Ngữ pháp tiếng Việt rất đẹp, phong phú, đa dạng nhưng cũng không kém phần phức tạp và không dễ dàng gì cho người học. Ngôn từ là yếu tố nhứ nhất, yếu tố đầu … xem thêm…tiên để xây dựng một văn bản. Trong ngôn từ có rất nhiều loại từ, từ láy, từ ghép, từ tượng hình, từ tượng thanh và có cả trợ từ, thán từ và tình thái từ. Vậy tình thái từ là gì, cách dùng và tác dụng của chúng ra sao, mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Tình thái từ” trong chương trình Ngữ văn 8 để hiểu rõ hơn về điều này.
Bài soạn “Tình thái từ” số 1
I- Chức năng của tình thái từ
1. Quan sát chức năng của các từ in đậm và trả lời câu hỏi
Trong các ví dụ (a), (b), (c) nếu bỏ đi các từ in đậm “à”, “đi”, ” thay”, “ạ” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi.
+ Bỏ từ “à” câu không còn là câu nghi vấn
+ Bỏ từ “đi” câu không còn là câu cầu khiến
+ Câu “thay” câu không còn là câu cảm thán
2. Ở ví dụ (d) từ “ạ” biểu thị thái độ lễ phép của người nói.
II- Sử dụng tình thái từ
Các tình thái từ in đậm dưới được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp ( quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm…) khác nhau:
+ Từ “à” biểu thị sự tò mò, nghi vấn
+ Từ “ạ” biểu thị thái độ lễ phép, kính trọng
+ Từ “nhé” thể hiện tình cảm thân mật
Luyện tập
Bài 1 (trang 81 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
– Từ in đậm trong câu: b,c,e,i là tình thái từ. Từ in đậm trong câu a,d,g,h không phải là tình thái từ.
b, Nhanh lên nào anh em ơi! -> tình thái từ cầu khiến biểu thị sự thúc giục, rủ rê
c, Làm như thế mới đúng chứ! -> nhấn mạnh sự đồng tình, ủng hộ
e, Cứu tôi với! -> tình thái từ cầu khiến
i, Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia. -> tình thái từ biểu thị cảm xúc
Bài 2 (trang 82 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
a, Tình thái từ nghi vấn “chứ”: dùng để hỏi, nhưng điều muốn hỏi ít nhiều đx biết trước câu trả lời
b, Tình thái từ cảm thán “chứ” : nhấn mạnh điều vừa thực hiện
c, Tình thái từ nghi vấn “ư” biểu lộ sự hoài nghi, thắc mắc
d, Tình thái từ nghi vấn “nhỉ” biểu lộ sự băn khoăn, nghi vấn
e, Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm “nhé”: biểu thị thái độ thân mật, cầu mong
g, Tình thái từ cảm thán “vậy”: miễn cưỡng đồng ý
h, Tình thái từ “cơ mà”: biểu thị thái độ động viên, an ủi một cách thân tình.
Bài 3 (trang 83 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
+ Em vẫn ngoan ngoãn mà!
+ Mẹ mua quà cho em đấy.
+ Nó háu ăn thế chứ lị.
+ Anh chỉ muốn khuyên em thôi!
+ Nó có voi còn muốn đòi tiên cơ!
+ Em đành chịu vậy, chứ biết làm sao được.
Bài 4 (trang 83 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
+ Thầy cô với học sinh: Hôm nay em bị mệt à?
+ Bạn nam với bạn nữ cùng lứa tuổi: Cậu có biết chơi cờ vua không vậy?
+ Con với bố mẹ: Bố có ăn cơm ở nhà không ạ?
Bài 5 (trang 83 Ngữ Văn 8 tập 1)
Một số tình thái từ địa phương Nam bộ
+ Ha ( như từ hả trong từ ngữ toàn dân): Chiếc váy này đẹp quá ha?
+ Nghen ( nhé): Em ở nhà một mình nghen.
+ Há ( nhỉ): Lạnh quá chú Năm há!
+ Mừ (mà): Má hứa với con rồi mừ!
+ Đa (nhỉ): Bữa nay coi bộ bà khó tính dữ đa.
Bài soạn “Tình thái từ” số 2
I. CHỨC NĂNG CỦA TÌNH THÁI TỪ
Quan sát những từ in đậm trong các ví dụ và trả lời các câu hỏi:
a) – Mẹ đi làm rồi à?
b) Mẹ rôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
– Con nín đi!
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
c) Thương thay cũng một kiếp người,
Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi!
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
d) – Em chào cô ạ!
1. Trong các ví dụ a, b, c nếu bỏ các chữ in đậm, ý nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?
2. Ở ví dụ d, tự ạ biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói.
Trả lời:
1.
– Ở ví dụ (a) giả sử bỏ từ à thì câu không còn là câu nghi vấn nữa.
– Ở ví dụ (b) giả sử không có từ đi thì câu không còn là câu cầu khiến nữa.
– Ở ví dụ (c) giả sử không có từ thay thì không tạo được câu cảm thán.
2.
Ở ví dụ (d) từ ạ biểu thị sắc thái tình cảm kính trọng, lễ phép của người nói.
Như vậy, à là từ để tạo lập câu nghi vấn, đi là từ để tạo lập câu cầu khiến, thay là từ để tạo lập câu cảm thán.
Ở câu 2, Em chào cô và Em chào cô ạ đều là câu chào nhưng câu có thêm từ ạ thể hiện tính lễ phép cao hơn.
II. SỬ DỤNG TÌNH THÁI TỪ
Các tình tháu từ in đậm dưới đây được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau như thế nào?
– Bạn chưa về à?
– Thầy mệt ạ?
– Bạn giúp tôi một tay nhé!
– Bác giúp cháu một tay ạ!
Trả lời:
Cách sử dụng tình thái từ:
– Bạn chưa về à? (hỏi thân mật).
– Thầy mệt ạ? (hỏi kính trọng).
– Bạn giúp tôi một tay nhé! (cầu khiến, thân mật).
– Bác giúp cháu một tuy ạ! (cầu khiến, kính trọng).
III. LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 81 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trong các câu dưới đây, từ nào từ tình thái từ, từ nào không phải tình thái từ?
a) Em thích trường nào thì thi vào trường ấy.
b) Nhanh lên nào, anh em ơi!
c) Làm như thế mới đúng chứ!
d) Tôi đã khuyên bảo nó nhiều lần rồi chứ có phải không đâu.
e) Cứu tôi với!
g) Nó đi chơi với bạn từ sáng.
h) Con cò đậu ở đằng kia.
i) Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia.
Lời giải chi tiết:
– Tình thái từ ở các câu: b, c, e, i.
– Không phải là tình thái từ ở câu: a, d, g, h, e
Trả lời câu 2 (trang 82 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong những câu dưới đây.
a) Bà lão láng giếng lại lật đật chạy sang:
– Bác trai đã khá rồi chứ?
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b) – Con chó là của cháy nó mua đấy chứ!… Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…
(Nam Cao, Lão Hạc)
c) Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?
(Nam Cao, Lão Hạc)
d) Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:
– Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
e) Cô giáo Tâm gỡ tay Thủy, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho em tôi và nói:
– Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé!
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
g) Em tôi sụt sịt bảo:
– Thôi thì anh cứ chia ra vậy.
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
h) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi.
– Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về được về nhà cơ mà.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
Lời giải chi tiết:
a, Tình thái từ nghi vấn “chứ”: dùng để hỏi, nhưng điều muốn hỏi ít nhiều đx biết trước câu trả lời
b, Tình thái từ cảm thán “chứ” : nhấn mạnh điều vừa thực hiện
c, Tình thái từ nghi vấn “ư” biểu lộ sự hoài nghi, thắc mắc
d, Tình thái từ nghi vấn “nhỉ” biểu lộ sự băn khoăn, nghi vấn
e, Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm “nhé”: biểu thị thái độ thân mật, cầu mong
g, Tình thái từ cảm thán “vậy”: miễn cưỡng đồng ý
h, Tình thái từ “cơ mà”: biểu thị thái độ động viên, an ủi một cách thân tình.
Trả lời câu 3 (trang 83 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Đặt câu với các tình thái từ: mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy
Lời giải chi tiết:
– Con nghe lời mẹ mà.
– Hôm nay, em được điểm 10 sinh đấy.
– Nó háu ăn thế chứ lị.
– Anh chỉ muốn tốt cho em thôi.
– Em muốn mua quyển sách kia cơ.
– Để em làm hết vậy.
Trả lời câu 4 (trang 83 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Đặt câu hỏi có dùng các tình thái từ nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội sau đây.
– Học sinh với thầy cô giáo:
– Bạn nam với bạn nữ cùng lứa tuổi.
– Con với bố mẹ hoặc cô, dì, chú, bác.
Lời giải chi tiết:
– Em không làm bài tập về nhà à?
– Ngày mai cậu chuyển trường nhỉ?
– Hôm nay mấy giờ mẹ đi làm về ạ?
Trả lời câu 5 (trang 83 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Một số tình thái từ trong tiếng địa phương.
Lời giải chi tiết:
+ Ha ( như từ hả trong từ ngữ toàn dân): Chiếc váy này đẹp quá ha?
+ Nghen ( nhé): Em ở nhà một mình nghen.
+ Há ( nhỉ): Lạnh quá chú Năm há!
+ Mừ (mà): Má hứa với con rồi mừ!
+ Đa (nhỉ): Bữa nay coi bộ bà khó tính dữ đa.
Bài soạn “Tình thái từ” số 3
I. Tình thái từ là gì?
1. Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
2. Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:
– Tình thái từ nghi vấn:à, ư, hả, hử, chứ, chăng….
– Tình thái từ cầu khiến : đi, nào, với,…
– Tình thái từ cảm thán : thay, sao,…
– Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm : 4, nhé, cơ, mà,…
3. Khi nói, khi viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,…).
II. Chức năng của tình thái từ
Quan sát những từ in đậm trong các ví dụ và trả lời các câu hỏi:
a) – Mẹ đi làm rồi à?
b) Mẹ rôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
– Con nín đi!
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
c) Thương thay cũng một kiếp người,
Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi!
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
d) – Em chào cô ạ!
1. Trong các ví dụ a, b, c nếu bỏ các chữ in đậm, ý nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?
Trả lời
Trong các ví dụ (a), (b), (c) nếu bỏ đi các từ in đậm “à”, “đi”, ” thay”, “ạ” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi.
+ Bỏ từ “à” câu không còn là câu nghi vấn
+ Bỏ từ “đi” câu không còn là câu cầu khiến
+ Câu “thay” câu không còn là câu cảm thán
2. Ở ví dụ d, từ ạ biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói.
Trả lời
Ở ví dụ (d) từ ạ biểu thị sắc thái tình cảm kính trọng, lễ phép của người nói.
Như vậy, à là từ để tạo lập câu nghi vấn, đi là từ để tạo lập câu cầu khiến, thay là từ để tạo lập câu cảm thán.
Ở câu 2, Em chào cô và Em chào cô ạ đều là câu chào nhưng câu có thêm từ ạ thể hiện tính lễ phép cao hơn.
III. Sử dụng tình thái từ
Các tình thái từ in đậm dưới đây được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau như thế nào?
– Bạn chưa về à?
– Thầy mệt ạ?
– Bạn giúp tôi một tay nhé!
– Bác giúp cháu một tay ạ!
Trả lời
Các tình thái từ in đậm dưới được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp ( quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm…) khác nhau:
+ Từ “à” biểu thị sự tò mò, nghi vấn
+ Từ “ạ” biểu thị thái độ lễ phép, kính trọng
+ Từ “nhé” thể hiện tình cảm thân mật
IV. Soạn bài Tình thái từ phần Luyện tập
Câu 1: Trong các câu dưới đây, từ nào từ tình thái từ, từ nào không phải tình thái từ?
a) Em thích trường nào thì thi vào trường ấy.
b) Nhanh lên nào, anh em ơi!
c) Làm như thế mới đúng chứ!
d) Tôi đã khuyên bảo nó nhiều lần rồi chứ có phải không đâu.
e) Cứu tôi với!
g) Nó đi chơi với bạn từ sáng.
h) Con cò đậu ở đằng kia.
i) Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia.
Trả lời
– Tình thái từ ở các câu: b, c, e, i.
b, Nhanh lên nào anh em ơi! -> tình thái từ cầu khiến biểu thị sự thúc giục, rủ rê
c, Làm như thế mới đúng chứ! -> nhấn mạnh sự đồng tình, ủng hộ
e, Cứu tôi với! -> tình thái từ cầu khiến
i, Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia. -> tình thái từ biểu thị cảm xúc
– Không phải là tình thái từ ở câu: a, d, g, h, e
Câu 2: Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong những câu dưới đây.
a) Bà lão láng giếng lại lật đật chạy sang:
– Bác trai đã khá rồi chứ?
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b) – Con chó là của cháy nó mua đấy chứ!… Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…
(Nam Cao, Lão Hạc)
c) Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?
(Nam Cao, Lão Hạc)
d) Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:
– Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
e) Cô giáo Tâm gỡ tay Thủy, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho em tôi và nói:
– Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé!
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
g) Em tôi sụt sịt bảo:
– Thôi thì anh cứ chia ra vậy.
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
h) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi.
– Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về được về nhà cơ mà.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
Trả lời
a, Tình thái từ nghi vấn “chứ”: dùng để hỏi, nhưng điều muốn hỏi ít nhiều đx biết trước câu trả lời
b, Tình thái từ cảm thán “chứ” : nhấn mạnh điều vừa thực hiện
c, Tình thái từ nghi vấn “ư” biểu lộ sự hoài nghi, thắc mắc
d, Tình thái từ nghi vấn “nhỉ” biểu lộ sự băn khoăn, nghi vấn
e, Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm “nhé”: biểu thị thái độ thân mật, cầu mong
g, Tình thái từ cảm thán “vậy”: miễn cưỡng đồng ý
h, Tình thái từ “cơ mà”: biểu thị thái độ động viên, an ủi một cách thân tình.
Bài 3. Đặt câu với các tình thái từ: mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy
Trả lời
– Em vẫn ngoan ngoãn mà!
– Con nghe lời mẹ mà.
– Mẹ mua quà cho em đấy.
– Hôm nay, em được điểm 10 sinh đấy.
– Nó háu ăn thế chứ lị.
– Anh chỉ muốn khuyên em thôi!
– Nó có voi còn muốn đòi tiên cơ!
– Em muốn mua quyển sách kia cơ.
– Em đành chịu vậy, chứ biết làm sao được.
– Để em làm hết vậy.
Câu 4: Đặt câu hỏi có dùng các tình thái từ nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội sau đây.
– Học sinh với thầy cô giáo:
– Bạn nam với bạn nữ cùng lứa tuổi.
– Con với bố mẹ hoặc cô, dì, chú, bác.
Trả lời
– Thầy cô với học sinh: Hôm nay em bị mệt à?
– Bạn nam với bạn nữ cùng lứa tuổi: Cậu có biết chơi cờ vua không vậy?
– Con với bố mẹ: Bố có ăn cơm ở nhà không ạ?
Câu 5. Một số tình thái từ trong tiếng địa phương.
Trả lời
Một số tình thái từ địa phương Nam bộ
+ Ha ( như từ hả trong từ ngữ toàn dân ): Chiếc váy này đẹp quá ha?
+ Nghen ( nhé ): Em ở nhà một mình nghen.
+ Há ( nhỉ ): Lạnh quá chú Năm há!
+ Mừ ( mà ): Má hứa với con rồi mừ!
+ Đa ( nhỉ ): Bữa nay coi bộ bà khó tính dữ đa.
Bài soạn “Tình thái từ” số 4
1. Bài tập 1, trang 81 – 82, SGK.
Trong các câu dưới đây, từ nào (trong các từ in đậm) là tình thái từ, từ nào không phải là tình thái từ.a) Em thích trường nào thì thi vào trường ấy.b) Nhanh lên nào, anh em ơi !c) Làm như thế mới đúng chứ !d) Tôi đã khuyên bảo nó nhiều lần rồi chứ có phải không đâu.e) Cứu tôi với !g) Nó đi chơi với bạn từ sáng.h) Con cò đậu ở đằng kia. i) Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia.
Trả lời:
Trong bài tập này có các cặp từ đồng âm nhưng khác nghĩa, khác từ loại. Ví dụ : nào ở câu (a) là đại từ, còn nào ở câu (b) là tình thái từ.
Hãy ôn lại kiến thức về chỉ từ, đại từ, quan hệ từ ; so sánh với tình thái từ để làm bài tập này.
2. Bài tập 2, trang 82 – 83, SGK.
Giải thích ý nghĩa của các từ tình thái in đậm trong những câu dưới đây :a) Bà lão láng giềng lật đật chạy sang :
– Bác trai đã khá rồi chứ ?
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b) – Con chó là của cháu nó mua đấy chứ !… Nó mua về nuôi, định đế đến lúc cưới vợ thì giết thịt…
(Nam Cao, Lão Hạc)
c) Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ?
(Nam Cao, Lão Hạc)
d) Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống :
– Sao bố mãi không về nhỉ ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
e) Cô giáo Tâm gỡ tay Thủy, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho em tôi và nói : – Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé !
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
g) Em tôi sụt sịt bảo :
– Thôi thì anh cứ chia ra vậy.
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
h) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi: – Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
Trả lời:
Có thể dùng phương pháp so sánh câu có tình thái từ và câu không có tình thái từ để tìm hiểu ý nghĩa của tình thái từ. Ví dụ :
– Bác trai đã khá rồi chứ ?
– Bác trai đã khá rồi.
Chứ là tình thái từ dùng để hỏi (khi ít nhiều đã khẳng định về điều nêu ra để hỏi, tựa như hỏi chỉ là để khẳng định thêm).
3. Bài tập 3, trang 83, SGK.
Đặt câu với các tình thái từ mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy.
Trả lời:
Hãy tìm hiểu kĩ ý nghĩa và cách dùng của các tình thái từ này trước khi đặt câu. Có thể tra từ điển để hiểu nghĩa và cách dùng các từ này.
4. Bài tầp 4, trang 83, SGK.
Đặt câu hỏi có dùng tình thái từ nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội sau :
– Học sinh với thầy giáo cô giáo ;
– Bạn nam và bạn nữ cùng lứa tuổi ;
– Con với bố mẹ hoặc chú, bác, cô, dì ;
Trả lời:
Khi tạo câu nghi vấn, cần tuỳ theo quan hệ giao tiếp với người nghe để lựa chọn tình thái từ thích hợp.
– Với thầy (cô) giáo, khi hỏi, học sinh cần dùng tình thái từ thể hiện thái độ kính trọng.
Ví dụ : Thưa thầy, thầy có mệt không ạ ?
– Với bạn bè, cần dùng tình thái từ biểu thị sự thân mật, gần gũi.
Ví dụ : Bạn đọc xong cuốn tiểu thuyết này rồi à ?
– Với bố mẹ, cần dùng tình thái từ thể hiện sự kính trọng mà gần gũi.
Ví dụ : Có chuyện gì thế hả mẹ?
5. Bài tập 5, trang 83, SGK.
Tìm một số tình thái từ trong tiếng địa phương em hoặc tiếng địa phương khác mà em biết.
6. Cho biết nghĩa của các tình thái từ. Dùng tình thái từ có nghĩa đó điền vào chỗ trống trong câu.
a) Tình thái từ biểu thị sự lễ phép
– Cụ gọi cháu đến có việc gì /…/ ?
b) Tình thái từ biểu thị thái độ thân mật đối với người đối thoại
– Mẹ ở nhà, con đi /…/ !
c) Tình thái từ biểu thị thái độ nghiêm nghị hoặc gắt gỏng khi hỏi
– Nói mãi mà vẫn thế /…/ ?
d) Tình thái từ biểu thị sự miễn cưỡng
– Con đã nói thế thì cha mẹ phải thuận theo ý của con /…/.
e) Tình thái từ biểu thị sự nhân mạnh ý kiến riêng của mình trái với ý kiến của người đối thoại
– Con không đi ở đâu, u cho con ở nhà với u /…/.
Trả lời:
Chú ý yên cầu về nghĩa của tình thái từ, liên hệ với nghĩa của toàn câu, với hoàn cảnh giao tiếp để tìm tình thái từ thích hợp.
Bài soạn “Tình thái từ” số 5
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Chức năng của tình thái từ
Quan sát những từ in đậm trong các ví dụ sau và trả lời câu hỏi:a. “Mẹ đi làm rồi à?”b. “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo.- Con nín đi!”
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
c. “Thương thay cũng một kiếp ngườiKhéo thay mang lấy sắc tài làm chi!”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
d. “Em chào cô ạ!”Câu hỏi:1. Trong các câu (a), (b), (c), (d) nếu bỏ các từ in đậm thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi.
2. Ở ví dụ (d), từ ạ biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói?
Trả lời:
1. a. Nếu lược bỏ từ “à” thì câu này không còn là câu nghi vấn nữa.b. Nếu lược bỏ từ “đi” thì câu này không còn là câu cầu khiến nữa.c. Nếu không có từ “thay” thì không thể cấu tạo được câu cảm thán.d. Nếu lược bỏ từ “ạ” không thể hiện được sự lễ phép của học sinh đối với cô giáo.
2. Từ “ạ” giúp cho câu chào thể hiện tính lễ phép cao hơn.
2. Sử dụng tình thái từ
Các từ tình thái in đậm trong các câu dưới nay thể hiện tình huống giao tiếp khác nhau như thế nào?a. “Bạn chưa về à?”b. “Thấy mệt ạ?”c. “Bạn giúp tôi một tay nhé!”d. “Bác giúp cháu một tay ạ!”Trả lờia. Cùng lứa tuổi – mục đích nghi vấnb. Khác nhau về thứ bậc tuổi tác – biểu hiện sự quan tâm, tình cảm yêu mến.c. Cùng thứ bậc – mục đích đề nghịd. Không cùng thứ bậc – mục đích đề nghị, thể hiện sự tôn trọng
3. Ghi nhớ
Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:
Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng…
Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với…
Tình thái từ cảm thán: thay, sao…
Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà… Khi nói, khi viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tinh cảm…).
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: (Trang 82 – SGK Ngữ văn 8 tập 1) Trong các câu dưới đây, từ nào (trong các từ in đậm. là tình thái từ, từ nào không phải là tình thái từ.
a. Em thích trường nào thì thi vào trường ấy.
b. Nhanh lên nào, anh em ơi!
c. Làm như thế mới đúng chứ!
d. Tôi đã khuyên bảo nó nhiều lần rồi chứ có phải không đâu.
e. Cứu tôi với !
g. Nó đi chơi với bạn từ sáng.
h. Con cò đậu ở đằng kia.
i. Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia.
Câu 2: (Trang 82 – SGK Ngữ văn 8 tập 1) Giải thích ý nghĩa của các từ tình thái in đậm trong những câu dưới đây:
a. “Bà lão láng giềng lật đật chạy sang: Bác trai đã khá rồi chứ?”(Ngô Tất Tố – Tắt đèn).
b. “Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!… Nó mua về nuôi, định đế đến lúc cưới vợ thì giết thịt…” (Nam Cao, Lão Hạc)
c. “Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?”(Nam Cao, Lão Hạc)
d. “Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống: Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.” (Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
e. “Cô giáo Tâm gỡ tay Thủy, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho em tôi và nói:- Cô tặng em. về trường mới, em cố gắng học tập nhé!”(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
f. “Em tôi sụt sịt bảo: Thôi thì anh cứ chia ra vậy.”(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
g. “Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi: – Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà.”(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
Bài làm:
a. chứ: dùng để hỏi, biểu thị thái độ nghi vấn nhưng điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định (chủ yếu để thể hiện sự quan tâm, hỏi han, chia sẻ)b. chứ: nhấn mạnh điều vừa nói, biểu thị sự khẳng định dứt khoátc. ư: bày tỏ sự hoài nghi, thắc mắc, vừa biểu thị thái độ nghi ngờ ngạc nhiên vừa được sử dụng như một phương tiện cú pháp tạo thành câud. nhỉ: bày tỏ sự băn khoăn, chờ đợi.e. nhé: dặn dò với thái độ thân mật, cầu mong.f. vậy: chấp nhận một cách miễn cưỡng.g. cơ mà: bày tỏ sự phân trần giải thích vừa có ý nghĩa động viên, an ủi một cách chân tình.
Câu 3: (Trang 83 – SGK Ngữ văn 8 tập 1) Đặt câu với các tình thái từ “mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy” Đặt câu với các tình thái từ cho trước.
Bài làm:
Đặt câu:
Em không thể đi chơi với chị, ngày mai em còn bài kiểm tra học kì mà!
Đấy! Nhắc cậu mãi mà không sửa được tính cẩu thả.
Tớ cũng mong được đi chơi hơn cả cậu ấy chứ lị
Thôi! Cậu đừng buồn nữa
Tớ muốn đi chơi ngay bây giờ cơ
Cậu bận làm bài tập nên chúng ta đành ở nhà vậy
Câu 4: (Trang 83 – SGK Ngữ văn 8 tập 1) Đặt câu hỏi có dùng tình thái từ nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội sau:
Học sinh với thầy giáo cô giáo:
Bạn nam và bạn nữ cùng lứa tuổi:
Con với bố mẹ hoặc cô dì, bác chú:
Bài làm:
Học sinh với thầy giáo cô giáo: Em xin phép thầy cho em ra ngoài được không ạ?
Bạn nam và bạn nữ cùng lứa tuổi: Cho tớ quyển truyện này được không?
Con với bố mẹ hoặc cô dì, bác chú: Bố cho con tiền mua truyện được không ạ?
Câu 5: (Trang 83 – SGK Ngữ văn 8 tập 1) Tìm một số tình thái từ trong tiếng địa phương mà em biết.
Bài làm:
Anh nói thế dư mà em lại nghĩ khác ! (Nam Định)
Bạn đi mô rứa? (bạn đi đâu vậy?)
Tụi mình đi chơi hè (nhé)!
Răng mà mặn dữ ri (vậy)?
Ở đây vui quá hén! (nhỉ)
Tui đã bảo với bà rồi mừ! (mà)
Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng trợ từ, thán từ, tình thái từ. Hãy chỉ rõ các từ đó và nêu công dụng
Bài làm:
Bài tham khảo 1:
Thương thay một kiếp nàng Kiều. Nguyễn Du đã xây dựng lên một nàng Kiều xinh đẹp, tài hoa nhưng phải chịu một số phận, cuộc đời bất hạnh. Cũng như bao cô gái khác, Kiều cũng mong muốn có một cuộc sống êm đềm bên Kim Trọng- người mà nàng đem lòng yêu nhưng cuộc đời không cho phép mọi điều xảy ra như nàng mong muốn. Bán mình chuộc cha, cứu em khỏi kiếp tù lao, Kiều rơi vào tay Mã Giám Sinh, cuộc đời Kiều sóng gió bắt đầu từ đó. Kiều bị lừa bán cho Tú Bà rơi vào lầu xanh. Hỡi ơi! Một cô gái xinh đẹp, tài hoa như thế phải chịu biết bao sóng gió cuộc đời. Qua cuộc đời bất hạnh của Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện cuộc đời bất hạnh, số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa thấp bé và không có quyền làm chủ cuộc sống của mình
=> Tình thái từ: thay ( thương thay)
=>Trợ từ: những
=> Thán từ: Hỡi ơi
Bài tham khảo 2:
Nguyễn Dữ đã khắc họa lên hình tượng người phụ nữ trong xã hội xưa thông qua nhân vật Mị Nương, một người phụ nữ xinh đẹp, đảm đang và luôn chăm lo gia đình.Vũ Nương vốn là người con gái thùy mị, đoan trang lúc nào cũng quan tâm chăm sóc mẹ chồng và con chèo chống chăm lo cả gia đình những ngày chồng đi linh. Than ôi, thay vì nhận được niềm tin yêu của chồng, bù đắp những tháng ngày xa chồng vất vả thì khi Trương Sinh trở về do tính đa nghi của người chồng mà nàng chịu oan, không thể chứng minh được sự trong sạch của chính mình. Cái chết của nàng đã vạch trần nên bộ mặt xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, những người phụ nữ đáng thương thấp bé không có tiếng nói, luôn phải chịu uất ức, cuộc đời đầy bất hạnh.
=> Trợ từ: chính, những,…
=> Thán từ: than ôi
Bài soạn “Tình thái từ” số 6
I. Chức năng của tình thái từ
Trả lời ví dụ 1:
1. Trong các câu a, b, c nếu bỏ các từ in đậm thì ý nghĩa của câu đó sẽ thay đổi.
a. Mẹ đi làm rồi à? (Câu nghi vấn) => mẹ đi làm rồi (Câu trần thuật).
b. Con nín đi! (câu cầu khiến) =>Con nín (Câu trần thuật)
c. Thương thay …Khéo thay….(Câu cảm thán) => Thương cũng …khéo mang (không thành câu).
2. Ví dụ (d): Con chào cô ạ! => biểu thị sự lễ phép
=>Từ “ạ” được thêm vào trong câu để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
Ghi nhớ: SGK
II. Sử dụng tình thái từ
Trả lời ví dụ:
a. Cùng lứa tuổi – mục đích nghi vấn
b. Khác nhau về thứ bậc tuổi tác – biểu hiện sự quan tâm, tình cảm yêu mến.
c. Cùng thứ bậc – mục đích đề nghị
d. Không cùng thứ bậc – mục đích đề nghị, thể hiện sự tôn trọng
Ghi nhớ: Khi nói, khi viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm…)
Luyện tập
Câu 1: Trong các câu dưới đây, từ nào (trong các từ in đậm. là tình thái từ, từ nào không phải là tình thái từ. a. Em thích trường nào thì thi vào trường ấy./ b. Nhanh lên nào, anh em ơi !/ c. Làm như thế mới đúng chứ !/ d. Tôi đã khuyên bảo nó nhiều lần rồi chứ có phải không đâu./ e. Cứu tôi với !/ g. Nó đi chơi với bạn từ sáng./ h. Con cò đậu ở đằng kia./ i. Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia.
Trả lời:
Những từ không phải là tình thái từ: a, d, g, h
Những từ là tình thái từ:
b. Câu cầu khiến
c. Câu nghi vấn
e. Câu cầu khiến
i. Biểu thị sắc thái tình cảm
Câu 2: Giải thích ý nghĩa của các từ tình thái in đậm trong những câu dưới đây: (SGK)
Trả lời:
a. “chứ”: nghi vấn
b. “chứ”: nhấn mạnh điều muốn khẳng định
c. “ư”: hỏi, thái độ phân vân
d. “nhỉ”: hỏi, thái độ thân mật
e. “nhé”: dặn dò, thân mật
g. “vậy”: miễn cưỡng, không hài lòng
h. “cơ mà”: Thuyết phục.
Câu 3: Đặt câu với tình thái từ: mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy.
Trả lời:
Mẹ đây mà!
Cháu làm gì đấy?
Hay quá đi chứ lị!
Đi học thôi!
Chị phải cho em đi xem phim cơ!
Không được đi xem phim thì đi ngủ vậy.
Câu 4: Đặt câu hỏi có dùng tình thái từ nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội sau đây: Học sinh với thầy giáo cô giáo, Bạn nam và bạn nữ cùng lứa tuổi, Con với bố mẹ hoặc cô dì, bác chú
Trả lời:
Em xin phép thầy cho em vào lớp ạ!
Bạn có nhớ mang theo thước kẻ không đấy?
Bố cần pha trà phải không ạ?
Câu 5: Tìm một số tình thái từ trong tiếng địa phương mà em biết.
Trả lời:
Tôi là tôi yêu bạn lắm đó nghen! (nghen)
Chúng ta cùng đi chơi hè? (nhé)
Đừng để tôi phải bực mình nghe. (nha)
Răng mà mặn dữ ri ? (vậy)
Ở đây vui quá hén! (nhỉ)
Trên đây là một số bài soạn giúp bạn trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa để chuẩn bị tốt nhất cho nội dung học trên lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài viết trên Blogthoca.edu.vn.vn.