thiệu về món ăn dân tộc, cần giới được tên món ăn, những nguyên liệu tạo nên món ăn, cách làm, ý nghĩa, các dịp thường thưởng thức của món ăn đó.
Giới thiệu về tết Trung thu, cần giới thiệu được về nguồn gốc ra đời, ý nghĩa của ngày lễ. Trong ngày tết Trung thu cần có những nghi thứ gì, cách tổ chức ngày lễ ra sao…
Thuyết minh về chiếc xe đạp, em cần trình bày cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của xe dạp; vị trì, tác dụng của phương tiện này trong đòi sống con người.
2. Cách làm bài văn thuyết minh
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.
XE ĐẠP
Có một thời xe đạp là phương tiện giao thông cá nhân chủ yếu của người Việt Nam. Xe đạp là phương tiện giao thông giản tiện chuyển động nhờ sức người.Xe đạp do nhiều bộ phận tạo thành, chủ yếu là hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở. Hệ thống truyền động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa, ổ líp, hai trục, ổ bi và hai bánh trước sau. Người đi xe đạp ngồi lên xe, chân đạp bàn đạp làm trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo dây xích làm chuyển động ổ líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn đường kính ổ líp, số răng cưa của nó nhiều gấp hơn 2 lần số răng cưa của ổ líp. Khi đĩa chuyển động một vòng thì ổ líp chuyển động hơn 2 vòng. ổ líp chuyển động làm bánh xe chuyển động theo. Đường kính bánh xe thường là 650mm hay 700mm, gấp 10 lần đường kính ổ líp, như vậy ổ líp quay một vòng thì bánh xe đã lăn được một quãng dài. ổ líp quay nhanh sẽ làm xe chạy nhanh. Lúc đầu bánh xe làm bằng gỗ, khi chạy se xóc rất dữ. Ngày nay người ta làm bánh xe bằng cao su, lốp ở ngoài, săm ở trong, khi bơm đủ hơi, có lực đàn hồi, xe chạy ít xóc hẳn.Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm xoay được qua cổ xe có ổ bi nhằm lái cho bánh xe trước đi theo phương hướng mong muốn. Hai cái phanh lắp hai đầu tay cầm, điều khiển cho tốc độ xe khi đang chạy nhanh có thể chậm lại. Hai tay cầm ở ghi đông vừa là tay lái, vừa là chỗ nắm để giữ cho người đi xe ngồi vững trên xe. Bộ phanh gồm tay phanh, giây phanh truyền sức ép xuống càng phanh làm cho má phanh ép vào hai bên vành xe tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe chạy chậm lại hoặc đứng hẳn lại khi cần thiết. Nhờ bộ phanh mà người đi xe có thể dừng xe theo ý muốn.Hệ thống chuyên chở gồm yên xe và giàn đèo hàng hoặc giỏ đựng. Yên xe lắp ở trên khung xe là chỗ ngồi của người đi xe. Dàn đèo hàng lắp ở phía sau yên, dựa trên trục bánh xe sau, có thể chở được khá nhiều hàng. Có khi người ta lại lắp bộ phận chở hàng ở phía trước, dựa trên trục bánh xe trước. Ngoài các bộ phận chính như trên, xe đạp còn có cái chắn xích và hai chắn bùn lắp trên bánh sau và bánh trước, có đèn xe lấy nguồn điện từ đinamô lắp ở trước càng xe, và đèn tín hiệu lắp ở phía sau, có thể có chuông lắp gần chỗ tay cầm.Xe đạp là phương tiện giao thông rất tiện lợi trong cự li ngắn như trong làng, trong thành phố nhỏ. Xe đạp chuyển động không gây ô nhiễm. Đi xe đạp là một cách vận động cơ thể như một hoạt động thể thao.Hiện nay xe máy quá nhiều, có cơ lấn lướt xe đạp, vừa gây ách tắc giao thông, vừa gây ô nhiễm môi trường. Trong tương lai khi phương tiện giao thông công cộng phát triển, xe đạp vẫn là phương tiện giao thông cá nhân không thể thiếu, vừa sạch sẽ vừa tiện lợi.
(Bài làm của học sinh.)
Câu hỏi:a. Đối tượng thuyết minh của bài văn là gì?
b. Chỉ ra ở phần Mở bài, Thân bài, Kết bài và cho biết nội dung mỗi phần.
c. Để giới thiệu vể chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe như thế nào (Xe gồm mấy bộ phận? Các bộ phận đó là gì ? Các bộ phận ấy được giới thiệu theo thứ tự nào? Có hợp lí không? Vì sao?.d. Phương pháp thuyết minh trong bài là gì?
Trả lời:
a. Đối tượng thuyết minh là chiếc xe đạp
b. Bố cục :
Mở bài (đoạn văn đầu. : Giới thiệu khái quát về chiếc xe đạp.
Thân bài (tiếp theo đến “tay cầm”.: Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của xe đạp.
Kết bài (còn lại. : Tiện ích, vị trí của xe đạp trong đời sống.
c. Giới thiệu vé cấu tạo của chiếc xe đạp
Có 3 bộ phận chính:
Hệ thống truyền động.
Hệ thống điéu khiển.
Hệ thống chuyên chở.
Bộ phận phụ: chắn xích, chắn bùn, đèn. Chuông.
d. Các phương pháp sử dụng: Phương pháp nêu định nghĩa, so sánh, liệt kê, phân loại, phân tích
3. Ghi nhớ
Đề văn thuyết minh nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng. Để làm bài văn thuyết minh, cần tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó; sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp, ngôn từ chính xác, dễ hiểu. Bố cục bài văn thuyết minh thường có ba phần:
Mở bài: giới thiệu đối tượng thuyết minh.
Thân bài: trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích… của đối tượng.
Kết bài: bày tỏ thái độ đối với đối tượng
BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Trang 140 SGK Ngữ văn 8 tập 1
Lập ý và dàn ý cho đề bài: “Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam”.
A. Mở bài:
Có thể chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp sau
Cách 1:
Chiếc nón lá rất thân thuộc với dân tộc ta
Đi cùng tà áo dài, chiếc nón lá làm tăng thêm vẻ dịu dàng, duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.
Cách 2:
“Sao anh không về thăm quê emNgắm em chằm nón buổi đầu tiênBàn tay xây lá, tay xuyên nónMười sáu vành, mười sáu trăng lên”( Bài thơ đan nón – Nguyễn Khoa Điềm)
Đã từ lâu chiếc nón lá đã đi vào nhiều bài thơ, bài ca Việt Nam và trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ thanh mảnh, nhẹ nhàng của chiếc nón bài thơ, cùng với tá áo dài bay trong gió đã làm tôn lên vẻ đẹp của người con gái.
B. Thân bài:
1. Nguồn gốc:
Chiếc nón lá có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịch vào khoảng 2500 – 3000 năm trước công nguyên.
Từ xa xưa, nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, nghề chằm nón vẫn được duy trì và tồn tại đến ngày nay. Ở Huế hiện nay có một số làng nghề chằm nón truyền thống như làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy) đặc biệt là làng nón Phủ Cam (Huế),..Những làng nghề này đã tạo ra các sản phẩm công phu cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch.
Với đặc điểm khí hậu cái nắng chói chang, nắng lắm mưa nhiều tổ tiên ta đã biết lấy lá kết vào nhau để làm vật dụng đội lên đầu để che nắng che mưa.dần dần nó được cải tiến thành những chiếc nón có hình dạng khác nhau.
Một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng: Nón lá có ở khắp các nơi, khắp các vùng quê Việt Nam. Tuy nhiên một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng như: Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông)…
2. Cấu tạo
a. Nguyên liệu làm nón
Để làm được một chiếc nón lá đẹp, người làm nón phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá, phơi lá, chọn chỉ đến độ tinh xảo trong từng đường kim mũi chỉ. Lá có thể dùng lá dừa hoặc lá cọ.
Lá dừa: để có được lá dừa làm nón phải mua từ trong Nam. Lá chuyển về chỉ là lá thô. Để lá có độ bền về thời gian cũng như màu sắc phải chọn lọc, phân loại lá và đem xử lí qua lưu huỳnh. Dẫu chọn lá có công phu nhưng nón làm bằng lá dừa vẫn không thể tinh xảo và đẹp bằng nón làm bằng lá cọ.
Lá cọ: làm nón bằng lá cọ phải công phu hơn, lá phải non vừa độ, gân lá phải xanh, màu lá phải trắng xanh. Một chiếc nón đạt tiêu chuẩn phải có màu trắng xanh với những gân lá vẫn còn màu xanh nhẹ, mặt lá phải bóng, khi nón đan lên phải nổi những gân lá màu xanh đẹp mắt. Để đạt được tiêu chuẩn ấy thì phải tuân thủ đúng qui trình. Sấy khô phải đúng kĩ thuật, sấy trên bếp than (không phơi nắng). Sau đó lại phải phơi sương tiếp từ 2 đến 4 giờ cho lá mềm. Rồi dùng một búi vải và một miếng gang đặt trên bếp than có độ nóng vừa phải để ủi sao cho từng chiếc lá được phẳng. Mỗi chiếc lá đều được chọn lựa kĩ càng và cắt với cùng độ dài là 50cm (lá cọ).
b. Cách chuốc vành, lên khung nón
Với cây mác sắt, người thợ làm nón (thường là đàn ông làm ở khâu này) chuốt từng nan tre sao cho tròn đều và có đường kính rất nhỏ, thường chỉ nhỉnh hơn đường kính que tăm một chút. Sau đó uốn những nan tre này thành những vòng tròn thật tròn đều và bóng bẩy từ nhỏ đến lớn. Mỗi cái nón sẽ cần 16 nan tre uốn thành vòng tròn này đặt từ nhỏ đến lớn vào một cái khung bằng gỗ có hình chóp. Sau đó người thợ sẽ xếp lá lên khung, người xếp lá phải khéo và đều tay không để các phiến lá chồng lên nhau hay xô lệch.
c. Chằm nón
Sau khi xếp lá cho đều và ngay ngắn lên vành, người ta bắt đầu chằm nón. Nón được chằm bằng sợi nilông dẻo, dai, săn chắc và phải có màu trắng trong suốt. Các lá nón không được xộc xệch, đường kim mũi chỉ phải đều tăm tắp. Khi nón đã chằm hoàn tất người ta đính thêm vào chớp nón một cái “xoài” được làm bằng chỉ bóng láng để làm duyên cho chiếc nón. Sau đó mới phủ lên nón lớp dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để nón vừa đẹp vừa bền.
Ở vòng tròn lớn bằng nan tre dưới đáy hình chóp, khoảng nan thứ ba và thứ tư, người thợ sẽ dùng chỉ kết đối xứng hai bên để buộc quai. Quai nón thường được làm bằng lụa, the, nhung,…với màu sắc tươi tắn như tím, hồng đào, xanh thiên lí,..càng làm tăng thêm nét duyên cho người đội nón.
Chiếc nón đẹp không chỉ ở đường kim, mũi chỉ mà còn ở dáng nón. Chiếc nón còn đẹp bởi đây là sản phẩm đặc trưng mang nét văn hóa truyền thống được tạo nên bởi đôi tay khéo léo của những người thợ ở các làng nghề.
d. Trang trí
Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mỹ (có thể kể thêm trang trí mỹ thuật cho nón nghệ thuật).
3. Công dụng: Giá trị vật chất và giá trị tinh thần.
a. Trong cuộc sống nông thôn ngày xưa:
Chiếc nón lá không chỉ là vật dụng thiết thân, người bạn thủy chung với người lao động dùng để đội đầu che mưa, che nắng khi ra đồng, đi chợ, là chiếc quạt xua đi những giọt mồ hôi dưới nắng hè gay gắt mà còn là vật làm duyên, tăng nét nữ tính của người phụ nữ.
Chiếc nón còn gắn với những câu ca dao thể hiện nét duyên dáng, dịu dàng của người con gái:
Qua đình ngả nón trông đìnhĐình bao nhiêu nhịp thương mình bấy nhiêu
Buổi tan trường, hình ảnh những cô nữ sinh với tà áo trăng tinh khôi, nghiêng nghiêng dưới vành
Ước mong đôi mắt ấy cườiNghiêng nghiêng nón lá, ơi người tôi thươngChiều chiều trống đổ tan trườngLòng tôi trống giục tiếng thương dậy lòng
b. Trong cuộc sống công nghiệp hoá – hiện đại hoá ngày nay:
Tuy hình ảnh những thiếu nữa trong tà áo dài đội nón đạp xe trở thành hình ảnh truyền thống và ít xuất hiện trong cuộc sống hiện đại, Tuy nhiên, hình ảnh chiếc nón vẫn luôn trong tâm trí và cuộc sống người dân Việt Nam
Trong sinh hoạt hàng ngày: được đội ki đi ra trời mưa, trời nắng, các bà các cô đi chợ…
Chiếc nón có thể được lựa chọn làm món quà với các khách du lịch, làm quà gửi tặng người thân ở nước ngoài.
Trong các lĩnh vực khác:
Nghệ thuật: Chiếc nón lá đã đi vào thơ ca nhạc hoạ, điển hình như chiếc nón bài thơ xứ Huế.
Người VN có một điệu múa lá “Múa nón” rất duyên dáng.
4. Cách sử dụng và bảo quản
Nón sử dụng để đội đầu, không để nón va đập mạnh với các vật sắc, nhọn, cứng sẽ gây biến dạng, nhanh hỏng.
Không để nón dưới ánh nắng mặt trời lâu ngày hoặc gần bếp đun nấu có sức nóng cao. Sau khi sử dụng nên cất ở chỗ có bóng râm mát, khô ráo
Thường xuyên kiểm tra các đường khâu, vành nón, tránh bị bong hỏng.
C. Kết bài:
Khẳng định giá trị của chiếc nón
Chiếc nón gắn với đời sống hàng ngày và đời sống tinh thần của người Việt.
Chiếc nón lá là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, là một sản phẩm truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước.
Bài soạn “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh” số 4
Câu 1. Dựa vào các đề văn thuyết minh trong SGK, hãy đề xuất thêm 5 đề văn thuyết minh và ghi vào vở bài tập.
Trả lời:
Thử nghĩ về con người, thiên nhiên, cây cỏ, đồ vật,… đối tượng nào cũng có thể thuyết minh được. Tuy nhiên khi ra đề, nên ra những đề gần gũi với các em. Chẳng hạn, giới thiệu một người bạn để bầu làm lớp trưởng, giới thiệu một quyển SGK Ngữ văn, giới thiệu làng em, giới thiệu quyển vở ghi chép của em, giới thiệu cây bút, cái mũ, cây hoa ngọc lan hay cây chuối, cây na,…
Câu 2. Đọc bài văn thuyết minh sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu ở cuối bài.
THANH THIẾU NIÊN HÚT THUỐC RẤT CÓ HẠI
Thanh thiếu niên là tương lai của đất nước, là hi vọng của gia đình. Mỗi bạn trẻ đều phải ra sức nâng cao thể lực.
Muốn nâng cao thể lực thì phải loại trừ mọi yếu tố gây hại cho sức khoẻ. Hút thuốc lá chính là một trong những yếu tố gây hại đó, bởi nó đem chất độc vào cơ thể.
Vì sao thanh thiếu niên phải tránh xa các chất độc hại? Đó là vì cơ thể họ đang ở vào giai đoạn trưởng thành, tức là cơ thể còn non nớt, chưa đạt đến độ vững chắc, sức chịu đựng đối với chất độc còn rất yếu ớt, do đó mà tác hại càng lớn. Ví dụ, ở nơi mà không khí ô nhiễm nặng, như thán khí nhiều, ôxi ít thì người chịu ảnh hưởng đầu tiên là trẻ em, tỉ lệ nhiễm bệnh cao, mức độ bệnh nặng nhiều.
Hút thuốc lá, một việc hoàn toàn có hại chứ chẳng có lợi chút nào. Thuốc lá làm hạn chế sự trưởng thành của phổi, ngoài việc gây bệnh viêm phế quản mãn tính, người ta còn phát hiện bệnh ung thư phổi. Người hút thuốc lá lâu năm, đầu mấy ngón tay đều vàng khè. Giải phẫu cơ thể cũng cho thây phổi những người ấy màu vàng sẫm. Các bạn trẻ hút chưa nhiều có thể phổi chưa đến mức ấy, nhưng nhất định có hại cho sự trưởng thành.
Chất ni-cô-tin trong thuốc lá có thể gây nên bệnh xơ cứng động mạch vành và huyết áp cao. Hút thuốc lá làm giảm sút hiệu quả luyện tập cơ thể. Trong khói thuốc lá có ô-xít các-bon, hít vào phổi nó làm giảm năng lực vận chuyển ô xi đến toàn cơ thể, giảm sút lượng máu cung cấp cho não, hút thuốc lâu năm làm suy giảm năng lực hoạt động của não.
Hút thuốc lá có hại như thế, mong sao các bạn trẻ tránh xa thuốc lá là hơn.
(Bài làm của học sinh)
Yêu cầu :
– Lập dàn bài của bài văn này.
– Vận dụng tri thức trong bải Ôn dịch, thuốc lá để bổ sung cho bài này sâu thêm.
Trả lời:
Chú ý : Bài này nói điều gì mà bài Ôn dịch, thuốc lá chưa nói? Và ngược lại, bài Ôn dịch; thuốc lá nói được những gì mà bài này không nói được?
Câu 3. Cho các tư liệu sau, hãy kết hợp với kiến thức em thu thập được để dựng một dàn bài thuyết minh giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
a) Nón thường có khung tre và lợp lá gồi. Nón chóp nhọn đầu; nón thúng rộng vành; nón ba tầm như nón thúng nhưng mảnh dẻ hơn – các loại nón này đều phải có quai đế giữ; nón quai thao (lầm bằng vải thao) là loại phổ biến hơn cả ; Huế nổi tiếng với nón bài thơ – một loại nón mỏng giơ lên ánh sáng nhìn thấy những hình trang hình bên trong (xưa có bài thơ).
(Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam)
b)
Nón che tay ngoắt ơi chàng
Vì ai nên lối đạo hằng với ai !
(Ca dao)
c)
Nón trắng em buộc thao đen
Thấy chàng lịch sự em muốn làm quen với chàng.
(Ca dao)
d)
Không phải gàu mà tát
Không phải quạt mà để giải nồng,
Không phải nong mà dùng để đựng,
Không phải mũ cũng để đội đầu.
(Câu đố Việt Nam)
e) Theo một số tài liệu thì nghề lầm nón có từ thời nhà Trần, vào khoảng thế kỉ XIII. Chiếc nón làm từ ba loại vật liệu, tre để làm vành, lá để lợp và sợi móc để khâu. Nón có nhiều chủng loại đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Nón Tam giang cho các ông giả bà cả ; nón lá cho nhà giàu, quyền quý ; nón tu lờ cho nhà sư; nón chéo vành cho lính. Thời xưa nón rộng vành, nặng. Đầu thế kỉ XX nón được cải tiến như bây giờ nhẹ nhàng, thanh thoát.
Những nơi làm nón nổi tiếng ở Việt Nam từ xưa đến nay là làng Chuông (Hà Đông), Quảng Bình, Huế. Chiếc nón Huế đã đi vào thơ ca., và là một mặt hàng xuất khẩu của địa phương.
(Theo Non nước Việt Nam)
Trả lời:
Hãy dàn dựng một dàn bài thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam. Chú ý giới thiệu chung về vị trí cùa chiếc nón trong đời sống người Việt Nam.
– Nón có từ bao giờ ?
– Nón cấu tạo như thế nào ?
– Nón có bao nhiêu loại ?
– Nón dùng để làm gì ?
Nón lá là một biểu tượng của Việt Nam.
Câu 4. Bố cục bài văn thuyết minh nói chung phải được sắp xếp theo các thứ tự sau đây :
a) Thứ tự không gian theo trật tự quan sát: ngoài trước, trong sau; xa trước, gần sau; trên trước, dưới sau.
b) Thứ tự thời gian: xưa trước, nay sau; theo quá trình phát triển của sự vật
c) Quy trình chế tạo, sản xuất: chuẩn bị nguyên liệu, chế biến nguyên liệu, phương pháp chưng cất,…
d) Trật tự lô-gíc: giới thiệu chung, miêu tả cụ thể, trình bày tính chất, nêu cách bảo quản.
Đọc các bài văn thuyết minh trong SGK: Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục? Huế, Ngã ba Đồng Lộc, Xe đạp,… và cho biết mỗi bài xây dựng theo thứ tự nào.
Trả lời:
Đọc kĩ các bài (đoạn) văn thuyết minh nêu trên, có thể thấy :
a) Cây dừa Bình Định : Văn bản có hai phần :
– Ích lợi của cây dừa.
– Vị trí của cây dừa trong các loại cây trồng của người Bình Định.
Đó là trật tự lô-gíc.
b) Tại sao lá câỵ có màu xanh lục?: Văn bản trình bày theo trật tự lô-gíc: bắt đầu từ tế bào lục lạp.
c) Huế: Văn bản thuyết minh theo trật tự lô-gíc : giá trị thiên nhiên trước, giá trị văn hoá sau.
d) Khởỉ nghĩa Nông Văn Vân: Văn bản trình bày theo trình tự thời gian.
e) Con giun đất: Văn bản trình bày theo trật tự lô-gíc.
g) Ngã ba Đồng Lộc: Văn bản kết hợp không gian, lịch sử.
h) Xe đạp: Văn bản trình bày theo trật tự lô-gíc.
Bài soạn “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh” số 5
I. ĐỀ VĂN THUYẾT MINH
1. Đề văn thuyết minh nêu lên đối tượng thuyết minh. Đối tượng thuyết minh bao gồm: con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết.
Đề văn không yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm mà là yêu cầu giới thiệu, thuyết minh, giải thích cho đề bài.
2. Cách làm bài văn thuyết minh.
Đọc bài văn sau:
XE ĐẠP
Có một thời xe đạp là phương tiện giao thông cá nhân chủ yếu của người Việt Nam. Xe đạp là phương tiện giao thông giản tiện chuyển động nhờ sức người.
Xe đạp do nhiều bộ phận tạo thành, chủ yếu là hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở. Hệ thống truyền động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, ổ đĩa, ổ líp, hai trục, ổ bi và hai bánh trước sau. Người đi xe đạp ngồi lên xe, chân đạp bàn đạp làm trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo dây xích làm chuyển động ổ líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn đường kính ổ líp, số răng cưa của nó nhiều gấp hơn hai lần số răng cưa của ổ líp. Khi đĩa chuyển động một vòng thì ổ líp chuyển động hơn hai vòng, ô líp chuyển động làm bánh xe chuyển động theo. Đường kính bánh xe thường là 650mm hay 700mm, gấp 10 lần đường kính ổ líp, như vậy ổ líp quay một vòng thì bánh xe đã lăn được một quãng dài.Ổ líp quay nhanh sẽ làm xe chạy nhanh về phía trước. Lúc đầu bánh xe làm bằng gỗ, khi chạy xe xóc rất dữ. Ngày nay người ta làm bánh xe bằng cao su, lốp ở ngoài, săm ở trong, bơm hơi thật căng, có lực đàn hồi, xe chạy ít xóc hẳn.
Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm xoay được qua cổ xe có ổ bi nhằm lái cho bánh xe trước đi theo phương hướng mong muốn. Hai cái phanh lắp hai đầu tay cầm điều khiển cho tốc độ xe khi đang chạy nhanh có thể chậm lại. Hai tay cầm ở ghi đông vừa là tay lái, vừa là chỗ nắm để giữ cho người đi xe ngồi vững trên xe. Bộ phanh gồm tay phanh, dây phanh truyền sức ép xuống càng phanh làm cho má phanh ép vào hai bên vành xe tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe chạy chậm lại hoặc đứng hẳn lại khi cần thiết. Nhờ bộ phanh mà người đi xe có thế dừng xe theo ý muốn.
Hệ thống chuyên chở gồm yên xe và đàn đèo hàng hoặc giỏ đựng. Yên xe lắp ở trên khung xe là chỗ ngồi của người đi xe. Dàn đèo hàng lắp ở phía sau yên, dựa trên trục bánh xe sau, có thể chở được khá nhiều hàng. Có khi người ta lại lắp bộ phận chở hàng ở phía trước, dựa trên trục bánh xe trước.
Ngoài các bộ phận chính như trên, xe đạp còn có cái chắn xích và hai chắn bùn lắp trên bánh sau và bánh trước, có đèn xe lấy nguồn điện từ đi-na-mô lắp ở trước càng xe, và đèn tín hiệu lắp ở phía sau, có thể có chuông lắp gần chỗ tay cầm.
Xe đạp là phương tiện giao thông rất tiện lợi trong cự li ngắn như trong làng, trong thành phố nhỏ. Xe đạp chuyển động không gây ô nhiễm. Đi xe đạp là một cách vận động cơ thể như một hoạt động thể thao.
Hiện nay xe máy quá nhiều, có cơ lấn lướt xe đạp, vừa gây ách tắc giao thông vừa gây ô nhiễm môi trường. Trong tương lai khi phương tiện giao thông công cộng phát triển, xe đạp vẫn là phương tiện giao thông cá nhân không thể thiếu, vừa sạch sẽ vừa tiện lợi.
(Bài làm của học sinh)
3. Đề thuyết minh khác đề miêu tả. Đề miêu tả thì phải miêu tả chiếc xe đạp cụ thể của ai? Ví dụ chiếc xe đạp của em, của bạn em, xe có màu gì, xe nam hay nữ, nội hay ngoại. Còn đề thuyết minh, thì nói rõ xe đạp như là một phương tiện giao thông phổ biến. Cần trình bày cấu tạo, tác dụng của nó, chứ không cần phải tập trung vào màu sắc, trang trí, nhãn hiệu, đời cũ, đời mới.
II. BỐ CỤC BÀI VĂN THUYẾT MINH
a) Mở bài: Giới thiệu xe đạp là một phương tiện giao thông phổ biến.
b) Thân bài: Cấu tạo của xe đạp và nguyên tắc hoạt động của nó: hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở.
c) Kết bài: Vị trí của xe đạp trong đời sống của người Việt Nam hiện nay và trong tương lai.
Để trình bày cấu tạo của xe đạp thì phải dùng phương pháp phân tích chia sự vật ra thành các bộ phận tạo thành để lần lượt giới thiệu. Bài viết ở đây đã chia chiếc xe đạp ra làm ba bộ phận: hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở. Nếu giới thiệu trình bày theo lối liệt kê từ khung xe, bánh xe, càng xe, xích, líp, đĩa, bàn đạp… thì không nói được cơ chế hoạt động của xe đạp.
Nhìn chung bài làm đã giới thiệu, cung cấp những hiểu biết khách quan, khoa học dễ hiểu về đối tượng cần thuyết minh là chiếc xe đạp.
• Ghi nhớ:
– Để làm bài văn thuyết minh, trước hết phải nhận thức rõ yêu cầu của bài làm là cung cấp tri thức, khách quan, khoa học về đối tượng thuyết minh.
– Người làm bài phải quan sát, tìm hiểu kĩ lưỡng, chính xác đối tượng cần thuyết minh, tìm cách trình bày theo thứ tự thích hợp sao cho người đọc dễ hiểu.
– Sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
III. LUYỆN TẬP
Lập ý và dàn ý cho đề văn thuyết minh Chiếc nón lá Việt Nam.
THAM KHẢO DÀN Ý SAU
a) Mở bài: Nêu một định nghĩa về chiếc nón lá Việt Nam.
b) Thân bài:
– Hình dáng của nón như thế nào? Nón được làm bằng nguyên liệu gì? Cách làm nón ra sao? Nón thường được sản xuất ở đâu? Vùng nào nổi tiếng về nghề làm nón?
– Nón có tác dụng như thế nào trong cuộc sống của người Việt Nam?
– Có thể dùng nón làm quà tặng nhau được không?
– Em có nghĩ rằng nón đã trở thành một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam không?
c) Kết bài:
– Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam.
– Trong cuộc sống hiện tại, liệu chiếc nón còn có được vị trí, vai trò như trước nữa không, khi người ta có nhiều đồ dùng đội đầu khác?
Bài soạn “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh” số 6
Những nội dung cơ bản cần nắm vững
1.1. Để làm một bài văn thuyết minh, trước hết phải nhận thức rõ yêu cầu của đề bài, xác định rõ phạm vi tri thức khách quan, khoa học về đối tượng thuyết minh.
1.2. Bài văn thuyết minh có bố cục ba phần:
– Mở bài: giới thiệu đối tượng thuyết minh.
– Thân bài: trình bày các đặc điểm, cấu tạo, lợi ích của đối tượng.
– Kết bài: bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
A. HƯỚNG DẨN TÌM HIỂU BÀI
I. Đề văn thuyết minh
Ở dạng đầy đủ, đề bài văn thuyết minh thường bao gồm hai phần:
– Phần nêu đối tượng phải thuyết minh.
– Phần nêu yêu cầu thuyết minh.
Ví dụ: Bánh đậu xanh là một loại đặc sản của Hải Dương. Em hãy giới thiệu loại bánh này với khách du lịch.
Trong đề bài trên:
– Phần nêu đốì tượng phải thuyết minh: Bánh đậu xanh là một đặc sản của Hải Dương.
– Phần nêu yêu cầu thuyết minh: Em hãy giới thiệu loại bánh này với khách du lịch.
Cũng có khi, trong đề bài Tập làm văn, thầy (cô) giáo chỉ cần nêu đối tượng phải thuyết minh mà không cần phải nêu yêu cầu thuyết minh. Lúc này các em phải giải thích, giới thiệu hoặc trình bày cho rõ, cho tưòng tận về đối tượng đó.
Ví dụ:
– Giối thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam.
– Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
– Giới thiệu về vịnh Hạ Long.
– Thuyết minh về món phở Việt Nam.
– Giới thiệu về ngày Tết Trung thu ở Việt Nam.
II. Cách làm bài văn thuyết minh
– Để làm bài văn thuyết minh, cần:
+ Tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh (vật, việc, ngưòi…).
+ Xác định rõ phạm vi tri thức về đốì tượng đó để phục vụ cho việc thuyết minh (về cấu tạo, đặc tính, màu sắc, hình dáng, lợi ích,… của đối tượng cần thuyết minh).
+ Sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp.
+ Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu.
– Bố cục bài văn thuyết minh gồm có ba phần:
+ Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh.
+ Thân bài: Trình bày chi tiết, cụ thể, rõ ràng về đối tượng. Việc trình bày có thể tập trung vào những đặc điểm nổi bật, dễ thấy hoặc những nét độc đáo, riêng biệt của đốì tượng.
+ Kết bài: Bày tỏ thái độ của ngưòi viết đối với đổi tượng.
* Bài văn Xe đạp.
– Đối tượng thuyết minh của bài văn là chiếc xe đạp.
– Bài văn Xe đạp gồm ba phần:
+ Mở bài: “Có một thời xe đạp… chuyển động nhờ sức người”: giới thiệu về chiếc xe đạp.
+ Thân bài: “Xe đạp do nhiều bộ phận… một hoạt động thể thao”: trình bày về cấu tạo, đặc điểm, lợi ích… của chiếc xe đạp.
+ Kết bài: “Hiện nay xe máy… vừa tiện lợi: bày tỏ thái độ của ngưòi viết đối với chiếc xe đạp.
– Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe như sau:
+ Xe gồm nhiều bộ phận tạo thành nhưng chủ yếu là ba bộ phận.
+ Ba bộ phận đó là hệ thông truyền động, hệ thông điều khiển và hệ thống chuyên chở.
+ Ba bộ phận đó được giới thiệu theo thứ tự: trước tiên là giới thiệu về hệ thống truyền động, rồi hệ thống điều khiển và cuối cùng là hệ thống chuyên chở.
Trình bày theo thứ tự như vậy là hợp lí vì ngươi viết đã trình bày từ bộ phận quan trọng của chiếc xe đạp đến bộ phận ít quan trọng hơn.
– Phương pháp thuyết minh trong bài.
+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
+ Phương pháp liệt kê.
+ Phương pháp dùng số liệu…
Xem thêm: Giúp em học tốt ngữ văn 8 – Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Lập dàn ý cho đề bài: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
a) Mở bài: Nêu định nghĩa về chiếc nón lá Việt Nam.
b) Thân bài:
Hình dáng của chiếc nón như thế nào? Nón được làm bằng nguyên liệu gì? Cách làm nón ra sao? Nón thưòng được sản xuất ở đâu? Vùng nào nổi tiếng về nghề làm nón? (Ví dụ: nón Huế, nón Quảng Bình, nón Hà Tây (làng Chuông)…).
– Nón có tác dụng như thế nào trong cuộc sống của người Việt Nam?
– Có thể dùng nón làm quà tặng nhau được không?
– Em có nghĩ rằng nón đã trở thành biểu tượng của ngưòi phụ nữ Việt Nam không?
c) Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam.
Trên đây là một số bài soạn giúp bạn trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa để chuẩn bị tốt nhất cho nội dung học trên lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài viết trên Blogthoca.edu.vn.vn.