Soạn văn là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết để giúp học sinh học tốt môn ngữ văn. Cũng giống như nhiều môn học khác cần phải chuẩn bị bài trước khi … xem thêm…đến lớp, soạn văn sẽ giúp học sinh dễ nắm được nội dung của bài hơn, có nhiều ý kiến đóng góp hay và lạ hơn trong quá trình học trên lớp. Vậy phải làm thế nào để soạn văn có hiệu quả? Blogthoca.edu.vn sẽ giúp bạn soạn văn hiệu quả với những kinh nghiệm sau đây.
Đọc kỹ các phần có trong SGK
Việc soạn văn sẽ khiến các bạn học sinh có sự chuẩn bị bài chu đáo hơn. Để soạn bài một cách có hiệu quả, các bạn học sinh nên theo dõi các câu hỏi trong sách giáo khoa, dựa vào đó làm gợi ý để tìm hiểu bài theo định hướng thay vì mông lung không biết soạn như thế nào.
Các phần trong SGK cần đọc kĩ bao gồm:
- Đọc kĩ tác phẩm: Có nhiều bạn vẫn mang quan điểm rằng đọc văn bản là điều không thực sự cần thiết vì chỉ cần sách học tốt, sách tham khảo, đọc sơ qua là có thể hiểu hết vấn đề. Nhưng đây là một sai lầm rất lớn. Đọc kỹ phần tác phẩm là cách giúp soạn văn hiệu quả nhất. Nếu bạn không đọc phần tác phẩm bạn sẽ không nắm được rõ nội dung tác phẩm, các ý chính của bài. Do đó nếu bạn không đọc văn bản khi soạn sẽ ảnh hưởng xấu đến toàn bộ quá trình học môn văn của bạn.Đọc kĩ chú thích: Phần chú thích trong sách giáo khoa là phần giải thích cho các từ khóa, các khái niệm khó hiểu có trong văn bản. Khi các bạn đọc phần chú thích sẽ hiểu kỹ hơn về phần văn bản và biết thêm một số khái niệm giúp vốn từ của bạn trở lên phong phú hơn, đa dạng hơn. Câu hỏi đặt ra tại sao cần như vậy? Vì phần chú thích chính là phần giải thích các từ khóa trong văn bản đó, các em khi đọc kỹ phần chú thích sẽ hiểu thêm về văn bản, có thêm vốn từ phong phú.Đọc kĩ ghi nhớ: Đọc kỹ phần ghi nhớ cũng là cách soạn vănhiệu quả. Vì trong phần ghi nhớ sẽ nêu cho bạn những ý chính, những điều cần nhớ trong bài cũng như những điều mà tác phẩm muốn nói lên là gì. Từ đó bạn sẽ tổng hợp được nội dung bài học, khái quát được bài học dễ dàng nhất.
Nghiên cứu các câu hỏi trong sách giáo khoa
Để soạn văn hiệu quả, các bạn học sinh cần đọc kĩ các câu hỏi trong sách giáo khoa. Các câu hỏi trong sách giáo khoa sẽ là định hướng, giúp học sinh tìm được các ý chính của văn bản từ những câu hỏi đó. Đọc kỹ lại văn bản và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa sẽ giúp học sinh nắm được một phần cơ bản nội dung của văn bản.
Việc trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa là cách tốt nhất giúp bạn khám phá, tìm tòi, xác định và tiếp cận hơn về những phần kiến thức cơ bản tác phẩm muốn nói đến. Không chỉ vậy, khi bạn đã trả lời hết các câu hỏi trước khi đến lớp kết hợp với việc nghe bài giảng của cô giáo sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn về phần kiến thức đó.
Đọc thêm sách tham khảo
Để soạn bài hiệu quả, không chỉ đọc kĩ sách giáo khoa, các bạn học sinh còn nên đọc thêm các loại sách tham khảo. Rất nhiều câu hỏi chúng ta không tự trả lời được nhưng có thể tìm thấy trong sách tham khảo vì thế các bạn học sinh nên đọc sách tham khảo để có thể giải đáp các thắc mắc đó. Sách tham khảo còn mang đến cho học sinh những kiến thức liên quan đến bài học giúp học sinh hiểu sâu hơn, có phông nền kiến thức rộng hơn về bài học đó. Đọc sách tham khảo cũng là một cách để chúng ta tìm thấy được nhiều ý tưởng hay cũng như những điều đặc sắc trong tác phẩm ấy. Tham khảo sách giáo khoa một cách hợp lý sẽ giúp các em soạn bài sâu hơn, học bài tốt hơn.
Tuy nhiên, mỗi học sinh cũng cần lựa chọn sách tham khảo có chất lượng. Những loại sách tham khảo hay và có nội dung chất lượng chắc chắn sẽ giúp các em rất nhiều trong quá trình soạn văn.
Trao đổi với bạn bè
Việc soạn văn không chỉ là công việc cá nhân. Để soạn văn một cách hiệu quả, các bạn có thể lập nên những nhóm học tập để cùng nhau trao đổi, thảo luận về các câu hỏi soạn văn. Việc cùng nhau trao đổi sẽ tạo nên những tương tác học tập, một câu hỏi có thể nhận được nhiều phản hồi, đáp án, từ đó chúng ta có nhiều cách nhìn nhận vấn đề hơn.
Đồng thời, trong nhóm học tập, các bạn học tốt môn văn có thể giúp đỡ các bạn học kém, hướng dẫn bạn cách soạn văn hiệu quả, giới thiệu cho nhau những quyển sách tham khảo hay để soạn bài tốt hơn. Từ đó công việc soạn văn trở thành một công việc vui vẻ chứ không hề nhàm chán.
Tạo niềm yêu thích và hứng khởi với môn Ngữ văn
Yếu tố tâm lý quyết định hành động của học sinh, nhiều bạn ngại học và bỏ bê môn Văn chỉ vì suy nghĩ: Không có năng khiếu, hứng thú, nhanh chán,… sẽ cản trở rất nhiều. Thay vào đó, bản thân hãy tự nhủ rằng: “ Người khác học được mình cũng học được ”. Không giống các môn học Tự nhiên khác như Toán, Lý, Hóa, với Văn học bạn chỉ cần một chút chăm chỉ là hoàn toàn có thể giải quyết. Để yêu thích môn Văn hay bất kỳ môn học nào khác, bạn cần tạo cho mình những suy nghĩ tích cực.
Học tập và tiếp thu Ngữ Văn là một quá trình khám phá từ từ, đừng học khi tư tưởng bị nhồi ép, bắt buộc. Không vì điểm số hay đối phó mà hình thành nên tâm lý căng thẳng bởi như vậy bạn sẽ chẳng cảm nhận được cái hay của Ngữ Văn. Nếu chủ động thực hiện các bí quyết như trên, chắc chắn các em sẽ không còn cảm thấy môn Văn nhàm chán nữa. Hãy học với niềm vui, niềm yêu thích thật sự, lúc đó bạn sẽ thấy việc học Ngữ Văn khá dễ dàng và hơn hết bạn sẽ cảm nhận được nhiều điều tốt đẹp mà nó mang lại.
Ví dụ: Bạn hãy thử đọc một tác phẩm rồi cảm nhận mình là nhân vật trong câu truyện. Sau đó ra những điều mới, những suy nghĩ, ý kiến riêng của bạn dù nó có đúng với khuôn khổ từ trước đến nay hay không. Đôi khi một chút hứng khởi, sáng tạo ngoài lề lại khiến bài văn của bạn thêm nổi bật và được đánh giá cao hơn. Xin chúc các bạn vận dụng những lời khuyên trên một cách hợp lý, bởi vì nó được tổng hợp từ những kinh nghiệm của người đi trước đảm bảo rất hữu ích cho bạn đấy.
Trên đây là những kinh nghiệm giúp học sinh soạn văn kĩ càng, hiệu quả. Hy vọng sau bài viết này, mỗi học sinh sẽ thấy rằng việc soạn văn không còn là công việc khó khăn nữa.