Đoạn trích “Trao duyên” từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân thể hiện bi kịch trong tình yêu của … xem thêm…Thúy Kiều qua đó thể hiện tiếng kêu đau đớn của tác giả về số phận con người trong xã hội phong kiến. Bằng hình thức độc thoại và kết hợp sử dụng giữa ngôn ngữ trang trọng với lối nói dân giản dị, tác giả đã thể hiện đặc sắc diễn biến tâm trạng phức tạp và bế tắc của Thúy Kiều trong đêm trao duyên. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn hay nhất mà Blogthoca.edu.vn đã tổng hợp lại trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn tác phẩm và làm bài văn của mình tốt nhất.
Bài soạn “Trao duyên” trích “Truyện Kiều” số 1
Bố cục:
+ Phần 1 (12 câu đầu): Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân
+ Phần 2 (15 câu tiếp theo): Kiều trao kỉ vật và dặn dò em
+ Phần 3 (8 câu cuối): Nỗi đau đớn, dằn vặt của Kiều
Câu 1 (trang 106 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Khi trao duyên, Kiều hồi tưởng lại đêm thề nguyền thiêng liêng và những kỉ vật
→ Kỉ vật, kỉ niệm nào cũng phong kín và in hẳn tình nghĩa sâu nặng của Thúy Kiều
– Kiều sống trong hồi ức đẹp nên càng thấy xót nên thấy xót xa, đau đớn khi mọi thứ chia lìa
– Những kỉ niệm, kỉ vật in hằn trong tâm hồn Kiều cho thấy tình cảm Kiều dành cho Kim không phai.
Câu 2 (trang 106 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Suốt quá trình trao duyên, Kiều luôn nghĩ đến cái chết.
– Khi thuyết phục em nhận lời trao duyên, Kiều lấy cái chết làm lời ủy thác
– Sau khi trao kỉ vật, Kiều nghĩ tới cái chết
– Kiều liên tưởng bản thân mình giống với Đạm Tiên, dự cảm trước cái chết của mình
→ Tiếng nói của Kiều là tiếng nói thương thân, phận, của một người con gái tha thiết với tình yêu nhưng bị chia cắt đành “đứt gánh tương tư”
– Kiều nghĩ tới cái chết và thấy cuộc đời đầy dẫy oan nghiệt.
Câu 3 (Trang 106 sgk ngữ văn 10 tập 2):
– Hình thức lời Kiều nói với Thúy Vân. Lắng nghe kĩ sẽ thấy như Kiều đang nói với chính bản thân mình, có lúc nói với Kim Trọng
– Việc chuyển đối tượng thể hiện khả năng nắm bắt một cách tinh tế quy luật diễn biến tâm trạng nhân vật
– Đối thoại với Thúy Vân
+ Dùng từ “cậy” và “chịu” cùng cử chỉ “lạy” Kiều coi việc em nhận lời là một sự hi sinh của em, nên Kiều đã “lạy” lấy sự hi sinh ấy
– Thúy Kiều tâm sự, giãi bày với em để em hiểu hoàn cảnh của nàng bấy giờ
– Kiều an ủi, động viên em và nhắc tới tình nghĩa chị em, thân thiết để nhờ cậy em
→ Nguyễn Du để Kiều thể hiện bằng ngôn ngữ lí trí, Kiều đưa ra lập luận vừa có lí, vừa có tình, khẩn thiết khiến Vân không thể từ chối
– Với bản thân
Tâm trạng Kiều trải qua những giằng xé mâu thuẫn, đau đớn khi phải trao kỉ vật cho Thúy Vân
+ Từ “của chung” thể hiện mâu thuẫn, xót xa trong lòng Kiều khi nghĩ tới tình cảm với Kim Trọng
+ Kiều rơi vào tuyệt vọng, đau thương, nàng nghĩ tới cái chết vì nỗi đau xa lìa người yêu
Đối thoại với Kim Trọng trong tưởng tượng, lời tâm sự chưa nhiều mâu thuẫn
+ Khát vọng giữ tình yêu mãnh liệt trước hiện thực phũ phàng
Hai câu thơ cuối là lời gọi Kim Trọng trong nỗi tuyệt vọng
Câu 4 (trang 106 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Nguyễn Du khắc họa nhân vật Kiều trong tình huống éo le, việc phải lựa chọn giữa “hiếu” với “tình”
+ Về mặt lí trí, Kiều nhận thức được tính tất yếu của việc trao duyên cho Vân
+ Về mặt tình cảm, nàng yêu tình yêu sâu sắc, mãnh liệt
Kiều thuyết phục Vân nhận lời, trong lòng Kiều vẫn không ngăn được nỗi thổn thức, đau đớn
Mâu thuẫn giữa tình cảm với lí trí chính là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức thời phong kiến
– Kiều hành động thiên về bổn phận nên khi phải từ bỏ tình yêu, Kiều day dứt, đau đớn
– Thúy Kiều cả lí trí và tình cảm đều sâu nặng, tạo nên nhân cách trong sáng, đẹp đẽ của nàng.
Bài soạn “Trao duyên” trích “Truyện Kiều” số 2
Câu 1 (trang 106 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Việc Kiều nhắc đến những kỷ niệm của tình yêu có ý nghĩa gì?
Lời giải chi tiết:
Việc Kim – Kiều hẹn ước Vân không hề biết. Vì vậy mà Kiều phải kể rõ nguồn cơn cho Vân nghe, nàng kể tha thiết không hề giấu diếm. Trong khi kể với Thúy Vân, Kiều tưởng như sống lại với những kỉ niệm tình yêu:
– Cảnh cùng chàng Kim tặng nhau quạt để nhỏ ý ước hẹn trăm năm (“khi ngày quạt ước”)
– Cảnh hai người ngồi uống chén rượu thề để nguyện chung thủy (“khi đêm chén thề”)
– Những kỉ vật của tình yêu (“Chiếc vành với bức tơ mây”)
Đặc biệt là Kiều tưởng nhớ lại sự kiện đêm thề nguyền thiêng liêng:
– Cảnh Kim trọng cho thêm hương vào lò hương (“mảnh hương nguyền”, “đốt lò hương ấy”).
– Cảnh nàng đàn cho Kim Trọng nghe (“phím đàn”, “so tơ phím này”) Thúy Kiều nói với Thúy Vân mà như nói với chính mình và nói cùng chàng Kim.
* Ý nghĩa:
– Những từ ngữ trên cho thấy trong tâm hồn Kiều, những kỉ niệm tình yêu có sức sống mãnh liệt.
– Thúy Kiều hi sinh tình yêu, trao duyên cho Thúy Vân nhưng con người lý trí không ngăn được con người tình cảm. Tất cả những kỉ niệm về tình yêu được nàng cất giữ cẩn thận. Nàng trao duyên cho Thúy Vân nhưng không thể trao tình. Nàng trao cho Thúy Vân những kỉ vật nhưng không thể trao những kỉ niệm của tình yêu.
– Kiều sống trong hồi ức đẹp nên càng thấy xót nên thấy xót xa, đau đớn khi mọi thứ chia lìa
Câu 2 (trang 106 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Hãy tìm những từ ngữ cho thấy Kiều nghĩ đến cái chết. Việc tập trung dày đặc những từ ngữ đó có ý nghĩa gì?
Lời giải chi tiết:
– Suốt quá trình trao duyên, Kiều luôn nghĩ đến cái chết. Khi thuyết phục em nhận lời trao duyên. Kiều đã lấy cái chết làm lời ủy thác (“Chị dù thịt nát xương mòn/ Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”). Trao kỉ vật cho Thúy Vân xong, Kiều lại nghĩ đến cái chết. Cả một đoạn thơ dài hiện lên mảnh hồn oan sau khi chết của Thúy Kiều như một nỗi ám ảnh: “Trông ra ngọn cỏ lá cây/ Thấy hiu hiu gió thì hay chị về”, “hồn”, “dạ đài cách mặt khuất lời”, “Người thác oan”… Thúy Kiều liên tưởng mảnh hồn oan của mình với hồn ma Đạm Tiên và dự cảm cái chết của mình cũng đầy oan nghiệt. Tiếng nói của Thúy Kiều là tiếng nói thương thân, xót phận của một người con gái tha thiết với tình yêu và không được sống trong tình yêu, nguyện thủy chung với mối tình đầu mà đành chấp nhận “đứt gánh tương tư”, “trâm gãy gương tan”. Kiều nghĩ đến cái chết và cảm thấy đây là cái chết đầy oan nghiệt.
– Nếu liên tưởng rộng đến những sáng tác khác của Nguyễn Du như: Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn), Phản chiêu hồn, Độc Tiểu Thanh kí… ta sẽ nhận thấy một mô-tip nghệ thuật, gọi hồn, tri âm cùng người đã khuất. Sở dĩ có điều này là vì nhà thơ chịu ảnh hưởng của thuyết “luân hồi” trong đạo Phật. Nhưng sâu sắc hơn là nhà thơ luôn quan tâm đến nỗi “kì oan” (nỗi oan kì lạ) của con người. Con người chết đi mà không được siêu thoát, những mảnh hồn oan còn vật vờ cõi nhân gian. Bằng cách này, nhà nhân đạo chủ nghĩa Nguyễn Du đã vượt qua biên giới của sự sinh hóa, trụ diệt để xót đau cho những kiếp đời bất hạnh, oan ức. Đây là một phương diện độc đáo trong tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du.
Câu 3 (trang 106 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Kiều đối thoại với những ai? Phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều qua lời đối thoại trong đoạn trích.
Lời giải chi tiết:
– Toàn bộ đoạn trích, về hình thức là lời Kiều nói với Thúy Vân. Tuy nhiên, nếu lắng nghe thật kĩ ta sẽ thấy nhiều khi Kiều như đang nói với chính mình, có lúc lại nói với Kim Trọng. Việc chuyển đối tượng đối thoại thể hiện khả năng nắm bắt một cách tinh tế quy luật diễn biến tâm trạng nhân vật của tác giả. Nếu chỉ đơn thuần là những lời dặn dò Thúy Vân thì cảm xúc của nhân vật không đạt tới cao trào, bi kịch của thân phận và tình yêu không được đẩy tới đỉnh điểm, nhân cách cao đẹp của Kiều không có điều kiện bộc lộ rõ.
* Với Thúy Vân:
– Với Thúy Vân (hai chữ “cậy” và “chịu” cùng cử chỉ “lạy”) Kiều coi việc nhận lời của em là một sự hi sinh và Kiều đã “lạy” sự hi sinh ấy
– Tiếp theo, Thúy Kiều phân tích cho em hiểu về tình cảm hiện tại khiến nàng không còn cách lựa chọn nào khác (“Sóng gió bất ki “hiếu tình’ không thể vẹn)
– Rồi Kiều động viên, an ủi em: “Ngày xuân em hãy còn dài”
– Kiều viện đến tình máu mủ ruột rà: “xót tình máu mủ” để làm một cồng việc tình nghĩa sâu nặng: “thay lời nước non”.
– Cuối cùng, Thúy Kiều lấy cả cái chết của bản thân ra để ủy thác (“Chị dù thịt nát xương mòn/Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”)
Như vậy, Nguyễn Du đã để cho Kiều nói bằng ngôn ngữ của lí trí còn rất tỉnh táo. Kiều không để Vân có cơ hội từ chối, cứ sau một giây thăm dò Kiều lại viện thêm lí lẽ, lí lẽ nào cũng vừa có tình có lí, trên hết vẫn là tình, cách nói, lời nói, cử chỉ thiết tha, cầu khẩu như vậy khiến Thúy Vân không thể từ chối.
* Với chính mình
– Tâm trạng Thúy Kiều phải trải qua những giằng xé mâu thuẫn, đau đớn đặc biệt trong thời khắc trao kỉ vật cho Thúy Vân:
Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung
Mâu thuẫn nằm trong hai chữ “của chung”. Mới đọc tưởng Kiều nói của em với Kim Trọng nhưng lắng nghe từ trong đau khổ của con tim rớm máu sẽ thấy “của chung” có một phần của Kiều, về lí trí Kiều muốn em nên vợ nên chồng, về tình cảm Kiều không thể nói đoạn tuyệt là đoạn tuyệt. Kỉ vật là hiện thân của mối tình vàng đá. Với Thúy Vân nó chỉ là vật đầu đời, cầm kỉ vật là kỉ niệm sống dậy. Nhưng kỉ vật còn đó mà mối tình đành trao, kỉ vật chỉ gợi xót xa, đau khổ mà thôi.
Với Kiểu, mất tình yêu là mất mát quá lớn đối với nàng không gì có thể bù đắp được. Kiều rơi vào bi kịch đau thương tang tóc. Nàng đã nghi đến cái chết. Kiều tự coi mình là kẻ đã chết bởi trao duyên là trao cả trái tim mình thì dù có sống cũng như chết. Nỗi đau trong tâm hồn đến cùng cực, nàng mong với sự trở về (dù là hồn ma) có thể gặp Kim Trọng nhưng cả sự trở về ấy cũng không thể an ủi được khiến nàng càng đau đớn hơn.
* Với Kim Trọng
Tám câu cuối của đoạn trích, Kiều quay sang tâm sự với Kim Trọng trong tưởng tượng. Lời tâm sự chứa đầy mâu thuẫn, đối lập giữa khát vọng tình yêu mãnh liệt và hiện thực phũ phàng. Khát vọng là “kể làm sao xiết muôn vàn ái ân” còn hiện thực là “trâm gãy gương tan”, là “tơ duyên ngắn ngủi”, là “phận bạc như vôi”, đau đớn tan nát hiện thực đã trùm lên khát vọng.
Hai câu cuối:
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
=> Hai dòng thơ là tiếng gọi tuyệt vọng của Kiều đối với Kim Trọng, Kiều ngất đi trong hình bóng bao trùm của chàng Kim.
Câu 4 (trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Nhận xét về mối quan hệ giữa quan hệ tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều qua đoạn trích.
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích là những dòng thơ lâm li, đau đớn bậc nhất trong Truyện Kiều biểu hiện bi kịch tình yêu tan vỡ mà thực chất là bi kịch của một số phận bất hạnh, sự hi sinh của Kiều khiến nàng trở nên cao thượng. Nỗi đau đớn xót xa của nàng lại cho thấy cái giá của sự hi sinh. Mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiểu đã được Nguyễn Du thể hiện một cách sâu sắc, tinh tế.
Kiều yêu Kim Trọng tha thiết. Nhưng vì chữ “hiếu” nàng buộc phải chọn và nàng đã hi sinh tình yêu. Về lí trí, Kiều nhận thức được tính tất yếu của việc trao duyên cho Thúy Vân, nhưng về tình cảm, nàng yêu với tình yêu sâu sắc, mãnh liệt. Kiều phải thuyết phục bằng mọi cách để Thúy Vân nhận lời; nhưng Kiều vẫn không sao ngăn được nỗi thổn thức, đau đớn, Kiều sẽ thanh thản về lí trí nhưng trái tim thì rớm máu. Mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm chính là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức thời phong kiến với tâm hồn con người. Với Thúy Kiều, cả lí trí và tình cảm đều sâu nặng, tạo nên nhân cách của nàng. Đó là một nhân cách trong sáng, đẹp đẽ, cao thượng, sâu sắc…
Bố cục
Bố cục: 3 phần
– Phần 1: 12 câu đầu: Thúy Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thúy Vân.
– Phần 2: 14 câu tiếp: Thúy Kiều trao kỉ vật cho em và dặn dò em.
– Phần 3: 8 câu còn lại: Tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng của Thúy Kiều.
Nội dung chính
Việc bán mình thu xếp xong xuôi, Kiều ngồi thao thức trắng đêm nghĩ đến thân phận và tình yêu lỡ dở của mình. Nàng khẩn khoản nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho chàng Kim.
Bài soạn “Trao duyên” trích “Truyện Kiều” số 3
TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN TRÍCH
1. Vị trí đoạn trích
– Đoạn trích là một trong những đoạn ở vị trí mở đầu cho cuộc đời lưu lạc đầy đau khổ của Thuý Kiều, trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều.
2. Nội dung đoạn trích
– Đoạn trích Trao duyên ca ngợi tình yêu sâu sắc của Thuý Kiều đối với Kim Trọng qua việc thể hiện nỗi đau đớn tột cùng mà nàng phải chịu đựng khi phải trao duyên; qua đó thể hiện lòng cảm thông, thương yêu sâu sắc của Nguyễn Du đối với con người “bạc mệnh”.
3. Bố cục
Đoạn trích có thể chia làm hai đoạn nhỏ:
– Đoạn 1 (14 câu đầu): Thuý Kiều “trao duyên” cho Thuý Vân.
+ Kiều nói với em về nỗi bất hạnh của mình.
+ Nhờ em và trao kỉ vật tình yêu cho em.
– Đoạn 2 (20 câu còn lại): Tâm trạng Kiều sau khi “trao duyên”.
+ Kiều mong muốn “trở về” gặp lại người yêu.
+ Kiều hướng đến sự đồng cảm với người yêu.
+ Tâm trạng tuyệt vọng của Kiều bởi mâu thuẫn trong tâm hồn nàng (tình yêu sâu nặng và sự chia biệt vĩnh viễn) vẫn không thể giải quyết.
HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI TRAO DUYÊN
Câu 1 – Trang 106 SGK
Việc Kiều nhắc đến những kỷ niệm của tình yêu có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Việc Kim – Kiều hẹn ước Vân không hề biết. Vì vậy mà Kiều phải kể rõ nguồn cơn cho Vân nghe, nàng kể tha thiết không hề giấu diếm. Trong khi kể với Thúy Vân, Kiều tưởng như sống lại với những kỉ niệm tình yêu:
– Cảnh cùng chàng Kim tặng nhau quạt để nhỏ ý ước hẹn trăm năm (“khi ngày quạt ước”)
– Cảnh hai người ngồi uống chén rượu thề để nguyện chung thủy (“khi đêm chén thề”)
– Những kỉ vật của tình yêu (“Chiếc vành với bức tơ mây”)
Đặc biệt là Kiều tưởng nhớ lại sự kiện đêm thề nguyền thiêng liêng:
– Cảnh Kim trọng cho thêm hương vào lò hương (“mảnh hương nguyền”, “đốt lò hương ấy”).
– Cảnh nàng đàn cho Kim Trọng nghe (“phím đàn”, “so tơ phím này”) Thúy Kiều nói với Thúy Vân mà như nói với chính mình và nói cùng chàng Kim.
Những từ ngữ trên cho thấy trong tâm hồn Kiều, những kỉ niệm tình yêu có sức sống mãnh liệt. Thúy Kiều hi sinh tình yêu, trao duyên cho Thúy Vân nhưng con người lý trí không ngăn được con người tình cảm. Thúy Kiều đã để trái tim mình thuộc về tình yêu, sống với tình yêu. Trong tình yêu, Thúy Kiều là người vô cùng sâu sắc và tinh tế. Tất cả những kỉ niệm về tình yêu được nàng cất giữ cẩn thận. Nàng trao duyên cho Thúy Vân nhưng không thể trao tình. Nàng trao cho Thúy Vân những kỉ vật nhưng không thể trao những kỉ niệm của tình yêu. Bi kịch đó khiến Kiều vô cùng đau đớn.
Câu 2 – Trang 106 SGK
Hãy tìm những từ ngữ cho thấy Kiều nghĩ đến cái chết. Việc tập trung dày đặc những từ ngữ đó có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Suốt quá trình trao duyên, Kiều luôn nghĩ đến cái chết. Khi thuyết phục em nhận lời trao duyên. Kiều đã lấy cái chết làm lời ủy thác (“Chị dù thịt nát xương mòn/ Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”). Trao kỉ vật cho Thúy Vân xong, Kiều lại nghĩ đến cái chết. Cả một đoạn thơ dài hiện lên mảnh hồn oan sau khi chết của Thúy Kiều như một nỗi ám ảnh: “Trông ra ngọn cỏ lá cây/ Thấy hiu hiu gió thì hay chị về”, “hồn”, “dạ đài cách mặt khuất lời”, “Người thác oan”… Thúy Kiều liên tưởng mảnh hồn oan của mình với hồn ma Đạm Tiên và dự cảm cái chết của mình cũng đầy oan nghiệt. Tiếng nói của Thúy Kiều là tiếng nói thương thân, xót phận của một người con gái tha thiết với tình yêu và không được sống trong tình yêu, nguyện thủy chung với mối tình đầu mà đành chấp nhận “đứt gánh tương tư”, “trâm gãy gương tan”. Kiều nghĩ đến cái chết và cảm thấy đây là cái chết đầy oan nghiệt.
Nếu liên tưởng rộng đến những sáng tác khác của Nguyễn Du như: Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn), Phản chiêu hồn, Đọc Tiểu Thanh kí… ta sẽ nhận thấy một mô-tip nghệ thuật, gọi hồn, tri âm cùng người đã khuất. Sở dĩ có điều này là vì nhà thơ chịu ảnh hưởng của thuyết “luân hồi” trong đạo Phật. Nhưng sâu sắc hơn là nhà thơ luôn quan tâm đến nỗi “kì oan” (nỗi oan kì lạ) của con người. Con người chết đi mà không được siêu thoát, những mảnh hồn oan còn vật vờ cõi nhân gian. Bằng cách này, nhà nhân đạo chủ nghĩa Nguyễn Du đã vượt qua biên giới của sự sinh hóa, trụ diệt để xót đau cho những kiếp đời bất hạnh, oan ức. Đây là một phương diện độc đáo trong tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du.
Câu 3 – Trang 106 SGK
Kiều đối thoại với những ai? Phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều qua lời đối thoại trong đoạn trích.
Trả lời:
Toàn bộ đoạn trích, về hình thức là lời Kiều nói với Thúy Vân. Tuy nhiên, nếu lắng nghe thật kĩ ta sẽ thấy nhiều khi Kiều như đang nói với chính mình, có lúc lại nói với Kim Trọng. Việc chuyển đối tượng đối thoại thể hiện khả năng nắm bắt một cách tinh tế quy luật diễn biến tâm trạng nhân vật của tác giả. Nếu chỉ đơn thuần là những lời dặn dò Thúy Vân thì cảm xúc của nhân vật không đạt tới cao trào, bi kịch của thân phận và tình yêu không được đẩy tới đỉnh điểm, nhân cách cao đẹp của Kiều không có điều kiện bộc lộ rõ.
* Với Thúy Vân:
– Với Thúy Vân (hai chữ “cậy” và “chịu” cùng cử chỉ “lạy”) -> Kiều coi việc nhận lời của em là một sự hi sinh và Kiều đã “lạy” sự hi sinh ấy.
– Tiếp theo, Thúy Kiều phân tích cho em hiểu về tình cảm hiện tại khiến nàng không còn cách lựa chọn nào khác (“Sóng gió bất kì “hiếu tình” không thể vẹn)
– Rồi Kiều động viên, an ủi em: “Ngày xuân em hãy còn dài”
– Kiều viện đến tình máu mủ ruột rà: “xót tình máu mủ” để làm một công việc tình nghĩa sâu nặng: “thay lời nước non”.
– Cuối cùng, Thúy Kiều lấy cả cái chết của bản thân ra để ủy thác (“Chị dù thịt nát xương mòn/Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”)
Như vậy, Nguyễn Du đã để cho Kiều nói bằng ngôn ngữ của lí trí còn rất tỉnh táo. Kiều không để Vân có cơ hội từ chối, cứ sau một giây thăm dò Kiều lại viện thêm lí lẽ, lí lẽ nào cũng vừa có tình có lí, trên hết vẫn là tình, cách nói, lời nói, cử chỉ thiết tha, cầu khẩu như vậy khiến Thúy Vân không thể từ chối.
* Với chính mình
– Tâm trạng Thúy Kiều phải trải qua những giằng xé mâu thuẫn, đau đớn đặc biệt trong thời khắc trao kỉ vật cho Thúy Vân:
Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung
Mâu thuẫn nằm trong hai chữ “của chung”. Mới đọc tưởng Kiều nói của em với Kim Trọng nhưng lắng nghe từ trong đau khổ của con tim rớm máu sẽ thấy “của chung” có một phần của Kiều, về lí trí Kiều muốn em nên vợ nên chồng, về tình cảm Kiều không thể nói đoạn tuyệt là đoạn tuyệt. Kỉ vật là hiện thân của mối tình vàng đá. Với Thúy Vân nó chỉ là vật đầu đời, cầm kỉ vật là kỉ niệm sống dậy. Nhưng kỉ vật còn đó mà mối tình đành trao, kỉ vật chỉ gợi xót xa, đau khổ mà thôi.
Với Kiều, mất tình yêu là mất mát quá lớn đối với nàng không gì có thể bù đắp được. Kiều rơi vào bi kịch đau thương tang tóc. Nàng đã nghĩ đến cái chết. Kiều tự coi mình là kẻ đã chết bởi trao duyên là trao cả trái tim mình thì dù có sống cũng như chết. Nỗi đau trong tâm hồn đến cùng cực, nàng mong với sự trở về (dù là hồn ma) có thể gặp Kim Trọng nhưng cả sự trở về ấy cũng không thể an ủi được khiến nàng càng đau đớn hơn.
* Với Kim Trọng
Tám câu cuối của đoạn trích, Kiều quay sang tâm sự với Kim Trọng trong tưởng tượng. Lời tâm sự chứa đầy mâu thuẫn, đối lập giữa khát vọng tình yêu mãnh liệt và hiện thực phũ phàng. Khát vọng là “kể làm sao xiết muôn vàn ái ân” còn hiện thực là “trâm gãy gương tan”, là “tơ duyên ngắn ngủi”, là “phận bạc như vôi”, đau đớn tan nát hiện thực đã trùm lên khát vọng.
Hai câu cuối:
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
Hai dòng thơ là tiếng gọi tuyệt vọng của Kiều đối với Kim Trọng, Kiều ngất đi trong hình bóng bao trùm của chàng Kim.
Câu 4 – Trang 106 SGK
Nhận xét về mối quan hệ giữa quan hệ tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều qua đoạn trích.
Trả lời:
Đoạn trích là những dòng thơ lâm li, đau đớn bậc nhất trong Truyện Kiều biểu hiện bi kịch tình yêu tan vỡ mà thực chất là bi kịch của một số phận bất hạnh, sự hi sinh của Kiều khiến nàng trở nên cao thượng. Nỗi đau đớn xót xa của nàng lại cho thấy cái giá của sự hi sinh. Mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiểu đã được Nguyễn Du thể hiện một cách sâu sắc, tinh tế.
Kiều yêu Kim Trọng tha thiết. Nhưng vì chữ “hiếu” nàng buộc phải chọn và nàng đã hi sinh tình yêu. Về lí trí, Kiều nhận thức được tính tất yếu của việc trao duyên cho Thúy Vân, nhưng về tình cảm, nàng yêu với tình yêu sâu sắc, mãnh liệt. Kiều phải thuyết phục bằng mọi cách để Thúy Vân nhận lời; nhưng Kiều vẫn không sao ngăn được nỗi thổn thức, đau đớn, Kiều sẽ thanh thản về lí trí nhưng trái tim thì rớm máu. Mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm chính là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức thời phong kiến với tâm hồn con người. Với Thúy Kiều, cả lí trí và tình cảm đều sâu nặng, tạo nên nhân cách của nàng. Đó là một nhân cách trong sáng, đẹp đẽ, cao thượng, sâu sắc…
GHI NHỚ
Đoạn trích Trao duyên đã thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thuý Kiều, đồng thời cho thấy tài năng miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du
Nguyễn Du đã thể hiện một nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ tinh tế, điêu luyện, tài nghệ miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật.
Bài soạn “Trao duyên” trích “Truyện Kiều” số 4
I. Tìm hiểu chung
* Vị trí đoạn trích: Đoạn trích Trao duyên được trích từ câu 723 đến câu 756, là lời Thúy Kiều nói cùng Thúy Vân, mở đầu cuộc đời đầy đau khổ của Thúy Kiều khi gia đình gặp biến cố.
* Bố cục: Đoạn trích được chia làm 3 phần:
Phần 1: 12 câu đầu: Kiều tìm cách thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.
Phần 2: 15 câu tiếp: Kiều trao kỉ vật cho Vân và dặn dò em.
Phần 3: 8 câu cuối: Kiều đau đớn, vật vã đến ngất đi.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Việc Kiều nhắc đến các kỉ niệm của tình yêu có ý nghĩa:
Kiều được sống trong kí ức đẹp, nàng xót xa, đau đớn khi phải mang những kỉ vật riêng tư chia sẻ với người khác.
Kiều nói với Vân mà như nói với chính bản thân mình. Nhắc lại những kỉ niệm tình yêu cho thấy sức sống mãnh liệt của tình yêu giữa Kiều với Kim Trọng, Kiều trao cho Vân kỉ vật nhưng không thể trao cho Vân kỉ niệm, tình cảm mà nàng dành cho Kim Trọng sẽ không bao giờ phai.
Câu 2:
* Những từ ngữ cho thấy Kiều đã nghĩ đến cái chết: thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối…; người mệnh bạc; Mất người; Thấy hiu hiu gió thì hay chị về; hồn; Dạ đài cách mặt khuất lời; người thác oan.
* Việc tập trung dày đặc những từ ngữ đó có ý nghĩa:
Khi không còn tình yêu, Kiều cảm thấy trống trải và vô nghĩa, chỉ nhìn thấy cái chết xung quanh.
Tư tưởng về cái chết của Nguyễn Du: ảnh hưởng thuyết luân hồi của đạo Phật.
Sự băn khoăn và day dứt của Nguyễn Du trước nỗi đau của con người, thương xót trước thân phận của người con gái tha thiết yêu thương mà số phận nghiệt ngã.
Câu 3:
* Kiều đối thoại với Thúy Vân, với chính mình và với Kim Trọng.
* Diễn biến tâm trạng của Kiều qua các lời thoại trong đoạn trích:
Đối với Thúy Vân: Ban đầu Kiều khẩn khoản, tha thiết, thậm chí là ép buộc Vân nhận mối duyên của mình, nhưng sau đó, Kiều càng tỏ ra nuối tiếc, càng không muốn dứt bỏ mối tình ấy. Nàng đau khổ khi phải tự đấu tranh với chính bản thân mình, đến mức dù trao cho Vân nhưng vẫn muốn giữ lại một chút cho mình trong mối nhân duyên đó. => Kiều không thể nào dứt bỏ hoàn toàn tình yêu với Kim Trọng.
Đối với chính mình: Sau khi trao duyên cho Vân, Kiều cảm thấy trống rỗng, buông xuôi. Không còn tình yêu của Kim Trọng, nàng cảm thấy như mình đã chết đi rồi.
Đối với Kim Trọng: Kiều tự xem mình là một kẻ phản bội. Dù không muốn phản bội, nhưng nàng tự nhận đó là lỗi của mình, là mình đã phụ chàng, đã vứt bỏ chàng. => Tiếng kêu bất lực của Thúy Kiều vang lên đầy đau đớn như một dấu chấm hết cho một mối lương duyên tươi đẹp vừa mới chớm nở đã lụi tàn.
Câu 4:
Mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều qua đoạn trích: Lí trí mách bảo nàng trao duyên cho Thúy Vân và hy sinh cứu cha mẹ để làm tròn chữ hiếu. Nhưng con tim hướng về tình yêu lại khiến nàng thổn thức, đau đớn. Đây cũng là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức phong kiến với tâm hồn con người, cũng là sự đau khổ khi nhân cách đa tình, đa cảm song hành cùng thân phận người làm con. Ở đây, Kiều được sống chân thực và tự nhiên với đời sống tình cảm của con người. Nguyễn Du không hề biến Kiều trở thành tấm gương đạo đức đơn giản.
Bài soạn “Trao duyên” trích “Truyện Kiều” số 5
A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả: Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ông là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam
Cuộc đời
Ông xuất thân trong một gia đình có hai truyền thống lớn đó là truyền thống làm quan và truyền thống văn học. Cha là nguyễn Nghiễm học rộng tài cao làm quan đến chức tể tướng, mẹ là con quan lớn. Anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng ra làm quan -> đây chính là điều kiện tiền đề để Nguyễn Du phát triển tài năng văn học của mình
Mười năm lang bạt đất Bắc, Nguyễn Du được nếm trải cuộc sống khó khăn, đói khổ và chứng kiến số phận đau đớn của nhân dân -> Trải nghiệm cuộc sống phong trần, vốn sống của ông phong phú, suy ngẫm về xã hội, thân phận con người
Được cử đi sứ Trung Quốc 2 lần, lần một năm 1813, được tiếp xúc với nền văn hóa Hán mà ông quen thuộc từ nhỏ, chuyến đi để lại dấu ấn sâu đậm trong thơ văn của ông; lần hai năm 1820, chưa kịp đi thì ông bệnh và mất.
Sự nghiệp văn học
Sáng tác chữ Hán: 3 tập thơ với 249 bài là Thanh Hiên thi tập (78 bài), Nam Trung tạp ngâm (40 bài) và Bắc hành tạp lục (131 bài)
Sáng tác chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) và Văn chiêu hồn
2. Tác phẩm:
a. Truyện Kiều thuộc thể loại truyện Nôm bác học.
Truyện Kiều của Nguyễn Du – kiệt tác số một của dân tộc Việt Nam, di sản văn học của nhân loại, là một “tập đại thành” của truyền thống nghệ thuật, văn hoá Việt Nam, tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa, vừa là niềm thương cảm sâu sắc, là tấm lòng “nghĩ tới muôn đời”, vừa là thái độ nâng niu, vun vén cho những giá trị nhân bản cao đẹp của con người.
b. Trao duyên
Nội dung: Bọn sai nha gây nên vụ án oan sai đối với gia đình Thúy Kiều nàng buộc mình phải hi sinh mối tình với Kim Trọng, bán tiền hối lộ cho chúng để chuộc cha và em ra khỏi đòn ròi dã man. Sau khi thu xếp bán mình xong, Kiều tức trắng đêm để nghĩ đến số phận và tình yêu của mình với Kim Trọng rồi nàng nhờ em gái của mình Thúy Vân thay mình gả cho Kim Trọng.
Đoạn trích (từ câu 723 đến câu 756) là lời Thúy Kiều nói với Thúy Vân
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: trang 106 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Việc Kiều nhắc đến các kỉ niệm của tình yêu có ý nghĩa gì?
Bài làm:
Kiều đã nhắc đến các kỉ niệm của tình yêu với Kim Trọng: Ngày quạt ước, Đêm chén thề
Ý nghĩa:
Kiều nhớ tới những kỉ niệm tình yêu, ngày tháng bình yên, hạnh phúc nhất trong cuộc đời mình là ngày quạt ước, đêm chén thề khi uống rượu thề nguyền dưới trăng với Kim Trọng. Đó là cách nàng khắc ghi mối tình đẹp đẽ này trong tim mình. Sau này, trong suốt 15 năm truân chuyên, chưa bao giờ Kiều thôi nhớ Kim Trọng và đêm hôm ấy
Là một các nhắc khéo léo để buộc Thúy Vân nhận lời giúp Kiều trả nghĩa chàng Kim. Bởi với Kiều, mối tình này là mối tình đẹp, nhưng vì hoàn cảnh gia đình, Kiều phải hi sinh dùng cuộc đời mình trả chữ hiếu cho cha mẹ (mà Kiều sẽ nhắc tới ngay phía dưới) nên việc Vân giúp Kiều trả nghĩa là điều bình thường
=> Sự khéo léo trong cách ứng xử, nhờ vả Vân của Kiều
Câu 2: trang 106 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Hãy tìm những từ ngữ cho thấy Kiều nghĩ đến cái chết. Việc tập trung dày đặc những từ ngữ đó có ý nghĩa gì?
Bài làm:
Những từ ngữ xuất hiện dày đặc cho thấy Kiều đã nghĩ đến cái chết : thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối…; người mệnh bạc ; Mất người ; Thấy hiu hiu gió thì hay chị về ; hồn ; Dạ đài cách mặt khuất lời ; người thác oan.
Ý nghĩa:
Nàng cảm thấy cuộc đời trống trải vô nghĩa khi không còn tình yêu nữa, nàng nghĩ đến cái chết và cảm thấy đây sẽ là cái chết đầy oan nghiệt (“Rưới xin chén nước cho người thác oan”). Đây chính là tiếng nói thương thân xót phận của một người con gái tha thiết với tình yêu, gieo vào lòng người đọc một nỗi niềm thương cảm sâu sắc.
Làm nên giá trị nhân đạo, không chỉ thể hiện sự đau đớn thương cảm với Thúy Kiều mà còn thể hiện sự băn khoăn, day dứt của Nguyễn Du trước nỗi đau của con người, thương thân xót phận cho người con gái tha thiết yêu thương mà số kiếp nghiệt ngã.
Câu 3: trang 106 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Kiều đối thoại với những ai? Phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều qua lời đối thoại trong đoạn trích.
Bài làm:
Trong đoạn trích, Kiều đối thoại ba người, là với Vân, với chính mình và với Kim Trọng:
Với Vân : Kiều đã nhờ cậy Vân chấp nhận mối duyên tình và trả lễ cho chàng Kim hộ mình vì nàng đã phải chọn chữ hiếu thay cho chữ tình. Với Vân, Kiều mang sự biết ơn chân thành, yên tâm, thanh thản bớt nỗi day dứt trong lòng khi bội thề với Kim Trọng, vì nàng tin tưởng Vân sẽ giúp mình thực hiện lời thề, giữ mối lương duyên này với Kim Trọng.
=> Khi lựa chọn chữ hiếu thay chữ tình và quyết định bán mình chuộc cha và em, trong lòng Kiều giằng xé và day dứt đầy mâu thuẫn. Mãi cho đến khi Vân nhận lời thì mâu thuẫn được giải quyết tạm thời trong lòng của Kiều.
Với chính mình : tâm trạng giằng xé đầy mâu thuẫn, đau đớn tột cùng khi không trọn tình yêu và lời thề với Kim Trọng. Trò chuyện với chính mình, Kiều đã trách thân phận, có duyên mà không có phận với chàng Kim “phận bạc như vôi” và xác định rằng cuộc đời mình sẽ là “nước chảy hoa trôi lỡ làng”.
Với Kim Trọng : Khát vọng tình yêu mãnh liệt với hiện thực phũ phàng, Kiều ngất đi trong hình bóng Kim Trọng Ôi Kim Lang…, Kiều tự trách than và đau đớn, coi mình như một kẻ phụ bạc, phản bội lời thề
Câu 4: trang 106 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Nhận xét về mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều qua đoạn trích.
Bài làm:
Mối quan hệ tình cảm – lí trí, nhân cách – thân phận, chữ tình – chữ hiếu.
Kiều tha thiết với tình yêu Kim Trọng, nhưng chữ hiếu buộc nàng lựa chọn sự hi sinh tình yêu. Lí trí bảo nàng trao duyên cho Vân, hy sinh cứu cha mẹ trong khi con tim hướng về tình yêu lại khiến nàng thổn thức, đau đớn. Đó cũng là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức phong kiến với tâm hồn con người, cũng là sự đau khổ khi nhân cách đa tình, đa cảm song hành cùng thân phận người làm con.
Bài soạn “Trao duyên” trích “Truyện Kiều” số 6
I. Đôi nét về tác giả
– Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
– Quê quán: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
– Gia đình: Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng. Chính điều này là cái nôi nuôi dưỡng tài năng văn học của Nguyễn Du.
– Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.
– Cuộc đời: cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
– Sự nghiệp văn học: sáng tác của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và chữ Nôm:
+ Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.
+ Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều), Văn chiêu hồn
– Đặc điểm sáng tác: các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của tác giả
+ Thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, … đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả.
+ Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.
II. Đôi nét về tác phẩm Trao duyên
1. Vị trí đoạn trích
Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều, là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân
2. Bố cục (3 phần)
– Phần 1 (12 câu đầu): Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân
– Phần 2 (14 câu tiếp): Kiều trao kỉ vật và dặn dò
– Phần 3 (còn lại): Kiều đau đớn và độc thoại nội tâm
3. Giá trị nội dung
Đoạn trích thể hiện bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều qua đó thể hiện tiếng kêu đau đớn của tác giả về số phận con người trong xã hội phong kiến
4. Giá trị nghệ thuật
Bằng hình thức độc thoại và kết hợp sử dụng giữa ngôn ngữ trang trọng với lối nói dân giản dị, tác giả đã thể hiện đặc sắc diễn biến tâm trạng phức tạp và bế tắc của Thúy Kiều trong đêm trao duyên.
III. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Bài tập 1: Kiều nhắc đến các kỉ niệm của tình yêu với Kim Trọng: Ngày quạt ước, Đêm chén thề
Ý nghĩa:
o Kiều nhớ tới những kỉ niệm tình yêu, ngày tháng bình yên, hạnh phúc nhất trong cuộc đời mình, cách nàng khắc ghi mối tình đẹp đẽ này trong tim mình.
o Là một cách nhắc khéo léo để buộc Thúy Vân nhận lời giúp Kiều trả nghĩa chàng Kim.
=> Sự khéo léo trong cách ứng xử, nhờ vả Vân của Kiều
Bài tập 2: Những từ ngữ: thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối…; người mệnh bạc ; Mất người ; Thấy hiu hiu gió thì hay chị về ; hồn ; Dạ đài cách mặt khuất lời ; người thác oan.
Ý nghĩa:
o Nàng cảm thấy cuộc đời trống trải vô nghĩa khi không còn tình yêu nữa, nàng nghĩ đến cái chết và cảm thấy đây sẽ là cái chết đầy oan nghiệt. => tiếng nói thương thân xót phận của một người con gái tha thiết với tình yêu, gieo vào lòng người đọc một nỗi niềm thương cảm sâu sắc.
o Làm nên giá trị nhân đạo, không chỉ thể hiện sự đau đớn thương cảm với Thúy Kiều mà còn thể hiện sự băn khoăn, day dứt của Nguyễn Du trước nỗi đau của con người, thương thân xót phận cho người con gái tha thiết yêu thương mà số kiếp nghiệt ngã.
Bài tập 3: Kiều đối thoại ba người, là với Vân, với chính mình và với Kim Trọng:
Với Vân : Kiều đã nhờ cậy Vân chấp nhận mối duyên tình và trả lễ cho chàng Kim hộ mình vì nàng đã phải chọn chữ hiếu thay cho chữ tình. Với Vân, Kiều mang sự biết ơn chân thành, yên tâm, thanh thản bớt nỗi day dứt trong lòng khi bội thề với Kim Trọng, vì nàng tin tưởng Vân sẽ giúp mình thực hiện lời thề, giữ mối lương duyên này với Kim Trọng.
=> Khi lựa chọn chữ hiếu thay chữ tình và quyết định bán mình chuộc cha và em, trong lòng Kiều giằng xé và day dứt đầy mâu thuẫn. Mãi cho đến khi Vân nhận lời thì mâu thuẫn được giải quyết tạm thời trong lòng của Kiều.
Với chính mình : tâm trạng giằng xé đầy mâu thuẫn, đau đớn tột cùng khi không trọn tình yêu và lời thề với Kim Trọng. Trò chuyện với chính mình, Kiều đã trách thân phận, có duyên mà không có phận với chàng Kim “phận bạc như vôi” và xác định rằng cuộc đời mình sẽ là “nước chảy hoa trôi lỡ làng”.
Với Kim Trọng : Khát vọng tình yêu mãnh liệt với hiện thực phũ phàng, Kiều ngất đi trong hình bóng Kim Trọng Ôi Kim Lang…, Kiều tự trách than và đau đớn, coi mình như một kẻ phụ bạc, phản bội lời thề
Bài tập 4: Nhận xét về mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều.
Mối quan hệ tình cảm – lí trí, nhân cách – thân phận, chữ tình – chữ hiếu.
Kiều tha thiết với tình yêu Kim Trọng, nhưng chữ hiếu buộc nàng lựa chọn sự hi sinh tình yêu. Lí trí bảo nàng trao duyên cho Vân, hy sinh cứu cha mẹ trong khi con tim hướng về tình yêu lại khiến nàng thổn thức, đau đớn. Đó cũng là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức phong kiến với tâm hồn con người, cũng là sự đau khổ khi nhân cách đa tình, đa cảm song hành cùng thân phận người làm con.
Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về bài học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Blogthoca.edu.vn.vn.