Top 6 Bài soạn “Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí” lớp 9 hay nhất

Trong đời sống, có vô vàn những sự việc hiên tượng xảy ra xung quanh con người, mỗi sự việc lại có một ý nghĩa, tính chất khác nhau cần chúng ta lí giải và … xem thêm…chiêm nghiệm. Đó có thể là bằng lời nói hoặc sử dụng ngôn ngữ văn chương như nghị luận. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí đã trở nên rất quen thuộc và thường được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, học sinh được làm quen với thể loại văn nghị luận cụ thể là nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí” hay nhất mà Blogthoca.edu.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để chuẩn bị tốt nội dung lên lớp.

Bài soạn “Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí” số 1

I. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

a, Văn bản trên bàn về vấn đề giá trị của sức mạnh tri thức

b, Bố cục văn bản

+ Đoạn 1 (từ đầu… tư tưởng ấy): tri thức là sức mạnh

+ Đoạn 2 (tiếp… xuất khẩu gạo trên thế giới): chứng minh tri thức tạo nên sức mạnh làm nên cách mạng

+ Luận điểm: Câu đầu và hai câu kết của đoạn 2. Câu đầu đoạn 3

– Phần kết bài (đoạn còn lại): Phê phán một số người không biết quý trọng tri thức, sử dụng tri thức không đúng mục đích

d, Phép lập luận tạo sức thuyết minh: chứng minh

e, Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống: xuất phát từ thực tế đời sống để rút ra vấn đề mang tính ý nghĩa tư tưởng, đạo lí

– Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: giải thích, chứng minh, làm sáng tỏ một vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống


Luyện tập

a. Văn bản thời gian là vàng là bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí

b. Văn bản nghị luận về giá trị của thời gian. Các luận điểm chính:

– Thời gian là sự sống

– Thời gian là thắng lợi

– Thời gian là tiền

– Thời gian là tri thức

c, Phép lập luận phân tích và chứng minh

Người viết phân tích giá trị thời gian thành các luận điểm riêng rẽ sau đó chứng minh bằng thực tiễn. Mạch triển khai lập luận của bài đơn giản nhưng cô đọng, sáng rõ, chặt chẽ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí” số 2

Phần I: TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ

Đọc văn bản (trang 34, 35 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và trả lời câu hỏi:

a) Văn bản trên bàn về vấn đề gì?

b) Văn bản có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ của chúng với nhau.

c) Đánh dấu các câu mang luận điểm chính trong bài. Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa?

d) Văn bản đã sử dụng phép lập luận nào là chính? Cách lập luận có thuyết phục hay không?

e) Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào?

Trả lời:

a) Văn bản trên bàn về vấn đề vai trò của tri thức trong đời sống

b) Văn bản trên có thể chia làm ba phần:

– Phần 1 là đoạn đầu: Nêu vấn đề: Tri thức là sức mạnh.

– Phần 2 gồm đoạn thứ hai và thứ ba: Đưa ra các dẫn chứng, chứng minh tri thức là sức mạnh trong lĩnh vực kĩ thuật trong cuộc cách mạng ở Việt Nam.

– Phần 3 gồm đoạn 4: Xác định thái độ của mọi người đối với tri thức. Đó là kết câu 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài

c) Các luận điểm trong bài đều đúng đắn, rõ ràng.

+ Tri thức là sức mạnh (Bê-cơn). Ai có tri thức người đó được sức mạnh (Lê-nin).

+ Tri thức đúng là sức mạnh (trong khoa học kĩ thuật)

+ Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng.

+ Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức.

d) Phép lập luận chủ yếu trong bài này là chứng minh.

e) Bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:

– Nghị luận vấn đề tư tưởng, đạo lý: làm sáng tỏ, một vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống.

– Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: xuất phát từ thực tế đời sống để rút ra vấn đề mang ý nghĩa tư tưởng, đạo lí.


Phần II: LUYỆN TẬP

Đọc văn bản (trang 36, 37 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và trả lời câu hỏi:

a) Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào?

b) Văn bản nghị luận về vấn đề gì? Chỉ ra luận điểm chính của nó.

c) Phép lập luận chủ yếu trong bài này là gì? Cách lập luận trong bài có sức thuyết phục như thế nào?

Trả lời:

a) Văn bản Thời gian là vàng thuộc loại nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

b) Văn bản nghị luận về giá trị của thời gian.

Các luận điểm chính là câu chủ đề của từng đoạn là:

– Thời gian là sự sống.

– Thời gian là thắng lợi.

– Thời gian là tiền..

– Thời gian là tri thức.

Sau mỗi luận điểm là một dẫn chứng chứng minh thuyết phục cho giá trị của thời gian.

c)

– Phép lập luận trong bài chủ yếu là phân tích và chứng minh. Các luận điểm được triển khai theo lối phân tích những biểu hiện chứng tỏ thời gian là vàng. Sau mỗi luận điểm là dẫn chứng chứng minh cho luận điểm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí” số 3

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I- NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ

TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH
Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn (thế kỉ XVI – XVII) đã nói một câu nổi tiếng: “Tri thức là sức mạnh”. Sau này Lê-nin, một người thầy của cách mạng vô sản thế giới, lại nói cụ thể hơn: “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh”. Đó là một tư tưởng rất sâu sắc. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu được tư tưởng ấy.
Tri thức đúng là sức mạnh. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10 000 đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đô la.”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không!?
Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng. Bác Hồ của chúng ta sau chuyến đi Pháp năm 1946 trở về đã thu hút được nhiều nhà tri thức Việt Nam danh tiếng đi theo kháng chiến như kĩ sư Trần Đại Nghĩa, tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, các bác sĩ Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, nhà toán học Tạ Quang Bửu,… Các nhà trí thức ấy đã đem tri thức của mình mà xây dựng các ngành quân giới, giáo dục, y tế,… góp phần to lớn đưa cuộc kháng chiến đến thành công. Trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, các giáo sư Đàm Trung Đồn, Vũ Đình Cự đã huy động tri thức góp phần phá huỷ lôi nổ chậm của địch, khai thông bến cảng. Và ngày nay, các nhà khoa học nông nghiệp như Bùi Huy Đáp, Vũ Tuyên Hoàng,… đã lai tạo giống lúa mới, góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, làm cho nước ta không chỉ có đủ lương thực mà còn trở thành một trong những nước đứng hàng đầu về xuất khẩu gạo thế giới.

Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức. Họ coi mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức. Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực!
(Hương Tâm)
Câu hỏi:
a.Văn bản trên có vấn đề gì?
b. Văn bản chia làm mấy phần? Chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ của chúng với nhau?
c. Đánh dấu các câu mang luận điểm chính của bài. Các luận điểm ấy đã diễn đạt rõ ràng mạch lạc dứt khoát chưa?
d. Văn bản sử dụng phép lập luận nào là chính? Cách lập luận thuyết phục hay không?
Bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí khác với bài nghị luận hiện tượng đời sống như thế nào?
Trả lời:
a. Bài văn bàn về vấn đề vai trò của tri thức và người trí thức trong đời sống xã hội.
b.Có thể chia văn bản Tri thức là sức mạnh thành 3 phần:
Phần mở bài (đoạn mở đầu): đặt vấn đề “tri thức là sức mạnh”;
Phần thân bài (hai đoạn tiếp): Chứng minh tri thức đúng là sức mạnh trong công việc và khẳng định tri thức là sức mạnh cách mạng.
Phần kết bài (đoạn còn lại): Phê phán những người chưa biết quý trọng tri thức và sử dụng tri thức không đúng mục đích.

c. Các câu mang luận điểm:
Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn (thế kỉ XVI – XVII) đã nói một câu nổi tiếng: “Tri thức là sức mạnh”. Sau này Lê-nin, một người thầy của cách mạng vô sản thế giới, lại nói cụ thể hơn: “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh”. Đó là một tư tưởng sâu sắc. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu được tư tưởng ấy.
Tri thức đúng là sức mạnh.
Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng.
Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức.

=> Các luận điểm trên diễn đạt rõ ràng, dứt khoác ý kiến của người viết

d. Phép lập luận chính là phép chứng min. Cách lập luận đó giúp người đọc nhận thức được vai trò của tri thức và người tri thức đối với sự tiến bộ của xã hội.

e. Sự khác nhau:

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: xuất phát từ thực tế trong đời sống.
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: dùng giải thích, chứng minh…làm sáng tỏ các tư tưởng, đảo lí quan trọng đối với đời sống con người

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Luyện tập

Bài tập: trang 36 sgk Ngữ Văn 9 tập hai

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.

THỜI GIAN LÀ VÀNG

Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá trị mà thời gian là vô giá.

Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hoá đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

(Phương Liên)

Câu hỏi:

a. Văn bản thuộc loại nghị luận nào?

b. Văn bản nghị luận vấn đề gì? Chỉ ra luận điểm chính của nó?

c. Phép lập luận chủ yếu của văn bản này là gì? Cách lập luận trong bài có sức thuyết phục như thế nào?

Bài làm:
a. Văn bản thuộc loại nghị luận về một tư tưởng đạo lí
b. Văn bản nghị luận vấn đề: giá trị của thời gian
Luận điểm chính:
Thời gian là sự sống
Thời gian là thắng lợi
Thời gian là tiền
Thời gian là tri thức
c. Phép lập luận chủ yếu của bài: phân tích và chứng minh.
Cách lập luận trong bài chứng minh bằng những dẫn chứng từ thực tiễn. Mạch triển khai lập luận của bài văn đơn giản nhưng cô đọng, sáng rõ và chặt chẽ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí” số 4

Kiến thức cơ bản

– Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bài nghị luận trình bày quan niệm và đạo lí của các vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, đạo đức, lối sống, tư tưởng.

– Bài nghị luận này phải làm sáng tỏ vấn đề tư tưởng, đạo lí đưa ra bàn bạc bằng cách chứng minh, giải thích, so sánh, đối chiếu, phân tích (…) Để chỉ ra chỗ đúng, chỗ sai của vấn đề đó, nhằm khẳng định quan niệm của người viết.

– Bài viết phải có bố cục ba phần, có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lời văn chính xác, sinh động.


I. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Đọc văn bản [Trang 34 đến 35 SGK] và trả lời các câu hỏi:

a) Văn bản trên bàn về vấn đề gì?

b) Văn bản có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ của chúng với nhau.

c) Đánh dấu các câu mang luận điểm chính trong bài. Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa?

d) Văn bản đã sử dụng phép lập luận nào là chính? Cách lập luận có thuyết phục hay không?

e) Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào?

Trả lời

a) Văn bản Tri thức là sức mạnh bàn về vai trò của tri thức trong đời sống.

b) Văn bản có ba phần:

Phần một là đoạn thứ nhất. Đoạn này nêu ra tư tưởng nổi tiếng của Phơ-răng-xit Bê-cơn, của Lê-nin “Tri thức là sức mạnh”.
Phần 2 gồm đoạn thứ hai và thứ ba. Hai đoạn này đưa ra các dẫn chứng chứng minh tri thức là sức mạnh trong lĩnh vực kĩ thuật, trong cuộc cách mạng Việt Nam.
Phần ba gồm đoạn bốn. Đoạn này xác định thái độ mọi người đối với tri thức. Đó là kết cấu ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
c) Các luận điểm trong bài đều là đúng đắn:

Tri thức là sức mạnh (Bê-cơn)
Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh. (Lê-nin)
Tri thức đúng là sức mạnh (trong khoa học, kĩ thuật)
Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng.
Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức.
d) Bài văn dùng phép lập luận phân tích từ luận điểm xuất phát, đưa ra các luận điểm bộ phận để làm sáng tỏ. Sau đó dùng các dẫn chứng cụ thể để chứng minh tính đúng đắn của từng luận điểm.

e) Bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí bàn đến các vấn đề tương đối trừu tượng thuộc phạm vi đời sống tinh thần của con người, của cộng đồng. Bài nghị luận về một sự kiện, hiện tượng đời sống, bàn đến các sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong đời sống hàng ngày, các sự kiện, hiện tượng bình thường của cộng đồng.

II. Luyện tập

Đọc văn bản (Thời gian là vàng – Trang 36 – 37 SGK) và trả lời các câu hỏi:

a) Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào?

b) Văn bản nghị luận về vấn đề gì? Chỉ ra luận điểm chính của nó.

c) Phép lập luận chủ yếu trong bài này là gì? Cách lập luận trong bài có sức thuyết phục như thế nào?

Trả lời

a) Bài văn trong Thời gian là vàng thuộc loại nghị luận tư tưởng, đạo lí.

b) Bài văn nghị luận về vai trò, giá trị của thời gian. Luận điểm chính: “Vàng thì mua được, thời gian không mua được. Vàng có giá trị mà thời gian là vô giá”, “Biết quý thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho cuộc sống. Bỏ phí thời gian thì có hại và để lại bao điều hối tiếc không kịp”.

c) Phép lập luận chủ yếu trong bài là phân tích và chứng minh. Để nói thời gian là vô giá, tác giả đưa ra các luận điểm bộ phận: Thời gian là sự sống, Thời gian là thắng lợi… Mỗi luận điểm bộ phận này được các dẫn chứng tiêu biểu chứng minh. Do đó, bài viết ngắn gọn nhưng có sức thuyết phục cao.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí” số 5

Câu 1. Bài luyện tập trang 36 – 37, SGK.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.

THỜI GIAN LÀ VÀNG

Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá trị mà thời gian là vô giá.

Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hoá đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

(Phương Liên)

Câu hỏi:

a) Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào ?

b) Văn bản nghị luận vấn đề gì ? Chỉ ra luận điểm chính của nó.

c) Phép lập luận chủ yếu trong bài này là gì? Cách lập luận trong bài có sức thuyết phục như thế nào?

Trả lời:

Làm bài tập này trước hết lưu ý về ý nghĩa nhan đề “Thời gian là vàng” nhằm nói đến giá trị của thời gian. Đây là loại nghị luận về tư tưởng, đạo lí, giải quyết vấn đề vì sao phải biết quý thời gian. Thứ hai, mỗi đoạn trong bài đều nói tới một giá trị đặc biệt của thời gian, như nó là thứ chỉ có một lần, không đảo ngược, không thể trì hoãn, kéo dài, không thể mua được. Điểm thứ ba là cách chứng minh giá trị của thời gian. Thứ tự triển khai bài viết là thứ tự phân tích : thời gian vô giá, thời gian là sự sống, thời gian là thắng lợi, thời gian là tiền, thời gian là tri thức.


Câu 2. Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.

Trả lời:

Từ truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường, có thể rút ra nhiều bài học. Ví dụ : Đẽo cày giữa đường là bài học thất bại. Phí cả một cây gỗ tốt mà không đạt mục đích đẽo cày. Đó là bài học cho người làm việc thiếu chủ kiến, ba phải ; bài học cho người có ảo tưởng về ý kiến của người khác, ai bảo gì cũng nghe theo một cách dễ dãi, không phân tích, suy nghĩ gì. Đó còn là bài học về những “lời góp ý” của thiên hạ, nhiều người góp ý tuỳ tiện, thiếu cơ sở, tự cho mình là thông thái. Từ các ý đó, hãy phân tích cái đúng cái sai, cái khôn cái dại trong truyện và bày tỏ thái độ đối với từng loại người trong truyện.


Câu 3. Tranh giành và nhường nhịn.

Trả lời:

Mọi người hẳn còn nhớ truyện ngụ ngôn kể về hai con dê cùng đi qua một cái cầu độc mộc từ hai chiều ngược nhau. Không con nào chịu nhường con nào, dẫn đến húc nhau và cả hai con đều rơi xuống suối. Đó có thể là câu chuyện mở đầu cho việc bàn luận về chủ đề tranh giành và nhường nhịn. Hãy suy nghĩ đến các tình huống mà sự tranh giành và nhường nhịn thường đặt ra. Ví dụ : Hai người cùng đi mua một thứ đồ chơi, mà cửa hàng chỉ còn có một chiếc ; hai người cùng đi mua một cuốn sách, mà cửa hàng chỉ còn một cuốn ; hai người cùng lên xe buýt mà trên xe chỉ còn một chỗ ngồi,… Từ đó mà bàn luận vấn đề, phân tích điều hơn, lẽ thiệt và đề xuất giải pháp.


Câu 4. Lòng kính trọng người cao tuổi.

Trả lời:

Kính trọng người cao tuổi là một truyền thống tốt đẹp. Vì sao người ta phải tôn kính người cao tuổi ? Vì họ là bậc ông, bà, cha, chú, là những người nhiều kinh nghiệm sống, nhiều hiểu biết,… Họ là những người đã lao động để nuôi dạy thế hệ trẻ. Họ là những người góp phần làm nên của cải tinh thần và vật chất cho xã hội. Tôn kính người cao tuổi như thế nào để chứng tỏ mình là người có văn hoá ? Đó là thừa nhận các giá trị của họ. Biết lắng nghe lời khuyên của họ. Nhường nhịn, giúp đỡ họ. Vì sao phải tôn kính họ ? Vì người cao tuổi thường đã già yếu, không làm được nhiều việc nữa, người ta sinh ra thái độ coi thường không nên có. Kính trọng người cao tuổi cũng tức là kính trọng con người, bởi vì mọi người ai cũng sẽ già yếu. Không ai có thể khoẻ mãi, trẻ mãi. Đó là đạo lí làm người.


Câu 5. Lá lành đùm lá rách.

Trả lời:

“Lá lành đùm lá rách” là câu tục ngữ Việt Nam chỉ tinh thần giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn. Trong cuộc sống cộng đồng thường không tránh khỏi có khi tai hoạ giáng xuống một số vùng, một số người. Trong điều kiện đó, những người có may mắn, có điều kiện (lá lành) giang tay giúp đỡ đồng bào mình, những người bị nạn (lá rách) để qua cơn hoạn nạn. “Đùm” là đùm bọc, cưu mang. Đó là hành động của những người cùng dòng giống, dân tộc, cùng lãnh thổ, láng giềng (cùng là “lá” của một cây, một giàn) giúp nhau và phát triển cho đến nay. Nước ta có nhiều thiên tai, dịch hoạ, lụt lội, hạn hán, dịch bệnh, truyền thống đó càng được duy trì và phát huy mạnh mẽ. Trong cuộc sống không ai có thể tránh hết rủi ro. Giúp người cũng là giúp mình. Ngày nay, hoạt động từ thiện tiếp nối truyền thống đó. Các bạn nhỏ cũng đóng góp cho hoạt động thiết thực giúp những người không may.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí” số 6

I. TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

a. Văn bản trên bàn về vấn đề vai trò của tri thức trong đời sống.

b. Văn bản trên có thể chia làm ba phần:

– Phần 1 là đoạn đầu: Nêu vấn đề: Tri thức là sức mạnh.

– Phần 2 gồm đoạn thứ hai và thứ ba: Đưa ra các dẫn chứng, chứng minh tri thức là sức mạnh trong lĩnh vực kĩ thuật, trong cuộc cách mạng ở Việt Nam.

– Phần 3 gồm đoạn 4: Xác định thái độ của mọi người đối với tri thức. Đó là kết cấu 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.

c. Các luận điểm trong bài đều đúng đắn, rõ ràng.

+ Tri tliức là sức mạnh (Bê-cơn). Ai có tri thức người đó được sức mạnh (Lê-nin).

+ Tri thức đúng là sức mạnh (trong khoa học kĩ thuật).

+ Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng.

+ Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức.

d. Phép lập luận chủ yếu trong bài này là chứng minh.

e. Bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là một đằng, từ sự việc, hiện tượng đời sống mà nêu ra những vấn đề tư tưởng, còn một đằng dùng giải thích chứng minh… làm sáng tỏ các tư tưởng, đạo lí quan trọng đối với đời sống con người.

Ghi nhớ:

– Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống… của con người.

– Yêu cầu nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vân đề tư tưởng đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đôi chiếu, phân tích… để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.

– Bài viêt phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động.

II. LUYỆN TẬP

Trả lời câu hỏi

a. Văn bản Thời gian là vàng thuộc loại nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

b. Văn bản nghị luận về giá trị của thời gian.

Các luận điểm chính là câu chủ đề của từng đoạn là:

– Thời gian là sự sống.

– Thời gian là thắng lợi.

– Thời gian là tiền.

– Thời gian là tri thức.

Sau mỗi luận điểm là một dẫn chứng chứng minh thuyết phục cho giá trị của thời gian.

c. Phép lập luận trong bài chủ yếu là phân tích và chứng minh. Các luận điểm được triển khai theo lổì phân tích những biểu hiện chứng tỏ thời gian là vàng. Sau mồi luận điểm là dẫn chứng chứng minh cho luận điểm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về tiết học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Blogthoca.edu.vn.vn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *