Đối với một văn bản, một trong những điều quan trọng nhất đó là sự mạch lạc. Hai chữ mạch lạc trong Đông y vốn có nghĩa là mạch máu trong cơ thể. Trong một văn … xem thêm…bản cũng có cái gì giống như mạch máu làm cho các phần của văn bản thống nhất lại, gọi là mạch lạc. Một văn bản mà thiếu đi sự mạch lạc thì chỉ như là những đoạn văn riêng lẻ bị ghép nối một cách hời hợt, rời rạc, không có liên kết. Từ trước đến nay khi làm văn có bao giờ bạn nghĩ đến vấn đề tạo ra sự mạch lạc trong văn bản của mình, nói cách khác là quan tâm đến nó? Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Mạch lạc trong văn bản” hay nhất mà Blogthoca.edu.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để nắm bắt nội dung và kiến thức then chốt của bài học này.
Bài soạn “Mạch lạc trong văn bản” số 1
I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản
1. Mạch lạc trong văn bản
a, Mạch lạc có nghĩa:
– Trôi chảy thành dòng, thành mạch
– Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản
– Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn
b, Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí vì:
– Trình tự hợp lý của các câu văn, các ý là đặc điểm cơ bản của tính mạch lạc
2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc
a, Toàn bộ sự việc kể trên xoay quanh việc chia tay của hai anh em, trong đó trọng tâm là việc chia đồ chơi, cụ thể là chia hai con búp bê Em Nhỏ và Vệ Sĩ
– Sự chia tay của những con búp bê xuyên suốt các đoạn của tác phẩm, Thành và Thủy buộc phải chia tay và chia đồ chơi
b, Chủ đề liên kết các sự việc thành một thể thống nhất.
– Hai anh em Thành Thủy phải chia tay, những con búp bê không chỉ tay, giống như tình cảm của hai anh em mãi gắn bó, không gì có thể chia cắt được → Đó là mạch lạc của văn bản
c, Các đoạn được nối với nhau theo mối liên hệ về thời gian, liên hệ tâm lí , liên hệ ý nghĩa (tương đồng, tương phản); liên hệ không gian (ở nhà, ở trường)
→ Những mối liên hệ giữa các đoạn tự nhiên và hợp lý
II. Luyện tập
Bài 1 (Trang 32 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Chủ đề văn bản Mẹ tôi ( Et-môn-đô A-mi-xi) là tình cảm và sự kính trọng của con cái đối với cha mẹ
Mở đầu: Lí do người cha viết thư trách giận con vì thái độ thiếu lễ phép với mẹ
Tiếp đến: Sự giảng giải, phân tích của người cha cho con hiểu tình cảm và sự hy sinh của mẹ dành cho con, cũng như phê phán con vì đã vô lễ với mẹ.
Kết thúc: người cha nghiêm khắc yêu cầu đứa con cần có thái độ đúng đắn, người cha cho con thời gian suy nghĩ về hành động của mình
Chủ đề chung xuyên suốt: Lao động là vàng.
Người cha dặn dò người con có kho vàng dưới đất, người cha mất đi, các con ở lại đào bới mảnh vườn. Nhờ được làm kĩ đất nên lúa bội thu. Vàng là hình ảnh ẩn dụ thành quả lao động làm được nhờ việc chăm chỉ lao động
Bài 2 (trang 30 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Truyện Cuộc chia tay của những con búp bê tuy không thuật tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của hai người lớn nhưng như vậy không làm cho tác phẩm thiếu mạch lạc.
– Nó làm nổi bật tư tưởng chủ đề: Người lớn đừng để hạnh phúc gia đình tan vỡ, dẫn đến việc các em nhỏ phải chia tay.
Bài soạn “Mạch lạc trong văn bản” số 2
Phần I: MẠCH LẠC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
1. Mạch lạc trong văn bản
a. Mạch lạc trong văn bản có những tính chất gì?
b. Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
Trả lời:
a. Hai chữ mạch lạc trong đông y vốn có nghĩa là mạch máu trong thân thể. Trong một văn bản cũng có cái gì như mạch máu làm cho các phần của văn bản thống nhất lại, gọi là mạch lạc. Như vậy mạch lạc trong văn bản có những tính chất sau:
– Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản
– Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.
b. Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo trình tự hợp lí: Vì các câu, các ý ấy thống nhất xoay quanh một ý chung.
2. Các điều kiện dể một văn bản có tính mạch lạc
a. Hãy cho biết toàn bộ sự việc trong văn bản xoay quanh sự việc chính nào. Sự chia tay và những con búp bê đóng vai trò gì trong truyện? Hai anh em Thành và Thủy có vai trò gì trong truyện?
b. Theo em, đó có phải chủ đề liên kết các sự việc nêu trên thành một thể thống nhất không? Đó có thể xem là mạch lạc của văn bản không?
c. Những mối liên hệ giữa các đoạn ấy có tự nhiên, hợp lí không?
Trả lời:
a.
– Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê kể về nhiều sự việc chia tay của 2 anh em.
– Trong đó “sự chia tay “và “những con búp bê” là sự kiện chính, còn hai anh em Thành, Thủy là nhân vật chính của truyện.
b.
– Hai anh em Thành Thủy phải chia tay, những con búp bê không chi tay, giống như tình cảm của hai anh em mãi gắn bó, không gì có thể chia cắt được → Đó là mạch lạc của văn bản.
c. Trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, các đoạn văn được nối với nhau bằng nhiều mối quan hệ:
– Đoạn kể về quá khứ với đoạn kể về hiện tại ⟶ liên hệ tâm lí.
– Đoạn kể về việc ở nhà với đoạn kể về việc ở trường ⟶ liên hệ không gian.
– Đoạn kể chuyện hôm qua với đoạn kể về chuyện sáng nay ⟶ liên hệ thời gian.
– Đoạn kể về tâm trạng của hai an hem với đoạn kể về cảnh vật bên ngoài ⟶ liên hệ tương phản.
– Cảnh chia đồ chơi với cảnh chia tay của hai an hem ⟶ liên hệ tương đồng.
⟹ Những mối liên hệ giữa đoạn là tự nhiên hợp lí.
Phần II: LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 32 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hãy tìm hiểu tính mạch lạc của:
a) Văn bản Mẹ tôi. (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)
Trả lời:
Ý tứ chủ đạo của văn bản này là sự ca ngợi lòng yêu thương và sự hi sinh của mẹ đối với con.
Phần nội dung chính của bức thư gồm các phần:
– Đầu tiên là lời giới thiệu của nhân vật “tôi” nói rõ lí do vì sao bố viết thư cho mình.
– Phần tiếp theo là nội dung của bức thư, gồm có những phần sau:
+ Nỗi buồn của bố trước thái độ hỗn láo của En-ri-cô đối với mẹ.
+ Người bố gợi lại những ngày tháng mẹ lo lắng, chăm sóc cho En-ri-cô.
+ Nói về sự hi sinh và vai trò to lớn của người mẹ.
+ Bố giả định ngày mẹ mất và sự vô ích của nỗi hối hận muộn màng.
+ Thái độ nghiêm khắc của bố yêu cầu En-ri-cô phải xin lỗi mẹ và sửa chữa lỗi lầm.
⟹ Tất cả các phần, các đoạn trong văn bản đều tập trung thể hiện chủ đề đó là: Lòng yêu thương của người mẹ đối với con cái.
Trình tự các phần xoay quanh và thể hiện được ý tứ chủ đạo một cách liên tục. Vì thế, văn bản Mẹ tôi rất mạch lạc.
b. Một trong 2 văn bản sau:
(1)
LÃO NÔNG VÀ CÁC CON
Hãy lao động cần cù gắng sức,
Ấy chân lưng sung túc nhất đời.
Phú nông gần đất xa trời
Họp riêng con lại, nói lời thiết tha
Rằng: “Ruộng đất ông cha để lại
Các con đừng khờ dại bán đi.
Kho vàng chôn dưới đất kia,
Cha không biết chỗ. Kiên trì gắng công
Tìm khắc thấy: cuối cùng sẽ thắng.
Xốc ruộng lên tháng tám sau mùa,
Tay cày, tay cuốc, tay bừa,
Xới qua xới lại, chẳng chừa chỗ không.”
Bố chết. Các con cùng gắng gổ
Lật tung đồng đây đó khắp nơi,
Kĩ càng công việc xong xuôi,
Cuối năm lúa tốt bời bời bội thu.
Vàng với bạc giấu mô chẳng thấy,
Rõ ràng ông bố ấy khôn ngoan,
Trước khi từ giã trần gian
Lấy câu “lao động là vàng” dạy con.
(La Phông-ten, Ngụ ngôn chọn lọc, Tú Mỡ dịch)
(2)
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi. Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm, không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối quả chín vàng đốm. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng, như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng, từng đốt ngần phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Tất cả đượm một màu trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông.
Trả lời:
Văn bản (1)
– Chủ đề chính của văn bản là ca ngợi lao động “Lao động là vàng”.
– Văn bản được xây dựng theo bố cục ba phần.
+ Hai dòng đầu là mở bài: lời khuyên hãy cần cù lao động.
+ Mười bốn dòng giữa là thân bài kể chuyện Lão nông để lại kho tàng cho các con.
+ Bốn dòng cuối là kết bài: cách khuyên con lao động rất khôn ngoan của ông bố.
Văn bản (2)
+ Ý tứ chủ đạo của đoạn văn là: cái màu vàng của đồng quê.
+ Câu đầu giới thiệu thời điểm (mùa đông, giữa ngày mùa) và địa điểm (làng quê) khi mùa vàng xuất hiện. Tiếp theo tác giả tả màu vàng qua các sự vật cụ thể. Hai câu cuối nêu cảm xúc về màu vàng của làng quê.
⟹ Cả hai văn bản trên, ý tứ chủ đạo là đã được thể hiện xuyên suốt, nhất quán qua các phần một cách rõ ràng, hợp lí. Như thế, cả hai văn bản trở nên rất mạch lạc và hấp dẫn.
Trả lời câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê, tác giả không thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của hai người lớn. Theo em như vậy có làm cho tác phẩm thiếu mạch lạc không?
Lời giải chi tiết:
– Sự việc chính của câu chuyện là cuộc chia tay giữa hai anh em Thành, Thuỷ và hai con búp bê. Các sự việc khác đều phải tập trung vào sự việc này.
– Kể tỉ mỉ về nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của bố mẹ Thành, Thuỷ sẽ làm mất đi sự tập trung ấy và vì thế làm giảm đi sự thống nhất chủ đề, khiến văn bản thiếu mạch lạc. Hơn nữa, dựa vào chuyện của người lớn sẽ không phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 7, dễ gây phản tác dụng.
Bài soạn “Mạch lạc trong văn bản” số 3
I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản:
1. Mạch lạc trong văn bản:
a. Mạch lạc trong văn bản là tuần tự đi khắp các phần, các đoạn trong văn bản; thông suốt, liên tục , không đứt đoạn.
b. Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí. Vì các câu, các ý xoay quanh một chủ đề, một ý chung.
2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc:
a. Toàn bộ sự việc văn bản xoay quanh những sự việc chính: Hai anh em Thành và Thủy phải xa nhau nhưng hai anh em nhất định không để cho tình cảm phải chia lìa. Trong đó sự chia tay và những con búp bê là sự kiện chính còn anh em Thành và Thủy là 2 nhân vật chính.
b. Các từ ngữ biểu thị ý không muốn phân chia chính là vấn đề chủ yếu liên kết các sự việc nêu trên thành một thể thống nhất. Đó được xem là mạch lạc của văn bản.
c. Các đoạn được nối với nhau theo mối liên hệ:
– Hiện tại – quá khứ: mối liên hệ tâm lí.
– Việc ở nhà – ở trường: mối liên hệ không gian.
– Kể chuyện hôm qua – sáng nay: mối liên hệ thời gian.
– Kể về tâm trạng của anh em với cảnh vật thiên nhiên: mối liên hệ tương phản.
– Cảnh chia đồ chơi: mối liên hệ tương đồng.
=> Những mối liên hệ giữa các đoạn ấy có tự nhiên và và hợp lí.
II. LUYỆN TẬP:
Câu 1. Hãy tìm hiểu tính mạch lạc của:
a. Văn bản “Mẹ tôi”
– Đầu tiên, lời giới thiệu của nhân vật tôi nói lí do bố viết thư cho mình.
– Phần tiếp theo, nội dung bức thứ:
+, Nỗi buồn của bố trước thái độ hỗn láo của con đối với mẹ có sự chứng kiến của cô giáo.
+, Nhắc lại sự chăm sóc, những đêm thức của mẹ dành cho con.
+, Nói về sự hi sinh và vai trò của người mẹ.
+, Nói đến nếu một ngày mẹ mất con sẽ cay đắng và hối hận biết chừng nào.
+, Thái độ nghiêm khắc của bố dành cho En-ri-cô phải xin lỗi mẹ và sửa chữa sai lầm đó.
=> Chủ đề xuyên suốt: thể hiện lòng yêu con vô bờ bến của người mẹ.
b.
(1) Lão nông và các con:
– 2 câu đầu (Mở bài): thể hiện giá trị của lao động.
– Tiếp…bội thu (Thân bài): hành trình lao động.
– 4 câu cuối (Kết bài): Kho vàng có được là nhờ sức lao động của con người.
=> Chủ đề xuyên suốt: lao động là vàng.
(2)
– Mở bài (câu 1): giới thiệu về màu vàng khác nhau của làng quê.
– Thân bài (tiếp…vàng mới): thể hiện phong phú của màu vàng ở các sự vật.
– Kết bài (2 câu còn lại): cảm nhận và nhận xét về sắc vàng đó.
=> Chủ đề xuyên suốt: Sắc vàng trù phú ở làng quê.
Câu 2. Trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” , tác giả đã không thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của người lớn. Theo em, như vậy câu chuyện không thiếu mạch lạc vì:
– Vấn đề xuyên suốt tác phẩm là sự chia tay của anh em Thành Thủy và những con búp bê.
– Thêm chuyện của người lớn vào thì nội dung truyện sẽ bị phân tán làm học sinh khó hiểu.
Bài soạn “Mạch lạc trong văn bản” số 4
I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc
1. Mạch lạc trong văn bản
a. Mạch lạc trong văn bản có những tính chất:
– Trôi chảy thành dòng, thành mạch.
– Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản.
– Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.
b.
– Ý kiến: Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí là đúng.
– Lý do: Các câu văn, các ý văn chính là những yếu tố cơ bản làm nên một văn bản. Chỉ khi các yếu tố này được viết theo một trình tự hợp lý, chặt chẽ thì mới tạo ra một văn bản mạch lạc.
2. Các điều kiện để có một văn bản mạch lạc
a.
– Toàn bộ sự việc trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” xoay quanh sự việc chính: Hai anh em Thành và Thủy phải chia tay nhau do bố mẹ ly hôn.
– “Sự chia tay” và “những con búp bê” đóng vai trò xuyên suốt toàn bộ tác phẩm.
– Quá trình chia đồ chơi của hai anh em, sự chia cắt của hai con búp bê và cuộc chia tay đẫm nước mắt của hai anh em.
– Hai anh em Thành và Thủy là những nhân vật chính của câu chuyện.
b.
Một loạt những từ ngữ và chi tiết trên là chủ để liên kết các sự việc thành một thể thống nhất. Đó có thể được xem là mạch lạc trong văn bản.
c.
– Các đoạn ấy được nối với nhau theo mối liên hệ về thời gian (sáng sớm hôm ấy, gần trưa, chiều), không gian (ở nhà, ở trường)
– Những mối liên hệ ấy diễn ra hết sức tự nhiên và hợp lý.
=> Tổng kết:
– Văn bản cần phải mạch lạc.
– Một văn bản có tính mạch lạc là văn bản:
Các phần các đoạn các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.
Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc (người nghe).
II. Luyện tập
Câu 1. Hãy tìm hiểu tính mạch lạc:
a. Văn bản “Mẹ tôi”:
– Có lời giới thiệu của nhân vật tôi: lý do mà bố viết thư cho mình.
– Sau đó, nội dung bức thư được En-ri-cô nhắc lại toàn bộ:
Việc En-ri-cô hỗn láo với mẹ vào buổi sáng khi cô giáo đến thăm.
Bố nhắc lại quá khứ mẹ lo mất con, đánh giá sự hy sinh của mẹ.
Đặt giả thiết ngày mẹ mất và con sẽ cảm thấy hối hận như thế nào.
Yêu cầu con không lặp lại lỗi lầm.
– Chủ đề xuyên suốt trong văn bản: tình mẹ
– Các đoạn văn có sự liên kết.
b.
(1) Văn bản: Lão nông và các con
– Chủ đề xuyên suốt: Lao động sẽ đem lại cho con người những giá trị to lớn.
– Bố cục:
Mở bài: 2 câu đầu. Đặt vấn đề
Thân bài: 14 dòng tiếp theo. Kể lại chi tiết diễn biến.
Kết bài: 4 câu cuối. Ý nghĩa của câu chuyện.
(2)
– Chủ đề xuyên suốt: Khung cảnh làng quê giữa ngày mùa.
– Bố cục:
Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần miêu tả: khung cảnh làng quê giữa ngày mùa với màu vàng là chủ đạo.
Thân bài: Miêu tả chi tiết khung cảnh giữa ngày mùa: từng sự vật với những sắc vàng khác nhau.
Kết bài: Cảm xúc về sắc vàng.
=> Trình tự ba phần thống nhất với chủ đề xuyên suốt.
Câu 2.
– Câu chuyện xuyên suốt trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”: cuộc chia tay của hai anh em và hai con búp bê.
– Sự việc chia tay của bố mẹ Thành và Thủy chỉ đóng vai trò là nguyên nhân của cuộc chia tay ấy, nên không cần thiết phải kể rõ ra.
– Nếu kể chi tiết sẽ khiến cho câu chuyện chính bị phân tán, làm cho văn bản không có sự thống nhất, mất đi tính mạch lạc.
* Bài tập ôn luyện: Hãy cho biết tính mạch lạc trong văn bản “Cổng trường mở ra” của Lý Lan.
– Chủ đề xuyên suốt: Tình cảm yêu thương và niềm tin của người mẹ dành cho đứa con được thể hiện trong đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con. Vai trò của nhà trường đối với sự phát triển của mỗi con người. – Bố cục hợp lý với hai phần bao quát chủ đề văn bản.
Phần 1: Từ đầu đến “ mẹ vừa bước vào”. Diễn biến tâm trạng của người mẹ đêm trước ngày khai trường của con.
Phần 2. Còn lại. Suy nghĩ của mẹ về vai trò của giáo dục.
– Nhân vật chính: mẹ và đứa con.
– Các câu văn, đoạn văn được liên kết với nhau chặt chẽ, thống nhất trong một chủ đề chính của văn bản.
Bài soạn “Mạch lạc trong văn bản” số 5
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
Cùng với liên kết, mạch lạc tạo thành đặc trưng quan trọng nhất của văn bản. Mạch lạc là sự nhất quán, chặt chẽ, liên tục của một tư tưởng được thể hiện trong suốt quá trình triển khai văn bản.
Nếu liên kết được coi là biểu hiện bề mặt, vật chất thì mạch lạc được coi là sự thể hiện bề sâu, thể hiện bên trong mang tính tính thần của sự thống nhất và hoàn chỉnh của văn bản. Tính mạch lạc thường được thể hiện ra trong các mốì quan hệ về thời gian, không gian, nhân quả, tương phản, tăng tiến, nhượng bộ, đốì chiếu,… Trong khi trình bày văn bản, sự vi phạm các mốì quan hệ đó thường phá vỡ tính mạch lạc của văn bản.
II – HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
1. Mạch lạc trong văn bản
a) Mạch lạc của văn bản có tất cả các tính chất:
– Trôi chảy thành dòng, thành mạch;
– Tuần tự đi qua các phần, các đoạn trong văn bản;
– Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.
b) Ý kiến đó phản ánh hoàn toàn chính xác. Trình tự hợp Ịí của các câu văn, các ý là đặc điểm cơ bản của tính mạch lạc.
2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc
a) Toàn bộ các sự việc xoay quanh việc chia tay của hai anh em, mà trọng tâm là việc chia đồ chơi, cụ thể là chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ. Sự chia tay và những con búp bê xuyên suốt các đoạn của tác phẩm. Thành và Thuỷ buộc phải chia tay, phải chia đồ chơi. Các em sẽ chia búp bê như thế nào? Tình cảm của hai anh em có vì thế mà chia cắt hay không ? Chỉ đến cuối truyện người đọc mới rõ.
b) Theo em, đó chính là chủ đề liên kết các sự việc thành một thể thống nhất. Các em buộc phải chia tay, nhưng búp bê không chia tay, tình cảm anh em mãi mãi gắn bó, không gì có thể chia cắt. Đó có thể xem là mạch lạc của văn bản.
c) Các đoạn ấy được nốì với nhau theo môì liên hệ thời gian; liên hệ tâm lí (nhớ lại); liên hệ ý nghĩa (tương đồng, tương phản); liên hệ không gian (ở nhà, ở trường). Những mối liên hệ đó giữa các đoạn tự nhiên và hợp lí.
III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. a) Chủ đề xuyên suốt các phần của văn bản Mẹ tôi (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi) là tình cảm kính trọng cần phải có của người con đối với mẹ. Mở đầu là lí do viết. thư để quở trách sự thiếu lễ độ; tiếp theo là những lời phê phán chân tìn ; kết thúc là yêu cầu một thái độ đúng đắn cần phải có. Tất cả đều tập trung về mối quan hệ mẹ — con.
b) – Chủ đề chung xuyên suốt văn bản Lão nông vả các con là: Lao động là vàng. Người cha dặn con có kho vàng dưới đất. Các con chăm chỉ cày xới tìm kiếm. Nhờ vậy đất được làm kĩ, lúa bội thu. Lúa bội thu chính là vàng mà các con lão nông tìm được.
– Chủ đề xuyên suốt đoạn văn của Tô Hoài là màu vàng của ngày mùa. Từ vàng của trời, của nắng, của đồng lúa đến màu vàng của các cây cối trong vườn. Vàng của rơm, thóc, các con vật dưới sân. Vàng của rơm trên mái nhà. Từ rộng đến hẹp, từ xa đến gần, từ thấp lên cao… đều đượm màu vàng trù phú.
Trình tự tiếp nối của các phần, các đoạn, các câu trong 2 văn bản trên đã thể hiện chủ đề liên tục, hấp dẫn.
Câu 2. Truyện Cuộc chia tay của những con búp bê tuy không thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của hai người lớn nhưng như vậy không làm cho tác phẩm thiếu mạch lạc. Trái lại nó còn làm nổi bật cuộc chia tay của những đứa con với các đồ chơi mà các em không muốn phải chia ra; càng làm nổi bật tư tưởng chủ đề: Đừng bắt búp bê, đừng bắt các em nhỏ phải chia tay.
Bài soạn “Mạch lạc trong văn bản” số 6
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Văn bản cần phải mạch lạc.
Một văn bản có tính mạch lạc là văn bản:
Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.
Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc (người nghe).
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1 (Trang 32 – SGK) Hãy tìm hiểu tính mạch lạc của:
a. Văn bản Mẹ tôi (Et-môn-đô đơ A-mi-xi).b. Một trong hai văn bản sau:
(1) Lão nông dân và các con
Hãy lao động cần cù gắng sức,
Ấy chân lưng sung túc nhất đời.
Phú nông gần đất xa trời
Họp riêng con lại ngỏ lời thiết tha
Rằng: “Ruộng đất ông cha để lại
Các con đừng khờ dại bán đi
Kho vàng chôn dưới đất kia
Cha không biết chỗ.
Kiên trì gắng công
Tìm khắc thấy, cuối cùng sẽ thắng
Xốc ruộng lên tháng tám sau mùa
Tay cày, tay cuốc, tay bừa,
Xới qua xới lại chẳng chừa chỗ không”
Bố chết. Các con cùng gắng gổ
Lật tung đồng đây đó khắp nơi.
Kỹ càng công việc xong xuôi,
Cuối năm lúa tốt bời bời bội thu.
Vàng với bạc giấu mô chẳng thấy,
Rõ ràng ông bố ấy khôn ngoan:
Trước khi từ giã trần gian,
Lấy câu “lao động là vàng” dạy con.
(2) Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi. Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm, không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối quả chín vàng đốm. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng, như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, từng đốt ngần phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Tất cả đượm một màu trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông.
(Tô Hoài, Sổ tay viết văn, nxb. Tác Phẩm Mới, VN, 1977, tr. 95-96)
Bài làm:
a. Văn bản “Mẹ tôi” của A-mi-xi.
Đầu tiên là lời giới thiệu của nhân vật “tôi” nói rõ lí do vì sao bố viết thư cho mình.
Phần tiếp theo là nội dung của bức thư, gồm có những phần sau:
Người cha nhắc đến lỗi của đứa con và nỗi buồn của bố trước thái độ hỗn láo của En-ri-cô đối với mẹ.
Người bố khéo léo nhắc lại những ngày tháng mẹ lo lắng, chăm sóc cho En-ri-cô. Nói về sự hi sinh và vai trò to lớn của người mẹ để đứa con cảm nhận sâu sắc hơn lỗi lầm của mình
Bố giả định ngày mẹ mất và sự vô ích của nỗi hối hận muộn màng.
Bài văn kết thúc bằng những lời nói rất kiên quyết của người cha khi căn dặn và nhắc nhở đứa con mình.
b. (1) Lão nông dân và các con
Chủ đề của văn bản là: “Lao động là vàng”, nói về sức lao động của con người. Chủ đề đó được thể hiện qua các câu, đoạn thơ thế hiện theo một trình tự hợp lí, lôgíc, giúp cho chủ đề của văn bản được liên tục và thông suốt, thể hiện như sau:
Hai câu đầu: Giới thiệu chủ đề của câu chuyện, giá trị của lao động
Mười câu tiếp: Lời căn dặn của người cha.
Phần còn lại: Con làm theo lời cha dạy nên đã có kết quả tốt đẹp
(2) Đoạn văn của nhà văn Tô Hoài
Chủ đề xuyên thấm toàn đoạn văn là sắc vàng trù phú, đầm ấm giữa ngày mùa của làng quê trong mùa đông. Các câu trong đoạn văn được trình bày hợp lí, thống nhất, ý chủ đạo làm cho mạch văn liên tục thông suốt và hấp dẫn người đọc.
Điều đó thể hiện rõ:
Câu đầu giới thiệu bao khái quát sắc vàng, giữa thời gian “mùa đông” và trong không gian “làng quê”.
12 câu tiếp theo những biểu hiện phong phú của sắc vàng: màu trời vàng, lúa vàng, quả chín vàng, lá vàng, rơm vàng, mái nhà vàng, con gà con chó “cũng vàng mượt”, một “dòng chảy của sắc vàng” bao trùm lên cảnh vật.
Hai câu cuối nhận xét và cảm xúc về sắc vàng đó.
Câu 2 (Trang 34 – SGK) Trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê, tác giả không kể lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của bố mẹ Thành, Thuỷ? Như vậy có làm cho truyện thiếu mạch lạc không?
Bài làm:
Trong Cuộc chia tay của những con búp bê tác giả nói nhiều vào lý do chia tay. Ý chủ đạo của tác phẩm là cuộc chia tay của hai anh em và những con búp bê. Thêm vào nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của người lớn mạch truyện sẽ bị phân tán, làm giảm đi sự thống nhất chủ đề, khiến văn bản thiếu mạch lạc.
Nội dung chính
Mạch lạc trong văn bản được hiểu: có cái gì giống như mạch máu làm cho các phần của văn bản thống nhất với nhau.
Một văn bản có tính mạch lạc là văn bản:
Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.
Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc (người nghe).
VD cho một đoạn văn mạch lạc:
Tình mẫu tử là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất mà tạo hóa mang đến cho con người. Mẹ luôn là người có ảnh hưởng nhất đối với mỗi người tù khi sinh ra cho đến khi trưởng thành. Đó là người đã chăm bẵm cho em miếng ăn giấc ngủ ngay từ khi còn tấm bé, là người đã không quản ngại bao đêm dài thức trắng để chăm sóc cho em. Bởi vậy, tình cảm dành cho mẹ luôn luôn chực chờ trong trái tim mỗi người.
Hi vọng bài viết trên giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về bài học. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, chứng minh, nghị luận, phát biểu cảm nghĩ,… trên Blogthoca.edu.vn.vn.