Trong chương trình Ngữ văn các lớp, học sinh được học nhiều loại văn bản như văn bản tự sự, văn bản biểu cảm, văn bản nghị luận và văn bản hành chính. Những … xem thêm…bản giấy được soạn gửi về thông báo các lịch trình, kế hoạch,… chúng ta bắt gặp rất nhiều. Đó là văn bản thông báo – một loại văn bản thuộc văn bản hành chính. Vậy thế nào là văn bản thông báo? Văn bản thông báo có đặc điểm gì? Văn bản thông báo có khác gì các loại văn bản thuộc văn bản hành chính? Sử dụng văn bản thông báo khi nào? Vì sao phải sử dụng văn bản hành chính? Các câu hỏi này sẽ được trả lời đầy đủ trong tiết thứ nhất của bài văn bản thông báo. Ở tiết thứ hai học sinh được nâng cao năng lực viết thông báo, rèn kĩ năng so sánh, khái quát hoá, lập dàn ý, viết thông báo theo mẫu. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Luyện tập làm văn bản thông báo” mà Blogthoca.edu.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài soạn “Luyện tập làm văn bản thông báo” số 1
I. Kiến thức cơ bản
Câu 1: Những trường hợp cần phải làm văn bản thông báo:
– Khi có một kế hoạch cần triển khai.
– Khi có một sự kiện, sự việc cần thông báo rộng rãi…
Câu 2: Nội dung và thể thức của một thông báo:
Văn bản thông báo phải theo đúng thể thức hành chính: có quốc hiệu, tên văn bản, ngày tháng, người thông báo và chức vụ, người nhận… Nếu văn bản thông báo do một cơ quan có thẩm quyền gửi đi thì trên thông báo đó còn phải ghi rõ tên cơ quan, số công văn, chữ ký của thủ trưởng cơ quan và đóng dấu thì văn bản đó mới có hiệu lực.
Câu 3: Văn bản thông báo và văn bản tường trình:
– Giống nhau: đều là những văn bản thuộc loại hành chính; đều có nơi gửi (hoặc người gửi) và nơi nhận (hoặc người nhận).
– Khác nhau:
+ Văn bản thông báo là nhằm truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức báo cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể, hoặc những ai quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.
+ Văn bản tường trình là nhằm để trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả cần phải xem xét. Người viết tường trình là người có liên quan đến sự việc. Người nhận tường trình là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.
II. Luyện tập
Câu 1: Lựa chọn loại văn bản thích hợp:
a. Văn bản thông báo.
b. Văn bản báo cáo.
c. Văn bản thông báo.
Câu 2: Chỗ sai trong văn bản thông báo
– Nội dung của văn bản chưa phù hợp với tên của văn bản.
+ Tên thông báo: kế hoạch kiểm tra
+ Nội dung thông báo: chưa rõ kế hoạch (từ ngày nào đến ngày nào, tháng nào) mà mới chỉ là yêu cầu lập kế hoạch.
Đối tượng tiếp nhận thông báo không nhất quán. Phần đầu thông báo đề: “Kính gửi các cán bộ và học sinh toàn trường” nhưng đến cuối thông báo lại chỉ “Đề nghị Ban kiểm tra của trường sắp xếp kế hoạch…”.
Còn thiếu nơi nhận ghi ở phía góc trái, cuối văn bản.
Để sửa văn bản này, cần viết lại nội dung, sửa lại đối tượng tiếp nhận và ghi thêm nơi nhận ở phía góc trái, cuối văn bản.
Câu 3: Một số tình huống thường gặp trong nhà trường và ngoài xã hội cần phải viết thông báo:
– Ban chỉ huy liên đội thông báo kế hoạch tổng vệ sinh lớp học.
– Tổ trưởng dân phố thông báo họp tổ dân phố.
– Ban Giám hiệu thông báo ngày giờ thi học kì
– Uỷ ban phòng chống dịch tễ thông báo tiêm phòng dịch cho gia cầm…
Câu 4: Em hãy lựa chọn và tự viết một thông báo trong số những tình huống vừa nêu trong bài tập trên.
Bài soạn “Luyện tập làm văn bản thông báo” số 2
A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I- ÔN TẬP LÍ THUYẾT
1. Hãy cho biết tình huống nào cần làm văn bản thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai.
Trả lời:
Tình huống viết thông báo là tình huống cơ quan lãnh đạo cấp trên cần phải truyền đạt công viộc cho cấp dưới hoặc các cơ quan nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội muốn phổ biến tình hình, chủ trương, chính sách đến đồng đảo nhân dân, hội viên biết và thực hiện.
2. Nội dung và thể thức của một văn bản thông báo:
a) Nội dung thông báo thường là gì?
b) Văn bàn thông báo có những mục gì?
Trả lời:
a) Nội dung thông báo thường là những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể. Người thông báo có trách nhiệm truyền đạt những thông tin này cho những người được thông báo biết và thực hiện.
b) Các mục của một văn bản thóng báo
Phần đầu gồm :
Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc
Quốc hiệu, tiêu ngữ
Địa điểm và thời gian làm thông báo.
Tên văn bản thông báo.
Nội dung thông báo
Phần cuối gồm :
Nơi nhận.
Kí tên và họ tên, chức vụ người có trách nhiệm thông báo.
3. Văn bản thông báo và văn bản tường trình có những điểm nào giống nhau, những điểm nào khác nhau ?
Trả lời:
Giống nhau : đều thuộc loại văn bản hành chính.
Khác nhau về mục đích và nội dung:
Báo cáo thì trình bày những công việc đã làm, đã thực hiện được để người khác được biết.
Tường trình: trình bày thiệt hại hoặc mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra sự việc cần xem xét lại.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: trang 149 sgk Ngữ văn 8 tập 2
Lựa chọn loại văn bản thích hợp trong các trường hợp sau:
a) Để cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường nắm được kế hoạch tổ chức Lễ kỉ niệm ngày sinh nhật Bác 19-5, hiệu trưởng cần viết và chuyển đến toàn trường bản :
Tường trình
Thông báo
Đề nghị
Báo cáo.
b) Hằng tháng, Ban Chỉ huy Liên đội TNTP Hồ Chí Minh Nhà trường cần biết tình hình hoạt động của các chi đội. Các chi đội cần viết và gửi lên Ban Chỉ huy Liên đội văn bản :
Đề nghị
Thông báo
Tường trình
Báo cáo.
c) Trước khi tiến hành giải phóng mặt bằng, mở rộng tuyến đường giao thông, đê bà con nông dân có đất đai, hoa màu trên diện tích đó biết được chủ trương trên, Ban quản lí dự án công trình cần viết:
Đề nghị
Thông báo
Tường trình
Báo cáo
Bài làm:
a) Thông báo
b) Báo cáo
c)Thông báo
Câu 2: trang 150 sgk Ngữ văn 8 tập 2
Chỉ ra những chỗ sai trong văn bản thông báo sau đây và chữa lại cho đúng. (SGK, t.2, tr. 150)
Bài làm:
Những chỗ sai trong văn bản thông báo :
Thông báo thiếu số công văn.
Thiếu nơi gửi.
Nội dung thông báo không phù hợp với tên của văn bản thông báo (tên thông báo là thông báo kế hoạch nhưng nội dung lại yêu cầu sắp xếp kế hoạch, có nghĩa là chưa có kế hoạch). Ở đây chỉ là thông báo về đợt kiểm tra vệ sinh và tổ chức Ban kiểm tra vệ sinh mà thôi.
Câu 3: trang 150 sgk Ngữ văn 8 tập 2
Hãy nêu một số tình huống thường gặp trong nhà trường hoặc ngoài xã hội mà em cho là cần viết văn bản thông báo (không lặp lại tình huống đâ học trong sách giáo khoa).
Bài làm:
VD:
Thông báo nghỉ Tết
Thông báo di chuyển dân cư giải phóng mặt bằng
Thông báo cắt điện giờ cao điểm
Nhà trường thông báo danh sách những học sinh cần bổ túc hổ sơ học sinh.
Nhà trường thông báo danh sách học sinh được nhận học bổng.
Câu 4: trang 150 sgk Ngữ văn 8 tập 2
Hãy chọn một trong các tình huống cụ thể vừa nêu và viết văn bản thông báo:
Thông báo việc nghỉ Tết Dương lịch
Bài làm:
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
Trường THCS Bình Minh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THÔNG BÁO
Về việc nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán 2017
Để tạo điều kiện cho Cán bộ Nhân viên và học sinh trong toàn trường sắp xếp kế hoạch làm việc, học tập, Trường thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch và Nguyên Đán 2017 được thực hiện như sau:
1. Đối với học sinh:
Được nghỉ Tết Nguyên Đán từ ngày 16/01/2017 đến hết 12/02/2017 (nhằm 19 tháng Chạp năm Bính Thân đến hết ngày 16 tháng Giêng năm Đinh Dậu). Kế hoạch học tập sau khi nghỉ Tết bắt đầu từ ngày 13/02/2017 ( nhằm ngày 17 tháng Giêng năm Đinh Dậu theo thông báo số 171/ TB- HBU ban hành ngày 2/11/2016)
2. Đối với cán bộ giáo viên:
a, Tết Dương lịch: Được nghỉ 02 ngày từ ngày 1/1/2017 đến hết ngày 1/2/2017.
b, Tết Âm lịch: Được nghỉ 07 ngày từ ngày 26/01/2017 đến hết ngày 1/2/2017 ( nhằm ngày 29 tháng Chạp năm Bính Thân đến hết 05 tháng Giêng năm Đinh Dậu.
3. Các đơn vị, cá nhân trước khi nghỉ Tết cần chú ý:
Hoàn thành các nhiệm vụ, kế hoạch nhà trường đã thông báo.
Tổ chức vệ sinh phòng làm việc, khu giảng đường, phòng thí nghiệm, kiểm tra và ngắt các thiết bị chiếu sáng, máy móc, thiết bị văn phòng và thực hiện niêm phong tủ cá nhân, tủ tài liệu, cửa ra vào phòng làm việc của đơn vị.
Treo cờ Tổ quốc trong thời gian nghỉ Tết tại các cơ sở của Trường.
4. Đối với đơn vị bảo vệ tại các cơ sở:
Thường xuyên kiểm tra nghiêm ngặt trong ngày lễ, không tụ tập, gây ồn ào, mất trật tự, đảm bảo vệ sinh, an toàn và mỹ quan tại các cơ sở chủ Trương.
Căn cứ kế hoạch trên, đề nghị các đơn vị trong toàn trường theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện thông báo.
Nơi nhận
Các đơn vị Trưởng phòng TCHC112
Lưu: TCHC112 Nguyễn Minh Đức
TL. Hiệu trưởng
Bài soạn “Luyện tập làm văn bản thông báo” số 3
I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT
Câu 1. Tình huống cần thông báo là tình huống cơ quan lãnh đạo cấp trên cần phải truyền đạt công việc cho cấp dưới hoặc các cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị xã hội muốn phổ biến tình hình, chủ trương chính sách mới để đông đảo nhân dân hoặc hội viên biết và thực hiện.
Câu 2. Nội dung và thể thức của một văn bản thông báo.
Nội dung thông báo thường là những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cần truyền đạt cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể được biết để thực hiện hay tham gia.
Một bản thông báo cần có các mục sau đây (được ghi từ trên xuống dưới):
a) Thể thức mở đầu văn bản thông báo:
– Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc (ghi vào góc trên bên trái).
– Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi vào góc trên bên phải).
– Địa điểm và thời gian làm thông báo (ghi vào góc bên phải).
– Tên văn bản (ghi chính giữa):
THÔNG BÁO CỦA…
(về…)
b) Nội dung thông báo.
c) Thể thức kết thúc vãn bản thông báo:
– Nơi nhận (ghi phía dưới bên trái).
– Kí tên và ghi đầy đủ họ tên, chức vụ của người có trách nhiệm thông báo (ghi phía dưới bên phải).
Câu 3. Những điểm giống nhau, những điểm khác nhau giữa văn bản tường trình và văn bản thông báo:
Điểm giống nhau giữa văn bản tường trình và văn bản thông báo là cả hai đều thuộc loại văn bản hành chính nên có dạng cấu tạo ổn định.
Điểm khác nhau giữa hai loại văn bản này là mục đích và cách viết.
Có thể xem lại phần lí thuyết đã học về văn bản tường trình và văn bản thông báo để thấy rõ hơn.
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1
Lựa chọn loại văn bản thích hợp trong các trường hợp sau:
a) Thông báo
b) Báo cáo
c) Thông báo
Bài tập 2
Thông báo trên còn những chỗ sai:
– Thiếu số công văn, khiếu nại gửi ở góc trái phía bên dưới.
– Nội dung thông báo không phù hợp với tên văn bản thông báo (tên văn bản là thông báo kế hoạch mà nội dung lại yêu cầu sắp xếp kế hoạch nghĩa là chưa có kế hoạch), ở đây chỉ là thông báo về đợt kiểm tra vệ sinh và tổ chức Ban kiểm tra vệ sinh mà thôi. Bản thông báo này còn viết lại. Xác định rõ cần thông báo việc gì. Ví dụ sắp tới nhà trường sẽ tổ chức đợt kiểm tra vệ sinh từ ngày… đến ngày… tháng… năm… thành lập Ban kiểm tra, đề nghị Ban kiểm tra lập kế hoạch cụ thể.
Học sinh tự bổ sung các mục cần thiết và hoàn chỉnh nội dung thông báo.
Bài tập 3
Một số tình huống cần viết văn bản thông báo.
– Nhà trường thông báo thời hạn nhận đơn nhập học lớp 6.
– Nhà trường thông báo danh sách học sinh được nhận học bổng.
– Nhà trường thông báo về việc nghỉ lễ Quốc Khánh 2-9.
Bài tập 4
Chọn một tình huống cụ thể vừa nêu và viết văn bản thông báo
Học sinh tự làm.
Bài soạn “Luyện tập làm văn bản thông báo” số 4
I. Ôn tập lý thuyết
1. Câu 1 (trang 148 Sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Tình huống cần viết VBTB: Khi cần truyền đạt thông tin cụ thể.
Ai thông báo: Người đại diện cho các cơ quan, đoàn thể.
Thông báo cho ai: Người dưới quyền thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo.
2. Câu 2 (trang 148 Sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Nội dung và thể thức một văn bản thông báo phải cho biết rõ ai thông báo, thông báo cho ai, nội dung công việc, quy định, thời gian, địa điểm… cụ thể, chính xác.
Văn bản thông báo phải tuân thủ các thể thức hành chính, có ghi tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, ngày tháng, người nhận, người thông báo, chức vụ người thông báo thì mới có hiệu lực.
3. Câu 3 (trang 148 Sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Điểm giống : Đều là những Văn bản hành chính có 3 phần.
Điểm khác.
Văn bản thông báo: Truyền đạt thông tin.
Văn bản tường trình: Trình bày thịêt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây ra hậu quả cần phải xem xét.
II. Luyện tập Văn bản thông báo:
1. Câu 1 (trang 149 sgk Ngữ văn 8 tập 2)
a) Làm văn bản thông báo
b) Làm văn bản báo cáo
c) Làm văn bản thông báo
2. Câu 2 (trang 149 sgk Ngữ văn 8 tập 2)
Những chỗ sai trong văn bản thông báo:
Nội dung của văn bản chưa phù hợp với tên của văn bản
Tên thông báo: kế hoạch kiểm tra
Nội dung: Chưa có thời gian thực hiện kế hoạch, ở văn bản trên mới chỉ là yêu cầu lập kế hoạch
Phía trái cuối văn bản chưa có nơi nhận
Để sửa văn bản này, cần viết lại nội dung, sửa lại đối tượng tiếp nhận và ghi thêm nơi nhận ở phía góc trái, cuối văn bản.
3. Câu 3 (trang 149 sgk Ngữ văn 8 tập 2)
Một số tình huống thường gặp trong nhà trường và ngoài xã hội cần phải viết thông báo:
Tổ trưởng dân phố thông báo họp tổ dân phố.
Ban Giám hiệu thông báo về lịch tổ chức 20-11
Ban chỉ huy Liên đội thông báo về việc cắm trại Trung thu
4. Câu 4 (trang 149 sgk Ngữ văn 8 tập 2)
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
Trường THCS A
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THÔNG BÁO
Về việc tổ chức ngày lễ 20-11 năm học 2018
Để tổ chức thành công ngày lễ 20-11 sắp Trường thông báo về việc chuẩn bị tổ chức được thực hiện như sau:
1. Với các lớp
Mỗi lớp tham dự 1-2 tiết mục cho kì thi Văn nghệ chào mừng 20-11 diễn ra trên sân trường ngày 19-11.
Các lớp tham gia thi đua tuần học tốt, đăng kí về Liên đội
2. Với giáo viên:
Chuẩn bị về vật chất, sân khấu cho ngày lễ
3. Chú ý:
Hoàn thành các nhiệm vụ, kế hoạch nhà trường đã thông báo đúng lịch
Nơi nhận
Các đơn vị
Lưu: TCHC
TL. Hiệu trưởng
Trưởng phòng TCHC
Nguyễn A
Bài soạn “Luyện tập làm văn bản thông báo” số 5
Câu 1 (trang 148 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
Những trường hợp cần phải làm văn bản thông báo:
– Khi có một kế hoạch cần triển khai.
– Khi có một sự kiện, sự việc cần thông báo rộng rãi…
– Người viết thông báo: cơ quan, đoàn thể, người tổ chức
– Người nhận thông báo: người dưới quyền, thành viên đoàn thể, người quan tâm đến nội dung thông báo…
Câu 2 (trang 148 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
– Nội dung và thể thức một văn bản thông báo phải cho biết rõ ai thông báo, thông báo cho ai, nội dung công việc, quy định, thời gian, địa điểm… cụ thể, chính xác.
– Văn bản thông báo phải tuân thủ các thể thức hành chính, có ghi tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, ngày tháng, người nhận, người thông báo, chức vụ người thông báo thì mới có hiệu lực.
Câu 3 (trang 149 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
Văn bản thông báo và văn bản tường trình có những điểm giống và khác nhau:
+ Giống:Tuân theo chuẩn mực 1 văn bản hành chính: thời gian, địa điểm, sự việc, người có liên quan.
+ Khác: Văn bản thông báo trình bày những công việc đã làm, đã thực hiện được để người khác được biết. Văn bản tường trình: trình bày thiệt hại hoặc mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra sự việc cần xem xét lại.
Câu 1 (trang 149 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
a, Để cán bộ giáo viên và học sinh toàn trường nắm được kế hoạch tổ chức Lễ kỉ niệm ngày sinh nhật Bác 19/5 Hiệu trưởng cần viết và chuyển đến toàn trường bản:
– Thông báo
b, Hằng ngày, Ban chỉ huy liên đội TNTP Hồ Chí Minh Nhà trường cần biết tình hình hoạt động của các chi đội. Các chi đội cần viết và gửi lên Ban chỉ huy liên đội văn bản:
– Báo cáo
c, Trước khi tiến hành giải phóng mặt bằng, mở rộng tuyến đường giao thông, để bà con nông dân có đất đai hoa màu trên diện tích đó biết được chủ trương trên, Ban quản lí dự án công trình cần viết:
– Thông báo.
Câu 2 (trang 150 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
Những chỗ sai trong văn bản thông báo:
– Nội dung của văn bản:
+ Tên thông báo: kế hoạch kiểm tra
+ Nội dung: Chưa có thời gian thực hiện kế hoạch, ở văn bản trên mới chỉ là yêu cầu lập kế hoạch “đề nghị”
– Phía trái cuối văn bản chưa có nơi nhận
Sửa lại văn bản thông báo: Để sửa văn bản này, cần viết lại nội dung, sửa lại đối tượng tiếp nhận và ghi thêm nơi nhận ở phía góc trái, cuối văn bản.
Câu 3 (trang 150 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
-Nhà trường thông báo lịch thi cuối kì 1
-Đoàn thanh niên của trường thông báo việc triển khai kế hoạch thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
-Tổ trưởng dân phố thông báo họp tổ dân phố.
-Trạm trưởng trạm y tế thông báo lịch tiêm phòng Sởi
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 22-9 năm 2016
Phòng GD và ĐT quận Cầu Giấy
Trường THCS Cầu Giấy
Số 25/TB
THÔNG BÁO
Về việc thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Kính gửi các Thầy (cô) giáo và lớp trưởng các lớp. Sắp tới ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, do đó nhà trường ra thông báo này để thầy cô và các em cùng theo dõi và thi đua tốt:
1.Đối với học sinh:
-Các lớp đăng kí thi đua: học tập tốt, rèn luyện tốt
-Mỗi lớp tham gia ít nhất 1 tiết mục văn nghệ
-Mỗi lớp có một tờ báo tường đẹp
-Mỗi lớp có 1 đội tham dự trò chơi vận động, cắm hoa
2. Đối với cán bộ giáo viên:
– Đăng kí thao giảng 2 tiết dạy trong chương trình đang học
– Tham gia cuộc thi nấu ăn tại trường
– Giám sát, động viên, chấm điểm phần thi của học sinh
Đề nghị thầy cô cùng các em thực hiện nghiêm túc và hiệu quả
Nơi nhận
– Các đơn vị
– Lưu: TCHC
TL. Hiệu trưởng
Nguyễn Xuân Ngọc
Bài soạn “Luyện tập làm văn bản thông báo” số 6
I. Ôn tập lí thuyết
1. Những tình huống cần làm văn bản thông báo:
+Khi có một kế hoạch cần triển khai.
+Khi có một sự kiện, sự việc cấp trên cần cho mọi người biết.
– Người thông báo là các cơ quan, đoàn thể, cấp trên.
– Người nhận thông báo là các cá nhân, những người dưới quyền có liên quan.
2. Nội dung và thể thức của một văn bản thông báo
a. Nội dung thông báo thường là những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể. Người thông báo có trách nhiệm truyền đạt những thông tin này cho những người được thông báo biết và thực hiện.
b. Mục đích thông báo: cho mọi người biết thông tin.
3. Văn bản thông báo và văn bản tường trình có sự giống và khác nhau
– Giống nhau:
+Đều là những văn bản hành chính.
+Đều có nơi gửi (hoặc người gửi) và nơi nhận (hoặc người nhận)
– Khác nhau:
+Văn bản thông báo: nhằm truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức báo cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể, hoặc những ai quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.
+Văn bản tường trình: nhằm trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét. Người viết tường trình là người có liên quan đến sự việc. Người nhận tường trình là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.
II. Hướng dẫn luyện tập
1. Lựa chọn loại văn bản thích hợp
a. Văn bản thông báo
b. Văn bản báo cáo
c. Văn bản thông báo.
2. Chỗ sai trong văn bản thông báo (sgk-150)
– Nội dung của văn bản: chưa phù hợp với tên của văn bản
+Tên thông báo: kế hoạch kiểm tra
+Nội dung thông báo: chưa rõ ràng
– Thiếu nơi nhận ghi ở góc trái cuối văn bản
3. Một số tình huống cần viết thông báo
– Thông báo mời họp
– Thông báo ngày giờ thi
– Thông báo về việc phun thuốc chống muỗi ở tổ dân phố.
– …
4. Ví dụ thông báo mời họp
PHÒNG GD VÀ ĐT NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN TỤY
Số 25/NB
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ninh Bình ngày 06 tháng 10 năm 2017
THÔNG BÁO MỜI HỌP
Kính gửi: các giáo viên chủ nhiệm và lớp trưởng các lớp trong toàn trường
Để phục vụ cho kế hoạch tổ chức đại hội thể dục thể thao toàn tỉnh mà trường chúng ta sẽ đăng cai vào tháng tới, nhà trường muốn tổ chức một cuộc họp để thông báo chuẩn bị, hình thức, thời gian tham gia.
Vậy đúng 15 giờ, ngày 10 tháng 10 năm 2017, mời các giáo viên chủ nhiệm và các lớp trưởng có mặt tại hội trường B2 để họp.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu văn phòng.
KT. Hiệu trưởng
Phó hiệu trưởng
Lê Thu Hà
Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về tiết học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Blogthoca.edu.vn.vn.