Truyện “Buổi học cuối cùng” đã nêu chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa … xem thêm…khóa chốn lao tù…” Mời các bạn tham khảo mốt số bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Buổi học cuối cùng” mà Blogthoca.edu.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Buổi học cuối cùng” số 1
Alphonse Daudet (An-phông-xơ Đô-đê) sinh ngày 13 tháng 5 năm 1840 – mất ngày 16 tháng 12 năm 1897, là một nhà văn Pháp và là tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng. Gia đình đã rời quê lên Lyons khi xí nghiệp tơ vải của cha ông bị suy sụp và phải đóng cửa. Ông theo tiếp tục bậc trung học tại đây nhờ một học bổng, nhưng cuối cùng phải bỏ học hẳn khi cuộc hôn nhân của bố mẹ đổ vỡ. Daudet theo chân cha đến Paris và được nhận vào làm ký giả cho tờ Figaro vào năm 12 tuổi.
Truyện Buổi học cuối cùng được An-phông-xơ Đô-đê, một nhà văn Pháp nổi tiếng (1840 – 1897) viết từ cuối thế kỉ XIX. Nội dung kể về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp của lớp tiểu học ở một làng quê thuộc vùng An-dát, sau khi vùng này đã bị cắt về cho nước Phổ. (Vì nước Pháp thua trận trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871). Truyện được kể qua lời của chú bé Phrăng – học sinh lớp thầy Ha-men phụ trách.
Việc dạy và học bằng tiếng Pháp trong nhà trường ở Pháp vốn là việc hết sức bình thường, như việc dạy và học bằng tiếng mẹ đẻ ở bất cứ nước nào. Nhưng điều không bình thường lại nằm ở chỗ: đây là buổi học cuối cùng mà thầy trò được dạy và học bằng tiếng Pháp. Sau buổi học này, các trường đều phải dạy bằng tiếng Đức và đó là một điều nhục nhã đối với người dân trong vùng bị quân thù chiếm đóng.
Từ thầy giáo đến học trò và cả những cụ già đến dự buổi học này đều cảm thấy ý nghĩa đặc biệt của nó. Họ thấm thía một điều hết sức quan trọng và thiêng liêng là phải biết yêu quý, trau dồi và giữ gìn tiếng Pháp, nhất là trong hoàn cảnh quê hương đang bị kẻ xâm lược cố tình đồng hóa, trước hết là bằng ngôn ngữ. Lòng yêu nước của mọi người đã được thể hiện qua thái độ quý trọng tiếng nói của dân tộc mình. Truyện nêu lên một chân lí qua lời thầy Ha- men: Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.
Sáng nay, Phrăng định trốn học phần vì đã trễ giờ, phần vì sợ thầy hỏi bài phân từ mà chú chưa thuộc chữ nào. Nhưng chú đã nghĩ lại và vội vã chạy đến trường. Trên đường đi, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Phổ, chú băn khoăn nghĩ: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi bác phó rèn Oát-stơ khuyên Phrăng chẳng cần vội vã đến trường làm gì thì chú bé lại tưởng là bác chế nhạo mình. Quang cảnh lớp học mọi khi ồn ào như chợ vỡ mà giờ đây bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật khiến chú ngạc nhiên. Mặc dù vào lớp muộn nhưng Phrăng không bị thầy Ha-men quở trách như mọi lần mà thầy dịu dàng nói: Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con. Tất cả những điều khác thường đó báo hiệu về một điều gì đó rất nghiêm trọng sắp xảy ra.
Diễn biến của buổi học cuối cùng và hình ảnh thầy Ha-men đã tác động sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của Phrăng. Khi nghe thầy Ha-men nói rằng đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp, Phrăng thấy choáng váng, sững sờ và chú đã hiểu ra nguyên nhân của mọi sự khác lạ trong buổi sáng hôm nay. Từ cảnh nhốn nháo trước trụ sở xã đến không khí yên ắng nặng nề ở lớp học và ở cả bộ y phục trang trọng của thầy Ha-men. Phrăng tiếc nuối và ân hận về sự lười nhác, ham chơi của mình bấy lâu nay. Chú bé đau xót thú nhận: Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi!… Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa ư, phải dừng ở đó ư!… Giờ đây tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ. Những cuốn sách vừa nãy tôi còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyển ngữ pháp, quyển thánh sử của tôi giờ đây dường như những người bạn cố tri mà tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ.
Khi thầy Ha-men gọi đọc bài, Phrăng không thuộc chút nào về quy tắc phân từ trong tiếng Pháp. Đến đây thì sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ và tự giận mình. Điều kì lạ là trong tâm trạng day dứt ấy, khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp, Phrăng lại thấy thật rõ ràng và dễ hiểu: Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng… Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế… Chứng kiến cảnh các cụ già trong làng đến dự buổi học cuối cùng và được nghe những lời nhắc nhở tha thiết của thầy Ha-men, nhận thức và tâm trạng của Phrăng đã có những biến đổi lớn lao. Chú đã nhận ra ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp nhưng tiếc thay, chú không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.
Hình ảnh thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng được nhà văn miêu tả thật xúc động qua trang phục, thái độ đối với học sinh, qua lời nói và hành động của thầy lúc kết thúc buổi học. Thầy Ha-men mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lỗ sen gấp nếp mịn và đội chiếc mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Với cách ăn mặc trang trọng như vậy, thầy Ha-men đã tôn vinh buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
Thái độ của thầy đối với học sinh cũng khác hẳn ngày thường. Thầy chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng chứ không trách mắng Phrăng khi chú đến lớp muộn và cả khi chú không thuộc bài. Thầy nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết hiểu biết của mình cho học sinh. Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha-men muốn nhắn nhủ với mọi người là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói của dân tộc, vì đó là biểu hiện của tình yêu nước. Ngôn ngữ không chỉ là tài sản quý báu của một dân tộc mà còn là “chìa khóa” để mở cửa ngục tù khi dân tộc rơi vào vòng nô lệ. Thầy Ha-men khẳng định tiếng Pháp là thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất… Đây là biểu hiện cụ thể lòng yêu nước chân thành và sâu đậm của thầy.
Tiếng đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ và tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ như báo hiệu kết thúc buổi học, cũng là kết thúc việc dạy và học bằng tiếng Pháp ở cả vùng An-dát. Vào thời điểm ấy, nỗi đau đớn, sự xúc động trong lòng thầy Ha-men đã lên tới cực độ và bộc lộ ra trong cử chỉ, hành động: thầy đứng dậy trên bục, người tái nhợt, nghẹn ngào không nói được hết câu tạm biệt và thầy quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: “Nước Pháp muôn năm!” Rồi thầy đứng đó, đầu dựa vào tường và chẳng nói, giơ tay ra hiệu cho chúng tôi: “Kết thúc rồi… đi đi thôi!” Chính vào giây phút ấy, chú bé Phrăng cảm thấy thầy giáo của mình thật lớn lao.
Các cụ già trong làng đến lớp và tập đánh vần theo học sinh không phải là do chưa biết chữ mà là để chứng kiến buổi học cuối cùng. Dường như đó cũng là một cách để tạ ơn thầy giáo chúng tôi về bốn mươi năm phụng sự hết lòng và để trọn đạo với Tổ quốc đang ra đi.. Cụ Hô-de (vốn là xã trưởng) và bác phát thư chắc chắn là đều biết đọc biết viết, nhưng cụ Hô-de vẫn đánh vần một cách chăm chú cùng với các học trò nhỏ. Cụ nâng cuốn sách vỡ lòng bằng hai tay và giọng cụ run run vì xúc động. Đây là hình ảnh hết sức cảm động, thể hiện tình cảm thiêng liêng và trân trọng của người dân đối với tiếng mẹ đẻ. Còn các học trò nhỏ cũng cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp.
Câu nói của thầy Ha-men: “…Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù” đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành chủ quyền độc lập, tự do. Ý nghĩa sâu xa của truyện Buổi học cuối cùng là chúng ta phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, bởi nó không chỉ là tài sản tinh thần quý báu của ông cha mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại chủ quyền độc lập, tự do cho đất nước. Tiếng nói của mỗi dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm. Vì vậy, khi bị kẻ xâm lược đồng hóa về ngôn ngữ, nếu cam chịu để tiếng nói dân tộc bị mai một thì tất yếu đất nước sẽ rơi vào họa diệt vong.
Tiếng nói Việt Nam qua bốn nghìn năm lịch sử biểu hiện sức sống bất diệt của dân tộc Việt Nam. Hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc thống trị nhưng tiếng Việt vẫn tồn tại và phát triển ngày càng phong phú thêm lên. Dưới thời Pháp thuộc, các trường học chủ yếu dạy bằng tiếng Pháp nhưng tiếng Việt vẫn là tiếng nói được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày của nhân dân, vẫn được trân trọng giữ gìn để đến hôm nay, chúng ta có thể tự hào là tiếng Việt giàu và đẹp.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Buổi học cuối cùng” số 2
Tác giả An-phông-xơ Đô-đê với tác phẩm “Buổi học cuối cùng” mang đến cho người đọc những suy nghĩ hồn hiên và tâm sự còn ngây thơ nhưng vô cùng xúc động của một chú bé vùng An-dát. Diễn biến trong buổi học cuối cùng đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.
Mở đầu câu chuyện là một buổi đi học trễ của cậu bé Phrang, ngoại cảnh tươi đẹp với bầu trời xanh, tiếng chim hót như đang níu kéo bước chân của cậu bé, khiến cho cậu bé muốn trốn học buổi hôm ấy. Thế nhưng chú đã cưỡng lại được mãnh lực đó, chạy tới trường, trên đường tới trường, chú cảm nhận được tin chẳng lành, bằng hiểu biết của mình chú đã tự hỏi “Lại có chuyện gì nữa đây?”. Khi tới trường, không khí trường học khác lạ đã tác động mạnh đến tâm hồn nhạy cảm của Phrang “tiếng ông ào như chợ vỡ vang ra tận ngoài phố…” đã thay bằng sự vắng lặng đến phát sợ, ai nấy đều đã yên trong vị trí. Đặc biệt là khi Phrang đi học muộn nhưng thầy Hamen lại rất ân cần thay vì giận dữ “Phrang, vào chỗ nhanh lên con, lớp học sắp bắt đầu mà không có con”.
Trong bộ dạng ăn vận đẹp đẽ, sự xuất hiện của những người lớn tuổi, thầy Hamen nhẹ nhàng thông báo về buổi học Pháp văn cuối cùng, lời thầy nói trong nghẹ ngào và điều tồi tệ hơn đó là từ nay về sau nước Pháp không còn được học tiếng mẹ đẻ của mình nữa. Phrang đã hiểu ra tất cả những điều bất thường và khác lạ trong ngày hôm nay, cậu bé choáng váng, xúc động vô cùng và không kìm được dòng cảm xúc mà bật lên câu nguyền rủa “A! Quân khốn nạn…”. Có thể hiểu, đó không còn là lời của một cậu bé ngây thơ nữa, mà đó là lời của một con người yêu nước, trong giây phút ấy Phrang đã vô cùng hối hận vì những lần trốn học, bỏ bài, sự lãng quên những lần thầy thầy mắng mỏ.
Những lời bộc bạch của thầy Hamen chạm tới trái tim mọi người, thể hiện thầy là một người rất yêu nghề, và có lòng yêu nước nồng nàn. Sự thờ ơ trong việc học của mọi người, sự lơ là trong việc dạy của chính thầy trong suốt thời gian qua đã phải giá. Để rồi trong buổi học cuối cùng ấy ai cũng chăm chú lắng nghe trong nghẹn ngào, khắc ghi vào lòng lời thầy căn dặn “tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới…nắm được chìa khóa chốn lao tù…”. Dòng chữ cuối cùng trên bảng “Nước Pháp muôn năm” đã kết thúc buổi học và là lời thúc giục hành động đấu tranh của mỗi người, hãy đứng lên đấu tranh để đem tiếng Pháp trở lại với đất nước này.
Tác phẩm “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê được viết ở ngôi thứ nhất, nó như là một tự truyện của cậu bé Phrang, những suy nghĩ và cảm nhận của cậu bé đã tạo nên tính chân chật và giàu cảm xúc cho truyện. Bằng ngôn ngữ giản dị, cách diễn đạt lôi cuốn, truyện đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa muôn đời đó chính là lòng yêu nước gắn liền với tình yêu tiếng mẹ đẻ.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Buổi học cuối cùng” số 3
Truyện Buổi học cuối cùng được An-phông-xơ Đô-đê, một nhà văn Pháp nổi tiếng (1840 – 1897) viết từ cuối thế kỉ XIX. Nội dung kể về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp của lớp tiểu học ở một làng quê thuộc vùng An-dát, sau khi vùng này đã bị cắt về cho nước Phổ. (Vì nước Pháp thua trận trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871). Truyện được kể qua lời của chú bé Phrăng – học sinh lớp thầy Ha-men phụ trách.
Việc dạy và học bằng tiếng Pháp trong nhà trường ở Pháp vốn là việc hết sức bình thường, như việc dạy và học bằng tiếng mẹ đẻ ở bất cứ nước nào. Nhưng điểu không bình thường lại nằm ở chỗ: đây là buổi học cuối cùng mà thầy trò còn được dạy và học bằng tiếng Pháp, Sau buổi học này, các trường đều phải dạy bằng tiếng Đức và đó là một điều sỉ nhục đối với người dân trong vùng bị quân thù chiếm đóng.
Từ thầy giáo đến học trò và cả những cụ già đến dự buổi học này đều cảm thấy ý nghĩa đặc biệt của nó. Họ thấm thía một điều hết sức quan trọng và thiêng liêng là phải biết yêu quý, trau dồi và giữ gìn tiếng Pháp, nhất là trong hoàn cảnh quê hương đang bị kẻ thù xâm lược cố tình đồng hoá, trước hết là bằng ngôn ngữ. Lòng yêu nước của mọi người đã được thể hiện qua thái độ quý trọng tiếng nói của dân tộc mình. Truyện nêu lên một chân lí qua lời thầy Ha-men: khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chia khoá chốn lao tù.
Sáng nay, Phrăng định trốn học phần vì đã trễ giờ, phần vì sợ thầy hỏi bài phân từ mà chú chưa thuộc chữ nào. Nhưng chú đã nghĩ lại và vội vã chạy đến trường. Trên đường đi, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Phổ, chú băn khoăn nghĩ: Lại có chuyện gì nữa đây?Khi bác phó rèn Oát-stơ khuyên Phrăng chẳng cần vội vã đến trường làm gì thì chú bé lại tưởng là bác chế nhạo mình. Quang cảnh lớp học mọi khi ồn ào như chợ vỡ mà giờ đây binh lặng y như một buổi sáng chủ nhật khiến chú ngạc nhiên. Mặc dù vào lớp muộn nhưng Phrăng không bị thầy Ha-men qưở trách như mọi lần mà thầy dịu dàng nói: Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con. Tất cả những điều khác thường đó báo hiệu về một điều gì đó rất nghiêm trọng sắp xảy ra.
Diễn biến của buổi học cuối cùng và hình ảnh thầy Ha-men đã tác động sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của Phrăng. Khi nghe thầy Ha-men nói rằng đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp, Phrăng thấy choáng váng, sững sờ và chú đã hiểu ra nguyên nhân của mọi sự khác lạ trong buổi sáng hôm nay. Từ cảnh nhốn nháo trước trụ sở xã đến không khí yên ắng nặng nề ở lớp học và ở cả bộ y phục trang trọng của thầy Ha-men. Phrăng tiếc nuối và ân hận về sự lười nhác, ham chơi của mình bấy lâu nay. Chú bé đau xót thú nhận: Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi!…
Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa ư, phải dừng ở đó ư!… Giờ đây tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ. Những cuốn sách vừa nãy tôi còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyển ngữ pháp, quyển thánh sử của tôi giờ đây dường như những người bạn cố tri mà tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ.
Khi thầy Ha-men gọi đọc bài, Phrăng không thuộc chút nào về quy tắc phân từ trong tiếng Pháp. Đến đây thì sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ và tự giận mình. Điều kì lạ là trong tâm trạng day dứt ấy, khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp, Phrăng lại thấy thật rõ ràng và dễ hiểu: Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng… Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế…
Chứng kiến cảnh các cụ già trong làng đến dự buổi học cuối cùng và được nghe những lời nhắc nhở tha thiết của thầy Ha-men, nhận thức và tâm trạng của Phrăng đã có những biến đổi lớn lao. Chú đã nhận ra ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp nhưng tiếc thay, chú không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa. Hình ảnh thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng được nhà văn miêu tả thật xúc động qua trang phục, thái độ đối với học sinh, qua lời nói và hành động của thầy lúc kết thúc buổi học.
Thầy Ha-men mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội chiếc mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Với cách ăn mặc trang trọng như vậy, thầy Ha-men đã tôn vinh buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp. Thái độ của thầy đối với học sinh cũng khác hẳn ngày thường. Thầy chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng chứ không trách mắng Phrăng khi chú đến lớp muộn và cả khi chú không thuộc bài. Thầy nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài nhu muốn truyền hết hiểu biết của mình cho học sinh. Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha-men muốn nhắn nhủ với mọi người là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói của dân tộc, vì đó là biểu hiện của tình yêu nước. Ngôn ngữ không chỉ là tài sản quý báu của một dân tộc mà còn là “chìa khoá” để mở cửa ngục tù khi dân tộc rơi vào vòng nô lệ. Thầy Ha-men khẳng định tiếng Pháp là thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất… Đây là biểu hiện cụ thể lòng yêu nước chân thành và sâu đậm của thầy.
Tiếng đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ và tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ như báo hiệu kết thúc buổi học, cũng là kết thúc việc dạy và học bằng tiếng Pháp ở cả vùng An-dát. Vào thời điểm ấy, nỗi đau đớn, sự xúc động trong lòng thầy Ha-men đã lên tới cực độ và bộc lộ ra trong cử chỉ, hành động: thầy đứng dậy trên bục, người tái nhợt, nghẹn ngào không nối được hết câu tạm biệt và thầy quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: “Nước Pháp muôn năm Ị”. Rồi thầy đứng đó, đầu dựa vào tường và chẳng nói, giơ tay ra hiệu cho chúng tôi: “Kết thúc rồi… đi đi thôi! “. Chính vào giây phút ấy, chú bé Phrăng cảm thấy thầy giáo của mình thật lớn lao.
Các cụ già trong làng đến lớp và tập đánh vần theo học sinh không phải là do chưa biết chữ mà là để chứng kiến buổi học cuối cùng. Dường như đó cũng là một cách để tạ ơn thầy giáo chúng tôi về bốn mươi năm phụng sự hết lòng và để trọn đạo với Tổ quốc đang ra đi… Cụ Hô-de (vốn là xã trưởng) và bác phát thư chắc chắn là đều biết đọc biết viết, nhưng cụ Hô-de vẫn đánh vần một cách chăm chú cùng với các học trò nhỏ. Cụ nâng cuốn sách vỡ lòng bằng hai tay và giọng cụ run run vì xúc động. Đây là hình ảnh hết sức cảm động, thể hiện tình cảm thiêng liêng và trân trọng của người dân đối với tiếng mẹ đẻ. Còn các học trò nhỏ cũng cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp.
Câu nói của thầy Ha-men:… Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốnlao tù đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc. trong cuộc đấu tranh giành chủ quyền độc lập, tự do. Ý nghĩa sâu xa của truyện Buổi học cuối cùng là chúng ta phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, bởi nó không chỉ là tài sản tinh thần quý báu của ỏng cha mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại chủ quyền độc lập, tự do cho đất nước.
Tiếng nói của mỗi dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm. Vì vậy, khi bị kẻ xâm lược đồng hoá về ngôn ngữ, nếu cam chịu để tiếng nói dân tộc bị mai một thì tất yếu đất nước sẽ rơi vào hoạ diệt vong. Tiếng nói Việt Nam qua bốn nghìn năm lịch sử biểu hiện sức sống bất diệt của dân tộc Việt Nam. Hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc thống trị nhưng tiếng Việt vẫn tồn tại và phát triển ngày càng phong phú thêm lên. Dưới thời Pháp thuộc, các trường học chủ yếu dạy bằng tiếng Pháp nhưng tiếng Việt vẫn là tiếng nói được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày của nhân dân, vẫn được trân trọng giữ gìn để đến hôm nay, chúng tacó thể tự hào là tiếng Việt giàu và đẹp.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Buổi học cuối cùng” số 4
Qua việc tái hiện lại buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An- dát bị quân Phổ chiếm đóng, tác phẩm “Buổi học cuối cùng” đã để lại nhiều bài học có ý nghĩa về tình yêu tiếng nói dân tộc gắn liền với tinh thần yêu nước cũng như ý thức giữ gìn, bảo vệ tiếng mẹ đẻ trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược.
Bằng việc miêu tả lại câu chuyện về buổi học cuối cùng, tác phẩm đã thể hiện rõ tình yêu tiếng nói dân tộc và lòng yêu nước mãnh liệt của các nhân vật. Trong câu chuyện về buổi học cuối cùng, hình tượng nhân vật Phrăng và thầy giáo Ha- men đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc. Sau khi hiểu rõ nguyên nhân của những điều bất thường mà cậu chứng kiến trên đường đi học và ở trường, cậu bé đã cảm thấy ân hận vì thái độ học tập của mình đối với môn tiếng Pháp trước đây.
Sự ân hận đó không đơn thuần vì đó là buổi học cuối cùng khiến cậu bé nuối tiếc mà còn xuất phát từ lòng yêu nước trong tâm hồn của cậu học trò nhỏ. Khi mảnh đất quê hương yêu dấu bị quân Phổ chiếm đóng và không còn được học tiếng mẹ đẻ, cậu bé ân hận vì những kiến thức, những buổi học mình đã bỏ lỡ và tập trung vào buổi học cuối cùng, xúc động trước thái độ và tinh thần yêu nước của thầy giáo Ha- men- người đã gắn bó với con chữ và mảnh đất An- dát mấy chục năm.
Thầy đã đau xót biết bao khi mà sau buổi học này, những em học sinh phải học ngôn ngữ của kẻ thù xâm lược. Bởi vậy, trong buổi học này, thầy đã ăn mặc trang trọng và giảng dạy một cách nhiệt tình, say mê và kiên nhẫn như muốn truyền tải hết kiến thức của mình. Tình yêu mãnh liệt đối với đất nước được thể hiện rõ qua hành động, cử chỉ thầy Ha-men trong giây phút cuối cùng của buổi học: Người tái nhợt, nghẹn ngào nói không hết câu, cầm viên phấn dằn mạnh viết : “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”, đứng tựa đầu vào tường, chẳng nói, đưa tay ra hiệu. Đó là hành động kết tinh tinh thần và lòng yêu nước một cách cao độ trong tâm hồn của một thầy giáo nhiệt huyết.
Thông qua việc miêu tả tình yêu đối với tiếng nói dân tộc cũng như lòng yêu nước của các nhân vật trong truyện, tác phẩm đã nêu cao ý thức giữ gìn, bảo vệ tiếng mẹ đẻ trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược. Điều này đã được thể hiện rõ qua lời nói đầy xúc động của thầy giáo Ha- men trong phần cuối tác phẩm: “… khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”. Câu nói đã kết tinh và nêu bật ý nghĩa cũng như giá trị thiêng liêng của tiếng nói dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ quyền dân tộc. Tiếng nói dân tộc chính là chiếc chìa khóa để mở mọi xiềng xích nô lệ và đập tan ách xâm lược. Câu nói của một thầy giáo đã hàm chứa triết lí sâu xa và bài học về việc biết yêu quý và gìn giữ tình yêu đối với tiếng nói dân tộc- thứ tài sản vô giá đối với việc bảo vệ chủ quyền của mỗi một quốc gia dân tộc.
Như vậy, tác phẩm “Buổi học cuối cùng” đã để lại nhiều bài học sâu sắc về tình yêu tiếng nói dân tộc gắn liền với lòng yêu nước và quá trình bảo vệ đất nước.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Buổi học cuối cùng” số 5
An-phông-xơ Đô-đê là một cây bút truyện ngắn nổi tiếng của văn học Pháp. Truyện của ông thường giản dị nhưng rất đằm thắm, thể hiện một tấm lòng gắn bó tha thiết sâu nặng với quê hương đất nước. Buổi học cuối cùng là một tác phẩm như thế. Truyện đưa chúng ta đến một ngôi trường làng vùng An-dát để chứng kiến một câu chuyện đầy xúc động: Buổi học Pháp văn cuối cùng. Buổi học cuối cùng được diễn ra trong con mắt quan sát và cảm xúc, suy ngẫm của cậu học trò nhỏ Phrăng và được kể lại bằng chính lời kể của cậu bé.
Phrăng là học trò nghịch ngợm vừa lười học, thường trốn học để chơi ngoài đồng nội. Đối với cậu hé, bầu trời trong trẻo và tiếng sáo hót ven rừng trên đồng cỏ thường có sức cám dỗ hơn là những phân từ tiếng Pháp. Nhưng như có một linh cảm gì đó, hôm ấy Phrăng đã cưỡng lại sự cám dỗ và đến trường học. Dọc đường, cậu bé đã thấy một cái gì đó khang khác ngày thường. Khi vào lớp, cậu bé càng thấy ngạc nhiên hơn vì thấy thầy giáo không những chẳng giận dữ mà còn dịu dàng bảo cậu: Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà lại vắng mặt con; và phía cuối lớp, trên những dãy ghế bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ; thầy Ha-men thì mặc một bộ lễ phục thật trang trọng.
Rồi những lời của thầy Ha-men vang lên: Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dét và Lo-ren…Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con khiến Phrăng choáng váng. Thì ra, để tôn vinh buổi học cuối cùng này mà thầy Ha -men đã vận y phục đẹp ngày chủ nhật và các cụ già trong làng lại đến ngồi ở cuối lớp học. Phrăng bỗng tự giận mình về thời gian đã bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt băng trên hồ. Cậu đau lòng khi nghĩ tới chuyện phải giã từ những quyển ngữ pháp, những quyển thánh sứ. Cậu quên cả nỗi giận thầy Ha-men vì những lần bị phạt.
Trong buổi học cuối cùng, Phrăng không đọc thuộc những quy tắc về phân từ, nhưng thầy giáo không trách mắng. Thầy giảng giải cho Phrăng và các cậu học trò hiểu hoãn việc học là một tai hoạ lớn. Bảo lỗi đó cũng là một phần do cha mẹ không thiết tha lắm với việc muốn các con có học thức, và lỗi đó cũng có một phần ở thầy… Song điều làm Phrăng thấm thía và xúc động là khi thầy Ha-men giảng giải về tiếng Pháp, bảo rằng đó là thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất thế giới và vững vàng nhất, Rằng phải giữ lấy nó trong mỗi người Pháp, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù…
Buổi học cuối cùng diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động: Thầy say sưa giảng bài, trò chăm chú lắng nghe và cặm cụi học tập. Buổi học cuối cùng kết thúc bằng câu nói nghẹn ngào của thầy Ha-men: Các bạn, hỡi các bạn, tôi…, tôi… và dòng chữ đậm của thầy trên bảng nước Pháp muôn năm. Có thể nói, đây là câu chuyện xúc động về tình yêu Tổ quốc. Tình yêu ấy được biểu hiện cụ thể bằng tình yêu tiếng nói của dân tộc của thầy Ha-men, của những cậu học trò, của dân làng vùng An-dát. Để diễn tả tình yêu ấy, An-Phông -xơ Đô-đê đã chú ý tập trung vào miêu tả cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng và hành động của các nhân vật, đặc biệt là thầy Ha-men và cậu học trò Phrăng.
Thầy Ha-men là một thầy giáo dạy Pháp văn. Tình yêu Tổ quốc thiết tha và tình cảm yêu thương con trẻ đã cho thầy sức mạnh tinh thần để gắn bó với một ngôi trường làng vùng núi An-dát xa xôi, hẻo lánh suốt bốn mươi năm trời. Bốn mươi năm trời cặm cụi với nghề dạy học, thầy không chỉ đem lại cho những lớp học trò của mình một vốn học thức tiếng Pháp, mà cái chính đã đem lại cho chúng tình yêu đất nước qua việc yêu mến và giữ gìn tiếng nói của dân tộc.
Để tô đậm tình yêu tiếng Pháp của thầy Ha-men, tác giả đã chú ý đi sâu miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, và nhất là cảm xúc, tâm trạng của thầy: Mặc lễ phục, dịu dàng nói với Phrăng, tự trách mình, say sưa giảng giải về tiếng Pháp, đứng lặng yên trên bục đăm đắm nhìn những đồ vật xung quanh, người tái nhợt khi nghe tiếng chuông nhà thờ điểm 12 giờ, nghẹn ngào khi chia tay học sinh, viết lên bảng dòng chữ Nước Pháp muôn năm, đứng tựa vào tường không nói được gì, giơ tay từ biệt học sinh…
Thầy Ha-men là một người thầy tận tuỵ với nghề, hết lòng thương yêu học sinh đồng thời lại yêu nước sâu sắc. Tình yêu đất nước, yêu tiếng nói của dân tộc còn được bộc lộ qua tâm trạng Phrăng: Choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học Pháp văn cuối cùng, chăm chú học bài (khác hẳn mọi khi không chú ý học tập, hay trốn học), cảm thông với cõi lòng tan nát của thầy Ha-men.
Bên cạnh Phrăng là các bạn cùng lớp, dân làng, sự say sưa, cặm cụi học bài Pháp văn cuối cùng của họ là sự tôn vinh tiếng nói dân tộc, sự nuối tiếc quãng thời gian đã bỏ phí, và cả nỗi đau giã từ môn Pháp văn… Ngòi bút An-Phông-xo Đô-đê đặc biệt tinh tế khi thể hiện tâm trạng và tình cảm của nhân vật. Cũng qua truyện ngắn này, mượn lời thầy Ha-men, nhà văn muốn nêu lên một chân lí: Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù.
Với tất cả ý nghĩa như trên, Buổi học cuối cùng trở thành một truyện ngắn hay, được nhiều người yêu mến.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Buổi học cuối cùng” số 6
Hình ảnh người thầy Ha-men là hình ảnh tiêu biểu nhất cho nỗi đau của một người dân mất nước. Vẫn như mỗi lần, thầy Ha-men “đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách”. Không phải ngày lễ phát phần thưởng hoặc có thanh tra đến trường, nhưng thầy Ha-men ăn mặc rất trang trọng: mặc áorơ-đanh-gốt màu xanh lục,… đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu… Lớp học của trường làng, trước đây ồn ào, vui vẻ thế, nhưng hôm nay trở nên “khác thường và trang trọng”.Ngoài đông đủ học trò, buổi học hôm nay lại có nhiều bà con dân làng đến dự, có cụ Hô-đe, bác phát thư,… “ai nấy đều có vẻ buồn rầu”.
Thầy Ha-men “với giọng dịu dàng và trang trọng” thông báo cho mọi người biết: “Lệnh từ Béc-Lin là từ nay, chỉ dạy tiếng Đức và các trường vùng An-dát và Lo-ren… Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con”. Phrăng vô cùng “choáng váng” khi nghe thầy nói. Cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871, Pháp thất trận; vùng An-dát và Lo-ren của Pháp bị nhập vào nước Phổ. Tiếng thầy Ha-men chứa đựng bao nỗi đau của một trí thức yêu nước bị mất nước: “Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con”. Thầy Ha-men đã gắn bó với ngôi trường làng vùng An-dát đã gần 40 năm, thầy đã “phụng sự hết lòng”, thầy đã “trọn đạo với Tổ quốc”. Các cụ già và nhiều người đến dự “buổi học cuối cùng” là để “tạ ơn” thầy Ha-men, trước khi thầy giã từ, ra đi… Thầy nói lên một cách chân thành, xúc động về sự coi nhẹ học hành… là một trong những nguyên nhân thất trận: “Ôi! Tai họa lớn của An-dát chúng ta là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai”, ai cũng nghĩ: “Còn khối thì giờ. Ngày mai ta sẽ học”. Phrăng là một cậu bé hay trốn học đi rong chơi ngoài đồng nội, được gọi lên, nhưng không “đọc được trót lọt” cái quy tắc phân từ rất hay của tiếng Pháp, thầy nhẹ nhàng nói: “Phrăng ạ, thầy sẽ không mắng con đâu…”, “con vẫn chưa phải là người đáng tội nhất! Mà tất cả chúng ta cũng có phần đáng tự chê trách”. “Học tập là nghĩa vụ của tuổi trẻ”, “học tập là yêu nước” bài học lớn lao ấy đã được thầy Ha-men nói lên một cách giản dị và thấm thía biết bao!
Giờ Ngữ pháp, thầy phân tích, thầy giảng giải, thầy tự hào ca ngợi tiếng Pháp “là ngôn ngữ hay nhất thếgiới, trong sáng nhất, vững vàng nhất”. Bảo vệ, giữ gìn tiếng Pháp là nghĩa vụ của mỗi công dân: “phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên nó”. Yêu tiếng mẹ đẻ là yêu nước, là để giữ lấy hồn thiêng của núi sông, bảo vệ lấy nền văn hóa lâu đời của dân tộc, giữ vững và nuôi dưỡng ý chí tự lập, tự cường, để vươn lên giành lấy tự do thoát khỏi vòng nô lệ, như thầy Ha-men đã nói: “… một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”. Có thể nói buổi học cuối cùng là buổi học về lòng yêu nước mà trước hết là yêu tiếng Pháp, bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp. Bài học ấy thiêng liêng biết bao, nhất là đối với thầy Ha-men, đối với Phrăng và các cô cậu khác, đối với cụ già Hô-de và bao người dân vùng An-dát trong những năm tháng đen tối, đau thương! Đối với người Việt Nam chúng ta, yêu quý, giữ gìn tiếng mẹ đẻ là bài học xương máu. Một nghìn năm Bắc thuộc, 20 năm bị giặc Minh đô hộ, 80 năm bị thực dân Pháp thống trị, nhưng với lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã bảo vệ, giữ gìn tiếng Việt, chúng ta đã “nắm được chìa khóa chốn lao tù”, làm cho tiếng Việt trở nên giàu đẹp như ngày nay.
Với thầy Ha-men thì mỗi môn học, mỗi giờ học trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng là những bài học về lòng yêu nước. Yêu nước Pháp là yêu tiếngPháp, là yêu chữ (văn tự) Pháp. Phải biết viết kiểu chữ rông thật đẹp, phải trang trọng khi viết tên Tổ quốc mình, quê hương mình: “Pháp, An-dát, Pháp, An- dát”. Những tờ mẫu mới tinh thầy đã chuẩn bị trước, treo trước bàn học “trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp”.Qua đó, ta thấy thầy Ha-men là một nhà giáo vĩ đại, một trí thức giàu lòng yêu nước. Giờ tập viết dễ khô khan, nhưng thầy đã truyền cho học trò tình yêu nước, ý thức học tập và giữ gìn văn tự Pháp.
Cảnh tượng và không khí lớp học trong giờ viết tập thật trang nghiêm: “Ai nấy đều chăm chú hết sức và cứ im phăng phắc! Chí nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy”.Các em nhỏ thì “cặm cụi” tập viết “những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếnq Pháp”. Phrăng vốn là một học sinh mải chơi thế mà buổi học cuối cùng hôm nay, em cảm thấy rất hạnh phúc “kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế”,chẳng để ý đến con bọ dừa bay vào lớp, chú xúc động khi nghe tiếng gù của chim bồ câu trên mái nhà trường, rồi tự hỏi, tự nhủ: “Liệu nười ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?”. Bao tình cảm cao quý đã được khơi dậy trong lòng chú.
Buổi học cuối cùng đối với thầy Ha-men là buổi học giã từ những cái gì gắn bó thân thiết yêu thương suốt 40 năm trời, với bao kỉ niệm sâu sắc. Chỉ ngày mai thôi, thầy “phải rơ đi, rời khỏi xứ sở này mãi mãi”. Thầy quên sao được “ngôi trường nhỏ bé của thầy”, thầy quên sao được chỗ ngồi của thầy, khoảng sân, lớp học, những chiếc ghế dài, những bàn học trải qua màu thời gian đã “nhẵn bóng”. Thầy là một con người “tội nghiệp” chắc sẽ “nát lòng” khi phải giã biệt những cây hồ đào ngoài sân, cây hu-blông tự tay thầy trồng giờ đây “quấn quýt quanh các khung cửa sổ lên tận mái nhà”. Thầy Ha-men gần như một con người quá đau khổ đến mất hồn. Thầy “đứng lặng im” trên bục giảng, thầy “đăm đâm nhìn” những đồ vật quanh mình “nhưmuốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trườngnhỏ bé của thầy”.
Sau giờ viết tập là giờ lich sử. Thầy Ha-men “vẫn đủ can đảm” dạy đến hết buổi. Tiếng đọc đồng thanh như hát “Ba Be Bi Bo Bu” cất lên. Hình ảnh cụ già Hô-de đeo kính lên, nâng cuốn sách vỡ lòng bằng hai tay, giọng đọc “run run vì xúc động”, làm cho ai cũng “muốn khóc”. Phrăng xúc động khẽ thốt lên trong lòng: “Ôi! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này!”. Những khoảnh khắc chót buổi học tiếng Pháp cuối cùng ỏ vùng An-dát 130 năm về trước sao mà buồn thế! Khi đồng hồ nhà thờ điểm 12 giờ, khi chuông cầu nguyện buổi trưa rung lên, khi bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ, thì thầy Ha-men “nghẹn ngào” nói lời giã biệt: “Các bạn, thầy nói, hỡi các hạn, tôi… tôi…”. Và thầy viết lên bảng dòng chữ thật to, thầy “dằn mạnh hết sức”. “Nước Pháp muôn năm!”
Người thầy “tái nhợt”, “đầu dựa vào tường”, và chẳng nói, giơ tay ra hiệu cho chúng tôi: “Kết thúc rồi… đi đi thôi!”. Ngày mai thầy Ha-men sẽ ra đi. Nhưng hình ảnh thầy vẫn in sâu trong tâm hồn người dân vùng An-dát và lũ học trò nhỏ thân yêu. Ha-men là một ông thầy vĩ đại, đúng như Phrăng đã nghĩ: “Chưa bao giờ tôi cảm thấy thầy lớn lao đến thế!”.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Buổi học cuối cùng” số 7
Tất cả các cuộc chiến tranh từ cổ chí kim, dù là từ hàng vạn năm về trước hay cho tới những trận chiến vì mục đích tranh giành lãnh thổ của một bộ phận những kẻ chuyên quyền, thích thống trị và tham lam bằng những trận chiến phi nghĩa, đều đem đến cho con người những bi kịch. Bên cạnh những bi kịch mất mát tài sản, tính mạng, gia đình, người thân một cách tàn khốc, thì đó còn là những bi kịch đến từ sâu trong tâm hồn, khi một dân tộc nào đó có khả năng sẽ vĩnh viễn mất đi thứ ngôn ngữ, văn hóa mà họ hằng tha thiết tôn thờ.
Còn nỗi đớn đau, xót xa nào cho lòng tự tôn dân tộc khi không được phép học ngôn ngữ của mình mà phải dằn lòng học một thứ tiếng xa lạ vì thua trong trận chiến giành lãnh thổ. Bài học cuối cùng của tác nhà người Pháp An-phông-xơ Đô-đê, được viết dựa trên trận đánh Pháp-Phổ năm 1870-1871, Pháp thua trận và hai vùng Lo-ren và An-dát bị buộc nhập vào lãnh thổ Phổ (một nước dưới chế độ chuyên chế của Đức), và các trường học bị buộc phải dạy tiếng Đức thay vì tiếng Pháp.
Câu chuyện diễn ra ở vùng An-dát của nước Pháp, nhan đề “Buổi học cuối cùng”, chính là chỉ buổi học tiếng Pháp cuối cùng của khu vực này sau khi bị quân đội Phổ chiến đóng, họ sẽ bị buộc phải học tiếng Đức. Nhan đề không chỉ đơn thuần giới thiệu cho người đọc chủ đề câu chuyện mà còn ẩn chứa cả sự ngậm ngùi, nuối tiếc và đau đớn của tác giả trước tình cảnh của những người dân nước Pháp của dân tộc. Đồng thời buổi học cuối cùng cũng là sự chính thức thừa nhận thất bại trước sự xâm chiếm của quân đội Phổ, Pháp đã mất chủ quyền trên hai vùng An-dát và Lo-ren, buộc chấp nhận cảnh chia cắt đất nước một cách đau đớn.
Nhân vật chính của câu chuyện là cậu bé tên Phrăng, cậu bé vốn ham chơi và không thích học hành mấy, thế nên thường đến lớp rất trễ, hay lẻn vào lớp những khi lớp ồn ào và thầy giáo thì không để ý. Cho đến buổi học vào sáng hôm ấy, Phrăng cũng tiếp tục ham chơi, trì hoãn giờ tới lớp, thậm chí toan trốn học vì vẫn chưa thuộc những phân từ mà thầy giáo dạy trên trường. Tuy nhiên một điều gì đó đã khiến cậu cưỡng lại được niềm ham thích và chạy thật nhanh đến lớp học, trên đường cậu thấy người ta xem bảng thông báo, gặp cả bác thợ rèn Oát-stơ với câu nói “Đừng vội thế cháu, đến trường lúc nào cũng hãy còn sớm”, làm cậu khó hiểu và nghĩ đó là lời giễu cho sự muộn học của cậu.
Tuy nhiên khung cảnh bên ngoài lớp học của thầy Ha-men khiến cậu thấy có gì đó khác lạ. Cậu không thể ngờ rằng đây là lần cuối cùng cậu có thể được học tiếng Pháp – ngôn ngữ mẹ đẻ trên chính mảnh đất quê hương mình mà thay vào đó là thứ tiếng Đức của kẻ xâm lược. Một sự thật đớn đau với bất kỳ cư dân Pháp nào ở thời điểm ấy. Ban đầu Phrăng còn lo sợ bị thầy Ha-men đánh đòn vì tội tới muộn, lòng cậu tràn ngập sự sợ hãi và lo lắng khi nhìn thấy cái thước sắt kẹp ở nách thầy. Thế nhưng kỳ lạ, lớp học yên tĩnh và thầy thì rất hiền từ, thậm chí là đang đợi cậu tới lớp. Thầy không đánh mắng hay bắt phạt, Phrăng bắt đầu nhận ra sự khác biệt của buổi học hôm nay, nó có gì đó trang trọng hơn cả, thầy của cậu đã mặc bộ đồ đẹp nhất “chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen xếp nếp mịn và và cái mũ tròn bằng lụa thêu mà thầy chỉ mặc những hôm có thanh tra và phát phần thưởng”.
Đồng thời cuối lớp còn xuất hiện cả những người dân làng, cụ già Hô-de với quyển tập viết cũ nhàu, bác phát thư và nhiều người khác nữa. Khi Phrăng vẫn chưa hết ngạc nhiên và khó hiểu thì lời phát biểu từ tốn của thầy Ha-men trên bục giảng đã khiến cậu nhận thức được vấn đề. Phrăng choáng váng và giận dữ, câu nói “Hôm nay là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các vùng An-dát và Lo-ren…Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con…” đã khiến cậu bừng tỉnh một sự thật rằng Pháp thua trận, An-dát và Lo-ren trở thành địa phận của quân Phổ, từ nay sẽ bị cai trị bởi những kẻ xâm lược “khốn nạn”.
Việc phát hiện ra sự thật kinh hoàng ấy đã khiến lòng cậu bé chùng xuống “Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi!…” chất chứa ở trong đó là biết bao sự nuối tiếc, ân hận, buồn rầu và đau đớn. Cậu nghĩ đến những ngày học trước kia mình đã chán ghét và phung phí như thế nào, thì giờ đây lại trở thành sự xót xa khi cậu chị mới biết viết tiếng Pháp một cách “chập choạng”, còn sách vở trước kia vốn thấy nặng nhọc, khó khăn thì giờ đối với cậu lại trở thành những người bạn “cố tri” và cậu phải giã từ trong đau xót. Đối với thầy Ha-men, Phrăng từng rất sợ và lo ngại với những trận đòn, trận mắng của thầy nhưng giờ phút này khi biết ngày mai thầy phải ra đi, lòng cậu bỗng quặn lại, đau đớn, Phrăng bỗng thấy thương thầy, tội nghiệp thầy biết bao nhiêu. Như vậy có thể thấy sự kiện bàng hoàng đã hoàn toàn thay đổi nhận thức của Phrăng về việc học tiếng Pháp cũng như tình cảm của cậu với thầy giáo của mình. Ngay trong lúc cậu đang bần thần nghĩ về cảnh giã từ, thì được gọi lên đọc quy tắc phân từ, sự ấp úng, ngượng ngập vì không nhớ được bài cũ đã khiến lòng Phrăng trào lên biết bao cảm xúc hối hận và xấu hổ vì đã không học tiếng Pháp một cách nghiêm túc thay vì ham hố rong chơi.
Trước lỗi lầm của Phrăng thầy Ha-men đã không trách phạt, mà trái lại với tư cách của một người thầy dạy tiếng Pháp 40 năm cống hiến cho đất nước, thầy đã nhẹ nhàng chỉ ra sai lầm của tất thảy mọi người nơi đây. Đó là sự trì hoãn thậm tệ trong sự học hành tiếng mẹ đẻ và chính điều đó đã đẩy họ vào tai họa trở thành sự chế giễu cho bè lũ quân xâm lược khốn kiếp rằng “các người tự nhận là dân Pháp vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người!…”. Đó là nỗi đau, nỗi nhục lớn của cả một cộng đồng dân tộc, rõ ràng họ đã chính tay đánh mất tự tôn và văn hóa của dân tộc bằng cách lười biếng và coi rẻ sự học hành tiếng mẹ đẻ của mình. Chủ quyền của một dân tộc được khẳng định một phần chính là nhờ vào sự khác biệt trong ngôn ngữ, trong văn hóa, thế nhưng người ta đã lỡ làng để quên nó đi.
Đó là bài học đầu tiên mà thầy Ha-men đã dạy mọi người trong buổi học cuối cùng này. Một bài học nữa cũng không kém phần sâu sắc ấy là thầy Ha-men đã nói rất nhiều về vẻ đẹp của tiếng Pháp “đó là thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất” để khơi gợi trong lòng mọi người sự yêu mến tiếng Pháp, đồng thời cũng dạy rằng “đừng bao giờ quên lãng nó”, bởi ngôn ngữ của một dân tộc chính là chìa khóa giải phóng con người ra khỏi chốn lao tù, chỉ cần ta nắm vững nó và không bao giờ để nó bị mai một, thì tinh thần và văn hóa dân tộc vẫn còn đấy. Rồi khi thầy giảng bài học tiếng Pháp cuối cùng thầy thật chăm chú và kiên nhẫn như muốn dành hết cả tâm huyết cuộc đời để truyền thụ lại cho mọi người trong buổi học cuối này.
Điều ấy khiến người ta không khỏi thương cảm và yêu mến thầy Ha-men hơn bởi tấm lòng tận tụy đến tận giây phút cuối. Mà không chỉ thầy, Phrăng và cả những nhân vật khác xuất hiện trong lớp học cũng trở nên chăm chú và im phăng phắc như muốn cố gắng thu góp được những kiến thức Pháp cuối cùng, trước khi phải chia xa nó. Tất cả các nhân vật trong truyện đều có sự giác ngộ muộn màng, thế nhưng ở họ lại bộc lộ một tấm lòng yêu quê hương đất nước tha thiết, thế nên họ mới thấu hiểu những bài học của thầy Ha-men đến thế. Buổi học cuối cùng ấy đã để lại trong lòng mỗi người dân Pháp những nỗi lòng khó tả, sự hối tiếc, đau đớn, sự bồi hồi xúc động, một thứ tình cảm len lỏi và xúc động len lỏi khắp tâm hồn.
Đặc biệt là ở thầy Ha-men, nhân vật đặc sắc nhất truyện, tâm huyết 40 năm của thầy ở mảnh đất này cuối cùng cũng đến ngày kết thúc, thầy phải rời xa mảnh đất ấy sau bao nhiêu gắn bó, bởi sự xua đuổi của kẻ thù. Sự đau đớn và xót xa khiến thầy nhìn chăm chăm mọi ngóc ngách của ngôi trường trong bùi ngùi, yên lặng dường như muốn mang hết những thứ nơi đây theo nhờ ánh mắt của mình. Đặc biệt cuối truyện chi tiết thầy muốn truyền thụ lại bài học cuối cùng của mình bằng tiếng Pháp mà không thể cất lời, chỉ đành viết lên trên bảng bốn chữ to “Nước Pháp muôn năm”, khiến người đọc lặng người đi vì xúc động. Đó là bài học về tấm lòng yêu nước sâu nặng, không chịu khuất phục trước sự xâm lược trước kẻ thù của người thầy vĩ đại, và tin chắc rằng trong lớp học ngày hôm ấy ai cũng hiểu sâu sắc bài học quý giá này.
Như vậy có thể thấy rằng, buổi học cuối cùng này, không chỉ đơn thuần là buổi học tiếng Pháp cuối ở mảnh đất An-dát mà đúng hơn nó là một buổi học đầy ý nghĩa và cảm động về lòng yêu và bảo vệ ngôn ngữ dân tộc, đồng thời là tấm lòng tự tôn, yêu hòa bình nước nước thiết tha mà thầy Ha-men muốn truyền thụ cho học trò của mình. Sự thức tỉnh của nhân vật Phrăng chính là minh chứng cho sự thấu hiểu sâu sắc về ý nghĩa của ngôn ngữ mẹ đẻ của người dân Pháp, cũng như niềm tin vào một tương lai nước Pháp lại thống nhất mà tác giả muốn truyền tải đến độc giả.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Buổi học cuối cùng” số 8
Buổi học cuối cùng của tác giả An-phông-xơ Đô-đê như một tự truyện của chú bé Phrăng vùng An-dát. Những lời tâm sự, suy nghĩ hồn nhiên, ngây thơ nhưng vô cùng xúc động của chú bé từ lúc rời khỏi nhà để đi đến lớp học, và những gì diễn ra trong buổi học Pháp văn cuối cùng để lại dấu ấn, dư âm sâu đậm trong lòng người đọc.
Câu chuyện mở đầu bằng buổi sáng trễ giờ học của chú bé Phrăng. Bầu trời trong trẻo, những tiếng sáo hót véo von như có một mãnh lực ghê gớm khiến chú bé muốn bỏ trốn buổi học ngày hôm nay. Nhưng chú bé đã cưỡng lại được và một mạch chạy đến trường. Khi đi qua trụ sở xã, mọi người tụ tập rất đông với bầu không khí đầy căng thẳng, họ đứng ở bảng dán cáo thị – nơi thường đăng những tin chẳng lành: thất trận, các mệnh lệnh của chỉ huy Đức,… Là một cậu bé nhanh nhạy, hiểu biết nên ngay lập tức Phăng đã tự hỏi: “Lại có chuyện gì nữa đây?”. Cùng với đó là câu nhắc nhở của bác phó rèn khiến cho Phăng càng lo lắng hơn.
Không khí trường học thay đổi đến kì lạ, với tâm hồn của một chú bé nhạy cảm Phăng dễ dàng nhận ra những dấu hiệu ấy: nếu thông thường buổi học là những “tiếng ồn ào như chợ vỡ vang ra tận ngoài phố” “tiếng ngăn bàn đóng mở” ,… thì hôm nay tất cả chỉ là sự vắng lặng đến phát sợ, ai nấy đều đã ngồi vào chỗ. Và điều đặc biệt hơn, thầy Ha-men đối xử ân cần với Phăng thay vì giận dữ khi cậu bé đi học muộn: “Phăng, vào chỗ nhanh lên con, lớp học sắp bắt đầu mà không có con” . Thầy Ha-men ăn vận thật đẹp đẽ, sang trọng, thầy mặc bộ quần áo chỉ dành cho những dịp quan trọng: chiếc áo rơ-đanh-gốt, màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu, cùng với đó là sự xuất hiện của những người lớn tuổi. Không khí của lớp học trở nên trang trọng, khác thường.
Khi buổi học bắt đầu, thầy Ha-men bằng giọng dịu dàng đã thông báo đây là buổi học Pháp văn cuối cùng, và niềm mong mỏi lớn nhất của thầy đó là: “Thầy mong các con hết sức chú ý” . Từng lời nói của thầy như nghèn nghẹn lại nơi cổ họng, bởi từ nay về sau công dân nước Pháp sẽ không còn được học tiếng mẹ đẻ của mình nữa. Nghe những điều thầy thông báo Phăng choáng váng và hiểu ngay ra vì sao lại có không khí trang trọng của buổi học ngày hôm nay. Trước nỗi xúc động tột cùng, cậu bé đã không kìm được cảm xúc mà bật lên tiếng nguyền rủa: A! Quân khốn nạn… lời nói ấy không còn là của một chú bé ngây thơ, mà đó là lời của một con người yêu nước. Sau giây phút ấy chú bé đã vô cùng hối hận vì đã trốn học, lãng phí thời gian, chú quên cả những lời thầy mắng mỏ khi không thuộc bài. Những lời thầy Ha-men nói như chạm vào tâm can mỗi người: thói thờ ơ không học tiếng Pháp của học trò, phụ huynh và thầy tự phê bình chính bản thân mình đã lơ là việc dạy trong những năm tháng qua. Những lời bộc bạch của thầy cho thấy thầy Ha-men là người có tình yêu sâu sắc với nghề nghiệp, có ý thức công dân và tinh thần yêu nước nồng nàn. Cảm xúc chân thành của thầy đã tác động đến mọi người xung quanh trong đó có cả Phăng.
Buổi học cuối cùng ai nấy đều chú ý lắng nghe, như nuốt từng lời thầy giảng, không khí tập trung ấy khiến ai cũng nghẹn ngào: “Ôi! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này” , khắc ghi lời thầy dặn: “tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”. Và xúc động hơn nữa trong những giờ phút cuối cùng của buổi học thầy Ha-men đã viết lên bảng dòng chữ: Nước Pháp muôn năm và ra hiệu cho mọi người kết thúc buổi học. Hành động của thầy vừa cho thấy lòng yêu nước nồng nàn vừa đượm buồn, đồng thời như lời thúc giục mọi người hãy lên đường đấu tranh, đem tiếng Pháp trở lại.
Tác phẩm được viết ở ngôi thứ nhất qua những suy nghĩ, cảm nhận của chú bé Phrăng làm cho câu chuyện trở nên chân thật, giàu cảm xúc. Ngôn ngữ dung dị nhưng sâu sắc, giàu sức biểu cảm đã thể hiện trọn vẹn tình yêu nước của các nhân vật.
Bằng cách diễn đạt giản dị nhưng lôi cuốn, truyện Buổi học cuối cùng đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa muôn đời đó chính là lòng yêu nước gắn liền với tình yêu tiếng mẹ đẻ. Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh chân lí: giáo dục lòng yêu nước từ những gì bình dị, nhỏ bé nhất. Tiếng mẹ đẻ gần gũi, dung dị, đó cũng chính là hồn cốt và tiếng nói của tinh thần dân tộc.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Buổi học cuối cùng” số 9
Tình yêu đối với quê hương đất nước là đề tài vô cùng quen thuộc trên mảnh đất văn học màu mỡ, phong phú và đa dạng. Mỗi một nhà văn lại có những cách riêng để phản ánh và thể hiện tình cảm thiêng liêng đó. Nằm trong mạch chảy đó, tác phẩm “Buổi học cuối cùng” đã để lại trong lòng độc giả nhiều ấn tượng sâu sắc về tình yêu dân tộc qua diễn biến tâm trạng của các nhân vật, đặc biệt là qua những hành động và lời nói của nhân vật thầy giáo Ha- men.
Tuy được quan sát và miêu tả qua điểm nhìn của cậu học trò Phrăng nhưng bức chân dung của thầy giáo Ha- men đã được phác họa một cách chân thực và rõ rét. Hơn bất kì ai đang sinh sống trên mảnh đất An- dát, thầy giáo Ha- men là người rất mực trân trọng buổi học cuối cùng. Để tôn vinh buổi học này, thầy đã ăn mặc thật trang trọng: “mặc chiếc áo rơ- đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng”. Hình như thầy chuẩn bị cho cuộc tiễn đưa một điều lớn lao- đó không chỉ là buổi học cuối đối với những học trò thân yêu, đối với bục giảng thân quen mà còn là cuộc chia li đối với ngôn ngữ mẹ đẻ đầy thiêng liêng.
Thái độ của thầy đối với những học trò nhỏ cũng khác biệt hơn. Khác với thái độ nghiêm khắc hằng ngày, thầy đã ân cần nhẹ nhàng và không hề trách mắng khi cậu học trò Phrăng đi học muộn giống như thông thường. Trong buổi học này, thầy đã nói chuyện với những học trò thân yêu với lời nhắn nhủ đầy tâm tình mà trong đó chứa đựng cả sự ân hận của bản thân: “Cả thầy cũng không có gì đáng để trách mình ư? Thầy đã chẳng sai các con tưới vườn thay vì học hành đó sao? Và khi thầy muốn đi câu cá hương, thầy có ngại ngùng gì cho các con nghỉ học đâu?…”. Dòng tâm trạng như độc thoại nội tâm này không chỉ xuất phát từ tấm lòng của một người thầy tâm huyết với con chữ mà còn bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của một công dân Pháp trước nỗi đau đất nước bị xâm lược.
Mỗi một hành động và lời nói của thầy Ha-men đã làm nổi bật lên vai trò, ý nghĩa cùng giá trị thiêng liêng của tiếng mẹ đẻ đối với việc bảo vệ chủ quyền dân tộc cũng như mối quan hệ giữ tình yêu tiếng nói dân tộc và lòng yêu nước. Thầy Ha – men đã truyền đạt một cách say mê về tiếng Pháp: “đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất”. Tình yêu đối với ngôn ngữ mẹ đẻ là một trong những biểu hiện kết tinh cao độ của lòng yêu nước. Và thiêng liêng hơn, người thầy còn nêu bật giá trị của tiếng nói dân tộc: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”. Câu nói tưởng chừng như giản đơn nhưng lại chứa đựng một triết lí sâu sắc về con đường đấu tranh giải phóng dân tộc trong hoàn cảnh bị xâm lăng. Và rồi, trong giờ phút tưởng chừng như yếu đuối nhất- khi tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa vang lên cũng là lúc tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ, dù cho người tái nhợt và không đủ bình tĩnh để nói hết câu nhưng thầy vẫn cố gắng dằn mạnh viên phấn để viết lên bảng dòng chữ: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”. Đó chính là tiếng nói sâu sắc và tha thiết từ một trái tim yêu nước.
Như vậy, nhân vật người thầy giáo Ha- men đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc và nhiều bài học ý nghĩa về ngôn ngữ dân tộc cũng như tinh thần yêu nước.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Buổi học cuối cùng” số 10
Dân tộc, tiếng nói của dân tộc nhiều khi chỉ như những khái niệm trừu tượng, mơ hồ trong cuộc sống bình thường ít được để ý. Nó giống như bát cơm ta ăn, không khí ta hít thở hằng ngày. Nhưng ở vào một hoàn cảnh nào đó: không khí không còn, bát cơm đã mất, ta mới hiểu hết ý nghĩa sống còn của nó! Chủ quyền của nước Pháp, tiếng Pháp đối với nhân dân hai vùng An-dát và Lo-ren, một lần đã đặt ra như thế. Và dù chỉ một lần, đối với người đọc chúng ta, nó mãi mãi không quên.
1. Nhân vật cậu bé Phrăng vừa là nhân vật trung tâm vừa đóng vai kể chuyện là rất thích hợp. Một mặt, khi nhân vật tự kể chuyện mình, tác phẩm sẽ có được sự gần gũi, chân thành, nó đảm bảo tính trung thực đối với người nghe. Một mặt, dụng ý của tác giả phải chăng là đem đến cho bạn đọc một bài học sâu sắc, bài học vỡ lòng về những tư tưởng lớn từ những rung động đầu đời, của một cách cảm, cách nhìn, một tâm lí trẻ thơ. Chính là với ý nghĩa thứ hai này mà câu chuyện trở nên cảm động sâu sắc, thấm thìa vì bao nhiêu vấn đề nghiêm trọng của lịch sử, của nhân dân đặt lên đôi vai nhỏ bé, thơ ngây của một em bé vừa cắp sách đến trường. Vấn đề “điểm nhìn” ấy là một sáng tạo độc đáo của nhà văn.
– Nếu chỉ là một đứa trẻ lười học, mải chơi, bé Phrăng chẳng có gì đáng nói. Cùng với “đứa trẻ”, Phrăng còn là một “cậu học trò”. Chính ý thức được như thế, em đã tự vượt lên những cám dỗ, cả sự sợ hãi để “ba chân bốn cẳng chạy đến trường” vì lúc đó “đã quá trễ giờ lên lớp”. Để có được quyết định dứt khoát này, bé Phrăng đã khước từ lời mời mọc của các cuộc trốn học và rong chơi, nhất là có cớ để rong chơi: bài học về phân từ em chưa thuộc. Buổi sáng hôm nay lại là một buổi sáng đẹp trời, có nhiều thứ để nghe và để xem không chán mắt, hấp dẫn hơn nhiều quy tắc về phân từ tiếng sáo hót ven rừng, trên cánh đồng cỏ sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập. Không bị cuốn vào những sức hút bản năng ấy, ý thức về bổn phận trỗi dậy, dù thế nào (kể cả sự quở mắng và trách phạt của thầy giáo), em không thể không có mặt ở trường. Chính với quyết định dứt khoát ấy, Phrăng không tò mò dừng lại trước bảng dán cáo thị mà nhiều người đứng xem mặc dù thâm tâm thắc mắc: “Lại có chuyện gì nữa đây?”. Cũng như thế, em đã bó ngoài tai câu nói đầy ẩn ý của bác phó rèn: “Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng vẫn còn là sớm!”.
– Cảm giác ngạc nhiên của Phrăng trước không khí lớp học khác thường mà đầu óc ngây thơ chưa cho phép em hiểu nổi bắt đầu từ cái im ắng chưa từng có ở đây: sự hỗn độn, ồn ào thường xảy ra vào lúc đầu buổi học tự nhiên biến mất, một ngày học bình thường mà y như một buổi sáng chủ nhật. Phrăng dường như không tin ở mắt mình vì lớp học vẫn là lớp học ấy, bạn ấy, thầy ấy, nhất là thầy Ha-men đáng sợ đang “đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách”. Cái không khí lớp học chưa thể gọi thành tên thì chính tên em đã bị gọi. Vì tội đi học muộn, lẽ ra Phrăng phải chịu một sự trừng phạt nghiêm khắc (chính Phrăng cũng cảm thấy tội lỗi của mình, khi bước chân vào lớp học đã “đỏ mặt tía tai”). Nhưng sự trừng phạt đã không diễn ra, thay thế vào đó là một giọng nói dịu dàng, và gương mặt thầy Ha-men không hề giận dữ. Cảm giác ngạc nhiên còn được tăng cường sau đó bới Phrăng đột ngột nhận ra cách ăn mặc “trang trọng” của thầy. Còn cái ngạc nhiên cuối cùng thì gần như khó hiểu: dân làng cũng có mặt (chắc không phải là khách mời vì ai nấy đều buồn rầu), riêng cụ Hô-de thì mang theo quyển tập đánh vần đã cũ. Bao nhiêu dấu hói xuất hiện trong đầu Phrăng. Thế mà chỉ một câu nói của thầy Ha-men, em đã hiểu ra tất cả. Câu nói ấy như một lời trăng trối, lời từ biệt cuối cùng: “Các con ơi, đây là lẩn cuối cùng thầy dạy các con…”. Sự “choáng váng”, phản ứng tức thời trước thông báo của thầy giáo về tình hình lúc đó đồng thời với Phrăng, em còn hiểu rộng ra vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều mà tờ cáo thị ở trụ sở xã loan tin, cậu học trò nhỏ ấy bước vào giờ học với một tâm thế “người lớn” đến ngạc nhiên.
– Tính chất “người lớn” trong nhận thức của Phrăng đã giúp em bàng hoàng hiểu ra tất cả. Trước hết đó là những day dứt, ăn năn. Cái đầu rỗng tuếch của em trước đó không có chỗ cho những cuốn sách, giờ đây những cuốn sách trở nên thân thiết như người bạn cố tri. Còn thầy giáo dù có lúc trừng phạt học trò nghiêm khắc thì đâu có phải là độc ác, nhẫn tâm đáng để mình oán giận. Sự ân hận của Phrăng gặp được sự đồng cảm không lời của những người tưởng như chẳng liên quan gì đến lớp học. Sự hiện diện của các cụ già trong giờ học hôm nay phải chăng cũng là hành vi lặng thầm của những người nhận lỗi “đã không lui tới ngôi trường này thường xuyên hơn”. Sự ân hận, xót xa mỏi người một cách: ở Phrăng, phải dừng lại một môn học chỉ “mới biết viết tập toạng”, còn các cụ già biết quý trọng tiếng nói của Tổ quốc thì: “Tổ quốc đang ra đi…”. Trong bối cảnh tinh thần ăn năn sám hối ngưng đọng cả không gian lớp học ấy, nếu được chuộc lỗi dù chỉ một lần, một lần tỏ ra không phụ công thầy giáo là “đọc thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào” cái quy tắc về phân từ khi thầy gọi đến thì dù “có phải đánh đổi gì cũng cam”. Cơ hội ấy bất ngờ đã đến, nhưng vì trót lười học, Phrăng đã “không dám ngẩng đầu lên”. Cái ngượng ngùng đáng xấu hổ vì không thuộc bài ở câu học trò nhỏ, qua lời phân tích đơn giản mà sâu xa của thầy Ha-men, đã trở thành tội lỗi.
Lòng tự trọng dân tộc, lương tâm dân tộc nghe văng vẳng bên tai vừa là tiếng nói của người nói, vừa là tiếng nói của người nghe còn đau hơn khi bị “vụt thước kẻ” nhiều lần: “Thế nào! Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người!…”. Bỗng lớn lên như một kẻ đã trưởng thành, trong giờ ngữ pháp hôm nay, chính Phrăng đã kinh ngạc thấy mình sao lại hiểu nhanh đến thế, thầy giáo kiên nhẫn giảng bài đến thế! Phải chăng có một sức thôi thúc ghê gớm bên trong ở người thầy “muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi”. Ý thức đối với Tổ quốc ở Phrăng cũng theo đó mà lớn dần lên trong con người nhỏ bé. Lúc đầu là sự tức giận quân thù: “A! Quân khốn nạn…”. Sự uất ức ngấm ngầm từ cảm tính nâng dần lên lí tính: bắt người Pháp học tiếng Đức. Sự uất ức này khiến Phrăng liên tưởng đến những chú bồ câu “Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hát bằng tiếng Đức không nhỉ?”. Còn đối với những cụ già như cụ Hô-de, tâm hồn ngây thơ của Phrăng cũng rưng rưng thương cảm. Nghe tiếng cụ đánh vần giọng run run với cách phát âm kì cục “tất cả chúng tôi muốn cười và cũng muốn khóc”. Và dĩ nhiên, thầy giáo Ha-men lúc này như đại diện cho lương tâm nước Pháp, cho tiếng Pháp, đẹp đẽ biết chừng nào trước con mắt của Phrăng “Chưa bao giờ tôi cảm thấy lớn lao đến thế”.
2. Nhân vật thầy giáo Ha-men tuy là một nhân vật được quan sát, miêu tả bằng con mắt trẻ thơ (cậu học trò Phrăng) nhưng có vị trí trung tâm trong Buổi học cuối cùng. Thầy làm chủ lớp học, làm chủ những bài học và làm chú bản thân trong một hoàn cảnh mà người thầy có lương tâm không thể điểm nhiên bước lên bục giảng. Trước hết, buổi học ấy đối với thầy là buổi học thiêng liêng, vì nó không giống với bất cứ buổi học nào trong bốn chục năm dạy học đã qua của thầy, nghĩa là cả một đời gắn bó. Nếu thầy giáo phải xa rời học trò vì những lí do khác, những tình cảm và kí ức trong nghề tuy có lưu luyến lúc chia tay cũng không thể long trọng, trang nghiêm đến mức thầy phải mặc áo rơ-đanh-gốt, đội mũ tròn bằng lụa đen thêu (thường chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng). Hình như thầy chuẩn bị cho cuộc tiễn đưa một cái gì còn lớn hơn thế, tiễn đưa với thái độ tôn kính và rất đỗi buồn rầu (như cái buồn rầu của cụ Ha-de, bác phát thư và đại biểu dân làng ngồi ở những chiếc ghế hằng ngày bỏ không ở cuối lớp).
Chính vì đây là buổi học cuối cùng với tất cả ý nghĩa thiêng liêng mà thầy nhận thức được. Những bài giảng của thầy thật khúc chiết, trong sáng (kể cả môn ngữ pháp rắc rối), như rót vào tai học trò, biển cái khó thành cái dễ một cách đáng ngạc nhiên mà những học trò không mấy thông minh như bé Phrăng cũng cảm nhận một cách rõ ràng. Đồ dùng dạy học của thầy trong giờ viết tập cũng thế, dường như cứ đập vào mắt học trò, vì trên những tờ mẫu mới tinh, những con chữ viết bằng chữ “rông” của thầy thật đẹp. Những chữ “Pháp, An-dát, Pháp, An-dát” như bay bổng và có hồn khiến cho những tờ mẫu trên bàn học của các trò “trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp”. Một điểu đáng ngạc nhiên hơn nữa là thầy đổi mới cách xựng hô, thay đổi một quan hệ tưởng là bất di bất dịch một cách cứng nhắc, biến quan hệ thầy trò thành tình cảm cha con, biến giọng giáo huấn răn de thành nhẹ nhàng, nhắc nhở. Với học trò cố phần cá biệt như Phrăng đi học trễ giờ thì lời nói của thầy: “Phrăng, vào chỗ nhanh lên con ; lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con” phảng phất sự buồn rầu. Với tội không học bài (lại vẫn là với bé Phrăng) thì: “Phrăng ạ, thầy sẽ không mắng con đâu, con bị trừng phạt thế là đủ rồi” lại có gì như xót xa ân hận. Có lẽ sự trang trọng cùng với sự dịu dàng tạo nên chất giọng bè đôi khi thầy nói với học trò lúc bước chân lên bục giảng là không thể nào khác được. Vì sao vậy? “Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con…”.
Vẫn nghiêm khắc với học trò như từ trước đến nay song, với hiện tượng học sinh lười học, thầy lại không gay gắt, nặng lời. Giọng nói của thầy là giọng độc thoại. “Chà! Còn khối thì giờ. Ngày mai ta sẽ học”. Còn cha mẹ các em “thích cho các con làm việc đồng áng hoặc vào làm nhà máy sợi để kiếm thêm dăm xu”, nghĩa là chẳng thiết tha lắm với việc con cái học hành. Những ý nghĩ cạn nông ấy chẳng đáng trách lắm sao? Riêng thầy cũng thế, cũng có hôm cao hứng cho học trò nghỉ với lí do không thể chấp nhận được (sai học trò nghỉ học tưới cây, nghỉ học để thầy đi câu cá hương). Nhưng dù sao những lỗi lầm không sao sửa chữa được ấy đã thuộc về quá khứ vì buổi học hôm nay là buổi học cuối cùng.
Trong hoàn cảnh của hôm nay, hoàn cảnh của “chốn lao tù”, muốn phá song sắt mà thoát ra, phải cần đến tiếng Pháp, tiếng nói của tự do mà không một thứ nhà tù nào xiềng xích được: “phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù…”. Ở vào cái phút yếu lòng nhất, khi đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ, rồi chuông cầu nguyện buổi trưa, tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ…, nghĩa là quỹ thời gian không còn, người thầy như gục ngã. Nhưng không, thầy đã đứng lên. Đây là tâm nguyện thay cho lời từ biệt mà thầy dằn mạnh viên phấn và cố viết thật to: “Nước Pháp muôn năm!”. Rồi đứng dựa đầu vào tường, ngôn ngữ đứt quãng của thầy chỉ còn là cánh tay gầy guộc giơ lên cho học trò một cách chới với. Không, nước Pháp không thể sụp đổ, tiếng Pháp không thể mất. Ấy là tiếng nói “tử vì đạo”, tiếng nói sâu lắng, thiết tha từ trái tim của một người yêu nước.
3. Về nghệ thuật của tác phẩm, trước hết là cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất với vai kể là một học trò nhỏ tuổi về buổi học cuối cùng như đã nhắc tới ở phần đầu bài viết. Đây là câu chuyện của Phrăng vể bài học nằm ngoài bài học, bài học mà em quan sát, suy ngẫm, tự rút ra thấm đẫm nỗi ân hận xót xa và cả những gì thiêng liêng cao quý. Học tiếng Pháp không chỉ là học một ngôn ngữ, học tiếng Pháp còn là để giữ lấy nước Pháp. Và do vậy, để học nó, phải yêu nó và nhất là phải có nhân cách làm người. Cách kể chuyện gắn với điểm nhìn (của bé Phrăng), có một giọng điệu riêng, một thứ ngôn ngữ riêng thật hồn nhiên và gợi cảm. Ví dụ nhìn một thầy giáo nếu là người ngoài cuộc thì sẽ vô tư, chẳng có gì ám ảnh, nhưng với một đứa trẻ lười học như Phrăng thì không.
Không dưới hai lần hình ảnh người thầy mẫu mực không rời khỏi vũ khí của mình: chiếc thước kẻ. Không cầm ở trên tay mà kẹp ở dưới nách, chiếc thước kẻ lợi hại ấy lúc nào cũng có thể ra tay. Ngay cách trang phục của thầy dưới con mắt tò mò của lũ học trò tinh nghịch bao giờ cũng là đối tượng để quan sát, khen chê, bình luận. Vì vậy, chiếc áo không chỉ là chiếc áo, nó phải là rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn…, nghĩa là tỉ mỉ đến chân tơ kẽ tóc. Hoặc, cái lặng lẽ đến trang nghiêm của các cụ già được bé Phrăng giải mã rất thông minh: “đó là cách để tạ ơn thầy giáo chúng tôi về bốn mươi năm phụng sự hết lòng…”. Sự nhạy bén trong cách nhìn người và sự cảm nhận tình huống ở cậu bé Phrăng nhiều khi đến độ sắc sảo, tinh vi.
Trong Buổi học cuối cùng có hai loại nhân vật: nhân vật quan sát (chú bé Phrăng) và nhân vật được quan sát (thầy giáo Ha-men cùng với dân làng trong buổi học). Nếu ở loại nhân vật thứ nhất, nhà văn nghiêng về miêu tả đời sống nội tâm, những suy nghĩ và tâm trạng ở bên trong thì với loại nhân vật thứ hai chủ yếu là từ những quan sát bên ngoài: cử chỉ, hành vi, giọng điệu. Ví dụ ở nhân vật bé Phrăng, toàn bộ câu chuyện diễn ra là một chuỗi những ngạc nhiên liên tiếp: ngạc nhiên trước hiện tượng khác thường ở trụ sở xã, ngạc nhiên khi bước vào khoảng sân nhỏ nhà thầy Ha-men, ngạc nhiên trước giọng nói từ tốn dịu dàng của thầy với một học trò chưa chăm chỉ. Những hiện tượng khách quan ấy tác động vào dòng ý thức, biến nhân vật Phrăng thành nhân vật cảm nghĩ. Khi giải đáp được băn khoăn “lại có chuyện gì nữa đây?” chính là lúc bao nhiêu ân hận giày vò ập đến.
Nhân vật Phrăng tự đối thoại với chính mình, tự rút ra những bài học xót xa, thấm thìa. Cả với thầy Ha-men nữa, sợ sệt và có phần oán giận thầy là có đúng hay không? Điều “nhận ra” này làm cho mối quan hệ giữa em với thầy từ xa cách trở nên gần gũi, từ vô cảm đến yêu thương và tôn kính hết lòng. Còn nhân vật thầy Ha-men, qua quan sát của bé Phrăng, thì đó là một tính cách nhất quán: tận tuy, yêu nghề, thiết tha với tiếng mẹ đẻ và cảm động nhất là trái tim cùng đập một nhịp với sự còn mất của nước Pháp hôm nay. Tính cách kín đáo ấy thể hiện bằng sự yêu thương vô hạn với lớp học trò có những đứa chưa ngoan và ngốc nghếch. Chúng là tương lai của nước Pháp, chúng là những nạn nhân, phải trao “chìa khoá” cho chúng để chúng mở cửa chốn lao tù…
Thầy Ha-men dưới con mắt của Phrăng mạnh mẽ biết bao mà cũng yếu đuối biết bao. Thật “tội nghiệp thầy” vì thầy sắp phải ra đi, vì cái tốt đẹp ở thầy không phải lúc nào cũng được học trò hiểu hết. Nhân vật Ha-men ở phần cuối tác phẩm làm ta liên tưởng đến chúa Giê-su chịu cực hình trên thánh giá. Ở đó kết tinh những phẩm chất của người thầy, của một công dân nước Pháp. Dù chỉ là một hư cấu nghệ thuật, một nhân vật “vô danh”, làm một công việc cũng rất vô danh, nhưng lịch sử vẻ vang của nước Pháp được làm nên bởi chính những con người như thế.
Truyện “Buổi học cuối cùng” đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…” từ đó chúng ta thêm yêu nước, giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt,…