Vương Xương Linh (698 – 757) là một trong những nhà thơ nổi tiếng thời Thịnh Đường. Thơ Vương Xương Linh thường đề cập đến cuộc sống của tướng sĩ nơi biên … xem thêm…cương, nỗi oán hờn của người cung nữ, nỗi li sầu biệt hận của thiếu phụ khuê các, tình bằng hữu chân thành, trong sáng… Trong bài thơ “Khuê oán” (Nỗi oán của người phòng khuê), Vương Xương Linh đã mượn tâm trạng của người thiếu phụ để thông qua đó lên án chiến tranh phi nghĩa gây biết bao đau thương, mất mát cho nhân dân. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn hay nhất mà Blogthoca.edu.vn đã tổng hợp trong bài viết sau để hiểu rõ hơn nội dung trên.
Bài soạn “Nỗi oán của người phòng khuê” số 1
I. Tác giả
1. Tiểu sử
– Vương Xương Linh (698 ? – 757), tự là Thiếu Bá.
– Quê: Trường An (nay là thành phố Tây An, tỉnh Thiềm Tây, Trung Quốc).
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
– Ông là một trong những nhà thơ nổi tiếng thời Thịnh Đường.
– Thơ Vương Xương Linh hiện còn 186 bài, trong đó đặc sắc nhất là thơ thất ngôn tuyệt cú.
b. Phong cách văn học
– Thơ Vương Xương Linh thường đề cập đến cuộc sống của tướng sĩ nơi biên cương, nỗi oán hờn của người cung nữ, nỗi li sầu biệt hận của thiếu phụ khuê các, tình bằng hữu chân thành, trong sáng…
– Phong cách thơ: trong trẻo, tinh tế, thanh tân, được người đời rất hâm mộ.
II. Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Nhan đề
“Nỗi oán của người phòng khuê”
– “Oán”: giận, trách hận hoặc sự bất mãn.
– “Phòng khuê” là căn buồng của người phụ nữ và ở đây “Người phòng khuê” ý chỉ người phụ nữ có chồng đi chiến trận.
=> Có thể hiểu nhan đề là: nỗi trách hận của người phụ nữ có chồng đi chiến trận.
b. Đề tài
– Đề tài bài thơ là khuê oán, nói về nỗi oán hờn của người khuê phụ.
– Thuộc chủ đề chiến tranh, bài thơ thể hiện tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa.
2. Tìm hiểu chi tiết
a. Hai câu đầu
Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,
Xuân nhật ngưng trang thướng thuý lâu.
* Câu 1: Giới thiệu hình ảnh và tâm trạng của người thiếu phụ:
– Đó là một người đàn bà trẻ nơi phòng khuê.
– “Bất tri sầu” – ko biết buồn” vô tư, vui tươi.
– Cùng chung giấc mộng công danh với chồng, hi vọng chồng được ban tước hầu vẻ vang sau chiến tranh.
* Câu 2: Tả cảnh ngày xuân, người phụ nữ trang điểm lộng lẫy, lên lầu ngắm cảnh – nếp sinh hoạt của người phụ nữ quý tộc trẻ, xinh đẹp.
=> Gợi tứ thơ đăng cao vọng viễn, giãi bày, bộc lộ tâm trạng.
– Đối diện với ko gian rộng lớn, con người thường có nhiều suy tư nên tâm hồn thiếu phụ đến đây đã có sự xao động, ko còn yên tĩnh nữa.
b. Hai câu sau
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,
Hối giao phu tế mịch phong hầu.
– “Dương liễu”: Mùa xuân, tuổi trẻ, hồi ức về người chồng, bao liên tưởng, xúc cảm về những ngày hạnh phúc…
– “Hốt – chợt” sự bừng tỉnh của nhận thức, khao khát hạnh phúc.
=> Màu dương liễu đánh thức khát khao hạnh phúc và cả ý thức về sự biệt li. Nó tạo nên cái giật mình bừng thức của thiếu phụ ra khỏi giấc mộng công hầu. Mùa xuân của vũ trụ tuần hoàn nhưng thời gian đời người hữu hạn, mùa xuân của đời người (tuổi trẻ) càng ngắn ngủi, đáng quý. Hiện tại, con người lại phải biệt li. Càng ý thức khao khát hạnh phúc thì giấc mơ công hầu càng trở nên bé nhỏ, vô nghĩa…
– “Hối”: hối hận vì đã xui, đã để chồng đi tòng quân mong lập công, kiếm ấn phong hầu
– Sau nỗi hối hận là tâm trạng oán sầu: oán cái ấn phong hầu, oán chiến tranh phong kiến phi nghĩa khiến vợ chồng nàng phải chia li không biết đến bao giờ.
=> Diễn biến tâm trạng: Bất tri sầu – hốt – hối – oán: Vô tư – bừng tỉnh – tiếc, hối hận – oán sầu.
=> Ý nghĩa: Lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa.
c. Giá trị nội dung
Vương Xương Linh đã mượn tâm trạng của người thiếu phụ để thông qua đó lên án chiến tranh phi nghĩa gây biết bao đau thương, mất mát cho nhân dân.
d. Giá trị nghệ thuật
– Bút pháp miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật tinh tế.
– Cấu trúc ngôn ngữ ngắn gọn gợi nhiều hơn tả.
III. Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 162 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Nhận xét về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ:
– Cấu tứ theo mạch cảm xúc của bài thơ – cảm xúc của người khuê phụ.
– Người khuê phụ có sự thay đổi nhận thức: Nhìn mình, khuê phụ thấy tuổi trẻ đang bị “trôi” đi. Còn nhìn về phía chinh phu thì mọi thứ mịt mù thăm thẳm
– Hoàn cảnh ấy khiến người thiếu phụ sầu hận, xót thương.
Câu 2 (trang 162 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Khi thấy “màu dương liễu” nàng lại hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu. Màu dương liễu là màu của tuổi xuân, tuổi trẻ cũng là màu của li biệt. Chính bởi ý thức được điều này nên người thiếu phụ cảm thấy hối hận khi đã để chồng đi kiếm tước hầu. từ suy nghĩ ấy, người thiếu phụ oán thán ấn phong hầu, căm ghét chiến tranh hi nghĩa.
Câu 3 (trang 162 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Chỉ với 28 chữ, bài Khuê oán lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường. Mặc dù toàn bài không nhắc đến hai chữ “chiến tranh” nhưng người đọc vẫn có thể nhận thấy chiến tranh đang dần “ăn mòn” cuộc sống con người. Nó hủy hoại tuổi trẻ, tuổi xuân của biết bao ngươi, nó phá tan hạnh phúc của mọi gia đình, làm mất đi sự lạc quan yêu đời và niềm tin vào cuộc sống của biết bao người. Chính bởi những lí do trên dù không nhắc đến hai chữ “chiến tranh” nhưng bài thơ vẫn sục sôi niềm oán thán, phản đối chiến tranh phi nghĩa.
Bài soạn “Nỗi oán của người phòng khuê” số 2
Câu 1 (trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ thể hiện qua quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ.
Lời giải chi tiết:
– Điểm độc đáo của Khuê oán là ở cấu tứ. Với chỉ bốn câu và vẻn vẹn trong 28 chữ, Vương Xương Linh vẫn thể hiện được quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ.
+ Tâm trạng ấy từ “bất tri sầu” (vô tư) sang “hối” (hối tiếc và hối hận). Cái “bản lề” của quá trình chuyển biến tâm trạng ấy là ở câu : Liễu là màu của mùa xuân và tuổi trẻ.
+ Nó cũng lại là màu của sự biệt li. Nhìn về mình, cô gái thấy tuổi trẻ đang bị “trôi” đi. Còn nhìn về phía chinh phụ thì mịt mù thăm thẳm. Hoàn cảnh ấy quả thực không thể không khiến cho người thiếu phụ sầu hận, xót thương.
Câu 2 (trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Vì sao khi thấy “màu dương liễu” nàng lại hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu?
Lời giải chi tiết:
– Màu dương liễu vừa là màu của mùa xuân, của tuổi trẻ, vừa là “màu li biệt”, vì thế khi nhìn thấy “màu dương liễu” tâm trạng người khuê phụ lập tức đổi thay ngay: từ vô tư, nàng bắt đầu hối hận vì để chàng đi tìm kiếm tước hầuv; từ hối hận, nàng chuyển sang oán thán cái ấn phong hầu, oán ghét chiến tranh phi nghĩa.
=> Khuê phụ giờ mới hiểu hết giá trị của chia li và sự phi lí của chiến tranh.
Câu 3 (trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Vì sao chỉ với 28 chữ, tác phẩm lại được oi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người đời Đường?
Lời giải chi tiết:
– Với chỉ 28 chữ, Khuê oán xứng đáng được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường. Đọc Khuê Oán ta không thấy nói đến chiến tranh nhưng ta lại có thể cảm nhận thấy rất rõ chiến tranh, chiến tranh đang “ăn mòn” cuộc sống con người. Nó không những chôn vùi tuổi trẻ của cả những người đang đứng trước hòn tên mũi đạn mà còn chôn vùi cả những người vợ, người mẹ,… đang mong ngóng nơi quê hương, xứ xở. Không chỉ thế, chiến tranh còn làm mất đi sự lạc quan yêu đời và niềm tin yêu phơi phới vào cuộc sống,… Với những điều như thế thì đúng là dù không trực tiếp nói ra nhưng bài thơ vẫn sục sôi tinh thần phản đối chiến tranh.
=> Từ cảm xúc tâm trạng, và sự oán thán của người chinh phụ là giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa
Bố cục
Bố cục: 2 phần
– 2 câu đầu: Sự hồn nhiên, vô tư của cô gái
– 2 câu cuối: Nỗi niềm của người chinh phụ
Nội dung chính
Nhà thơ mượn tâm trạng của người chinh phụ để thông qua đó lên án chiến tranh phi nghĩa gây đau thương, mất mát cho mọi gia đình, tình yêu, hạnh phúc của bao người.
Bài soạn “Nỗi oán của người phòng khuê” số 3
TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1. Tác giả Vương Xương Linh
– Vương Xương Linh (698 ? – 757), tự là Thiếu Bá, quê ở Trường An, tĩnh Thiểm Tây, Trung Quốc
– Ông nổi tiếng rất sớm về tài văn chương, tuy đỗ tiến sĩ nhưng chỉ được giữ những chức quan nhỏ và bị biếm trích rất nhiều lần. Trong loạn An – Sử, ông lánh nạn ở vùng Giang, Hoài, bị tên thứ sử Lư Khâu Hiểu giết hại.
– Vương Xương linh là nhà thơ kiệt xuất thời Thịnh Đường, thơ ông thường đề cập đến cuộc sống của tướng sĩ nơi biên cương, nỗi oán hận của người cung nữ, nỗi li sầu biệt hận của người thiếu phụ khuê các, tình bằng hữu chân thành, trong sáng…
– Phong cách thơ ông rất trong trẻo, tinh tế, thanh tân, vừa giàu tính hiện thực, vừa đậm đà chất trữ tình, phản ánh những vấn đề lớn của thời đại như chiến tranh, đau thương, mất mát… Đặc biệt, ông thường đi sâu phân tích và thể hiện tâm lí, tình cảm của nhiều loại người như tầng lớp trí thức, tướng sĩ, binh lính, những thiếu phục có chồng ngoài mặt trận…
2. Tác phẩm Khuê oán
– Thể loại: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
– Bố cục bài thơ:
+ Hai câu thơ đầu: Sự vô tư của người chinh phụ
+ Hai câu thơ sau: Nỗi niềm của người chinh phụ
– Nội dung chủ đề bài thơ: Mượn tâm trạng của một khuê phụ trẻ để thông qua đó lên án chiến tranh phi nghĩa gây đau thương, mất mát cho mọi gia đình, cướp đi tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc của bao người.
HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Bài 1 trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ thể hiện qua quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ.
Trả lời:
– Điểm độc đáo của Khuê oán là ở cấu tứ. Với chỉ bốn câu và vẻn vẹn trong 28 chữ, Vương Xương Linh vẫn thể hiện được quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ.
– Tâm trạng ấy từ “bất tri sầu” (vô tư) sang “hối” (hối tiếc và hối hận). Cái “bản lề” của quá trình chuyển biến tâm trạng ấy là ở câu: Liễu là màu của mùa xuân và tuổi trẻ. Nó cũng lại là màu của sự biệt li. Nhìn về mình, cô gái thấy tuổi trẻ đang bị “trôi” đi. Còn nhìn về phía chinh phụ thì mịt mù thăm thẳm. Hoàn cảnh ấy quả thực không thể không khiến cho người thiếu phụ sầu hận, xót thương.
Bài 2 trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Vì sao khi thấy “màu dương liễu” nàng lại hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu?
Trả lời:
Khi thấy “màu dương liễu” nàng lại hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu vì:
– Màu dương liễu vừa là màu của mùa xuân, của tuổi trẻ, vừa là “màu li biệt” → khi nhìn thấy “màu dương liễu” tâm trạng người khuê phụ lập tức đổi thay ngay: từ vô tư, nàng bắt đầu hối hận vì để chàng đi tìm kiếm tước hầu; từ hối hận, nàng chuyển sang oán thán cái ấn phong hầu, oán ghét chiến tranh phi nghĩa.
– Ngay lúc này đây, nàng nhìn nhận sự thật một cách sâu sắc về cuộc đời của bản thân nàng và người chinh phu. Nàng nhận thức rõ cái giá của chiến tranh một cách cay đắng và nàng đau xót, hối hận vì đã để chồng đi tòng quân.
Bài 3 trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Vì sao chỉ với 28 chữ, tác phẩm lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người đời Đường?
Trả lời:
Chỉ với 28 chữ, bài Khuê oán được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường vì thông qua bài thơ ta có thể nhận thấy và hiểu một cách sâu sắc rằng:
– Bài thơ không trực tiếp nói đến nhưng ta lại có thể cảm nhận thấy rất rõ chiến tranh. Đọc bài thơ, ta cảm nhận sâu sắc về những điều mà chiến tranh mang lại cho cuộc sống bấy giờ.
– Chiến tranh đang”ăn mòn” cuộc sống con người, đẩy con người đi đến hồ nghi, thất vọng và tuyệt vọng.
– Chiến tranh không những chôn vùi tuổi trẻ của cả những người đang đứng trước hòn tên mũi đạn mà còn chôn vùi cả những người vợ, người mẹ,… đang mong ngóng nơi quê hương, xứ sở.
– Và chiến tranh còn làm mất đi sự lạc quan yêu đời và niềm tin yêu phơi phới vào cuộc sống,…
→ Với những điều như thế thì đúng là dù không trực tiếp nói ra nhưng bài thơ vẫn sục sôi tinh thần phản đối chiến tranh.
TỔNG KẾT
Nỗi oán của người phòng khuê thể hiện những chuyển biến trong tâm trạng của một cô gái có chồng tòng quân. Khi nhận ra những giá trị của cuộc sống cũng như cái giá phải trả cho chiến tranh, cô đau xót, hối hận và oán ghét chiến tranh phi nghĩa.
Bài thơ có cấu tứ đặc biệt, hình ảnh thơ độc đáo, cách lựa chọn từ ngữ tinh tế, được coi là tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của dân chúng thời Thịnh Đường.
Bài soạn “Nỗi oán của người phòng khuê” số 4
I. Tóm tắt tác phẩm
Bài thơ thể hiện tâm trạng người thiếu phụ nơi phòng khuê trong những năm tháng mà người chồng thân yêu đang xông pha, đang gối đất nằm sương trên miền chiến địa.
Người thiếu phụ được nói đến trong “Khuê oán” không phải thuộc lớp bình dân, mà là một mệnh phụ phu nhân sống trong chốn lầu son gác tía, trong những lầu đẹp (thuý lâu). Đó là điều cần biết đểcảm hiểu bài thơ “Khuê oán”. Hai câu thơ đầu nói lên cuộc sống nhàn nhã, đài các của thiếu phụ thời son trẻ, khi sống hạnh phúc đoàn tụ với người chồng yêu thương. Khi ấy, nàng chưa hề biết đến nỗi buồn (bất tri sầu). Phòng khuê là tổ ấm hạnh phúc. Suốt một thời son trẻ, mỗi lần trang điểm xong, nàng bước lên lầu đẹp (để dạo bước, để ngắm hoa, nhìn cảnh, nhìn trời…): “Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu (Trẻ trung nàng biết chi sầu,Ngày xuân trang điểm lên lầu ngắm gương). Trong câu thơ dịch, hai chữ “ngắm gương” là Tản Đà suy luận ra, chứ trong nguyên tác không hề có. Hai chữ “Xuân nhật” nghĩa đen là ngày xuân; trong văn cảnh còn mang hàm nghĩa chỉ thời trẻ trung, đầy xuân sắc, xuân tình, đó là những ngày êm đẹp, hạnh phúc nhất của nàng. Nhưng những ngày ấy đã trôi qua lâu rồi, nay chỉ còn là kỉ niệm đẹp.
II. Soạn văn 10 bài Nỗi oán của người phòng khuê
1. Hai câu đầu
Hai câu thơ đầu vừa tả tâm hồn vô tư, yêu đời (chẳng biết sầu là gì) vừa tả cử chỉ động tác (soi gương, nhẹ bước lên lầu) đúng là nhà thơ tả ít mà gợi nhiều. Hai chữ “xuân nhật” là thời gian nghệ thuật, ba chữ “bất tri sầu” là tâm trạng nghệ thuật đồng hiện, gợi tả sự trẻ trung, yêu kiều, đài các, nhàn nhã, quý phái, phong lưu…
Nàng đã sống trong giàu sang phú quý, trong êm ấm hạnh phúc gia đình thời son trẻ. Nhưng ấn phong hầu cho chồng là niềm khao khát và mơ ước của nàng. Người chồng cũng vậy, “chí làm trai dặm nghìn da ngựa”… Có thể nói, giấc mộng phong hầu ấy rất đẹp và chính đáng. Nàng khuê phụ và chồng nàng được nói đến trong bài thơ là những con người thuộc tầng lớp trên thời Thịnh Đường cách chúng ta hơn 13 thế kỉ. Họ gắn bó với nhà vua theo lí tưởng trung quân.
2. Hai câu 3, 4
Các chữ “hốt kiến” và “hối giao” là nhãn tự của bài thơ: “Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,Hối giao phu tế mịch phong hầu (Nhác trông vẻ liễu bên đường,”Phong hầu ” nghĩ dại, xui chàng kiếm chi). “Dương liễu sắc” là sắc màu dương liễu, là hình ảnh hiện tại. Sau những năm dài sống cô đơn, nàng khuê phụ lên lầu cao chọt nhìn thấy. Như có sự giật mình trước sự đổi thay của sắc màu dương liễu. “Xuân nhật” là quá khứ, “dương liễu sắc” là hiện tại. Và đó là mùa thu, sắc thu. Hình ảnh ấy mang hàm nghĩa: tuổi xuân đẹp đã trôi qua, nhan sắc xinh tươi đã dần phai sau năm tháng đợi chờ và cô đơn. “Dương liễu sắc” là một ẩn dụ, một hình ảnh ước lệ, lấy cảnh để tả tình. Khuê phụ chợt nhìn thấy sắc màu dương liễu mà hối hận (hối giao) vì mình đã để chồng đi tòng chinh mong kiếm ấn phong hầu. Hối hận vì phải trả giá cho giấc mộng công hầu. Người chồng có thể giãi thây trên chiến địa. Người chồng cũng có thể trở thành “Chàng Siêu tốc đã điểm sương mới về” (Chinh phụ ngâm). Thực tế phũ phàng: cô đơn, sầu muộn, tuổi xuân mỏi mòn, mong chờ rồi tuyệt vọng. Khuê phụ thở dài, than khóc, hối hận. Nàng tự trách mình, nàng oán trách duyên phận mình. Đó là “khuê oán”.
Ở đây, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật một lần nữa lại đồng hiện. “Hốt kiến”, “hối giao” là tâm trạng khuê phụ, là nỗi đau, nỗi buồn của người vợ trẻ có chồng đi lính ngày xưa: hối hận, u sầu, đau khổ, nàng chỉ còn biết tự trách mình.
3. Ý nghĩa của tác phẩm
Có người cho rằng “Khuê oán” tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường. Chúng tôi không nghĩ như thế. “Khuê oán” chỉ là tiếng thở dài, giọt nước mắt, sự hối hận của người khuê phụ về mộng công hầu mà nàng phải nếm trải với bao cay đắng cô đơn. Cách viết của Vương Xương Linh nhẹ nhàng và thấm thía. Cái ấn phong hầu thời nào cũng có giá: máu và nước mắt.
Bài soạn “Nỗi oán của người phòng khuê” số 5
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Thơ Đường có nhiều kiệt tác về đề tài chiến tranh. Tuy không nói trực tiếp đến sự tàn khốc của chiến tranh, nhưng từ nỗi sầu biệt hận của người thiếu phụ phòng khuê, bài thơ đã cất lên tiếng nói căm ghét oán hờn đối với chiến tranh. Với một bài thơ như Khuê oán thì hàng trăm mũi tên phản chiến ắt còn phải chịu thua xa.
II. RÈN KĨ NĂNG
Câu 1. Điểm độc đáo của Khuê oán là ở cấu tứ. Với chỉ bốn câu và vẻn vẹn trong 28 chữ, Vương Xương Linh vẫn thể hiện được quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ. Tâm trạng ấy từ “bất tri sầu” (vô tư) sang “hối” (hối tiếc và hối hận). Cái “bản lề” của quá trình chuyển biến tâm trạng ấy là ở câu : Liễu là màu của mùa xuân và tuổi trẻ. Nó cũng lại là màu của sự biệt li. Nhìn về mình, cô gái thấy tuổi trẻ đang bị “trôi” đi. Còn nhìn về phía chinh phụ thì mịt mù thăm thẳm. Hoàn cảnh ấy quả thực không thể không khiến cho người thiếu phụ sầu hận, xót thương.
Câu 2. Như trên đã nói, màu dương liễu vừa là màu của mùa xuân, của tuổi trẻ, vừa là “màu li biệt”, tâm trạng người khuê phụ lập tức đổi thay ngay : từ vô tư, nàng bắt đầu hối hận vì để chàng đi tìm kiếm tước hầu; từ hối hận, nàng chuyển sang oán thán cái ấn phong hầu, oán ghét chiến tranh phi nghĩa.
Câu 3. Với chỉ 28 chữ, Khuê oán xứng đáng được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường. Đọc Khuê Oán ta không thấy nói đến chiến tranh nhưng ta lại có thể cảm nhận thấy rất rõ chiến tranh, chiến tranh đang “ăn mòn” cuộc sống con người. Nó không những chôn vùi tuổi trẻ của cả những người đang đứng trước hòn tên mũi đạn mà còn chôn vùi cả những người vợ, người mẹ,… đang mong ngóng nơi quê hương, xứ xở. Không chỉ thế, chiến tranh còn làm mất đi sự lạc quan yêu đời và niềm tin yêu phơi phới vào cuộc sống,… Với những điều như thế thì đúng là dù không trực tiếp nói ra nhưng bài thơ vẫn sục sôi tinh thần phản đối chiến tranh.
Bài soạn “Nỗi oán của người phòng khuê” số 6
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Vương Xương Linh (608 – 756), tự là Chiếu Bá.
Quê ở Thiểm Tây trung Quốc.
Ông nổi tiếng là một nhà thơ thiên về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ông không những sử dụng thành thạo thể thơ này trong những sáng tác của mình mà ông còn đạt được nhiều thành công đối với nó.
Ông để lại 180 bài thơ và một số tập văn.
Nội dung thơ ông phong phú: có những bài thơ nói về tình cảm bạn bè trong sáng, khi lại là khúc oán của người cung nữ, đề cập đến cuộc sống của những người lính biên cương.
Phong cách thơ: trong trẻo tinh tế.
2. Tác phẩm
a. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
b. Bố cục: 2 phần.
Phần 1: hai câu thơ đầu: thể hiện được cô gái phòng khuê vẫn còn vô tư trong sáng.
Phần 2: cô gái nhận ra hối hận đã để chồng đi kiếm tước hầu.
c. Nhan đề: nỗi oán là nỗi oán hận, day dứt trong lòng, người phòng khuê là chỉ những cô gái có chồng đi lính xa xôi.-> Nhan đề có nghĩa là nỗi oán hận, hối hận của người con gái khi để chồng đi lính kiếm tước hầu.
II. Phân tích
Câu 1. Cô gái phòng khuê vẫn trong sáng vô tư không biết sầu.
Chồng đi lính kiếm tước hầu nhưng cô gái chẳng biết sầu là gì hoạt động hằng ngày của cô vẫn diễn ra bình thường như khi chồng còn ở nhà vậy.
Cô vẫn không biết sầu là gì mặc dù thiếu bóng người chồng.
Cô vẫn hàng ngày trang điểm má phấn hồng son dạo lên lầu.
-> Đây quả là một cô gái vô tư không lo nghĩ gì nhiều, cô vẫn còn rất trẻ và suy nghĩ còn chưa được trưởng thành. Cô hãy còn vui vẻ nhưng chỉ là vui vẻ một mình.
Câu 2. Sự hối hận của cô gái
Đây quả là một bước chuyển biến tâm trạng rõ rệt của cô gái ấy.
Cô trang điểm bước lên lầu nhưng để ai ngắm cô kia chứ, bỗng chốc cô nhận ra việc cô để chông đi kiếm hầu tước là sai.
Cô nhìn thấy ngọn liễu xanh kia thì chợt nghĩ đến bản thân mình, khi này cô vẫn còn trẻ tươi xanh như thế kia, đẹp như thế kia.
Thế nhưng cô nhận ra để người chồng đi lính là đẩy chồng mình vào biết bao nhiêu khó khăn gian khổ thậm chí nó còn đánh đổi cả tính mạng để lấy được hầu tước.
Lỡ như có chuyện gì xảy ra thì nàng trẻ như liễu xanh mà không có ai để ngắm, không có ai khen ngợi vẻ đẹp của nàng, thậm chí nàng còn trở thành một người góa bụa.
-> Chính vì lí do ấy mà cô gái vô tư bỗng chốc trở thành một cô gái biết sầu, hối hận khi cho chồng đi lính.
III. Tổng kết
Nội dung: bài thơ thể hiện được sự chuyển biến trong tâm trạng của một cô gái có chồng đi lính kiếm hầu tước. Cô oán hận chiến tranh khiến chồng cô phải đi lính, cô càng oán hận khi bản thân mình quá vô tư không nghĩ xa mà lại để chồng đi lính.
Nghệ thuật: tả tình tinh tế, ngắn gọn, hàm súc.
Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về bài học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Blogthoca.edu.vn.vn.