Top 6 Bài soạn “Quá trình tạo lập văn bản” lớp 7 hay nhất

Ở các bài học trước, học sinh đã được học về liên kết, bố cục, mạch lạc trong văn bản. Tiếp theo các em sẽ học về quá trình tạo lập văn bản. Vậy quá trình để … xem thêm…tạo lập một văn bản cần có các yếu tố và các bước như thế nào? Mời các bạn tham khảo một số bài soạn mà Blogthoca.edu.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Qua bài học chúng ta được củng cố lại những kiến thức đã học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản, biết vận dụng những kiến thức đó vào việc đọc- hiểu văn bản và thực tiễn nói và nắm được các bước của quá trình tạo lập một văn bản để có thể tập viết văn bản một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn.

Bài soạn “Quá trình tạo lập văn bản” số 1

I. Các bước tạo lập văn bản

1. Trong đời sống, mỗi khi cần trình bày ý kiến, nguyện vọng, trao đổi… thì người ta có nhu cầu tạo lập ra văn bản

2. Để tạo lập một văn bản, như viết thư cần xác định:

– Viết cho ai?

– Viết để làm gì?

– Viết về cái gì?

– Viết như thế nào?

3. Sau khi xác định được 4 yếu tố, cần phải sắp xếp ý: ý nào cần trình bày trước, ý nào cần trình bày sau… trình bày lo-gic và hiệu quả nhất.

4. Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa gọi là tạo lập văn bản

Muốn viết thành văn cần:

– Viết đúng chính tả, ngữ pháp

– Dùng từ chính xác

– Sát với bố cục

– Có tính liên kết

– Có mạch lạc

– Lời văn trong sáng

→ Đối với văn tự sự cần đạt yêu cầu về lời kể chuyện hấp dẫn.

5. Muốn kiểm tra chất lượng văn bản, cần dựa trên các tiêu chuẩn đã nêu ở trên

II. Luyện tập

Bài 1 (trang 46 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Qua những văn bản em tạo lập trong các tiết Tập làm văn.

– Khi tạo lập các văn bản ấy, điều em muốn nói thật sự cần thiết

– Khi kể chuyện, miêu tả, bày tỏ nguyện vọng em xưng hô “em”, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt tùy thuộc vào yêu cầu đề bài đưa ra

– Em thường lập dàn ý khi làm văn. Theo em, khi xác lập bố cục bài văn sẽ có trình tự hợp lý, rõ ràng giữa các phần

– Sau khi làm văn em thường dành ra 10 phút đọc và kiểm tra lại, điều này giúp em hạn chế lỗi sai, thiếu ý trong quá trình làm

Bài 2 (trang 46 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Báo cáo kinh nghiệm bạn đó đã làm không phù hợp. Cần điều chỉnh theo:

– Có thể xen với việc kể công việc học tập, cần rút kinh nghiệm để bạn khác tham khảo

– Hướng đối tượng tiếp nhận của bạn vào các bạn học sinh khác chứ không phải hướng tới thầy cô giáo

Bài 3 (trang 47 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Muốn tạo lập một văn bản thì phải soạn văn bản dưới dạng một dàn bài:

– Dàn bài chưa phải một văn bản hoàn chỉnh, cần viết ý, không nhất thiết những câu trọn vẹn đúng ngữ pháp luôn liên kết chặt chẽ với nhau

– Muốn phân biệt được các mục lớn nhỏ cần phải đánh dấu bằng kí hiệu như I, II, III… hoặc a, b, c… có thể sử dụng gạch đầu dòng ( -) và ( +)

→ Hệ thống các kí hiệu này giúp việc kiểm soát các mục đó đầy đủ, được sắp xếp mạch lạc, logic, hợp lý

Bài 4 (Trang 47 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Thay mặt En-ri-cô viết bài cần phải thực hiện:

– Định hướng văn bản:

+ Viết gửi cho bố

+ Nội dung: nói về sự ân hận của mình

+ Mục đích: mong bố tha lỗi

– Tìm ý, sắp xếp:

+ Cảm xúc khi đọc thư bố

+ Tình cảm đối với mẹ

+ Sự ân hận của bản thân về lỗi lầm của mình

+ Hứa sửa chữa lỗi lầm

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Quá trình tạo lập văn bản” số 2

Phần I: CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN

Trả lời câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Khi nào thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản?

Trả lời:

Khi con người muốn thông tin một vấn đề gì đó (tri thức, tình cảm) thì người ta mới tạo lập văn bản. Chẳng hạn, khi muốn cho ông bà biết về tình hình học tập, công việc làm ăn của gia đình hoặc hỏi thăm sức khỏe thì em mới viết thư cho ông bà.

Trả lời câu 2 (trang 45 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Để tạo lập một văn bản, ví dụ như viết thư, trước tiên phải xác định rõ bốn vấn đề: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào? Bỏ qua vấn đề nào trong bốn vấn đề đó cũng không thể tạo ra được văn bản.

Trả lời câu 3 (trang 45 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Sau khi đã xác định được vấn đề, cần phải làm những việc gì để viết được văn bản?

Trả lời:

Sau khi đã xác định được bốn vấn đề đó, cần phải tìm ý và sắp xếp ý dể có một bố cục rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định hướng trên.


Trả lời câu 4 (trang 45 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì đã tạo được một văn bản chưa? Hãy cho biết việc viết thành văn ấy cần đạt được những yêu cầu gì dưới đây.

Trả lời:

Chỉ có ý và dàn bài chưa phải là công việc cuối cùng của việc tạo lập bản. Người tạo lập văn bản còn phải làm công việc viết thành văn (còn gọi là lấp đầy văn bản).

Việc viết thành văn ấy cần đạt các yêu cầu:

– Đúng chính tả;

– Đúng ngữ pháp;

– Dùng từ chính xác;

– Sát với bố cục;

– Có tính liên kết;

– Có mạch lạc;

– Lời văn trong sáng.

Trả lời câu 5 (trang 45 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Có thể coi văn bản cũng là một loại sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàn thành không? Nếu có thì sự kiểm tra cần dựa theo những tiêu chuẩn cụ thể nào?

Trả lời:

Trong sản xuất, bao giờ cũng có bước kiểm tra sản phẩm. Có thể văn bản cũng là một loại sản phẩm. Và do đó, sau khi hoàn thành văn bản, cần được kiểm tra lại xem có đúng hướng không, bố cục có hay không và cách diễn đạt có gì sai sót không.

Phần II: LUYỆN TẬP

Trả lời câu 1 (trang 46 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Em từng tạo lập văn bản trong các tiết Tập làm văn. Hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Khi tạo nên các văn bản ấy, điều mà em nói một điều thật sự cần thiết không?

b) Em thấy mình đã thực sự quan tâm đến việc viết cho ai chưa (kể chuyện cho ai nghe, miêu tả cho ai nghe, miêu tả cho ai thất, trình bày nguyện vọng với ai? Việc quan tâm (hay thiếu quan tâm) ấy có ảnh hưởng tới nội dung và hình thức bài viết như thế nào (xưng hô, dùng từ,…)?

c) Em có lập dàn bài khi làm văn không? Từ kinh nghiệm của bản thân, em thấy việc xây dựng bố cục đã ảnh hưởng thế nào đến kết quả của bài làm?

d) Sau khi hoàn thành bài văn, em có thường kiểm tra lại hay không? Việc kiểm tra, sửa chữa bài viết có tác dụng như thế nào?

Lời giải chi tiết:

a) Khi tạo nên các văn bản ấy, bao giờ em cũng muốn nói một điều thật sự cần thiết.

b) Em phải quan tâm đến việc viết cho ai. Vì việc quan tâm ấy sẽ em dùng từ, cách xưng hô… một cách thích hợp.

c) Trước khi viết bài, em phải lập dàn bài. Việc xây dựng bố cục bài làm theo sát yêu cầu của đầu đề.

d) Sau khi hoàn thành bài văn, em luôn đọc kiểm tra lại bài. Vì kiểm tra, sửa chữa bài viết làm cho bài viết đạt yêu cầu về nội dung cũng như hình thức.


Trả lời câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Có một bạn khi báo cáo kinh nghiệm học tập trong Hội nghị học tốt của trường đã làm như sau:

a) Bạn chỉ toàn kể lại việc mình đã học thế nào và đạt được thành tích gì trong học tập.

b) Bạn luôn hướng về phía các thầy cô giáo, luôn nói: “Thưa các thầy cô” để mở đầu mỗi đoạn và lúc nào cũng xưng em (hoặc xưng con).

Theo em, như thế có phù hợp không, nên điều chỉnh như thế nào?

Lời giải chi tiết:

a. Nếu bạn chỉ báo cáo thành tích học tập không thôi thì chưa đủ, mà phải từ thực tế học tập của bạn rút ra những kinh nghiệm để giúp bạn khác.

b. Bạn luôn hướng về thầy cô cưng con (em) là chưa xác định đúng đối tượng giao tiếp. Mục đích của bạn báo cáo là viết cho bạn học sinh chứ không phải cho thầy cô, cho nên phải hướng về các bạn học sinh, xưng tôi với các bạn mới hợp lí.


Trả lời câu 3 (trang 46 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trong một buổi thảo luận tổ, nhiều bạn đã đồng ý rằng: Muốn tạo lập một văn bản thì phải soạn bố cục dưới dạng một dàn bài. Nhưng các bạn còn chưa rõ:

a. Dàn bài ấy có bắt buộc phải viết thành những câu trọn vẹn, đúng ngữ pháp không? Những câu đó có nhất thiết phải liên kết chặt chẽ với nhau không?

b. Một dàn bài thường chứa đựng nhiều mục lớn nhỏ khác nhau. Vậy phải làm thế nào để có thể:

– Phân biệt được mục lớn và mục nhỏ?

– Biết được các mục ấy đã đủ chưa và đã được sắp xếp rành mạch, hợp lí chưa?

Lời giải chi tiết:

– Dàn bài là hệ thống các ý dự định sẽ triển khai trong văn bản chứ chưa phải là văn bản. Cho nên, không cần thiết phải viết dưới dạng các câu hoàn chỉnh mà chỉ cần viết ngắn gọn, miễn phác ra được ý là được. Mặc dù không cần phải diễn đạt liên kết bằng từ ngữ cụ thể nhưng dàn bài cũng phải thể hiện được mối liên hệ giữa các ý về mặt nội dung.

– Để phân biệt được hệ thống vấn đề trong nội dung văn bản theo cấp độ lớn – nhỏ, khái quát – cụ thể, trước – sau, người lập dàn ý phải dùng hệ thống các kí hiệu quy ước chặt chẽ (bằng chữ số La Mã, chữ số thường, chữ cái,…)

– Để kiểm soát được các ý trong từng mục một cách thuận tiện, về mặt hình thức, khi trình bày dàn ý phải chú ý cách xuống dòng, khoảng cách lùi đầu dòng cho thống nhất, chẳng hạn: ý lớn ngang nhau thì các kí hiệu đầu dòng phải thẳng nhau, ý nhỏ hơn thì đầu dòng viết lùi vào so với ý lớn hơn,…


Trả lời câu 4 (trang 47 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Em hãy thay mặt En-ri-cô viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận vì đã trót nói lời thiếu lễ độ với mẹ kính yêu. Để viết bức thư đó, em phải thực hiện những việc gì?

Lời giải chi tiết:

a. Định hướng văn bản:

– Văn bản viết cho bố

– Viết để nói về sự ân hận của mình

– Viết để xin lỗi bố tha lỗi.

b. Tìm ý, sắp xếp ý:

– Cảm xúc khi đọc thư bố.

– Sự ân hận về lỗi lầm của mình.

– Hành động cụ thể để sữa chữa lỗi lầm.

c. Dàn ý.

– Lời chào đầu thơ: Bố thân yêu,…

– Lí do viết thư

– Cảm xúc sau khi đọc những lời tâm huyết bố gửi.

– Sự ân hận về lỗi lầm của mình.

– Hành động cụ thể để sữa chữa lỗi lầm.

– Lời hứa sẽ không tái phạm lần nữa.

– Chữ kí và ghi rõ họ tên

Bài mẫu

Sự đau đớn nhất trong cuốc đời mỗi người không phải những vấp ngã, thất bại, cũng không phải những trắc trở, khó khăn của cuộc sống, mà chính là sự hối hận sâu sắc khi trong một khoảnh khắc nào đó, hành động của ta, lời nói của ta vô tình làm cho những người ta yêu thương buồn phiền, đau lòng. Và tôi đã phải trải qua nỗi hối hận kinh hoàng ấy, khi vài ngày trước tôi đã vô tình nó những lời thiếu lễ độ với mẹ trước mặt cô giáo của em trai mình. Điều này đã khiến cho mẹ tôi vô cùng buồn phiền, cha tôi đã viết một lá thư dài nhắc nhở về sự vô lễ của tôi với mẹ, qua sự phân tích của cha tôi đã hiểu được mình đã gây ra một lỗi lầm lớn như thế nào. Chỉ vì sự vô tâm, ích kỉ của mình mà tôi đã khiến mẹ buồn phiền. Tôi đã quyết định xin lỗi mẹ, mà trước hết tôi viết một bức thư hồi đáp lại cho cha.

Gửi cha yêu dấu!

Con biết những ngày qua, không khí của gia đình mình đã vô cùng trầm lắng vì những lỗi lầm mà con đã gây ra. Khoảnh khắc ấy con đã quá nông nổi, không kiềm chế được cảm xúc của mình nên đã nói ra những lời không hay với mẹ. Con sẽ không biện minh cho những lời nói và hành động vô trách nhiệm của mình với ba mẹ. Vì con biết con xứng đáng phải nhận được những hình phạt, con là một người con bất hiếu, vô tâm nhất trên trần gian này.

Điều đầu tiên, cho phép con được xin lỗi vì đã làm cho cha muộn phiền, lo lắng, và cũng là gửi đến cha lời cảm ơn chân thành nhất. Con luôn tự cho mình đã lớn khôn, trưởng thành và có thể nhìn nhận, xử lí được mọi việc như một người trưởng thành thật sự. Nhưng đến ngày hôm nay, khi đọc được những lời khuyên răn chân thành của cha thì con bỗng nhận thấy mình đã quá trẻ con, hỗn hào, con đã không biết suy nghĩ mà lấy cái trẻ con của mình ra làm tổn thương mẹ. Và con cũng nhận thức được rõ ràng nhất, đó chính là dù có trưởng thành, lớn lao đến đâu thì con cũng không được quyền làm cho những người mà mình yêu thương phải lo lắng, muộn phiền. Càng đáng trách hơn khi con làm cho mẹ buồn, người phụ nữ đã dùng cả cuộc đời để lo lắng, chăm sóc cho từng bước trưởng thành của con.

Khi con bị ốm, mẹ thức thâu đêm chăm sóc, lo lắng cho con, mỗi hơi thở yếu ớt, khó nhọc của con như từng mũi dao đâm vào tim mẹ, nhưng điều mẹ quan tâm không phải sự mệt nhọc như thế nào mà điều làm mẹ sợ hãi, lo lắng nhất lại chính là là sự sống của con. Con đã vô tình quên đi khoảng thời gian khó khăn ấy, quên đi tình cảm vô bờ bến mà mẹ dành cho con. Con trách mình vô tâm, trách mình vô trách nhiệm. Đôi khi con cho rằng quan tâm, chăm sóc con là trách nhiệm của bố mẹ, giờ con thấy suy nghĩ ấy thật ấu trĩ, vô tâm làm sao. Sợi dây ràng buộc khiến mẹ hi sinh tất cả vì con lại là tình cảm mẫu tử thiêng liêng nhất nhưng cũng là tự nhiên nhất.

Câu nói của cha làm cho con vô cùng cảm động, nhưng nhận thức được nó thì con lại thấy mình xấu xa đến như thế nào “…Mẹ sẽ sẵn lòng đem một năm hạnh phúc của mình để chuộc một giờ đau đớn cho con, một người mẹ sẽ vui lòng đi ăn xin để nuôi con và sẵn lòng hi sinh tính mạng để cứu lấy sinh mệnh của con”. Đọc đến đây thực sự con đã khóc, khóc vì xúc động, khóc vì sự vô tâm của mình. Sự vĩ đại, bao la của người mẹ đâu có thể dùng vật chất có thể đong đếm, có thể đo lường.

Con biết, sau này dù có lớn khôn, có thể nhận thức cuộc sống của mình và là một người thành đạt được nghìn người ngưỡng mộ nhưng nếu con là một đứa con bất hiếu, không biết tôn trọng, yêu thương chính người sinh thành ra mình thì con cũng chỉ là một kẻ khốn nạn, một kẻ đạo đức giả không hơn không kém. Con đã nhận thức được lỗi lầm của mình và giờ đây con đang vô cùng đau đớn và hối hận. Nếu thời gian có quay trở lại nghìn vạn lần con sẽ không làm cho mẹ đau lòng, dù là mảy may.

Nhưng con biết thời gian đâu có thể quay ngược đúng không cha, quá khứ lỗi lầm con sẽ cố gắng bù đắp, còn hiện tại và tương lai con sẽ tự nhắc nhở mình sẽ không bao giờ được làm điều gì khiến cho mẹ cũng như cha phải phiền lòng hơn nữa. Lời nhắc nhở của cha làm con thức tỉnh và cũng trưởng thành hơn rất nhiều. Con rất biết ơn về điều ấy, con sẽ cố gắng không phạm phải sai lầm một lần nữa, nhưng nếu con vẫn không biết sai mà tiếp tục sai phạm xin bố hãy trừng phạt con, hãy từ bỏ con. Vì chính bản thân con cũng không chấp nhận được một đứa con bất hiếu, báo đáp bố mẹ bằng những hành động vô tâm, vô tính.

Con sẽ nhớ mãi những lời bố nói với con ngày hôm nay, lấy đó làm bài học quý giá nhất đời. Con cũng sẽ yêu thương, trân trọng bố mẹ bằng tất cả những gì con có. Con sẽ xin lỗi mẹ và quỳ xuống cầu xin mẹ tha thứ cho đứa con bất hiếu là con. Xin bố hãy yên tâm về con.

Con yêu bố!

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Quá trình tạo lập văn bản” số 3

I. Các bước tạo lập văn bản

1.

– Người ta có nhu cầu tạo lập (làm ra, viết, nói) văn bản khi muốn trình bày ý kiến, trao đổi nguyện vọng tư tưởng nào đó.

– Điều thôi thúc mỗi người phải viết thư: bày tỏ tình cảm, trao đổi ý kiến…

2. Các vấn đề cần xác định khi tạo lập một văn bản là:

– Viết cho ai?

– Viết để làm gì?

– Viết về cái gì?

– Viết như thế nào?

3. Sau khi xác định được bốn vấn đề ở mục 2, chúng ta cần phải:

– Xây dựng bố cục cho văn bản: mở bài, thân bài, kết bài.

– Sắp xếp các vấn đề vừa xác định theo một trình tự hợp lý.

4.

– Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa được gọi là một văn bản.

– Việc viết thành văn cần đạt được những yêu cầu:

Đúng chính tả
Đúng ngữ pháp
Dùng từ chính xác
Sát với bố cục
Có tính liên kết
Có tính mạch lạc
Kể chuyện hấp dẫn
Lời văn trong sáng
5.

– Văn bản cần được kiểm tra sau khi hoàn thành.

– Khi kiểm tra cần dựa theo tiêu chuẩn: những yêu cầu cần đạt khi viết thành văn (chính tả, ngữ pháp, bố cục, liên kết, ngôn ngữ).

=> Tổng kết: Để làm một văn bản, người tạo lập văn bản cần phải lần lượt thực hiện các bước:

– Định hướng chính xác: Văn bản viết (nói cho ai), để làm gì, về cái gì và như thế nào?

– Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch hợp lí thể hiện đúng định hướng trên.

– Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác trong sáng có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.

– Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt yêu cầu đã nêu ở trên chưa và có gì cần sửa chữa không.

II. Luyện tập

Câu 1.

a. Khi tạo lập các văn bản ấy, điều mà em muốn nói thực sự cần thiết.

b.

– Học sinh có/không quan tâm đến việc viết cho ai.

– Việc quan tâm như vậy sẽ ảnh hưởng đến nội dung và hình thức bài viết: Về cách xưng hô phụ thuộc vào đối tượng được nghe được đọc (với người lớn tuổi – xưng hô lễ phép, với bạn bè – xưng hô thân mật, gần gũi).

c.

– Học sinh có/không lập dàn bài khi làm văn.

– Việc xây dựng bố cục giúp cho người viết có cái nhìn toàn diện về bài viết, tránh thừa hay thiếu ý, giúp cho bài viết mạch lạc và có sự liên kết.

d.

– Sau khi hoàn thành bài văn cần kiểm tra lại.

– Tác dụng: tránh những lỗi sai về chính tả, ngữ pháp, thiếu ý…

Câu 2.

– Việc làm của bạn học sinh trong bài là không phù hợp.

– Cần thay đổi:

Bổ sung về nội dung: bài học kinh nghiệm
Sắp xếp lại bố cục bài báo cáo cho hợp lý.
Thay đổi cách xưng hô: Bài báo cáo không chỉ hướng đến đối tượng nghe là thầy/cô mà con có các bạn học sinh khác.


Câu 3.

a.

– Dàn bài không bắt buộc phải viết thành những câu trọn vẹn, đúng ngữ pháp.

– Các câu văn không cần liên kết chặt chẽ với nhau, nhưng cần liền mạch về nội dung.

b.

– Khi lập dàn bài, cần xây dựng hệ thống ký hiệu đánh dấu mục lớn, nhỏ cho hợp lý và thống nhất.

– Để biết được các mục ấy đã đầy đủ chưa và được sắp xếp rành mạch, hợp lý phải dựa vào tên đề mục chính, phụ và các ý chính phụ. Ý chính bao hàm ý phụ.

Câu 4. Em hãy thay mặt En-ri-cô viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận vì đã trót nói những lời thiếu lễ độ với mẹ kính yêu. Để viết bức thư đó, em phải làm những việc gì?

Gợi ý:

* Các bước cần làm:

– Xác định:

Viết cho ai: bố
Viết để làm gì: xin lỗi và bày tỏ thái độ ân hận với bố
Viết về cái gì: nói lên nỗi ân hận vì đã trót nói những lời thiếu lễ độ với mẹ kính yêu.
Viết như thế nào: đúng nội dung, thể hiện thái độ ân hận.
– Tìm ý và sắp xếp ý.

– Diễn đạt ý thành những câu văn, đoạn văn.

– Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt yêu cầu.

* Hướng dẫn lập dàn ý:

– Mở bài:

Gửi lời chào đến bố.
Lý do viết thư: Khi đọc được lá thư của bố, con rất xúc động và ân hận…
– Thân bài:

Bày tỏ sự ân hận: Ân hận vì đã thiếu lễ độ với mẹ; Ân hận vì hành động của mình đã làm bố mẹ buồn.
Hy vọng nhận được sự tha thứ: Nhận lỗi với bố; Xin lỗi và mong được bố mẹ tha thứ.
Lời hứa sẽ không tái phạm.
– Kết bài: Bày tỏ tình cảm yêu thương chân thành đối với bố mẹ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Quá trình tạo lập văn bản” số 4

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Đối với những người mới bắt đầu luyện tập tạo lập văn bản, để có thể tạo ra một văn bản tốt, cần phải thực hiện lần lượt các bước sau:

a) Định hướng nói (viết)

Trong bước này cần trả lời chính xác các câu hỏi:

– Nói (viết) cho ai? (đối tượng giao tiếp)

– Nói (viết) để làm gì? (mục đích giao tiếp)

– Nói (viết) về cáì gì? {nội dung giao tiếp)

– Nói (viết) như thế nào? {cách thức giao tiếp)

b) Tìm ý và sắp xếp ý thảnh bố cục

Sau khi định hướng, cần phảỉ tìm ý phục vụ cho bài nói (viết). Nhưng những ý tìm được đó mới là những ý tồn tại biệt lập, lộn xộn. Vì vậy, khi đã có ý, người nói (viêt) lại cần phải sắp xếp các ý đó thành một bố cục hợp lí theo đúng những gì đã dự kiến ở bước định hướng.

c) Diễn đạt các ý trong bố cục thảnh câu, đoạn, văn bản

Nêu bố cuc mới chỉ là bộ khung, là những nét phác thảo thì đến bước diễn đạt này, bộ khung đó, nét phác thảo đó sẽ được làm đầy, được chi tiết hoá, cụ thể hoá bằng câu chữ hết sức rõ ràng.

Từ ngữ, câu văn,… viết ra, nói ra cần đảm bảo chính xác, trong sáng và có sự liên kết, mạch lạc hết sức chặt chẽ với nhau.

d) Kiểm tra lại văn bản đã tạo ra

Đây là bước điều chỉnh những sai sót mắc phải trong quá trình tạo lập văn bản. Bước này giúp cho việc nói (viết) văn bản được hoàn thiện hơn, đảm bảo đạt được mục đích đặt ra trong bước định hướng.

2. Văn bản cần đạt các yêu cầu: đúng chính tả, ngữ pháp, từ ngữ chính xác và sát bô cục, đảm bảo mạch lạc và tính liên kết, lời văn trong sáng…

II – HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

1. Trong đời sống, mỗi khi cần trình bày ý kiến, nguyện vọng, trao đổi… thì người ta có nhu cầu tạo lập (làm ra, viết) văn bản.

Chẳng hạn: Trong việc viết thư cho ai đó, điều thôi thúc người ta phải viết thư là do một trong hai người (hoặc cả hai) có nhu cầu trao đổi tình cảm, công việc hoặc một vân đề nào đó mà chủ thể (người viết thư) hoặc đối tượng (người nhận thư) quan tâm.

2. Để tạo lập một văn bản, ví dụ như viết thư, cần xác định bốn yếu tố:

– Viết cho ai?

– Viết để làm gì?

– Viết về cái gì?

– Viết như thế nào?

3. Sau khi đã xác định được bốn yếu tố đó, cần phải sắp xếp ý (dàn bài): ý nào cần trình bày trước, ý nào cần trình bày sau… sao cho việc trình bày lô-gíc và hiệu quả nhất.

4. Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa gọi là tạo lập văn bản. Việc viết thành văn cần đạt nhiều yêu cầu, trong đó có:

– Viết đúng chính tả

– Viết đúng ngữ pháp

– Dùng từ chính xác

– Sát với bố cục

– Có tính liên kết

– Có mạch lạc

– Lời văn trong sáng

Ngoài ra, đối với văn tự sự cần đặt thêm yêu cầu lời kể chuyện hấp dẫn.

5. Muốn kiểm tra chất lượng một văn bản, cần dựa trên các tiêu chuẩn đã nêu trong mục 3 và mục 4.

III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Dựa vào công việc đã làm (tạo lập văn bản) trong các tiết Tập làm văn để trả lời từng ý của câu hỏi.

2. Báo cáo kinh nghiệm học tập như bạn đó đã làm là không phù hợp. cần điều chỉnh theo hướng sau:

a) Có thể xen với việc kể về công việc học tập, cần rút ra kinh nghiệm để bạn khác tham khảo.

b) Hướng nội dung trình bày vào đối tượng giao tiếp chính của bạn là học sinh chứ không phải là các thầy cô giáo.

3. Muốn tạo lập một văn bản thì phải soạn bố cục dưới dạng một dàn bài:

a) Dàn bài chưa phải một văn bản hoàn chỉnh, cần viết rõ ý nhưng không nhất thiết là những câu văn trọn vẹn, đúng ngữ pháp và luôn luôn liên kết chặt chẽ với nhau.

b) Muốn phân biệt được mục lớn và mục nhỏ, cần thống nhất hệ thống kí hiệu, ví d : I – (hoặc II, III…,) là ý lớn nhất, sau đó đến 1. (hoặc 2, 3, 4…,) là ý nhỏ hơn; rồi đến a) hoặc b), c)…, và các gạch đầu dòng, các dâu cộng (+) là các ý nhỏ hơn V. V…

Chính hệ thống các kí hiệu này sẽ giúp cho việc kiểm soát xem các mục ấy đã đầy đủ chưa và đã được sắp xếp rành mạch, hợp lí chưa.

4. Nếu thay mặt En-ri-cô viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận vì đã trót nói lời thiếu lễ độ với mẹ kính yêu, người viết phải thực hiện các bước tạo lập một văn bản như đã nói ở mục II – Hướng dẫn tìm hiểu bài trên đây.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Quá trình tạo lập văn bản” số 5

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Các bước tạo lập văn bản

1. Khi nào người ta có nhu cầu tạo lập (làm ra, viết, nói) văn bản? Lấy việc viết thư cho một người nào đó làm ví dụ, hãy cho biết điều gì thôi thúc người ta phải viết thư?Trong cuộc sống, khi cần trao đổi thông tin và giao tiếp với một đối tượng nào đó chúng ta có nhu cầu tạo lập văn bản. Ví dụ muốn trao đổi thông tin về tình hình bản thân kèm theo những lời hỏi thăm, động viên, chia sẻ chúng ta có thể viết thư.2. Sau khi xác định các vấn đề: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào? Cần phải làm những việc gì để viết được văn bản? Để có một dàn ý tốt, tránh lộn xộn, lặp ý hoặc thiếu cân đối, ta phải tìm ý, sắp xếp các ý theo một trật tự trước sau sao cho hợp lí, từ đó sẽ có một bố cục chặt chẽ, rõ ràng, thế hiện đúng định hướng.

Viết cho ai? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới.
Viết để làm gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản, chủ đề cần hướng tới.
Viết về cái gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đề tài, nội dung cụ thể của văn bản.
Viết như thế nào? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thể đã được định hình, hình thức ngôn ngữ để biểu đạt nội dung ấy một cách hiệu quả nhất.

3. Sau khi đã xác định được bốn vấn đề đó, cần phải làm những việc gì để viết một văn bản?Từ những nội dung đã xác định được trong bước định hướng, đến đây, người tạo lập văn bản tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.4. Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì đã tạo được một văn bản chưa? Hãy cho biết việc viết thành văn ấy cần đạt được những yêu cầu gì?Trong quá trình tạo lập văn bản, diễn đạt thành lời văn là công đoạn chiếm nhiều thời gian nhất. Chỉ có dàn ý mà chưa viết thành văn thì chưa tạo thành văn bản.Việc viết thành văn cần đạt được tất cả các yêu cầu: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, bám sát bố cục, có tính liên kết, mạch lạc, kể chuyện hấp dẫn, lời văn trong sáng.

2. Ghi nhớ

Để làm nên một văn bản, người tạo lập văn bản cần lần lượt thực hiện các bước:
Định hướng chính xác
Tìm ý và sắp xếp các ý có một bố cục rành mạch, hợp lí
Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau
Kiểm tra lại văn bản để xem có đạt các yêu cầu đã nêu chưa và cần sửa chữa gì không.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1 (Trang 46 SGK) Em đã từng tạo lập văn bản trong những tiết tập làm văn. Hãy trả lời các câu hỏi sau

a. Khi tạo nên các văn bản ấy, điều mà em muốn nói có thật sự cần thiết không?

b. Em thấy mình đã thực sự quan tâm đến việc viết cho ai chưa? Việc quan tâm ấy có ảnh hưởng tới nội dung và hình thức bài viết như thế nào?

c. Em có lập dàn bài khi làm bài văn không? Từ kinh nghiệm của bản thân, em thấy việc xây dựng bố cục có ảnh hưởng thế nào đến kết quả của bài làm.

d. Sau khi hoàn tất bài văn, em có thường kiểm tra lại hay không? Việc kiểm tra, sửa chữa bài viết có tác dụng như thế nào?

Bài làm:
a. Trong các tiết tập làm văn, điều mà em muốn nói khi tạo nên các văn bản ấy là thật sự rất cần thiết.b. Việc quan tâm, viết cho người khác còn chưa được chú ý nhiều. Việc quan tâm (hay thiếu quan tâm) đến đối tượng, nội dung, mục đích của quá trình tạo lập văn bản sẽ có ảnh hưởng và chi phối đến nội dung và hình thức bài viết.c. Lập dàn bài cho bài văn là rất quan trọng để khi viết bài văn hoàn chỉnh, các ý sẽ được rõ ràng và theo trình tự logic hợp lí hơn. Việc làm đó sẽ đảm bảo cho nội dung các phần, các đoạn trong văn bản thống nhất, chặt chẽ với nhau giúp cho người viết dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.d. Việc kiểm tra lại bài văn là rất cần thiết vì không ai có thể tránh khỏi những thiếu sót khi tạo lập văn bản. Vì vậy, đọc và sửa chữa là công đoạn cần thiết giúp ta phát hiện những lỗi về diễn đạt (dùng từ, đặt câu). Tất cả những điều đó sẽ được người đọc phát hiện và chỉnh sửa để tạo thành một văn bản hoàn chỉnh mang lại hiệu quả giao tiếp cao.

Câu 2 (Trang 46 SGK) Có một bạn khi báo cáo tình hình học tập trong Hội nghị học tốt của trường đã làm như sau:

a. Bạn chỉ toàn kể lại việc mình đã học như thế nào và đã đạt được những thành tích gì trong học tập.

b. Bạn đã hướng về phía các thầy cô giáo, luôn nói: “Thưa các thầy cô” để mở đầu mỗi đoạn và lúc nào cũng xưng em.Theo em, như thế có phù hợp không, nên điều chỉnh như thế nào cho phù hợp?
Bài làm:
Bản báo cáo còn nhiều điểm chưa hợp lí vì:a. Nếu bạn chỉ báo cáo thành tích học tập không thôi thì chưa đủ, mà phải từ thực tế học tập của bản thân rút ra những kinh nghiệm để giúp bạn khác.

b. Bạn luôn hướng về thầy cô, xưng con (em) là chưa xác định đúng đối tượng giao tiếp. Mục đích của bạn báo cáo là viết cho bạn học sinh, bằng tuổi chứ không phải cho thầy cô. Vì vậy, bạn phải sửa lại cách xưng hô là bạn, tôi, mình cho phù hợp với đối tượng giao tiếp là các bạn học sinh.

Câu 3 (Trang 46 SGK) Trong một buổi thảo luận tổ, nhiều bạn đã đồng ý rằng: muốn tạo lập một văn bản thì phải có bô cục dưới dạng một dàn bài. Nhưng các bạn còn chưa rõ:a. Dàn bài ấy có bắt buộc phải viết thành những câu viết trọn vẹn, đúng ngữ pháp không? Những câu đó có nhất thiết phải liên kết chặt chẽ với nhau không?b. Một dàn bài thường chứa đựng nhiều mục lớn nhỏ khác nhau. Vậy phải làm thế nào đế có thể:
Phân biệt được mục lớn, mục nhỏ?
Biết được các mục ấy đã đầy đủ chưa và đã được sắp xếp rành mạch, hợp lí chưa?
Em sẽ trả lời như thế nào cho những thắc mắc trên?
Bài làm:
a. Khi xây dựng dàn bài, các câu trong đó cần phải chính xác về ngữ pháp, được liên kết chặt chẽ với nhau. Mặc dù không nhất thiết phải là những câu văn hoàn chỉnh song cần phải viết đủ ý, ngắn gọn và dễ hiểu

Dàn bài giống như một bản dự thảo, người viết lên kế hoạch trước đế đến khi viết bài hoàn chỉnh sẽ dựa vào đó để viết, nhằm tạo ra một bài viết có chất lượng.

b. Dàn bài thường chứa đựng nhiều mục lớn và mục nhỏ. Mục lớn thường là một phần lớn của văn bản, thường được kí hiệu bằng các chữ số La Mã: I, II, III … hoặc bằng hệ thống chữ cái viết hoa A, B, C, D… Các mục nhỏ là một khía cạnh của ý lớn, thường được kí hiệu bằng các chữ số và các chữ cái viết thường.
Để kiểm soát được các ý trong từng mục một cách thuận tiện, về mặt hình thức, khi trình bày dàn ý phải chú ý cách xuống dòng, khoảng cách lùi đầu dòng cho thống nhất, chẳng hạn: ý lớn ngang nhau thì các kí hiệu đầu dòng phải thẳng nhau, ý nhỏ hơn thì đầu dòng viết lùi vào so với ý lớn hơn,…

Câu 4 (Trang 46 SGK) Em hãy thay mặt En-ri-cô viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận vì đã trót nói lời thiếu lề độ với mẹ kính yêu. Đế viết bức thư đó, em phải thực hiện những việc gì?
Bài làm:
Xác định đối tượng (viết cho ai?), nội dung (trình bày những ăn năn hối lỗi của mình sau khi đọc thư của bố), mục đích của việc viết thư (xin bố tha thứ cho hành động vô lễ với mẹ).
Tìm ý và sắp xếp các ý.
Cảm xúc khi đọc thư bố.
Sự ân hận về lỗi lầm của mình.
Hành động cụ thể để sữa chữa lỗi lầm.
Xây dựng dàn bài.
Viết lá thư.
Đọc và sửa chữa.
Dàn ý tham khảo

Mở bài: Nêu lí do viết thư cho bố.Thân bài:
Tâm trạng xúc động khi đọc thư bố.
Con đã vô cùng ân hận và tỏ thái độ hối lỗi vì những lời nói của mình
Con thấu hiểu nhiều hơn những hi sinh của bố và mẹ.
Con sẽ cố gắng tu dưỡng về đạo đức và vươn lên trong học tập để làm vui lòng bô mẹ.
Kết bài:
Nêu lên quyết tâm sửa chữa những lỗi lầm, thể hiện lòng biết ơn người bố đã chân thành dạy bảo.
Thể hiện những tình cảm đối với bố và mẹ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Quá trình tạo lập văn bản” số 6

I.CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN

Bài 1 trang 45 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Khi nào thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản?

Trả lời

Khi con người muốn thông tin một vấn đề gì đó (tri thức, tình cảm) thì người ta mới tạo lập văn bản. Chẳng hạn, khi muốn cho ông bà biết về tình hình học tập, công việc làm ăn của gia đình hoặc hỏi thăm sức khỏe thì em mới viết thư cho ông bà.


Bài 2 trang 45 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Để tạo lập một văn bản, ví dụ như viết thư, trước tiên phải xác định rõ bốn vấn đề: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào? Bỏ qua vấn đề nào trong bốn vấn đề đó cũng không thể tạo ra được văn bản.

Trả lời

– Viết cho ai? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới.

– Viết để làm gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản, chủ đề cần hướng tới.

– Viết về cái gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đề tài, nội dung cụ thể của văn bản.

– Viết như thế nào? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thể đã được định hình, hình thức ngôn ngữ để biểu đạt nội dung ấy một cách hiệu quả nhất.


Bài 3 trang 45 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Sau khi đã xác định được vấn đề, cần phải làm những việc gì để viết được văn bản?

Trả lời

Sau khi đã xác định được bốn vấn đề đó, cần phải tìm ý và sắp xếp ý dể có một bố cục rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định hướng trên.


Bài 4 trang 45 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì đã tạo được một văn bản chưa? Hãy cho biết việc viết thành văn ấy cần đạt được những yêu cầu gì dưới đây.

Trả lời

Chỉ có ý và dàn bài chưa phải là công việc cuối cùng của việc tạo lập bản. Người tạo lập văn bản còn phải làm công việc viết thành văn (còn gọi là lấp đầy văn bản).

Việc viết thành văn ấy cần đạt các yêu cầu:

– Đúng chính tả;

– Đúng ngữ pháp;

– Dùng từ chính xác;

– Sát với bố cục;

– Có tính liên kết;

– Có mạch lạc;

– Lời văn trong sáng.

Bài 5 trang 45 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Có thể coi văn bản cũng là một loại sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàn thành không? Nếu có thì sự kiểm tra cần dựa theo những tiêu chuẩn cụ thể nào?

Trả lời

Trong sản xuất, bao giờ cũng có bước kiểm tra sản phẩm. Có thể văn bản cũng là một loại sản phẩm. Và do đó, sau khi hoàn thành văn bản, cần được kiểm tra lại xem có đúng hướng không, bố cục có hay không và cách diễn đạt có gì sai sót không.

PHẦN LUYỆN TẬP

Bài 1 trang 46 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Em từng tạo lập văn bản trong các tiết Tập làm văn. Hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Khi tạo nên các văn bản ấy, điều mà em nói một điều thật sự cần thiết không?

b) Em thấy mình đã thực sự quan tâm đến việc viết cho ai chưa (kể chuyện cho ai nghe, miêu tả cho ai nghe, miêu tả cho ai thất, trình bày nguyện vọng với ai? Việc quan tâm (hay thiếu quan tâm) ấy có ảnh hưởng tới nội dung và hình thức bài viết như thế nào (xưng hô, dùng từ,…)?

c) Em có lập dàn bài khi làm văn không? Từ kinh nghiệm của bản thân, em thấy việc xây dựng bố cục đã ảnh hưởng thế nào đến kết quả của bài làm?

d) Sau khi hoàn thành bài văn, em có thường kiểm tra lại hay không? Việc kiểm tra, sửa chữa bài viết có tác dụng như thế nào?

Trả lời

a. Khi em muốn nói (viết) thì em mới tạo lập văn bản. Do đó, điều mà em muốn nói phải thật sự là điều cần thiết.

b. Bản thân em thấy, mình đã quan tâm đến việc biết cho ai nhưng lại chưa thực sự chú trọng đến nội dung và hình thức bài viết. Viết còn sơ sài, chỉ mang tính nói cho người đó biết vấn đề, sự việc đó chứ không đi sâu, cụ thể và sâu sắc nên đôi khi bài hơi lủng củng.

c. Trước đây, em không có thói quen lập dàn bài. Tuy nhiên, sau khi thấy bài của mình chưa chặt chẽ, lủng củng nên em tập thói quen lập dàn bài. Bởi trong văn bản, lập dàn bài cho bài văn là rất quan trọng để khi viết bài văn hoàn chỉnh, các ý sẽ được rõ ràng và theo trình tự logic hợp lí hơn. Việc làm đó sẽ đảm bảo cho nội dụng các phần, các đoạn trong văn bản thống nhất, chặt chẽ với nhau giúp cho người viết dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.

d. Em vẫn thường xuyên kiểm tra lại bài của mình. Việc kiểm tra lại bài văn là rất cần thiết vì không ai có thể tránh khỏi những thiếu sót khi tạo lập văn bản. Vì vậy, đọc và sửa chữa là công đoạn cần thiết giúp ta phát hiện lỗi và sửa lỗi về diễn đạt (dùng từ, đặt câu).

Bài 2 trang 46 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Có một bạn khi báo cáo kinh nghiệm học tập trong Hội nghị học tốt của trường đã làm như sau:

a) Bạn chỉ toàn kể lại việc mình đã học thế nào và đạt được thành tích gì trong học tập.

b) Bạn luôn hướng về phía các thầy cô giáo, luôn nói: “Thưa các thầy cô” để mở đầu mỗi đoạn và lúc nào cũng xưng em (hoặc xưng con).

Theo em, như thế có phù hợp không, nên điều chỉnh như thế nào?

Trả lời

– Theo em, bản báo cáo còn có nhiều điểm chưa hợp lí vì bạn đã định hướng sai trong bước 1. Do đó, chúng ta cần phải điều chỉnh lại phải làm tốt bước 1 thì các bước khác sẽ làm tốt hơn :

– Yêu cầu định hướng Định hướng sai Định hướng đúng

Mục đích: Viết để tường thuật lại quá trình học tập của bản thân Viết về truyền kinh nghiệm học tốt
Nội dung: Báo cáo thành tích học tập Báo cáo kinh nghiệm học tập
Đối tượng: Viết cho thầy cô Viết cho bạn bè
Cách thức: Xưng hô thầy – em (con) Xưng hô bạn – mình


Bài 3 trang 46 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Trong một buổi thảo luận tổ, nhiều bạn đã đồng ý rằng: Muốn tạo lập một văn bản thì phải soạn bố cục dưới dạng một dàn bài. Nhưng các bạn còn chưa rõ:

a. Dàn bài ấy có bắt buộc phải viết thành những câu trọn vẹn, đúng ngữ pháp không? Những câu đó có nhất thiết phải liên kết chặt chẽ với nhau không?

b. Một dàn bài thường chứa đựng nhiều mục lớn nhỏ khác nhau. Vậy phải làm thế nào để có thể:

– Phân biệt được mục lớn và mục nhỏ?

– Biết được các mục ấy đã đủ chưa và đã được sắp xếp rành mạch, hợp lí chưa?

Trả lời

– Dàn bài là hệ thống các ý dự định sẽ triển khai trong văn bản chứ chưa phải là văn bản. Cho nên, không cần thiết phải viết dưới dạng các câu hoàn chỉnh mà chỉ cần viết ngắn gọn, miễn phác ra được ý là được. Mặc dù không cần phải diễn đạt liên kết bằng từ ngữ cụ thể nhưng dàn bài cũng phải thể hiện được mối liên hệ giữa các ý về mặt nội dung.

– Để phân biệt được hệ thống vấn đề trong nội dung văn bản theo cấp độ lớn – nhỏ, khái quát – cụ thể, trước – sau, người lập dàn ý phải dùng hệ thống các kí hiệu quy ước chặt chẽ (bằng chữ số La Mã, chữ số thường, chữ cái,…)

– Để kiểm soát được các ý trong từng mục một cách thuận tiện, về mặt hình thức, khi trình bày dàn ý phải chú ý cách xuống dòng, khoảng cách lùi đầu dòng cho thống nhất, chẳng hạn: ý lớn ngang nhau thì các kí hiệu đầu dòng phải thẳng nhau, ý nhỏ hơn thì đầu dòng viết lùi vào so với ý lớn hơn,…

Bài 4 trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Em hãy thay mặt En-ri-cô viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận vì đã trót nói lời thiếu lễ độ với mẹ kính yêu. Để viết bức thư đó, em phải thực hiện những việc gì?

Trả lời

a. Định hướng văn bản:

– Văn bản viết cho bố

– Viết để nói về sự ân hận của mình

– Viết để xin lỗi bố tha lỗi.

b. Tìm ý, sắp xếp ý:

– Cảm xúc khi đọc thư bố.

– Sự ân hận về lỗi lầm của mình.

– Hành động cụ thể để sữa chữa lỗi lầm.

c. Dàn ý.

– Lời chào đầu thơ: Bố thân yêu,…

– Lí do viết thư

– Cảm xúc sau khi đọc những lời tâm huyết bố gửi.

– Sự ân hận về lỗi lầm của mình.

– Hành động cụ thể để sữa chữa lỗi lầm.

– Lời hứa sẽ không tái phạm lần nữa.

– Chữ kí và ghi rõ họ tên.

KIẾN THỨC GHI NHỚ

Để làm nên một văn bản thì người tạo lập văn bản cần phải lần lược thực hiện các bước sau:

Định hướng chính xác văn bản viết hay nói cho ai, làm gì, về cái gì và như thế nào?
Tìm ý và sắp xếp ý theo bố cục rõ ràng, hợp lí, thể hiện đúng định hướng trên
Diễn đạt các ý thành câu và đoạn chính xác, liên kết chặt chẽ với nhau
Kiểm tra lại văn bản vừa tạo lập có đạt yêu cầu đã nêu ở trên chưa và có cần phải sửa gì không?

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hi vọng bài viết trên giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về bài học. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, chứng minh, nghị luận, phát biểu cảm nghĩ,… trên Blogthoca.edu.vn.vn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *