Ở lớp trước chúng ta đã học các kiểu văn bản hành chính như: văn bản báo cáo, đề nghị, thông báo,…Chương trình Ngữ văn 8 có thêm một loại văn bản nữa đó là văn … xem thêm…bản tường trình. Đây là kiểu văn bản sẽ trình bày một nội dung trong hoàn cảnh cụ thể. Vậy cách viết văn bản tường trình như thế nào? Văn bản tường trình có bố cục giống với những văn vản hành chính đã học như văn bản báo cáo, thông báo hay đề nghị hay không? Tất cả những thắc mắc ấy sẽ đươc giải đáp trong bài này. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Văn bản tường trình” hay nhất mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài soạn “Văn bản tường trình” số 1
I. Đặc điểm của văn bản tường trình
1. Trong các văn bản trên, người viết tường trình là học sinh.
+ Văn bản 1: viết nhằm tường trình việc nộp bài chậm xin nộp bài muộn.
+ Văn bản 2: viết nhằm tường trình việc nhầm lẫn xe đạp mong nhà trường tìm giúp chiếc xe của mình.
2. Nội dung và thể thức bản tường trình.
– Văn bản 1:
+ Trình bày sự việc liên quan đến bản thân (phải chăm sóc bố bị ốm nên xin nộp bài trễ).
+ Trình bày theo hình thức văn bản hành chính.
– Văn bản 2:
+ Trình bày sự việc xảy ra liên quan đến việc bị lấy nhầm xe.
+ Trình bày theo hình thức văn bản hành chính.
3. Người viết văn bản tường trình cần phải có thái độ thành thực, nghiêm túc, khách quan.
4. Một số trường hợp cần viết bản tường trình trong học tập và sinh hoạt ở trường:
– Tường trình khi bị mất tiền trong lớp.
– Tường trình về việc gây sự đánh nhau với bạn.
– Tường trình về việc bỏ giờ học.
II. Cách làm văn bản tường trình
1. Những tình huống cần viết văn bản tường trình.
Các tình huống cần phải viết bản tường trình:
a, Lớp em tự ý tổ chức đi tham quan mà không xin phép thầy cô chủ nhiệm.
– Lớp trưởng là người viết và gửi cô giáo chủ nhiệm và thầy Hiệu trưởng cùng Ban giám hiệu trường.
b, Em làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành.
– Học sinh là người viết và gửi thầy/ cô giáo phụ trách giờ học thí nghiệm.
2. Cách làm văn bản tường trình
a, Thể thức mở đầu văn bản tường trình
b, Nội dung tường trình
c, Thể thức kết thúc văn bản tường trình.
Bài soạn “Văn bản tường trình” số 2
Phần I: ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
Đọc hai văn bản (trang 133 – 134 SGK Ngữ văn 8 tập 2) và trả lời các câu hỏi sau:
1. Trong các văn bản trên, ai là người phải viết tường trình và viết cho ai? Lí do và mục đích cần viết văn bản tường trình?
2. Nội dung và thể thức bản tường trình có gì đáng chú ý?
3. Người viết bản tường trình cần phải có thái độ như thế nào đối với sự việc tường trình?
4. Hãy nêu một số trường hợp cần viết bản tường trình trong học tập và sinh hoạt ở trường.
Trả lời:
Trả lời câu 1 (SGK, trang 135, Ngữ Văn 8, tập hai)
– Trong các văn bản trên thì:
+ Người viết tường trình tự giới thiệu “Em là Phạm Việt Dũng” “Em là Vũ Ngọc KT.
+ Tờ tường trình gửi tới:
“Cô Nguyễn Thị Hương…”
“Ban giám hiệu trường THCS Hòa Bình”
– Bản tường trình được viết ra nhằm mục đích:
+ Văn bản 1: về việc nộp bài chậm
+ Văn bản 2: về việc mất xe đạp
Trả lời câu 2 (SGK, trang 135, Ngữ Văn 8, tập hai)
Tường trình là loại văn bản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.
Văn bản tường trình phải tuân thủ thể thức và phải trình bày đầy đủ, chính xác thời gian, địa điểm, sự việc, họ tên những người liên quan cùng đề nghị của người viết; có đầy đủ người gửi, người nhận, ngày tháng, địa điểm thì mới có giá trị.
Trả lời câu 3 (SGK, trang 135, Ngữ Văn 8, tập hai)
Thái độ của người tường trình phải khách quan, trung thực
Trả lời câu 4 (SGK, trang 135, Ngữ Văn 8, tập hai)
Trong học tập và sinh hoạt ở trường học, có rất nhiều đề tài nội dung mà chúng ta cần phải tường trình. Chẳng hạn:
– Về tình hình lớp mất trật tự
– Về việc mất sổ đầu bài
– Về vấn đề vệ sinh chưa tốt
– Về việc đi trễ
Người viết tường trình có thể là lớp trưởng, cán bộ lớp cũng có thể là một học sinh trong lớp, trong trường
Nơi nhận bản tường trình có thể là cô, thầy chủ nhiệm, cô, thầy bộ môn, cô, thầy văn phòng hoặc ban giám hiệu, hoặc tổ chức đoàn, đội…
Phần II: CÁCH LÀM VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
Câu 1 (SGK, trang 135, Ngữ Văn 8, tập hai)
Tình huống cần phải viết bản tường trình
Trong các tình huống sau, tình huống nào có thể và cần phải viết bản tường trình? Vì sao? Ai phải viết? Viết cho ai?
a) Lớp em tự ý tổ chức đi tham quan mà không xin phép thầy, cô giáo chủ nhiệm.
b) Em làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành.
c) Một số học sinh nói chuyện riêng làm mất trật tự trong giờ học.
d) Gia đình em bị kẻ gian đột nhập lấy trộm tài sản.
Trả lời:
b) Việc làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành gây ảnh hưởng tới giờ học, tới cơ sở vật chất nhà trường. Nếu không tường trình cụ thể thì cô thầy phụ trách thực hành không chủ động tiến hành thí nghiệm và người làm hỏng dụng cụ có thể bị kỉ luật bởi tội cố ý làm hư hại thiết bị trường học.
– Người viết là nhân vật “Em” – chủ thể “làm hỏng dụng cụ thí nghiệm”
– Nơi nhận bản tường trình:
+ Thầy, cô bộ môn thí nghiệm + Cô, thầy phụ trách phòng thí nghiệm.
d) Việc kẻ gian đột nhập lấy cắp tài sản gia đình là một vấn đề phải tường trình. Bởi chỉ có người trong nhà mới nói rõ được cho cơ quan thẩm quyền những thông tin cụ thể về thời gian về cách thức kẻ trộm vào nhà về số của cải bị mất, về khả năng thủ phạm… Trên cơ sở này, những người có chức trách điều tra để truy tìm tội phạm.
– Người viết là ba, mẹ hoặc người lớn tuổi trong nhà.
– Nơi nhận bản tường trình là cơ quan công an của phường, xă.
Câu 2 (SGK, trang 135, Ngữ Văn 8, tập hai)
Cách làm bản tường trình
Lưu ý ba ý
a) Thể thức mở đầu
b) Nội dung
c) Kết thúc
Bài soạn “Văn bản tường trình” số 3
I. Đặc điểm văn bản tường trình
Câu 1:
Văn bản 1:
– Người viết tường trình là học sinh Phạm Việt Dũng, viết để tường trình cô giáo dạy môn văn.
– Mục đích: Xin lùi lại thời gian nộp bài tập làm văn.
– Nội dung: Trình bày sự việc liên quan đến bản thân (phải chăm sóc bố bị ôm nên xin nộp bài trễ).
– Thể thức: Có đầy đủ các phần của một văn bản tường trình.
Văn bản 2:
– Người viết tường trình là học sinh Vũ Ngọc Kí, tường trình với thầy hiệu trưởng sự việc bị lấy nhầm xe đạp.
– Mục đích: Mong được nhà trường quan tâm, giải quyết.
– Thái độ: Người viết bản tường trình có thái độ trung thực, khách quan.
II. Cách làm văn bản tường trình
Câu 1: Những tình huống cần viết bản tường trình:
– Lớp tự ý tổ chức đi tham quan mà không xin phép thầy cô chủ nhiệm thì lớp trưởng phải thay mặt cả lớp viết bản tường trình gửi cho cô giáo chủ nhiệm và thầy hiệu trưởng.
– Làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành, bản thân phải viết tường trình gửi thầy, cô phụ trách phòng thí nghiệm.
– Hai trường hợp còn lại không cần viết bản tường trình.
Câu 2: Cách làm văn bản tường trình:
Một văn bản tường trình phải có đầy đủ các mục sau đây:
1. Quốc hiệu, tiêu ngữ
2. Địa điểm và thời gian làm tường trình
3. Tên văn bản
4. Nơi nhận
5. Nội dung tường trình
6. Lời đề nghị, cam đoan
7. Chữ kí, họ tên người tường trình
Bài soạn “Văn bản tường trình” số 4
A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I- ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
Câu 1. Văn bản 1 người viết bản tường trình là một học sinh, người nhận là cô giáo dạy ngữ văn. Mục đích bản trường trình là nêu rõ lí do vì sao nộp bài chậm và xin phép cô cho mình được nộp bài.
Văn bản 2 người viết là một học sinh, người nhận là ban giám hiệu nhà trường. Mục đích bản tường trình là mong nhà trường giúp tìm lại chiếc xe.
Câu 2. Nội dung của bản tường trình phải trình bày được thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình. Thể thức trình bày của bản tường trình theo quy cách của một văn bản hành chính.
Câu 3. Người viết bản tường trình phải có thái độ tôn trọng đối với người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết; phải trình bày rõ ràng, khách quan sự việc xảy ra; hình thức trình bày phải trang trọng, nghiêm túc.
Câu 4. Các trường hợp cần tường trình trong học tập và sinh hoạt ở trường, ví dụ :
Học sinh đánh nhau trong trường học bị giáo viên yêu cầu viết bản tường trình
Có học sinh lấy cắp đồ của bạn
II- CÁCH LÀM VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
Câu 1. Tình huống cần phải viết bản tường trình
Trả lời:
Trong các tình huống trên, tình huống (a) và (b) cần phải làm bản tường trình,tình huống (d) tùy số tài sản bị mất, nếu tài sản lớn thì tường trình, tài sản nhỏ thì không phải viết tường trình.
Tinh huống (a) lớp trưởng viết tường trình gửi cô giáo chủ nhiệm, tình huống (b) em viết tường trình gửi thủ thư.
Câu 2. Cách làm văn bản tường trình
Một văn bản tường trình cần cõ các mục sau:
a) Thể thức mở đầu văn bản tường trình:
Quốc hiệu, tiêu ngữ ( ghi chính giữa):
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Địa điểm và thời gian làm bản tường trình ( ghi rõ vào góc phải)
Tên văn bản( ghi chính giữa):
BẢN TƯỜNG TRÌNH
Về…….
Người( cơ quan) nhận bản tường trình: Kính gửi:…
b) Nội dung tường trình: Người viết trình bày thời gian địa điểmm diễn biến sự việc, nguyên nhân vì đâu, hậu quả như thế nào, ai chịu trách nghiệm. Thaí độ tường trình nên khách quan trung thực.
c) Thể thức văn bản tường trình: lời đề nghị hoặc cam đoan, chữ kí, và họ tên người tường trình
3. Lưu ý- sgk
Bài soạn “Văn bản tường trình” số 5
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Văn bản tường trình là văn bản dùng để trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.
2. Người viết tường trình là người có liên quan đến sự việc. Người nhận tường trình là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.
3. Văn bản tường trình phải tuân thủ thể thức và phải trình bày đầy đủ, chính xác thời gian, địa diểm, sự việc, họ tên những người liên quan cùng đề nghị của người viết.
Văn bản tường trình phải có đầy đủ họ tên người gửi, người nhận, thời gian, địa điểm thì mới có giá trị.
II – HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
1. Mục đích viết tường trình : trình bày thiệt hại hoặc mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.
2. Tường trình và báo cáo có điểm giống và khác nhau :
a) Giống nhau
– Đều cùng phải tuân thủ thể thức và phải trình bày đầy đủ, chính xác thời gian, địa điểm, sự việc, họ tên những người liên quan.
– Đều phải có đầy đủ họ tên người gửi, người nhận, thời gian, địa điểm thì mới có giá trị.
b) Khác nhau
– Báo cáo : Trình bày lại những công việc đã làm, đã thực hiện được của người viết để người khác được biết, được rõ.
– Tường trình : Trình bày thiệt hại hoặc mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả cần phải xem xét.
3. Bố cục phổ biến của văn bản tường trình :
a) Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa)
b) Địa điểm và thời gian tường trình (ghi góc bên phải)
c) Tên văn bản (ghi chính giữa và thường dùng chữ đậm hoặc in hoa)
d) Người hoặc cơ quan nhận bản tường trình
e) Nội dung tường trình
g) Kết thúc : Lời đề nghị, cam đoan và thời gian làm tường trình ; họ tên và chữ kí của người làm tường trình.
III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Chỗ sai trong việc sử dụng các văn bản :
b) Không dùng văn bản tường trình mà phải dùng Báo cáo kế hoạch thựchiện đại hội.
c) Không dùng văn bản tường trình mà phải dùng Báo cáo kết quả thực hiện kếhoạclĩ.
2. Một số tình huống cần làm bản tường trình :
– Các bạn trực nhật phát hiện trong lớp học mất một chiếc bàn và một chiếc ghế học sinh.
– Một ai đó đã vẽ bậy lên bức tường mới được quét vôi.
3. HS tự làm.
Bài soạn “Văn bản tường trình” số 6
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khi có một sự việc xảy ra (gây hậu quả xấu) khiến cho người có trách nhiệm (hoặc cấp có thẩm quyền) phải xem xét, người liên quan đến sự việc đó phải viết bản tường trình đểtrình bày một cách tường tận, rõ ràng sự việc diễn ra, đồng thời phải nêu rõ mức độ trách nhiệm của mình.
Vậy, văn bản tường trình là loại văn bản trình bày để người có trách nhiệm hoặc cấp có thẩm quyền hiểu đúng bản chất sự việc, mà sự việc ấy có liên quan đến người viết tường trình.
2. Khi viết văn bản tường trình, ngoài những thể thức bắt buộc (quốc hiệu, tiêu ngữ, người tiếp nhận…) cần nêu đầy đủ những thông tin sau:
+ Địa điểm, thời gian xảy ra sự việc.
+ Những người có liên quan đến sự việc.
+ Trình tự, diễn biến sự việc.
+ Nguyên nhân sự việc.
+ Mức độ thiệt hại (nếu có).
+ Trách nhiệm của người viết trong trường hợp sự việc đó gây ra hậu quả.
+ Những đề nghị cụ thể (nếu có).
3. Thể thức của một văn bản tường trình :
a) Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa)
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
b) Địa điểm và thời gian tường trình (ghi góc bên phải)
……………, ngày…… tháng…..năm 2005
c) Tên văn bản (ghi chính giữa và thường dùng chữ đâm hoặc in hoa)
Bản tường trình
(Về việc…………..)
d) Người hoặc cơ quan nhận bản tường trình:
Kính gửi: ………………………………………………………………
e) Nội dung tường trình: tường trình cụ thể, chi tiết diễn biến sự việc.
g) Kết thúc : Lời đề nghị, cam đoan (nếu cần); chữ kí và họ tên của người làm tường trình.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Chỗ sai trong việc sử dụng các văn bản :
a) Trong trường hợp này không viết bản tường trình mà viếtBản tự kiểm điểm.
b) Không dùng văn bản tường trình mà dùngBáo cáo kế hoạch thực hiện đại hội.
c) Không dùng bản tường trình mà phải dùngBáo cáo kết quả thực hiện kế hoạch.
2. Một số tình huống cần làm bản tường trình :
– Trong lớp xảy ra một vụ lộn xộn, lớp trưởng phải làm tường trình nộp lên Ban Giám hiệu.
– Một bạn trong lớp bị mất cặp sách khi cả lớp ra sân tập thể dục. Bạn đó viết bản tường trình để nộp cho cô giáo chủ nhiệm.
3. Em hãy dựa vào hai tình huống vừa nêu ra trong bài tập (2) ở trên để viết bản tường trình theo mẫu đã có trong sách giáo khoa.
Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về tiết học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Toplist.vn.