Bài thơ “Nam quốc sơn hà” (Sông núi nước Nam) ra đời năm 1077, khi quân Tống sai Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem … xem thêm…quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này. “Sông núi nước Nam” là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược với giọng thơ đanh thép, mạnh mẽ và hùng hồn. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn hay nhất mà Blogthoca.edu.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài soạn “Sông núi nước Nam” số 1
I. Đôi nét về tác phẩm Sông núi nước Nam
1. Hoàn cảnh ra đời
Bài thơ chưa rõ tác giả là ai và có nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ, trong đó có truyền thuyết: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này
2. Bố cục (2 phần)
– Phần 1 (hai câu thơ đầu): Lời khẳng định chủ quyền của đất nước
– Phần 2 (hai câu còn lại): Quyết tâm bảo vệ chủ quyền, độc lập của dân tộc
3. Giá trị nội dung
“Sông núi nước Nam” là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược
4. Giá trị nghệ thuật
– Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích
– Ngôn ngữ dõng dạc, giọng thơ mạnh mẽ, đanh thép, hùng hồn
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài thơ Sông núi nước Nam được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, gồm 4 câu và bảy chữ
+ Các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 và 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối
Câu 2 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài thơ Sông núi nước Nam được coi là bản “Tuyên ngôn Độc lập” đầu tiên của nước ta:
– Nước Nam có chủ quyền riêng, có hoàng đế trị vì
– Ranh giới, địa phận nước Nam được ghi nhận ở “sách trời” không thể chối cãi được
– Kẻ thù nếu tới xâm phạm sẽ bị đánh tơi bời
Câu 3 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Sông núi nước Nam là bài thơ thiên về biểu ý:
– Hai câu thơ đầu: Khẳng định chủ quyền độc lập, tự chủ của dân tộc
+ Nước Nam có lãnh thổ riêng, bởi đất Nam có vua Nam ở
+ Giới phận lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời, điều này trở thành chân lý không thể chối cãi được (với người Việt và người Trung tôn thờ thế giới tâm linh, thì trời chính là chân lý)
– Hai câu thơ cuối: Khẳng định quyết tâm bảo vệ dân tộc trước kẻ thù ngoại bang
+ Tác giả chỉ rõ, những kẻ xâm lược là trái đạo trời, đạo làm người- “nghịch lỗ”
+ Cảnh cáo bọn giặc dã tất sẽ thất bại vì dân tộc ta sẽ quyết tâm đánh đuổi, bảo vệ chủ quyền đất nước đến cùng.
Câu 4 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Nghĩa biểu cảm của bài thơ:
– Sự khẳng định đanh thép, cảm xúc mãnh liệt, tinh thần sắt đá, ý chí quyết tâm không gì lay chuyển, khuất phục nổi
– Cảm xúc và ý chí ấy không được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua hình tượng và ngôn ngữ
Câu 5 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài thơ có giọng điệu đanh thép, hùng hồn
– Khẳng định chủ quyền thông qua “thiên thư” sách trời có nghĩa là chân lý không thể phủ nhận được
– Cảnh cáo bọn giặc khi gây ra tội ác chắc chắn sẽ phải chuốc bại vong
Luyện tập
Bài 1 (trang 65 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài thơ nói “ Nam đế cư” mà không nói “Nam nhân cư (người Nam ở)
– Nói Nam đế cư để khẳng định sự ngang hàng giữa Việt Nam với Trung Quốc. (Trung Quốc luôn cho rằng mình là quốc gia lớn, chỉ có vua của họ mới được gọi là Thiên tử, còn các vị vua ở các nước khác chỉ được phép xưng vương)
– Khẳng định nền độc lập của quốc gia dân tộc, khi tuyên bố nước Nam do vua Nam đứng đầu
→ Ý thức, lòng tự tôn dân tộc và sức mạnh ngoan cường được khẳng định chắc chắn, đầy tự hào.
Bài 2 (trang 65 sgk ngữ văn 7 tập 1) Học thuộc bài thơ
Bài soạn “Sông núi nước Nam” số 2
Trả lời câu 1 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Sông núi nước Nam về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.
Lời giải chi tiết:
Nguyên văn bài Nam quốc sơn hà là bài thơ chữ Hán được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:
– Bốn câu, mỗi câu bảy chữ.
– Vần ở chữ cuối câu 1, câu 2 và câu 3.
Trả lời câu 2 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì?
Lời giải chi tiết:
– Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về quyền của một đất nước và khẳng định không một thế lực nào xâm phạm.
– Nội dung Tuyên ngôn Độc lập gồm có hai ý:
+ Khẳng định chủ quyền, nước Nam là của người Nam (hai câu đầu): Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” (sách trời). Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao. Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm củavũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.
+ Kẻ thù không được xâm phạm (hai câu sau): Ý nghĩa tuyên ngôn còn thể hiện ở lờ khẳng định chắc chắn rằng nếu kẻ thù vi phạm vào quyền tự chủ ấy của nước ta thì chúng thế nào cũng sẽ phải chuốc lấy bại vong.
Trả lời câu 3 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó?
Lời giải chi tiết:
– Hai câu đầu: chủ quyền dân tộc.
+ Sông núi nước Nam, vua Nam ở, điều đó cũng có nghĩa là ở phương Bắc thì vua Bắc ở. Đất nào vua ấy. Đó là sự hiển nhiên tất yếu không ai được xâm phạm của ai => chân lí cuộc đời.
+ Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược lại đạo trời => chân lí của đất trời.
Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phủ nhận.
– Hai câu cuối: quyến tâm bảo vệ chủ quyền.
+ Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm là lời hỏi tội kẻ đã dám làm điều phi nghĩa “nghịch lỗ”, dám làm trái đạo người, đạo trời.
+ Chúng bay sẽ phải nhận kết cục bại vong.
– Nhận xét bố cục: Bố cục rất chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu nêu lên chân lí khách quan, hai câu sau nêu vấn đề có tính chất hệ quả của chân lí đó.
Trả lời câu 4 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín). Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó?
Trả lời:
– Sông núi nước Nam là một bài thơ, cho nên, tuy thiên về sự biểu ý, nó vẫn có biểu cảm (bày tỏ, cảm xúc) ẩn kín vào bên trong ý tưởng. Vì tác giả không bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp. Người đọc phải nghiền ngẫm mới thấy cảm xúc yêu nước mãnh liệt thể hiện trong đó.
– Qua các cụm từ: “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư”, ta thấy giọng điệu bài thơ thể hiện khí phách anh hùng, tinh thần bất khuất của dân tộc.
Trả lời câu 5 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Qua các cụm từ “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư”, hãy nhận xét về giọng điệu bài thơ.
Trả lời:
Bài thơ có giọng điệu đanh thép, hùng hồn:
– Khẳng định chủ quyền thông qua “thiên thư” sách trời có nghĩa là chân lý không thể phủ nhận được.
– Cảnh cáo bọn giặc khi gây ra tội ác chắc chắn sẽ phải chuốc bại vong.
LUYỆN TẬP
Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là ”Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư’ (vua Nam ở) thì em sẽ giải thích thế nào?
Trả lời:Sở dĩ không nóí “Nam nhân cư”, mà nói “Nam đế cư”, vì nói “Nam đế” là một cách khẳng định đất nước có sông núi bờ cõi riêng, đất nước có chủ quyền. Không có chủ quyền thì không thể có “đế” được. Hơn nữa, xưa kia các vua Tàu chỉ xem nước họ là nước lớn và tự xưng là “đế” còn nước Nam ta cũng như các nước chư hầu chỉ là các nước nhỏ, vua chỉ được gọi là “vương”, vì thế nói “Nam đế” là một cách xem nước ta cũng ngang hàng, cũng có chủ quyền như nước Tàu vậy.
Bố cục: 2 phần
– Phần 1 (Hai câu đầu): Khẳng định tuyệt đối chủ quyền lãnh thổ.
– Phần 2 (Hai câu cuối): Quyết tâm chống lại những điều phi nghĩa của kẻ thù.
Nội dung chính
Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Nổi bật trên tất cả là giọng điệu hùng hồn, đanh thép, thể hiện quyết tâm chiến thắng kẻ thù và niềm tự hào kiêu hãnh của dân tộc ta.
Bài soạn “Sông núi nước Nam” số 3
KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
1. Tác phẩm
– Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ chưa rõ tác giả là ai và có nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ, trong đó có truyền thuyết: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này
– Bố cục
Phần 1 (hai câu thơ đầu): Lời khẳng định chủ quyền của đất nước
Phần 2 (hai câu còn lại): Quyết tâm bảo vệ chủ quyền, độc lập của dân tộc
2. Về nội dung: khẳng định chủ quyền của dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền ấy trước mọi kẻ thù xâm lược
3. Về nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ hùng hồn, đanh thép,..
BÀI SÔNG NÚI NƯỚC NAM- NAM QUỐC SƠN HÀ – 南國山河
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch nghĩa:
Núi sông nước Nam thì vua Nam ở,
Cương giới đã ghi rành rành ở trong sách trời.
Cớ sao lũ giặc bạo ngược kia dám tới xâm phạm?
Chúng bay hãy chờ xem, thế nào cũng chuốc lấy bại vong.
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1 – Trang 64 SGK
Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Sông núi nước Nam về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.
Trả lời
Nguyên văn bài Nam quốc sơn hà là bài thơ chữ Hán được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:
– Bốn câu, mỗi câu bảy chữ.
– Vần ở chữ cuối câu 1, câu 2 và câu 3.
Câu 2 – Trang 64 SGK
Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì?
Trả lời
Sông núi nước Nam được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu của nước ta viết bằng thơ. Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về quyền của một đất nước và khẳng định không một thế lực nào xâm phạm. Nội dung Tuyên ngôn Độc lập gồm có hai ý:
– Khẳng định chủ quyền, nước Nam là của người Nam (hai câu đầu):
Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” (sách trời). Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao. Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm củavũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.
– Kẻ thù không được xâm phạm (hai câu sau).
Ý nghĩa tuyên ngôn còn thể hiện ở lờ khẳng định chắc chắn rằng nếu kẻ thù vi phạm vào quyền tự chủ ấy của nước ta thì chúng thế nào cũng sẽ phải chuốc lấy bại vong.
Câu 3 – Trang 64 SGK
Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó?
Trả lời
– Hai câu đầu: chủ quyền dân tộc.
Sông núi nước Nam, vua Nam ở, điều đó cũng có nghĩa là ở phương Bắc thì vua Bắc ở. Đất nào vua ấy. Đó là sự hiển nhiên tất yếu không ai được xâm phạm của ai => chân lí cuộc đời.
Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược lại đạo trời => chân lí của đất trời.
Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phủ nhận.
– Hai câu cuối: quyết tâm bảo vệ chủ quyền.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm là lời hỏi tội kẻ đã dám làm điều phi nghĩa “nghịch lỗ”, dám làm trái đạo người, đạo trời.
Chúng bay sẽ phải nhận kết cục bại vong.
– Nhận xét bố cục: Bố cục rất chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu nêu lên chân lí khách quan, hai câu sau nêu vấn đề có tính chất hệ quả của chân lí đó.
Câu 4 – Trang 64 SGK
Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín). Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó?
Trả lời
Sông núi nước Nam là một bài thơ, cho nên, tuy thiên về sự biểu ý, nó vẫn có biểu cảm (bày tỏ, cảm xúc) ẩn kín vào bên trong ý tưởng. Vì tác giả không bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp. Người đọc phải nghiền ngẫm mới thấy cảm xúc yêu nước mãnh liệt thể hiện trong đó.
Câu 5 – Trang 64 SGK
Qua các cụm từ: “tiệt nhiên” (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác),, “định phận tại thiên thư” (định phận tại sách trời), “hành khan thủ bại hư” (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại), hãy nhận xét giọng điệu của bài thơ?
Trả lời
Qua các cụm từ này ta thấy giọng điệu bài thơ thể hiện khí phách anh hùng, tinh thần bất khuất của dân tộc.
Bài thơ có giọng điệu đanh thép, hùng hồn để:
– Khẳng định chủ quyền thông qua “thiên thư” sách trời có nghĩa là chân lý không thể phủ nhận được
– Cảnh cáo bọn giặc khi gây ra tội ác chắc chắn sẽ phải chuốc bại vong
LUYỆN TẬP
Câu 1 – Trang 65 SGK
Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là ”Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư” (vua Nam ở) thì em sẽ giải thích thế nào?
Trả lời
Bài thơ nói “ Nam đế cư” mà không nói “Nam nhân cư” (người Nam ở)
– Nói Nam đế cư để khẳng định sự ngang hàng giữa Việt Nam với Trung Quốc. (Trung Quốc luôn cho rằng mình là quốc gia lớn, chỉ có vua của họ mới được gọi là Thiên tử, còn các vị vua ở các nước khác chỉ được phép xưng vương)
– Khẳng định nền độc lập của quốc gia dân tộc, khi tuyên bố nước Nam do vua Nam đứng đầu
→ Ý thức, lòng tự tôn dân tộc và sức mạnh ngoan cường được khẳng định chắc chắn, đầy tự hào.
Bài soạn “Sông núi nước Nam” số 4
I. Một vài nét về thể loại
– Ở nước ta, thời trung đại đã có một nền thơ phong phú và hấp dẫn.
– Thơ trung đại thường được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm.
– Có nhiều thể thơ khác nhau: thất ngôn tứ tuyệt (4 câu mỗi câu 7 chữ), ngũ ngôn tứ tuyệt (4 câu mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu 7 chữ), song thất lục bát (2 câu 7 chữ kèm theo 2 câu thơ: một câu 6, một câu 8) …
II. Tác giả
– Chưa rõ tác giả bài thơ là ai.
– Sau này có nhiều sách ghi là Lý Thường Kiệt.
III. Đôi nét về tác phẩm
1. Thể loại
– Thơ thất ngôn tứ tuyệt: bốn câu, mỗi câu có bảy chữ.
2. Hoàn cảnh sáng tác
– Có nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ.
– Nhưng nổi tiếng nhất là truyền thuyết: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy sang xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng một đêm, quan sĩ ngh từ trong đền thờ hai anh em trương Hống và Trương Hát – hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục được tôn là thần sông Như Nguyệt – có giọng ngâm bài thơ này.
3. Bố cục
Gồm 2 phần:
Phần 1: Hai câu đầu. Lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc.
Phần 2: Hai câu sau. Sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc.
IV. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Nam quốc sơn hà (bản phiên âm chữ Hán) về số lượng câu chữ, cách hiệp vần.
– Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
Số câu: 4 câu
Số chữ: 7 chữ 1 câu
– Cách hợp vần: tiếng cuối của câu 1, 2 và 4 (cư, thư, hư)
Câu 2. Sông núi nước Nam được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một Tuyên ngôn Độc lập? Nội dung Tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì?
– Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử, một văn bản pháp lý được soạn thảo nhằm khẳng định độc lập chủ quyền lãnh thổ, quyền tự do dân chủ của một quốc gia vừa giành lại được từ tay ngoại bang. Đây là văn bản có tính pháp lý quốc tế.
– Nội dung: Bài thơ là lời khẳng định đanh thép chủ quyền lãnh thổ của quốc gia dân tộc cũng như nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù.
Câu 3. Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó.
– Bố cục: 2 phần
Phần 1: Khẳng định nước Nam là của hoàng đế nước Nam, đó là chân lý không ai chối cãi được.
Phần 2. Kẻ thù nếu muốn xâm phạm sẽ gặp phải kết cục xứng đáng.
– Nhận xét: bố cục chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục.
Câu 4. Ngoài biểu ý, sông Núi nước Nam có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín)
Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó?
– Ngoài biểu ý, sông núi nước Nam có biểu cảm.
– Việc bày tỏ cảm xúc được bộc lộ trực tiếp qua ngôn ngữ đanh thép, giọng điệu hùng hồn cùng lời khẳng định thể hiện lòng căm thù lũ cướp nước.
Câu 5. Qua cụm từ “tiệt nhiên” (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), “định phận thiên thư” (định phận tại sách trời), “hành khan thủ bại hư” (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại) hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ.
Giọng điệu của bài thơ: dõng dạc, hùng hồn, đanh thép góp phần thể hiện được quyết tâm giành lại độc lập chủ quyền của quốc gia dân tộc.
Luyện tập
Câu 1. Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là “Nam nhân cư” (người Nam ở) à lại nói “Nam đế cư” (vua Nam ở) thì em sẽ giải thích thế nào?
– Cụm từ “Nam đế cư” (vua Nam ở):
“Nam đế” là hoàng đế nước Nam, người nắm giữ quyền lực lớn nhất và đứng đầu của một quốc gia.
Đất nước ta tuy không rộng lớn như phương Bắc nhưng không nhỏ bé về con người.
=> Thể hiện sự ngang hàng với phương Bắc (hoàng đế phương Bắc) và lòng tự hào tự tôn dân tộc.
– Còn cụm từ “Nam nhân cư” (người Nam ở) không thể thể hiện được ý nghĩa trên.
Câu 2. Học thuộc lòng bài thơ Sông núi nước Nam (phiên âm và bản dịch thơ)
– Học sinh tự học thuộc.
– Chú ý các từ khó: nghịch lỗ, xâm phạm, nhữ đẳng, hành khan.
Bài soạn “Sông núi nước Nam” số 5
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Hoàn cảnh sáng tác
a) Sông núi nước Nam : về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ này còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. Theo truyền thuyết thì vao năm 1077, quân Tống xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt dẫn quân chặn giặc ồ phòng tuyến sông Như Nguyệt (một khúc sông cầu, thuộc huyện Yên Phong – Bắc Ninh ngày nay). Thế giặc rất mạnh. Lí Thường Kiệt tìm cách đánh vào tinh thần khiến chúng phải khiếp sợ. Nửa đêm ông cho người đóng giả hai vị thần ngâm sang sảng bài thơ này ở đền thờ thần bên bờ sông. Quả nhiên quân địch kinh hoàng nhụt chí, quân ta thừa thắng xông lên đuổi chúng chạy dài. Bài thơ này, vì thế, còn được gọi là bài thơ thẩn.
b) Phò giá về kinh: Năm 1284, giặc Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta. Trước thế giặc mạnh, vua tôi nhà Trần thực hiện kế “vườn không nhà trống”, chủ động rút lui, sau đó tìm cách chia cắt, đánh địch ở những nơi hiểm yếu. Thượng tướng Trần Quang Khải, con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông, chỉ huy quân đội phối hợp với Trần Nhật Duật làm nên chiến thắng lẫy lừng ở Hàm Tử, sau đó lại đánh tan quân địch ỏ Chương Dương, giải phóng kinh đô rồi giải phóng đất nước. Bài thơ Phò giá về kinh được ông viết khi đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông trở về kinh đô.
2. Thể thơ
a) Sông núi nước Nam được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, gồm 4 câu (tứ tuyệt) và 7 chữ (thất ngôn). Các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ hai câu 2 và 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.
b) Phò giá về kinh được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt, cũng gồm 4 câu (tứ tuyệt) nhưng mỗi câu chỉ có 5 chừ (ngũ ngôn) và cũng hiệp vần với nhau ở hai dòng 2 và 4.
Đây là hai trong số các thể thơ Đường luật rất phổ biến trong thơ ca trung đại.
II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. (Xem phần “Kiến thức cơ bản cần nắm vững” trên đây).
2. Bài thơ Sông núi nước Nam được coi là bản “Tuyên ngôn Độc lập” đầu tiên của nước ta. Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước. Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này gồm hai ý cơ bản :
– Nước Nam thuộc chủ quyền của người Nam, do một vị hoàng đế nước Nam {Nam đề) làm chủ. Giới phận của nước Nam hiển nhiên được ghi nhận ở sách trời {thiên thư), không ai có thê chối cãi được.
– Kẻ thù cớ sao lại dám đến xâm phạm ? Chúng bay sẽ phải chuốc lấy thất bại thảm hại.
3. Bài thơ thiên về biểu ý :
– Khẳng định quyền độc lập, tự chủ.
– Tinh thần quyết tâm chống giặc ngoại xâm.
4. Ngoài ra, ý nghĩa biểu cảm của bài thơ cũng được thể hiện rất rõ ràng. Đó là sự khắng định đanh thép, cảm xúc mãnh liệt, là tinh thần sắt đá, ý chí quyết tâm không gì lay chuyển, khuất phục nổi. cảm xúc và ý chí ấy không được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua hình tượng (ranh giới nước Việt đã được phân định ở sách trời) và ngôn ngữ (hãy xem những thất bại mà chúng mày phải nhận lấy).
5. Bài thơ có giọng điệu đanh thép, rắn rỏi. Khẳng định chủ quyền là phải nói đến thiên thư (“sách trời” ở đây có ý nghĩa như chân lí không thê phủ nhận), khắng định ý chí là phải nói đến như hà (cớ làm sao ?), lỗ (bọn mọi rợ), nhữ đẳng (chúng mày), hành khan (hãy xem), thủ bại hư {chuốc lấy thất bại tan tác).
Bài soạn “Sông núi nước Nam” số 6
I. Tìm hiểu chung tác phẩm
1. Tác giả: Lí Thường Kiệt ( ? ) ( 1019 -1105 ) tên thật Ngô Tuấn, quê ở Hà Nội.
2. Hoàn cảnh sáng tác:
Năm 1077, quân Tống cho quân sang xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn đánh ở sông Như Nguyệt. Bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống, Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.
3. Thể thơ: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ( bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, thường gieo vần chân – cuối câu 1,2,4).
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Câu 1: Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt…
Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thế thơ của bài Sông núi nước Nam về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần?
Trả lời:
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt được ra đời vào thời kì nhà Đường có nguồn gốc từ Trung Quốc. Để nhận dạng ta chỉ cần phân biệt:
Thơ chỉ có 4 câu và mỗi câu 7 chữ. Như vậy trong một bài thơ chỉ có 28 chữ.
Các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối
Bốn câu trong bài theo thứ tự là các câu: khai, thừa, chuyển, hợp.
Câu 2: Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên…
Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì?
Trả lời:
Cho đến thời điểm này, bài thơ Nam quốc sơn hà vẫn được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
Tuyên ngôn độc lập chính là lời tuyên bố chủ quyền độc lập của đất nước và không một thế lực nào có thể xâm phạm được.
Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài “Nam quốc sơn hà” là:
Hai câu đầu: Nước Nam là của người Nam. Điều đó đã được sách thời định sẵn.
Hai câu sau: Kẻ thù không được xâm phạm, nếu xâm phạm thì chuốc lấy thất bại.
Câu 3: Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý…
Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó?
Trả lời:
Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về biểu ý bởi bài thơ đã trực tiếp nêu rõ ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống ngoại xâm. Cụ thể là:
Hai câu đầu: chủ quyền dân tộc.
Sông núi nước Nam, vua Nam ở, điều đó cũng có nghĩa là ở phương Bắc thì vua Bắc ở. Đất nào vua ấy. Đó là sự hiển nhiên tất yếu không ai được xâm phạm của ai = > chân lí cuộc đời.
Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc ở trần gian. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược lại đạo trời = > chân lí của đất trời.
=>Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phụ nhận.
Hai câu cuối: quyến tâm bảo vệ chủ quyền.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm là lời hỏi tội kẻ đã dám làm điều phi nghĩa “nghịch lỗ”, dám làm trái đạo người, đạo trời.
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời là lời cảnh cáo đối với kẻ phi nghĩa – gieo gió tất yếu sẽ gặp bão. Đồng thời đó còn là sự quyết tâm sắt đá để bảo vệ chủ quyền của đất nước đến cùng. Chính điều này đã tạo nên được niềm tin sự phấn khích để tướng sĩ xông lên diệt thù.
=> Nhận xét bố cục: Bố cục rất chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu nêu lên chân lí khách quan, hai câu sau nêu vấn đề có tính chất hệ quả của chân lí đó.
Câu 4: Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm…
Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín). Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó?
Trả lời:
Bài thơ sông núi nước Nam ngoài tính biểu ý còn có tính biểu cảm. Có thể tính biểu cảm ở đây không được bộc lộ rõ ràng nhưng khi đọc những câu thơ ta cũng ngầm hiểu được tình yêu nước mãnh liệt của tác giả. Những từ ngữ “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư” hay “hành khan thủ bại hư” ta cũng thấy được khí phách anh hùng, mạnh mẽ và bất khuất của dân tộc.
Câu 5: Qua các cụm từ “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”…
Qua các cụm từ “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư”, hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ?
Trả lời:
Như đã nói ở trên câu 4, bài thơ sông núi nước Nam ngoài tính biểu ý còn có tính biểu cảm. Tính biểu cảm được thể hiện mạnh mẽ trong những cụm từ “tiệt nhiên” (rõ ràng, dứt khoát, như thế và không thể khác), “định phận tại thiên thư”(được quy định bởi sách trời), “hành khan thủ bại hư”(chắc chắn sẽ thất bại). Thông qua những cụm từ này ta thấy được một giọng điệu hào sảng, hùng hồn đanh thép, thể hiện sự mạnh mẽ, quyết liệt để đánh bại kẻ thù của toàn dân tộc.
Luyện tập
Câu 1: Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là…
Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là ”Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư’ (vua Nam ở) thì em sẽ giải thích thế nào?
Trả lời:
Trong hoàn cảnh này, quân Tống (Trung Quốc) đang đem quân xâm lược bờ cõi nước ta. Mà thời bấy giờ, người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Vì vậy, trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn. Ngoài ra, trong xã hội phong kiến, vua được xem là đại diện cho cả dân tộc, tư tưởng trung quân đồng nhất vua với nước, nước là của vua. Vì vậy, tác giả sử dụng từ ngữ như vậy là hợp lý.
Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về bài học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Blogthoca.edu.vn.vn.