Miêu tả trong văn tự sự có một vai trò tương đối quan trọng. Miêu tả ngoại hình, cảnh vật, con người với chân dung hình dáng, hành động, ngôn ngữ, màu sắc… … xem thêm…là những điều có thể quan sát trực tiếp. Còn miêu tả nội tâm là những suy nghĩ tình cảm, diễn biến của tâm trạng… không quan sát được một cách trực tiếp. Để hiểu sâu sắc điều này chúng ta cùng tìm hiểu bài học “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự”. Qua bài học, học sinh cần nắm vững vai trò, nội dung của yếu tố nội tâm trong văn tự sự và tự rèn cho bản thân kỹ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự. Mời các bạn tham khảo bài soạn “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự” hay nhất mà Blogthoca.edu.vn tổng hợp trong bài viết dưới đây để chuẩn bị tốt nội dung tiết học.
Bài soạn “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự” số 1
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
1. Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích:
+ Những câu thơ miêu tả cảnh: 6 câu đầu
+ Những câu thơ miêu tả cảnh và tâm trạng của Kiều: 8 câu thơ cuối
b, Những câu thơ tả cảnh là cơ sở để thể hiện tình cảm, tâm trạng của nhân vật
+ Cảnh vật mênh mông, rộng lớn đối lập với tâm trạng cô đơn của Kiều
+ Câu thơ tả cảnh là câu thơ bộc lộ tấm lòng Kiều, cảnh được nhìn qua lăng kính tâm trạng: chứa đựng sự u sầu, buồn bã
2. Cách miêu tả nội tâm lão Hạc của đoạn văn là cách miêu tả gián tiếp qua nét mặt, cử chỉ… cho thấy nỗi buồn, sự dằn vặt đau đớn của lão Hạc sau khi bán chó
II. Luyện tập
Bài 1 (trang 117 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Mụ mối gần nhà kiều ngỏ ý giới thiệu viễn khách đến vấn danh Thúy Kiều. Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh, học sinh trường Quốc Tử Giám, quê huyện Lâm Thanh, tuổi ngoài 40 nhưng tên họ Mã bề ngoài trông chải chuốt, quần bảnh bao, mày râu nhẵn nhụi làm ra vẻ thư sinh nhưng thực chất bản chất “sỗ sàng”, lố bịch được bộc lộ. Mã Giám Sinh bộc lộ bản chất con buôn khi thúc giục Kiều xem mặt, thử tài đàn hát. Kiều xuất thân là con nhà gia giáo, nay lâm vào cảnh ngộ này, Kiều đau đớn, xót xa cho số kiếp của mình. Mỗi bước đi lệ tuôn vì tủi nhục, xấu hổ. Kiều thấy tủi nhục hơn trước sự sỗ sàng như kẻ vô học, bản chất con buôn của Mã Giám Sinh bộc lộ khi ngã giá mua Thúy Kiều như món hàng với giá ngoài bốn trăm.
Bài 2 (trang 117 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Vào vai nhân vật Kiều trong đoạn trích Kiều báo ân báo oán
Được sự giúp sức của Từ Hải, tôi cho mời Thúc Sinh tới để báo ân. Khi xưa lúc tôi ở trong lầu xanh, chính Thúc Sinh đã chuộc tôi ra, nghĩa ấy tôi không quên. Dù tôi và chàng không nên nghĩa vợ nghĩa chồng nhưng tôi vẫn nhớ ơn chàng, nên tôi gửi chàng chút quà để bày tỏ sự biết ơn lòng thành của mình. Ngược lại, vợ chàng tai quái, ác độc, phen này phải bị trị tội đích đáng. Khi lính áp giải Hoạn Thư tới, tôi tôn trọng chào thưa “tiểu thư”. Tôi nhắc Hoạn Thư nhớ lại thói “cay nghiệt” của nàng, khi xưa đối xử với tôi. Lúc này Hoạn Thư sợ hãi, khấu đầu, xin khoan hồng. Hoạn Thư nói với tôi, thói ghen tuông là thói thường tình, nàng nhắc lại ngày xưa nàng khoan nhượng để tôi ở gác viết kinh, khi tôi bỏ trốn nàng không cho người đuổi theo. Tôi khen cho sự khôn ngoan, nói năng phải lời của nàng nên đã tha bổng cho nàng thay vì trừng phạt nàng thật nặng như ý định ban đầu.
Bài 3 (trang 109 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Tâm trạng của em sau khi gây ra lỗi lầm với bạn:
– Ân hận, day dứt vì đã làm bạn buồn
– Hối hận, vì đã gây ra làm tổn thương bạn
– Muốn sửa lại lỗi lầm của mình
Bài soạn “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự” số 2
Phần I: TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
Trả lời câu 1 (trang 117 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, tr. 93 – 94 và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều.
b. Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thế hiện nội tâm nhân vật?
c. Miêu tả nội tâm có tác đụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự?
Trả lời:
a.
– Những câu thơ tả cảnh trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích:
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng còn nọ bụi hồng dặm kia
– Những câu thơ miêu tả tâm trạng:
+ Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
– Những câu thơ vừa tả cảnh, vừa miêu tả tâm trạng:
+ Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
+ Buồn trông cửa bể chiều hôm
….Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
b. Những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài có mối liên hệ mật thiết với việc miêu tả nội tâm nhân vật. Cảnh rộng, xa tạo ra sự mênh mang, đối lập với tâm trạng cô đơn của Kiều đến nỗi nàng phải lấy trăng, lấy núi để ở chung. Những câu thơ tả cảnh, nhưng cũng chính là để tả tình, cái tình cảnh buồn bã, cô đơn, thân phận như hoa trôi nước chảy, không biết đi đâu về đâu trước một tương lai mịt mờ.
c. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự có tác dụng khắc họa sinh động, chân thật hình tượng nhân vật. Từ đó thể hiện được chiều sau những suy tưởng của nhân vật.
Trả lời câu 2 (trang 117 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Đọc đoạn văn sau và nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả.
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
Trả lời:
Tác giả Nam Cao khi miêu tả Lão Hạc tập trung vào những hành động cử chỉ của lão Hạc (co rúm, những vết nhăn xô lại, ép cho nc mắt chảy ra , đầu ngoẹo, miệng mếu, bật khóc) để làm nổi bật nên tâm trạng xót xa, ăn năn, hối hận của mình khi bán cậu Vàng. Lão giống như một đứa trẻ khi phải rời xa người mà mình yêu mến nhất.
Phần II: LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 117 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, tr. 97 – 98 bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều.
Lời giải chi tiết:
Mụ mối gần nhà kiều ngỏ ý giới thiệu viễn khách đến vấn danh Thúy Kiều. Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh, học sinh trường Quốc Tử Giám, quê huyện Lâm Thanh, tuổi ngoài 40 nhưng tên họ Mã bề ngoài trông chải chuốt, quần bảnh bao, mày râu nhẵn nhụi làm ra vẻ thư sinh nhưng thực chất bản chất “sỗ sàng”, lố bịch được bộc lộ. Mã Giám Sinh bộc lộ bản chất con buôn khi thúc giục Kiều xem mặt, thử tài đàn hát. Kiều xuất thân là con nhà gia giáo, nay lâm vào cảnh ngộ này, Kiều đau đớn, xót xa cho số kiếp của mình. Mỗi bước đi lệ tuôn vì tủi nhục, xấu hổ. Kiều thấy tủi nhục hơn trước sự sỗ sàng như kẻ vô học, bản chất con buôn của Mã Giám Sinh bộc lộ khi ngã giá mua Thúy Kiều như món hàng với giá ngoài bốn trăm.
Trả lời câu 2 (trang 117 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Hãy đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư.
Lời giải chi tiết:
Vào vai nhân vật Kiều trong đoạn trích Kiều báo ân báo oán
Được sự giúp sức của Từ Hải, tôi cho mời Thúc Sinh tới để báo ân. Khi xưa lúc tôi ở trong lầu xanh, chính Thúc Sinh đã chuộc tôi ra, nghĩa ấy tôi không quên. Dù tôi và chàng không nên nghĩa vợ nghĩa chồng nhưng tôi vẫn nhớ ơn chàng, nên tôi gửi chàng chút quà để bày tỏ sự biết ơn lòng thành của mình. Ngược lại, vợ chàng tai quái, ác độc, phen này phải bị trị tội đích đáng. Khi lính áp giải Hoạn Thư tới, tôi tôn trọng chào thưa “tiểu thư”. Tôi nhắc Hoạn Thư nhớ lại thói “cay nghiệt” của nàng, khi xưa đối xử với tôi. Lúc này Hoạn Thư sợ hãi, khấu đầu, xin khoan hồng. Hoạn Thư nói với tôi, thói ghen tuông là thói thường tình, nàng nhắc lại ngày xưa nàng khoan nhượng để tôi ở gác viết kinh, khi tôi bỏ trốn nàng không cho người đuổi theo. Tôi khen cho sự khôn ngoan, nói năng phải lời của nàng nên đã tha bổng cho nàng thay vì trừng phạt nàng thật nặng như ý định ban đầu.
Trả lời câu 3 (trang 109 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.
Lời giải chi tiết:
Tâm trạng của em sau khi gây ra lỗi lầm với bạn:
– Ân hận, day dứt vì đã làm bạn buồn
– Hối hận, vì đã gây ra làm tổn thương bạn
– Muốn sửa lại lỗi lầm của mình
Bài tham khảo:
Hôm nay, mình đã thật hèn nhát, đáng khinh. Chính mình là người đầu têu ra trò mang con chuột chết vào lớp để bỏ vào cặp sách của Giang. Mình nghĩ là chỉ đùa một chút thôi. Giang vốn là một lớp trưởng nghiêm khắc, cứng rắn đến lạnh lùng trước những lần vi phạm nội quy của bọn con trai nghịch ngợm trong lớp. Mình nghĩ đơn giản là trêu nó một chút để nó chừa thói hay dùng “quyền lực” của lớp trưởng để làm cho mình bị phạt. Ai ngờ nó lại sợ một con chuột chết đến thế! Nhìn nó nước mắt vòng quanh, mặt mày tái mét khi phát hiện ra con chuột trong cặp mà mình cũng thấy ân hận vì đã đùa quá đáng. Mình đã không đủ can đảm để nhận trách nhiệm… Mình phải làm thế nào bây giờ?…
Bài soạn “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự” số 3
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, tr. 93 – 94 và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều.b. Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thế hiện nội tâm nhân vật?c. Miêu tả nội tâm có tác đụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự?Trả lời:a.
Khung cảnh thiên nhiên bên ngoài được miêu tả trực tiếp hơn ở 4 câu thơ đầu:
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Miêu tả tâm trạng khi nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ:
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
Xót người tựa của hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.
Sân lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tứ đã vừa người ôm.
b. Ý nghĩa: Những câu thơ tả cảnh góp phần thể hiện nội tâm nhân vật, người buồn cảnh cũng buồn, người cô đơn cảnh cũng cô đơn (Bẽ bàng mây sớm đèn khuya), người lo âu sợ hãi cảnh cũng đầy sóng gió. Thực chất những câu thơ tả cảnh nhưng cũng chính là để tả tình, cái tình buồn bã, cô đơn, thân phận như hoa trôi nước chảy, không biết về đâu trước một tương lai mờ mịt.c. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự có tác dụng khắc họa sinh động, chân thật hình tượng nhân vật. Từ đó thể hiện được chiều sau những suy tưởng của nhân vật.
2. Nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích viết về “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao.
Miêu tả khuôn mặt: co rúm, những vết nhăn xô lại, ép cho nc mắt chảy ra , đầu ngoẹo, miệng mếu, bật khóc.
Tâm trạng đau đớn tột cùng khi bán cậu Vàng ==> Lão Hạc đã rất ân hận, dằn vặt.
3. Ghi nhớ
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả ý nghĩa, cảm xúc, tình cảm của nhân vật, cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục,… của nhân vật.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: (Trang 117 – SGK Ngữ văn 9) Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, tr. 97 – 98 bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều.
Bài làm:
Để có tiền cứu cha và em, Thuý Kiều phải nhờ người mai mối để bán mình. Mụ mối đã đưa một người viễn khách tên là Mã Giám Sinh vào để vấn danh. Tuổi ông ta trạc ngoài tứ tuần, quê ở huyện Lâm Thanh, ăn mặc rất chải chuốt, bảnh bao. Mày râu nhẵn nhụi đến khó chịu, theo sau là một lũ đầy tớ lao xao, ồn ào. Vừa bước vào lầu trang, ngay lập tức ông ta ngồi tót lên ghế một cách sỗ sàng.Kiều được bà môi đưa ra giới thiệu với Mã Giám Sinh, Kiều trở thành món hàng khiến nàng rất đau đớn, tủi hổ. Mã Giám Sinh xem “hàng” và bắt đầu cò kè ngã giá.Kiều bước ra với tâm trạng tủi hổ, xót xa và đau đớn. Vốn là tiểu thư con nhà khuê các, mà nay phải đứng ra mua vui, làm trò cho kẻ mua mình. Thương xót cho thân phận mình như vậy, nàng càng tê tái trong lòng khi nghĩ về cảnh gia đình điêu đứng. Mụ mối thì vén tóc, cầm tay, để giới thiệu cho người khách xem mặt, còn nàng thì buồn thảm vô cùng nét buồn như cúc điệu gầy như mai. Mã Giám Sinh ép nàng phải thể hiện đủ thứ từ đánh đàn, làm thơ và bắt đầu ngã giá. Cò kè từng đồng với người con gái vẹn sắc toàn tài. Đau đớn và xót xa thay thân phận rẻ mạt người phụ nữ trong xã hội đồng tiền.
Câu 2: (Trang 117 – SGK Ngữ văn 9) Hãy đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư.
Bài làm:
Sau bao tháng ngày đau đớn, ê chề, tủi nhục chốn lầu xanh. Tôi may mắn gặp được Từ Hải, chàng đã giúp tôi thoát khỏi cuộc sống chốn nhơ bẩn, còn giúp tôi trả ơn nghĩa và trả mọi oán giận. Ngày diễn ra cảnh trả mọi ân oán đó khiến tôi không thể nào quên.
Người đầu tiên mà tôi cho mời đến để báo ân lại chính là chàng Thúc Sinh. Tôi nói với chàng Thúc rằng: “Khi tôi gặp hoạn nạn ở lầu xanh, chàng là người có tấm lòng hào hiệp đã ra tay cứu giúp, nghĩa ấy làm sao tôi quên được. Dù chúng ta đã chẳng nên vợ nên chồng như chàng đã từng mong ước, nhưng mà suốt đời tôi vẫn nhớ ơn chàng, nay có món quà nhỏ gửi chàng để tỏ chút lòng thành. Còn vợ chàng thì tai quái quá phen này phải trả giá thôi.
Khi Hoạn Thư vừa được đưa ra, tôi đã chào cô ta bằng giọng điệu như trước đây khi tôi bị ép làm hoa nô phục dịch trong nhà của cô ta: Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây. Ngày xưa bà ăn ở ác độc như thế, thì nay phải gánh chịu tất cả, gieo gió thì gặp bão, càng cay nghiệt lắm thì càng oan trái nhiều. Đàn bà hạng như bà ở thế gian thật hiếm. Nghe tôi nói như vậy Hoạn Thư rụng rời phách lạc hồn xiêu. Thế nhưng vốn bản tính mưu mô và thuộc lại đàn bà lắm mồm lắm miệng ngay lập tức mụ đã lên tiếng kêu ca: “Tôi cũng chỉ là phận đàn bà thôi, mà đàn bà thì vốn dĩ hay ghen tuông, chẳng ai chịu nhường chồng mình cho người khác cả. Với lại tôi cũng rất yêu quý nàng, kính yêu nàng khi nàng trốn khỏi Quan Âm Các tôi đã không cho người đuổi theo. Nhưng dẫu sao tôi cũng là người có tội chỉ mong nàng rộng lượng bao dung mà tha thứ cho tôi”. Trước những lời lẽ khôn ngoan, chặt chẽ như vậy, tôi nghĩ rằng “thôi tha cho mụ ta cũng là điều làm phúc”, cho nên truyền quân lệnh tha bổng Hoạn Thư.
Câu 3 – Luyện tập (Trang 117 SGK ngữ văn 9 tập 1)
Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.
Trả lời:
Tôi là đứa được coi là nghịch ngợm nhất lớp. Và cứ như thường lệ đến giờ sinh hoạt lớp là y như rằng tôi được nêu gương trước lớp. Tất cả là do đứa lớp trưởng khó ưa ấy, mặc cho tôi luôn nói khản cả giọng mà nó vẫn thưa với cô giáo. Thế mới tức chứ, tôi nghĩ bụng sẽ có lần tôi trả thù nó_đồ lắm chuyện. Và rồi như tôi mong ước trong giờ ra chơi chúng tôi đang chơi đá bóng, bỗng nhiên tôi thấy người mà tôi ghét(lớp trưởng) đi ngang qua.Như bắt được vàng tôi sung sướng và nghĩ đây là cơ hội để tôi trả thù, thế rồi tôi sút một cái, quả bóng bay trúng đầu đứa lớp trưởng, nó choáng và ngã xuống. Đáng lẽ tôi phải vui mới đúng chứ nhưng không trong lòng tôi lại cảm thấy có lỗi và bản thân mình ích kỉ. Từ lúc đó tôi luôn cảm thấy bứt rứt, khó tả vì mình đã làm một việc tệ hại. Trong đầu tôi nảy ra nhiều ý nghĩ có nên xin lỗi và nói thật với bạn ấy hay cứ coi như là chuyện ngoài ý muốn. Ôi ! đầu tôi như muốn nổ tung ra với những suy nghĩ đó và cuối cùng tôi đã nói thật. Hôm sau khi đến lớp tôi đã xin lỗi bạn ấy và nói sự thật. Bạn ấy đã tha lỗi cho mình, lúc ấy tôi vui không xao tả xiết trong lòng nhẹ đi nhiều.
Bài soạn “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự” số 4
I. Kiến thức cơ bản
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật, cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục,… của nhân vật.
II. Gợi ý trả lời câu hỏi SGK
Câu 1 – Trang 116 SGK
Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và thực hiện các yêu cầu.
Trả lời
Thơ tả cảnh:
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Vẻ noi xa, tấm trăng gần ở chungBốn bè bát ngát xa trôngCát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kiaBuồn trông cửa bể chiều hômThuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa… Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Thơ tả tâm trạng:
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Câu 2 – Trang 117 SGK
Đọc đoạn văn và nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả. […]
Trả lời
Tác giải miêu tả nội tâm nhân vật bằng cách miêu tả hành động, cử chỉ của nhân vật. Qua cách miêu tả đó ta thấy được tâm trạng đau đớn, dằn vặt của lão Hạc khi phải bán cậu Vàng.
Luyện tập
Câu 1 – Trang 117 SGK
Thuật là đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi
Gợi ý
Chú ý kết hợp kể chuyện (Mã Giám Sinh và Tú Bà mặc cả mua bán Kiều) với miêu tả ngoại hình Mã Giám Sinh, đặc biệt miêu tả lại tâm trạng đau đớn, ê chề của Kiều. Người kể có thể kể ở ngôi thứ nhất hoặc ở ngôi thứ ba.
Bài mẫu
Gần đó, có một mụ mối muốn ngỏ ý có viễn khách đến vấn danh Thúy Kiều. Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh, tức là học sinh trường Quốc Tử Giám , quê ở huyện Lâm Thanh. Tuổi đã ngoài 40 nhưng tên họ Mã bề ngoài trông chải chuốt, áo quần bảnh bao, mày râu nhẵn nhụi, tưởng rằng làm vẻ thư sinh nhưng thực chất lại tố cáo sự lố bịch của mình. Mã Giám Sinh đi hỏi vợ còn dắt theo một bọn đầy tớ lao xao, ồn ào. Lúc bước vào lầu, mụ mối chưa kịp ngỏ lời mời thì hắn đã nhảy bộ lên ghế, ngồi một cách sỗ sàng như một kẻ vô học. Mã thúc giục Kiều ra xem mặt. Nàng là con nhà gia giáo, nay lâm vào bước đường này, Kiều đau đớn, xót xa cho số kiếp của mình, cứ mỗi bước đi là hai hàng lệ rơi của sự tủi nhục và xấu hổ. Kiều càng thấy tủi nhục hơn trước những thái độ cử chỉ vô phép của tên họ Mã. Hắn ép nàng vén tóc, bắt tay, thử tài gảy đàn, ngâm thơ. Kiều lúc này trông ủ rũ, buồn bã nhưng vẫn là trang tuyệt sắc giai nhân làm say đắm lòng người. Sau khi ‘đắn đo cân sắc, cân tài’, Mã Giám Sinh lộ rõ bản chất con buôn chính hiệu, hắn ngả giá mua Kiều như một món hàng với giá chỉ ngoài 400. Sau đó, nàng Kiều thực sự bước ra cuộc đời và gặp phải những biến cố xót xa, đau đớn …
Câu 2 – Trang 117 SGK
Hãy đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân, báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư.
Gợi ý
– Lựa chọn ngôi kể: để nhận được vai một cách sâu sắc, tự do và trực tiếp hơn trong diễn tả nội tâm, là “tôi” – Kiều, chứ không phải là kể từ ngôi thứ ba “Kiều” – “nàng”.
– Kết hợp kể chuyện phiên toà báo ân báo oán với việc miêu tả chân dụng nhân vật qua đặc điểm ngoại hình, hành động, cử chỉ, ngôn ngữ, đặc biệt chú ý diễn tả những phản ứng trong tâm trạng của Kiều trước từng nhân vật, từng sự việc.
– Tập trung làm nổi bật cuộc đối thoại giữa Kiều với Hoạn Thư, nhấn mạnh những suy nghĩ, diễn biến tình cảm của Kiều trước kẻ đã từng vùi dập mình và những suy nghĩ dẫn tới hành động tha bổng.
Bài mẫu
Người đầu tiên mà tôi cho mời đến để báo ân lại chính là chàng Thúc Sinh. Tôi nói với chàng Thúc rằng: “Khi tôi gặp hoạn nạn ở lầu xanh, chàng là người có tấm lòng hào hiệp đã ra tay cứu giúp, nghĩa ấy làm sao tôi quên được. Dù chúng ta đã chẳng nên vợ nên chồng như chàng đã từng mong ước, nhưng mà suốt đời tôi vẫn nhớ ơn chàng, nay có món quà nhỏ gửi chàng để tỏ chút lòng thành. Còn vợ chàng thì tai quái quá phen này phải trả giá thôi”.
Khi lính áp giải Hoạn Thư tới, tôi cố lấy giọng ngọt ngào hỏi: “Ơ kìa, sao tiểu thư lại ra nông nỗi này? Phải công nhận rằng từ xưa đến nay đàn bà ở đời mà sâu sắc như tiểu thư là hiếm lắm! Gieo gió ắt phải gặt bão, thưa tiểu thư”. Thoạt đầu, thấy tôi không đập bàn thét lác gì mà tỏ ra mềm mỏng, ngọt nhạt Hoạn Thư cũng giật mình sợ hãi bởi Hoạn Thư thừa biết những người đàn bà “tình cảm” như thế mới thật “đáng sợ” ! Nhưng Hoạn Thư nhanh chóng trấn tĩnh và thưa gửi rành rọt, có lý, có tình. Trước thái độ của Hoạn Thư, tôi thấy bối rối và bỗng thấy băn khoăn khó xử. Lúc đầu, tôi có ý định trừng phạt Hoạn Thư thật nặng, vì thế tôi mới dựng nên cảnh gươm giáo sáng lòa, để làm Hoạn Thư khiếp sợ. Nhưng bây giờ biết xử ra sao đây? Nếu ta cứ cố tình giết Hoạn Thư thì hoá ra ta chỉ là một mụ đàn bà nhỏ nhen! Còn nếu ta tha Hoạn Thư thì sao nhỉ? Có lẽ sẽ chẳng bao giờ ta còn cơ hội trả thù nữa? Nhưng người đời đã dạy: “Lấy oán trả oán thì đời đời thù oán, lấy ân trả oán thì cởi bỏ oán thù đó sao?” Ngẫm nghĩ hồi lâu, tôi quyết định hành xử theo lời dạy trên và bèn nói với Hoạn Thư: “Người tự biết mình có lỗi, có nghĩa là người không có lỗi! Vì vậy ta quyết định tha bổng cho tiểu thư”. Dứt lời tôi ra lệnh : “Lính đâu! Hãy đưa tiễn tiểu thư về tận nhà cho ta!”. Hoạn Thư cúi đầu chào từ biệt, nghẹn ngào xúc động nói nhỏ với tôi : ” Mong nàng hãy bảo trọng …”. Tôi khẽ gật đầu và cũng nói nhỏ với Hoạn Thư ” Chúc tiểu thư bình an …”
Câu 3 – Trang 117 SGK
Ghi lại tâm trạng của em sau khi làm một việc có lỗi với bạn
Gợi ý
Có thể ghi lại diễn biến tâm trạng của mình theo một số định hướng:
– Nhớ lại suy nghĩ của mình trước và trong lúc gây ra việc không tốt.
– Kể lại trạng thái tình cảm của mình sau khi gay ra việc không tốt: Buồn, ân hận, tự trách mình…
Bài soạn “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự” số 5
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Câu 1 (trang 117 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích:
a. – Những câu thơ tả cảnh cũng là những câu thơ miêu tả tâm trạng:
+ Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
+ Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
+ Tưởng ngươi dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Chân trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
+ Xót người tựa của hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
+ Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
b. Những câu thơ tả cảnh cũng là tả tâm trạng người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
c. Miêu tả nội tâm để thấy được tâm hồn, tính cách nhân vật.
Câu 2 (trang 117 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Tác giả miêu tả nội tâm nhân vật gián tiếp qua miêu tả nét mặt, cử chỉ. Những từ ngữ co rúm, vết nhăn xô lại, nước mắt, đầu lão ngoẹo, cái miệng móm mém, mếu đều diễn tả tâm trạng đau đớn.
Luyện tập
Câu 1 (trang 117 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều:
Mụ mối đưa người viễn khách vào vấn danh Thúy Kiều, đó là Mã Giám Sinh, quê huyện Lâm Thanh. Tuổi đã ngoài 40 mà ăn mặc chải chuốt, lố bịch. Hành động thì thô lỗ, ngồi tót sỗ sàng ở ghế trên. Kiều là cô gái khuê các, lâm vào cảnh bán thân, nàng đau xót, tủi hổ, ngượng ngùng. Mỗi bước chân nối liền dòng lệ tuôn rơi. Gương mặt ủ rũ, buồn bã nét buồn như cúc điệu gầy như mai. Kiều phải đánh đàn, làm thơ chiều lòng tên họ Mã. Nhưng khi trả giá, hắn mới lộ rõ bản chất con buôn khi đắn đo, cò kè trả giá cho một trang tuyệt sắc.
Câu 2 (trang 117 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Đóng vai Kiều kể lại việc báo ân báo oán:
May mắn được Từ Hải cứu, tôi có cơ hội báo ân báo oán. Đầu tiên tôi mời Thúc Sinh đến để báo ân chàng từng cứu mình thoát chốn lầu xanh, tôi sai người lấy gấm bạc làm chút lễ báo đáp. Nhưng còn vợ chàng – Hoạn Thư, tôi không thể tha thứ được người đàn bà ác độc ấy. Hoạn Thư được dẫn ra, những đau đớn tủi nhục xưa kia hiện về. Nhớ cảnh làm hoa nô, tôi mở giọng đe dọa “Tiểu thư cũng có bâu giờ đến đây”. Lúc này có quyền quyết định xử tội Hoạn Thư ra sao, vì vậy cô ta “hồn lạc phách xiêu”. Nhưng vốn bản tính mưu mô và miệng lưỡi lanh lợi, Hoạn Thư nhanh chóng chống đỡ, ngụy biện đầy thuyết phục khiến tôi rơi vào cảnh khó xử: Xử tội thành ra ta là người nhỏ nhen, xét một tội ghen tuông thường tình, cô ta lại từng tha khi ta chạy khỏi Quan Âm Các. Lời lẽ quá khôn ngoan, tôi cũng mở lòng mà tha tội cho con người ác độc ấy.
Câu 3 (trang 117 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn:
Tôi là đứa được coi là nghịch ngợm nhất lớp. Và cứ như thường lệ đến giờ sinh hoạt lớp là y như rằng tôi được nêu gương trước lớp. Tất cả là do đứa lớp trưởng khó ưa ấy, mặc cho tôi luôn nói khản cả giọng mà nó vẫn thưa với cô giáo. Tôi nghĩ bụng sẽ có lần tôi trả thù nó. Và rồi, trong giờ ra chơi chúng tôi đang chơi đá bóng, bỗng nhiên tôi thấy người mà tôi ghét (lớp trưởng) đi ngang qua. Tôi nghĩ đây là cơ hội tốt để trả thù, thế rồi tôi sút một phát mạnh, quả bóng bay trúng đầu lớp trưởng, nó choáng và ngã xuống. Đáng lẽ tôi thấy vui nhưng không, tôi chợt nhận ra sự ích kỉ của bản thân mình. Từ lúc đó tôi luôn cảm thấy bứt rứt, khó tả vì mình đã làm một việc tệ hại. Trong đầu tôi nảy ra nhiều ý nghĩ có nên xin lỗi và nói thật với bạn ấy hay cứ coi như chuyện ngoài ý muốn. Ôi ! đầu tôi như muốn nổ tung ra với những suy nghĩ đó và cuối cùng tôi đã nói thật. Hôm sau khi đến lớp tôi đã xin lỗi bạn ấy và nói sự thật. Bạn ấy đã tha lỗi cho tôi, tôi cảm động trước sự rộng lượng ấy, vậy mà tôi đã làm gì chứ, tôi hối hận vô cùng.
Bài soạn “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự” số 6
I. Tìm hiều yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự:
1. Câu 1 (trang 117 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
a. Những câu thơ tả cảnh:
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”
Hoặc:
“ Buồn trông cửa bể chiều hôm…ngồi”
-Câu thơ miêu tả tâm trạng:
“Tưởng…người ôm”
b. Miêu tả cảnh, miêu tả nội tâm có mối quan hệ với nhau. Nhiều khi từ việc miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình mà người viết cho ta thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật và ngược lại từ việc miêu tả tâm trạng người đọc cảm nhận được, hiểu được hình thức bên ngoài
c.Miêu tả nội tâm có tác dụng với việc khắc hoạ nhân vật: Để xây dựng nhân vật nhà văn thường miêu tả ngoại hình và miêu tả nội tâm. Miêu tả nội tầm nhằm khắc họa “ chân dung tinh thần” của nhân vật. Tái hiện lại những đau đớn, buồn vui, trăn trở, lo âu, dằn vặt những dung động trong tư tưởng tình cảm nhân vật. Miêu tả nội tâm có vai trò và tác dụng to lớn trong việc khắc họa nhân vật, làm cho nhân vật sinh động hơn.
2. Câu 2 (trang 117 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Tác giả miêu tả nội tâm nhân vật gián tiếp qua miêu tả nét mặt, cử chỉ. Những từ ngữ co rúm, vết nhăn xô lại, nước mắt, đầu lão ngoẹo, cái miệng móm mém, mếu đều diễn tả tâm trạng đau đớn.
II. Luyện tập Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
1. Câu 1 (trang 117 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Mụ mối đưa một người khách phương xa đến làm lễ vấn danh. Người khách xưng là Mã Giám Sinh quê ở huyện Lâm Thanh.Trông ông ta trạc ngoại tứ tuần,màu râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.Cả đoàn thày và tớ lao xao chuyện trò.Khi bước vào nhà,ông ta ngồi tót trên ghế một cách sỗ sàng chờ đợi.Mụ mối giục Kiều ra cho ông khách xem mặt.Nghĩ đến thân phận tủi nhục của mình,Kiều vừa đi vừa khóc.Mụ mối nào vén tóc,nào bắt tay.Còn Mã Giám Sinh đắn đo cân sắc,cân tài,nào bắt đánh đàn,thử tài làm thơ.Xem ra,Mã đã ngày càng ưa nên quay ra ngã giá.Mã nói muốn mua người đẹp nên cần biết giá.Mụ mối nói người đẹp đáng giá nghìn vàng nhưng nay gặp cảnh nguy biến,tùy người mua đặt giá.Hai bên cò kè bớt một, thêm hai,cuối cùng thống nhất ở giá bốn trăm lượng vàng.
2. Câu 2 (trang 117 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Sau khi Kiều được Từ Hải cứu khỏi lầu xanh lần thứ hai , chàng còn giúp Kiều báo ân báo oán. Trên ghế công đường, Kiều cho gọi những người có ơn cứu nàng đến để trả ơn. Nghe gọi tên, thúc sinh không biết nguồn cơn nên vô cùng hoảng hốt. Kiều nhắc lại với thúc Sinh quãng thời gian ân nghĩa, ân tình mà lòng đầy xúc cảm . Nàng dùng những từ ngữ thật trân trọng để nói về ân nghĩa ấy với Thúc Sinh. Nàng còn ban tặng cho thúc Sinh hàng trăm cuốn lụa là gấm vóc, hàng nghìn cân bạc để “ đền ơn gọi là”.Trả ơn xong, Kiều gọi Hoạn Thư lên để quyết tâm báo oán.Hoạn Thư khôn ngoan đã cúi đầu nhận tội và xin được khoan hồng. Trước sự khôn ngoan đến quỉ quyệt ấy của Hoạn Thư, cùng với một tấm lòng đầy khoan dung , nhân nghĩa, Kiều đã hạ lệnh tha bổng cho Hoạn Thư. Tấm lòng đầy lương thiện của Kiều khiến ta vô cùng xúc động.
3. Câu 3 (trang 117 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Tôi và cô bạn bàn trên vốn đã không ưa nhau, lại còn hay cãi nhau chỉ vì vài việc vụn vặt. Một lần, cô bạn đó mách với cô chủ nhiệm lớp tôi vì tôi trốn tiết Anh. Tôi tức lắm vì tính con nhóc đó thật thích mách lẻo. Tôi đã bảo nó ở lại cuối giờ và mắng nó một trận. Nhưng nó không xin lỗi mà còn bày ra vẻ mặt thách thức, tôi tức quá và quyết định phải làm gì đó để trả thù bõ tức. Hôm sau, nó đến lớp, khoe hộp bút mới được mua. Tôi nảy ngay ý định giấu hộp bút đó để trêu tức nó. Tiết thể dục, tôi vội giấu hôp bút của nó. Hết tiết, nó lên lớp không thấy đâu, nó tìm và khóc um lên. Nhìn nó khóc, tôi thấy mừng thầm, cục tức hôm qua tan biến hẳn. nhưng nhìn nó khóc đến đáng thương, tôi lại chột dạ. Tôi thầm nghĩ liệu mình có làm gì sai? Tôi dằn vặt hết cả buổi vì thấy nó ủ rũ buồn bã. Về nhà tôi cứ suy nghĩ về việc trên lớp. Tôi bống thấy mình thật quá đáng, tôi thấy ân hận và tự trách bản thân. Tôi quyết định hôm sau trả lại cho cô bạn và xin lỗi. Hôm sau tôi trả cô bạn chiếc hộp bút cùng cây kẹo mút để chuộc lỗi. Cô bạn cũng xin lỗi tôi vì lần trước mách cô, chúng tôi làm hoà.
Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về tiết học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Blogthoca.edu.vn.vn.