Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự việc, hiện tượng được miêu tả dùng để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm. Vậy … xem thêm…khi nào nên dùng nói quá, và nói quá có tác dụng gì, sử dụng như nào mới hợp lí? Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Nói quá” trong chương trình Ngữ văn lớp 8 để hiểu rõ hơn điều này và chuẩn bị kiến thức tốt nhất trước khi lên lớp.
Bài soạn “Nói quá” số 1
I- Nói quá và tác dụng của nói quá
1. Nói đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối và Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày là quá sự thật.
+ Thực chất câu tục ngữ này muốn nhấn mạnh tới sự đối lập về thời gian hai mùa trong năm ( mùa hè- mùa đông)
+ Khuyên chúng ta cần biết trân trọng thời gian, biết cách sắp xếp hợp lý những công việc của mình.
2. Cách nói cường điệu có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng tới điều được nói tới.
Luyện tập
Bài 1 (trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
a, Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
– Nói quá nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạo tự nhiên mang lại nguồn sống.
b, “em có thể đi lên tới tận trời được”
– Nói quá nhằm khẳng định không ngại khó, không ngại khổ
c, “cụ bá thét ra lửa”
– Nói quá thể hiện nhân vật cụ bá có thế lực, quyền lực.
Bài 2 ( trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
a, Chó ăn đá gà ăn sỏi
b, Bầm gan tím ruột
c, Ruột để ngoài da
d, Nở từng khúc ruột
e, Vắt chân lên cổ
Bài 3 ( trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
+ Nàng Kiều trong truyện Kiều của Nguyễn Du có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
+ Nhân dân ta có sức mạnh dời non lấp biển đánh tan mọi âm mưu, thủ đoạn của bọn đế quốc Mĩ và tay sai.
+ Tôi thích nghe cô ấy kể về chuyện thần Nữ Oa lấp biển vá trời.
+ Chúng tôi đâu phải mình đồng da sắt để chịu được thời tiết nóng như lửa hầm hập dưới hầm.
+ Tôi đã nghĩ nát óc mà chưa tìm ra cách giải bài toán thầy giao.
Bài 4 ( trang 103 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
– 5 thành ngữ so sánh có sử dụng biện pháp nói quá
Những thành ngữ so sánh có sử dụng biện pháp nói quá:
+ Đen như than
+ Ngáy như sấm
+ Đau như đứt ruột
+ Kêu như tránh đánh
+ Nắng như đổ lửa
Bài 5 (trang 103 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
Em có thể chọn bài ca dao/ câu tục ngữ để phân tích về biện pháp nói quá có sử dụng trong bài
+ Nghị luận về sức mạnh của tuổi trẻ, ý chí và nghị lực của con người…như Bác Hồ từng nói :
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Bài 6 (trang 103 Ngữ Văn 8 tập 1)
Giống nhau:
– Đều nói những điều không có thật, nói phóng đại lên.
Khác nhau:
– Nói quá nhằm gây ấn tượng mạnh, khẳng định, tăng sức biểu cảm.
– Nói khoác là nói những điều không đúng sự thật, không có thật để phô trương, khoe khoang…
Bài soạn “Nói quá” số 2
I. NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ
Đọc các câu tục ngữ, ca dao sau và trả lời câu hỏi.
– Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
(Tục ngữ)
– Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
(Ca dao)
1. Nói đêm tháng năm chưa nằm đã sáng , Ngày tháng mười chưa cười đã tối và Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày có quá sự thật không ? Thực chất mấy câu này nhằm nói điều gì?
2. Cách nói như vậy có tác dụng gì?
Trả lời:
1.
Nói Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối; Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày là quá sự thật, là phóng đại mức độ và tính chất nội dung nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Hai câu đầu ngụ ý đêm tháng năm rất ngắn, ngày tháng mười rất ngắn. Câu cuối ngụ ý, lao động của người nông dân hết sức vất vả.
2.
Nói quá trong các trường hợp trên là một biện pháp tu từ nhằm tăng giá trị biểu cảm.
II. LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 102 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau:
a) Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)
b) Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sượt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.
(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)
c) […] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.
(Nam Cao, Chí Phèo)
Lời giải chi tiết:
a) Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Nói quá nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạo tự nhiên mang lại nguồn sống.
b) Em có thể đi lên đến tận trời.
Nói quá nhằm khẳng định không ngại khó, không ngại khổ
c) Thét ra lửa.
Nói quá thể hiện nhân vật bà cụ có thế lực, có quyền lực.
Trả lời câu 2 (trang 102 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ.
a) Ở nơi /…/ thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.
b) Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng /…/
c) Cô Nam tính tình xởi lởi, /…/
d) Lời khen của cô giáo làm cho nó /…/
e) Bọn giặc hoảng hốt /…/ mà chạy.
Lời giải chi tiết:
a) Ở nơi chó ăn đá, gà ăn sỏi thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.
b) Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng bầm gan tím ruột.
c) Cô Nam tính tình xởi lởi, ruột để ngoài da.
d) Lời khen của cô giáo làm cho nó nở từng khúc ruột.
e) Bọn giặc hoảng hồn vắt chân lên cổ mà chạy.
Trả lời câu 3 (trang 102 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây: nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc.
Lời giải chi tiết:
Đặt câu với thành ngữ:
– Nàng Kiều trong truyện Kiều của Nguyễn Du có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
– Kẻ trượng phu xưa thường mơ chuyện rời non lấp biển.
– Nhưng việc lấp biển vá trời dành cho kẻ anh hùng hào kiệt.
– Chúng tôi là người chứ đâu phải mình đồng da sắt. Chúng tôi thử hành hạ các ông thế này một buổi xem các ông có chịu nổi không.
– Tôi nghĩ nát óc vần không tìm được đáp số bài toán.
Trả lời câu 4 (trang 103 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Tìm năm thành ngữ so sánh dùng biện pháp nói quá:
Lời giải chi tiết:
– Ngáy như sấm.
– Nhanh như chớp.
– Lớn như thổi.
– Đen như cột nhà cháy.
– Khỏe như voi.
Trả lời câu 5 (trang 103 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Viết một đoạn văn, hoặc làm một bài thơ có dùng biện pháp nói quá.
Lời giải chi tiết:
Lan và tôi rất thân nhau, tôi vẫn hay đùa rằng bạn ấy cao như cây chuối hột. Ngày bạn lên đường theo gia đình đi xa tôi chỉ biết chúc bạn bình yên mà nước mắt rơi như mưa. Sau này, dù có phải đi lên đến tận trời, tôi cũng sẽ nhất định tìm gặp lại bạn.
Trả lời câu 6 (trang 103 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác.
Lời giải chi tiết:
Giống nhau:
– Đều nói những điều không có thật, nói phóng đại lên.
Khác nhau:
– Nói quá nhằm gây ấn tượng mạnh, khẳng định, tăng sức biểu cảm.
– Nói khoác là nói những điều không đúng sự thật, không có thật để phô trương, khoe khoang…
Bài soạn “Nói quá” số 3
Tóm tắt nội dung lý thuyết
Nói quá là gì ?
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. (Trang 102 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
Tác dụng của nói quá:
– Nói quá là một phép tu từ thường để nhằm tạo ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho câu nói. Nói quá được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày như lo sốt vó, buồn nẫu ruột, tức sôi máu, vắt chân lên cổ, mệt đứt hơi… Không chỉ thế phép tu từ nói quá còn được dùng trong các tác phẩm văn học cụ thể như các bài ca dao, châm biếm, anh hùng ca….
– Nói quá không phải là việc nói sai, nói dối về một sự thật, sự việc nào đó. Mà nó chỉ tăng tính chất, sức biểu cảm và gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Đôi khi, chúng ta có thể kết hợp những biện pháp tu từ khác như so sánh vào để câu văn, câu nói để thêm phần sinh động.
Hướng dẫn soạn bài Nói quá
I. Nói quá và tác dụng của nói quá
Đọc các câu tục ngữ, ca dao sau và trả lời câu hỏi.
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
(Tục ngữ)
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
(Ca dao)
1. Nói đêm tháng năm chưa nằm đã sáng , Ngày tháng mười chưa cười đã tối và Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày có quá sự thật không ? Thực chất mấy câu này nhằm nói điều gì?
2. Cách nói như vậy có tác dụng gì?
Trả lời
1. Nói đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối và Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cười là quá sự thật.
+ Thực chất câu tục ngữ này muốn nhấn mạnh tới sự đối lập về thời gian hai mùa trong năm ( mùa hè- mùa đông)
+ Khuyên chúng ta cần biết trân trọng thời gian, biết cách sắp xếp hợp lý những công việc của mình.
2. Cách nói cường điệu có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng tới điều được nói tới.
II. Soạn bài Nói quá phần Luyện tập
Bài 1
Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau:
a) Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)
b) Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sượt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.
(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)
c) […] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.
(Nam Cao, Chí Phèo)
Trả lời
a, Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
– Nói quá nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạo tự nhiên mang lại nguồn sống.
b, “em có thể đi lên tới tận trời được”
– Nói quá nhằm khẳng định không ngại khó, không ngại khổ
c, “cụ bà thét ra lửa”
– Nói quá thể hiện nhân vật bà cụ có thế lực, có quyền lực.
Bài 2
Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ.
a) Ở nơi /…/ thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.
b) Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng /…/
c) Cô Nam tính tình xởi lởi, /…/
d) Lời khen của cô giáo làm cho nó /…/
e) Bọn giặc hoảng hốt /…/ mà chạy.
Trả lời
a, Chó ăn đá gà ăn sỏi
b, Bầm gan tím ruột
c, Ruột để ngoài da
d, Nở từng khúc ruột
e, Vắt chân lên cổ
Bài 3
Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây: nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc.
Trả lời
Các em có thể đặt các câu tương tự như:
+ Nàng Kiều trong truyện Kiều của Nguyễn Du có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
+ Nhân dân ta có sức mạnh dời non lấp biển đánh tan mọi âm mưu, thủ đoạn của bọn đế quốc Mĩ và tay sai.
+ Tôi thích nghe cô ấy kể về chuyện thần Nữ Oa lấp biển vá trời.
+ Chúng tôi đâu phải mình đồng da sắt để chịu được thời tiết nóng như lửa hầm hập dưới hầm.
+ Tôi đã nghĩ nát óc mà chưa tìm ra cách giải bài toán thầy giao.
Bài 4
Tìm năm thành ngữ so sánh dùng biện pháp nói quá.
Trả lời
– 5 thành ngữ so sánh có sử dụng biện pháp nói quá
Những thành ngữ so sánh có sử dụng biện pháp nói quá:
+ Đen như than
+ Ngáy như sấm
+ Đau như đứt ruột
+ Kêu như tránh đánh
+ Nắng như đổ lửa
Bài 5
Viết một đoạn văn, hoặc làm một bài thơ có dùng biện pháp nói quá.
Trả lời
Gợi ý
Em có thể chọn bài ca dao/ câu tục ngữ để phân tích về biện pháp nói quá có sử dụng trong bài.
Đoạn văn tham khảo
Đoạn văn 1:
Nam và tôi rất thân nhau, tôi vẫn hay nói đùa rằng bạn ấy cao như cái cột đình. Bởi bạn ấy không chỉ cao lớn và nhìn còn rất chi mạnh mẽ. Ngày bạn lên đường theo gia đình đi xa tôi chỉ biết chúc bạn bình yên mà nước mắt rơi như mưa. Sau này, dù có phải đi xa lên đến tận trời, tôi cũng sẽ nhất định tìm gặp lại bạn.
Đoạn văn 2:
Bạn Nga là một học sinh chậm hiểu hơn các bạn trong lớp. Tuy vậy, các bạn trong lớp không chế diễu bạn mà còn giúp Nga học tốt hơn. Sau mỗi giờ học, chúng tôi chỉ cho bạn những chỗ bạn chưa hiểu. Nga rất biết lắng nghe và học hỏi. Sau một thời gian kiên trì, bạn Nga đã tiến bộ vượt bậc trong học tập. Hôm nay, bạn được những hai điểm 8 môn Toán và Văn nhé. Đúng là cần cù bù khả năng. Chỉ cần chúng ta chăm chỉ là chúng ta sẽ học tập tốt hơn. Vì vậy, các bạn đừng tự ti nhé, hãy siêng năng học tập.
Bài 6
Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác.
Trả lời
Điểm giống và khác nhau giữa nói quá và nói khoác
Giống nhau:
– Đều nói những điều không có thật, nói phóng đại lên.
Khác nhau:
– Nói quá nhằm gây ấn tượng mạnh, khẳng định, tăng sức biểu cảm.
– Nói khoác là nói những điều không đúng sự thật, không có thật để phô trương, khoe khoang…
Bài soạn “Nói quá” số 4
I. Nói quá và tác dụng của nói quá
Ví dụ: Đọc các câu tục ngữ, ca dao sau và trả lời câu hỏi:
a. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
(Tục ngữ)
b. Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
(Ca dao)
1. Nói Đêm tháng nằm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối và Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày có quá sự thật không ? Thực chất, mấy câu này nhằm nói điều gì ?
2. Cách nói như vậy có tác dụng gì ?
Trả lời:
1. Nói Đêm tháng nằm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối và Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày là nói quá sự thật.
Thực chất mấy câu này nhằm muốn nói:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng ->Đêm tháng năm rất ngắn
Ngày tháng mười chưa cười đã tối -> Ngày tháng mười rất ngắn
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày -> mồ hôi đổ rất nhiều
2. Cách nói như vậy có tác dụng:
Nói Đêm tháng nằm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
=>Nhấn mạnh đặc điểm của đêm tháng năm và ngày tháng mười nhằm giúp người nông dân biết về thời gian mà điều chỉnh công việc cho hợp lí.
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày => cho thấy được nổi vất vả của người nông dân như thế nào để làm ra được hạt lúa gạo.
Như vậy, việc nói quá trên có tác dụng nhấn mạnh ý và làm tăng giá trị biểu cảm của câu.
Ghi nhớ: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Luyện tập
Câu 1: Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau:
a. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)
b. Anh cứ yên tâm, vết thương mới chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.
(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)
c. […] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.
(Nam Cao, Chí Phèo)
Trả lời:
– Sỏi đá cũng thành cơm: Nhấn mạnh sự quyết tâm cũng như công sức của con người. Dù có khó khăn đến đâu mà quyết chí, gắng sức cũng sẽ đạt kết quả mĩ mãn.
– Đi đến tận trời được:Thể hiện ý chí nghị lực cũng như lòng lạc quan tin tưởng của con người. Mặt khác còn để trấn án mọi người rằng vết thương nhỏ chẳng có nghĩa lí gì.
– Thét ra lửa: Nhấn mạnh vào tính cách nhân vật. Cụ bá là kẻ có quyền uy, hống hách.
Câu 2: Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống l…l để tạo …
Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống l…l để tạo biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ.
a. Ở nơi l…l thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.
b. Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng l…l.
c. Cô Nam tính tình xởi lởi, l…l.
d. Lời khen của cô giáo làm cho nó l…l.
e. Bọn giặc hoảng hồn l…l mà chạy.
Trả lời:
a. Ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.
b. Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng bầm gan tím ruột
c. Cô Nam tính tình xởi lởi, ruột để ngoài da.
d. Lời khen của cô giáo làm cho nó nở từng khúc ruột.
e. Bọn giặc hoảng hồn vắt chân lên cổ mà chạy.
Câu 3: Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây: …
Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây: nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc.
Trả lời:
Nàng Kiều có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
Có trí tuệ con người mới có thể dời non lấp biển.
Nhân dân ta biết đoàn kết thì có thể lấp biển vá trời.
Thánh Gióng là một vị thần mình đồng da sắt.
Nghĩ nát óc cũng không thể giải được bài toán này.
Câu 4: Tìm năm thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá.
Trả lời:
Khỏe như voi
Đen như cột nhà cháy
Nhanh như gió
Chậm như rùa
Đẹp như tiên
Câu 5: Viết một đoạn văn hoặc làm một bài thơ có sử dụng biện pháp nói quá
Trả lời:
Tôi và Hải chơi với nhau từ bé. Nhà tôi với nhà Hà cách nhau bởi một bức tường rào. Chiều nào cũng vậy, sau giờ học chúng tôi lại kéo ra sân đánh cầu lông cùng lũ bạn. Cùng tuổi, học cùng lớp, nhưng người Hà cao như cây chuối hột còn tôi thì thấp lè tè, nên đi đâu cũng bị mọi người trêu chọc. Lên lớp 6, Hà theo bố mẹ di cư vào Sài Gòn sống, tiễn bạn tôi chỉ biết chúc bạn bình yên mà nước mắt cứ rơi như mưa. Không được sống gần nhau nhưng chúng tôi vẫn thân thiết với nhau, vẫn thường xuyên liên lạc cho nhau qua thư từ và điện thoại. Hà là một cô bạn tốt mà tôi có được, do đó, sau này, dù có phải đi lên đến tận trời, tôi cũng sẽ nhất định tìm gặp lại bạn.
Câu 6: Phân biệt biện pháp tu từ nói quá và nói khoác.
Trả lời:
Giống nhau: cùng nói quá sự thật, cùng phóng đại sự việc, hiện tượng khác.
Khác nhau:
Nói quá chỉ là cách nói phóng đại quá sự thật (chứ không phải sai sự thật), mục đích là để làm nổi bật bản chất của sự thật, giúp người đọc (người nghe) nhận thức sự thật rõ ràng hơn → tác động tích cực.
Nói khoác làm cho người nghe tin vào điều không có thực, tạo ra sự khôi hài hoặc chê bai làm cho người đọc (người nghe) bật cười chế nhạo → tác động tiêu cực
Bài soạn “Nói quá” số 5
I. NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ
Đọc các câu tục ngữ, ca dao và trả lời câu hỏi.
1. Nói Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng Mười chưa cười đã tối; Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày là quá sự thật, là phóng đại mức độ và tính chất nội dung nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Hai câu đầu ngụ ý đêm tháng Năm rất ngắn, ngày tháng Mười rất ngắn. Câu cuối ngụ ý, lao động của người nông dân hết sức vất vả.
2. Nói quá trong các trường hợp trên là một biện pháp tu từ nhằm tăng giá trị biểu cảm.
Ghi nhớ: Nói quá là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
II. LUYỆN TẬP
♦ Bài tập 1
a) Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
b) Em có thể đi lên đến tận trời.
c) Thét ra lửa.
♦ Bài tập 2
a) Ở nơi chó ăn đá, gà ăn sỏi thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.
b) Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng bầm gan tím ruột.
c) Cô Nam tính tình xởi lởi ruột để ngoài da.
d) Lời khen của cô giáo làm cho nó nở từng khúc ruột.
e) Bọn giặc hoảng hồn vắt chân lên cổ mà chạy.
♦ Bài tập 3
Đặt câu với thành ngữ:
– Tả tài sắc Thúy Kiều, Nguyễn Du viết: “Một hai nghiêng nước nghiêng thành. Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”.
– Kẻ trượng phu xưa thường mơ chuyện dời non lấp biển.
– Những việc lấp biển vá trời dành cho kẻ anh hùng hào kiệt.
– Chúng tôi là người chứ đâu phải mình đồng da sắt. Chúng tôi thử hành hạ các ông thế này một buổi xem các ông có chịu nổi không.
(Nguyễn Dức Thuận – Bất khuất)
– Tôi nghĩ nát óc vẫn không tìm được đáp số bài toán.
♦ Bài tập 4
Năm thành ngữ so sánh dùng biện pháp nói quá:
– Ngáp như sấm.
– Lớn như thổi.
– Đen như cột nhà cháy.
– Nói như két.
– Đen như than.
– Nhanh như chớp.
– Đau như đứt ruột.
– Nắng như đổ lửa.
– Kêu như trời đánh.
– Dữ như cọp.
– Khỏe như voi.
– Ăn như lợn.
♦ Bài tập 5
Viết một đoạn văn, hoặc làm một bài thơ có dùng biện pháp nói quá. (Học sinh tự viết hoặc làm).
Gợi ý:
Một số bài văn, bài thơ sử dụng biện pháp nói quá:
– Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn.
(Thành ngữ)
– Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận, tan tác chim muông.
(Nguyễn Trãi, Bình Ngô Đại Cáo)
♦ Bài tập 6
Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác.
Nói quá và nói khoác đều là phóng đại mức độ, quy mô tính chất của sự vật, hiện tượng nhưng khác nhau ở mục đích. Nếu nói quá là một biện pháp tu từ nhằm để nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm thì nói khoác nhằm cho người nghe tin vào những điều không thực sự xảy ra. Như thế, nói khoác là hành động có tác động không tích cực.
Bài soạn “Nói quá” số 6
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nói quá là gì?
Nói quá là phép tu từ phóng đại quá mức, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Nói quá còn được gọi là ngoa dụ, phóng đại, thậm xưng, khoa trương.
Ví dụ:
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm đón chàng sang chơi
(Ca dao)
Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung
Gió lay như sóng biển tung trắng bờ
(Tố Hữu)
2. Tác dụng của nói quá
Nói quá là một biện pháp tu từ, nó có chức năng nhận thức, khắc sâu hơn bản chất đối tượng. Nói quá không phải là nói sai sự thật, nói dối.
Ví dụ:
Chọc trời khuấy nước mặc dầu
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai
(Nguyễn Du)
Trong câu thơ trên, biện pháp tu từ nói quá góp phần làm tăng tính chất anh hùng ca trong hành động của nhân vật Từ Hải.
Nói quá còn có tác dụng tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh, gây ấn tượng mạnh.
Ví dụ:
Ngực lép bốn nghìn năm
Trưa nay cơn gió mạnh
Thổi phồng lên.
Tim bỗng hoà mặt trời
(Tố Hữu)
Ở ví dụ trên, biện pháp tu từ nói quá được sử dụng rất táo bạo, hồn nhiên mà vẫn bảo đảm tính chân thực. Tác giả đã sử dụng trí tưởng tượng độc đáo, sáng tạo để diễn tả niềm vui sướng, hân hoan của nhân dân ta trong ngày Huế giải phóng.Nói quá thường được sử dụng trong khẩu ngữ. Ví dụ: buồn nẫu ruột, giận sôi gan, bầm gan tím ruột, mệt đứt hơi, đói rã họng, vỡ mặt, lo sốt vó, người đen như cột nhà cháy, nói như rồng leo…
Trong văn chương, nói quá thường thích hợp với những loại văn bản: châm biếm, trữ tình, anh hùng ca, … những văn bản có chức năng kêu gọi, lời hiệu triệu.
Ví dụ:
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
(Trần Quốc Tuấn)
3. Một số biện pháp nói quá
a. Nói quá kết hợp với so sánh tu từ
Hai biện pháp tu từ này đều nhằm mục đích làm rõ hơn, cụ thể hơn, sinh động hơn bản chất của đối tượng. Nếu kết hợp cả hai phép tu từ sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Ví dụ:
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng
(Ca dao)
Mẹ già như chuối ba hươngNhư xôi nép một, như đường mía lau
(Ca dao)
b. Dùng những từ ngữ phóng đại khác
Các từ phóng đại có thể là những từ ngữ mang sẵn ý nghĩa phóng đại: cực kỳ, vô kể, vô hạn độ, tuyệt diệu, mất hồn, …
Các từ ngữ phóng đại có thể là: nhớ đến cháy lòng, cưỡi vỡ bụng,…
Từ ngữ phóng đại có thể thể hiện thông qua những thành ngữ, tục ngữ: ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, khoẻ như voi, đẹp như tiên, …
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
1. Xác định biện pháp nói quá trong các trường hợp sau:
a. Đồn rằng bác mẹ anh hiền
Cắn hạt cơm không vỡ, cắn đồng tiền vỡ đôi
(Ca dao)
b. Xin nguyện cùng người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn
(Tố Hữu)
c.Trên quê hương quan họ
Một làn nắng cũng mang điệu dân ca
(Phó Đức Phương)
d.Đau lòng kẻ ở người đi
Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm
(Nguyễn Du)
Gợi ý:
Các trường hợp trong bài tập này có sử dụng hai biện pháp phóng đại sau:
Nói quá kết hợp với so sánh tu từ.
Dùng những từ ngữ phóng đại
Ví dụ:
Xin nguyện cùng người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn
(Tố Hữu)
Dùng cách kết hợp nhuần nhuyễn hai biện pháp tu từ: nói quá và so sánh.
2. Phân tích hiệu quả của các trường hợp sau đây do sử dụng biện pháp tu từ nói quá
a. Đi xe máy mà suy rượu thì tính mạng ngàn cân treo sợi tóc.
b. Bài toán này khó quá, nghĩ nát óc mấy tiếng đồng hồ rồi mà vẫn chưa tìm ra cách giải.
c. Do dậy muộn, nên dù đã vắt chân lên cổ chạy mà vẫn muộn học.
Gợi ý:
a. Sử dụng “ngàn cân treo sợi tóc” giúp người đọc nhận thức được mức độ nguy hiểm một cách cụ thể sinh động.
b. “Nghĩ nát óc” là cách nói hình ảnh để diễn đạt khả năng tập trung, suy nghĩ cao độ.
c. “Vắt chân lên cổ ” là cách nói quá diễn đạt sự cố gắng hết mức trong khi chạy, nhằm đạt tốc độ nhanh nhất.
3. Tìm một số trường hợp nói quá trong sinh hoạt hàng ngày
Gợi ý:
Bài tập này giúp các em vận dụng cách nói quá vào lời nói sinh hoạt hàng ngày để tăng tính biểu cảm.
Mẫu: Da cậu ấy đen như của tam thất.
4. Tìm một số ví dụ về nói quá trong các bài thơ em đã học hoặc đã thuộc.
Gợi ý:
Mẫu:
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận, tan tác chim muông
(Nguyễn Trãi)
5. Tìm 10 thành ngữ so sánh bằng biện pháp nói quá
Gợi ý:
Mẫu:
Kêu như trời đánh
Dữ như cọp.
Trên đây là một số bài soạn giúp bạn trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa để chuẩn bị tốt nhất cho nội dung học trên lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài viết trên Blogthoca.edu.vn.vn.