Top 6 Bài soạn “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” của Xi-át-tơn lớp 6 hay nhất

Năm 1854, Tổng thống thứ 14 của nước Mĩ là Phreng-klin Pi-ơ-xơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh Xi-át-tơn đã trả lời bằng bức thư này. Đây là một … xem thêm…bức thư rất nổi tiếng, từng được nhiều người xem là một trong số những văn bản hay nhất về môi trường và thiên nhiên. Qua bức thư trả lời yêu cầu mua đất của Tổng thống Mĩ Phreng-klin, thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tơn, tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại: Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của mình. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” hay nhất đã được Blogthoca.edu.vn tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Bài soạn “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” số 1

I. Đôi nét về tác phẩm: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

1. Hoàn cảnh ra đời
Năm 1854, Tổng thống thứ 14 của nước Mĩ là Phreng-klin Pi-ơ-xơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh Xi-át-tơn đã trả lời bằng bức thư này. Đây là một bức thư rất nổi tiếng, từng được nhiều người xem là một trong số những văn bản hay nhất về môi trường và thiên nhiên

2. Bố cục (3 phần)
– Phần 1 (từ đầu đến “cha ông chúng tôi”): Những điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ
– Phần 2 (tiếp đó đến “Đều có sự ràng buộc”): Những lo âu của người da đỏ về đất đai môi trường sẽ bị tàn phá bởi người da trắng.
– Phần 3 (còn lại): Kiến nghị của người da đỏ về việc bảo vệ môi trường, đất đai.

3. Giá trị nội dung
Qua bức thư trả lời yêu cầu mua đất của Tổng thống Mĩ Phreng-klin, thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tơn,tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại: Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của mình.

4. Giá trị nghệ thuật
– Giọng văn giàu sức truyền cảm
– Phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ

II. Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 139 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, +, Đoạn đầu của bức thư, thủ lĩnh da đỏ sử dụng những hình ảnh nhân hóa:

– Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ

– Những bông hoa ngát hương là người chị, người em.

– Người da đỏ, mỏm đá, vũng nước, chú ngựa “đều cùng một gia đình”.

+, Các phép so sánh thường được sử dụng:

– Nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối là máu của tổ tiên.

– Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông.

b, Tác dụng của so sánh, nhân hóa:

– Thể hiện mối quan hệ giữa con người được thể hiện gắn bó hết sức thân thiết, như là chị em, như là con người trong một gia đình, như là con cái với người mẹ.

– Cha ông, tổ tiên của người da đỏ tồn tại trong thiên nhiên, trong những dòng nước, trong âm thanh của côn trùng và nước chảy.

Câu 2 (trang 139 sgk ngữ văn 6 tập 2)

a, • Sự khác biệt của người da đỏ và da trắng thể hiện ở thái độ đối với đất đai

– Người da trắng:

+ Xa lạ với đất, coi đất là kẻ thù.

+ Cư xử như mua được, tước đoạt được, bán đi như mọi thứ hàng hóa.

+ Chỉ biết khai thác, lấy đi những thứ cần, ngấy nghiến đất để lại đằng sau là bãi hoang mạc.

– Người da đỏ:

+ Trân trọng đất, coi đất như mẹ, như phần máu thịt.

• Sự khác biệt thể hiện ở lối sống:

– Người da trắng:

+ Sống ồn ào trong nhịp sống công nghiệp căng thẳng.

+ Không quan tâm đến không khí

+ Không biết thưởng thức “những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ”.

+ Không quý trọng muông thú.

b, Tác giả dùng nhiều biện pháp nghệ thuật thể hiện thái độ, tình cảm của mình.

– Phép đối lập:

anh em > yên tĩnh > xa lạ > – Điệp ngữ: Tôi biết…tôi biết… Tôi thật không hiểu… Tôi đã chứng kiến…Ngài phải nhớ… Ngài phải giữ gìn… Ngài phải dạy.

– Sự so sánh tương phản, giữa người da trắng và người da đỏ về thái độ thiên nhiên về cách sống.

Câu 3 (trang 140 sgk ngữ văn 6 tập 2)

a, Ý chính của đoạn còn lại của bức thư, yêu cầu tổng thống Mỹ:

– Dạy người da trắng kính trọng đất đai.

– Dạy người da trắng coi đất là mẹ.

– Khuyên người da trắng bảo vệ đất đai là bảo vệ chính mình.

b, Cách hành văn và giọng điệu của đoạn này cũng giống như các đoạn trước:

– Sử dụng điệp ngữ, dứt khoát và mạnh mẽ hơn.

– Khẳng định chắc chắn rằng “Đất là Mẹ”.

c, Đất là Mẹ nhấn mạnh quan hệ mật thiết gắn bó của người với đất:

– Những con người phải có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, bảo vệ Đất.

– Có ý nghĩa đất là nguồn sống, là sự chở che, bảo vệ con người.

– Sự gắn bó này giúp cho con người có thái độ cư xử đúng đắn với đất đai.

Câu 4 (trang 140 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Tác giả sử dụng nhiều phép lặp

– Lặp từ ngữ (điệp ngữ): mảnh đất, tôi biết, dòng nước, người da đỏ, người da trắng.

– Lặp kiểu câu:

Nếu chúng tôi bán… ngài phải…
Ngài phải dạy…
Ngài phải bảo…
Ngài phải biết…
Ngài phải giữ gìn…
– Lặp lại sự đối lập giữa người da đỏ và da trắng. Sự lặp lại tăng hiệu quả nhấn mạnh, làm nổi bật sự khác biệt trong cách sống và trong thái độ với thiên nhiên.

Câu 5 (trang 140 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây hơn một thế kỉ được coi là văn bản hay nhất, bởi:

– Tác giả đã viết với tất cả các tình yêu mến, kính trọng đất đai của người da đỏ.

– Bằng kinh nghiệm sống gần gũi với thiên nhiên, đã chỉ ra tầm quan trọng của đất nước, không khí, muôn thú đối với con người.

– Đặc biệt là thủ lĩnh da đỏ đã nêu lên trách nhiệm của con người phải bảo vệ, giữ gìn môi trường sống, bảo vệ thiên nhiên.

Ảnh minh họa (Nguồn minh họa)

Bài soạn “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” số 2

Trả lời câu 1 (trang 139 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Đọc đoạn đầu của Bức thư của thủ lĩnh da đỏ: từ Đổi với đồng bào tôi đến tiếng nói của cha ông chúng tôi.

a) Hãy chỉ ra những phép so sánh và nhân hoá đã được dùng.

b) Hãy nêu lên tác dụng của phép so sánh và nhân hoá đó, đặc biệt là trong viẽc làm nổi bật quan hệ giữa người da đỏ với “ Đất ”, với thiên nhiên.

Lời giải chi tiết:

a)

* Đoạn đầu của bức thư, thủ lĩnh da đỏ sử dụng những hình ảnh nhân hóa:

– Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ

– Những bông hoa ngát hương là người chị, người em.

– Người da đỏ, mỏm đá, vũng nước, chú ngựa “đều cùng một gia đình”.

* Các phép so sánh thường được sử dụng:

– Nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối là máu của tổ tiên.

– Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông.

b) Những phép so sánh và nhân hoá này đã cho thấy mối quan hệ mật thiết gắn bó giữa người da dỏ với Đất, với thiên nhiên. Họ coi thiên nhiên như máu thịt, như thành viên trong gia đình vì thế, đó là những gì thiêng liêng trong tình yêu của con người đối với nơi mình sinh sống.


Trả lời câu 2 (trang 139 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Đọc đoạn giữa của bức thư: từ Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống đến Mọi vật trên đòi đều có sự ràng buộc.

a) Đoạn văn đã nói lên sự khác biệt, sự đối lập trong cách sống, trong thái độ đối vói Đất, đối với thiên nhiên giữa người da đỏ và người da trắng trên những vấn đề gì?

b) Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để nêu bật sự khác biệt, sự đối lập ấy và để thể hiện thái độ, tình cảm của mình?

Lời giải chi tiết:

a) Sự đối lập thể hiện ở những vấn đề sau:

Người da đỏ

Người da trắng

– Mỗi tấc đất là là thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm.

– Đất là bà mẹ.

– Chúng tôi không thể nào quên được mảnh đất tươi đẹp này.

– Không khí quả là quý giá đối với người da đỏ.

– Ngọn gió mang lại hơi thở đầu tiên của cha ông chúng tôi và cũng là hơi thở cuối cùng của họ.

– Mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi họ đã chinh phục được thì họ sẽ lấn tới.

– Họ đối xử với mẹ đất và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được rồi bán đi.

– Họ sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc.

– Người da trắng chẳng để ý gì đến bầu không khí, muông thú, cây cối.

– Xoá bỏ cuộc sống yên tĩnh, thanh khiết, hoà đồng với thiên nhiên để thay thế bằng cuộc sống thị thành ầm ĩ, ồn ào.

b) Để làm nổi bật những nội dung ấy, tác giả đã sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật phù hợp:

– Phép đối lập (người anh em / kẻ thù; mẹ đất, anh em bầu trời / vật mua được, tước đoạt được; yên tĩnh / ồn ào…).

– Điệp ngữ kết hợp với phép đối lập (Tôi biết, cách sống của chúng tôi khác với cách sống của ngài; Tôi thật không hiểu nổi; Tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác; Nếu chúng tôi… Ngài phải…)

– Sự so sánh tương phản, giữa người da trắng và người da đỏ về thái độ thiên nhiên về cách sống.


Trả lời câu 3 (trang 140 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Đọc phần cuối của bức thư.

a) Nêu các ý chính của đoạn này.

b) Cách hành văn, giọng điệu của đoạn này có gì giống, có gì khác với hai đoạn trên?

c) Nên hiểu thế nào về câu: Đất là Mẹ.

Lời giải chi tiết:

a, Ý chính của đoạn còn lại của bức thư, yêu cầu tổng thống Mỹ:

– Dạy người da trắng kính trọng đất đai.

– Dạy người da trắng coi đất là mẹ.

– Khuyên người da trắng bảo vệ đất đai là bảo vệ chính mình.

b, Cách hành văn và giọng điệu của đoạn này cũng giống như các đoạn trước:

– Sử dụng điệp ngữ, dứt khoát và mạnh mẽ hơn.

– Khẳng định chắc chắn rằng “Đất là Mẹ”.

c, Đất là Mẹ nhấn mạnh quan hệ mật thiết gắn bó của người với đất:

– Những con người phải có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, bảo vệ Đất.

– Có ý nghĩa đất là nguồn sống, là sự chở che, bảo vệ con người.

– Sự gắn bó này giúp cho con người có thái độ cư xử đúng đắn với đất đai.


Trả lời câu 4 (trang 140 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Bức thư đã sử dụng rất nhiều yếu tố của phép lặp. Hãy lập bảng thống kê một số hoặc toàn bộ những yếu tố lặp ấy và chỉ ra tác dụng biểu hiện tư tưởng tình cảm của chúng.

Lời giải chi tiết:

Một số yếu tố lặp (trùng điệp):

– Kí ức, thiêng liêng, người anh em, mẹ, hoang dã, người da đỏ, người da trắng…

– Nếu chúng tôi bán … ngài phải …

– Lặp lại sự đối lập giữa người da đỏ và da trắng. Sự lặp lại tăng hiệu quả nhấn mạnh, làm nổi bật sự khác biệt trong cách sống và trong thái độ với thiên nhiên.

Các yếu tố trên có tác dụng:

– Làm rõ tình cảm gắn bó sâu nặng, thiêng liêng với đất nước, quê hương.

– Phê phán, châm biếm lối sống và thái độ, tình cảm của người da trắng đối với tự nhiên, đất đai, môi trường.

– Thái độ kiên quyết, cứng rắn, tạo đà cho lập luận.

– Hơi văn nhịp nhàng, lôi cuốn thêm khí thế.


Trả lời câu 5 (trang 140 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Hãy giải thích vì sao một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây một thế kỉ rưỡi nay vẫn được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường?

Lời giải chi tiết:

Bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây hơn một thế kỉ được coi là văn bản hay nhất, bởi:

– Tác giả đã viết với tất cả các tình yêu mến, kính trọng đất đai của người da đỏ.

– Bằng kinh nghiệm sống gần gũi với thiên nhiên, đã chỉ ra tầm quan trọng của đất nước, không khí, muôn thú đối với con người.

– Đặc biệt là thủ lĩnh da đỏ đã nêu lên trách nhiệm của con người phải bảo vệ, giữ gìn môi trường sống, bảo vệ thiên nhiên.

Luyện tập

Một số câu hay nói về không khí, ánh sáng, đất, nước, thực vật, thú vật :

– Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng …

– Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi.

– Không khí quả là quý giá đối với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở.

– Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua.


Bố cục

Bố cục: 3 đoạn

– Đoạn 1 (Từ đầu … đến “cha ông chúng tôi”): Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ.

– Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “Đều có sự ràng buộc”): Những lo âu của người da đỏ về đất đai môi trường sẽ bị tàn phá bởi người da trắng.

– Đoạn 3 (Còn lại): Kiến nghị của người da đỏ về việc bảo vệ môi trường, đất đai.

Nội dung chính

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ đã đặt ra được một vấn đề bức xúc, có ý nghĩa to lớn đối với toàn nhân loại: Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn minh họa)

Bài soạn “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” số 3

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (mời các em tham khảo SGK Ngữ văn 6 Tập 2)

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Năm 1854, Tổng thống thứ 14 của nước Mĩ là Phreng-klin Pi-ơ-xơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh Xi-át-tơn đã gửi bức thư này trả lời. Đây là một bức thư rất nổi tiếng, từng được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường.

* Tóm tắt

Đất đai, cùng với mọi vật liên quan đến nó – bầu trời, không khí, dòng nước, động vật, thực vật là những điều thiêng liêng đối với người da đỏ, là bà mẹ của người da đỏ nên không dễ gì đem bán. Cách đối xử của người da trắng mới nhập cư đối với đất là hoàn toàn đối lập với người da đỏ. Nếu người da đỏ buộc phải bán đất thì người da trắng cũng phải đối xử với đất như người da đỏ. “Đất là mẹ” của loài người, điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với con của đất, vì vậy cần phải biết quý trọng đất đai.


* Bố cục: Văn bản có thể được chia làm 3 đoạn:

Đoạn 1: từ đầu => “cha ông chúng tôi”: Những điều thiêng liêng trong ký ức người da đỏ.
Đoạn 2: tiếp => “đều có sự ràng buộc”: Những mối lo lắng của người da đỏ về đất đai và môi trường có thể bị tàn phá bởi người da trắng.
Đoạn 3: còn lại: Kiến nghị của người da đỏ về việc bảo vệ môi trường và đất đai.


II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

a) Đoạn đầu của bức thư, những phép nhân hóa và so sánh được sử dụng trong đoạn văn là:

* So sánh:

tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông
nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối là máu của tổ tiên
* Nhân hóa:

Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ
Bông hoa ngát hương là người chị, người em
Người da đỏ, mỏm đá, vũng nước, chú ngựa đều “cùng chung một gia đình”
b) Tác dụng của phép so sánh và nhân hóa: cho thấy mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa người da đỏ với Đất, với thiên nhiên. Họ coi thiên nhiên như máu thịt, như thành viên trong gia đình. Đó cũng chính là những điều vô cùng thiêng liêng của con người đối với mảnh đất mà mình sinh sống.

Câu 2:

Đoạn văn từ “Tối biết người da trắng không hiểu cách sống” đến “Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc”.

a) Đoạn văn trên đã nói lên sự khác biệt, sự đối lập trong “cách sống”, thái độ đối với “Đất”, đối với thiên nhiên giữa người da đỏ với người da trắng trên những vấn đề:

* Người da đỏ:

Mỗi tấc đất là thiêng liêng trong ký ức và kinh nghiệm
Đất là bà mẹ
Chúng tôi không thể nào quên được mảnh đất tươi đẹp này
Không khí quả là quý giá đối với người da đỏ
Ngọn gió mang lại hơi thở đầu tiên của cha ông chúng tôi và cũng là hơi thở cuối cùng của họ
* Người da trắng:

Mảnh đất này là kẻ thù của họ, và khi họ đã chinh phục được thì họ sẽ lấn tới
Họ đối xử với mẹ đất, anh em bầu trời như những vật tước đoạt được,mua được rồi bán đi
Họ sẽ ngấu nghiến đất đai và để lại đằng sau những bãi hoang mạc
Họ chẳng để ý gì đến bầu không khí, muông thú, cây cối
Xóa bỏ cuộc sống yên tĩnh, thanh khiết, hòa đồng với thiên nhiên, để thay thế bằng cuộc sống thành thị ồn ào, ầm ĩ, lăng mạ.
b) Để nêu lên sự đối lập, sự khác biệt và để thể hiện thái độ, tình cảm của mình, tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật như đối lập, so sánh, nhân hóa. Nhờ đó, cho thấy mối quan hệ của đất với con người được thể hiện gắn bó rất thân thiết, như là anh chị em, như là những người con trong gia đình, như là con cái với người mẹ. Cha ông, tổ tiên của người da đỏ vẫn còn tồn tại trong thiên nhiên, trong những dòng nước, trong âm thanh của côn trùng và nước chảy.

Câu 3:

a) Ý chính của đoạn thư cuối:

Yêu cầu tổng thống Mĩ dạy những người da trắng phải biết kính trọng đất đai
Yêu cầu tổng thống Mĩ dạy những người da trắng coi đất mẹ là mẹ
Yêu cầu tổng thống Mĩ khuyên bảo người da trắng rằng bảo vệ đất đai là bảo vệ chính mình
b) Cách hành văn, giọng điệu của đoạn cuối cũng giống như những đoạn trên là sử dụng điệp ngữ, nhưng có phần dứt khoát và mạnh mẽ hơn. Trong đoạn này, tác giả không nêu sự khác biệt giữa người da trắng và người da đỏ, không đặt vấn đề “nếu…thì…” như ở đoạn trên. Mà tác giả khẳng định Đất là Mẹ, có điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất, con người bảo vệ đất đai là bảo vệ chính mình.

Câu 4:

Bức thư đã sử dụng rất nhiều yếu tố của phép lặp:

Lặp từ ngữ: mảnh đất, tôi biết, dòng nước, người da đỏ, người da trắng,…
Lặp kiểu câu: Nếu chúng tôi bán…ngài phải…; Ngài phải dạy…; Ngài phải bảo…; Ngài phải biết…; Ngài phải giữ gìn…
Tác dụng của những yếu tố trên:

Làm rõ tình cảm gắn bó sâu nặng, thiêng liêng với đất nước, với quê hương của người da đỏ
Phê phán, châm biếm lối sống và thái độ, tình cảm của người da trắng đối với tự nhiên, đất đai, môi trường
Thái độ kiên quyết, cứng rắn, tạo đà cho lập luận
Hơi văn nhịp nhàng, lôi cuốn thêm khí thế


Câu 5:

Một bức thư nói về việc mua bán đất đai cách đây một thế kỷ rưỡi nay vẫn được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường, bởi vì tác giả đã viết lá thư này bằng cả tình yêu thương, niềm kính trọng của mình cũng như của những người da đỏ đối với đất đai. Với kinh nghiệm sống gần gũi với thiên nhiên, tác giả còn chỉ rõ tầm quan trọng của đất, của nước, của không khí và muông thú đối với con người. Qua đó, tác giả cũng nêu lên trách nhiệm của con người là phải bảo vệ, phải giữ gìn môi trường sống và góp phần bảo vệ thiên nhiên.

Ảnh minh họa (Nguồn minh họa)

Bài soạn “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” số 4

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Tác phẩm Bức thư của thủ lĩnh người da đỏ

Hoàn cảnh ra đời: Năm 1854, Tổng thống thứ 14 của nước Mĩ là Phreng-klin Pi-ơ-xơ muốn người da đỏ nhượng bớt đất cho người da trắng. Tù trưởng Xi-át-tơn (Seattle) của bộ lạc da đỏ Đu-oa-mix (Duwamish) và Su-qua-mix (Supuamish) đã trả lời với người đại diện của Tổng thống Hoa Kì – bài trả lời được Tiến sĩ Hen-ri A. Xmít (Henry A.Smith) ghi và dịch ra tiếng Anh.


Nội dung của tác phẩm:

Bức thư được coi là văn kiện hay nhất xưa nay nói về mối quan hệ thiêng liêng của các tộc người thiểu số đối với đất đai quê hương ngàn đời của họ và quan niệm thâm thúy của họ về môi trường sống của con người cũng như tham vọng thôn tính của một đế quốc.

Tóm tắt tác phẩm:

Đất đai, cùng với mọi vật liên quan với nó – bầu trời, không khí, dòng nước, động vật, thực vật – là thiêng liêng đối với người da đỏ, là bà mẹ của người da đỏ nên không dễ gì đem bán. Cách đối xử của người da trắng mới nhập cư đối với đất là hoàn toàn đối lập với người da đỏ, nếu người da đỏ buộc phải bán đất thì người da trắng cũng phải đối xử với đất như người da đỏ. “Đất là mẹ” của loài người, điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất, vì vậy cần phải biết kính trọng đất đai.


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: trang 139 sgk ngữ văn 6 tập 2

Đọc đoạn đầu của Bức thư của thủ lĩnh da đỏ: từ Đổi với đồng bào tôi đến tiếng nói của cha ông chúng tôi.

a) Hãy chỉ ra những phép so sánh và nhân hoá đã được dùng.

b) Hãy nêu lên tác dụng của phép so sánh và nhân hoá đó, đặc biệt là trong viẽc làm nổi bật quan hệ giữa người da đỏ với “Đất”, với thiên nhiên.

Bài làm:
Những phép so sánh và nhân hóa đã được dùng và tác dụng:
Phép nhân hóa:
Mảnh đất này – bà mẹ của người da đỏ => dùng để gọi sự vật trong thiên nhiên.
Những bông hoa ngát hương – người chị, người em của chúng tôi => dùng để gọi sự vật trong thiên nhiên.
Những mỏm đá, những vũng nước – thành viên của một gia đình => dùng để tả hiện tượng thiên nhiên.
Những phép so sánh:
Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối – máu của tổ tiên chúng tôi.
Tiếng thì thầm của dòng nước – tiếng nói của cha ông chúng ta.
b) Việc dử dụng phép nhân hóa và so sánh trong đoạn văn làm cho mối wuan hệ của đất với người trở nên gắn bó và hết sức thân thiết, như anh chị em, như người con trong một nhà, như con cái với cha mẹ. Cha ông, tổ tiên của người da đỏ tồn tại trong thiên nhiên, trong những dòng nước, trong âm thanh của côn trùng và nước chảy.

Câu 2: trang 139 sgk ngữ văn 6 tập 2
Đọc đoạn giữa của bức thư: từ Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống đến Mọi vật trên đòi đều có sự ràng buộc.
a) Đoạn văn đã nói lên sự khác biệt, sự đối lập trong cách sống, trong thái độ đối vói Đất, đối với thiên nhiên giữa người da đỏ và người da trắng trên những vấín đề gì?
b) Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để nêu bật sự khác biệt, sự đối lập ấy và để thể hiện thái độ, tình cảm của mình?
Bài làm:
Câu a: Sự khác biệt của người da đỏ và người da trắng thể hiện ở:
Thái độ đối với đất đai:
Người da trắng xa lạ với đất, coi đất là kẻ thù. Họ cư xử với đâtư như vật mua được, tước đoạt được, bán đi như mọi thứ hàng hóa. Người da trắng chỉ biết khai thác, lấy đi những thứ cần, ngấu nghiến đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc.
Người da đỏ gắn bó, thân thiết, coi đất như mẹ, như một phần của mình.
Sự khác biệt đó còn thể hiện ở lối sống:
Người da trắng sống ồn ào trong nhịp sống công nghiệp căng thẳng, họ không quan tâm đến không khí, không biết thưởng thức “những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ”, không quý trọng muôn thú.
Người da đỏ sống trái lại.
b) Để nêu bật sự khác biệt, sự đối lập và thể hiện thái độ, tình cảm của mình, tác giả đã dùng một số biện pháp nghệ thuật như:
Phép đối lập: giữa anh em và kẻ thù
Yên tĩnh và ồn ào
Xa lạ và thân thiết
Điệp ngữ: Tôi biết… Tôi biết… Tôi thật không hiểu… Tôi đã chứng kiến… ngài phải phải nhớ… Ngài phải gìn giữ… ngài phải dạy… ngài phải bảo…
Sự so sánh tương phản, giữa người da trắng và người da đỏ về thái độ với thiên nhiên, về cách sống.

Câu 3: trang 139 sgk ngữ văn 6 tập 2
Đọc đoạn còn lại của bức thư.
a) Nêu các ý chính của đoạn này.
b) Cách hành văn, giọng điệu của đoạn này có gì giống, có gì khác với hai đoạn trên?
c) Nên hiểu thế nào về câu: Đất là Mẹ.
Bài làm:
Câu a: Các ý chính trong đoạn còn lại của bức thư là:
Yêu cầu tổng thống Mĩ dạy những người da trắng kính trọng đất đai.
Yêu cầu tổng thống Mĩ dạy những người da trắng coi đất mẹ là mẹ.
Yêu cầu tổng thống Mĩ khuyên bảo người da trắng bảo vệ đất đai là bảo vệ chính mình.
Câu b: Cách hành văn, giọng điệu của đoạn này:
Giống với hai đoạn trên: câu văn cầu khiến, giọng văn đầy sức truyền cảm, hấp dẫn.
Khác với hai đoạn trên: giọng văn mạnh mẽ, lập luận đầy sức thuyết phục.
Tác giả không nêu sự khác biệt giữa người da trắng và da đỏ mà chỉ khẳng định Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất. Con người bảo vệ đất đai là bảo vệ chính mình.
Câu c: Đất là Mẹ nhấn mạnh quan hệ mật thiết gắn bó của người với đất. Đất là mẹ nên những người con phải có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, bảo vệ. Đất là Mẹ còn có ý nghĩa đất là nguồn sống, là sự chở che, bảo vệ con người. Sự gắn bó này giúp cho con người có thái độ cư xử đúng đắn với đất đai.

Câu 4: trang 139 sgk ngữ văn 6 tập 2
Bức thư đã sử dụng rất nhiều yếu tố của phép lặp (lặp từ ngữ, lặp ý, lặp kiểu câu). Hãy lập bảng thống kê một số hoặc toàn bộ những yếu tố lặp ấy và chỉ ra tác dụng biểu hiện tư tưởng tình cảm của chúng.
Bài làm:
Phép lặp
– Lặp từ ngữ (Điệp ngữ): mảnh đất, tôi biết, dòng nước, người da đỏ, người da trắng…- Tăng sức biểu cảm
– Lặp kiểu câu:

Nếu chúng tôi bán… ngài phải…
Ngài phải dạy…
Ngài phải bảo…
Ngài phải biết…
Ngài phải giữ gìn…
Khẳng định lập luận, nhấn mạnh ý kiến
– Lặp lại sự đối lập
– Lặp lại sự đối lập giữa người da đỏ và người da trắng: tăng hiệu quả nhấn mạnh, làm nổi bật sự khác biệt trong cách sống và trong thái độ với thiên nhiên.
– Lặp ý: Mảnh đất này là bà mẹ … Đất là mẹ -nhấn mạnh ý chủ đạo

Câu 5: trang 139 sgk ngữ văn 6 tập 2
Hãy giải thích vì sao một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây một thế kỉ rưỡi nay vẫn được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường?
Bài làm:
Một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây hơn một thế kỷ được coi là văn bản hay nhất (trong số những văn bản khác) nói về thiên nhiên và môi trường vì:
Tác giả đã viết với tất cả tình yêu mến, kính trọng đất đai của người da đỏ.
Tác giả bằng kinh nghiệm sống gần gũi với thiên nhiên, đã chỉ ra tầm quan trọng của đất, nước, không khí, và muôn thú đối với con người.
Đặc biệt là thủ lĩnh da đỏ đã nêu lên trách nhiệm của con người phải bảo vệ, giữ gìn môi trường sống, bảo vệ thiên nhiên.

Phần tham khảo, mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong ” Bức thư của thủ lĩnh người da đỏ”

Bài làm:
1. Giá trị nội dung
Bức thư của thủ lĩnh người da đỏ đã nêu ra những điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ về mảnh đất gắn bó như máu thịt với họ cùng những băn khoăn, trăn trở khi bán đất cho người da trắng, thủ lĩnh Xi-át-tơ muốn nhấn mạnh vấn đề mang tính cấp thiết toàn nhân loại: Thiên nhiên, đất đai là tài sản vô cùng quý giá và thiêng liêng đối với mỗi con người, mỗi dân tộc, bởi vậy chúng ta cần sống hòa hợp với tự nhiên, chăm sóc bảo vệ môi trường như bảo vệ chính mạng sống của chúng ta.
Qua tác phẩm, ta cũng hiểu hơn về tình yêu, sự gắn bó sâu sắc đối với mảnh đất quê hương ruột thịt của người thủ lĩnh da đỏ, niềm tự hào về những vẻ đẹp bình dị nhưng rất đỗi nên thơ, tuyệt vời của đất mẹ.
2. Giá trị nghệ thuật
Giọng điệu khi tha thiết, nhẹ nhàng, khi đanh thép, mạnh mẽ.
Kết hợp linh hoạt nghệ thuật so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, biện pháp đối lập tương phản để khẳng định vấn đề.
Cách lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

Ảnh minh họa (Nguồn minh họa)

Bài soạn “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” số 5

I. Bố cục Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Tác phẩm được chia làm 3 phần:

– Phần 1 (từ đầu đến “cha ông chúng tôi“): Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ.

– Phần 2 (tiếp đến “đều có sự ràng buộc“): Những lo âu của người da đỏ về đất đai môi trường sẽ bị tàn phá bởi người da trắng.

– Phần 3 (còn lại): Kiến nghị của người da đỏ về việc bảo vệ môi trường, đất đai.

Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi: “Bức thư có thể chia thành mấy đoạn nêu nội dung chính của từng đoạn?” mà nhiều em học sinh có thể tham khảo và chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1. Đọc đoạn đầu bức thư: từ Đối với đồng bào tôi đến tiếng nói của cha ông chúng tôi.

a) Hãy chỉ ra những phép so sánh và nhân hóa đã được dùng.

b) Hãy nêu lên tác dụng của phép so sánh và nhân hóa đó, đặc biệt là trong việc làm nổi bật quan hệ giữa người da đỏ với “Đất”, với thiên nhiên.

Trả lời

a) Đoạn đầu của bức thư, thủ lĩnh da đỏ sử dụng những hình ảnh nhân hóa:

– Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ

– Những bông hoa ngát hương là người chị, người em.

– Người da đỏ, mỏm đá, vũng nước, chú ngựa “đều cùng một gia đình”.

Các phép so sánh thường được sử dụng:

– Nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối là máu của tổ tiên.

– Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông.

b) Tác dụng của so sánh, nhân hóa:

– Thể hiện mối quan hệ giữa con người được thể hiện gắn bó hết sức thân thiết, như là chị em, như là con người trong một gia đình, như là con cái với người mẹ.

– Cha ông, tổ tiên của người da đỏ tồn tại trong thiên nhiên, trong những dòng nước, trong âm thanh của côn trùng và nước chảy.

Câu 2. Đọc đoạn giữa của bức thư: từ Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống đến Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc.

a) Đoạn văn đã nói lên sự khác biệt, sự đối lập trong “cách sống”, trong thái độ đối với “Đất”, đối với thiên nhiên giữa người da đỏ và “người da trắng” trên những vấn đề gì?

b) Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để nêu bật sự khác biệt, sự đối lập ấy và để thể hiện thái độ, tình cảm của mình?

(Gợi ý: cách dùng phép so sánh, phép nhân hóa, phép lặp, phép đối lập; cách sử dụng các kiểu câu; cách sử dụng từ ngữ, …)

Trả lời

a) Sự khác biệt của người da đỏ và da trắng thể hiện ở thái độ đối với đất đai:

– Người da trắng:

+ Xa lạ với đất, coi đất là kẻ thù.

+ Cư xử như mua được, tước đoạt được, bán đi như mọi thứ hàng hóa.

+ Chỉ biết khai thác, lấy đi những thứ cần, ngấy nghiến đất để lại đằng sau là bãi hoang mạc.

– Người da đỏ:

+ Trân trọng đất, coi đất như mẹ, như phần máu thịt.

Sự khác biệt thể hiện ở lối sống:

– Người da trắng:

+ Sống ồn ào trong nhịp sống công nghiệp căng thẳng.

+ Không quan tâm đến không khí

+ Không biết thưởng thức “những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ”.

+ Không quý trọng muông thú.

b) Tác giả dùng nhiều biện pháp nghệ thuật thể hiện thái độ, tình cảm của mình.

– Phép đối lập:

anh em › ‹ kẻ thù

yên tĩnh › ‹ ồn ào

xa lạ › ‹ thân thiết

– Điệp ngữ: Tôi biết… tôi biết… Tôi thật không hiểu… Tôi đã chứng kiến… Ngài phải nhớ… Ngài phải giữ gìn… Ngài phải dạy.

– Sự so sánh tương phản, giữa người da trắng và người da đỏ về thái độ thiên nhiên về cách sống.


Câu 3. Đọc đoạn còn lại của bức thư.

a) Hãy nêu các ý chính của đoạn này.

b) Cách hành văn, giọng điệu của đoạn này có gì giống, có gì khác với hai đoạn trên?

c) Nên hiểu thế nào về câu: Đất là Mẹ.

Trả lời

a) Ý chính của đoạn còn lại của bức thư, yêu cầu tổng thống Mỹ:

– Dạy người da trắng kính trọng đất đai.

– Dạy người da trắng coi đất là mẹ.

– Khuyên người da trắng bảo vệ đất đai là bảo vệ chính mình.

b) Cách hành văn và giọng điệu của đoạn này cũng giống như các đoạn trước:

– Sử dụng điệp ngữ, dứt khoát và mạnh mẽ hơn.

– Khẳng định chắc chắn rằng “Đất là Mẹ”.

c) Đất là Mẹ nhấn mạnh quan hệ mật thiết gắn bó của người với đất:

– Những con người phải có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, bảo vệ Đất.

– Có ý nghĩa đất là nguồn sống, là sự chở che, bảo vệ con người.

– Sự gắn bó này giúp cho con người có thái độ cư xử đúng đắn với đất đai.


Câu 4. Bức thư đã sử dụng rất nhiều yếu tố của phép lặp (lặp ý, lặp từ ngữ, lặp kiểu câu). Hãy lập bảng thống kê một số hoặc toàn bộ những yếu tố lặp ấy và chỉ ra tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm của chúng.

Trả lời

Tác giả sử dụng nhiều phép lặp:

– Lặp từ ngữ (điệp ngữ): mảnh đất, tôi biết, dòng nước, người da đỏ, người da trắng.

– Lặp kiểu câu:

Nếu chúng tôi bán… ngài phải…

Ngài phải dạy…

Ngài phải bảo…

Ngài phải biết…

Ngài phải giữ gìn…

– Lặp lại sự đối lập giữa người da đỏ và da trắng. Sự lặp lại tăng hiệu quả nhấn mạnh, làm nổi bật sự khác biệt trong cách sống và trong thái độ với thiên nhiên.


Câu 5. Hãy giải thích vì sao một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây một thế kỉ rưỡi nay vẫn được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường?

(Gợi ý: Vận dụng tổng hợp kết quả việc đọc – hiểu ở trên và kết hợp với việc làm bài Luyện tập dưới đây)

Trả lời

Bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây hơn một thế kỉ được coi là văn bản hay nhất, bởi:

– Tác giả đã viết với tất cả các tình yêu mến, kính trọng đất đai của người da đỏ.

– Bằng kinh nghiệm sống gần gũi với thiên nhiên, đã chỉ ra tầm quan trọng của đất nước, không khí, muôn thú đối với con người.

– Đặc biệt là thủ lĩnh da đỏ đã nêu lên trách nhiệm của con người phải bảo vệ, giữ gìn môi trường sống, bảo vệ thiên nhiên.


III. Câu hỏi mở rộng

Câu 1. Văn bản bức thư của thủ lĩnh da đỏ đã đặt ra vấn đề gì?

Trả lời

+ Người da trắng xâm chiếm, khai khẩn đất đai ở Châu Mĩ và họ không biết quý trọng đất đai.

+ Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, chăm lo bảo vệ môi trường.

+ Tất cả con người trên Trái Đất này phải biết yêu quý đất mẹ


Câu 2. Thể loại của văn bản bức thư của thủ lĩnh da đỏ?

Trả lời

Văn bản bức thư của thủ lĩnh da đỏ thuộc thể loại Văn bản nhật dụng, chủ đề: Nói về Thiên nhiên – môi trường.


Câu 3. Nghệ thuật bài bức thư của thủ lĩnh da đỏ là gì?

Trả lời

Nghệ thuật bài bức thư của thủ lĩnh da đỏ gồm:

– Phép so sánh đối lập

– Phép nhân hóa

– Phép điệp ngữ


Câu 4. Các phương thức biểu đạt của bài bức thư của thủ lĩnh da đỏ là gì?

Trả lời

Các phương thức biểu đạt của bài bức thư của thủ lĩnh da đỏ bao gồm cả: phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm, tự sự.


Câu 5. theo em thông điệp quan trọng nhất của bức thư này là gì?

Trả lời

“Con người chưa biết làm tổ để sống, con người giản đơn là một sơi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình.”


IV. Soạn bài phần luyện tập

Chọn một số câu hay trong các đoạn của bức thư trên nói về không khí, ánh sáng, đất, nước, thực vật, thú vật và học thuộc lòng.

Trả lời

Một số câu hay nói về không khí, ánh sáng, đất, nước, thực vật, thú vật:

– Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng …

– Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi.

– Không khí quả là quý giá đối với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở.

– Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua.

Ảnh minh họa (Nguồn minh họa)

Bài soạn “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” số 6

Câu 1. a) Những hình ảnh so sánh và nhân hóa trong đoạn văn vừa đọc:

– Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình.

– Tiếng thì thầm của dòng nước trong vắt sẽ nói lên cái gì đó về kí ức của người da đỏ.

b) Những hình ảnh so sánh và nhân hóa trên cho ta thấy rõ sự gắn bó máu thịt ngàn đời của người da đỏ với thiên nhiên. Đối với họ, thiên nhiên cũng có linh hồn và chính thiên nhiên đã sinh ra họ, đã nâng niu cuộc sống của họ.


Câu 2. a) Đoạn giữa các bức thư vừa đọc thế hiện rõ sự đối lập trong cách sống và trong thái độ đối với đất đai, với thiên nhiên của người da trắng và người da đỏ.

– Cách sống và thái độ đối với đất đai, đối với thiên nhiên của người da trắng:

Các mảnh đất đều như nhau. Họ luôn luôn là những kẻ xa lạ, và chỉ biết khai thác đất đai (lấy đi từ lòng đất những gì họ cần). Họ coi đất đai là kẻ thù và khi đã chinh phục được thì lấn tới. Họ quên cả mồ mả tổ tiên và dòng tộc của mình. Họ coi đất mẹ và bầu trời tước đoạt như các con cừu và các hạt kim cương. Lòng thèm khát tham lam của họ ngấu nghiến đất đai và chỉ để lại những bãi hoang mạc.

Thành phố của người da trắng thì luôn ồn ào, không hề có những âm thanh êm ái của thiên nhiên. Người da trắng xem thường bầu không khí cần để thở. Người da trắng luôn giết hại các muông thú trên các vùng đất đai mà họ lấn chiếm được.

– Cách sống và thái độ đối với đất đai, đối với thiên nhiên của người da đỏ:

Người da đỏ xem đất đai là mẹ, hoa lá cây cỏ là anh em. Họ yêu những âm thanh êm ái dịu dàng của thiên nhiên như từng lá cây lay động vào mùa xuân, tiếng vỗ cánh của côn trùng, tiếng chim đớp mồi, tiếng ếch ban đêm, tiếng gió thổi qua mặt hồ và tiếng nước mưa rơi thấm đượm hương thơm của phấn thông.

Người da đỏ quý yêu bầu không khí thấm đượm hương hoa đồng cỏ. Họ còn xem muông thú sống quanh nơi mình ở là anh em, chúng giúp con người vơi đi nỗi cô đơn về tinh thần.

b) – Trong đoạn văn giữa vừa đọc, để nêu bật sự khác biệt, sự đối lập, tác giả đã dùng phép so sánh, phép nhân hóa, phép lặp, phép đối lập và các kiểu câu mang nội dung khác nhau: khi thì diễn giải vấn đề, khi thì miêu tả cảnh vật, khi thì nêu ra các câu hỏi, khi nêu ra một đòi hỏi, khi khẳng định một vấn đề…

– Từ ngữ được dùng một cách chọn lọc: nhiều chỗ chỉ vài từ đã nêu rõ bản chất của vấn đề: “mảnh đất này là kẻ thù của họ”, “mồ mả tổ tiên của họ, họ còn quên”.

Ở nhiều câu khác, từ ngữ thể hiện rõ tính trữ tình:

“Người Anh-điêng chúng tôi ưa những âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trên mặt hồ, được nước mưa gội rửa và thấm đượm hương thơm của phấn thông”.


Câu 3. Phần còn lại của bức thư (từ “Ngài phải dạy con cháu rằng” … cho đến hết) có các ý chính sau:

– Đòi hỏi Tổng thống Mĩ phải dạy con cháu biết kính trọng đất đai vì sự giàu có của đất đai là do nhiều mạng sống của người da đỏ bồi đắp nên.

– Đòi hỏi Tổng thống Mĩ phải khuyên bảo con cháu coi đất như là Mẹ vì bảo vệ đất đai, bảo vệ môi trường thiên nhiên cũng chính là bảo vệ cho đời sống của con người.

Cách hành văn của đoạn này có các đặc điểm sau: đây là đoạn chót lại các vấn đề đã nêu ở trên nên câu văn nhìn chung là ngắn gọn hơn căc phần trên. Trong đoạn này tác giả cũng vẫn dùng phép lặp để nhấn mạnh ý.

“Đất là mẹ” cần được hiểu như sau: con người sống được là nhờ có đất đai. Đất đai cho con người nơi trú ngụ. Đất đai nuôi sống cây cỏ, thú vật và các thứ này lại nuôi sống con người. Trên mặt đất còn có những dòng suối, con sông cho con người nguồn nước và nguồn thủy sản… Tóm lại nhờ có đất con người mới sống được. Đất đai tựa như người Mẹ đã sinh ra và nuôi sống con người.


Câu 4. Phép lặp được sử dụng nhiều trong bức thư: lặp ý, lặp từ ngữ, lặp kiểu câu:

Mỗi tấc đất là thiêng liêng … mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức … của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó kí ức của người da đỏ.

Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ, và mẹ cũng là một phần của chúng tôi.

Ngài phải dạy con cháu rằng, mảnh đắt này là thiêng liêng và những tia sáng chói chang phản chiếu từ mặt hồ trong vắt sẽ nói lên cái gì đó về kí ức của người da đỏ.

Nếu chúng tôi bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải nhớ rằng …

Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn …

Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác.

Tòi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao …

Ngài phải dạy con cháu rằng mảnh đất dưới chân chúng là …

Ngài phải bảo chúng rằng đất đai giàu có được là do …

Hãy khuyên bảo chúng như chúng tôi thường dạy con cháu mình: đất là Mẹ.


MỘT SỐ TỪ NGỮ LẶP

Bầu trời; chúng tôi; thiêng liêng; thì thầm; kí ức; đất là Mẹ; óng ánh; Ngài phải dạy bảo; long lanh; hoa là người chị, người em; những dòng sông là người anh, người em; mảnh đất; hoang dã; tiếng; âm thanh; không khí; hơi thở; quý giá; bán; mua; trâu rừng; con người; con thú…

– Cách dùng từ ngữ lặp và các kiểu câu lặp bày tỏ được tình cảm yêu mến thật sâu sắc, đằm thắm của người da đỏ đối với thiên nhiên và nguyện vọng bảo vệ thiên nhiên rất thiết tha của họ.


Câu 5. Một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai ở thế kỉ trước mà đến nay vẫn được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường vì:

Qua bức thư này, người da đỏ đã bày tỏ lòng quý trọng thiên nhiên, sự gắn bó của con người và bầu trời, mặt đất, các dòng sông, muôn loài cỏ cây và muông thú. Họ đã tỏ rõ ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sông và họ hiểu sâu sắc rằng bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống cũng chính là bảo vệ cuộc sống của con người.


Tóm tắt:

Qua bức thư trả lời yêu cầu mua đất của Tổng thống Mĩ Phreng-klin, thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tơn, bằng một giọng văn đầy sức thuyết phục. Bằng lối sử dụng phép lặp so sánh, nhân hóa, điệp ngữ đa dạng, đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa cho toàn nhân loại: con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.

Ảnh minh họa (Nguồn minh họa)

Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về bài học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Blogthoca.edu.vn.vn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *