Thuyết minh là một thể loại văn học thường gặp trong đời sống, được sử dụng để miêu tả một sự vật, hiện tượng một cách chân thực nhất, nhằm mục đích cung cấp … xem thêm…những kiến thức về khái niệm, tính chất đặc điểm của sự vật đó. Thuyết minh khác miêu tả ở chỗ không mang ngôn ngữ chủ quan mà luôn mang tính chất giải thích cắt nghĩa. Nhưng nếu như vậy văn thuyết minh sẽ bị khô cứng mang tính giáo điều. Chương trình Ngữ văn lớp 9, các bạn học sinh được học bài “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh” để hiểu và biết cách vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong khi làm một bài văn thuyết minh. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh” hay nhất mà Blogthoca.edu.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài soạn “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh” số 1
I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
1. Ôn tập văn bản thuyết minh.
– Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thường gặp trong mọi lĩnh vực đời sống, có chức năng cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.
– Các phương pháp thuyết minh thường dùng: phương pháp định nghĩa, phân loại, nêu ví dụ, liệt kê, nêu số liệu, so sánh…
2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
– Đối tượng thuyết minh: Đá và nước tạo nên sự kì lạ vô tận của vịnh Hạ Long.
– Văn bản cung cấp cho người đọc những hiểu biết về vẻ đẹp của một di sản văn hóa thế giới.
– Phương pháp thuyết minh chủ yếu: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê.
– Biện pháp nghệ thuật được vận dụng: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, liên tưởng.
II. Luyện tập
Trả lời câu 1 (trang 13 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
a.
– Tính chất thuyết minh thể hiện ở chỗ giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống: những tính chất chung về họ, giống, loài, về các tập tính sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể, cung cấp các kiến thức chung đáng tin cậy về loài ruồi, thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, ý thức diệt ruồi.
– Các phương pháp thuyết minh được sử dụng là:
+ Định nghĩa.
+ Phân loại.
+ Số liệu.
+ Liệt kê.
b.
– Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng là:
+ Nhân hóa
+ Có tình tiết.
c. Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi: vừa vui, vừa có thêm tri thức.
Trả lời câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Các biện pháp nghệ thuật được sứ dụng là: đoạn văn thuyết minh chim cú gắn với hồi ức tuổi thơ, với nhận thức mê tín từ thuở bé. Tri thức khoa học đã đẩy lùi sự ngộ nhận ngây thơ ấy.
Bài soạn “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh” số 2
Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
– Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức khách quan về sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội. Có tính xác thực, khoa học, ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động.
– Các phương pháp thuyết minh thường dùng :
+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
+ Phương pháp liệt kê.
+ Phương pháp nêu ví dụ.
+ Phương pháp dùng số liệu.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp phân loại, phân tích.
Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Văn bản “Hạ Long – đá và nước” :
– Đối tượng thuyết minh : Đá và nước tạo nên cái đẹp lì lạ của Hạ Long.
– Văn bản cung cấp tri thức khách quan, khoa học, chính xác.
– Phương pháp thuyết minh chủ yếu : nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê.
– Biện pháp nghệ thuật được vận dụng : tưởng tượng, nhân hóa. Tưởng tượng các cuộc dạo chơi, khơi gợi những cảm giác có thể có, phép nhân hóa tả các đảo.
Luyện tập
Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
a. – Văn bản có tính chất thuyết minh, thể hiện qua lời cáo trạng và lời bào chữa để nêu lên đặc điểm của ruồi xanh (họ, giống loài, tập tính sinh sống, sinh đẻ, cấu tạo,…)
– Phương pháp thuyết minh sử dụng : nêu định nghĩa (thuộc họ côn trùng,…), phân loại các loại ruồi, nêu số liệu (số vi khuẩn,…), liệt kê (mắt lưới,…).
b. Nét đặc biệt của văn bản : thuyết minh về loài ruồi dưới hình thức tự sự, kể lại một phiên tòa xử tội ; có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, miêu tả, ẩn dụ.
c. Các biện pháp nghệ thuật làm nổi bật nội dung thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc, cả các bạn đọc nhỏ tuổi.
Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
– Nghệ thuật kể chuyện được sử dụng. Lấy việc ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện, từ đó nói về tập tính của chim cú dưới hình thức câu chuyện bà kể.
– Phương pháp thuyết minh: giải thích.
Bài soạn “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh” số 3
I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Câu 1 trang 12 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Ôn tập văn bản thuyết minh
Văn bản thuyết minh có những tính chất gì? Nó được viết ra nhằm mục đích gì? Cho biết các phương pháp thuyết minh thường dùng.
Trả lời:
– Văn bản thuyết minh là văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
– Mục đích của văn bản thuyết minh là cung cấp tri thức khách quan về sự vật, hiện tượng, vấn đề được chọn làm đối tượng để thuyết minh.
– Các phương thức thuyết minh thường dùng là: Định nghĩa, nêu ví dụ, liệt kê, dùng số liệu, phân loại, so sánh.
Câu 2 trang 12 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
Đọc văn bản “Hạ Long đá và nước SGK trang 12 Ngữ văn 9 tập 1” và cho biết:
Văn bản này thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào? Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không? Văn bản đã vận dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu? Đồng thời, để cho sinh động, tác giả còn vận dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Trả lời:
– Văn bản thuyết minh về “Sự kì lạ của Hạ Long”
– Văn bản đã cung cấp được những tri thức khách quan về đối tượng
– Văn bản sử dụng phương pháp thuyết minh giải thích là chủ yếu
– Văn bản vận dụng phương pháp miêu tả, so sánh, liệt kê, nêu triết lí
Ghi nhớ:
– Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá hoặc các hình thức vè, diễn ca…
– Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, góp phần làm nổi bât đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
II. Luyện tập:
Câu 1 trang 13, 14 SGK Ngữ văn 9 tập 1. Đọc văn bản “Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh” trang 14 SGK Ngữ văn 9 tập 1 và trả lời câu hỏi:
a) Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào? Những phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng?
b) Văn bản thuyết minh này có nét gì đặc biệt? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
c) Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gây hứng thú và làm nổi bật nội dung cần thuyết minh hay không?
Trả lời:
a, – Văn bản trên có tính chất thuyết minh
– Tính chất ấy được thể hiện
+ Nêu ra các chủng loại: Ruồi xanh, ruồi trâu, ruồi vàng, ruồi giấm
+ Nêu ra nơi ở: Bất kì chỗ nào có thức ăn đều lấy làm nơi sinh sống
+ Thời kì sinh nở và tác hại của ruồi: “Bên ngoài mang 6 triệu vi khuẩn… môi trường sinh thái”
+ Đặc điển tiêu biểu: “măt ruồi như mắt lưới… không trượt chân”
– Biện pháp thuyết minh, giải thích, nêu số liệu, so sánh được sử dụng
b, – Văn bản thuyết minh này đặc biệt ở chỗ
+ Về hình thức: Giống như văn bản tường thuật một phiên tòa
+ Về cấu trúc: Giống cuộc tranh luận về mặt pháp lí
+ Về nội dung: Giống câu chuyện kể về loài ruồi
– Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật: kể chuyện, miêu tả, ẩn dụ
c, Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng gây hứng thú và làm nổi bật nội dung cần thuyết minh
Câu 2 trang 15 SGK Ngữ văn 9 tập 1:
Đọc đoạn văn sau và nêu nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh:
Bà tôi thường kể cho tôi nghe rằng chim cú kêu là có ma tới. Tôi hỏi vì sao thì bà giải thích: “Thế cháu không nghe tiếng cú kêu thường vọng từ bãi tha ma đến hay sao?”. Sau này học môn Sinh học tôi mới biết là không phải như vậy. Chim cú là loài chim ăn thịt, thường ăn thịt lũ chuột đồng, kẻ phá hoại mùa màng. Chim cú là giống vật có lợi, là bạn của nhà nông. Sở dĩ chim cú thường lui tới bãi tha ma là vì ở đó có lũ chuột đồng đào hang. Bây giờ mỗi lần nghe tiếng chim cú, tôi chẳng những không sợ mà còn vui vì biết rằng người bạn của nhà nông đang hoạt động.
Trả lời: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn văn này là nghệ thuật kể chuyện kết hợp với giải thích: Kể câu chuyện ngày bé nghe bà kể chuyện về chim cú (chim cú kêu là có ma tới). Sau này học môn sinh vật mới biết là không phải như vậy.
Bài soạn “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh” số 4
I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
1. Ôn tập văn bản thuyết minh.
– Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thường gặp trong mọi lĩnh vực đời sống, có chức năng cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.
– Văn bản thuyết minh không giống với các văn bản thuộc loại tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận vì kiểu văn bản này không nhằm kể chuyện, tái hiện, biểu lộ tình cảm hay nghị luận mà nhằm cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội một cách khách quan, chân thực, có ích cho con người.
– Các phương pháp thuyết minh thường dùng: phương pháp định nghĩa, phân loại, nêu ví dụ, liệt kê, nêu số liệu, so sánh,..
2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
– Đối tượng thuyết minh: Đá và nước tạo nên sự kì lạ vô tận của vịnh Hạ Long.
– Văn bản cung cấp cho người đọc những hiểu biết về vẻ đẹp của một di sản văn hóa thé giới. Bằng sự tinh tế, nhạy cảm của mình, Nguyên Ngọc đã đem đến cho người đọc những tri thức về sự kì lạ của Hạ Long.
– Phương pháp thuyết minh chủ yếu: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê.
– Biện pháp nghệ thuật được vận dụng: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, liên tưởng: “… con thuyền của ta mỏng như lá tre tự nó bập bềnh lên xuống theo con triều”, “Và cái thập loại chúng sinh Đá chen chúc khắp vịnh Hạ Long kia, già đi, trẻ lại, trang nghiêm hơn hay bồng nhiên nhí nhanh, tinh nghịch hơn, buồn hơn hay vui hơn…”, “…tất cả bọn người đá ấy lại hối hả trở về vị trí của họ”…
II. Luyện tập
Câu 1
a.
– Tính chất thuyết minh thể hiện ở chỗ giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống: những tính chất chung về họ, giống, loài, về các tập tính sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể, cung cấp các kiến thức chung đáng tin cậy về loài ruồi, thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, ý thức diệt ruồi.
– Các phương pháp thuyết minh được sử dụng là:
+ Định nghĩa: thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới…
+ Phân loại: các loại ruồi.
+ Số liệu: số vi khuẩn, số lượng sinh sản của một cặp ruồi.
+ Liệt kê: mắt lưới, chân tiết ra chất dính…
b.
– Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng là:
+ Nhân hóa
+ Có tình tiết.
c. Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi: vừa vui, vừa có thêm tri thức.
Câu 2
Đoạn văn này nhằm nói về tập tính của chim cú dưới dạng một ngộ nhận (định kiến) thời thơ ấu, sau lớn lên đi học mới có dịp nhận thức lại sự nhầm lẫn cũ. Biện pháp nghệ thuật ở đây chính là lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện.
Bài soạn “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh” số 5
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức vè, diễn ca…
Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
Các phương pháp thuyết minh thường dùng:
Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
Phương pháp liệt kê.
Phương pháp nêu ví dụ.
Phương pháp dùng số liệu.
Phương pháp so sánh.
Phương pháp phân loại, phân tích.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1 (Trang 14 – SGK) Đọc văn bản Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh và trả lời các câu hỏi:a. Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào? Những phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng?b. Văn bản thuyết minh này có nét gì đặc biệt? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? c. Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gây hứng thú và làm nổi bật nội dung cần thuyết minh hay không?
Bài làm:
Văn bản trên thực chất là một bài thuyết minh, cung cấp tri thức về loài ruồi.
Lời của Ruồi thuyết minh về
Tính chất chung về họ, giống, loài
Tập tính sinh sống: sinh đẻ, đặc điểm cơ thể…
.Lời của Thiên Tào thuyết minh về tác hại, nguyên nhân gây ra tác hại của loài ruồi xanh.
Lời của luật sư thuyết minh về cấu tạo bộ phận cơ thể của ruồi xanh.
Các phương pháp thuyết minh bằng:
Định nghĩa: ruồi thuộc họ côn trùng.
Phương pháp phân loại: các loại ruồi.
Dùng số liệu: số vi khuẩn, số lượng sinh sản.
Liệt kê: mắt, chân.
b. Nét đặc biệt của văn bản thuyết minh đó là:
Hình thức: giống như văn bản tường thuật một phiên toà.
Nội dung: giống như câu chuyện kể về loài ruồi.
Những biện pháp nghệ thuật: Bên cạnh các phương pháp thuyết minh, văn bản thuyết minh được trình bày như một văn bản tường thuật một phiên toà và có sử dụng biện pháp nghệ thuật kể chuyện, miêu tả, ẩn dụ, nhân hoá…
c. Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh khiến cho văn bản trở nên sinh động và hấp dẫn hơn, vừa là truyện vui vừa học thêm tri thức.
Câu 2 (Trang 15 – SGK) Đọc đoạn văn sau và nêu nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh:
Bà tôi thường kể cho tôi nghe rằng chim cú kêu là có ma tới. Tôi hỏi vì sao thì bà giải thích: “Thế cháu không nghe tiếng cú kêu thường vọng từ bãi tha ma đến hay sao?”. Sau này học môn Sinh học tôi mđi biết là không phải như vậy. Chim cú là loài chim ăn thịt, thường ăn thịt lũ chuột đồng, kẻ phá hoại mùa màng. Chim cú là giống vật có lợi, là bạn của nhà nông. Sở dĩ chim cú thường lui tới bãi tha ma là vì ở đó có lũ chuột đồng đào hang. Bây giờ mỗi lần nghe tiếng chim cú, tôi chẳng những không sợ mà còn vui vì biết rằng người bạn của nhà nông đang hoạt động.
Bài làm:
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đoạn văn này là nghệ thuật kể chuyện: Kể câu chuyện ngày thơ ấu nghe bà kể chuyện về chim cú, khi chim cú kêu là có ma tới. Nhưng khi nhân vật được học môn Sinh học, đã hiểu hơn về kiến thức khoa học loài Cú.
==> Văn bản đã sử dụng phương pháp giải thích.
Bài soạn “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh” số 6
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
a) Dựa vào gợi ý dưới đây để ôn lại những kiến thức về văn bản thuyết minh ở chương trình Ngữ văn 8
– Đặc điểm, tính chất của văn bản thuyết minh;
– Mục đích của văn bản thuyết minh (chú ý phân biệt với mục đích của các phương thức biểu đạt khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận);
– Những phương pháp thuyết minh thường dùng.
Gợi ý :
– Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thường gặp trong mọi lĩnh vực đời sống, có chức năng cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.
Văn bản thuyết minh không giống với các văn bản thuộc loại tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận vì kiểu văn bản này không nhằm kể chuyện, tái hiện, biểu lộ tình cảm hay nghị luận mà nhằm cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội một cách khách quan, chân thực, có ích cho con người.
– Để việc giao tiếp gắn với mục đích của ngôn ngữ đặc trưng, văn bản thuyết minh phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
b) Đọc văn bản thuyết minh Hạ Long – Đá và Nước (SGK Ngữ văn 9, tập một, tr.12 -13) và trả lời câu hỏi:
– Đối tượng thuyết minh của văn bản là gì ?
– Mục đích của văn bản thuyết minh là cung cấp tri thức khách quan về đối tượng, văn bản có thể hiện điều này không ?
Gợi ý :
– Chủ đề của văn bản : sự kì lạ vô tận của vịnh Hạ Long.
– Văn bản cung cấp cho người đọc những hiểu biết về vẻ đẹp của một di sản văn hoá thế giới. Để khám phá ra vẻ kì lạ vô tận của Hạ Long, người ta phải có được sự tinh tế, lịch lãm trong cảm nhận, thưởng thức. Bằng sự tinh tế, lịch lãm ấy, Nguyên Ngọc đã đem đến cho chúng ta những tri thức về sự kì lạ của Hạ Long.
c) Nhận xét về phương pháp thuyết minh của văn bản Hạ Long – Đá và Nước. Ngôn ngữ, cách diễn đạt của văn bản này có gì khác so với các văn bản thuyết minh em đã được đọc ?
Gợi ý : Tuỳ từng đốì tượng mà người ta lựa chọn cách thuyết minh cho phù hợp, nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất. Văn bản Hạ Long – Đá và Nước thuyết minh về sự kì lạ vô tận của vịnh Hạ Long. Để thuyết minh vẻ đẹp sinh động, kì thú, biến ảo của Hạ Long, người viết không thể chỉ sử dụng các biện pháp thuyết minh thông dụng. Cái “vô tận, có tri giác, có tâm hồn” của Hạ Long không dễ thấy được chỉ qua cách đo đếm, liệt kê, định nghĩa, giải thích, nêu số liệu,… mà phải kết hợp với trí tưởng tượng, liên tưởng.
Tìm các hình ảnh ẩn dụ, so sánh, nhân hoá, liên tưởng trong bài văn.
II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Xác định chủ đề của văn bản
Gợi ý : Văn bản trên có phải là văn bản thuyết minh không ? Nó cung cấp cho chúng ta những kiến thức gì ?
2. Người viết đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào trong văn bản Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh ?
Gợi ý : Văn bản thuyết minh trên đã sử dụng các biện pháp định nghĩa, phân loại, phân tích, liệt kê, nêu số liệu,… như thế nào ?
3. Trong văn bản trên, người viết có sử dụng các biện pháp nghệ thuật không ? Đó là những biện pháp nào ? Hãy phân tích tác dụng thuyết minh của các biện pháp ấy.
Gợi ý :
– Mượn hình thức kể chuyện để thuyết minh ; sử dụng triệt để biện pháp nhân hoá ;
– Việc mượn hình thức kể chuyện để thuyết minh có tác dụng gì ? Người viết đã sử dụng biện pháp nhân hoá để làm gì ? Hình thức kể chuyện và biện pháp nhân hoá tạo ra sức hấp dẫn cho văn bản thuyết minh như thế nào ?
4. Đọc lại văn bản Phong cách Hồ Chí Minh và nhận xét về việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong thuyết minh.
Gợi ý : Tìm các yếu tố miêu tả, so sánh,… trong văn bản này và cho biết chúng có tác dụng như thế nào trong việc khắc hoạ phong cách kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa vĩ đại và giản dị ở Hồ Chí Minh ?
Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về tiết học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Blogthoca.edu.vn.vn.