Top 6 Bài soạn “Hai chữ nước nhà” của Trần Tuấn Khải (lớp 8) hay nhất

Trần Tuấn Khải (1895 – 1983) là một nhà yêu nước đồng thời cũng là một nhà thơ nổi tiếng. “Hai chữ nước nhà” là bài thơ đầu tiên trong tập “Bút quan hoài” của … xem thêm…Trần Tuấn Khải. Thông qua đoạn trích, tác giả đã mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm vô cùng lớn về hai cha con Nguyễn Trãi để bộc lộ tình cảm mãnh liệt với đất nước, khích lệ lòng yêu nước của đồng bào. Bài thơ sử dụng thành công thể thơ song thất lục bát, giọng điệu da diết, thống thiết và có sức gợi cảm mạnh mẽ. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn hay nhất đã được Blogthoca.edu.vn tổng hợp trong bài viết dưới đây để hiểu tác phẩm và chuẩn bị tốt nhất nội dung cho tiết học.

Bài soạn “Hai chữ nước nhà” số 1

Bố cục

Gồm 3 phần:

– Phần 1 (8 câu thơ đầu): Cảnh sầu thảm đất Bắc trời Nam khi giặc xâm lược

– Phần 2 ( 20 câu thơ tiếp): Tội ác của giặc Minh và tiếng khóc xót thương vận nước.

– Phần 3 ( 8 câu cuối): Lời căn dặn của cha về trách nhiệm với đất nước

Thể loại

Song thất lục bát


Câu 1 (trang 162 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

– Giọng điệu buồn bi thiết diễn tả nỗi đau nước mất nhà tan.

– Thể thơ song thất lục bát diễn đạt thích hợp cảm xúc, giọng điệu trầm buồn của bài thơ.

– Sự đan xen hai câu bảy chữ như trào dâng, dồn dập diễn tả nỗi uất ức, căm hờn

– Hai câu lục bát tha thiết, chậm dãi tạo độ sâu lắng, da diết

Câu 2 (trang 162 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

– Bố cục 3 phần

– 8 câu thơ đầu: Cảnh tượng buồn thảm của đất nước khi giặc xâm lược

– 20 câu thơ tiếp: Tội ác của giặc Minh và tiếng khóc than của tác giả.

– 8 câu cuối: Đặt trọng trách cứu nước lên vai đứa con.

Câu 3 (trang 162 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

– Bối cảnh không gian: cuộc chia ly diễn ra ở biên ải hoang vu, ảm đạm.

– Hoàn cảnh éo le: cuộc chia ly không có ngày về của người cha

– Người cha:

+ Đau xót mệnh nước, thương bản thân phải xa quê, thương đứa con.

+ Dặn con trở về giúp nước báo thù

+ Tâm trạng buồn đau nhuốm lên cảnh vật một màu ảm đạm.

– Tâm trạng người con:

+ Muốn theo phụng dưỡng cha, làm tròn đạo hiếu

+ Đau buồn khi tiễn biệt cha.

-> Tình cảnh éo le, sầu thảm của đất nước khi có giặc xâm lược. Dặn con đặt chữ ái quốc làm đầu.

Trong bối cảnh bi thảm, tâm trạng đau buồn trong buổi tiễn biệt càng làm cho lời phó thác của người cha trở nên thiêng liêng.

Câu 4 (trang 162 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Tâm sự yêu nước thể hiện qua những vần thơ thẫm đẫm huyết lệ tạo sức lay động mạnh mẽ.

– Bốn câu thơ đầu phần 2

+ Lời dặn dò đứa con thay mình trả thù nhà, đền nợ nước.

+ Nhắc đứa con nhớ về trang sử hào hùng, niềm tự hào của dân tộc

+ Lấy tấm gương hiệp nữ minh chứng cho việc hy sinh vì nghiệp lớn

– Tám câu thơ tiếp phần 2

+ Gợi tả cảnh đau thương, mù mịt của đất nước khi bị xâm lăng

+ Cảnh thê lương “xương rừng máu rộng”, “xiêu tán hao mòn”, “bốn phương khói lửa”

+ Tiếng khóc thương ai oán trước nạn đất nước diệt vong, người người li biệt

+ Nỗi đau xé tận tâm can của người đang đi vào cõi chết nhưng vẫn không quên tội ác kẻ thù

– Bốn câu thơ cuối đoạn 2:

+ Trực tiếp thể hiện nỗi đau mất nước, xót cảnh nòi giống lầm than

+ Nỗi uất hận trước tội ác của kẻ thù

– Sức gợi cảm nằm ở:

+ Những hình ảnh chia lìa, tang tóc làm đau buốt tâm can.

+ Tâm trạng uất hận,đau xót lên đến đỉnh điểm trước tội ác của giặc

+ Nỗi lòng thương xót, cảm xúc chân thành của tác giả tạo sức lay động.

Câu 5 (trang 163 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

– Nỗi bất lực của người cha : tuổi cao, sức yếu, lỡ sa cơ, thân tàn

– Nhắc sự nghiệp của tổ tông: vì nước gian lao

-> Đặt niềm tin và khích lệ ý chí trả nợ nước, báo thù nhà của đứa con. Người cha giao trọng trách gánh vác cho đứa con.

Luyện tập

Người ta nói thơ Trần Tuấn Khải vẫn sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ có tính sáo mòn ước lệ. Hãy tìm trong đoạn thơ này một số hình ảnh, từ ngữ như thế và cho biết tại sao nó có sức truyền cảm mạnh mẽ.

– Những hình ảnh mang tính ước lệ, sáo mòn: mây sầu, gió thảm, hổ thét chim kêu, máu nóng, hồn nước, đất khóc, giời than, thân lươn…

-> có sức lay động vì gợi đúng thực trạng đất nước buổi lâm nguy.

Nhấn mạnh tâm trạng bi tráng của nhân vật lịch sử, khích lệ tinh thần yêu nước.

Nội dung chính

Hai chữ nước nhà mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm để bộc lộ cảm xúc, khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Hai chữ nước nhà” số 2

Kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

– Trần Tuấn Khải (1895 – 1983), bút hiệu Á Nam, quê ở làng Quang Xán, xã Mĩ Hà, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.

– Ông thường mượn những đề tài lịch sử hoặc những biểu tượng nghệ thuật bóng gió để bộc lộ nỗi đau mất nước, nỗi căm giận bọn cướp nước và bè lũ tay sai, nhằm khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào và bày tỏ khát vọng độc lập, tự do của mình.

– Thơ Trần Tuấn Khải vào những năm 20 của thế kỉ XX được truyền tụng rộng rãi, nổi tiếng nhất là những bài hát theo các làn điệu dân ca và những bài thơ theo các thể loại cổ truyền của dân tộc như lục bát, song thất lục bát.

– Tác phẩm chính: các tập thơ Duyên nợ phù sinh I, II (1921 và 1923), Bút quan hoài I, II (1924 và 1927), Với sơn hà I, II (1936 và 1949),…

2. Tác phẩm

– Hai chữ nước nhà là bài thơ mở đầu tập Bút quan hoài I (1924), lấy đề tài lịch sử thời quân Minh xâm lược nước ta: Nguyễn Phi Khanh (cha Nguyễn Trãi) bị giặc bắt đem sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo, nhưng tới biên giới phía Bắc, Nguyễn Phi Khanh đã khuyên con nên quay trở về để lo tính việc trả thù nhà, đền nợ nước. Á Nam đã mượn lời người cha dặn dò con để gửi gắm tâm sự yêu nước của mình.

– Thể loại: Song thất lục bát

– Bố cục: Gồm 3 phần

+ Phần 1 (8 câu thơ đầu): Cảnh sầu thảm đất Bắc trời Nam khi giặc xâm lược

+ Phần 2 (20 câu thơ tiếp): Tội ác của giặc Minh và tiếng khóc xót thương vận nước.

+ Phần 3 (8 câu cuối): Lời căn dặn của cha về trách nhiệm với đất nước


Câu 1 – Trang 162 SGK

Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ này ? Thể thơ truyền thống song thất lục bát (mà em đã làm quen qua đoạn trích tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc học ở lớp 7) đã góp phần vào việc thể hiện giọng điều đó như thế nào?

Trả lời

– Giọng điệu buồn bi thiết diễn tả nỗi đau nước mất nhà tan.

– Thể thơ song thất lục bát diễn đạt thích hợp cảm xúc, giọng điệu trầm buồn của bài thơ.

– Sự đan xen hai câu bảy chữ như trào dâng, dồn dập diễn tả nỗi uất ức, căm hờn

– Hai câu lục bát tha thiết, chậm dãi tạo độ sâu lắng, da diết

Câu 2 – Trang 162 SGK

Đoạn thơ có thể chia làm ba phần : 8 câu đầu, 20 câu tiếp theo và 8 câu cuối. Em hãy tìm hiểu ý chính từng phần.

Trả lời

– Bố cục 3 phần

– 8 câu thơ đầu: Cảnh tượng buồn thảm của đất nước khi giặc xâm lược

– 20 câu thơ tiếp: Tội ác của giặc Minh và tiếng khóc than của tác giả.

– 8 câu cuối: Đặt trọng trách cứu nước lên vai đứa con.

Câu 3 – Trang 162 SGK

Ở 8 câu thơ đầu, hãy tìm và phân tích những chi tiết nghệ thuật biểu hiện:

– Bối cảnh không gian.

– Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của hai nhân vật cha và con.

Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào ?

Trả lời

– Bối cảnh không gian: cuộc chia ly diễn ra ở biên ải hoang vu, ảm đạm.

– Hoàn cảnh éo le: cuộc chia ly không có ngày về của người cha

– Người cha:

+ Đau xót mệnh nước, thương bản thân phải xa quê, thương đứa con.

+ Dặn con trở về giúp nước báo thù

+ Tâm trạng buồn đau nhuốm lên cảnh vật một màu ảm đạm.

– Tâm trạng người con:

+ Muốn theo phụng dưỡng cha, làm tròn đạo hiếu

+ Đau buồn khi tiễn biệt cha.

➥ Tình cảnh éo le, sầu thảm của đất nước khi có giặc xâm lược. Dặn con đặt chữ ái quốc làm đầu.

Trong bối cảnh bi thảm, tâm trạng đau buồn trong buổi tiễn biệt càng làm cho lời phó thác của người cha trở nên thiêng liêng.

Câu 4 – Trang 162 SGK

Phân tích đoạn thơ thứ hai.

– Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua những tình cảm nào ?

– Tìm hiểu sức gợi cảm của đoạn thơ (chú ý cách biểu hiện cảm xúc của tác giả và cả bối cảnh tâm trạng của người đương thời vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX).

Trả lời

Tâm sự yêu nước thể hiện qua những vần thơ thẫm đẫm huyết lệ tạo sức lay động mạnh mẽ.

– Bốn câu thơ đầu phần 2

+ Lời dặn dò đứa con thay mình trả thù nhà, đền nợ nước.

+ Nhắc đứa con nhớ về trang sử hào hùng, niềm tự hào của dân tộc

+ Lấy tấm gương hiệp nữ minh chứng cho việc hy sinh vì nghiệp lớn

– Tám câu thơ tiếp phần 2

+ Gợi tả cảnh đau thương, mù mịt của đất nước khi bị xâm lăng

+ Cảnh thê lương “xương rừng máu rộng”, “xiêu tán hao mòn”, “bốn phương khói lửa”

+ Tiếng khóc thương ai oán trước nạn đất nước diệt vong, người người li biệt

+ Nỗi đau xé tận tâm can của người đang đi vào cõi chết nhưng vẫn không quên tội ác kẻ thù

– Bốn câu thơ cuối đoạn 2:

+ Trực tiếp thể hiện nỗi đau mất nước, xót cảnh nòi giống lầm than

+ Nỗi uất hận trước tội ác của kẻ thù

– Sức gợi cảm nằm ở:

+ Những hình ảnh chia lìa, tang tóc làm đau buốt tâm can.

+ Tâm trạng uất hận,đau xót lên đến đỉnh điểm trước tội ác của giặc

+ Nỗi lòng thương xót, cảm xúc chân thành của tác giả tạo sức lay động.

Câu 5 – Trang 163 SGK

Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông là để nhằm mục đích gì ?

Trả lời

– Nỗi bất lực của người cha: tuổi cao, sức yếu, lỡ sa cơ, thân tàn.

– Nhắc sự nghiệp của tổ tông: vì nước gian lao.

-> Đặt niềm tin và khích lệ ý chí trả nợ nước, báo thù nhà của đứa con. Người cha giao trọng trách gánh vác cho đứa con.

Luyện tập

Câu hỏi: Người ta nói thơ Trần Tuấn Khải vẫn sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ có tính sáo mòn ước lệ. Hãy tìm trong đoạn thơ này một số hình ảnh, từ ngữ như thế và cho biết tại sao nó có sức truyền cảm mạnh mẽ.

Gợi ý:

– Những hình ảnh, từ ngữ mang tính ước lệ sáo mòn trong trong đoạn trích: ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu, hạt máu nóng, hồn nước, Hồng Lạc, vong quốc…

– Dù sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ song bài thơ vẫn có sức truyền cảm bởi vì nó đề cập đến vấn đề lớn lao trọng đại: tâm sự của người con yêu nước. Thứ nữa được viết bằng giọng văn chân thành thống thiết, được viết ra từ gan ruột của một trái tim yêu nước cháy bỏng. Đây là những cảm xúc chân thành, mãnh liệt, vừa gợi tả tâm trạng khắc khoải, đau thương của nhân vật lịch sử, vừa rung vào dây đàn yêu nước thương nòi của mọi lòng người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Hai chữ nước nhà” số 3

Câu 1 (trang 162 sgk Văn 8 Tập 1):

– Giọng điệu của bài thơ thống thiết, lâm li.

– Thể thơ song thất lục bát góp phần thể hiện giọng điệu đó:

+ Hai câu 7 chữ như trào dâng dồn dập

+ Hai câu lục bát da diết, chậm mà xoáy sâu, nhức nhối.

+ Những thanh trắc ở câu 7, hiệp vần ở hai câu lục bát làm tăng nhạc tính ở từng khổ thơ.

Câu 2 (trang 162 sgk Văn 8 Tập 1): Bố cục 3 phần:

– Phần 1: 8 câu thơ đầu: Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.

– Phần 2: 20 câu tiếp: Cảnh đất nước trong nỗi đau thương, tang tóc.

– Phần 3: 8 câu thơ cuối: Lời than về thế bất lực của người cah và lời trao gửi cho con.

Câu 3 (trang 162 sgk Văn 8 Tập 1): Tám câu thơ đầu:

– Bối cảnh không gian: nơi biên ải xa xôi, ảm đạm, heo hút; là nơi tận cùng của đất nước, nơi người cha sẽ ra đi vĩnh viễn.

– Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của hai nhân vật:

+ Hoàn cảnh éo le: cha bị áp giải sang Trung Quốc, một đi không trở lại. Con muốn theo để phụng dưỡng, chăm sóc cha, nhưng nợ nước thù nhà chưa trả nên cha khuyên con ở lại.

+ Tâm trạng: đau xót vì chia li, day dứt vì thù nhà nợ nước chưa trả.

– Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như một lời trăng trối.

Câu 4 (trang 162 sgk Văn 8 Tập 1): Đoạn thơ thứ hai:

– Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua: tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước.

Tác giả nhập vai vào người cha (Nguyễn Phi Khanh) khuyên con mình (Nguyễn Trãi) để gợi nhắc về truyền thống đánh giặc của cha ông, nói về hiện tình của đất nước và kể tội ác của quân xâm lược. Qua đó, tác giả cũng bày tỏ niềm tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

– Sức gợi cảm của đoạn thơ:

Ở năm 20 đầu thế kỉ XX, hiện tình đất nước đang diễn ra rất đen tối. Bọn giặc tàn bạo đang gây nên biết bao thảm họa với nhân dân ta Sức gợi cảm của bài thơ là ở những hình ảnh làm đau nhói, xé buốt con tim.

+ Tác giả đã nhập vai một nạn nhân đang đi vào cõi chết nhưng vẫn không quên kể tội ác quân xâm lược.

+ Tác giả nhập cuộc nên thể hiện cảm xúc chân thành với nỗi đau da diết làm xúc động tận đáy lòng người đọc.

Câu 5 (trang 163 sgk Văn 8 Tập 1):

Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông nhằm khơi dậy trong lòng người con lòng yêu nước, quyết tâm trả nợ nước thù nhà. Người con lấy đó làm động lực tiếp nối người cha hoàn thành sự nghiệp còn dang dở.

Luyện tập

Trong bài thơ Hai chữ nước nhà, Trần Tuấn Khải đã sử dụng nhiều hình ảnh và từ ngữ có tính ước lệ, sáo mòn nhưng vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ.

Ví dụ : Ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hỗ thét, chim kêu, hạt máu nóng, hồn nước, Hồng lạc vong quốc

Đây là những cảm xúc chân thành, mãnh liệt, vừa gợi tả tâm trạng khắc khoải, đau thương của nhân vật lịch sử, vừa tác động mạnh mẽ đến lòng yêu nước của con người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Hai chữ nước nhà” số 4

I. Tìm hiểu chung về bài Hai chữ nước nhà
1. Tác giả:

– Trần Tuấn Khải (1895 – 1983) là một nhà thơ Việt Nam, nổi danh từ thời tiền chiến.
– Trần Tuấn Khải người làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Xuất thân là nhà nho nghèo, có truyền thống yêu nước.
– Các bút danh của ông là: Á Nam (thường dùng), Đông Minh, Đông Á Thị, Tiểu Hoa Nhân, Lâm Tuyền Khách, Giang Hồ Khách, Lôi Hoàng Cư Sĩ.
– Thường mượn những đề tài lịch sử để nói bóng gió về nỗi đâu mất nước


2. Tác phẩm
– “Hai chữ nước nhà” là bài thơ mở đầu của tập “Bút quan hoài I”
– Mượn lời Nguyễn Phi Khanh dặn con dặn dò con để gửi gắm tâm sự yêu nước.


II. Hướng dẫn Soạn bài
Câu 1 trang 162 SGK văn 8 tập 1

Giọng điệu của bài thơ: buồn, thống thiết
Thể thơ truyền thống song thất lục bát lại càng làm cho giọng điệu bài thơ trở nên trầm lắng, bi tráng hơn.


Câu 2 trang 162 SGK văn 8 tập 1
Bố cục:
Phần 1 (8 câu thơ đầu): Khung cảnh sầu thảm đất Bắc trời Nam khi giặc xâm lược
Phần 2 (20 câu thơ tiếp): Tội ác của giặc Minh và tiếng khóc xót thương vận nước.
Phần 3 (8 câu cuối): Lời căn dặn của cha với con về trách nhiệm với đất nước


Câu 3 trang 162 SGK văn 8 tập 1
Ở 8 câu thơ đầu bài:
Bối cảnh không gian: biên ải hoang vu, ảm đạm.
Hoàn cảnh éo le: cuộc chia ly không biết có ngày để về của người cha
Tâm trạng của nhân vật:
Người cha:
Xót phận dân, phận nước, phận mình
Thấy bất lực trước thời cuộc
Đặt hết hi vọng vào con trai
Người con:
Thương cha, buồn đau xót muốn phụng dưỡng cha khi tuổi già
Trong bối cảnh và tâm trạng ấy, lời người cha khuyên:
Giống như một lời “di chúc” để lại cho con, như là những nguyện vọng cuối cùng của đời người mà ông đặt vào con
Người con cũng thấy rõ tầm quan trọng và thiêng liêng của lời dặn ấy mà lưu tâm.


Câu 4 trang 162 SGK văn 8 tập 1
Đoạn thơ thứ hai:
Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua tình cảm:
Thương vận nước tan tác, phận dân chịu lâm nguy
Nỗi căm thù giặc sâu sắc và khát khao dành độc lập
Sức gợi cảm của bài thơ nằm ở những hình ảnh ám ánh: thảm họa xương rừng máu rộng; xiêu tán hao mòn
Bối cảnh tâm trạng của người đương ở vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX:
Thương nước, thương dân, thương đồng bào
Căm thù giặc sâu sắc
Khôn nguôi bất lực và mất phương hướng ở thực tại, muốn trốn về quá khứ hoặc thoát li trần thế.


Câu 5 trang 163 SGK văn 8 tập 1
Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến sự bất lực của bản thân và sự nghiệp tổ tông nhằm khơi dậy và làm đậm sâu thêm ở con lòng yêu nước, tự hào giống nòi, căm thù giặc cùng ý chí kiên quyết hoàn thành nguyện vọng mà cha giao phó.


III. Luyện tập: Câu hỏi trang 163 SGK văn 8 tập 1
Người ta nói thơ Trần Tuấn Khải sử dụng nhiều hình ảnh và từ ngữ có tính ước lệ, sáo mòn nhưng vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ. Đó là:
Ải Bắc
Mây sầu
Gió thảm
Hổ thét
Chim kêu
Hạt máu nóng
Hồn nước
Hồng lạc vong quốc
Những từ này đã gợi tả được cảm xúc chân thành, mãnh liệt nơi tác giả và động đến cõi sâu thẳm trong trái tim độc giả.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Hai chữ nước nhà” số 5

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Tác giả: Á Nam Trần Tuấn Khải là một nhà thơ yêu nước. Để có thể lọt vòng kiểm duyệt khắt khe của hoàn cảnh đương thời, nội dung yêu nước trong sáng tác của ông phải được thể hiện theo một cách thức riêng, chẳng hạn: phải thông qua việc mượn đề tài lịch sử, đề tài về phong cảnh thiên nhiên, đề tài về di tích lịch sử,…

2. Tác phẩm: Tác dụng của thể thơ song thất lục bát mà Á Nam Trần Tuấn Khải thể hiện trong bài thơ này, nói như nhà thơ Xuân Diệu: “Điệu song thất lục bát vốn là thể cha ông chúng ta xưa dùng để viết “ngâm khúc”, những vần trắc (yêu vận) xô xát giữa câu, réo rắt, da diết, rất hợp để diễn đạt nỗi uất ức, nỗi căm giận, lời mắng nhiếc, tiếng thở than, sự nghĩ ngợi, nỗi ưu sầu,… Tâm trạng xã hội khoảng 1926 uất ức, bi tráng, điệu lục bát du dương êm hoà không đủ, mà đòi hỏi một điệu thơ như song thất lục bát để toát, để thoát, để xé nỗi niềm u uất đè nặng tâm hồn”.

II. HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Câu 1. Xúc cảm buồn đau được thể hiện bằng một giọng thơ thống thiết, lâm li. Thể thơ song thất lục bát rất thích hợp với cảm xúc và giọng điệu này. Hai câu bảy chữ như trào dâng, dồn dập. Hai câu lục bát da diết, chậm mà xoáy sâu, nhức nhối. Những thanh trắc ở câu bảy, hiệp vần ở hai câu lục bát làm tăng nhạc tính ở từng khổ thơ.

Câu 2. Có thể hình dung bố cục của đoạn thơ thành 3 phần:

– Phần 1 (8 câu thơ đầu);

– Phần 2 (20 câu tiếp);

– Phần 3 (8 câu thơ cuối).

Câu 3. Tám câu thơ đầu tạo bối cảnh không gian và tâm trạng nhân vật trữ tình :

a) Bối cảnh không gian biên ải được gợi ra ở 4 câu thơ đầu. Từ điểm chia li này, người cha sẽ ra đi vĩnh viễn, vĩnh biệt Tổ quốc, vĩnh biệt những người ruột thịt. Cảnh vật sầu thảm thê lương (ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu,…) càng gợi buồn đau cho lòng người.

b) Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của nhân vật trữ tình (4 câu thơ tiếp):

– Hoàn cảnh éo le: cha bị áp giải sang Tàu, một đi không trở lại, con muốn theo cha để làm tròn đạo hiếu nhưng thù nhà nợ nước còn đấy, cha đành dằn lòng khuyên con ở lại vì nghĩa lớn.

– Tâm trạng: đau đớn, xót xa vì chia li và cũng vì thù nhà nợ nước chưa trả.

c) Những câu thơ mở đầu đoạn có tác dụng tạo tiền đề, tâm thế. Trong không gian và tâm trạng chia li đau buồn như thế, lời khuyên của người cha (thể hiện ở đoạn sau) có ý nghĩa như những lời trăng trối thiêng liêng.

Câu 4. Ở 20 câu thơ tiếp theo (phần 2) có sự kết hợp giữa tự sự (kể), miêu tả và biểu cảm. Những vần thơ thấm đẫm huyết lệ có sức lay động lớn.

a) Bốn câu, từ Giống Hồng Lạc đến nay kém gì: tác giả nhập vai vào người cha (Nguyễn Phi Khanh) để gợi nhắc cho con về niềm tự hào dân tộc.

b) Tám câu tiếp, từ Than vận nước đến dễ còn thương đâu: gợi tả thực cảnh thương đau của đất nước khi bị xâm lăng. Lưu ý các hình ánh: khói lửa bừng bừng, xương rừng máu sông, thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con, xiêu tán hao mòn.

c) Bốn câu tiếp, từ Thảm vong quốc đến lầm than nỗi này: trực tiếp thể hiện nỗi đau mất nước, xót xa trước cánh nòi giống lầm than. Lưu ý những từ ngữ diễn tả cảm xúc: kể sao xiết kể, nhường xé tâm can, ngậm ngùi, khóc, than.

d) Bốn câu, từ Khói Nùng Lĩnh đến đàn sau đố mà: nỗi uất hận ngút trời thấm tràn sông núi, dày vò lòng người. Lưu ý các từ ngữ: xây khối uất, vật cơn sầu, càng nói càng đau, lấy ai tế độ. Người cha đang trở lại với bầu tâm sự muốn nhắn nhủ cùng con.

Câu 5. Phần cuối đoạn trích người cha nói đến tình thế bất lực của mình (tuổi già sức yếu, lỡ sa cơ), nhắc nhở sự nghiệp của tổ tông (vì nước gian lao) để kích thích cái chí gánh vác giang sơn, đặt niềm tin, trao gửi cho con trả nợ nước, báo thù nhà.

III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Những hình ánh, từ ngữ: ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu, hạt máu nóng, hồn nước, Hồng Lạc, vong quốc,… thoạt đọc dễ có cảm giác ước lệ, sáo mòn nhưng vẫn có sức truyền cảm mãnh liệt vì nó gợi lên những cảm xúc chân thành, tâm trạng bi tráng đau thương của nhân vật lịch sử, đồng thời nó “rung vào dây đàn yêu nước thương nòi của mọi lòng người” (Xuân Diệu).

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Hai chữ nước nhà” số 6

I. Đôi nét về tác giả Trần Tuấn Khải
– Nguyễn Tuấn Khải (1895- 1983), bút hiệu là Á Nam
– Quê quán: làng Quang Xán, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định
– Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
+ Nguyễn Tuấn Khải là một nhà yêu nước
+ Ông thường mượn những đề tài lịch sử, hoặc những biểu tượng nghệ thuật để bộc lộ nỗi đau mất nước, nỗi căm thù quân giặc thêm vào đó là khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào, tỏ lòng khát khao độc lập, tự do.
Những tác phẩm tiêu biểu: Bút quan hoài I,II; Với sơn hà I, II…
– Phong cách sáng tác:
+ Thơ ông vào nổi tiếng, nhất là các bài hát theo các làn điệu dân ca và những bài thơ theo thể loại cổ truyền của dân tộc như lục bát, song thất lục bát…

II. Đôi nét về bài thơ Hai chữ nước nhà
1. Hoàn cảnh sáng tác
– “Hai chữ nước nhà” là bài thơ đầu tiên trong tập Bút quan hoài của Trần Tuấn Khải
2. Bố cục
– Phần 1 (8 câu đầu): Tâm trạng người cha trong cảnh ngộ chia li

– Phần 2 (20 câu tiếp): Hiện thực đau đớn của đất nước và nỗi lòng của người ra đi
– Phần 3 (8 câu cuối): Lời tao gửi sự nghiệp cứu nước cho con
3. Giá trị nội dung
– Qua đoạn trích Hai chữ nước nhà tác giả đã mượn một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm vô cùng lớn để bộc lộ được tình cảm mãnh liệt với đất nước khích lệ lòng yêu nước của đồng bào dân tộc
4. Giá trị nghệ thuật
– Bài thơ sử dụng thành công thể thơ song thất lục bát. Giọng điệu da diết thông thiết và có sức gợi cảm mạnh mẽ.


Câu 1. Có người nói rằng thành công đầu tiên của bài thơ Hai chữ nước nhà là ở việc lựa chọn thể thơ thích hợp. Dựa vào kiến thức đã học về thể thơ song thất lục bát và những hiểu biết về tâm trạng nhân vật trong đoạn thơ trích, em hãy tìm hiểu và giải thích điều đó.

Trả lời:

Bài tập này nhằm giúp em nhận diện thể thơ song thất lục bát và biết vận dụng kiến thức đã học để đánh giá một trong những thành công về nghệ thuật của bài thơ.

– Để làm bài tập này, trước hết cần xem lại những kiến thức đã học về thể thơ song thất lục bát trong SGK Ngữ văn 7, tập một (trang 91 – 92 bài Sau phút chia li- trích Chinh phụ ngâm khúc), chú ý cách hợp câu trong một khổ thơ (hai câu bảy và một cặp câu lục bát), cách gieo vần ở hai câu bảy. Tại sao người ta lại hay dùng thể thơ. này cho những khúc ngâm như Chinh phụ ngâm khúc ?

– Tìm hiểu cảnh ngộ và tâm trạng nhân vật người cha qua đoạn trích.

– Giọng điệu thơ phù hợp với tâm trạng đó như thế nào ? (Hãy dẫn một số câu, chữ trong đoạn thơ để chứng minh.)

Câu 2. Dựa vào nội dung đoạn thơ trích, em hãy giải thích vì sao tác giả lại chọn “Hai chữ nước nhà” làm đầu đề cho bài thơ ? Em hiểu ý nghĩa của “Hai chữ nước nhà” như thế nào ?

Trả lời:

– Trước hết, em cần ôn lại những kiến thức lịch sử, tìm hiểu xem cuộc chia li giữa hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi đã diễn ra trong hoàn cảnh đất nước như thế nào ? Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi (đặc biệt là Nguyễn Trãi) là người như thế nào trong lịch sử dân tộc ?

– Trở lại đoạn trích tái hiện khoảnh khắc lịch sự đặc biệt này, dựa vào những từ ngữ và hình ảnh thơ cụ thể, em có thể phân tích theo những gợi ý sau :

+ Bối cảnh không gian của cuộc chia li (liên hệ với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ).

+ Tâm trạng của người cha và ý nguyện kí thác cho con.

+ Cuộc chia li này có còn bó hẹp trong giới hạn của tình cha con nữa không ? Tác giả lấy đầu đề bài thơ là Hai chữ nước nhả nhằm mục đích gì ?

– Nêu tóm tắt ý nghĩa của “Hai chữ nước nhà” theo nhận thức của em.

Câu 3. Nếu nhập vai người con, em sẽ cảm nhận được những điều gì từ “lời cha khuyên” qua đoạn thơ trích ?

Trả lời:

Em hãy thử nhập vai người con để đón nhận những “lời cha khuyên” trong bối cảnh của đoạn thơ trích. Nên viết thành một bài văn ngắn (khoảng hai trang).

Hãy chú ý đến những nỗi đau, những ước vọng tha thiết và những lời kí thác đầy tâm huyết của người cha trong giây phút bi thương đó.

Câu 4. Theo em, “giọng điệu trữ tình thống thiết” trong đoạn thơ trích được tạo nên từ những yếu tố nào ?

Trả lời:

Chú ý các yếu tố sau :

– Nguồn cảm xúc trữ tình ở cả nghĩa riêng (tình cha con) và nghĩa chung (lòng yêu nước thương nòi).

– Kết cấu của đoạn thơ, cách dẫn dắt cảm xúc.

– Hình ảnh và ngôn ngữ nghệ thuật.

– Thể thơ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về tác phẩm trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Blogthoca.edu.vn.vn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *