Top 8 Bài văn nghị luận câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” (lớp 10) hay nhất

Trong cuộc sống của bất kỳ ai cũng luôn thường sẽ trải qua những giai đoạn khó khăn vất vả không nhiều thì ít. Và những lúc khó khăn thế chúng ta rất cần những … xem thêm…suy nghĩ nhạy bén để vượt qua những khó khăn thử thách đó. Tuy nhiên thực tế thì với rất nhiều khi khi gặp sự khó khăn làm người ta lại suy nghĩ thiếu tích cực và không hoặc rất khó xử lý những tình huống đó. Văn nghị luận về một câu nói, tục ngữ luôn khiến nhiều bạn học sinh thấy khó khăn trong quá trình luyện tập. Dưới đây là một số bài văn nghị luận về câu “Cái khó bó cái khôn” của học sinh lớp 10 mà Blogthoca.edu.vn đã tổng hợp lại, hi vọng nó sẽ có ích với các bạn trong đề này và các đề tương tự tiếp theo.

Bài văn nghị luận câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” số 1

Thông thường, khi cố gắng mà không đạt được một ý định nào đó, chúng ta thường tự động viên mình: “Cái khó bó cái khôn”.Vậy, “cái khó bó cái khôn” có nghĩa là gì? “Cái khó” được hiểu là hoàn cảnh, điều kiện khó khăn không cho thực hiện một việc nào đó. “Cái khôn” là những dự kiến, kế hoạch, dự định tốt, sáng suốt. “Bó” nghĩa là trói buộc, hạn chế, không cho thực hiện. Cả câu có nghĩa chung là: hoàn cảnh khó khăn cản trở việc thực hiện một dự định, một kế hoạch tốt đẹp.

Rất nhiều lần trong cuộc sống, chúng ta nghe những câu, đại ý như: vẫn biết là như thế, nhưng “cái khó bó cái khôn”, chưa thể làm được…Có lẽ, thành ngữ này ra đời là để giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn tìm được lời giải thích về sự bất lực của mình, cũng như động viên, an ủi họ. Dân gian còn có câu: “Lực bất tòng tâm”, nghĩa là: trong lòng rất mong muốn nhưng khả năng không thể đạt được. Đây cũng là một cách để giúp người ta nhìn vào thất bại mà không hoàn toàn mất tinh thần trước thất bại ấy.

Từ trong ý nghĩa sâu xa, ta thấy, câu tục ngữ xác nhận một thực tế: hoàn cảnh tạo nên tính cách con người; hoàn cảnh thực tế quyết định ý chí, ý thức… của mỗi chúng ta. Chính “cái khó” (tức hoàn cảnh) đã quyết định “cái khôn” (tinh thần) của người ta. Câu nói trên phản ánh thực tế và quy luật khách quan: vật chất sinh ra ý thức, hoàn cảnh quy định tính cách con người…

Tuy nhiên, câu tục ngữ trẽn cũng có mặt phiến diện: nó chưa phải đã chi hết tính quy luật của sự tác động ngược chiều giữa ý thức đối với vật chất, giữa ý chí, nghị lực đối với hoàn cảnh.Thực ra, còn có câu tục ngữ khác: “Cái khó ló cái khôn”. Lúc này, ý nghĩa của nó đã hoàn toàn thay đổi. “Cái khó”, “cái khôn” vẫn được hiểu với ý nghĩa trên. “Ló” nghĩa là chợt nảy ra, tìm ra. Nghĩa chung của cả câu là: hoàn cảnh khó khăn sẽ làm nảy sinh những ý định, những lối thoát khôn ngoan nhất.

Câu tục ngữ sau dường như đã bù đắp cho câu nói trước như một sự phản ánh toàn diện mối quan hệ qua lại giữa hoàn cảnh đối với cuộc sống con người. Với người Việt Nam, quy luật chi phối của hoàn cảnh đối với bản chất con người cũng luôn được ghi nhậu trong hàng loạt các câu tục ngữ.

– “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”.

– “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

– “Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”.

Tuy vậy, người Việt Nam cũng không bao giờ, chịu khuất phục hoàn cảnh theo ý nghĩa chịu sự tác động tiêu cực. Hình ảnh bông sen vươn lên thơm ngát giữa đầm lầy trong ca dao dân ca luôn là hình ảnh tượng trưng cho tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam, dẫu sống trong hoàn cảnh nghìn năm phong kiến, nhiều khó khăn, gian khổ và chiến tranh, nhưng vẫn vươn lên để khẳng định bản sắc của mình:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng,

Nhị vàng, bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Ngày nay, chúng ta được sống và học tập dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, được sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân, được các thầy cô và cha mẹ cưu mang đùm bọc, phần đông trong chúng ta đã có được hoàn cảnh thuận lợi, qua được thời khó khăn. Nhưng rất nhiều bạn trẻ vẫn có thói quen dựa dẫm, không chịu vươn lên, luôn thấy trước mắt là “khó khăn”.

Mỗi người chúng ta cần phải đặt ra những mục tiêu phấn đấu và phải phấn đấu hết mình để đạt được mục tiêu ấy. Đừng vì nghĩ rằng “cái khó bó cái khôn”, mà không chịu đi tìm “cái khôn nảy sinh trong cái khó”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn nghị luận câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” số 2

Cha ông ta từ đời xưa đã để lại cho con cháu rất nhiều câu thành ngữ, ca dao, tục ngữ. Đây đều là những câu nói được rút ra từ những trải nghiệm, kinh nghiệm sống, những câu nói đó không chỉ là những bài học, những lời răn dạy cho chùng ta, nó còn là những lời động vui, an ủi, định hướng khi mà chúng ta gặp phải những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Câu thành ngữ “cái khó bó cái khôn” chính là một câu thành ngữ như vậy.

“Cái khó bó cái khôn” đây là câu tục ngữ được sử dụng rất phổ biến của người Việt Nam chúng ta. Ai cũng đã được nghe rất nhiều lần, và trong cuộc sống, cũng chưa có ai chưa từng dùng nó lần nào. Vậy, “cái khó bó cái khôn” có ý nghĩa như thế nào? “Cái khó” được hiểu chính là những khó khăn gây cản trở, không cho chúng ta thực hiện một công việc nào đó. Còn “cái khôn” chính là những dự kiến, những kế hoạch, dự định, vấn đề tốt đẹp và sáng suốt. “Bó” giống như một sợi dây, trói buộc hạn chế, không cho thực hiện những kế hoạch, dự định. Cả câu thành ngữ hiểu theo nghĩa chung nhất ý chỉ những khó khăn sẽ cản trở chúng ta thực hiện những dự định, những kế hoạch tốt đẹp. Hiểu sâu rộng hơn nó chính là hoàn cảnh sẽ tác động đến tinh thần mỗi người,giải thích cho sự bất lực cũng như một cách động viên khi chúng ta gặp phải những bế tắc, không tìm ra được phương hướng để giải quyết trong mọi việc.

Từ trong ý nghĩa sâu xa trên, ta thấy được một thực tế đó chính là hoàn cảnh sẽ tạo nên tính cách con người, đồng thời hoàn cảnh cũng quyết định đến ý chí và ý thức của mỗi chúng ta. Cái khó mà ta đang gặp phải chính là hoàn cảnh là điều kiện khiến cho cái khôn chính là tinh thần của mỗi người. Câu nói trên mang một quy luật khách quan của thực tế, vật chất sinh ra ý thức và hoàn cảnh quyết định đến tinh thần.

Nhưng thật sự, câu thành ngữ trên chỉ mang một mặt phiến diện, lời khuyên của ông cha ta từ xưa thật sự chỉ một phần đúng. Bởi nó chưa nói đến chiều ngược lại của ý thức và vật chất, giữa nghị lực với hoàn cảnh. Trong cuộc sống vạn biến, con người khi gặp những thử thách nhưng lại là động lực để có thể vươn lên mạnh mẽ nhất, đạt được những thành quả cao nhất. Sự thành công tùy thuộc rất lớn vào khả năng và lòng kiên nhẫn đến cùng. Vì vậy, cần nắm bắt được thời cơ, đừng vì khó khăn, vì hoàn cảnh mà bỏ qua cơ hội. Một lần thắt bai, một lần vấp ngã trên đường đời, bạn hãy nhớ đến câu nói “Thất bại là mẹ thành công”, hãy rút ra những bài học, những kinh nghiệm từ những lần vấp ngã, và kiên cường lên, hãy đứng lên, phấn đấu tiếp để đạt được mục tiêu mà bạn đang theo đuổi.

Bên cạnh câu tục ngữ cái khó bó cái khôn còn có một câu tục ngữ khác mang một ý nghĩa hoàn toàn khác đó là “Cái khó ló cái khôn”. Đây chính là câu răn dạy chúng ta hãy bình tĩnh, sáng suốt trong mọi tình huống, mọi tảng đá hay những chiếc gai nhọn. Đây thể hiện cho một ý chí không sợ hoàn cảnh sống bó buộc lấy bản thân. Phải tiến lên và phát triển.

Nhưng có rất nhiều bạn trẻ, vì cuộc sống quá đủ đầy, được bố mẹ bao bọc,có ý nghĩ ỷ lại vào điều kiện gia đình, dựa vào bố mẹ, nên khi chỉ mới gặp chút khó khăn, một chút vấp ngã trên đường đời thì đã không còn tâm trí, cảm thấy bế tắc, gục ngã và không thể tiếp tục. Nếu các bạn ấy cứ như thế thì sẽ mãi mãi chỉ có thể dậm chân tại chỗ, không có bước tiến xã hơn. Cái “khó” giống như đã nuốt chửng lấy sự phát triển của cái “khôn”. Hãy động não nhiều hơn, hãy vượt qua. Trong một đề Toán, khi gặp phải những câu hóc búa, nếu một người lười suy nghĩ thì chỉ cần nghe thấy hai từ đề khó thì đã nghĩ ngay đến việc chờ đợi người khác cho mình câu trả lời, hoặc nghỉ ngay đến việc gấp trang sách lại bỏ qua, nếu cứ như thế bạn sẽ bị trì trệ mãi trong học tập. Cái khó khiến trí não chậm phát triển, mất đi sự nhanh nhạy với vấn đề, đó là sự kìm hãm cái khôn lại.Vì vậy, các bạn trẻ hãy thường xuyên rèn luyện trí óc, cố gắng học cách tìm tòi, tiếp thu, học hỏi những người xung quanh. Nếu làm được điều đó nhất định bạn sẽ không bao giờ là kẻ thua cuộc, cuộc sống sẽ không trở nên vô nghĩa

Bên cạnh câu tục ngữ cái khó bó cái khôn còn có một câu tục ngữ khác mang một ý nghĩa hoàn toàn khác đó là “Cái khó ló cái khôn”. Đây chính là câu răn dạy chúng ta hãy bình tĩnh, sáng suốt trong mọi tình huống, mọi tảng đá hay những chiếc gai nhọn. Đây thể hiện cho một ý chí không sợ hoàn cảnh sống bó buộc lấy bản thân. Phải tiến lên và phát triển.

Hãy tự cho mình một cuộc sống muôn màu, không chỉ màu hồng, mà còn điểm thêm chút xám, chút xanh đỏ. Như vậy bạn sẽ cảm thấy mình sống thật ý nghĩa, mỗi người hãy tự đặt cho mình những ước mơ, những mục tiêu để tiến lên, để phấn đấu. Dù có lúc gặp chông gai, gặp trắc trở nhưng đây cũng là lúc khiến ta mạnh mẽ và tốt hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn nghị luận câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” số 3

Thành ngữ ra đời đôi khi không chỉ là một bài học, một lời răn dạy, mà còn là một lời động viên, an ủi khi con người gặp phải những khó khăn trong cuộc sống. “Cái khó bó cái khôn” là một câu thành ngữ như vậy.

Vậy, “cái khó bó cái khôn” có nghĩa là gì? “Cái khó” là những khó khăn gây cản trở trong việc thực hiện một công việc nào đó. Trong khi đó, “cái khôn” lại là những kế hoạch, vấn đề tốt đẹp. Như vậy, “Cái khó bó cái khôn” ý nói đến nhũng khó khăn làm cản trở những dự định đúng đắn mang tính tích cực. Hiểu rộng hơn, câu tục ngữ ám chỉ hoàn cảnh có tác động đến tinh thần của mỗi người. Nó giống như một cách để động viên mỗi khi bản thân bị bế tắc, không tìm ra được phương hướng giải quyết trong cuộc sống.

Thưc tế, nếu coi câu tục ngữ là một lời khuyên của ông cha ta từ xưa để lại thì có phần chưa đúng. Đôi khi trong cuộc sống, nhờ những thử thách mà con người có thể vươn lên mạnh mẽ, đạt được những điều mình mong muốn. “Cái khó bó cái khôn” – thức chất nó cũng giống như một thất bại, vấp ngã trên đường đời. Nếu ta coi “Thất bại là mẹ thành công”, thì tự khắc bản thân sẽ đúc rút được những bài học, kinh nghiệm từ sai lầm của mình mà đứng dậy, phấn đấu đạt được mục tiêu mình theo đuổi.

Bên cạnh câu tục ngữ trên, còn có một câu khác gần giống nhưng mang ý nghĩa hoàn toàn khác: “Cái khó ló cái khôn”. Cuộc sống không phải lúc nào cũng trải đầy cánh hồng. Sẽ có lúc ta dẫm phải những chiếc gai nhọn hoặc gặp những tảng đá chắn ngang đường. Sự bình tĩnh, sáng suốt vào những lúc khó khăn sẽ đem đến cho bạn “cái khôn”. Như vậy, chính hoàn cảnh sống đã tạo động lực thúc đẩy cho “cái khôn” hình thành và phát triển.

Cuộc sống đày đủ đôi khi lại khiến nhiều bạn trẻ sống ý lại vào điều kiện gia đình, ăn bám bố mẹ. Họ không đặt ra những mục tiêu để phấn đấu, hoặc dễ dàng buông xuôi khi gặp khó khăn, rồi tặc lưỡi cho rằng “Cái khó bó cái khôn”. Sự dựa dẫm làm cho họ mất đi tính tự lập, kiên trì trong cuộc sống. Về lâu dài, cuộc sống của họ sẽ trở nên vô nghĩa.

Để cho cuộc sống ngày một trở nên có ý nghĩa, mỗi chúng ta nên tự đặt ra cho mình những mục tiêu để phấn đấu. Cũng sẽ có nhũng lúc chông gai, trắc trở, nhưng chính những thời điểm đấy chúng ta mới có thể mạnh mẽ hơn và “khôn” hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn nghị luận câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” số 4

Sự thành công của mỗi người tùy thuộc chủ yếu vào khả năng, lòng kiên nhẫn thực hiện đến cùng. Để đạt được kết quả mà mình mong muốn thì đòi hỏi bạn cần phải biết cách nắm bắt thời cơ, nhạy bén cũng như không bỏ cuộc sớm. Song hiện nay có rất nhiều người vì hoàn cảnh khách quan, vì khó khăn, thử thách mà nhanh chóng chán nản, không muốn tiếp tục. Bởi vậy ông cha ta mới có câu nói “Cái khó bó cái khôn” là vì thế.

Cuộc sống không ngừng biến đổi, con người cần phải thích nghi để có thể hòa nhập và không ngừng phát triển mình. “Cái khó bó cái khôn” có hai ý nghĩa, đó cũng chính là lời khuyên dành cho tất cả mọi người. Chúng ta phải đối mặt với nhiều nhiều khó khăn, gian nan trong cuộc sống để giành được điều mà mình mong đợi. Trên con đường đi đó có nhiều chông gai và thử thách, cũng như những nguyên nhân khách quan bên ngoài. Chính những yếu tố đã làm hạn chế, che mất đi tầm nhìn của bạn, khiến bạn chùn bước, không bước nữa. Có thể nói họ đã không đủ dũng cảm, bản lĩnh để vượt qua những gian nan bước đầu đó. Vì khó khăn, vì không thể tiếp tục thì chúng ta chỉ dám bước đến đó và dừng lại, tư duy của chúng ta sẽ không được phát triển nữa vì ngại khó, ngại khổ.

Tuy nhiên đó mới chỉ là một khía cạnh của câu nói, bên cạnh những người nhanh bỏ cuộc khi gặp khó khăn thì còn rất nhiều người dám đương đầu với khó khăn và thử thách, vượt qua sự sợ hãi của bản thân để dành chiến thắng. Nếu như chúng ta có thái độ tích cực, cái nhìn lạc quan thì mọi khó khăn đó có thể chẳng là gì. Sự nỗ lực của bản thân, kiên trì không ngừng sẽ tạo nên thành quả tốt đẹp. Từ khó khăn có thể chúng ta sẽ nảy ra rất nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo.

Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ vừa mới gặp khó khăn đã nản lòng, gục ngã, kêu than không thể tiếp tục. Những người như vậy chỉ mãi đứng yên một chỗ, không thể bước ra xa. Vì chính cái “khó’ đã kìm hãm sự phát triển của trí óc và nhận thức. Trong đề Toán, có một câu rất khó, đòi hỏi phải động não nhiều, nếu không sẽ không thể nào giải được. Nam là học sinh lười tư duy nên khi nghe bảo bài toán khó đã không chịu đọc đề, đã gấp trang sách lại và không làm nữa. Nam dị ứng với từ “khó” nên nghe đến đó đã nghĩ ngay đến việc không thể làm được. Đây là một suy nghĩ sai lầm, dẫn đến sự trì trệ của bạn Nam trong quá trình học tập.

Việc để cái “khó” bó buộc, làm hạn chế cái ‘khôn” sẽ khiến cho trí não chậm phát triển, mất đi sự nhanh nhạy trước một vấn đề. Đối với những người trẻ thì trí óc là thứ cần thiết phải rèn luyện thường xuyên. Nhưng gặp khó khăn, thử thách đã nhanh bỏ cuộc thì bạn mãi mãi chỉ là người theo sau, không có chí tiến thủ.

Cuộc sống của mỗi người không ai giống ai, người thì sung sướng, giàu có; nhưng có những người nghèo khổ cả một đời, ước mơ cũng dang dở cả một đời. Giữa họ có nhiều thứ khác nhau, có thể ý chí và nghị lực cũng khác nhau. Nếu những người nghèo khó không ngại khó khăn, khổ sở mà vượt lên chính mình thì chắc chắn họ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp ở phía trước.

Nếu như để cho lối sống “cái khó bó cái khôn” ăn sâu vào tiềm thức thì chúng ta mãi mãi không thể giải phóng được bản thân, mãi mãi đứng yên một chỗ. Nó không những khiến cho đầu óc bị trì trệ mà còn khiến cho con đường mà bạn đi cũng không nhích thêm một tý nào.

Để rèn luyện tư duy của mình thì buộc mỗi người cần phải có suy nghĩ tích cực về cái khó khăn với cái ý chí tiến thủ trong cuộc sống. Để đạt được ước mơ, để đạt được khát vọng của mình thì hãy khống chế suy nghĩ cái khó bó cái khôn. Như thế chúng ta mới có thể hoàn thiện bản thân và làm được nhiều điều có ý nghĩa cho cuộc sống hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn nghị luận câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” số 5

Có một danh nhân đã nói: Trong thành công, có tới 99% là sự cố gắng; chỉ có 1% là năng khiếu mà thôi. Quả đúng như vậy. Những người nổi tiếng, đạt được tới đỉnh cao vinh quang của sự nghiệp đều là những tấm gương sáng về sự phấn đấu không ngừng nghỉ, về ý chí và nghị lực phi thường. Tuy nhiên, hiện nay trong giới trẻ vẫn có một số người mượn câu tục ngữ: Cái khó bó cái khôn để tự biện hộ cho thái độ học tập, thái độ sống thiếu tích cực của mình. Vậy ý nghĩa của câu tục ngữ trên là như thế nào ? Khó là những ràng buộc chặt chẽ, phi lí đòi hỏi phải có nhiều điều kiện hoặc phải hết sức cố gắng mới có được, mới làm được. Khôn là khả năng suy xét để xử sự, làm việc một cách có lợi nhất, tránh được những việc làm và thái độ có hại để đạt được mục đích. Từ bó có nghĩa là giữ lại, kìm lại trong phạm vi chật hẹp, không cho tự do hoạt động và phát triển.

Trong cuộc sống hằng ngày, những khó khăn do chủ quan, khách quan mang lại khiến cho mỗi cá nhân khó có thể xoay sở để vượt qua, dễ dẫn đến thái độ buông xuôi tiêu cực, chấp nhận thực tế phũ phàng. Nếu nói câu tục ngữ Cái khó bó cái khôn là đúng thì nó chỉ đúng trong xã hội cũ hoặc đúng với những con người lười biếng, thụ động. Có thể chứng minh điều này bằng thực tế trong cuộc sống quanh ta. Ví dụ bạn A vì gia đình khó khăn, hằng ngày phải phụ bố mẹ kiếm sống, do đó học yếu nên bỏ học. Bạn B Vì một bài Toán khó không làm được, chấp nhận bị điểm kém. Bạn c chấp nhận cảnh nghèo và đổ lỗi cho số phận: Cảnh nghèo đi ngược về xuôi vẫn nghèo.

Ý nghĩa thứ nhất của câu tục ngữ Cái khó bó cái khôn là nói đến sự trói buộc nghiệt ngã của các yếu tố khách quan, khiến yếu tố chủ quan (cá nhân) khó bề xoay sở để vượt qua nghịch cảnh. Ý nghĩa thứ hai của câu tục ngữ là phản ánh thái độ thụ động, cam chịu của những người thiếu ý chí, nghị lực trước khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Thái độ ấy là tiêu cực vì nó triệt tiêu khả năng kì diệu mà Tạo hóa ban cho loài người là khả năng thích ứng nhanh nhạy với mọi điều kiện sống khác nhau.

Câu tục ngữ này xuất hiện từ lâu trong hoàn cảnh xã hội phong kiến lạc hậu, bảo thủ. Con người phải tuân theo mọi kỉ cương, nguyên tắc sẵn có, những ràng buộc chặt chẽ, phi lí, ít khi được tự do sáng tạo. Xưa kia, người dân lao động phải sống một cuộc sống cơ cực, thiếu thốn kéo dài, hậu quả của một nền kinh tế tiểu nông mang nặng tính chất tự cung tự cấp, phụ thuộc vào thiên nhiên. Họ luôn luôn phải Lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày, lấy đầy bát cơm.

Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tầm suy nghĩ, tầm nhìn và sự năng động của mỗi cá nhân. Một nguyên nhân quan trọng nữa là trong xã hội phong kiến có qui luật lệ, định Kiến ràng buộc con người. Nền kinh tế tự cung tự cấp đã kìm hãm sự phát triển về mọi mặt của xã hội. Quyền sống tự do bị tước đoạt, mọi suy nghĩ, hành động của cá nhân đều không được phép vượt khỏi khuôn khổ định sẵn của luân lí Tam cương, Ngũ thường. Vì thế mà con người gần như mất quyền chủ động và sáng tạo trong công việc. Dẫu có biết (khôn) đi chăng nữa thì cũng đành chịu bó tay vì nhiều cái khó.

Bên cạnh câu tục ngữ Cái khó bó cái khôn còn có câu Cái khó ló cái khôn. Ý nghĩa câu tục ngữ này đối lập với câu tục ngữ trên. Từ ló ở đây có nghĩa là để lộ một phần nhỏ, xuất hiện một ý tưởng, điều kiện nhỏ. Câu tục ngữ muốn nói trong công việc dù gặp nhiều khó khăn trở ngại nhưng nếu quyết tâm thực hiện thì ta vẫn tìm được cách giải quyết để đạt được mục đích cuối cùng.

Chẳng hạn như gia đình khó khăn phải phụ bố mẹ kiếm sống thì ta phải tranh thủ thời gian học tập. Gặp bài khó thì hỏi thầy, hỏi bạn và tìm ra phương pháp học tập phù hợp với hoàn cảnh gia đình mình, thì nhất định kết quả học tập sẽ tốt hơn. Một bài Toán khó không giải được phải tìm sách mà đọc, tìm bạn để hỏi; nếu bị điểm kém sẽ rút kinh nghiệm để bài sau làm tốt hơn. Gia đình nghèo thì bản thân phải cố gắng chăm làm, chăm học, phấn đấu học giỏi để thay đổi số phận. Ngày nay, đất nước đã mở cửa, hội nhập với thế giới, chúng ta đang đứng trước vận hội mới, thách thức mới, cơ hội làm giàu chia đều cho tất cả mọi người.

Cổ nhân có câu: Lửa thử vàng, gian nan thử sức hoặc: Gió bão mới hay cây cỏ cứng. Trong quá trình học tập và làm việc, khó khăn gian khổ là lẽ đương nhiên. Điều quan trọng là chúng ta có chấp nhận nó và tìm cách để vượt qua nó hay không. Xung quanh chúng ta giờ đây có rất nhiều tấm gương phấn đấu bền bỉ, kiên định, thực hiện bằng được mục đích tốt đẹp mà bản thân xác định từ đầu.

Anh Lê Nguyễn Minh Quang, cựu học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong, thành phố Hồ Chí Minh xuất thân từ một gia đình nghèo ở Đức Hòa, Long An. Anh có ý thức tự lập rất sớm. Thương mẹ tảo tần buôn bán nuôi đàn con nhỏ, anh vừa học vừa tìm cách giúp đỡ mạ và dạy dỗ các em. An đói, mặc rách không làm anh nản lòng, nhụt chí – Anh vẫn quyết tâm học thật giỏi để đổi đời, để đền đáp công ơn cha mẹ, thầy cô và xã hội đã giúp anh trưởng thành. Là một trong những học sinh, sinh viên nghèo vượt khó được nhận học bổng của báo Tuổi trẻ, anh đã phấn đấu học tập và giờ đây đã trồ thành Tổng giám đốc một Công ty lớn ở thành phố Hồ Chí Minh.

Anh Nguyễn Công Hùng ở Nghệ An là một nạn nhân chất độc da cam bị liệt hết chân tay, phải ngồi xe lăn mà vẫn không ngừng mày mò, học hỏi để nâng cao trình độ hiểu biết về Tin học. Anh trở thành Giám đốc một Công ti Tin hộc và đặc biệt là trở thành thầy dạy vi tính cho mấy chục học trò tật nguyền ở địa phương.

Lê Thanh Thúy – cô gái đang ngày đêm chiến đấu với căn bệnh ung thư xương để viết tiếp giấc mơ được đến trường. Hồ Quốc Thống – chuyên viên đồ họa thiết kế vi tính về nhiếp ảnh xuất thân từ một đứa trẻ lang thang với đủ nghề kiếm sống trên đường phố. Anh Thống đã học nhiếp ảnh thành công và đã giúp cho nhiều bạn trẻ có hoàn cảnh như mình vào nghề. Nguyễn Hữu Ân – anh sinh viên vừa học vừa làm, vừa ngày ngày chăm sóc mẹ nuôi đang bị bệnh ung thư tại Bệnh viện Ung bướu thành phố để giữ trọn lời hứa với mẹ ruột trước khi mẹ qua đời.

Đó là những tấm gương rất đẹp nhưng lại rất bình dị trong đời thường. Thành tích đạt được của mỗi người đều là những bài học quý để các bạn trẻ khâm phục và học tập. Nghị lực mạnh mẽ, quyết tâm vươn lên từ khốn khó để thay đổi cuộc đời, đó là những đức tính cao quý rất cần thiết cho mỗi người trong cuộc sống.

Một số ví dụ nêu trên đã chứng minh rằng không phải là Cái khó bó cái khôn mà ngược lại với những con người có tính cách mạnh mẽ, có nghị lực, có lòng kiên trì và sức chịu đựng bền bỉ thì Cái khó ló cái khôn. Từ trong gian nan thử thách, họ sẽ tìm ra được hướng giải quyết, hướng đi đúng đắn nhất để thực hiện bằng được ước mơ mà bản thân hằng đeo đuổi. Nếu bạn nào hay ngụy biện cho sự lười biếng, ỷ lại, thiếu ý chí, nghị lực trong phấn đấu hoặc hay đổ thừa cho hoàn cảnh khó khăn mà bê trễ việc học hành thì hãy thử soi vào những tấm gương đó để suy ngẫm và tự sửa mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn nghị luận câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” số 6

Trong cuộc sống của chúng ta, mỗi người đều có một hoàn cảnh riêng biệt, tuy nhiên dù ở trong hoàn cảnh sống như thế nào vẫn luôn tồn tại và không thể thiếu những khó khăn, thử thách, đó chính là sự khắc nghiệt của cuộc sống. Cùng đứng trước hoàn cảnh khó khăn nhưng mỗi người lại có thái độ và cách hành xử khác nhau, có người yếu đuối, sợ hãi những khó khăn mà nảy sinh thái độ cam chịu và chấp nhận nhưng lại có người biết khắc phục, phấn đấu và vượt lên trên hoàn cảnh để có được thành công. Nói về sự bị động trước những thử thách, ông cha ta có câu “Cái khó bó cái khôn”.

Ông cha ta từ ngàn đời nay, trải qua biết bao gian nan, vất vả đúc kết những kinh nghiệm quý giá truyền đời cho con cháu, đó chính là những câu ca dao, tục ngữ, những câu nói vừa ngắn gọn, vừa súc tích lại dễ hiểu dễ nhớ. Câu nói “Cái khó bó cái khôn” cũng vậy, chỉ gồm năm chữ nhưng đã mang đến cho chúng ta một kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống. “Cái khó” ở đây ám chỉ những khó khăn, thử thách của cuộc sống, hoàn cảnh éo le, khắc nghiệt của con người, “cái khôn” được nói đến chính là trí khôn, sự tài tình, hoạt bát, khôn khéo, nhạy bén của con người trong việc giải quyết những vấn đề của cuộc sống.

Vậy “bó” nghĩa là như thế nào? Đây là một từ ẩn dụ chỉ sự trói buộc, quy định, ràng buộc, kìm hãm một cái gì đó, trong câu nói này, thực chất chính là sự kìm hãm trí khôn của con người trong hoàn cảnh khó khăn. Không quá khó để hiểu được vì sao ông cha ta lại nói như vậy, bởi khi ở vào hoàn cảnh khốn khó con người ta sẽ bị những khó khăn, thiếu thốn ràng buộc và kìm hãm đến sự khôn khéo, sáng suốt. Ví dụ như một bạn học sinh rất thông minh, lanh lợi nhưng vì nhà nghèo, gia đình không đủ điều kiện cho đi học nên không được đến trường, không biết viết chữ và không thể thi cử.

Bên cạnh đó khi bị hoàn cảnh khó bức đến đường cùng, con người ta không có đủ thời gian, khả năng suy nghĩ tính toán dẫn đến những sai lầm, thiếu sáng suốt. Đó còn là những bạn học sinh vì muốn đạt điểm cao trong kì thi mà gian lận trong thi cử thay vì cố gắng học hành, là những người vì quá túng quẫn mà nảy sinh hành vi trộm cắp, tước đoạt tài sản của người khác; hay gần đây dư luận bỗng kinh hoàng trước những hành vi vô nhân tính, chỉ vì những tranh chấp tài sản, mâu thuẫn về lợi ích cá nhân mà người ta có thể nhẫn tâm ra tay sát hại cả gia đình em ruột của mình.

Tuy nhiên không phải tất cả mọi người trong hoàn cảnh khó đều như vậy, vẫn có những người biết cố gắng, nỗ lực và phấn đấu hết mình để làm sao khắc phục được khó khăn, gian khổ, vượt qua thử thách để đạt được những thành công, những điều tốt đẹp. Ví như câu nói “Cái khó ló cái khôn”, như nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký – dù bị liệt cả hai bàn tay nhưng ông đã cố gắng tập viết bằng chân, cố gắng học tập để rồi đã trở thành một người thầy giáo. Nếu như không vượt qua hoàn cảnh của mình, chấp nhận không cầm bút nữa thì có lẽ chúng ta đã không có tấm gương sáng về nghị lực như ngày hôm nay.

Như vậy câu nói “Cái khó bó cái khôn” đã dạy cho chúng ta bài học về nghị lực sống, phải biết vượt lên trên hoàn cảnh, số phận để hướng tới những điều tốt đẹp hơn. Dù có khó khăn đến đâu chỉ cần ta có niềm tin, sự cố gắng, nỗ lực, chắc chắn sẽ có được thành quả, và quan trọng nhất là không được nản lòng, tuyệt vọng và cúi đầu trước hoàn cảnh. Một người dám nỗ lực khắc phục hoàn cảnh sẽ là động lực, là niềm tin cho những người khác.

Cuộc sống sẽ không thể lường trước được bất cứ điều gì, còn vô vàn những điều chúng ta phải đối mặt với cuộc sống và chắc chắn sẽ có lúc ta rơi vào khó khăn, nhưng hãy vững tâm, đặt ra những mục tiêu cụ thể, cố gắng phấn đấu để đưa mình ra khỏi khó khăn đó. Đừng để “cái khó” bó buộc “cái khôn” của chúng ta, mà hãy để “cái khó” là cơ hội cho ta khám phá những “cái khôn” tiềm ẩn trong con người ta.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn nghị luận câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” số 7

Có thể nói rằng những câu tục ngữ, ca dao ngắn gọn nhưng lại là nguồn kinh nghiệm quý giá, dồi dào mà ông cha ta đã đúc kết và để lại cho con cháu. Trong cuộc sống, có khi ta sẽ thấy rằng chính ngoại cảnh làm ảnh hưởng đến con người phần lớn có tích cực cũng có tiêu cực như chính câu tục ngữ “cái khó bó cái khôn” đầy hàm nghĩa đã nêu, việc của chúng ta giờ đây là cần nên hiểu và vận dụng câu nói ấy sao cho đúng đắn nhất, phù hợp nhất.

Trong câu tục ngữ đã nêu lên được quan điểm sống của con người, qua cái nhìn của người xưa. Cái “khó” có thể nói ở đây chính là những khó khăn được lấy từ trong chính thực tế cuộc sống, nó tác động ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người rất nhiều, ví dụ phải kể đến như hoàn cảnh nghèo túng cũng vì hoàn cảnh kinh tế eo hẹp, điều kiện làm việc thiếu thốn, môi trường sống khắc nghiệt,.. Nhân dân ta cũng đã đưa một khái niệm về “cái khôn” được hiểu như sau là khả năng suy nghĩ sáng tạo như nhận thức phải có tính đúng đắn về sự vật sự việc, là có thể dự tính, phán đoán được trước những hướng phát triển của vấn đề, hướng đi để đưa ra được những cách thức và giải pháp tốt để thực hiện công việc của ta cũng như việc chung một cách nhanh chóng, hiệu quả. Vậy, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng mong muốn có cái trí khôn này để cuộc đời mình dễ dàng hơn, thành công hơn.

Nhưng giữa cái khó và cái khôn kia đôi khi có liên hệ ràng buộc, cũng là muốn nói ý nghĩa của toàn bộ câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn”, qua cái nhìn đầy chiêm nghiệm của dân gian. Có thể thấy ở đây, từ “bó” nghĩa là sự kìm hãm, hạn chế cái còn lại. Hay là chính trong thực tế cuộc sống, ta cũng thấy không ít lần những học sinh con nhà nghèo đã không có điều kiện nên đã phải tạm dừng việc học, chểnh mảng học hành để phụ giúp gia đình phát triển kinh tế. Hay là con người làm việc trong điều kiện khó khăn hay quá áp lực về thời gian, không thể đưa ra được những sản phẩm tốt, ưng ý dù đã cố gắng rất nhiều…Những khó khăn vẫn ở đó, không ít thì nhiều xuất hiện để kìm hãm, ảnh hưởng, thử thách con người ta như để sẵn sàng trói buộc con người lại và nói tóm lại khó có ai chịu đựng để qua được những khó khăn đến quá lớn, quá nhiều kia, nó ngăn cản đến việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người ta. Chúng ta đã thấy được nhờ có công nghệ thông tin phát triển- internet, những việc học hành, giảng dạy, cập nhật thông tin của con người đã lên cấp một cách nhanh chóng, hơn những ngày xưa, mất quá nhiều thời gian, mọi thứ đều thiếu thốn trong việc tìm hiểu những cuốn sách, mở rộng kiến thức từ cộng đồng.

Nhưng bạn nghĩ sao về vấn đề rằng có thể chính từ trong những khó khăn, con người nào có động lực, ý chí sẽ hoàn toàn làm chủ được bản thân, chọn được hướng đi đúng, để cái khôn của mình được tỏa sáng thì con người ta sẽ có được thành công dù biết không dễ dàng. Con người chúng ta là những sinh vật tiên tiến nhất của trái đất, từ khi con người xuất hiện, mọi thứ đều thay đổi nhanh chóng, vận dụng những gì họ có, họ biết để sinh tồn và phát triển nên dễ hiểu là chúng ta cần phải khuyến khích trước vai trò của cá nhân trong việc vươn lên hoàn cảnh, con người ta còn thậm chí sẽ cải tạo được hoàn cảnh. Khi những học sinh nhà nghèo đỗ đại học, những cô nàng, anh chàng thủ khoa, những con người tài năng hiện hữu ngay trong cuộc sống, họ đã tạo được kì tích, cho ta nhận ra được rằng có lẽ câu tục ngữ kia vẫn chưa nêu lên khía cạnh tích cực, vẫn còn là một quan điểm hơi phiến diện.

Là một con người, ta hoàn toàn có khả năng tự chọn cho mình con đường đúng đắn, ta cần tìm nhiều nguồn tham khảo, Trước khi làm bất kì một việc gì, cần suy nghĩ kỹ và phải tính đến những điều kiện khách quan, lường trước những khó khăn có thể gặp phải, để rồi giải quyết vấn đề. Nhưng có khi việc phát sinh, ta không thể đoán trước được những bất ngờ, những khó khăn, thử thách sẽ ập đến, nhưng xin hãy vững tin, đừng vội vàng bỏ cuộc, buông xuôi, luôn phải biết đặt lên hàng đầu là sự nỗ lực chủ quan, lấy ý chí và nghị lực của bản thân, cũng như từ lời động viên, giúp đỡ của mọi người xung quanh vượt qua hết thảy khó khăn làm tiền đề để cho sự thành công của ta vững chắc, nhanh chóng đến với ta. Có như vậy “cái khó” mới không “bó cái khôn”, mà sẽ là “cái khó ló cái khôn”, đúng không?.

Hoàn cảnh khó khăn chính là tượng trưng cho những khó khăn, thử thách trong cuộc sống mà con người ta gặp phải, câu nói dân gian thực tế đã giúp ta hiểu một bài học rằng không vội, không quá nản lòng, nếu ta chịu suy sét vấn đề một cách tích cực, cặn kẽ, để rồi khi ngoảnh lại ta thấy chặng đường những khó khăn mà ta vượt qua được càng nhiều thì giá trị của vinh quang ta đạt được càng to lớn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn nghị luận câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” số 8

Trong cuộc sống, con người luôn đối mặt, đương đầu với những khó khăn của cuộc sống. Có lúc khó khăn dồn con người ta đi vào đường cùng nước tận. Để minh chứng dân gian ta có câu: “Cái khó bó cái khôn”.

“Cái khó bó cái khôn” được sử dụng trong hoàn cảnh con người bị dồn vào thế bí, khó trong việc tìm lối thoát. Cái khó là hoàn cảnh, sự việc bên ngoài. Trong hoàn cảnh khó khăn, con người bị dồn nén lại, không vượt qua được. Nó khiến con người ta trở nên bí bách, khó tìm ra sáng kiến.Hoàn cảnh là điều kiện giúp con người phát triển. Ngày nay, câu nói trên hoàn toàn đúng. Hoàn cảnh khó khăn khiến tư duy và phán xạ con người bị giảm đi, con người dễ rơi vào trạng thái mộng mị, ngủ quên trong mơ màng. Tư duy và lý trí bị hoàn cảnh bó buộc, không nảy ra các ý tưởng mới.

Một người mắc kẹt trong đường hầm khi không tìm được lối ra khi xung quanh tối om và không có thiết bị chiếu sáng khiến con người ta chỉ biết khóc, cầu trời khấn phật chứ không làm được gì hơn. Dần con người mất đi ý thức, sự tự chủ. Song, không phải lúc nào trong cuộc sống, con người gặp phải hoàn cảnh: “Cái khó bó cái khôn” mà đôi lúc “cái khó ló cái khôn” hoàn cảnh luôn khiến con người bị ảnh hưởng, cái khó bó cái khôn thì con người trong hoàn cảnh bị trói buộc, không lối thoát. Nhưng hoàn cảnh cũng trở thành động lực khiến con người sáng tạo: “Cái khó ló cái khôn”, tạo ra những cơ hội đột phá trong cuộc sống.

“Cái khó bó cái khôn” nhấn mạnh hoàn cảnh tạo trở ngại, tạo sự cản trở của con người. Có người học rất giỏi nhưng cha mẹ lại không có điều kiện cho đi học cao lên, nên mới học hết cấp ba đã phải bươn trải lăn lộn kiếm tiền. Khi có tiền rồi lại không thể đi học được vì sau học ra cũng khó xin được việc và kiến thức đã quên phần nào. Nếu xử lý theo cách này, rất ít người khắc phục được bản thân lại thắng hoàn cảnh mà mình không thể chối bỏ.

Trái với “Cái khó bó cái khôn” tinh thần “Cái khó ló cái khôn” được nâng cao, con người không hoàn toàn phụ thuộc bởi sự chi phối của hoàn cảnh mà tự thân vươn lên, coi hoàn cảnh là một động lực giúp con người có đà để bước tiếp trong tương lai. Hoàn cảnh có là bố mẹ không có điều kiện cho đi học, bạn nên tự tìm hiểu về các công việc làm thêm ở nơi trường học của bạn muốn theo học. Thay vì đợi sau ra bố mẹ xin việc, bạn nên chủ động bổ trợ thêm những kiến thức kĩ năng mềm mà chưa chắc các bạn nhà có điều kiện có thể có. Thay vì quên kiến thức đã học thì dành thời gian rảnh để ôn cũ – biết mới, bạn sẽ có đủ kiến thức cần thiết để học và thi ngành mà mình mong muốn.

Tôi được biết, có cô sinh viên để được đi học, cô đã chọn cách thi vào trường Phổ thông Dân tộc Nội trú của Tỉnh để bố mẹ không phải lo lắng tiền học trong khi nhà chạy chữa từng bữa ăn. Khi ấy, những năm 2010, gia đình cô vào mùa đói tháng Hai, tháng Ba, nhà cô chỉ có ba người nhưng vẫn phải ăn cơm độn ngô, độn với sắn. Hết cấp ba, để một lần nữa để bố mẹ “Đỡ tốn” trong việc nuôi cô, cô đăng ký dự thi khối Công an, nhưng sau đó không đủ điểm đỗ vào trường. Không dừng lại đó, cô đăng ký vào khối trường Dự bị Đại học, nuôi hi vọng ổn định trong cuộc sống và không phải khiến bố mẹ quá bận tâm. Cô lại trượt lần 2, lần này, cô theo học trường theo nguyện vọng của trường cô vừa học. Cô đã không thể theo đuổi ước mơ, là chính mình một lần nhưng vì hoàn cảnh, cô có thể chiến thắng tất cả.

Lần tiếp khi cô bước chân vào cổng trường đại học. Bố mẹ có tích cóp một khoản, chu cấp cho cô được 2 tháng thì mẹ vào viện. Cô quyết định đi làm thêm, từ công việc bán hàng, giúp việc gia đình, thêu tranh, phát tờ rơi,… các thể loại công việc mà người ta có thể thuê sinh viên làm. Cô hiện đang là sinh viên năm thứ tư, sắp tốt nghiệp đại học, điểm số hiện tại nằm loại giỏi, cũng đã được học bổng của trường cho sinh viên có kết quả cao. Trong thời gian vừa đi học, vừa đi làm, cô cũng tích cóp từ các khoản tiền kiếm được ít dần thành nhiều, cô sắm cho bố mẹ ban đầu là những bộ quần áo, dần thì bộ bếp gas, cái tivi mới,… Câu chuyện tôi kể trên đây, có lẽ ai cũng sẽ nghi hoặc rằng sinh viên thì lấy đâu công việc mà sắm đồ nọ đồ kia, đủ ăn là giỏi lắm rồi. Nhưng thưa bạn, lao động tay chân, tuy rẻ mạt nhưng nếu biết tiết kiệm có lẽ sẽ để ra nhiều hơn thế. Đó là minh chứng cho “Cái khó ló cái khôn” thắng thế suy nghĩ “Cái khó bó cái khôn” của dân gian ta.

Nếu nhìn cuộc đời chỉ bằng: “Cái khó bó cái khôn” con người ta dần chết mòn trong hiện thực, trong hoàn cảnh. Con người có cái nhìn bi quan về cuộc đời. Nếu nhìn cuộc đời theo hướng “Cái khó ló cái khôn” Cái khó đập vỡ cái hoàn cảnh bên ngoài thẳng tiến đến những cái lạc quan, màu hồng của cuộc sống. Cách nhìn cuộc sống như thế nào cũng góp phần giúp con người khẳng định được bản thân trong xã hội. Con người với cái nhìn bi quan dẫn đến chán chường, uể oải, hiếm ý tưởng. Trái lại, con người dưới ánh nhìn lạc quan, cuộc sống tươi mới, các khó khăn đều sẽ có cách giải quyết, tạo thêm những ý tưởng, những sáng tạo trong cuộc sống.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Câu tục ngữ vẫn còn vẹn nguyên tính đúng đắn đến ngày nay. Nhưng, “Cái khó bó cái khôn” không phải là để ta buông xuôi bỏ cuộc mà còn là thức tỉnh ta, thúc giục ta càng phải cố gắng hơn nữa để có thể giải quyết được cái khó ấy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *