Top 6 Bài soạn “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý” lớp 12 hay nhất

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là một trong những chủ đề của văn nghị luận. Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách làm một bài văn nghị luận tư … xem thêm…tưởng, đạo lí để thấy được sự khác biệt của nó đối với các dạng bài nghị luận khác như nghị luận về một hiện tượng, đời sống. Đây không phải lần đầu tiên học sinh được học cách làm bài văn về một tư tưởng đạo lí. Tuy nhiên, trong chương trình ngữ văn lớp 12 này, các bạn sẽ được củng cố và nâng cao các kĩ năng cần thiết để có thể làm một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Sau đây là một số bài soạn “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” lớp 12 hay và đầy đủ nhất mà Blogthoca.edu.vn đã tổng hợp dành cho các bạn tham khảo.

Bài soạn “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý” số 1

I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Ghi nhớ SGK Ngữ văn 12 trang 21.


II. Luyện tập

Bài 1 (trang 21 sgk ngữ văn 12 tập 1)

a, Vấn đề mà tổng thống Ấn Độ Nê-ru nêu ra là văn hóa và những biểu hiện ở con người.

Có thể đặt tên: Con người văn hóa

b, Thao tác lập luận:

+ Giải thích+ chứng minh

+ Phân tích + bình luận

+ Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình tượng

Bài 2 (trang 22 sgk ngữ văn 12 tập 1)

Tìm hiểu đề: Nêu suy nghĩ về vai trò lý tưởng đối với mọi người, lý tưởng cá nhân mình

+ Lý tưởng là ngọn đèn soi đường, không có nó thì không có cuộc sống

+ Nâng vai trò của lí tưởng lên tầm cao ý nghĩa của cuộc sống

+ Giải thích quan hệ lí tưởng và ngọn đèn

Phương pháp nghị luận: Phân tích, giải thích, bình luận, chứng minh

– Phạm vi tư liệu: Cuộc sống

Lập dàn ý

MB: Giới thiệu, dẫn dắt tư tưởng, đạo lý cần nghị luận

TB: Giải thích bàn luận về ý nghĩa câu nói Lep Tôn-x tôi

+ Lí tưởng là đích con người hướng tới

+ Cuộc sống ở trong câu nói chỉ giá trị sống trên cõi đời của mỗi người

+ Lý tưởng là ngọn đèn chủ đường”: lí tưởng thì hành động của con người không có phương hướng, lạc đường

+ Suy nghĩ về vai trò lý tưởng đối với cuộc sống của con người

+ Lý tưởng sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỉ, có thể làm lại cuộc đời của một người và nhiều người

+ Lý tưởng sóng đẹp đẽ, tạo ra sự sáng tạo, niềm vui cuộc sống

– Bình luận câu nói của Lép Tôn-x tôi:

+ Con người sống phải biết lựa chọn lí tưởng và có hướng phấn đấu

+ Mỗi học sinh cần xác định rõ ràng mục tiêu, lý tưởng

KB: Khái quát lại vấn đề. Nêu bài học nhận thức cho bản thân

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý” số 2

Câu 1 (trang 20 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Đề bài: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:

Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?

a. Tìm hiểu đề

b. Lập dàn ý

Lời giải chi tiết:

a. Tìm hiểu đề

– Câu thơ của Tố Hữu nêu lên vấn đề: sống đẹp.

– Với thanh niên, học sinh hiện nay, sống đẹp là trau dồi tri thức, rèn luyện nhân cách, biết ước mơ và hành động vì ước mơ ấy.

– Để sống đẹp, con người cần rèn luyện nhiều phẩm chất: nhân ái, khiêm nhường, dũng cảm, lịch thiệp, kiên trì, ý chí, ham học hỏi.

– Với đề bài này, cần vận dụng một số thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận.

– Để bài viết thuyết phục, nên sử dụng các tư liệu thuộc nhiều lĩnh vực trong đời sống. Có thể nêu các dẫn chứng trong văn học để bài viết phong phú hơn.

b. Lập dàn ý

– Mở bài:

+ Giới thiệu vấn đề (diễn dịch/quy nạp/phản đề).

+ Nêu luận đề (trích dẫn trực tiếp/tóm tắt nội dung chính của bài viết).

– Thân bài:

+ Giải thích khái niệm “sống đẹp”.

+ Phân tích các khía cạnh biểu hiện lối sống đẹp, giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống và trong văn học.

+ Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống.

+ Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp.

– Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của lối sống đẹp.


Câu 2 (trang 20 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Từ kết quả thảo luận trên, anh (chị) hãy phát biểu nhận thức của mình về cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

Lời giải chi tiết:

– Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận

– Thân bài:

+ Giải thích tư tưởng, đạo lí

+ Phân tích điểm đúng, bác bỏ mặt sai lệch của vấn đề nghị luận

+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân

– Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận


Luyện tập

Câu 1 (trang 21 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Đọc kĩ đoạn văn của Gi. Nê-ru để xác định câu trả lời cho những câu hỏi bên dưới:

a) Vấn đề mà Gi. Nê-ru đưa ra để nghị luận là gì? Căn cứ vào nội dung cơ bản của vấn đề ấy, hãy đặt tên cho văn bản.

b) Để nghị luận, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào, nêu ví dụ

c) Cách diễn đạt trong văn bản trên có gì đặc sắc?

Trả lời:

a.

– Vấn đề mà Nê-ru cố Tổng thống Ấn Độ nêu ra là văn hoá và những biểu hiện của văn hoá ở con người.

– Có thể đặt tên cho văn bản là: Bàn về văn hoá của con người.

b.

– Tác giả sử dụng các thao tác lập luận: Giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận

– Ví dụ (Về thao tác giải thích):

“Văn hoá có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không? Có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không? Văn hoá có phải là khả năng hiểu được bản thân mình và hiểu được người khác, là khả năng làm người khác hiểu được mình không? Tôi nghĩ rằng văn hoá là tất cả những cái đó.”

+ Đoạn từ đầu đến “hạn chế về trí tuệ và văn hoá”: Giải thích và khẳng định vấn đề (chứng minh).

+ Những đoạn còn lại là thao tác phân tích, nghị luận.

c. Nét đặc trưng trong diễn đạt:

+ Dùng câu nghi vấn để thu hút

+ Lặp cú pháp và phép thế

+ Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình ảnh

Câu 2 (trang 22 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Nhà văn Nga L. Tôn xtôi nói ” Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh (chị) hãy nêu vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.

Trả lời:

a) Khái niệm “Lí tưởng”

– Lí tưởng là ước mơ cao đẹp nhất, là hình ảnh tuyệt vời về một con người kiểu mẫu, một xã hội hoàn hảo, là biểu tượng trong sáng hoàn thiện, hoàn mĩ của cuộc sống mà cá nhân tự xây dựng cho bản thân mình và xem như mục đích để vươn tới. Lí tưởng là lẽ sống, là mục tiêu phấn đấu thu hút mọi hoạt động của cả đời người.

b) Vai trò của lí tưởng:

– Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường; không có lí tưởng thì không có cuộc sống

– Hướng tới cái đẹp hoàn thiện

– Vẫy gọi con người không ngừng vươn lên

– Tạo niềm lạc quan và tự tin trong mọi hành động

“Người nào không biết ngày mai mình sẽ làm gì, thì ngườii đó là kẻ khốn khổ ” (M. Gor-ki).

c) Bàn luận

Những người không có lí tưởng sẽ có cuộc sống, tương lai thế nào?

d) Lí tưởng của cá nhân và con đường phấn đấu cho lí tưởng ấy: Không ngừng học tập, tu dưỡng và hành động.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý” số 3

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Đề bài: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:

“Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn”

(Một khúc ca)

a. Tìm hiểu đề

Câu thơ trên nói về vấn đề nghị luận: “Lối sống đẹp”
Sống đẹp:
Sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả, phù hợp với thời đại, xác định vai trò, trách nhiệm của bản thân.
Có đời sống tình cảm đúng mực, phong phú và hài hoà.
Có hành động đúng đắn.
Để sống đẹp, con người cần rèn luyện những phẩm chất:
Chăm chỉ học tập, khiêm tốn học hỏi, biết nuôi dưỡng những hoài bão, những ước mơ.
Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, bao dung, độ lượng, có tình thương yêu con người.
Các thao tác lập luận cần sử dụng:
Giải thích.
Phân tích.
Chứng minh.
Bình luận.
Cần sử dụng các tư liệu trong lĩnh vực đời sống thực tế và trong văn học.
b. Lập dàn ý.

Mở bài:

Nêu vấn đề cần nghị luận.
Trích dẫn nguyên văn câu thơ của Tố Hữu.
Nêu quan điểm của bản thân về vấn đề đó.
Lưu ý: Có thể giới thiệu vấn đề theo nhiều cách: quy nạp, diễn dịch, phản đề.

Thân bài.

Giải thích thế nào là “sống đẹp”
Phân tích những khía cạnh biểu hiện lối sống đẹp và giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống và trong văn học. Dẫn chứng: “Từ ấy”(Tố Hữu), “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”hay “Sống là cho chết cũng là cho”(Tố Hữu), những tấm gương hi sinh cao cả vì lí tưởng: Phan văn Giót. Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu.
Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp: thường xuyên tu dưỡng tư tưởng đạo đức, lối sống phù hợp với thời đại và chuẩn mực đạo đức xã hội.
Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống: lối sống vị kỉ, buông thả, có những suy nghĩ và hành động trái với những chuẩn mực đạo đức.
Kết bài:

Khẳng định ý nghĩa của sống đẹp.
Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân.

2. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

a. Bố cục: Bài nghị luận về tư tưởng đạo lí gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

b. Các bước tiến hành ở phần thân bài :

Giải thích khái niệm của đề bài.
Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra.
Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai có liên quan đến vấn đề bàn luận .
Nêu ý nghĩa bài học.
Diễn đạt cần chuẩn xác mạch lạc có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải phù hợp


Ghi nhớ:

Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường có một số nội dung sau:
Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận
Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.
Nêu ý nghĩa, rút bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí.
Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc, có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải có chừng mực và phù hợp.

Luyện tập

Câu 1: Đọc văn bản của Gi. Nê-ru và trả lời các yêu cầu

[…] Văn hóa – đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không? Tôi cho là như vậy. Văn hóa nghĩa là tất cả những cái đó. Một người không thể hiểu được quan điểm của người khác tức là trong chừng mực nào đó anh ta có hạn chế về trí tuệ và văn hóa.
[…] Một trí tuệ có văn hóa, có cội nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh cửa mở rộng. Nó cần có khả năng hiểu được đầy đủ quan điểm của người khác, mặc dù không phải bao giờ cũng đồng ý với quan điểm đó. Vấn đề đồng ý chỉ nảy sinh khi anh ta hiểu được sự việc. Nếu không, đó chỉ là sự cự tuyệt mù quáng, quyết không thể là cách tiếp cận có văn hóa với bất kì vấn đề gì.

Đến đây, tôi sẽ để các bạn quyết định lấy văn hóa và sự khôn ngoan thật sự là gì. Chúng ta tiến bộ nhờ học tập, nhờ kiến thức và kinh nghiệm. Đến lúc tích lũy được một khối lượng khổng lồ những thứ đó, chúng ta lại trở nên không tài nào biết được mình đang ở đâu! Chúng ta bị tràn ngập bởi mọi thứ và không hiểu sao chúng ta lại có cảm giác rằng tất cả mọi thứ đó cộng lại cũng chưa hẳn đã nhất thiết đại diện cho sự phát triển của trí khôn con người…Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta có thể kết hợp tất cả sự phát triển của khoa học, của tri thức và những tiến bộ của con người với sự khôn ngoan thật sự hay không? Tôi không biết. Đó là một cuộc chạy đua giữa các lực lượng khác nhau. Tôi nhớ đến một người rất thông thái – một nhà thơ Hi Lạp nổi tiếng, đã nói:

“Sự khôn ngoan là gì,

Chính là sự cố gắng của con người,

Vượt lên sợ hãi,

Vượt lên hận thù,

Sống tự do,

Thở hít khi trời và biết chờ đợi,

Dành trọn tình yêu cho những gì tươi đẹp”

(Gi. Nê-ru, theo Nhân dân chủ nhật, tháng 12-1997)

Câu hỏi:

a. Vấn đề mà Gi. Nu-rê đưa ra nghị luận là gì? Căn cứ vào nội dung cơ bản của vấn đề ấy, hãy đặt tên cho văn bản.

b. Để nghị luận, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào? Nêu ví dụ.

c. Cách diễn đạt trong văn bản trên có gì đặc sắc?

Trả lời:

a. Vấn đề mà Nê – Ru đưa ra nghị luận là văn hoá và những biểu hiện ở con người. Căn cứ vào nội dung cơ bản của vấn đề ấy, ta đặt tên cho văn bản là: Văn hoá con người.

b. Tác giả sử dụng các thao tác lập luận : giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận.

Đoạn từ đầu đến ” hạn chế về trí tuệ văn hoá” giải thích + khẳng định vấn đề (chứng minh).
Những đoạn còn lại là thao tác phân tích, bình luận.
c. Nét đặc sắc trong cách diễn đạt của văn bản trên là:

Đưa nhiều câu hỏi rồi trả lời, câu nọ nối với câu kia lôi cuốn sự chú ý của người đọc.
Cách viết hướng tới người đọc, đối thoại trực tiếp với người đọc: “Tôi sẽ để các bạn.”, ” Chúng ta tiến bộ nhờ học tập.” ” Chúng ta bị tràn ngập bởi mọi thứ.”…
Ở phần cuối tác giả dẫn đoạn thơ gây ấn tượng, hấp dẫn, dễ nhớ.

Câu 2: Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường…

Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống của con người.

Trả lời:

Giới thiệu vấn đề:

Người ta nói, lạc rừng cứ nhìn sao Bắc Đẩu mà đi, vì sao Bắc Đẩu chỉ có ta đường đi đúng. Trong cuộc sống mỗi con người, li tưởng được ví như sao Bắ Đẩu vậy. Về điều này, nhà văn L.Tôn – xtôi đã từng nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.

Giải quyết vấn đề:

Giải thích
Giải thích các khái niệm: “lí tưởng, cuộc sống”, ý nghĩa câu nói của nhà văn L. Tôn-xtoi.“Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường” Đưa ra phương hướng cho cuộc sống của thanh niên trong tương lai.

=> Thanh niên sống cần có lí tưởng , biết đề ra mục tiêu để phấn đấu vươn tới ước mơ…

Phân tích: Vai trò vạch đường, dẫn đường chỉ hướng của lý tưởng Lý tưởng được ví như ngọn đèn chỉ đường cho mỗi người trên hành trình sống:
Cuộc sống đó chỉ có được khi con người có lý tưởng, có phương hướng kiên định.Con người muốn có cuộc sống đích thực thì không thể không có lý tưởng.

Chứng minh: Lý tưởng của người Việt Nam những năm chống Mĩ là đấu tranh thống nhất miền Nam và đất nước hoà bình.
Bình luận: Lí tưởng, là yếu tố quan trọng làm nên cuộc sống con người . Người không có lý tưởng sẽ không thể lập trình cho cuộc đời mình, không có phương hướng, không có kế hoạch cho đời mình.
” Người nào không biết ngày mai mình làm gì thì người đó là kẻ khốn khổ” ( M. Gor – ki).

Khẳng định:
Thái độ: tán thành, nhận thức được vai trò quan trọng của lý tưởng

Lý tưởng của cá nhân và con đường phấn đấu cho lý tưởng.

Nỗ lực phấn đấu, học tập, tu dưỡng, hành động đúng đắn để đạt được những thành công cho bản thân.

Kết thúc vấn đề: Rút ra bài học cho bản thân, hoàn thiện nhân cách để sống tốt hơn, có ích hơn cho xã hội …

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý” số 4

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Đề bài

Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:

Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn ?

(Một khúc ca)

Gợi ý thảo luận

a) Tìm hiểu đề

– Câu thơ trên của Tố Hữu nêu lên vấn đề gì?

– Với thanh niên, học sinh ngày nay, sống thế nào được coi là sống đẹp? Để sống đẹp, con người cần rèn luyện những phẩm chất nào?

– Với đề bài trên, cần vận dụng những thao tác lập luận nào?

– Bài viết này cần sử dụng các tư liệu thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống để làm dẫn chứng? Có thể nêu các dẫn chứng trong văn học được không? Vì sao?

b) Lập dàn ý

Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề theo cách nào? (Theo cách diễn dịch, quy nạp hay phản đề,…)

– Sau khi giới thiệu vấn đề, cần nêu luận đề ra sao? (Dẫn nguyên văn câu thơ của Tố Hữu hay tóm tắt nội dung chính của bài viết ?)

Thân bài:

– Giải thích thế nào là “sống đẹp”.

– Phân tích các khía cạnh biểu hiện lối sống đẹp và giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống và trong văn học.

– Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống.

– Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp.

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của cách sống đẹp. (Gợi ý: Sống đẹp là một chuẩn mực cao nhất trong nhân cách con người. Câu thơ của Tố Hữu có tác dụng gợi mở, nhắc nhở chung cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ ngày nay.)


2. Nhận thức về cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Yêu cầu: Từ kết quả thảo luận trên, anh (chị) hãy phát biểu nhận thức của mình về cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

Trả lời:

– Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận

– Thân bài:

+ Giải thích tư tưởng, đạo lí

+ Phân tích điểm đúng, bác bỏ mặt sai lệch của vấn đề nghị luận

+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân

– Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận

3. Luyện tập

Bài 1 trang 21 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới

a) Vấn đề mà Gi. Nê-ru đưa ra nghị luận là gì ? Căn cứ vào nội dung cơ bản của vấn đề ấy, hãy đặt tên cho văn bản.

b) Đề nghị luận, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào ? Nêu ví dụ.

c) Cách diễn đạt trong văn bản trên có gì đặc sắc ?

Trả lời:

a, Vấn đề mà tổng thống Ấn Độ Nê-ru nêu ra là văn hóa và những biểu hiện ở con người.

Có thể đặt tên: Con người văn hóa

b, Thao tác lập luận:

+ Giải thích+ chứng minh

+ Phân tích + bình luận

+ Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình tượng

c. Cách diễn đạt của văn bản rất sinh động, luôi cuốn: hàng loạt câu hỏi tu từ, kết thúc văn bản, trích dẫn thơ Hi Lạp để tóm lược các luận điểm, vừa tạo ấn tượng với người đọc.

Bài 2 trang 22 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Nhà văn Nga L. Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.

Trả lời

1. Mở bài: dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận.

2. Thân bài

– Giải thích lí tưởng là gì?

– Phân tích vai trò, giá trị của lí tưởng: ngọn đèn chỉ dẫn lối sống cho con người. (Lấy dẫn chứng).

– Bình luận: Vì sao sống cần có lí tưởng?

– Suy nghĩ của bản thân đối với ý kiến của nhà văn. Từ đó liên hệ với bản thân (lựa chọn và phấn đấu cho lí tưởng).

3. Kết bài

– Khẳng định vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý” số 5

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẤM VỮNG

1. Cách làm một bài văn nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lí

– Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.

– Phân tích các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề nghị luận.

– Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động từ tư tưởng, đạo lí đó.

2. Đề tài và các thao tác lập luận trong kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

– Đề tài nghị luận: vô cùng phong phú, bao gồm các vấn đề về nhận thức (như lí tưởng, mục đích sống,…), về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, tính trung thực, thói ích kỉ,…), về các quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, cách ứng xử, hành động của mỗi người trong cuộc sống,…

– Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

Về câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:

Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?

(Một khúc ca)

a) Tìm hiểu đề, xác định yêu cầu của bài viết

– Nội dung nghị luận:

+ Trong câu thơ trên, nhà thơ Tố Hữu nêu lên vấn đề “sống đẹp”.

+ “Sống đẹp” là chuẩn mực cao nhất trong nhân cách con người, là sống có ích cho xã hội, hoà nhập với cộng đồng, thực hiện được những ước mơ, khát vọng của bản thân,…

+ Như vậy, để “sống đẹp”, chúng ta cần xác định lí tưởng sống đúng đắn, cao đẹp ; rèn luyện nhân cách ; phát triển trí tuệ, đạo đức bằng cách học tập, trau dồi tu dưỡng bản thân ;…

Chú ý: Bài viết có thể chia làm nhiều luận điểm, mỗi luận điểm gồm nội dung bàn luận và phần liên hệ bản thân.

– Các thao tác lập luận chủ yếu:

+ Giải thích: khái niệm “sống đẹp”.

+ Phân tích: những biểu hiện của “sống đẹp”, tại sao cần phải “sống đẹp”.

+ Chứng minh, bình luận: những tấm gương “sống đẹp” trong cuộc sống, đánh giá những hành động, việc làm thể hiện cách “sống đẹp”,…

– Dẫn chứng: chủ yếu lấy từ đời sống thực tế, có thể lấy ví dụ trong văn học nhưng cần chú ý để tránh lạc sang nghị luận văn học.

b) Lập dàn ý

– Mở bài: giới thiệu vấn đề và nêu luận đề (trích nguyên văn câu thơ của Tố Hữu).

– Thân bài:

+ Giải thích khái niệm “sống đẹp”.

+ Phân tích và nêu dẫn chứng về những tấm gương “sống đẹp”.

+ Bình luận: với thanh niên, học sinh, thế nào là “sống đẹp” ; phê phán những quan niệm và và lối sống trái với chuẩn mực của lối sống “đẹp”.

– Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề “sống đẹp”.

III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1. a) Vấn đề mà G. Nê-ru đưa ra nghị luận trong văn bản đã dẫn là phẩm chất văn hoá trong nhân cách của mỗi con người.

Căn cứ vào nội dung cơ bản và một số từ ngữ then chốt, ta có thể đặt tên cho văn bản: “Thế nào là con người có văn hoá?”, “Một trí tuệ có văn hoá”,…

b) Để nghị luận, tác giả đã sử dụng các thao tác lập luận:

– Giải thích (đoạn 1): “Văn hoá nghĩa là… có hạn chế về trí tuệ và văn hoá”;

– Phân tích (đoạn 2): “Một trí tuệ có văn hoá,… đối với bất cứ vấn đề gì”;

– Bình luận (đoạn 3): “Đến đây, tôi sẽ để các bạn… cho những gì tươi đẹp”.

c) Cách diễn đạt trong văn bản rất sinh động.

Khi giải thích, tác giả đưa ra nhiều câu hỏi có tính chất gợi mở (rồi lại tự trả lời), câu nọ nối câu kia nhằm thu hút sự chú ý của người đọc.

Khi phân tích và bình luận, tác giả như trực tiếp đối thoại với người đọc. Điều đó tạo không khí gần gũi, thân mật, bình đẳng giữa người viết với người đọc (cần lưu ý đến vị trí xã hội của tác giả và bạn đọc của ông).

Phần cuối, tác giả viện dẫn một đoạn thơ vừa tóm lược các luận điểm của bài viết vừa tạo ấn tượng nhẹ nhàng, dễ đi vào lòng người.


Câu 2. Về câu nói của nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.

– Giải thích: “lí tưởng” là gì? “Cuộc sống” là gì?

– Mối quan hệ giữa “lí tưởng” với “cuộc sống”: không có lí tưởng thì không có sự sống ; vai trò của lí tưởng đối với ý nghĩa của cuộc sống.

– Suy nghĩ của bản thân về vai trò của lí tưởng đối với cuộc sống:

+ Lí tưởng là ngọn đèn soi đường chỉ lối, hướng con người đến một đích nhất định.

+ Lí tưởng là động lực thúc đẩy con người vượt qua khó khăn trở ngại để đạt được mục đích.

– Khái quát ý nghĩa câu nói của nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi.

Khẳng định vai trò của lí tưởng đối với đời sống mỗi con người và rút ra bài học nhận thức và hành động của bản thân.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý” số 6

I- Tìm hiểu đề và lập dàn ý

a. Tìm hiểu đề

Câu thơ của Tố Hữu nêu lên vấn đề về lối sống đẹp của con người
Với thanh niên, học sinh ngày nay, sống đẹp là tích cực trau dồi, hoàn thiện bản thân về nhân cách và hiểu biết, có ý thức vươn lên, có mục tiêu, lí tưởng…
Với đề bài trên, cần vận dụng những thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận
Bài viết cần sử dụng các tư liệu thực tế trong đời sống. Có thể nêu các dẫn chứng trong văn học nhưng cần hạn chế
b. Lập dàn ý

Câu 2 trang 21 SGK văn 12 tập 1:

Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: Ghi nhớ- SGK/21

II- Luyện tập Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Câu 1 trang 21 SGK văn 12 tập 1:

a. Vấn đề mà Gi. Nê- ru nêu ra là văn hóa và những biểu hiện ở con người

Đặt tên cho văn bản: Văn hóa con người

b. Tác giả sử dụng các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận

Ví dụ: Đoạn từ đầu… hạn chế về trí tuệ và văn hóa: giải thích và khẳng định vấn đề. Những đoạn còn lại là thao tác bình luận

c. Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình ảnh

Câu 2 trang 22 SGK văn 12 tập 1:

Lí tưởng là mục tiêu mà con người hướng đến trong cuộc sống=> Khẳng định vai trò của lí tưởng trong cuộc sống: giúp con người có phương hướng rõ ràng

Vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người:

Lí tưởng soi đường chỉ lối, giúp chúng ta có hướng đi rõ ràng, không sa vào đầm lầy ngõ cụt
Lí tưởng giúp con người có nghị lực, đam mê để vượt qua mọi khó khăn, đạt được, thành công
Lí tưởng giúp con người khẳng định bản thân, là ý nghĩa của sự sống
Nêu suy nghĩ của bản thân đối với ý kiến của nhà văn:

Ý kiến của L. Tôn- xtôi là lời khuyên đối với mỗi chúng ta: cần có lí tưởng và hãy theo đuổi lí tưởng của mình
Mỗi người, đặc biệt là người trẻ cần có lí tưởng cho riêng mình, phấn đấu, nỗ lực để đạt được lí tưởng

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về bài học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Blogthoca.edu.vn.vn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *