Top 14 Bài thơ hay của nhà thơ Cao Bá Quát

Cao Bá Quát (1809?-1855) tự Chu Thần, sinh tại Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội, mất giữa trận tiền Quốc Oai trong cuộc khởi nghĩa chống triều đình thời Tự Đức… Tự … xem thêm…Đức tru di ba họ Cao Bá Quát, thu hồi tiêu huỷ văn chương ông. Nhưng ông được lòng dân bảo vệ: Một rừng truyền thuyết ca ngợi tài thơ, lòng dũng cảm, trí thông minh và tinh thần thương dân yêu nước của ông. Tác phẩm của ông còn được lưu đến nay là 1353 bài thơ, 21 bài văn xuôi, một số bài ca trù và khá nhiều câu đối. Blogthoca.edu.vn.vn xin giới thiệu những bài thơ hay của ông.

Bài thơ: Uống rượu tiêu sầu bài 1

Uống rượu tiêu sầu bài 1

Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy,
Cảnh phù du trông thấy đã nực cười.
Thôi công đâu chuốc lấy sự đời,
Tiêu khiển một vài chung lếu láo.
Ðoạn tống nhất sinh duy hữu tửu,
Trầm tư bách kế bất như nhàn.
Dưới thiều quang thấp thoáng bóng Nam san,
Ngoảnh mặt lại cửu hoàn coi cũng nhỏ.
Khoảng trời đất cổ kim, kim cổ,
Mảnh hình hài không có, có không.
Lọ là thiên tứ, vạn chung.

Tiêu đề bài này trong Văn đàn bảo giám chép là Chén rượu tiêu sầu. Sự nghiệp thơ văn Nguyễn Công Trứ lại cho là của Nguyễn Công Trứ với tiêu đề Vịnh nhàn.

Nguồn: Cao Bá Quát toàn tập – tập 1, Trung tâm Nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, 2004

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Bài thơ: Sa hành đoản ca (Bài ca ngắn đi trên bãi cát)

Sa hành đoản ca

Trường sa phục trường sa,
Nhất bộ nhất hồi khước.
Nhật nhập hành vị dĩ,
Khách tử lệ giao lạc.
Quân bất học tiên gia mỹ thuỵ ông,
Đăng sơn thiệp thuỷ oán hà cùng.
Cổ lai danh lợi nhân,
Bôn tẩu lộ đồ trung.
Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu,
Tỉnh giả thường thiểu, tuý giả đồng.
Trường sa, trường sa, nại cừ hà?
Thản lộ mang mang uý lộ đa.
Thính ngã nhất xướng cùng đồ ca.
Bắc sơn chi bắc, sơn vạn điệp,
Nam sơn chi nam, ba vạn cấp,
Quân hồ vi hồ sa thượng lập?

Dịch nghĩa

Bãi cát dài, lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
Mặt trời lặn mà vẫn còn đi.
Khách (trên đường) nước mắt lã chã rơi.
Anh không học được ông tiên có phép ngủ kĩ
Cứ trèo non lội nước mãi, bao giờ cho hết ta oán!
Xưa nay hạng người danh lợi,
Vẫn tất tả ở ngoài đường sá.
(Hễ) quán rượu ở đầu gió có rượu ngon,
(Thì) người tỉnh thường ít mà người say vô số!
Bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao đây?
Bước đường bằng phẳng thì mờ mịt, bước đường ghê sợ thì nhiều.
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam sóng muôn đợt.
Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?

Bài thơ này được sử dụng trong SGK Ngữ văn 11 từ 2007.

Nguồn: Thơ chữ Hán Cao Bá Quát, NXB Văn học, 1976

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Bài thơ: Tài tử đa cùng phú

Tài tử đa cùng phú

Có một người:
Khổ dạng trâm anh;
Nết na chương phủ.

Hoi miệng sữa tuổi còn giọt máu, nét hào hoa chừng ná Tân, Dương!
Chòm tóc xanh vừa chấm ngang vai, lời khí khái hẹn hò Y, Phó.

Nghiêng gợn sóng vẽ vời điển tịch, nét nhạn điểm lăn tăn!
Bút vén mây dìu dặt văn chương, vòng thuyền khuyên lỗ chỗ.

Nghiêng cánh nhạn tếch mái rừng Nhan, Khổng, chí xông pha nào quản chông gai!
Cựa đuôi kình toan vượt bể Trình, Chu, tài bay nhẩy ngại gì lao khổ!

Lắc bầu rượu dốc nghiêng non nước lại, chén tiếu đàm mời mọc Trích Tiên;
Hóng túi thơ nong hết gió trăng vào, cơn xướng hoạ thì thầm Lão Đỗ.

Tươi nét mặt thư sinh lồ lộ, bưng mặt trần toan đạp cửa phù đồ;
Rửa buồng gan du tử nhơn nhơn, giương tay Tạo rắp xoay cơn khí số.

Tưởng đến khi vinh hiển coi thường;
Song nghĩ lại trần ai đếch chỗ.

Lều nho nhỏ kéo tấm tranh lướp tướp, ngày thê lương hạt nặng giọt mưa sa;
Đèn cỏn con co chiếc chiếu loi thoi, đêm tịch mịch soi chung vừng trăng tỏ.

Áo Trọng Do bạc phếch, giãi xuân thu cho đượm sắc cần lao;
Cơm Phiếu Mẫu hẩm sì, đòi tuế nguyệt phải ngậm mùi tân khổ.

Gió trăng rơi rụng, để cái quyên gầy;
Sương tuyết hắt hiu, làm con nhạn võ.

Túi thanh bạch ngược xuôi miền khách địa, trăm nghìn đường chỉ nhện dệt thưa mau;
Đèn toan hàn thức nhắp mái nam song, dăm ba ngọn lửa huỳnh khêu nho nhỏ.

Miệng châu quế rì rầm học vấn, chị chú Tô cẳn nhẳn chỉ hiểm nghèo;
Vai tân sài đủng đỉnh ngâm nga, vợ anh Mãi băn khoăn từng kể khó.

Đói rau rừng, thấy thóc Chu mà trả, đá Thú Dương chơm chởm, xanh mắt Di nằm tót gáy o o;
Khát nước sông, trông dòng đục không vơ, phao Vị Thuỷ lênh đênh, bạc đầu Lã ngồi dai ho lụ khụ.

Trông ra nhấp nhố sóng nhân tình;
Ngoảnh lại vật vờ mây thế cố.

Ngán nhẽ kẻ tham bề khoá lợi, mũ cánh chuồn đội trên mái tóc, nghiêng mình đứng chực cửa hầu môn;
Quản bao người mang cái giàm danh, áo giới lân trùm dưới cơ phu, mỏi gối quỳ mòn sân tướng phủ.

Khéo ứng thù những đám quan trên;
Xin bái ngảnh cùng anh phường phố.

Khét mùi thế vị chẳng thà không!
Thơm nức phương danh nên mới khổ.

Tình uốn éo muốn vạch trời lên hỏi, nào kiếp Chử Đồng đâu tá, nỡ hoài chén ngọc để trần ai;
Trí lăng nhăng toan vượt bể đi tu, hỏi quê Tiên tử nơi mô, xin lĩnh lấy vân đan làm tế độ.

Bài phú Dương Hùng dù nghiệm tá, thì xin tống bần quỷ ra đến miền Đông Hải, để ta đeo vòng thư kiếm, quyết xoay bạch ốc lại lâu đài;
Câu văn Hàn Dũ phỏng thiêng chăng, thì xin tống cùng thần ra đến đất Côn Lôn, để ta gánh vác giang sơn, quyết ném thanh khâm sang cẩm tú.

Nhọc nhằn cơn nhục mát cơn vinh;
Cay đắng lúc cùng bù lúc phú.

Vậy có lời nôm dặn bảo thế gian rằng:
Đừng thấy người bạch diện thư sinh;
Mà cười rằng “đa cùng tài tử”.

Nguồn:
1. Cao Bá Quát toàn tập (tập 1), Trung tâm Nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, 2004
2. Việt văn diễn giảng hậu bán thế kỷ thứ XIX, Nguyễn Tường Phượng, Phan Văn Sách, Bùi Hữu Sung, Trường Nguyễn Khuyến xuất bản, Hà Nội, 1953

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Bài thơ: Nhân sinh thấm thoát

Nhân sinh thấm thoát

Nhân sinh thiên địa nhất nghịch lữ,
Có bao lăm ba vạn sáu nghìn ngày.
Như chiêm bao, như bóng sổ, như gang tay,
Sực nhớ chữ “cổ nhân bỉnh chúc”.
Cao sơn lưu thuỷ, thi thiên trục,
Minh nguyệt thanh phong, tửu nhất thuyền.
Dang tay người tài tử khách thuyền quyên,
Chén rượu thánh, câu thơ thần thích chí.
Thành thị ấy, mà giang hồ ấy,
Ðâu chẳng là tuyết, nguyệt, phong, hoa.
Bốn mùa xuân lại, thu qua.

Nguồn: Cao Bá Quát toàn tập – tập 1, Trung tâm Nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, 2004

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Bài thơ: Vô đề

Vô đề

Thất mã tê phong huếch hoác lai,
Oanh doanh xa mã cộng trì hồi.
Viên trung hảo điểu liêu tiêu ngữ,
Dã ngoại kỳ hoa lác đác khai.
Bạch nhật sạ văn lôi hống động,
Thanh thiên hốt kiến vũ lài nhài.
Khù khờ thi cú đa nhân thức,
Khệnh khạng tương lai vấn tú tài.

Câu 3 và 4 là của nhà vua vốn hay lập dị Tự Đức đặt ra rồi đọc cho các quan nghe, nhưng lại nói là mơ thấy Thần nhân tặng. Cái lập dị là ở hai chữ “liêu tiêu” với chữ “liêu” viết bằng 3 chữ “điểu” theo hình chữ “phẩm” và chữ “tiêu” bằng 4 chữ “điểu” theo dạng 4 góc trên dưới đề huề. Câu kế thì cũng hình thức đó qua hai chữ “lác đác” với chữ “hoa”. Thế nên, Cao Bá Quát mới châm mà rằng đó là 2 câu ở trong một bài thơ hồi xửa hồi xưa thời mà thần còn nấu sử sôi kinh cơ… làm vua quá ngạc nhiên bảo Cao Bá Quát đọc nốt bài thơ đó cho trẫm nghe nào… và Cao Bá Quát biếm ra bài thơ như trên với những chữ “huếch hoác” bằng chữ “mã”, “oanh doanh” bằng chữ “xa”, “hống động” bằng chữ “lôi”, “lài nhài” bằng chữ “vũ”. Vua nghe xong thì âm thầm nín tịt và các quan thì đứng ngẩn đến ngây ra.

Nguồn: Đường thi tuyển dịch, NXB Thuận Hoá, 1997.

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Bài thơ: Uống rượu tiêu sầu bài 2

Uống rượu tiêu sầu bài 2


Thế sự thăng trầm quân mạc vấn,
Yên ba thâm xứ hữu ngư châu.
Vắt tay nằm nghĩ chuyện đâu đâu,
Ðem mộng sự đọ với chân thân thì cũng hệt.
Duy giang thượng chi thanh phong,
Dữ sơn gian chi minh nguyệt.
Kho trời chung, mà vô tận của mình riêng.
Cuộc vuông tròn phó mặc khuôn thiêng,
Ai thành thị, ai vui miền lâm tẩu.
Gõ nhịp lấy, đọc câu “Tương tiến tửu”:
“Quân bất kiến;
Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai,
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi.”
Làm chi cho mệt một đời.

Tiêu đề bài này trong Văn đàn bảo giám chép là Chán đời, Việt Nam ca trù biên khảo chép là Nghĩ đời mà chán.

Nguồn: Cao Bá Quát toàn tập – tập 1, Trung tâm Nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, 2004

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Bài thơ: Dương phụ hành

Dương phụ hành


Tây Dương thiếu phụ y như tuyết,
Độc bằng lang kiên toạ thanh nguyệt.
Khước vọng Nam thuyền đăng hoả minh,
Bả duệ nam nam hướng lang thuyết.
Nhất uyển đề hồ thủ lãn trì,
Dạ hàn vô ná hải phong xuy.
Phiên thân cánh thiến lang phù khởi,
Khởi thức Nam nhân hữu biệt ly!

Dịch nghĩa

Người thiếu phụ phương Tây áo như tuyết
Tựa vai chồng dưới bóng trăng thanh
Nhìn thuyền người Nam thấy đèn lửa sáng
Kéo áo chồng thì thầm nói
Tay cầm uể oải một chén sữa
Đêm lạnh à đây gió biển thổi
Nghiêng mình đòi chồng đỡ dậy
Biết chăng có người Nam đang chịu cảnh biệt ly.

Bài thơ này từng được sử dụng trong chương trình SGK Văn học 11 giai đoạn 1990-2006, nhưng đã được lược bỏ trong SGK Ngữ văn 11 từ 2007.

Nguồn: Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (tập III), NXB Văn hoá, Hà Nội, 1963

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Bài thơ: Bạc mộ (Xẩm tối)

Bạc mộ


Bích tiễu hiên không phong đảo xuy,
Yên thanh sương kính lậu như ty.
Đan lương trước mạn vô tàng diệu,
Bạch điểu phiên duy bất thụ ky.
Bão tất ngâm tàn nhân tự viễn,
Ỷ lâu tâm tại ngã ưng tri.
Tảo mai vãn cúc tung sơ phóng,
Dã khán dao dao hữu kỷ chi.

Dịch nghĩa

Gió thổi ngược trên vách núi cao chót vót
Khói trong sương đậm nhỏ từng giọt như sợi tơ
Đom đóm lập loè không giấu ánh sáng
Muỗi bay lọt vào màn, chẳng bị đói
Bó gối hết hứng ngâm nga, người tự thấy xa vời
Tấm lòng tựa gác lầu, ta nên nhận biết
Mai sớm, cúc muộn tung nở lưa thưa
Cũng thấy rung rinh có mấy cành.

Nguồn: Cao Bá Quát toàn tập – tập 1, Trung tâm Nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, 2004

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Bài thơ: Chiêu Quân

Chiêu Quân


Hán triều mạc sát Mao Diên Thọ,
Tái thượng Hồ già chỉ tự bi.
Nhi nữ tổng đa trường đoạn xứ,
Cổ kim chung hữu mạo lai thì.

Nguyên chú: “Hoặc vị hậu cung giai lộ dĩ kim giả, hữu thị hồ? Vô thị tai! Hữu nghị Mao Diên Thọ ác họa Chiêu Quân giả, dư vị Chiêu Quân chi sắc vô luận dĩ. Đãn sử hoạ công đồ nhiên mạo thủ nhi đan thanh chi, kỷ hà bất ảnh diệt thanh dẫn, đồng vu chúng nhân da. Cẩu tri Chiêu Quân giả, Diên Thọ bất tất thâm cứu, khả hĩ. Tuy dục vật biện, hoặc do hữu thuyết dã.” (Có người nói hậu cung đều dùng vàng hối lộ, có chuyện đó không? Không có chuyện đó. Có người bàn rằng Mao Diên Thọ vẽ Chiêu Quân xấu. Ta cho rằng sắc đẹp của Chiêu Quân không phải bàn nữa. Giả như thợ vẽ chỉ biết dựa vào diện mạo mà vẽ, thì sao chẳng ít nhiều “mất bóng hình, bặt âm thanh” mà trở thành đồng loạt với đám thợ bình thường. Nếu biết Chiêu Quân, chẳng nên buộc tội gắt Diên Thọ, đúng vậy. Tuy muốn không biện luận hoặc giả vẫn có điều cần phải bàn vậy.)

Chiêu Quân vốn tên là Vương Tường, một cung nữ của Hán Nguyên Đế. Tương truyền vua sai họa công vẽ hình các cung nữ để chọn mỗi khi vào chầu. Bọn cung nữ đều hối lộ Mao Diên Thọ để được vẽ đẹp khiến vua mời. Riêng Chiêu Quân không chịu nên vẽ xấu. Khi đó tộc Hung Nô ở phương bắc đang quấy rối, muốn xin vua Hán một người đẹp làm hoàng hậu. Vua xem trong các bức vẽ, chọn ra Chiêu Quân. Khi nàng bái yết lên đường, vua mới nhận ra sắc đẹp vượt trên mọi cung nữ khác. Sau đó Mao Diên Thọ và bọn hoa công đều bị chém. Chiêu Quân sang được ít lâu thì chồng là Thiền Vu chết, em lên thay là một Thiền Vu mới vẫn bắt nàng làm vợ. Có thuyết nói nàng chết và chôn ở đất Hung Nô, cỏ cây nơi đây đều màu trắng, riêng trên mộ nàng cỏ xanh như ở trung nguyên.

Nguồn: Cao Bá Quát toàn tập – tập 1, Trung tâm Nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, 2004

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Bài thơ: Độc dạ cảm hoài (Đêm một mình cảm nghĩ)

Độc dạ cảm hoài

Tân trướng sinh tàn dạ,
Sơ hàn tống miểu thu.
Tuế thời song bệnh nhãn,
Thiên địa nhất thi tù.
Ỷ chẩm khan trường kiếm,
Hô đăng kiểm tệ cừu.
Cưỡng liên tâm lực tại,
Cơ ngoạ bất câm sầu.

Nguồn: Cao Bá Quát toàn tập – tập 1, Trung tâm Nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, 2004.

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Bài thơ: Đến làng Đông Du, đêm ngủ dỗ

Đến làng Đông Du, đêm ngủ dỗ

Đầu sông đứng ngóng quê hương

Quê hương đâu phải dặm trường xa xôi,

Cớ sao mãi chẳng tới nơi,

Vừa đi vừa đứng bồi hồi làm sao?

Thiếu người cáng võng, phải đâu

Cũng không chờ đợi bạn bầu những ai.

Từ khi vướng lấy lụy đời

Nửa bầu máu nóng nhường vơi vơi dần.

Đường đời biển ảo phong vân

Việc đời ấm lạnh bao giờ đổi thay

Mũ treo còn chửa hẹn ngày,

Cỗng sài nào biết sau này nơi nao!

Nghiệp xưa vườn ruộng dăm sào

Rêu hoang cỏ dại ai nào ngó coi!

Họ hàng người cũng thưa rồi

Bữa cơm dưa muối thết mời vẫn chưa.

Biệt ly biết đến bao giờ!

Thà im im bắt, nói ra ngại lời

Trời tây bóng đã xế rồi

Vẫn còn nấn ná quê người một thân.

Nguồn: Cao Bá Quát toàn tập

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Bài thơ: Hoài cảm

Hoài Cảm

Tình khách bâng khuâng mấy dậm đường

Mai tàn, sen đã ngát mùi hương

Màu thu vườn cũ nay sao nhỉ

Hoa lạnh nơi này đã cợt sương.

Nguồn: Cao Bá Quát toàn tập

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Bài thơ: Tài tử với Giai nhân

Tài Tử với Giai Nhân

Tài tử với giai nhân sẵn nợ,

Giải cấu nan là chữ làm sao.

Trải xưa nay chừng đã biết bao,

Kia tan hợp, nọ khửu lưu, đâu dám chắc.

Giai nhân khứ khứ hành hành sắc,

Tài tử triêu triêu mộ mộ tình

Uẩy kia ai, như mây tuôn như nước chảy,

Như gió mát như trăng thanh.

Lơ lửng khéo trêu người chi mãi mãi.

Trời đất có san đi mà sẻ lại,

Hội tương phùng còn lắm lúc về sau.

Yêu nhau xin nhớ lời nhau.

Thường những kẻ giai nhân tài tử,

Chót đa mang vì một chữ tình.

Nghĩ nguồn cơn thẹn với trời xanh,

Tưởng nông nổi giận cùng trăng bạc.

Tương tiếu nhất thanh song lệ lạc,

Khả liên bán điềm thấp châu huyển

Trách vì phận, giận vì duyên

Duyện phận những vì tình nên nông nổi.

Dẫu dạ sắt gan vàng cũng rối,

Vẫn ruột tằm lắm mỗi càng đau.

Tương tư ai để cho nhau.

Nguồn: Cao Bá Quát toàn tập

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Phong cách thơ Cao Bá Quát?

Cao Bá Quát là một trong những nhà thơ nổi tiếng của văn học Việt Nam thời kỳ đầu thế kỷ 19. Phong cách thơ của ông có những đặc điểm nổi bật sau:

  • 1. Tính tự sự và suy tư
    • Thơ của Cao Bá Quát thường mang tính tự sự, thể hiện những suy tư cá nhân và trăn trở trong cuộc sống. Ông thường viết về những vấn đề xã hội, chính trị, và những trăn trở của cá nhân trong thời kỳ của mình.Ví dụ: Trong bài thơ “Bài ca ngất ngưởng,” Cao Bá Quát bày tỏ sự bất mãn với xã hội và chính trị đương thời, thể hiện tinh thần phản kháng và sự khát khao tự do.

    2. Ngôn ngữ và hình ảnh độc đáo

    • Ông sử dụng ngôn ngữ rất độc đáo, với nhiều hình ảnh và biểu tượng phong phú để diễn đạt cảm xúc và ý tưởng. Hình ảnh trong thơ của Cao Bá Quát thường rất sinh động và cụ thể.Ví dụ: Trong bài thơ “Tự tình,” ông dùng hình ảnh “con rồng vàng” để diễn tả nỗi cô đơn và khát vọng tự do cá nhân.

    3. Chủ đề xã hội và chính trị

    • Thơ của Cao Bá Quát thường phản ánh các vấn đề xã hội và chính trị, với sự chỉ trích rõ ràng về tình trạng bất công và những vấn đề của thời đại. Ông thể hiện tinh thần yêu nước và khát vọng thay đổi xã hội.Ví dụ: Trong bài thơ “Những bông hoa và những trái bóng,” ông chỉ trích sự giả dối và tham nhũng trong xã hội, đồng thời bày tỏ khát vọng về một xã hội công bằng hơn.

    4. Tinh thần cách mạng và độc lập

    • Cao Bá Quát có tinh thần cách mạng mạnh mẽ và khát khao độc lập. Ông thể hiện sự phản kháng đối với các thế lực đương thời và khao khát tự do cho đất nước.Ví dụ: Bài thơ “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một ví dụ tiêu biểu về tinh thần cách mạng của Cao Bá Quát, với sự tôn vinh những nghĩa sĩ và cuộc chiến đấu vì tự do.

    5. Thể thơ đa dạng

    • Cao Bá Quát sử dụng nhiều thể thơ khác nhau, từ thơ lục bát truyền thống đến thơ Đường, và cả thơ tự do. Ông có khả năng linh hoạt trong việc sử dụng các thể loại thơ để diễn đạt ý tưởng của mình.Ví dụ: Bài thơ “Tự tình” của Cao Bá Quát là một ví dụ điển hình của thể thơ Đường, với cấu trúc và hình thức truyền thống nhưng nội dung lại rất cá nhân và sâu sắc.

Những đặc điểm này làm cho phong cách thơ của Cao Bá Quát rất độc đáo và ảnh hưởng sâu rộng trong văn học Việt Nam, phản ánh tâm trạng và quan điểm của ông về cuộc sống và xã hội thời kỳ của ông.

Cuối đời, những bài thơ Cao Bá Quát càng nặng trĩu nội tâm. Không chỉ buồn thương, mà có buồn thương cũng không chỉ vì thân danh mình lận đận. Hoài bão của con người một đời chỉ cúi trước hoa mai rộng xa hơn nhiều. Trước cảnh đời ngang trái ấy ông không thể làm tấm bia không chữ: “Thế sự hà kham một tự bi”. Ông phải có thái độ, nhưng thái độ ấy không thể nói trong thơ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *