Top 6 Bài soạn “Văn bản thông báo” lớp 8 hay nhất

Trong chương trình Ngữ văn các lớp, học sinh được học nhiều loại văn bản như văn bản tự sự, văn bản biểu cảm, văn bản nghị luận và văn bản hành chính. Những … xem thêm…bản giấy được soạn gửi về thông báo các lịch trình, kế hoạch,… chúng ta bắt gặp rất nhiều. Đó là văn bản thông báo – một loại văn bản thuộc văn bản hành chính. Vậy thế nào là văn bản thông báo? Văn bản thông báo có đặc điểm gì? Văn bản thông báo có khác gì các loại văn bản thuộc văn bản hành chính? Sử dụng văn bản thông báo khi nào? Vì sao phải sử dụng văn bản hành chính? Các câu hỏi này sẽ được trả lời đầy đủ trong bài học “Văn bản thông báo” được học trong chương trình Ngữ văn lớp 8. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Văn bản thông báo” mà Blogthoca.edu.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Bài soạn “Văn bản thông báo” số 1

I. Đặc điểm của văn bản thông báo

Câu 1 (trang 142 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

– Trong văn bản 1:

+ Người gửi thông báo: Phó hiệu trưởng Nguyễn Văn Bằng (kí thay Hiệu trưởng trường THCS Hải Nam).

+ Người nhận thông báo: Các giáo viên chủ nhiệm và lớp trưởng các lớp trong toàn trường THSC Hải Nam.

– Trong văn bản 2:

+ Người gửi thông báo: Liên đội trưởng Trần Mai Hoa.

+ Người nhận thông báo: Các chi đoàn TNTP Hồ chú Minh trong toàn trường THCS Kết Đoàn.

Câu 2 (trang 142 Sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Nội dung thông báo thường là những thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức báo cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể, hoặc những người quan tâm tới nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.

Câu 3 (trang 142 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường:

– Ngày nghỉ lễ

– Ngày thi hết học kì của từng khối lớp

– Ngày tổ chức hội thi giáo viên giỏi

– Ngày tham quan

– Ngày lao động toàn trường

– Ngày hội diễn văn nghệ

– Ngày có phái đoàn cấp trên về kiểm tra

II. Cách làm văn bản thông báo

1. Tình huống cần làm văn bản thông báo

Những tình huống cần làm thông báo:

b, Sắp tới, nhà trường sẽ tổ chức đợt tổng vệ sinh trong toàn trường để góp phần xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.

c, Gần cuối năm, Ban chỉ huy liên đội TNTP Hồ Chí Minh muốn triệu tập các Ban chỉ huy chi đội để bàn về việc tổng kết hoạt động của liên đội trong năm nay.

2. Cách làm văn bản thông báo.

– Phải xác định trong tình huống nào cần làm thông báo, tình huống nào không cần làm.

– Bố cục chung của một thông báo thường là:

+ Phần mở đầu

+ Phần nội dung

+ Phần kết thúc

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Văn bản thông báo” số 2

A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I- ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN THÔNG BÁO

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Văn bản 1: Thông báo về kế hoạch duyệt các tiết mục văn nghệ

Văn bản 2: Thông báo về kế hoạch Đại hội đại biểu liên đội TNTP Hồ Chí Minh

Câu hỏi:

1. Trong các văn bản trên, ai là người thông báo, ai là người nhận thông báo ?

2. Nội dung thông báo thường là gì ? Nhận xét về thể thức của vãn bản thông báo.

3. Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường

Trả lời:

1.

Văn bản 1 : Người thông báo là phó hiệu trưởng Nguyễn Văn Bằng, người nhận thông báo là giáo viên chủ nhiệm và lớp trưởng các lớp trong toàn trường.

Văn bản 2 : Người thông báo là liên đội trưởng Trần Mai Hoa, người nhận thông báo là các chi đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong toàn trường.

2.

Nội dung thông báo thường là tình huống công việc cơ quan mà lãnh đạo cấp trên cần phải truyền đạt cho cấp dưới hay những công việc cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị xã hội muốn phổ biến cho nhân dân, hội viên được biết
Thể thức của văn bản theo đúng thể thức của một văn bản hành chính. ( tuy nhiên ở văn bản 2 thiếu quốc hiệu)
3. Ví dụ:

Thông báo vể cuộc thi “Tìm hiểu về Đội TNTP Hồ Chí Minh”.
Thông báo về thời hạn nhận hồ sơ nhập học.
Thông báo vế lịch kiểm tra vệ sinh các lớp học của nhà trường.


II- CÁCH LÀM LÀM VĂN BẢN THÔNG BÁO

1. Tình huống cần làm văn bản thông báo

Trong các tình huống sau đây, tình huống nào phải viết thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai ?

a) Một học sinh bị mất chiếc xe đạp, muốn báo cáo với công an.

b) Sắp tới, Nhà trường sẽ tổ chức đợt tổng vệ sinh trong toàn trường để góp phần xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.

c) Gần cuối năm học, Ban Chỉ huy Liên đội TNTP Hồ Chí Minh muốn triệu tạp các Ban Chỉ huy Chi đội để bàn về việc tổng kết hoạt động của liên đội trong năm học này

Trả lời:

Tinh huống (a) viết tường trình, tình huống (c) viết giấy mời, giấy triệu tập.

Chỉ có tình huống (b) phải viết thông báo. Ở đây là ban Giám hiệu thông báo cho giáo viên và học sinh toàn trường.

2. Cách làm văn bản thông báo- sgk

Bố cục chung của các văn bản thông báo:

Phần mở đầu: Theo đúng những quy định về thủ tục hành chính : quốc huy, quốc hiệu, tên văn bản, ngày tháng, địa điểm

Phần nội dung: Ghi cụ thể, chính xác những điều cần thông báo cho người nhận biết. Ví dụ địa điểm, thời gian, nội dung cần thực hiện…
Phần kết thúc: Theo đúng những quy định về thủ tục hành chính : họ tên, chức vụ người gửi thông báo…

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Văn bản thông báo” số 3

I. Ôn tập lý thuyết

Câu 1 (trang 148 sgk Ngữ văn lớp 8 tập 2)

Tình huống cần viết VBTB: Khi cần truyền đạt thông tin cụ thể.
Ai thông báo: Người đại diện cho các cơ quan, đoàn thể.
Thông báo cho ai: Người dưới quyền thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo.


Câu 2 (trang 148 sgk Ngữ văn lớp 8 tập 2)

a. Nội dung và thể thức một văn bản thông báo phải cho biết rõ ai thông báo, thông báo cho ai, nội dung công việc, quy định, thời gian, địa điểm… cụ thể, chính xác.

b. Văn bản thông báo phải tuân thủ các thể thức hành chính, có ghi tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, ngày tháng, người nhận, người thông báo, chức vụ người thông báo thì mới có hiệu lực.

Câu 3 (trang 149 sgk Ngữ văn lớp 8 tập 2)

Văn bản thông báo và văn bản tường trình có những điểm giống và khác nhau:

– Giống: đều cùng tuân thủ những thể thức trình bày đầy đủ: thời gian, địa điểm, sự việc, người có liên quan.

– Khác:

+ Báo cáo thì trình bày những công việc đã làm, đã thực hiện được để người khác được biết.

+ Tường trình: trình bày thiệt hại hoặc mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra sự việc cần xem xét lại.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 149 sgk Ngữ văn lớp 8 tập 2)

a. Để cán bộ giáo viên và học sinh toàn trường nắm được kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm ngày sinh nhật Bác 19/5 Hiệu trưởng cần viết và chuyển đến toàn trường bản:

– Thông báo

b. Hằng ngày, Ban chỉ huy liên đội TNTP Hồ Chí Minh Nhà trường cần biết tình hình hoạt động của các chi đội. Các chi đội cần viết và gửi lên Ban chỉ huy liên đội văn bản:

– Báo cáo

c. Trước khi tiến hành giải phóng mặt bằng, mở rộng tuyến đường giao thông, để bà con nông dân có đất đai hoa màu trên diện tích đó biết được chủ trương trên, Ban quản lý dự án công trình cần viết:

– Thông báo.

Câu 2 (trang 149 sgk Ngữ văn lớp 8 tập 2)

Những chỗ sai trong văn bản thông báo:

Thông báo thiếu số công văn.
Thiếu nơi gửi.
Nội dung thông báo không phù hợp với tên của văn bản thông báo (tên thông báo là thông báo kế hoạch nhưng nội dung lại yêu cầu sắp xếp kế hoạch, có nghĩa là chưa có kế hoạch). Ở đây chỉ là thông báo về đợt kiểm tra vệ sinh và tổ chức Ban kiểm tra vệ sinh mà thôi.


Câu 3 (trang 149 sgk Ngữ văn lớp 8 tập 2)

Một số tình huống thường gặp trong nhà trường và ngoài xã hội cần phải viết thông báo:

Tổ trưởng dân phố thông báo họp tổ dân phố.
Ban Giám hiệu thông báo về lịch tổ chức 20-11
Ban chỉ huy Liên đội thông báo về việc cắm trại Trung thu


Câu 4 (trang 149 sgk Ngữ văn lớp 8 tập 2)

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠOTrường THCS Bình Minh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG BÁO

Về việc nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán 2017

Để tạo điều kiện cho Cán bộ Nhân viên và học sinh trong toàn trường sắp xếp kế hoạch làm việc, học tập, Trường thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch và Nguyên Đán 2017 được thực hiện như sau:

1. Đối với học sinh:

Được nghỉ Tết Nguyên Đán từ ngày 16/01/2017 đến hết 12/02/2017 (nhằm 19 tháng Chạp năm Bính Thân đến hết ngày 16 tháng Giêng năm Đinh Dậu). Kế hoạch học tập sau khi nghỉ Tết bắt đầu từ ngày 13/02/2017 ( nhằm ngày 17 tháng Giêng năm Đinh Dậu theo thông báo số 171/ TB- HBU ban hành ngày 2/11/2016)

2. Đối với cán bộ giáo viên:

a. Tết Dương lịch: Được nghỉ 02 ngày từ ngày 1/1/2017 đến hết ngày 1/2/2017.

b. Tết Âm lịch: Được nghỉ 07 ngày từ ngày 26/01/2017 đến hết ngày 1/2/2017 ( nhằm ngày 29 tháng Chạp năm Bính Thân đến hết 05 tháng Giêng năm Đinh Dậu.

3. Các đơn vị, cá nhân trước khi nghỉ Tết cần chú ý:

Hoàn thành các nhiệm vụ, kế hoạch nhà trường đã thông báo.

Tổ chức vệ sinh phòng làm việc, khu giảng đường, phòng thí nghiệm, kiểm tra và ngắt các thiết bị chiếu sáng, máy móc, thiết bị văn phòng và thực hiện niêm phong tủ cá nhân, tủ tài liệu, cửa ra vào phòng làm việc của đơn vị.

Treo cờ Tổ quốc trong thời gian nghỉ Tết tại các cơ sở của Trường.

4. Đối với đơn vị bảo vệ tại các cơ sở:

Thường xuyên kiểm tra nghiêm ngặt trong ngày lễ, không tụ tập, gây ồn ào, mất trật tự, đảm bảo vệ sinh, an toàn và mỹ quan tại các cơ sở chủ Trương.

Căn cứ kế hoạch trên, đề nghị các đơn vị trong toàn trường theo chức năng nhiệm vụ

của mình có trách nhiệm thực hiện thông báo.

Nơi nhận

Các đơn vị Trưởng phòng TCHC 112

Lưu: TCHC 112

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Văn bản thông báo” số 4

I. Đặc điểm của văn bản thông báo

1. Câu 1 (trang 142 sgk Ngữ văn 8 tập 2)

Văn bản 1:

Người gửi thông báo: Phó hiệu trưởng Nguyễn Văn Bằng (kí thay Hiệu trưởng trường THCS Hải Nam).
Người nhận thông báo: Các giáo viên chủ nhiệm và lớp trưởng các lớp trong toàn trường THSC Hải Nam.
Văn bản 2:

Người gửi thông báo: Liên đội trưởng Trần Mai Hoa.
Người nhận thông báo: Các chi đoàn TNTP Hồ chú Minh trong toàn trường THCS Kết Đoàn.

2. Câu 2 (trang 142 sgk Ngữ văn 8 tập 2)

Nội dung thông báo thường là những thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức báo cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể, hoặc những người quan tâm tới nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.

3. Câu 3 (trang 142 sgk Ngữ văn 8 tập 2)

Một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường: ngày nghỉ lễ, ngày thi, ngày lao động, ngày kiểm tra,…

II. Cách làm văn bản thông báo

1. Tình huống cần làm văn bản thông báo

Tình huống b): Ban Giám hiệu viết thông báo gửi xuống các lớp.
Tình huống c): Ban chỉ huy liên đội viết thông báo gửi xuống các Ban chỉ huy chi đội
2. Cách làm văn bản thông báo.

Bố cục chung của các văn bản thông báo:

Phần mở đầu: Theo đúng những quy định về thủ tục hành chính : quốc huy, quốc hiệu, tên văn bản, ngày tháng, địa điểm …
Phần nội dung: Ghi cụ thể, chính xác những điều cần thông báo cho người nhận biết. Ví dụ địa điểm, thời gian, nội dung cần thực hiện…
Phần kết thúc: Theo đúng những quy định về thủ tục hành chính : họ tên, chức vụ người gửi thông báo…

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Văn bản thông báo” số 5

I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT

1. Tình huống cần thông báo là tình huống cơ quan lãnh đạo cấp trên cần phải truyền đạt công việc cho cấp dưới hoặc các cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị xã hội muốn phổ biến tình hình, chủ trương chính sách mới để đông đảo nhân dân hoặc hội viên biết và thực hiện.

2. Nội dung và thể thức của một văn bản thông báo.

Nội dung thông báo thường là những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cần truyền đạt cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể được biết để thực hiện hay tham gia.

Một bản thông báo cần có các mục sau đây (được ghi từ trên xuống dưới):

a) Thể thức mở đầu văn bản thông báo:

– Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc (ghi vào góc trên bên trái).

– Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi vào góc trên bên phải).

– Địa điểm và thời gian làm thông báo (ghi vào góc bên phải).

– Tên văn bản (ghi chính giữa):

THÔNG BÁO CỦA…

(về…)

b) Nội dung thông báo.

c) Thể thức kết thúc vãn bản thông báo:

– Nơi nhận (ghi phía dưới bên trái).

– Kí tên và ghi đầy đủ họ tên, chức vụ của người có trách nhiệm thông báo (ghi phía dưới bên phải).

3. Những điểm giống nhau, những điểm khác nhau giữa văn bản tường trình và văn bản thông báo:

Điểm giống nhau giữa văn bản tường trình và văn bản thông báo là cả hai đều thuộc loại văn bản hành chính nên có dạng cấu tạo ổn định.

Điểm khác nhau giữa hai loại văn bản này là mục đích và cách viết.

Có thể xem lại phần lí thuyết đã học về văn bản tường trình và văn bản thông báo để thấy rõ hơn.

II. LUYỆN TẬP

Bài tập 1

Lựa chọn loại văn bản thích hợp trong các trường hợp sau:

a) Thông báo

b) Báo cáo

c) Thông báo

Bài tập 2

Thông báo trên còn những chỗ sai:

– Thiếu số công văn, khiếu nại gửi ở góc trái phía bên dưới.

– Nội dung thông báo không phù hợp với tên văn bản thông báo (tên văn bản là thông báo kế hoạch mà nội dung lại yêu cầu sắp xếp kế hoạch nghĩa là chưa có kế hoạch), ở đây chỉ là thông báo về đợt kiểm tra vệ sinh và tổ chức Ban kiểm tra vệ sinh mà thôi. Bản thông báo này còn viết lại. Xác định rõ cần thông báo việc gì. Ví dụ sắp tới nhà trường sẽ tổ chức đợt kiểm tra vệ sinh từ ngày… đến ngày… tháng… năm… thành lập Ban kiểm tra, đề nghị Ban kiểm tra lập kế hoạch cụ thể.

Học sinh tự bổ sung các mục cần thiết và hoàn chỉnh nội dung thông báo.

Bài tập 3

Một số tình huống cần viết văn bản thông báo.

– Nhà trường thông báo thời hạn nhận đơn nhập học lớp 6.

– Nhà trường thông báo danh sách học sinh được nhận học bổng.

– Nhà trường thông báo về việc nghỉ lễ Quốc Khánh 2-9.

Bài tập 4

Chọn một tình huống cụ thể vừa nêu và viết văn bản thông báo

Học sinh tự làm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Văn bản thông báo” số 6

I. Đặc điểm của văn bản thông báo

Giải câu 1 – Đặc điểm của văn bản thông báo (Trang 142 SGK ngữ văn 8 tập 2)

Trong các văn bản trên, ai là người thông báo, ai là người nhận thông báo? Mục đích thông báo là gì?

Trả lời:

– Trong văn bản 1:

+ Người gửi thông báo: Phó hiệu trưởng Nguyễn Văn Bằng (kí thay Hiệu trưởng trường THCS Hải Nam).

+ Người nhận thông báo: Các giáo viên chủ nhiệm và lớp trưởng các lớp trong toàn trường THSC Hải Nam.

– Trong văn bản 2:

+ Người gửi thông báo: Liên đội trưởng Trần Mai Hoa.

+ Người nhận thông báo: Các chi đoàn TNTP Hồ chú Minh trong toàn trường THCS Kết Đoàn.

Giải câu 2 – Đặc điểm của văn bản thông báo (Trang 142 SGK ngữ văn 8 tập 2)

Nội dung thông báo thường là gì? Nhận xét về thể thức của văn bản thông báo.

Trả lời:

Nội dung thông báo thường là những thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức báo cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể, hoặc những người quan tâm tới nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.


Giải câu 3 – Đặc điểm của văn bản thông báo (Trang 142 SGK ngữ văn 8 tập 2)

Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường.

Trả lời:

Một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường:

– Ngày nghỉ lễ

– Ngày thi hết học kì của từng khối lớp

– Ngày tổ chức hội thi giáo viên giỏi

– Ngày tham quan

– Ngày lao động toàn trường

– Ngày hội diễn văn nghệ

– Ngày có phái đoàn cấp trên về kiểm tra

II. Cách làm văn bản thông báo

Giải câu 1 – Cách làm văn bản thông báo (Trang 142 SGK ngữ văn 8 tập 2)

Tình huống cần làm văn bản thông báo

Trong các tình huống sau đây, tình huống nào phải viết thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai?

a) Một học sinh bị mất chiếc xe đạp, muốn báo cáo với công an.

b) Sắp tới, Nhà trường sẽ tổ chức đợt tổng vệ sinh trong toàn trường để góp phần xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.

c) Gần cuối năm học, Ban chỉ huy liên đội TNTP Hồ Chí Minh muốn triệu tập các Ban chỉ huy đội để bàn về việc tổng kết hoạt động của liên đội trong năm học này.

Trả lời:

Những tình huống cần làm thông báo:

b) Sắp tới, nhà trường sẽ tổ chức đợt tổng vệ sinh trong toàn trường để góp phần xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.

c) Gần cuối năm, Ban chỉ huy liên đội TNTP Hồ Chí Minh muốn triệu tập các Ban chỉ huy chi đội để bàn về việc tổng kết hoạt động của liên đội trong năm nay.

Giải câu 2 – Cách làm văn bản thông báo (Trang 142 SGK ngữ văn 8 tập 2)

Cách làm văn bản thông báo. Một văn bản thông báo cần có các mục sau đây:

a) Thể thức mở đầu văn bản thông báo:

– Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc (ghi vào góc trên bên trái).

– Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi vào góc trên bên phải).

– Địa điểm và thời gian làm thông báo (ghi vào góc bên phải).

– Tên văn bản (ghi chính giữa):

THÔNG BÁO Về …

b) Nội dung thông báo.

c) Thể thức kết thúc văn bản thông báo:

– Nơi nhận (ghi phía dưới bên trái).

– Kí tên và ghi đủ họ tên, chức vụ của người có trách nhiệm thông báo (ghi phía dưới bên phải).

Trả lời:

Cách làm văn bản thông báo.

– Phải xác định trong tình huống nào cần làm thông báo, tình huống nào không cần làm.

– Bố cục chung của một thông báo thường là:

+ Phần mở đầu

+ Phần nội dung

+ Phần kết thúc

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về tiết học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Blogthoca.edu.vn.vn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *