Top 10 Bài văn thuyết minh về Chùa Một Cột hay nhất

Hà Nội nổi tiếng là nơi kết hợp các kiến trúc giữa sự cổ kính và hiện đại, từ những con phố nhỏ hẹp như bàn cờ hoặc mảnh đất rong rêu tới những đại lộ thênh … xem thêm…thang với những tòa nhà chọc trời. Tất cà đều mang một nét đặc trưng của nó, đều là “cái hồn” của Hà Nội. Nhưng có lẽ ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng người Hà Thành chính là ngôi chùa với kiến trúc độc nhất vô nhị, là niềm tự hào của đất nước – chùa Một Cột. Mời các bạn tham khảo một số bài văn thuyết minh về chùa Một Cột hay nhất mà Toplist tổng hợp trong bài viết dưới đây:

Bài văn thuyết minh về Chùa Một Cột số 1

Chùa Một Cột là công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với những giá trị về văn hóa, lịch sử của dân tộc. Chùa Một Cột không chỉ được đánh giá là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật độc nhất ở Việt Nam cũng như Châu Á mà còn được biết đến là điểm đến tâm linh, trở thành biểu tượng văn hóa ngàn năm của thủ đô Hà Nội.

Chùa Một Cột còn có tên gọi khác là Diên Hựu Tự hoặc Liên Hoa Đài, ngôi chùa nổi tiếng bởi kiến trúc xây dựng rất độc đáo, toàn bộ chùa được xây dựng trên một cột trụ bằng đá cao khoảng 4m. Ngôi chùa được khởi công xây dựng vào thời Lý trên đất thôn Thanh Bảo thuộc huyện Quảng Đức và nằm ở phía Tây của Hoàng Thành Thăng Long xưa. Ngày nay chùa nằm ở phố Chùa Một Cột, cạnh Quảng trường Ba Đình – Lăng Chủ Tịch.

Chùa Một Cột được xây dựng dựa theo cảm hứng từ giấc mộng của vua Lý Thái Tông. Trong mơ vua thấy Phật Bà Quan Âm ngồi trên đài hoa sen và được mời lên đài. Khi tỉnh dậy vua kể lại giấc mơ cho triều thần nghe và được nhà sư Thiên Tuế khuyên nên xây chùa. Vì vậy vào mùa đông năm 1049 vua Lý Thái Tông cho xây dựng chùa. Để tạo nên chùa Một Cột Vua đã cho dựng một cột đá giữa hồ và xây đài hoa sen có tượng Bồ Tát Quan Thế m ở trên.

Sau khi dựng chùa, vua Lý Anh Tông thường lui tới cầu phúc và làm việc thiện vậy nên ít sau đó hoàng hậu mang thai sinh ra một hoàng tử tuấn tú. Nhờ sự ra đời thần kì của hoàng tử mà vua đã coi đó là ân huệ mà trời đất ban cho nên đã cho xây một ngôi chùa khác bên cạnh chùa một cột để tạ ơn. Cụm di tích này được đặt tên Diên Hựu Tự với mong muốn “phước lành dài lâu”.

Vì muốn trùng tu lại chùa nên năm 1105 vua Lý Nhân Tông cho người xây dựng lại và dựng thêm hai tháp lợp sứ trắng trước sân. Ba năm sau Nguyên Phi Ỷ Lan lệnh cho người đúc “Giác thế chung” để thức tỉnh lòng thế nhân.Chùa Một Cột là di tích lịch sử có giá trị nghệ thuật và được đánh giá cao không chỉ trong nước mà còn trên thế giới. Thật vậy, vào năm 1962 chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia và đến năm 2012 chùa Một Cột đã xác lập kỷ lục là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á” bởi tổ chức Kỷ lục châu Á.

Chùa Một Cột được mệnh danh là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo một không hai bởi chùa Một Cột mang dáng vẻ của một đóa sen lớn đang vươn mình khỏi mặt nước, hình tượng bông sen gợi cho người ta sự thuần khiết cao quý, sáng trong thuần túy. Toàn bộ không gian chùa được đặt trên một trụ đá cao 4 mét do hai khối đá cấu thành hợp với nhau có đường kính 1,2 mét dưới hồ Linh Chiểu. Ao nước phía dưới chùa được bao quanh bởi lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh với những họa tiết hình khối. Mái chùa lợp ngói cổ với theo kiểu hình đao cong vút và trên đỉnh đắp hình rồng thể hiện sức mạnh thần thánh, quyền uy lẫm liệt.

Chùa Một Cột đã trở thành một trong những biểu tượng mang đậm tính dân tộc, là địa điểm tham quan nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Chùa không những nổi tiếng trong nước mà còn được rất nhiều khách tham quan, du lịch quốc tế tìm đến để tham quan, thưởng thức nét đẹp độc đáo đậm chất văn hóa bản sắc dân tộc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn thuyết minh về Chùa Một Cột số 2

Hà Nội nổi tiếng là nơi kết hợp các kiến trúc giữa sự cổ kính và hiện đại, những con phố nhỏ hẹp hay từng mảnh đất rong rêu, tất cả đều mang một nét đặc trưng của nó, đều là “cái hồn” của Hà Nội nơi đây. Nhưng có lẽ “ cái hồn ‘’ sâu đậm nhất trong lòng người Hà Thành chính là ngôi chùa mang cái kiến trúc độc nhất vô nhị, là niềm tự hào của đất nước – Chùa Một Cột.

Chùa Một Cột xưa nằm ở phía Tây hoàng thành Thăng Long thời Lý nay thuộc quận Ba Đình – lòng thủ đô Hà Nội. Một vẻ đẹp thanh bình nổi bật giữa chốn thành thị nhộn nhịp, có lẽ vì chính cái kiến trúc độc đáo nhưng thanh tịnh này mà Chùa Một Cột ngày càng được nhiều người biết đến. Chùa thuộc trong quần thể kiến trúc gồm chùa và toà đài nằm giữa hồ được biết đến với cái tên Diên Hựu tự hay Hoa Liên đài. Ban đầu, Diên Hựu tự chỉ bao gồm Chùa Một Cột tức một toà đài nhỏ được nâng lên bởi một cột đá với tượng Quan Âm được đặt bên trong.

Cột đá cao chừng 2 trượng, 8 cạnh hình bông sen, bề ngoài được khắc bài kinh Lăng Nghiêm, nhìn vào thì cứ tưởng cột là một khối hoàn chỉnh nhưng thật ra là do 2 khối liên kết với nhau tạo thành. Đầu trục nâng một tòa sen chạm hình vuông gọi là đài Liên Hoa. Đài có cấu trúc mái ngói, lợp bằng ngói ta, trên đỉnh có Lưỡng long chầu nguyệt.

Xung quanh Chùa là một hồ nước vuông gọi là hồ Linh Chiểu, được trồng sen hồng xung quanh. Những đóa sen đang đứng thẳng một cách uy nghiêm nhưng đằm thắm dường như góp phần tô điểm thêm cho ngôi chùa mang đầy vẻ trầm lắng này. Giữa hồ nước trong xanh, chùa Một Cột cứ như một bông sen nghìn cánh quý giá đang vươn lên dưới ánh mặt trời – một vẻ đẹp duyên dáng phảng phất nét thanh tịnh của chốn linh thiêng. Thật khiến người ta mê hoặc!

Chùa Một Cột được khởi xây vào mùa đông năm 1049 tức năm đầu niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo vua Lý Thái Tông. Nói chùa khiến ta nhớ đến toà sen của Phật Quan Âm là hoàn toàn đúng. Toàn bộ kiến trúc của chùa đều được dựa trên giấc mộng lành của vua Lý Thái Tông và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Truyền thuyết kể rằng vua Thái Tông tuổi đã cao mà chưa có con nên thường đến cầu tự ở các chùa. Một đêm vua nằm chiêm bao thấy Đức Phật Quan Âm hiện trên đài hoa sen trong một cái hồ vuông ở phía Tây thành, tay bế một bé trai kháu khỉnh trao cho nhà vua. Sau đó quả nhiên nhà vua sinh con trai. Thấy ứng nghiệm, vua liền cho lập chùa để thờ Phật Bà Quan Âm. Khi chùa làm xong, vua triệu tập tất cả các tăng ni phật tử ở kinh thành đứng chầu xung quanh, tụng kinh suốt bảy ngày đêm và dựng thêm một ngôi chùa lớn bên cạnh để thờ Phật gọi là chùa Diên Hựu (kéo dài cõi phúc). Đến năm 1105, chùa được tu bổ hoàn toàn. Sau đó, vua Lý Thái Tông cho người sửa ngôi chùa và dựng thêm hai tháp báu.

Hai tháp báu này được xây bằng gạch nung đất trắng, một cạnh gạch có chạm rồng, bên ngoài phủ men trắng. quá trình tu bổ này đã được Binh bộ Thượng thư miêu tả tỉ mỉ: ‘’…Đào hồ thơm Linh Chiêu, giữa hồ trồi lên cột đá, đỉnh cột nở đóa hoa sen nghìn cánh, trên hoa sen dựng tòa điện màu xanh đặt pho tượng. Vòng quanh hồ là dẫy hành lang. Lại đào ao Bích Trì, mỗi bên đều có cầu vồng để bắc đi qua. Phía sân cầu đằng trước, hai bên tả hữu xây tháp lưu ly”. Đoạn miêu tả trên cho ta thấy ngày xưa, chùa Một Cột có một kiến trúc rất phong phú và độc đáo hơn nhiều so với ngày nay.

Thực tế, chùa Một Cột đã được qua nhiều lần sửa chữa vào khoảng những năm 1840-1850 và năm 1922. Đài Liên Hoa hiện nay mà chúng ta thấy là do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng đảm nhiệm sửa chữa. Lần trùng tu lớn nhất hay có thể gọi là xây lại hoàn toàn là vào năm 1954, chùa Một Cột bị giết chết sau một tiếng nổ long trời lở đất dưới tay quân viễn chinh Pháp độc ác, trước khi chúng rút khỏi Hà Nội. Nhưng may thay, sau khi tiếp quản thủ đô, Bộ Văn Hoá Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tiến hành xây dựng lại chùa Một Cột theo kiến trúc cũ. Đóa sen quý giá của dân tộc đã sống lại. Vào ngày 28/4/1962, chùa được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, nghệ thuật kiến trúc.

Là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội, chùa Một Cột mang trong mình một ý nghĩa tôn giáo và văn hóa to lớn. Là cái ý nghĩa tâm linh mà những người đi trước gửi gắm cho con cháu đời sau. Hình ảnh ngôi chùa vẫn đứng vững cho đến ngày nay như đang nói rằng những người có tâm hồn thanh cao, bất khuất của người quân tử là những bông sen cao quý, không hề bị ô uế trước vòng cám dỗ danh lợi, luôn giữ cho mình sự trong sạch giữa chốn bùn nhơ.

Chùa Một Cột quả là một công trình kiến trúc vĩ đại không chỉ đối với người Hà Thành mà còn với người dân trên toàn đất nước. Vẫn còn rất nhiều người cho rằng ngôi chùa bé như vậy, đặc biệt ở chỗ nào? Đúng thế, chùa Một Cột chẳng bao giờ gây hứng thú người khác với cái kích thước nhỏ bé kia nhưng cái tâm linh độc đáo, cái hồn của Hà Nội lại được ngôi chùa thể hiện một cách thật trọn vẹn, thật quý giá.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn thuyết minh về Chùa Một Cột số 3

Một trong những địa điểm thu hút khách du lịch của Việt Nam đó là các địa điểm kiến trúc thời phong kiến xưa kia. Không chỉ độc đáo với đặc điểm kiến trúc đẹp mà còn thể hiện giá trị lịch sử và văn hóa từ xa xưa của người Việt Nam. Một trong những kiến trúc độc đáo ấy chính là chùa Một Cột.

Chùa Một Cột là nơi có đặc điểm kiến trúc độc đáo nhất Hà Nội. Nằm trong khu di tích chùa Diên Hựu, thôn Thanh Bảo, Quảng Đức thời nhà Lý, nay chùa Một Cột thuộc Ba Đình gần lăng Bác, Hà Nội. Chùa được khởi công xây dựng vào tháng 10 năm 1049 âm lịch. Theo sử sách kể lại, ngôi chùa được xây dựng theo một giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028 -1054). Kể rằng, có một lầm vua Lý Thái Tông đã mơ thấy phật Quan Âm ngồi trên đài sen và dắt mình lên đài. Nhà vua đã kể cho bề tôi nghe và được nhà sư Thiền Tuệ gợi ý xây dựng chùa và nhà vua đã dựa theo thiết kế của nhà sư để xây ngôi chùa này.

Ngôi chùa được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ dựa trên hình tượng bông sen đang nở. Cột ở giữa tượng trưng cho thân sen, bên trên là đài sen, bên trong có tượng phật bà Quan Âm để thờ. Đến năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc của chùa và xây thêm hồ Linh Chiểu. Ngày nay, chùa chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ gồm có đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh chùa là 3m, mái cong, dựng trên cột đá cao 4m đường kính 1,2m. Cột đá là 2 mảnh chồng lên nhau thành một khối. Tiếp đến là hệ thống đòn bẩy giữ cho ngôi chùa thăng bằng. Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một cột đúng với tên gọi của nó. Đó là được xây dựng trên một cái cột đá tròn vươn lên khỏi mặt nước như bông sen vươn lên khỏi mặt hồ. Hồ bao quanh chùa này hình vuông được xây dựng bằng gạch tráng men màu xanh.

Đến nay, chùa Một cột đã được trùng tu và tôn tạo rất nhiều lần. Chùa Một Cột là không chỉ là nét đẹp kiến trúc độc đáo mà còn là biểu tượng thể hiện sự phát triển của Việt nam trong giai đoạn lịch sử thời vua Lý. Bởi vậy nên tháng 4 năm 1962, chùa được xếp vào hạng di tích lịch sử, nghệ thuật kiến trúc. Là một trong những biểu tượng của Thủ đô Hà Nội, chùa Một Cột mang trong mình ý nghĩa tôn giáo và văn hóa to lớn. Nó mang ý nghĩa tâm linh mà những người đi trước để lại cho con cháu đời sau. Hình ảnh ngôi chùa vẫn đứng vững cho đến ngày nay như là một bằng chứng thể hiện những người có tâm hồn thanh cao của một bậc quân tử là những bông sen quý, không hề bị vẩn đục bởi cám dỗ danh lợi, vẫn thanh khiết giữa chốn bùn nhơ như loài hoa sen thuần khiết.

Giữa Hà Nội bộn bề bon chen, chùa Một Cột là nơi yên bình thanh tịnh. Chùa Một Cột như là một bông sen quý không chỉ của Hà Nội mà còn cả đất nước Việt Nam. Dù có diện tích nhỏ bé, nhưng sức hút của ngôi chùa đối với khách du lịch cả trong và ngoài nước vẫn không hề mai một. Bởi ngôi chùa vẫn vẹn nguyên giá trị của nó cho dù trải qua biết bao năm lịch sử trường kỳ.

Chùa Một Cột là niềm tự hào to lớn của người dân Hà Nội. Với nét đẹp độc đáo trong kiến trúc. Dựa trên hình tượng bông sen để xây dựng ngôi chùa. Đó là điểm ấn tượng mà không một nơi nào có được. Là ngôi chùa thanh tịnh giữa lòng thủ đô bộn bề sôi động. Là điểm dừng chân lý tưởng cho những người muốn thư giãn để tâm hồn được tĩnh lại một chút. Chùa Một Cột là biểu tượng cho sự phát triển văn hóa, tôn giáo của người Việt, là kiến trúc mang giá trị lịch sử to lớn, niềm tự hào của người dân Việt Nam.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn thuyết minh về Chùa Một Cột số 4

Thủ đô Hà Nội vốn đã nổi danh ngàn năm là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, quân sự hàng đầu của nước ta. Xa xưa đã được Lý Công Uẩn hết mực cất nhắc, xem trọng, ra chiếu dời đô từ Đại La về để ổn định đất nước sau 1000 năm loạn lạc, đồng thời về sau nơi đây cũng trở thành đế kinh nơi cư ngụ của đế vương nước ta nhiều đời. Chính vì thế mà mảnh đất có thế “rồng cuộn hổ ngồi” này đã mang trong mình nhiều dấu tích lịch sử đáng quý, tiêu biểu cho sự phát triển phồn thịnh của đất nước ở nhiều lĩnh vực. Trong đó ở lĩnh vực văn hóa, sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo cũng để lại nhiều công trình kiến trúc có giá trị, tiêu biểu nhất phải kể đến chùa Một Cột.

Chùa Một Cột hay còn có các tên gọi khác là chùa Mật, Nhất Trụ Tháp, Liên Hoa Đài, Diên Hựu tự, là một trong những công trình kiến trúc có thiết kế độc đáo nhất nước ta còn tồn tại đến ngày hôm nay (đã trải qua một lần đại tu vào năm 1955 sau trận đánh phá của Pháp). Hiện nay chùa tọa lạc tại phố Chùa Một Cột, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, người đứng đầu là trụ trì Đại đức Thích Tâm Kiên. Ngôi chùa được khởi công xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tông vào khoảng mùa đông tháng mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất. Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa tương truyền là xuất phát từ giấc mơ của vua Lý Thái Tông, khi nhà vua trong một lần nằm ngủ đã mơ thấy được Phật bà Quan m dắt tay đi lên tòa sen. Chính vì thế vua đã theo lời khuyên của nhà sư Thiền Tuệ, xây một ngôi chùa dáng hình giống đài sen, dựng trên một trụ lớn nằm giữa hồ sen. Đến nay qua nhiều triều đại, chùa Một Cột ít nhiều được tu sửa, nâng cấp nhiều lần, tuy nhiên vẫn luôn giữa được đúng kiến trúc, cũng như dáng vẻ của nó từ thời Lý. Ngày nay chùa Một Cột được xếp vào dạng di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia, đồng thời được Tổ chức Kỷ lục Châu Á công nhận là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất” trong khu vực.

Sở dĩ nói chùa Một Cột là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất là bởi kiến trúc 1 cột của nó, theo nhiều tài liệu lịch sử thì lối kiến trúc này đã xuất hiện từ trước đời nhà Lý, xuất hiện trong một số công trình phật giáo phục vụ tu hành của vương tôn quý tộc và trở thành một thực tế nghệ thuật cổ truyền đặc trưng cho nền Phật giáo tại Việt Nam. Tổng thể ngôi chùa được dựng bằng gỗ, bên trong đặt tượng Quan Thế m để thờ tự. Ngôi chùa đã được tu sửa hiện nay có một đài Liên Hoa hình vuông, mỗi cạnh dài 3m, mái cong, lợp ngói. Ở mỗi góc mái đầu đao có trang trí hình Xi Vẫn, trên nóc mái trang trí hình “lưỡng long chầu nguyệt”, tức là hai con rồng cùng chầu mặt trăng.

Trong văn hóa Việt nói riêng và văn hóa phương Đông nói chung, rồng kết hợp với trăng trang trí trên các đình, đền, chùa là biểu trưng cho sức mạnh thần thánh, uy nghiêm, chứa đựng nhiều những giá trị văn hóa, ý nghĩa tâm linh, trí tuệ và mong ước của con người trong các nền văn minh cổ xưa truyền thống. Toàn bộ bộ Liên Hoa đài được đặt, dựng cân đối trên một cột bằng đá có đường kính 1,2m bao gồm hai khối đá lớn chồng khít lên nhau. Từ định cột người ta thiết kế một hệ thống các dầm đỡ bằng gỗ tỏa ra tám góc như hình đài hoa làm điểm tựa cho ngôi đài ở trên. Tổng thể kiến trúc chùa Một Cột nhìn từ xa trông giống như một bông hoa sen lớn vươn lên khỏi mặt nước, mang một vẻ đẹp trong sạch, trong cao, trở thành một biểu tượng cho phật pháp, cũng như biểu tượng văn hóa Việt Nam. Bởi hoa sen từ bao đời nay vẫn được xem là quốc hoa của dân tộc, chứa đựng những giá trị văn hóa sâu rộng không chỉ trong lĩnh vực tu hành mà còn có gắn bó mật thiết với đời sống nhân dân ta.

Về ý nghĩa chùa Một Cột ngày nay, theo nhiều triết học gia phương Đông thì lối kiến độc đáo này là sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố m – Dương, trong đó đài vuông đóng vai trò là âm, cột tròn đóng vai trò là dương, đặc trưng cho quy luật hài hòa của tạo hóa trời – đất, âm – dương, ngũ hành, sinh tử của vạn vật. Đồng thời sự xuất hiện của công trình này cũng là biểu hiện cho tấm lòng tôn sùng và sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo ở nước ta dưới triều Lý. Ngày nay chùa Một Cột trở thành một trong những biểu tượng quan trọng và tiêu biểu nhất của thủ đô Hà Nội, là nơi thu hút hàng vạn khách du lịch tham quan hàng năm. Cũng là niềm tự hào của dân tộc về những dấu tích vẻ vang của đất nước nước ta hàng ngàn năm trước, là biểu tượng cao quý cho tâm hồn người Việt ta từ ngàn đời.

Nếu có dịp ghé thăm thủ đô Hà Nội, các bạn đừng bỏ lỡ cơ hội được đến thăm di tích lịch sử – văn hóa đậm truyền thống dân tộc này một lần nhé. Hãy đến đây để được tận hưởng bầu không khí liêng thiêng của “đóa sen ngàn năm” mà vẫn không ngừng tỏa những hương thơm của thanh sạch, an nhiên, đồng thời luôn giữ trong mình vẻ đẹp cổ kính, lưu giữ sự tài hoa, sáng tạo của lớp người thiên cổ này.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn thuyết minh về Chùa Một Cột số 5

Chùa Một Cột là một cụm kiến trúc gồm ngôi chùa và toà đài xây giữa hồ vuông. Chùa Một Cột nằm trong quần thể chùa Diên Hựu (kéo dài tuổi thọ). Chùa nằm trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía tây hoàng thành Thăng Long thời Lý, nay thuộc phố Chùa Một Cột, quận Ba Đình, Hà Nội.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, chùa được xây dựng vào năm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Báo 1 (1049) đời Lý Thái Tông (Lý Phật Mã). Vua Lý Thái Tông 1028 – 1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên toà sen đưa tay dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, vua kể lại cho các quan nghe, có người cho là điềm không lành. Sư Thiên Tuế khuyên nhà vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, làm toà sen của Phật Quan Âm như đã thấy trong mộng. Chùa xây xong, đài sen nghìn cánh đỡ toàn Phật sắc hồng, trong đặt tượng Phật vàng lấp lánh. Các nhà sư đến làm lễ, đi vòng quanh chùa niệm Phật cầu chúc cho vua sống lâu, vì thế đặt tên là chùa Diên Hựu.

Theo văn bia dựng năm Cảnh Trị 3 do hoà thượng Lê Tất Đại ghi, chùa được dựng từ thời thuộc Đường: “Năm đầu niên hiệu Hàm Thông thời Đường… dựng một cột đá ở giữa hồ, trên cột xây một toà lầu ngọc trong đỏ đặt tượng Phật Quan Âm để thờ cúng. Khí đất chung đúc anh linh, cầu gì được nấy. Đến khi triều Lý xây dựng kinh đô ở đây, cùng noi theo dấu cũ, nên càng linh thiêng. Khi Lý Thánh Tông chưa có hoàng tử, thường đến đó cầu nguyện. Một đêm nằm mộng thấy Phật Ọuan Âm mời lên trên lầu, ôm một đứa bé đặt vào lòng vua. Tháng đó hoàng hậu có mang hoàng tử. Vua bèn sửa thêm ngôi chùa Diên Hựu ở bên phải chùa Một Cột để mở rộng việc thờ cúng…”.

Đời Lý Nhân Tông, năm Anh Vũ Chiêu Thánh 5 (1080) vua cho đúc chuông lớn để treo ở chùa gọi là “Giác Thế chung” (chuông thức tỉnh người đời) và một toà phương đình bằng đá xanh cao tám trượng, nhưng vì chuông quá nặng không sao treo lên được, phải để dưới đất nên đánh không kêu. Chỗ ruộng để chuông thấp, có nhiều rùa đến ở, được gọi là ruộng Ọuy Điền và khoảng chuông cũng được gọi là chuông Quy Điền. Khi quân Minh bị bao vây ở Đông Ọuan, hết quân khí, Vương Thông đã cho phá quả chuông này đế đúc súng đạn.

Quy mô chùa Một Cột vào thế kỷ XII to lớn lộng lẫy hơn hiện nay rất nhiều. Văn bia tháp Sùng Thiện Diên Linh chùa Long Đọi (Hà Nam), dựng năm 1121, tức mười sáu năm sau khi chùa mới hoàn thành, cung cấp cho ta hình ảnh chân thực nhất về ngôi chùa Một Cột thời Lý: “Lòng sùng kính đức Phật, dốc lòng một đạo nhân quả, hướng về vườn Tây cấm nổi danh xây ngôi chùa Diên Hựu”. Theo dấu vết chùa cũ cùng với ý mới của nhà vua (Lý Nhân Tông): Sáng “‘Đào hồ thơm Linh Chiểu, giữa hồ vọt lên cột đá, đình cột nở đoá sen nghìn cánh, trên bông sen đứng vững toà điện màu xanh, trong điện đặt pho tượng vàng nhân đức, vòng quanh hồ là hai dãy hành lang; lại đào ao Bích Trì mỗi bên đều bắc cầu vồng để đi qua. Phía sân cầu đằng trước hai bên tả hữu, xây bảo tháp Lưu Ly”.

“Hàng tháng vào sớm ngày mồng một (ngày sóc), hằng năm vào dịp du xuân, nhà vua ngồi xe ngọc, đến chùa mở tiệc chay, làm lễ dâng hương hoa, cầu cho ngôi báu lâu đài, bày chậu thau làm lễ tắm tượng Phật. Trang sức pho tượng tinh tế, biểu lộ tướng mạo của năm loại chúng sinh…”. Qua văn bia miêu tả, rõ ràng Liên Hoa Đài thời Lý to hơn chùa ngày nay nhiều. Chùa thời Trần cũng không phải là ngôi chùa thời Lý nữa. Như sách Toàn thư đã ghi lại, năm 1249 “mùa xuân, tháng Giêng, sửa lại chùa Diên Hựu, xuống chiếu vẫn làm ở nền cũ”. Chùa đã qua nhiều đợt tu sửa. Đợt sửa chữa lớn vào năm Thiên ủng Chính Bình 18 (1249) gần như phải làm lại toàn bộ.

Thời Lê, triều đình nhiều lần cho tu sửa, thu nhỏ kích thước đài sen và cột đá. Năm 1838.,tổng đốc Hà Ninh Đặng Văn Hoà tổ chức quyên góp thập phương sửa chữa điện đường, hành lang tã hữu, gác chuông và sửa tam quan. Năm 1852, bố chính Tôn Thất Giao xin đúc chuông mới. Năm 1864, tổng đốc TÔI1 Thất Hàm hưng công trùng tu, làm sàn gỗ hình bát giác để đỡ tòa sen, chạm trổ thêm công phu tráng lệ. Năm 1954, trước khi rút quân khỏi Hà Nội, quân Pháp đã đặt mìn và phá đổ chùa. Sau ngày tiếp quản thủ đô, Bộ Văn hóa đã cho tu sửa chùa Một Cột theo đúng kiểu mâu cũ để lại từ thời Nguyễn.

Tòa đài sen (Liên Hoa Đài), được quen gọi là chùa Một Cột có hình vuông mỗi chiều ba mét, mái cong dựng lên cột đá hình trụ cao bốn mét (chưa kể phần chìm dưới đất) có đường kính là 1,2 mét. Trụ đá gồm hai khối, gắn rất khéo, thoạt nhìn như một khối đá liền. Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá. Ở đây có sự kết hợp táo bạo của trí tưởng tượng lãng mạn đầy tinh vi qua hình tượng bông sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiên trúc gỗ bằng hệ thống móng giằng; đặc biệt là sử dụng các cột chống chéo lớn từ cột đến sàn, vừa tạo thế vững chắc, vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ, như đường lượn của cánh sen, thiết lập sự hài hoà giữa mái và sàn bởi một đối xứng ảo.

Cùng với ao hình vuông phía dưới có thể là biểu tượng cho đất (trời tròn, đất vuông), ngôi chùa như vươn lên cái ý niệm cao cả: Lòng nhân ái soi tỏ thế gian. Khối kiến trúc gô đả được phù trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mã thanh lịch. Cảm giác thanh cao cùa kiến trúc như chia sẻ, hoà đồng với trời nước, và màu xanh của cây lá khiến con người giũ sạch ưu phiền, đạt tới sự trong sáng của tâm hồn như nhà sư Huyền Quang (1254 – 1334) dưới thời Trần đã viết:

Vạn duyên bất nhiêu thành giã tục

Bán điềm vô ưu nhãn phóng khoan

Nghĩa là:

Mọi duyên chẳng bợn, ngăn lòng tục,

Phiền nhiễu khuấy làng, rộng nhãn quang.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn thuyết minh về Chùa Một Cột số 6

Đạo Phật vốn phát triển ở nước ta từ hơn nghìn năm trước. Trải qua thời gian, phật giáo có sự gắn kết chặt chẽ với đời sống tâm linh con người, hòa quyện trong dòng lịch sử và văn hóa của đất nước. Ngoài việc mang lại cho con người tinh thần từ bi, lối sống tố đẹp, phạt giáo còn để lại những di tích chùa chiềng hết sức độc đáo, có giá trị tinh thần to lớn. Một trong những công trình xây dựng nổi tiếng nhất đó là Chùa Một Cột, một di tích cổ ở Hà Nội ngày nay.

Chùa Một Cột hay Chùa Mật, Nhất Trụ tháp, Diên Hựu tự. Chùa còn có tên gọi khác là Liên Hoa Đài vì có kiến trúc trong như một đóa hoa sen nở giữa hồ nước. Chùa Một Cột nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội, thuộc quần thể di tích lăng chủ tích Hồ Chí Minh. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất ở Việt Nam.

Chùa Một Cột được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào năm 1049. Đại Việt ký sự toàn thư ghi lại rằng một đêm vua Lý Thái Tông chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên toà sen đưa tay dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, vua kể lại cho các quan nghe, có người cho là điềm không lành. Sư Thiên Tuế khuyên nhà vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, làm toà sen của Phật Quan Âm như đã thấy trong mộng để trấn át điều xấu. Chùa xây xong, đài sen nghìn cánh đỡ toà Phật sắc hồng, trong đặt tượng Phật vàng lấp lánh. Các nhà sư đến làm lễ, đi vòng quanh chùa niệm Phật cầu phúc cho vua sống lâu, vì thế đặt tên là chùa Diên Hựu (với nghĩa là “phúc lành dài lâu” hay “phước bền dài lâu”)

Từ lúc được xây dựng cho đến bây giờ, trải qua hơn nghìn năm tồn tại, chùa nhiều lần được trùng tu xây sửa cho bị hư hoại bởi thời gian và sự tàn phá của giặc ngoại xâm. Vẫn tuân theo nguyên tắc cũ, Chùa tọa lạc trên một trụ đá, nằm giữa hồ nước, không hề thay đổi gì. Về kiến trúc, Chùa Một Cột đạt đến đỉnh cao kiến trúc thời bấy giờ. Nhiều nhà nghiên cứu còn thấy rằng tỉ lệ các bộ phận của chùa tuân thủ tỉ lệ vàng, một tỉ lệ chuẩn mực của kiến trúc đến hoàn hảo.

Chùa Một Cột xây ở giữa hồ nước thả sen, mỗi cạnh hồ 20m, có tường thấp bao xung quanh. Chùa có kiến trúc độc đáo với kết cấu hình vuông, nằm trên một trụ đá, phía trên gồm một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi chùa dựng bên trên, giống như một đóa hoa sen vươn thẳng lên từ mặt hồ. Mái chùa lợp ngói ta, mỗi cạnh 3m, có bốn mái, bốn đầu đao cong được đắp hình đầu rồng. Trụ đá gồm hai khối gắn liền với nhau, đường kính 1,2m, cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất). Lối đi lên chùa là một cầu thang nhỏ làm bằng gạch. Phần trên thân trụ gồm một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi chùa dựng bên trên, giống như một đóa hoa sen vươn thẳng lên từ mặt hồ. Đây chính là nét kiến trúc vô cùng độc đáo của Chùa Một Cột.

Nóc chùa có mặt nguyệt bốc lửa, đầu rồng chầu mặt nguyệt. Trong chùa, tượng đức Phật Quan Âm ngồi trên một bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng, ở vị trí cao nhất. Phía trên tượng Phật là hoành phi “Liên hoa đài” gợi nhớ sự tích nằm mộng của vua Lý dẫn tới việc xây dựng chùa. Từ sân lên sàn chùa để tụng kinh lễ bái, phải bước qua 13 bậc thang rộng 1,4m, hai bên tường gạch, gắn bia đá giới thiệu lịch sử ngôi chùa. Tuy quy mô của chùa không lớn nhưng nó lại mang đến một vẻ đẹp rất riêng, được dựng lên chỉ bằng một cột trụ nhưng vẫn có thể đứng vững chãi, không gì đánh đổ được qua thời gian. Khách phương xa mỗi lần có dịp đến thăm chùa đều ngỡ ngàng trước lối kiến trúc độc đáo của nó.

Ngày nay không có những cánh sen trên cột đá như đã nói đến trong bia văn thời nhà Lý, nhưng ngôi chùa dựng trên cột vươn lên khỏi mặt nước vẫn là kiến trúc độc đáo, gợi hình tượng một bông sen vươn thẳng lên khỏi ao. Ao được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh. Kiến trúc chùa xây dựng gần với kiến trúc nhà Hậu Lê. Sự kết hợp táo bạo của ý tưởng tượng, lãng mạn đầy thi vị qua hình tượng bông sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến trúc gỗ, đá được phù trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà vẫn thanh bạch. Ao hình vuông ở phía dưới biểu tượng cho đất (trời tròn đất vuông) ngôi chùa vươn lên như một ý nghĩa cao cả lòng nhân ái soi tỏ thế gian. Hình ảnh hoa sen là biểu tượng của trí tuệ, của sự trường tồn, sự giải thoát qua nhận thức đậm chất trí tuệ để đi tới cõi niết bàn.

Chùa Một Cột là công trình của phật giáo nhưng kiến trúc lại không giống với bất cứ một tháp Phật nào. Chùa mang đậm tính triết lí nhân văn với vòng ngoài hình vuông tượng trưng cho âm, và cột hình tròn tượng trưng cho dương, trong âm có dương, trong dương có âm. Đây là quy luật tuần hoàn tương sinh, tương khắc của vũ trụ. Vẻ đẹp của nó vừa có vẻ uy nghi cổ kính, lại vừa mang phong thái nhẹ nhàng thanh thoát của cõi Phật.

Chùa Một Cột đã được chọn làm một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội, ngoài ra biểu tượng Chùa Một Cột còn được thấy ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng của Việt Nam. Tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phiên bản Chùa Một Cột. Ngoài ra, tại thủ đô Moskva của Nga cũng có một phiên bản Chùa Một Cột được xây lắp tại Tổ hợp Trung tâm Văn hóa – Thương mại và Khách sạn “Hà Nội – Matxcova”.Chùa còn là biểu tượng cao quý thoát tục của con người Việt Nam.

Chùa Một Cột là nơi quy tục lễ bái và kính ngưỡng của nhân dân thủ đô Hà Nội và các vùng miền khác trong cả nước. Tương truyền trước đây, hằng năm cứ đến ngày 8 tháng 4 âm lịch, vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân khắp Kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội lớn. Ngày nay, những hoạt động ý nghĩa gắn với Chùa Một Cột tiếp tục được duy trì nhằm cầu mong phúc lành, cuộc sống thái bình thịnh trị, muôn dân an ổn.

Ngày 10/11/2012, tổ chức Kỉ lục châu Á đã xác nhận Chùa Một Cột là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”, sau nửa thế kỉ ngôi chùa được xếp hạng Di tích Lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia (1962), sau 6 năm chùa được ghi danh trong sách kỉ lục Guiness Việt Nam “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam”.

Trải qua hàng ngàn năm với biết bao thăng trầm của lịch sử, Chùa Một Cột vẫn giữ được cái hồn của Thăng Long xưa. Một ngôi chùa rất nhỏ bé mong manh nhưng giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng to lớn, lại trường tồn cùng dân tộc, vẫn uy nghiêm trong tâm linh dân tộc, là hình ảnh biểu trưng của Thủ đô, vững vàng trong dòng thời gian bất tận.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn thuyết minh về Chùa Một Cột số 7

Ngày nay, phương tiện giao thông phát triển, cuộc sống của con người ngày càng sung túc hơn và cũng là lúc họ bắt đầu hành trình đi khám phá đất mẹ Việt Nam. Trong suốt ngần ấy thời gian của một đời người, thủ đô Hà Nội là nơi tiếp chân của rất nhiều vị khách du lịch đến tham quan và một trong những địa điểm tiêu biểu, nơi in dấu cho cuộc hành trình ấy, là chùa Một Cột.

Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người lại càng thích thú với những công trình kiến trúc của thời xưa. Nếu Thánh địa Mỹ Sơn ở Tỉnh Quảng Nam hay Tháp Bà Ponagar ở tỉnh Khánh Hòa là những kiến trúc nghệ thuật, văn hóa của người Chăm Pa thời xưa thì chùa Một Cột là đài tượng niệm về những giá trị lịch sử, văn hóa thêm vào những nét kiến trúc độc đáo của phong kiến thời xưa, của nước Đại Việt một thuở. Vốn nằm trong quần thể chùa Diên Hựu trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, chùa ngự trị ở phía tây của hoàng thành Thăng Long đời Lý thời xưa nhưng giờ đây thuộc phố chùa Một Cột, quận Ba Đình, Hà Nội.

Nằm bên tay phải là lăng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng chính là một trong những thuận lợi để nhiều du khách biết đến ngôi chùa và những giá trị văn hóa, tâm linh mà ngôi chùa này mang theo. Chùa Một Cột hay còn có tên gọi khác là chùa Diên Hựu hoặc Liên Hoa Đài. Chùa được xây dựng vào năm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo 1 ( 1049) thuộc đời Lý Thái Tông- theo Đại Việt sử ký toàn thư. Hay nói cách khác, chùa được xây xựng vào tháng 10 năm 1049 âm lịch. Chùa Một Cột là một trong số hình ảnh biểu tượng cho thủ đô Hà Nội. Chùa được xây dựng và tồn tại cho đến ngày nay là nhờ vào giấc mộng trong đêm của vua Lý Thái Tông.

Theo sử sách kể lại, trong một đêm nọ, khi vua lý Thái Tông đang ngủ thì gặp chiêm bao. Trong mơ, ông thấy Phật Bà Quan Âm xuất hiện ngồi thiền trên một tòa đài hình bông sen đang phát sáng, ánh sáng vô cùng rực rỡ, đưa tay dắt vua lên đài. Sáng hôm sau, khi thức giấc, trong buổi chầu vua, Lý Thái Tông kể cho bề tôi nghe về giấc mộng đêm qua. Có người cho rằng đó là điềm xấu nhưng nhà sư Thiên Tuế lại bảo rằng đấy là điều tốt và khuyên vua nên xây chùa. Hiểu được suy nghĩ của nhà sư, vua Lý Thái Tông liền ra lệnh xây chùa và dưới thiết kế của nhà sư dựa trên giấc mơ đêm đó, vua cho xây dựng một cây cột lớn giữa hồ và đài hoa sen có tượng phật Bồ Tát Quan Âm, giống y hệt như trong giấc mơ của vua Lý Thái Tông. Kể từ khi chùa được xây dựng, hằng năm cứ đến ngày rằm mồng một, vua lại đến đặt lễ để cầu phúc.

Ngoài ra, theo một số sách lại viết rằng vua Lý Thái Tông khi ấy đã gần hết tuổi thanh xuân nhưng vẫn chưa có con kế thừa. Trong một đêm nằm ngủ, vua gặp chiêm bao. Trong mơ, Lý Thái Tông, ông nhìn thấy phật Bà Quan Âm xuất hiện ngồi trên tòa đài hình bông sen sáng rực rỡ và trên tay , phật đang bồng bế một đứa bé trai. Vài ngày sau đó, kể từ khi mơ thấy giấc mơ ấy, hoàng hậu bỗng nhiên có thai và sinh ra được một hài tử vô cùng đáng yêu. Vua lấy làm mừng và nghĩ về giấc mơ gặp phật Quan Âm liền sai người xây dựng chùa dưới thiết kế của nhà sư Thiên Tuế dựa trên giấc mơ đó để xây thành như một lời cảm ơn, một lời đa tạ. Nhưng dù theo sử sách nào kể lại thì chùa Một Cột cũng được người đời biết tới là được khơi nguồn từ giấc mơ của vua thời Lý.

Kể từ khi được xây dựng cho đến ngày nay, chùa đã nhiều lần được trùng tu, sửa chữa. Chùa Một Cột ngày nay là thành quả của cuộc tu sửa vào năm 1954, khi thực dân Pháp chính thức đặt thuốc nổ phá chùa vào tối ngày 10 tháng 9 năm 1954 và sang ngày 10 tháng 10 năm 1954, chùa chính thức được tu sửa. Dù trải qua trên dưới hơn 1000 nghìn năm, chịu sự tàn phá của thời gian và bom đạn, chùa Một Cột vẫn giữa được nguyên vẹn những giá trị lịch sử, văn hóa của một thời phong kiến, giúp ta hiểu thêm về nghệ thuật kiến trúc cũng như lịch sử của dân tộc.

Đến với chùa Một Cột, khách du lịch như bước vào một thế giới hoàn toàn khác. Tránh khỏi sự ồn ào của nơi đô thị bon chen, vội vã, chùa Một Cột là nơi vô cùng hoàn hảo cho những vị khách yêu chuộng sự yên tĩnh, an bình. Chùa được xây dựng với một công trình kiến trúc vô cùng độc đáo mà từ trước tới nay chưa một ngôi chùa nào có được. Chùa Một Cột được xây dựng trên một cây cột lớn nằm giữa hồ Linh Chiểu và cũng bởi nó là ngôi chùa duy nhất được xây bằng một cột nên người dân thường gọi là chùa Một Cột. Chùa có dạng hình vuông mỗi chiều khoảng ba mét, mái cong, được lợp bằng bốn mái ngói được đắp hình đầu rồng dựng trên một cột đá lớn với đường kính khoảng 1,2 mét, cao chừng bốn mét ( chưa tính tới phần dưới hồ của cây cột ).

Dưới cây cột, có hai khối đá lớn được khít chặt với nhau, gắn liền như một. Phần giữa thân cột được xem là một hệ thống tám thanh gỗ tạo thành một khung sườn đỡ phần trên của ngôi chùa. Thông thường, ở mỗi ngôi chùa, trên đỉnh chùa đều có một con rồng và chùa Một Cột cũng không ngoại lệ. Trên nốc chùa có đắp hình ” Rồng chầu mặt nguyệt ” hay còn gọi là “Lưỡng long chầu nguyệt”. Hình ảnh của ngôi chùa giống như một đóa hoa sen vươn lên giữa mặt hồ nên chùa còn có tên gọi là Liên Hoa Đài. Nhưng người dân nơi đây vẫn thường gọi là chùa Một Cột.

Đến với chùa Một Cột, du khách sẽ phải đi qua 13 bậc thang được xây dựng để bước vào chùa. Bậc thang rộng 1,4 mét. Hai bên có hai vách tường chắn. Phía bên tay trái trên bậc thang là một bia đá do Tỳ Khưu Lê Tất Đạt ghi với chiều dài 40cm và chiều rộng 30cm. Bên trong chùa, khách du lịch sẽ nhìn thấy một tượng Quan Âm Bồ Tát đang ngồi thiền trên một tòa tháp hoa sen ở phần cao nhất chùa và trên cửa có đề dòng chữ ” Liên Hoa Đài ” nhằm để du khách nhớ lại câu chuyện nằm mộng rồi xây dựng nên chùa Một Cột như ngày hôm nay của vua Lý Thái Tông. Tượng phật và đài hoa sen được làm giống y hệt như trong giấc mơ.

Theo lời kể, xưa, cứ vào ngày 8 tháng 4 âm lịch, vua Lý Thái Tông lại đến chùa để làm lễ tắm phật và làm lễ phóng sinh trong tiếng hò reo của nhân dân. Sức mạnh của thời gian cùng với bom đạn đã tàn phá, dù đã trãi qua nhiều lần tu sữa nhưng chùa vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử muôn đời của nó và mang một tính chất tâm linh muôn đời. Theo triết học của phương Đông, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng không gian chùa được xây dựng theo triết lý âm-dương. Chùa được dựng với dạng hình vuông tượng trưng cho âm (đất) trong khi đó cột đỡ chùa có hình tròn tượng trưng cho dương (trời). Từ đó có thể thấy được sự hài hòa giữa âm và dương, giữa trời và đất như mong muốn một cuộc sống yên vui, ấm no , sung túc cho nhân dân. Đến với chùa, du khách không những được hít bầu không khí thanh bình, tĩnh lặng mà còn có mùi hương ngào ngạt của những bông sen dưới hồ Linh Chiểu. Những bông hoa dù sống trong bùn lấy vẫn giữ được vẻ đẹp tinh khiết, trong trắng của một bông hoa đồng nội.

Được xếp vào hạng ”Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia” vào ngày 28 tháng 4 năm 1962, chùa Một Cột cho đến ngày nay vẫn thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Muốn hiểu thêm về chùa Một Cột, bạn nên đến đây và tự mình cảm nhận. Tôi chắc chắn rằng bạn sẽ có một chuyến đi tuyệt vời khi đến với ngôi chùa độc đáo này.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn thuyết minh về Chùa Một Cột số 8

Những năm về đây ngành du lịch của đất nước ta rất phát triển, đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng được cả du khách trong nước và nước ngoài đến thăm quan rất đông như Phong Nha Kẻ Bàng ở Quảng Bình, Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh, Côn Sơn Kiếp Bạc ở Hải Dương, Chùa Một Cột ở Hà Nội, hang Sơn – Đoòng ở Quảng Bình, trong rất nhiều danh lam thắng cảnh của Việt Nam Chùa Một Cột là một danh lam thắng cảnh có kiến trúc độc nhất vô nhị, và là điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách.

Chùa Một Cột thuộc phố chùa Một Cột, Ba Đình, Hà Nội, ngôi chùa này còn có những tên gọi khác như ” Liên Hoa Đài”, “Diên Hựu Tự”, ”Chùa Mật”, ngôi Chùa được xây dựng vào năm 1049. Truyền Thuyết năm 1049 kể lại rằng Vua Lý Thái Tông có nằm mơ thấy Phật Bà Quan Âm ngồi trên tòa sen và dắt Vua lên tòa, sáng hôm sau dậy trong buổi Chầu Vua có kể lại với các bày tôi của mình, sau đó được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa , nhà sư cũng gợi ý thiết kế cho nhà vua, ngôi chùa được dựng giống như trong giấc mơ của vua Lê Thánh Tông, nhà vua cho dựng một cột sau đó làm tòa sen Phật Bà Quan Âm đặt lên côt và nhà vua cho các nhà sư đi vòng quanh tòa sen để tụng kinh cầu mong sự phù hộ của Phật Quan Âm chính vì thế mà lúc đó Chùa có tên là Chùa Diên Hựu, ngôi chùa có kết cấu được làm bằng gỗ.

Năm 6 năm xây dựng năm 1105 nhà vua Lý Thái Tông cho mở rộng kiến chúc ngồi chùa, xây thêm hồ Linh Chiểu. Ngày nay Chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá, bao gồm đài Liên Hoa, có cột đá chồng lên nhau thành một khối, tầng bên trên là những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên, Ngôi Chùa Một Cột có kiến trức vô cùng độc đáo, hình ảnh chiếc cột vươn lên khỏi mặt nước gợi đến hình ảnh những bông hoa sen vươn thẳng lên được bao bọc với hàng lan can với những viên gạch sách loáng.

Trải qua sự bào mòn của thời gian, thì Chùa Một Cột đã có những lần trùng tu, vào những năm 1840 – 1850 và năm 1920. Năm 1954 trùng tư chính điện chùa Diên Hựu, năm 1955 trùng tu sữa chữa đài Liên Hoa, năm 1995 trùng tu ngôi Tam Bảo, năm 1997 trùng tu nhà Mẫu. Chùa Một Cột chính là biểu tượng của Hà nội ngàn năm văn hiến, là một kiến trúc một danh lam thắng cảnh đẹp, nổi tiếng có ý nghĩa về lịch sử và thời đại, ngày 28/4/1962 Chùa Một Cột được bộ văn hóa xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật.

Chùa Một Cột – danh lam thắng cảnh đẹp, mang nét kiến trúc riêng, đã từ lâu Chùa Một Cột đã trở thành nết độc đáo, phong phú của văn hóa Việt, mỗi người dân nên có ý thức giữ gìn, bảo vệ Chùa Một Cột bởi đây chính là tài sản vô giá của Quốc Gia, chính vì những nét riêng, những nét độc đáo là danh lam thắng cảnh này đã thu hút được rất nhiều du khách trong và ngoài nước.

Chùa Một Cột từ lâu đã trở thành nét độc đáo của văn hóa Việt, ngôi chùa không lớn nhưng mang nét kiến trúc riêng. Chính sự độc đáo này đã thu hút rất nhiều lượng khách tham quan ở trong và ngoài nước. Mỗi người dân Việt Nam nên có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản vô giá của quốc gia này.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn thuyết minh về Chùa Một Cột số 9

Một trong trong những công trinh tiêu biếu cho nét đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam là chùa Một Cột.

Được dựng năm 1049, chùa có tên chữ là Diên Hựu, nghĩa là phúc lành dài lâu. Theo truyền tụng, sau khi vua Lý Thái Tông nằm mộng được Phật Bà dắt đi lên tòa sen ngự tọa, quần thần cho là điềm gở, xin vua cho xây ngôi chùa như bông sen nở trên mặt nước đế cầu phúc. Quy mô chùa không nhỏ như hiện nay mà to lớn, lộng lẫy hơn nhiều. Trên một tấm bia ở chùa Long Dọi (Hà Nam Ninh dựng năm 1121 có ghi rõ điêu đó).

Chùa còn có một trong bốn đại khí là Chuông Quy Điền do Ỷ Lan phu nhân cho đúc, nhưng làm xong đánh không kêu, cho là hóa khí nên đế ở ruộng Mùa. Sau này, đến thếkỷ thứ XV, giặc Minh đã phá hủy đế lấy đồng đúc đạn khi bị nghĩa quân Lam sơn vây ở Đông Quan (Hà Nội). Không rõ chuông lún đến bậc nào, chỉ biết rằng đế treo chuông, người ta dựng một phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng, chuông phái nặng cỡ chục tấn.

Về sự bề thế, chùa Một cột có thế xếp vào hàng những ngôi chùa lớn của nước ta, mà ngôi chùa hiện nay qua nhiêu lần trùng tu, chỉ còn phảng phăt hình bóng xưa mà thôi. Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá cao 20m. Ở đây, có sự kểt hợp táo bạo của trí tưởng tượng lãng mạn đầy thi vị qua hình tượng bông sen và những giải pháp hoàn hảo vệ kết cấu kiến trúc gỗ, bằng hệ thống mộng giằng và đặc biệt là sử dụng các cột chống chéo lớn từ cột đến sàn, vừa tạo thế vững chắc,vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ như đường lượn của cánh sen, thiết lập sự hài hòa giữa mái và sàn một cách đối xứng.

Cùng với ao hình vuông phía dưới, có thể là biếu tượng cho đất (trời tròn, đất vuông), ngôi chùa như vươn lên cái ý niệm cao cả: “lòng nhân ái soi tỏ thế gian” mà với quan niệm này, nghệ thuật điêu khắc cố Việt Nam có kiệt tác: “Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay” – Chùa Bút Tháp.

Khối kiến trúc được phụ trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối, đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà còn thanh tịch. Cảm giác choáng ngợp của hình tượng kiến trúc như chia sẻ, hòa đồng vào trời, nước, vào màu xanh ấn hiện của cây lá khiến người đến rũ sạch ưu phiền đế đạt tới sự thanh cao của tâm hồn.

Thượng phương thú dạ nhất chung lan

Nguyệt sắc như ba phong thư đan.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn thuyết minh về Chùa Một Cột số 10

Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nổi tiếng. Một trong những danh thắng có một kiến trúc độc nhất vô nhị, đó là chùa Một Cột. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam.

Chùa Một Cột nằm trong quần thể chùa Diên Hựu trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thǎng Long thời Lý, nay thuộc phố chùa Một Cột, quận Ba Đình – Hà Nội.

Được khởi công xây dựng vào mùa đông tháng mười âm lịch năm1049. Ngôi chùa này còn được gọi là Chùa Mật (gọi theo Hán- Việt là Nhất Trụ tháp), còn có tên gọi khác là “Diên Hựu tự” hay “Liên Hoa Đài”. Theo truyền thuyết, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054) và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào năm1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đánh trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu.

Ngôi chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ.- Năm 1105,vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, quy mô chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá như hình ảnh hiện nay. Bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, mái cong, dựng trên cộtcao 4 m, đường kính 1,2m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên. Ngôi chùa dựng trên cột vươn lên khỏi mặt nước là kiến trúc độc đáo, gợi hình tượng một bông sen vươn thẳng lên khu ao hình vuông được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng nhữngviêngạch sành tráng men xanh.

Chùa Một Cột được trùng tu vào khoảng những năm 1840- 1850 và vào năm 1920. Đài Liên Hoa chúng ta thấy hiện nay được sửa chữa lại năm 1955 do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng đảm nhiệm. Năm 1995, chùa có được trùng tu ngôi Tam bảo với tổng số tiền là 500 triệu đồng,năm 1997 trùng tu nhà Mẫu hơn 200 triệu đồng, còn chính điện chùa Diên Hựu thì được trùng tu từ năm 1954.

Chùa Một cột đã được Bộ Vǎn hoá xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật ngày 28-4-1962. Chùa Một Cột có ý nghĩa tôn giáo, văn hoá to lớn. Đây cũng là biểu tượng của Hà Nội ngàn năm văn vật. Hình ảnh của ngôi chùa này còn tìm thấy trên mặt sau của đồng xu 5000 đồng

Chùa Một Cột từ lâu đã trở thành nét độc đáo của văn hóa Việt, ngôi chùa không lớn nhưng mang nét kiến trúc riêng. Chính sự độc đáo này đã thu hút rất nhiều lượng khách tham quan ở trong và ngoài nước. Mỗi người dân Việt Nam nên có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản vô giá của quốc gia này.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hi vọng bài viết trên cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin về danh lam thắng cảnh chùa Một Cột đồng thời biết cách làm bài văn thuyết minh. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Toplist.vn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *