Miêu tả là một phương thức không thể thiếu trong đời sống của con người, nhưng nếu chỉ miêu tả không thôi thì chưa đủ. Bởi tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó … xem thêm…miêu tả chỉ để miêu tả. Chính vì thế trong văn miêu tả còn cần các yếu tố như quan sát, tưởng tượng, so sánh nhận xét. Vậy luyện nói quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả đồng thời áp dụng trong quá trình làm văn như thế nào mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả” hay nhất mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây
Bài soạn “Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả” số 1
Câu 1 (trang 35 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Nhân vật Kiều Phương:
+ Hình dáng: gầy, mặt lọ lem, tóc ngang vai, dáng vẻ thanh mảnh
+ Lời nói: nhẹ nhàng, hóm hỉnh
+ Hoạt động: say sưa vẽ tranh, hoạt bát, khi bị mắng thì xịu mặt xuống rồi lại hát véo von và làm việc
b, Anh trai của Kiều Phương
+ Người anh của Kiều Phương là người ích kỉ, hẹp hòi, vô tâm. Người anh trong bức tranh với người anh thực của Kiều Phương khác. Người anh trong bức tranh của Kiều Phương là người mơ mộng, trong sáng và suy tư.
Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Dàn ý kể về người anh/ chị mình:
– Mở bài: Giới thiệu qua về anh chị: tuổi, nghề nghiệp
– Thân bài: Kể và tả chi tiết:
Hình dáng: đặc điểm về khuôn mặt, dáng người, mái tóc, đôi mắt… (chọn ra đặc điểm nổi bật nhất đặc tả)
Tính tình: nêu những đức tính tốt của anh/ chị đó ( hiền hòa, cởi mở, hài hước, sâu sắc…)
Trong cách ứng xử với mọi thành viên trong gia đình
– Kết bài: Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình đối với anh/ chị đó.
Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
a,
– Mở bài: Không gian, địa điểm của đêm trăng
– Thân bài: Miêu tả chi tiết đêm trăng
+ Hình ảnh bầu trời: cao, nhiều sao
+ Vầng trăng: tròn, sáng tỏ mọi vật
+ Cây cối một màu đen, khi có trăng những phiến lá sáng lấp lánh
+ Nhà cửa sáng rực ánh điện, ánh sáng hắt qua các ô cửa kính muôn màu
b, Có thể sử dụng các hình ảnh so sánh:
+ Bầu trời được điểm tô bởi những ngôi sao nhỏ xíu như những viên kim cương lấp lánh đính trên một bộ váy đen tuyệt đẹp.
+ Vầng trăng tròn như chiếc đĩa bạc khổng lồ, lấp lánh.
Kết bài: Nêu cảm xúc của em về đêm trăng (cảm giác trong lành, thanh bình).
Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Tả cảnh biển (chọn biển Nha Trang)
Mở bài: Dịp nghỉ lễ, nghỉ hè em theo gia đình tới biển Nha Trang nghỉ mát
Thân bài: Khung cảnh biển Nha Trang
+ Cảnh biển vào buổi sáng: mặt nước trong xanh, sóng nhẹ vỗ vào bờ, mặt trời nhô lên từ biển
+ Mọi người nô đùa, tắm biển đông vui, ồn ào
+ Cảnh biển khi mặt trời lên cao: bầu trời cao vời vợi, nước biển xanh ngọc bích, sóng dào dạt vào bờ.
+ Trên bờ biển vắng người, chỉ có những bãi cát dài lấp lánh dưới nắng, chỉ có những cánh hải âu trên không
Kết bài
Nêu cảm xúc của em khi được đi du lịch biển.
Câu 5 (trang 37 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Hình ảnh người dũng sĩ trong trí tưởng tượng của em:
+ Người dũng sĩ sinh ra trong hoàn cảnh có ai đó gặp nạn
+ Hình dáng: cao to, vạm vỡ, gương mặt trẻ trung
+ Hành động: hành hiệp trượng nghĩa, giúp đỡ người yếu thế, tiêu diệt kẻ xấu
+ Dũng sĩ: có sức khỏe phi thường, có thể đánh bại mọi kẻ xấu
+ Phẩm chất nổi bật của dũng sĩ: dũng cảm, kiên cường, hào phóng, hào sảng.
Bài soạn “Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả” số 2
Trả lời câu 1 (trang 35 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Từ truyện “Bức tranh của em gái tôi” đã học, làm dàn ý để nói ý kiến của mình trước nhóm, lớp theo yêu cầu 2 câu hỏi sau.
a) Kiều Phương là người như thế nào? Dựa vào các chi tiết trong truyện, hãy miêu tả lại hình ảnh nhân vật này theo trí tưởng tượng của em.
b) Anh của Kiều Phương là người như thế nào? Hình ảnh người anh trong bức tranh và hình ảnh thực của nhân vật này có gì khác nhau?
Lời giải chi tiết:
a) Nhân vật Kiều Phương
– Hình dáng: Gầy, thanh mảnh, mặt lọ lem, mắt sang, miệng rộng, răng khểnh.
– Tính cách: Hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, độ lượng…, có tài năng và say mê hội hoạ.
b) Nhân vật người anh
– Hình dáng: Gầy, cao, sáng sủa, đẹp trai
– Tính cách: Ghen tị, nhỏ nhen, mặc cảm, ăn năn, hối hận
– Hình ảnh người anh thực và người anh trong bức tranh, xem kĩ thì không có khác nhau. Hình ảnh người anh trong bức tranh do em gái vẽ thể hiện bất chấp tính cách của người anh qua cái nhìn trong sáng, nhân hậu của em gái.
Trả lời câu 2 (trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Kể về người anh, chị của mình
Lời giải chi tiết:
Dàn ý kể về người anh/ chị mình:
– Mở bài: Giới thiệu qua về anh chị: tuổi, nghề nghiệp
– Thân bài: Kể và tả chi tiết:
Hình dáng: đặc điểm về khuôn mặt, dáng người, mái tóc, đôi mắt… (chọn ra đặc điểm nổi bật nhất đặc tả)
Tính tình: nêu những đức tính tốt của anh/ chị đó ( hiền hòa, cởi mở, hài hước, sâu sắc…)
Trong cách ứng xử với mọi thành viên trong gia đình
– Kết bài: Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình đối với anh/ chị đó.
Trả lời câu 3 (trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đêm trăng nơi em ở.
Lời giải chi tiết:
Một số gợi ý:
– Đó là một đêm trăng như thế nào? (Đó là một đêm trăng đẹp vô cùng. Một đêm trăng kì diệu. Một đêm trăng mà cả đất trời, con người và vạn vật như đang tắm gội bởi ánh trăng).
– Đêm trăng ấy có gì đặc sắc, tiêu biểu: bầu trời, đêm, vầng trăng, cây cối, nhà cửa, đường làng, ngõ phố…?
– Để miêu tả cho các bạn thấy một đêm trăng đẹp, em sẽ so sánh những hình ảnh trên như thế nào? (chẳng hạn: Trăng là cái liềm vàng giữa đống sao, trăng toả ánh váng lung linh xuống không gian như dát bạc …)
Trả lời câu 4 (trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Khi miêu tả quang cảnh một buổi sáng trên biển, em sẽ liên tưởng và so sánh được hình ảnh với những gì?
Lời giải chi tiết:
– Mặt trời: như hòn than khổng lồ đỏ rực chiếu xuống mặt biển.
– Bầu trời: Trong veo, rực sáng.
– Mặt biên: Phẳng lì như tấm lụa mênh mông.
– Sóng biển: lăn tăn êm dịu.
– Bãi cát: mịn màng, tươi mát.
– Những con thuyền: say sưa nằm ngủ, gối đầu lên bãi cát.
Trả lời câu 5 (trang 37 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Từ một số truyện cổ đã học và đã đọc, hãy miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của mình.
Lời giải chi tiết:
Lập dàn ý theo những định hướng sau.
– Người dũng sĩ thường sinh ra trong hoàn cảnh như thế nào?
– Người dũng sĩ lớn lên ra sao?
– Hình dáng bên ngoài của người dũng sĩ mạnh mẽ như thế nào?
– Người dũng sĩ có tài năng gì đặc biệt?
Phẩm chất nổi bật của người dũng sĩ?
Bài soạn “Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả” số 3
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
Để học tốt mục này, các em cần hiểu kĩ những nôi dung cơ bản sau:
1. Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung ra được đối tượng miêu tả một cách rõ nét, cụ thể, sinh động như nó vốn có trong cuộc sống thường ngày. Đối tượng miêu tả ở đây có thể là người, vật, cây cối, phong cảnh, cảnh sinh hoạt,… Qua văn miêu tả, người đọc, người nghe như thấy đối tượng hiện lên trước mắt mình.
2. Bởi vậy, để viết đuợc văn miêu tả, ta không thể không quan sát. Quan sát để phát hiện ra những nét mới mẻ, độc đáo, phát hiện ra cái riêng của đối tượng. Quan sát để sao có thể phát hiện cho đúng cái thần đối tượng. Quan sát là để phát hiện cho được cái mà người bình thường chưa thấy, không thấy hoặc chưa cảm hay không cảm như mình. Rồi sau đó, từ cái mới, cái riêng trong quan sát, tiến đến ta sẽ nâng lên thành cái mới, cái riêng trong tình cảm, trong tư tưởng. Cái mới, cái riêng chính là linh hồn của văn học, đặc biệt của văn miêu tả. Nhà văn Tô Hoài đã có lần tâm sự: “Một nhà văn Pháp có nói một câu nổi tiếng: Một trăm thân cây hạch dương giống nhau cả trăm, một trăm ánh lửa giống nhau cả trăm. Mới nhìn tưởng thế, nhưng nhìn kĩ thì thân cây hạch dương nào cũng khác nhau, ngọn lửa nào cũng khác nhau. Trong đời ta gặp hao nhiêu người, phải thấy ra mỗi người mỗi khác nhau không một ai giống ai. Câu ấy dạy tôi bài học thiết thực và tỉ mỉ trong quan sát”. Chỉ có quan sát kĩ mới phát hiện được cái hồn của đối tượng. Tầm quan trọng của quan sát là như vậy.
3. Nhưng nếu chỉ có quan sát không thôi thì chưa đủ. Để có thể giúp người đọc, người nghe hình dung ra được, nhận ra được con người ấy, cảnh vật ấy… người viết cần phải biết tưởng tượng, so sánh và nhận xét. Chính sự tưởng tượng, so sánh, nhận xét vừa giúp cho người đọc, người nghe hình dung được đối tượng miêu tả một cách cụ thể, rõ ràng, vừa làm cho lời văn thêm sinh động, giàu hình ảnh. Ví dụ, nhìn bầu trời đầy sao, Vích-to Huy-gô thấy nó giống như “một cánh đồng lúa chín” và ở đó người đi gặt đã “bỏ quên lại một cái liềm con” (mảnh trăng non) ; còn I. Ga-ga-rin, nhà du hành vũ trụ Nga, lại thấy nó giống như “những hạt giống mới” mà loài người gieo vào vũ trụ. Trong khi đó, đối với Nạm Cao, nhà văn Việt Nam, thì vầng trăng hoặc ánh sao lại được nhìn nhận, được cảm theo một cách khác: “Trăng là cái liềm vàng giữa cánh đồng sao. Trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời. Trăng toả mộng xuống trần gian. Trăng tuôn suối mát để những hồn khát khao ngụp lặn”. Có được những lời văn miêu tả sống động và mới mẻ ấy chính là nhờ vào việc khi quan sát nhà văn đã so sánh, khi so sánh nhà văn đã tưởng tượng, nhận xét. Tác dụng của tưởng tượng, so sánh và nhận xét là như thế.
4. Bởi vậy, có thế thấy rằng:
– quan sát,
– tưởng tượng,
– so sánh,
– nhận xét
là những thao tác chung nhất, cơ bản nhất để viết bài văn miêu tả. Viết bài văn miêu tả cần phải có những điều kiện khác nữa, nhưng đây là những thao tác quan trọng để tạo được nội dung cho bài văn miêu tả.
II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Dựa vào truyện Bức tranh cua em gái tôi, các em sẽ tả Kiều Phương và anh trai của Kiều Phương theo sự tưởng tựợng của mình. Như vậy, các chi tiết trong bài chỉ là những gợi ý để các em hình dung, tưởng tượng và kể theo cách nghĩ riêng của mình về hai nhân vật này. Để giúp người đọc, người nghe hình dung một cách rõ ràng, cụ thể và sinh động về hai nhân vật, các em lưu ý cần chú ý cả ngoại hình lẫn đời sống nội tâm, cũng như hành động của nhân vật. Theo cách này, các em có thể dựa vào một số chi tiết gợi ý dưới đây để lập dàn ý cho hai bài nói của minh.
a) Tả Kiểu Phương
Kiều Phương là một hình ảnh đep. Bởi vậy, khi miêu tả, các em cần làm nổi bật những nét đẹp đó. Kiều Phương đẹp về đời sống tâm hồn, đẹp về hành động, đẹp về tấm lòng vị tha, nhân hậu. Dưới đây là một số gợi ý:
– Ngoại hình
Kiều Phương có ngoại hình của một người bận rộn, lúc nào cũng gắn với công việc mà mình say mê. Khuôn mặt Kiều Phương “luôn bị chính nó bôi bẩn”. Và hình như lúc nào cũng vậy, bao giờ “cũng lem nhem, bị tôi quát thì xịu xuống, miệng dẩu ra”. Thế nhưng khuôn mặt ấy lại toát lên một nét đáng yêu, vì bộ mặt ấy trông “rất ngộ”.
– Nội tâm
+ Hết sức phong phú. Kiều Phương lúc nào cũng vui vẻ. Kiều Phương vừa làm vừa hát, có lúc lại reo lên khe khẽ. Kiểu Phương sống hồn nhiên, ngây thơ đúng với lứa tuổi của mình.
+ Tuy thế, Kiều Phương cũng rất kín đáo. Kiều Phương vẽ những bức tranh mà “mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào tranh” và tất cả đều “vô cùng dễ mến”, “trở nên ngộ nghĩnh”, nhưng Kiều Phương không hề cho ai biết.
+ Kiều Phương có tấm lòng nhân hậu. Tuy anh Kiều Phương có những điều không phải, nhưng Kiều Phương muốn anh cùng đi nhận giải. Việc vẽ bức tranh “Anh trai tôi” với những nét họa: khuôn mặt chú bé “như tỏa ra một thứ anh sáng rất lạ”,[…] tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa, chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh”,… là sự thể hiện rõ ràng nhất, cụ thể nhất cho tấm lòng nhân hậu đó.
– Hành động
+ Kiều Phương hay vẽ, và vẽ rất nhiều. Kiều Phương vẽ tất cả những gì quanh mình và vẽ đẹp, có hồn. Đến ngay cả “Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến”.
+ Kiều Phương say mê công việc và có trách nhiệm với công việc mình làm. Tất cả mọi công việc nhà bố mẹ giao cho, Kiều Phương đều làm tốt, không hề sao nhãng. Kiều Phương lúc nào cũng “vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm”.
b) Tả anh của Kiều Phương
Khi tả anh của Kiều Phương, các em nên nhấn mạnh hai nội dung:
– Anh của Kiều Phương là một người yêu quý em nhưng vì năng khiếu hội họa của em gái quá nổi trội nên đố kị với em. Anh Kiều Phương không những không giúp đỡ em mà còn luôn tìm cách cãi lộn với em, “chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên”.
– Nhưng trước sự hồn nhiên và tấm lòng nhân hậu của em, anh Kiều Phương đã hối hận và nhận ra sai lầm của mình.
Câu 2. Bài tập này yêu cầu các em:
– Nói về anh, chị hoặc em của mình cho bạn nghe.
– Lập dàn bài ra vở nháp rồi sau đó nói theo dàn bài đã lập.
– Trong khi nói, chú ý làm nổi bật đặc điểm của đối tượng miêu tả bằng các hình ảnh và nhận xét của bản thân.
Các em có thể tham khảo dàn ý chung dưới đây:
– Giới thiệu người mình định nói
– Nêu đặc điểm nổi bật của người đó:
+ Ngoại hình
+ Nội tâm
+ Tính cách
– Tình cảm của em đối với người đó.
Câu 3. Các em tiến hành chi tiết hoá những nội dung đã cho trong SGK để tả cảnh một đêm trăng.
a) Lập dàn bài cho bài văn miêu tả
Để lập dàn bài, các em phải:
– Quan sát để phát hiện ra cái thần, cái hồn của đêm trăng định tả. Các em có thể quan sát kĩ cảnh:
+ Bầu trời
+ Vầng trăng
+ Ánh sao
+ Cây cối
+ Đường làng, ngõ xóm
+ Con người.
– Nêu nhận xét:
+ Cảnh đêm trăng có đẹp không ? Có quyến rũ không ?
+ Em thấy cảnh đêm trăng như thế bao nhiêu lần ? ở đâu ?
+ Cảm nghĩ chung của em ?
b) Sau khi đã có ý, các em tiến hành lập dàn bài và trình bày bằng miệng theo dàn bài đã lập với các bạn trong lớp.
Chú ý:
Trong khi tả cần dùng phép so sánh đã được học trong phần Tiếng Việt để sự diễn đạt thêm sinh động, giàu hình ảnh.
Môt số đoan văn tham khảo:
Đoạn trích 1: Trăng mọc trên biển
Biển về đêm đẹp quá ! Bầu trời cao vời vợi, xanh biếc, một màu xanh trong suốt. Những ngôi sao vốn đã lóng lánh, nhìn trên biển lại càng thêm lóng lánh. Bỗng một vầng sáng màu lòng đỏ trứng gà to như chiếc nong đang nhô lên ở phía chân trời.
[…] Màu lòng đỏ trứng mỗi lúc một sáng hồng lên, rất trong. Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần. Bầu trời cũng sáng xanh lên. Mặt nước loá sáng. Cả một vùng nước sóng sánh, vàng chói lọi. Càng lên cao, trăng càng trong và nhẹ bỗng. Biển sáng lên lấp loá như đặc sánh, còn trời thì trong như nước. Có trăng, những tiếng động như nhoà đi, nghe không gọn tiếng, không rõ ràng như trước…(Theo Trần Hoài Dương, Tiếng Việt 3, tập một, 2000)
Đoạn trích 2: Đêm trong rừng
Trăng cuối tháng vàng và nhọn như một chiếc ngà non đã ló ra khỏi đỉnh núi. Trời đầy sao. Gió lộng trên những ngọn cây cao nhưng trong rừng thì hoàn toàn yên tĩnh. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả mùi thơm. Những đốm sáng lân tinh trên gỗ và trên lá mục lấp lánh.
(Theo Vũ Hùng, Tiếng Việt 3, tập một, 2000)
Đoạn trích 3: Đêm trăng trẽn sông Hương
Đêm. Mặt sông như tấm thảm ngọc phản chiếu ánh sáng, lâu đài và ánh điện lung linh. Khách qua cầu, người đi trên hai bờ nhìn dòng sông càng thêm rực rỡ.
Giữa trời khuya tĩnh mịch, một vầng trăng vằng vặc trên không, một giọng hò mái nhì du dương, trầm bổng của ai đó vọng lên từ một con đò dọc đang xuôi dòng, có lúc hoà lẫn trong tiếng chuông chùa thong thả ngân nga, càng làm cho dòng sông thêm thi vị, man mác gợi nhớ tình non nước bao xa.
(Theo Huế anh dũng – kiên cường)
Đoạn trích 4: Đêm trăng trên Hồ Tây
Trời tháng tám nhân buổi đêm trăng, dắt một vài anh em, bơi một chiếc thuyền nhỏ rong chơi trong hồ.
Hồ về thu, nước trong vắt, bốn mặt mênh mông. Trăng toả ánh sáng, rọi vào các gợn sóng lăn tăn, tựa hồ hàng muôn ngàn con rắn vàng bò trên mặt nước. Thuyền ra khỏi bờ độ vài ba con sào thì có hây hẩy gió động sóng vỗ rập rình.
(Phan Kế Bính, Tiếng Việt 9, 1996)
Đoạn trích 5: Đêm trăng trên bến đò
Bến đò Trà cổ. Hai bờ sông, hai kè đá, sừng.sững như hai vết hoang tàn của một chiếc cầu lớn. Mặt trăng xế mãi phương đoài chiếu xuống lòng sông hợi gợn sóng, một dải vàng lung linh như một tấm tơ vàng ngâm long lơ. Xe ngừng, đỗ lù lù trên cánh đồng vắng, đợi con đò chập choạng bơi sang.
Bốn bề im lặng, chỉ nghe tiếng ánh trăng lờ mờ trôi dưới sông khuya và tiếng mái chèo vỗ nước của con đò lẻ. Đò sang đến giữa sông thì mặt trăng còn cách chân giời chừng hơn một thước, chiếu dài một vệt rực lên như vàng cháy, phảng phất giống một chữ I, run rẩy chết giữa dòng sông đang chơi vơi cố ngoi lên với lấy dấu chấm vàng là mảnh trăng treo lạnh lùng ở chân trời. Con đò từ từ nhập vào cái vòng sáng vàng rực ấy.
(Trần Cư)
Câu 4. Bài tập này có yêu cầu tương tự như bài tập 3:
– Lập dàn bài cho việc miêu tả cảnh buổi sáng (bình minh) trên biển.
– Nói theo dàn bài để các bạn trong lớp cùng nghe.
Để lập dàn ý cho bài nói này, các em có thể tham khảo một số đoạn trích dưới đây về cảnh buổi sáng ở biển.
Đoạn trích 1:
Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga, rực rỡ. Phía hai bên, những đám mây trắng hồng hầu như dựng đứng, hơi ngả về phía trước. Tất cả đều mời mọc lên đường.
Xa xa mấy chiếc thuyền nữa cũng đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả. Mảnh buồm nhỏ tí phía sau nom như một con chim đang đỗ sau lái, cổ rướn cao sắp lên tiếng hót. Nhìn từ xa, giữa cảnh mây nước long lanh, mấy chiếc thuyền lưới làm ăn nhiều khi vất vả nhưng trông cứ như những con thuyền du ngoạn.
Gió càng lúc càng mạnh, sóng cuộn ào ào. Biển khi nổi sóng, trông càng lai láng mênh mông. Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào vòi mũi thùm thùm, chiếc thuyền tựa hồ một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới.
(Bùi Hiển)
Đoạn trích 2:
Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.[…] Có buổi nắng sớm mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy đảo xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời.
[…] Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thắm, biển cũng thắm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u như mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm, biển đục ngầu, giận dữ… Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.(Vũ Tú Nam)
Câu 5. Em hãy tả hình ảnh một người dũng sĩ trong truyện cổ đã học theo trí tưởng tượng của mình.
Để chuẩn bị lập dàn bài cho nội dung miêu tả, các em chú ý:
– Chọn một truyện cổ bất kì có hình ảnh người dũng sĩ. Đây là hình ảnh của những con người đep, nhưng lại hết sức dũng cảm và sống nhân hậu.
– Dựa theo trí tưởng tượng của mình, các em tả người dũng sĩ đó. Có thể tả theo trình tự: ngoại hình, nội tâm và những hành động tiêu biểu của nhân vật.
Bài soạn “Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả” số 4
A. Kiến thức trọng tâm
Câu 1.Từ truyện Bức tranh của em gái tôi, hãy lập dàn ý để trình bày ý kiến của mình trước lớp theo hai câu hỏi sau:
a) Theo em, Kiều Phương là người như thế nào? Từ các chi tiết về nhân vật này trong truyện, hãy miêu tả lại hình ảnh của Kiều Phương theo tưởng tượng của em?
b) Anh của Kiều Phương là người như thế nào? Hình ảnh người anh trong bức tranh với người anh thực của Kiều Phương có khác nhau không?
Trả lời:
Lập dàn ý trình bày:
* Mở bài.
Giới thiệu sơ lược về truyện “ Bức tranh của em gái tôi”
Giới thiệu nhân vật trong truyện.
Giới thiệu Kiều Phương cùng với hình ảnh người anh.
* Thân bài:
Nhận xét tính cách người anh ở từng thời điểm.
Lúc bình thường:
Xem thường em gái
Theo dõi Kiều Phương chế thuốc vẽ
Đặt cho em cái tên là Mèo như muốn chế giễu
Khó chịu khi em gái lục lọi đồ đạc.
Khi tài năng của Kiều Phương được phát hiện
Luôn cảm thấy mình không có tài năng gì
Nghĩ rằng mình bị đẩy ra ngoài → Trở nên tự ti
Lúc ngồi học chỉ muốn gục xuống khóc → Mặc cảm
Chỉ cần một lỗi nhỏ ở em là người anh gắt lên →Không thể thân thiết với em gái như xưa nữa, tự ái
Xen trộm những bức tranh của em gái rồi thở dài
So sánh hình ảnh người anh trong tranh
Hình ảnh người trong tranh
Mang nét đẹp hoàn hảo
Chỉ sự suy tư, mơ mộng
Mặt chú bé tỏa ra ánh sáng rất lạ
→ Trông chú bé đẹp, hiền lành. Được vẽ nên bởi lòng nhân hậu của em gái.
Hình ảnh người thật
Xem thường em gái
Khó chịu với tài năng của em mình
Mặt cảm tự ti và hay tự ái
Ghen tỵ với em gái
Biết nhận ra cái sai trái của mình
* Kết bài:
Người anh lúc đầu thì ghen tỵ với tài năng của em mình nhưng nhận ra phần hạn chế trong con người thật.
Câu 2. Hãy kể cho các bạn nghe về anh, chị hoặc em của mình. (Trong khi nói, chú ý làm nổi bật đặc điểm của người mình đặc điểm của người mình đang miêu tả bằng các hình ảnh, bằng cách so sánh và nhận xét của bản thân).
Lập dàn ý ra vở nháp (không viết thành văn)
Nói theo dàn ý đã chuẩn bị.
Trả lời:
Dàn ý tham khảo:
* Mở bài:
Giới thiệu qua về gia đình em
Giới thiệu người chị gái mà em muốn kể
* Thân bài:
Đặc điểm ngoại hình chị gái:
Chị gái là người cao ráo dáng mảnh mai
Chị có mái tóc đen dài óng mượt như gỗ mun
Má lúm đồng tiền, răng khểnh nhìn chị rất duyên
Nước da trắng nõn như da em bé
Tính cách chị gái:
Hiền lành, ngoan ngoãn
Biết chăm lo cho các em thay bố mẹ
Phụng dưỡng ông bà cha mẹ
Hòa đồng với mọi người.
Biết kính trên nhường dưới, lễ phép
* Kết bài:
Nói lên tình cảm của mình dành cho chị, nhận xét về con người của chị.
Câu 3. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đêm trăng nơi em ở theo gợi ý sau đây:
a) Đó là một đêm trăng như thế nào? (nhận xét)
Đêm trăng có gì đặc sắc, tiêu biểu: bầu trời, đêm vầng trăng, cây cối nhà cửa, đường làng, ngõ phố, ánh trăng….? (quan sát)
Để miêu tả cho các bạn thấy một đêm trăng đẹp, em sẽ so sánh những hình ảnh trên như thế nào? (So sánh, tưởng tượng)
b) Dựa vào dàn ý trên, hãy nói trước các bạn về đêm trăng ấy.
Trả lời:
* Mở bài : Giới thiệu đêm trăng để lại ấn tượng sâu sắc.
* Thân bài: Tả cảnh đêm trăng:
Trăng bắt đầu lên, trời tối dần, gió thổi, các vì sao xuất hiện ngày càng nhiều
Mặt ao, ngôi nhà, mọi cảnh vật đều thấm đẫm ánh trăng…
Trẻ em nô đùa, người lớn ngồi hóng mát, trò chuyện…
Trăng đã lên cao: Cỏ cây đẫm sương, gió thổi, cảnh vật càng về khuya càng thanh vắng và thơ mộng, được tắm mình trong ánh trăng…
* Kết bài: Đêm trăng gắn với kỷ niệm tuổi thơ, với quê hương. Bày tỏ tình cảm yêu mến với Trăng và thiên nhiên…
Ví dụ tham khảo:
Sáng đẹp vô cùng những đêm trăng trên đồng quê. Trăng lên quá ngọn tre, tròn vành vạnh và to như cái nong con, màu vàng tươi pha sắc trắng bàng bạc.
Mặt trăng ngời ngợi trên sân như mời gọi mọi người,hãy bắc trõng, bắc ghế ra ngồi mà ngắm trăng, mà quây quần trò chuyên.
Ánh trăng trải vàng trên vườn cây khiến những tàu cau, những tàu lá chuối sáng nhễ nhại: những lá mít, lá vải, lá nhãn…đung đưa muôn ngàn vẩy vàng, vẩy bạc. Ánh trăng chảy tràn trên mặt đất làm cho côn trùng thích thú từ mọi hang hốc rủ nhau bò ra say xưa ca bài ca ri ri rả rích. Mấy chú chim không ngủ được vì trăng sáng cũng líu lo ca. Đôi chim câu vì trăng mà gù gù bên ô cửa tròn. Chú chó ngước nhìn trăng, sủa bâng quơ mấy tiếng gâu gâu, cái đuôi ngeo nguẩy tỏ ý vui mừng. Dưới trăng hoa ngâu, hoa dạ hương hoa mai chiếu thủy trắng xóa tỏa hương nồng nàn say đắm.
Trăng rằm dưới đáy ao thảnh thơi ngắm bầu trời và ngắm chính mình. Những đợt sóng nhỏ vì trăng mà lăn tăn muôn ánh vàng. Đôi ba chú cá quẫy lên trên mặt nước như muốn đớp lấy ánh trăng. Quanh ao tiếng ếch nhái à uôm từng đợt còn những chú dế ngân nga không biết mỏi.
Xa xa là đồng lúa ngập tràn ánh trăng. Lúa xnah mơn mởn lao xao theo tùng đợt gió như nhảy múa dưới trăng. Dòng sông xanh vì trăng mà mơ màng, thao thức. Vạt ngô chạy dài ven bờ chia muôn ngàn cánh tay vẫy vẫy. Sông nước nhấp nhô muôn ngàn ánh vàng dịu. Con thuyền nan của ai lờ lững trên sông. Tiếng hò trầm bổng, nhặt khoan vút lên, tan trong ánh trăng rười rượi.
Ánh trăng thấm đượm đất trời, xóm làng ruộng đồng, dòng sông và mây gió. Con người cùng cỏ cây, muôn vật cũng sáng đẹp hơn, nồng nàn và tha thiết dưới trăng.
Hoặc là:
Trong cuộc sống ở làng quê có một đêm trăng mùa hè đã ghi sâu trong tâm hồn của tôi. Sau đây tôi xin tả lại cho mọi người được biết về đêm trăng ấy.
Khi gia đình tôi dọn cơm chiều cũng là lúc trăng vừa lên. Lúc này, bầu trời cao vời vợi, những đám mây trôi nhẹ bồng bềnh như đang múa. Xa xa, phía chân trời vẫn còn ửng sáng. Thế rồi màn đêm nhàn nhạt ần bao trùm khắp nơi. Vầng trăng đang từ từ nhô lên sau rặng tre làng, mặt răng tròn vành vạnh nhìn như một chiếc đĩa. Trăng từ từ như bay nhẹ lên cao, tỏa sáng khắp mọi nơi. Ngay ở đầu làng, là dòng sông hiền hòa, lóng lánh ánh vàng. Nhìn dòng sông trải dài một đường trăng lung linh dát vàng. Ngoài cánh đồng, quang cảnh thật vắng lặng, tĩnh mịch và tràn ngập ánh trăng. Các chú đom đóm cũng giống như bầy trẻ chơi trò ú tim, bay lượn khắp nơi, trốn ở trong các kẽ lá hay quanh lũy tre. Trên bầu trời những vì sao đêm long lanh như những ngọn nến đang thi nhau tỏa ánh sáng cùng vầng trăng ấy. Dưới cánh đồng gió thổi lồng lộng, thảm lúa cứ nhấp nhô, nhấp nhô như làn sóng chạy tít mãi tận chân trời. Đứng trên sân thượng ngắm ánh trăng đẹp và nghe khúc nhạc kì diệu của thiên nhiên, tôi cảm thấy lòng mình lâng lâng sảng khoái .
Tôi yêu buổi tối ở quê mình, yêu cả đêm trăng kì diệu ấy. Một đêm trăng đẹp vô cùng, đêm trăng mà tất cả vạn vật, con người như được cùng nhau tắm gội ánh trăng.
Câu 4. Hãy lập dàn ý và nói trước các bạn trong lớp về quang cảnh một buổi sáng bình minh (trên biển). Trong khi miêu tả, e sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh với những gì?
Nêu ra những ý lớn định nói như một dàn ý (không viết thành văn)
Nói cho các bạn trong lớp cùng nghe.
Trả lời:
* Mở bài: Giới thiệu cảnh bình minh trên biển
* Thân bài: Tả cảnh biển:
Bầu trời trong xanh, gió thổi nhè nhẹ…
Sóng biển xô vào bờ …
Bãi cát mịn trải Dài khắp bờ biển, hằn lên những dấu chân người..
Hình ảnh của những con thuyền, những ngư dân đánh cá, du khách, người mua cá… Làm xôn xao cả bãi biển buổi bình minh…
* Kết bài: Cảnh bình minh trên biển báo hiệu một chuyến đi biển bình an. Đồng thời bày tỏ yêu mến, muốn gắn bó với biển, với quê hương….Mặt trời dần hiện ra, mặt biển sáng bừng lên……
Ví dụ tham khảo: Miêu tả cảnh bình mình trên biển
Tôi đã được đi nghỉ mát ở bãi biển Sầm Sơn và được tận mắt chứng kiến cảnh mặt trời mọc vào buổi bình minh.
Trời còn sớm, bầu trời trong veo, rực sáng. Phía trước em là một vùng trời nước mênh mông, mặt biển phẳng lì như một tấm thảm nhung trải dài vô tận. Ông mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ từ từ đội biển nhú dần lên. Nhô lên trên mặt nước biển nhìn ông giống như đang nở nụ cười rạng rỡ, tươi tắn, chào đón một ngày mới. Những tia nắng vàng được ban phát đi khắp nơi nơi. Trên bờ biển những những con thuyềncó vẻ còn uể oải, mệt mỏi nằm ghếch đều lên bãi cát. Những hạt cát nhỏ li ti mịn màng, mát rượi được ánh vàng óng của mặt trời chiếu roi nhìn giống như những hạt kim sa lung linh, rực rỡ. Cảnh biển lúc này chẳng khác nào một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ !
Bài soạn “Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả” số 5
1 – Trang 35 SGK
Từ truyện Bức tranh của em gái tôi, hãy lập dàn ý để trình bày ý kiến của mình trước lớp theo hai câu hỏi sau:
a. Theo em, Kiều Phương là người như thế nào? Từ các chi tiết về nhân vật này trong truyện, hãy miêu tả lại hình ảnh của Kiều Phương theo tưởng tượng của em.
b. Anh của Kiều Phương là người như thế nào? Hình ảnh người anh trong bức tranh với người anh thực của Kiều Phương có khác nhau không?
Trả lời:
a. Nhân vật Kiều Phương:
+ Hình dáng: gầy, mặt lọ lem, tóc ngang vai, dáng vẻ thanh mảnh
+ Lời nói: nhẹ nhàng, hóm hỉnh
+ Hoạt động: say sưa vẽ tranh, hoạt bát, khi bị mắng thì xịu mặt xuống rồi lại hát véo von và làm việc
b. Anh trai của Kiều Phương
+ Người anh của Kiều Phương là người ích kỉ, hẹp hòi, vô tâm. Người anh trong bức tranh với người anh thực của Kiều Phương khác. Người anh trong bức tranh của Kiều Phương là người mơ mộng, trong sáng và suy tư.
2 – Trang 36 SGK
Hãy kể cho các bạn nghe về anh, chị hoặc em của mình. (Trong khi nói, chú ý làm nổi bật đặc điểm của người mình đang miêu tả bằng các hình ảnh, bằng cách so sánh và nhận xét của bản thân.)
– Lập dàn ý ra vở nháp (không viết thành văn);
– Nói theo dàn ý đã chuẩn bị.
Trả lời:
Dàn ý kể về người anh/ chị mình:
– Mở bài: Giới thiệu qua về anh chị: tuổi, nghề nghiệp
– Thân bài: Kể và tả chi tiết:
+ Hình dáng: đặc điểm về khuôn mặt, dáng người, mái tóc, đôi mắt… (chọn ra đặc điểm nổi bật nhất đặc tả)
+ Tính tình: nêu những đức tính tốt của anh/ chị đó (hiền hòa, cởi mở, hài hước, sâu sắc…)
+ Trong cách ứng xử với mọi thành viên trong gia đình
– Kết bài: Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình đối với anh/ chị đó.
3 – Trang 36 SGK
a. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đêm trăng nơi em ở theo gợi ý sau đây:
– Đó là một đêm trăng như thế nào? (nhận xét)
– Đêm trăng đó có gì đặc sắc, tiêu biểu: bầu trời, đêm, vầng trăng, cây cối, nhà cửa, đường làng, ngõ phố, ánh trăng,…? (quan sát)
– Để miêu tả cho các bạn thấy một đêm trăng đẹp, em sẽ so sánh những hình ảnh trên như thế nào? (so sánh, tưởng tượng)
b. Dựa vào dàn ý trên, hãy nói trước các bạn về đêm trăng ấy.
Trả lời:
a)
– Mở bài: Không gian, địa điểm của đêm trăng
– Thân bài: Miêu tả chi tiết đêm trăng
+ Hình ảnh bầu trời: cao, nhiều sao
+ Vầng trăng: tròn, sáng tỏ mọi vật
+ Cây cối một màu đen, khi có trăng những phiến lá sáng lấp lánh
+ Nhà cửa sáng rực ánh điện, ánh sáng hắt qua các ô cửa kính muôn màu
+ Bầu trời được điểm tô bởi những ngôi sao nhỏ xíu như những viên kim cương lấp lánh đính trên một bộ váy đen tuyệt đẹp.
+ Vầng trăng tròn như chiếc đĩa bạc khổng lồ, lấp lánh.
– Kết bài: Nêu cảm xúc của em về đêm trăng (cảm giác trong lành, thanh bình).
b) Tham khảo nội dung bài văn sau:
Chiều nay, bà cháu tôi nấu cơm từ sớm. Bà bảo hôm này mười lăm, trăng rằm, tròn và sáng lắm. Thế là ăn cơm xong, gia đình tôi chuẩn bị cho một đêm ngắm trăng thơ mộng.
Trời vừa tối, tấm màn màu đen bao trùm khắp mọi nơi. Mẹ con chị gà đã lục tục kéo nhau lên chuồng. Những chú lợn cũng rủ nhau đi nằm sớm. Mấy chú chó và mèo thôi không đùa nghịch nữa. Xa xa, trong thôn xóm, thỉnh thoảng vang lên tiếng chó nhà ai, rồi tất cả lại rơi vào trong tĩnh lặng… Gió bắt đầu nhè nhẹ thổi. Gió mơn man, dịu dàng như đền bù cho một ngày nắng vất vả. Hàng dừa, hàng cau ngoài sân cũng thích thú, đu đưa mình trong gió. Ngoài bờ ao, gia đình nhà tre rì rào tâm sự… Trong vườn, mỗi khi có cơn gió thổi qua, cây cối lại xào xạc tạo nên bản giao hưởng đồng quê mà ai đó phải yêu làng quê lắm mới cảm nhận hết được…
Trời đã muộn hơn một chút. Bóng tối lúc này dày đặc. Nhà nhà đã lên đèn. Tôi cùng ông kê chiếc chõng tre ra giữa sân gạch mà từ chiều tôi đã quét sạch sẽ. Ở giữa chõng, tôi để một bộ trà nhỏ mà ông thích nhất. Bên cạnh, một đĩa táo ngon lành, hấp dẫn. Bà tôi lúi húi từ dưới bếp mang lên ấm trà mới nấu, dậy mùi thơm… Vậy là mọi sự chuẩn bị cho một đêm ngắm trăng đã hoàn tất. Ông bà ngồi trên chõng tre, còn tôi vẫn chạy đùa với chú chó Milu. Từ bên hàng xóm, vang lên giọng nói của anh em thằng Cử:
“Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi…”
Thì ra anh em nó đang đọc bài thơ về ánh trăng. Hôm nay, tự dưng chúng nó có hứng thành nghệ sĩ, nhưng bài thơ thật hợp với không gian đêm nay. Tôi cũng vừa lẩm nhẩm đọc, vừa mơ màng ngẩng lên nhìn trời… Ô kia, bất chợt tôi thấy mặt trăng. Tôi hét lớn: “A! chị Hằng! Ông bà ơi cháu thấy chị Hằng rồi”. Tất cả mọi người cùng ngắm nhìn say sưa sự xuất hiện của Hằng Nga xinh đẹp. Chị từ từ lên cao, từng chút từng chút một, rồi lên đến đầu ngọn tre và lơ lửng ở đó. Đọc hết mấy lượt bài thơ, trăng đã ở mãi trên kia từ bao giờ… Chị Hằng hôm nay xinh đẹp lạ thường. Khuôn mặt đầy đặn như thiếu nữ độ tuổi trăng tròn. Chị Hằng sáng quá, soi tỏ khắp thế gian, rót ánh sáng diệu kì xuống mọi nơi, mọi ngả đường thôn xóm… Con ngõ nhỏ đi vào nhà tôi ngập tràn ánh trăng. Trăng in bóng cây xuống mặt đất, lồng vào nhau như thêu như dệt. Cả khu vườn như một vườn trăng cổ tích.
Chúng tha hồ vẫy vùng tắm trăng. Trăng rọi xuống mặt sân như dát bạc. Trăng tỏ tận đáy ao khiến rong rêu trở nên mềm mại hơn trong dòng nước. Hoa bèo khó hiểu khi thấy mình tự dưng mang một màu sắc mới lạ. Những chú tôm, chú cá trốn dưới chân bèo cũng vội ngó mặt ra xem, thấy mình sao lấp lánh thế, quẫy đuôi cười thích chí. Ông bà và tôi ngồi dưới trăng cũng thấy mình sáng lên. Thỉnh thoảng ông nhấp một ngụm trà rồi còn ngâm vịnh thơ nữa. Bà tôi ngồi bên cười hiền từ như để khích lệ ông. Nhìn ông bà như ông tiên, bà tiên trong truyện cổ tích vậy.
Càng về khuya, trăng càng lên cao, càng sáng và đẹp. Những vì tinh tú xung quanh làm tôn thêm ánh sáng cho chị Hằng. Đến lúc này cả không gian, đất trời sáng vụt lên, sống trong giây phút huy hoàng nhất của đêm nay. Thôn xóm đã hoàn toàn yên tĩnh. Gió se se lạnh. Sương bắt đầu đặt mình lên cây lá … Mọi vật im lìm trong giấc ngủ ngon.
Trăng hôm nay đẹp quá, thanh bình và giản dị biết bao. Từ đó, cứ mỗi lần trăng rằm tôi lại nhớ về làng quê, về ông bà tôi và nhớ về đêm trăng hôm đó.
4 – Trang 36 SGK
Hãy lập dàn ý và nói trước các bạn trong lớp về quang cảnh một buổi sáng (bình minh) trên biển. Trong khi miêu tả, em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh với những gì?
– Nêu ra những ý lớn định nói như một dàn ý (không viết thành văn);
– Nói cho các bạn trong lớp cùng nghe.
Mẫu: Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc. (Vũ Tú Nam)
– Mặt trời…
– Bầu trời…
– Mặt biển…
– Sóng biển…
– Bãi cát…
– Những con thuyền…
Trả lời:
Tả cảnh buổi sáng trên biển (chọn biển Nha Trang).
– Mở bài: Dịp nghỉ lễ, nghỉ hè em theo gia đình tới biển Nha Trang nghỉ mát
– Thân bài: Khung cảnh biển Nha Trang
+ Cảnh biển vào buổi sáng: mặt nước trong xanh, sóng nhẹ vỗ vào bờ, mặt trời nhô lên từ biển
+ Mọi người nô đùa, tắm biển đông vui, ồn ào
+ Cảnh biển khi mặt trời lên cao: bầu trời cao vời vợi, nước biển xanh ngọc bích, sóng dào dạt vào bờ.
+ Trên bờ biển vắng người, chỉ có những bãi cát dài lấp lánh dưới nắng, chỉ có những cánh hải âu trên không.
– Kết bài: Nêu cảm xúc của em khi được đi du lịch biển.
5 – Trang 37 SGK
Từ một số truyện cổ đã học, đã đọc em hãy miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của mình.
– Nêu ra những ý lớn định nói như một dàn ý (không viết thành văn).
– Nói cho các bạn trong lớp cùng nghe.
Trả lời:
Hình ảnh người dũng sĩ trong trí tưởng tượng của em:
– Người dũng sĩ sinh ra trong có ai đó gặp nạn
– Hình dáng: cao to, vạm vỡ, gương mặt trẻ trung
– Hành động: hành hiệp trượng nghĩa, giúp đỡ người yếu thế, tiêu diệt kẻ xấu
– Dũng sĩ: có sức khỏe phi thường, có thể đánh bại mọi kẻ xấu
– Phẩm chất nổi bật của dũng sĩ: dũng cảm, kiên cường, hào phóng, hào sảng.
Bài soạn “Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả” số 6
Câu 1 : Từ truyện Bức tranh của em gái tôi, hãy lập dàn ý để trình bày ý kiến của mình trước lớp theo hai câu hỏi sau :
a) Theo em, Kiều Phương là người như thế nào ? Từ các chi tiết về nhân vật này trong truyện, hãy miêu tả lại hình ảnh của Kiều Phương theo tưởng tượng của em.
b) Anh của Kiều Phương là người như thế nào ? Hình ảnh người anh trong bức tranh với người anh thực của Kiều Phương có khác nhau không ?
Trả lời :
a) – Kiều Phương là người có tài năng về hội họa, rất hồn nhiên và nhân hậu.
– Hình ảnh :
+ Ngoại hình : nhỏ nhắn, mặt mày và quần áo luôn lấm lem nhọ nồi và các vệt màu.
+ Lời nói : rất hồn nhiên, không hề tỏ ra bực bội khó chịu với người khác.
+ Hành động : luôn hoạt bát, vui vẻ, chăm chỉ với công việc sáng tác tranh. Khi bị rầy la thì xịu xuống một lúc rồi lại véo von ca hát và làm việc.
b) Anh của Kiều Phương là người hẹp hòi, ghen tị. Hình ảnh người anh trong bức tranh của Kiều Phương khác với người anh trong hiện thực. Tuy nhiên. bức tranh đã làm cho người anh hối hận và nhận ra mình phải phấn đấu hơn nữa
Câu 2 : Hãy kể cho các bạn nghe về anh, chị hoặc em của mình. (Trong khi nói, chú ý làm nổi bật đặc điểm của người mình đang miêu tả bằng các hình ảnh, bằng cách so sánh và nhận xét của bản thân).
– Lập dàn ý ra vở nháp (không viết thành văn)
– Nói theo dàn ý đã chuẩn bị
Dàn ý kể về người anh/chị mình
– Mở bài: Giới thiệu qua về anh chị: tuổi, nghề nghiệp
– Thân bài: Kể và tả chi tiết:
+ Hình dáng: đặc điểm về khuôn mặt, dáng người, mái tóc, đôi mắt… (chọn ra đặc điểm nổi bật nhất đặc tả)
+ Tính tình: nêu những đức tính tốt của anh/ chị đó ( hiền hòa, cởi mở, hài hước, sâu sắc…)
+ Trong cách ứng xử với mọi thành viên trong gia đình
– Kết bài: Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình đối với anh/ chị đó.
Câu 3 :a) Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đêm trăng nơi em ở theo gợi ý sau đây :
– Đó là một đêm trăng như thế nào ? (nhận xét)
– Đêm trăng đó có gì đặc sắc, tiêu biểu : bầu trời, đêm, vầng trăng, cây cối, nhà cửa, đường làng, ngõ phố, ánh trăng, … ? (quan sát)
– Để miêu tả cho các bạn thấy một đêm trăng đẹp, em sẽ so sánh những hình ảnh trên như thế nào ? (so sánh, tưởng tượng)
b) Dựa vào dàn ý trên, hãy nói trước các bạn về đêm trăng ấy.
Dàn ý
– Mở bài : Giới thiệu không gian, thời gian ngắm trăng.
– Thân bài : Miêu tả đêm trăng
+ Bầu trời đêm
+ Vầng trăng
+ Cây cối
+ Nhà cửa, đường phố
– Kết bài : Cảm nghĩ về đêm trăng
Câu 4 : Hãy lập dàn ý và nói trước các bạn trong lớp về quang cảnh một buổi sáng (bình minh) trên biển. Trong khi miêu tả, em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh với những gì ?
– Nêu ra những ý lớn định nói như một dàn ý (không viết thành văn).
– Nói cho các bạn trong lớp nghe.
Dàn ý tả cảnh biển
– Mở bài : Dịp nghỉ lễ, nghỉ hè em theo gia đình tới biển Nha Trang nghỉ mát
– Thân bài : Khung cảnh biển Nha Trang
+ Cảnh biển vào buổi sáng: mặt nước trong xanh, sóng nhẹ vỗ vào bờ, mặt trời nhô lên từ biển
+ Mọi người nô đùa, tắm biển đông vui, ồn ào
+ Cảnh biển khi mặt trời lên cao: bầu trời cao vời vợi, nước biển xanh ngọc bích, sóng dào dạt vào bờ.
+ Trên bờ biển vắng người, chỉ có những bãi cát dài lấp lánh dưới nắng, chỉ có những cánh hải âu trên không
– Kết bài : Nêu cảm xúc của em khi được đi du lịch biển.
Câu 5 : Từ một số truyện cổ đã học, đã đọc, em hãy miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của mình.
– Ngoại hình : to lớn, vạm vỡ; da màu đồng thau, chắc gọn, đặc quánh như chất sừng chất mun; ngực nở vồng lên như cánh cung lớn, những bắp thịt nổi lên cuồn cuộn, săn chắc.
– Hành động : hướng về điều nghĩa rất tận tâm nhiệt tình; tiêu diệt cái ác một cách quyết liệt. Dùng những thứ vũ khí khó ai sử dụng nổi.
– Lời nói : ngay thẳng, trung thực, …
Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về bài học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Toplist.vn.