Top 6 Bài soạn “Luyện tập làm văn bản tường trình” lớp 8 hay nhất

Ở lớp trước chúng ta đã học các kiểu văn bản hành chính như: văn bản báo cáo, đề nghị, thông báo,…Chương trình Ngữ văn 8 có thêm một loại văn bản nữa đó là văn … xem thêm…bản tường trình. Đây là kiểu văn bản sẽ trình bày một nội dung trong hoàn cảnh cụ thể. Vậy cách viết văn bản tường trình như thế nào? Văn bản tường trình có bố cục giống với những văn vản hành chính đã học như văn bản báo cáo, thông báo hay đề nghị hay không? Tất cả những thắc mắc ấy sẽ đươc giải đáp trong tiết học thứ nhất. Tiết luyện tập sẽ củng cố lại những hiểu biết về văn bản tường trình, viết văn bản tường trình thuần thục hơn, nắm được mục đích, yêu cầu, cấu tạo của văn bản tường trình. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Luyện tập về văn bản tường trình” hay nhất mà Blogthoca.edu.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Bài soạn “Luyện tập làm văn bản tường trình” số 1

I. Ôn tập lí thuyết

1. Mục đích viết tường trình: trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả cần xem xét.

2. Tường trình và báo cáo có những điểm giống và khác nhau:

+ Giống: đều cùng tuân thủ những thể thức trình bày đầy đủ: thời gian, địa điểm, sự việc, người có liên quan.

+ Khác: Báo cáo thì trình bày những công việc đã làm, đã thực hiện được để người khác được biết. Tường trình: trình bày thiệt hại hoặc mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra sự việc cần xem xét lại.

3. Văn bản tường trình phải tuân thủ thể thức và phải trình bày đầy đủ chính xác thời gian, địa điểm, sự việc, họ tên những người có liên quan cùng đề nghị của người viết.

Văn bản tường trình phải có đầy đủ họ tên người gửi, người nhận, địa điểm.

II. Luyện tập

Bài 1 ( trang 137 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

a, Trong tình huống này cần phải viết bản kiểm điểm.

b, Không dùng văn bản tường trình mà dùng Báo cáo kế hoạc thực hiện đại hội.

c, Không dùng văn bản tường trình mà phải dùng bản Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch.

Bài 2 (trang 137 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Một số tình huống cần viết bản tường trình:

– Các bạn trong lớp phát hiện trong lớp học mất một chiếc bàn và một chiếc ghế học sinh.

– Tường trình việc có ai đó đã vẽ bậy lên bức tường mới được quét vôi.

Bài 3 ( trang 137 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Bản tường trình về việc làm hỏng dụng cụ thí nghiệm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc Hà Nội, ngày 10/12/2017

BẢN TƯỜNG TRÌNH

Về việc làm hỏng dụng cụ thí nghiệm

Kính gửi: Cô Nguyễn Thanh Thảo giáo viên phụ trách môn Hóa học.

Em là: Phạm Việt Dũng, học sinh lớp 8A học sinh trường THCS Bình Minh xin phép được tường trình với cô một việc như sau:

Trong giờ học Hóa tiết 2-3 ngày hôm nay do em sơ ý đã làm đổ vỡ 3 ống nghiệm và 1 lọ nước cất. Em xin lỗi cô vì đã không tuân thủ những quy định trong phòng thí nghiệm. Em xin chịu trách nhiệm về lỗi của mình.

Người làm tường trình

(kí tên)

Phạm Việt Dũng

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Luyện tập làm văn bản tường trình” số 2

Phần I: ÔN TẬP LÍ THUYẾT

Câu 1 (SGK, trang 136, Ngữ Văn 8, tập 2)

Mục đích viết tường trình là gì?

Trả lời:

Mục tiêu viết tường trình:

– Trình bày những thiệt hại.

– Trình bày mức độ trách nhiệm của người tường trình.

– Các sự việc xảy ra gây hậu quả, cần phải xem xét.

Câu 2 (SGK, trang 136, Ngữ Văn 8, tập 2)

Văn bản tường trình và văn bản báo cáo có gì giống nhau và có gì khác nhau?

Trả lời:

Tường trình và báo cáo giống nhau ở thể thức trình bày, nội dung trình bày có thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc.

Ở văn bản tường trình chỉ nói tới những sự việc để lại hậu quả và xác định mức độ trách nhiệm của người tường trình.

Văn bản thông báo chỉ trình bày một vấn đề được tổng kết có ưu điểm, khuyết điểm có phương hướng sắp tới.

Câu 3 (SGK, trang 136, Ngữ Văn 8, tập 2)

Nêu bố cục phổ biến của văn bản tường trình. Những mục nào không thể thiếu trong kiểu văn bản này? Phần nội dung tường trình cần như thế nào?

Trả lời:

Văn bản tường trình phải tuân thủ thể thức và phải trình bày đầy đủ chính xác thời gian, địa điểm, sự việc, họ tên những người có liên quan cùng đề nghị của người viết.

Văn bản tường trình phải có đầy đủ họ tên người gửi, người nhận, địa điểm.

Phần II: LUYỆN TẬP

Câu 1 (SGK, trang 137, Ngữ Văn 8, tập 2)

Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng văn bản ở các tình huống sau:

a) Một bạn học sinh thường đi học muộn. Cô giáo chủ nhiệm muốn bạn ấy nhận rõ khuyết điểm và thành khẩn sửa chữa. Bạn ấy đã làm bản tường trình nộp cho cô giáo.

b) Để chuẩn bị Đại hội chi đội TNTP Hồ Chí Minh, chi đội trưởng đã viết bản tường trình.

c) Cô Tổng phụ trách Đội cần biết những công việc tạp thể chi đội đã thực hiện và những kết quả đã đạt được trong đợt thi đua vừa qua, bạn Hoa thay mặt Ban chỉ huy chi đội viết bản tường trình nộp cho cô Tổng phụ trách.

Trả lời:

a) Ở đây phải viết TƯỜNG TRÌNH dưới hình thức bản tự kiểm điểm. Việc đi học muộn là một khuyết điểm phải tường trình để cô giáo chủ nhiệm xem xét, cân nhắc.

b) Ở đây cần có nội dung tổng kết và dự thảo kế hoạch phương hướng. Cho nên BÁO CÁO là phù hợp nhất

c) Những gì đã thực hiện, đã đạt được thì nên viết văn bản BÁO CÁO để nói về những thành tích, những ưu điểm và thấy những điểm cần khắc phục.


Câu 2 (SGK, trang 137, Ngữ Văn 8, tập 2)

Hãy nêu hai tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản tường trình (không lặp lại tình huống đã có trong sách giáo khoa).

Trả lời:

Có thể nêu ra hai tình huống sau đây:

(1) Bạn Mai ở trong lớp rất hay nghịch ngợm vô ý thức. Nhân giờ ra chơi bạn đã lấy cuốn sách Ngữ văn 8 của Minh Nhật bỏ vào trong cặp của Hạo Nhiên. Vào giờ học, Hạo Nhiên “tỉnh bơ” lấy sách ra mà tưởng là của mình. Bị phát hiện, mọi người vu cho Hạo Nhiên ăn cắp sách. Bị oan, cho nên Hạo Nhiên viết bản tường trình gửi cô chủ nhiệm giải quyết.

(2) Hôm nay giờ thể dục. Thầy giáo đã dặn trước các bạn tuần trước là sẽ tập hợp lại ở hồ bơi cách trường 3km. Hạo Nhiên bị đau chân do trượt té khi lau nhà bị bong gân không thể nhắn ai được, cho nên bạn không tới hồ bơi cùng các bạn. Thầy giáo ghi vào sổ đầu bài về việc vắng mặt vô kỉ luật của Hạo Nhiên và cho lớp giờ học loại C.

Theo đề nghị của lớp và cô chủ nhiệm, Hạo Nhiên viết tờ tường trình để mong thầy thông cảm và “xóa án” giờ C cho lớp.


Câu 3 (SGK, trang 137, Ngữ Văn 8, tập 2)

Từ một tình huống cụ thể, hãy viết một văn bản tường trình.

Trả lời:

Có thể viết văn bản tình huống (2) như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN TƯỜNG TRÌNH

(Về việc không học giờ thể dục tập bơi)

Kính gửi: Thầy Đặng Quang Thanh, giáo viên phụ trách bộ môn thể dục lớp 8A.

Em là Thái Bảo Hạo Nhiên, học sinh lớp 8A trường THCS Đặng Trần Côn, xin phép được tường trình với thầy một sự việc như sau:

Vừa qua, ngày thứ hai (4/10/2018) đầu tuần, thầy đã dặn trước chúng em tập hợp ở hồ Hòa Bình đế học tập bơi. Không may, chủ nhật ngày 3/10/2018, em giúp mẹ lau nhà và trượt ngã, bị bong gân. Do không có điều kiện để thông báo điều này tới thầy cho nên hôm ấy em có đến lớp học các môn khác nhưng không ra được hồ bơi ở tiết đầu. Vì chủ quan là được ba chở đến trường sớm sẽ gặp một bạn nào đó nhờ cầm giấy xin phép gửi tới thầy, nhưng do kẹt xe nên không gặp ai.

Em xin cam đoan sự việc trên là có thực và xin thầy thông cảm xóa đánh giá giờ c ở trong “Số đầu bài” của lớp.

Người làm tường trình

(Kí tên)

Thái Bảo Hạo Nhiên

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Luyện tập làm văn bản tường trình” số 3

A. Củng cố kiến thức bài Luyện tập về văn bản tường trình

1. Mục đích viết tường trình:

– Trình bày những thiệt hại.

– Trình bày mức độ trách nhiệm của người tường trình.

– Các sự việc xảy ra gây hậu quả, cần phải xem xét.

2. Phân biệt giữa văn bản tường trình và văn bản báo cáo

– Giống nhau: về cách trình bày nội dung trình bày có thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc.

– Văn bản tường trình chỉ nói tới những sự việc để lại hậu quả và xác định mức độ trách nhiệm của người tường trình.

– Văn bản thông báo chỉ trình bày một vấn đề được tổng kết có ưu điểm, khuyết điểm có phương hướng sắp tới.

B. Bài tập củng cố bài Luyện tập về văn bản tường trình

Bài tập 1: Trong các tình huống sau, tình huống nào viết bản tường trình, tình huống nào viết bản báo cáo?

a) Một bạn học sinh thường xuyên nói chuyện trong giờ

b) Để chuẩn bị Đại hội chi đội TNTP Hồ Chí Minh

c) Tổng kết ưu điểm, khuyết điểm về học tập và thi đua của lớp trong tuần qua

d) Trình bày vụ tai nạn giao thông

Hướng dẫn làm bài

Văn bản tường trình là a, d

Văn bản báo cáo là b, c


Bài tập 2: Em hãy viết một văn bản tường trình trình bày về việc em bị mất một món đồ (có thể là cặp, ví, xe đạp…)

Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 25 tháng 2 năm 2019

BẢN TƯỜNG TRÌNH

Về việc mất ví tiền

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 8A3 trường THCS Nguyễn Tri Phương

Tên em là: Lê Trần Hạnh Mai, học sinh lớp 8A3 trường THCS Nguyễn Tri Phương.

Thứ 3 ngày 25 tháng 2 năm 2019 vừa qua, em bị mất chiếc ví tiền tại lớp 8A3. Sự việc cụ thể như sau:

Hôm đó, em đến trường vào lúc 7h15. Trước khi vào lớp, mẹ em có đưa cho em 150.000 đồng và dặn em gửi cô giáo tiền học thêm. Em đã cẩn thận bỏ số tiền đó vào chiếc ví màu đỏ. Sau đó, em cất chiếc ví vào ngăn giữa của cặp, em khóa cẩn thận rồi bước vào lớp. 7h30 phút là giờ truy bài, em và các bạn truy bài tại sân trường, em mang theo sách toán và ngữ văn để học và không mang theo cặp và ví. Khi nghe tiếng trống vào lớp, em mở cặp ra và lấy tiền trong ví nộp cho cô giáo thì không thấy chiếc ví đâu và khóa cặp đã bị mở. Em có hỏi các bạn xung quanh nhưng không ai lấy, cũng không ai nhìn thấy chiếc ví bị rơi.

Trong chiếc ví có 150.000 đồng, một vài bức ảnh của em và gia đình, một chiếc chìa khóa nhà và một phong bao lì xì 50.000 đồng.

Em xin cam đoan những điều em tường trình trên là sự thật. Nếu sai em xin chịu mọi hình thức kỉ luật của cô giáo và tập thể lớp.

Người viết tường trình

Học sinh

Hạnh Mai

Lê Trần Hạnh Mai

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Luyện tập làm văn bản tường trình” số 4

A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I- ÔN TẬP LÍ THUYẾT

1. Mục đích viết tường trình là gì?

2. Văn bản tường trình và văn bản báo cáo có gì giống nhau và có gì khác nhau?

3. Nêu bố cục phổ biến của văn bản tường trình. Những mục đích nào không thể thiếu trong kiểu văn bản này? Phần nội dung tuwongf trình cần nhưu thế nào?

Trả lời:

1. Mục đích của văn bản tường trình nhằm trình bày sự việc xảy ra một cách khách quan, chính xác để người có trách nhiệm giải quyết nắm được bản chất sự việc, từ đó mà có nhận xét, kết luận một cách đúng đắn.

2.

Giống nhau:đều là loại văn bản của cấp dưới gửi cấp trên.

Khác nhau ở chỗ văn bản báo cáo thường là định kì, thường lệ; còn tường trình chỉ làm khi sự việc xảy ra cần có sự trình bày một cách chính xác, khách quan để người có trách nhiệm giải quyết làm căn cứ kết luận vấn đề

3. . Các mục sau đây không thể thiếu trong văn bản tường trình :

Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa).
Địa điểm, thời gian làm tường trình (ghi góc phải).
Tên văn bản (ghi chính giữa – chữ in hoa).
Người (cơ quan) nhân văn bản.
Nội dung tường trình.
Lời để nghị hoăc cam đoan.
Chữ kí và họ tên người viết.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: trang 137 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng văn bản ở các tình huống sau:

a) Một học sinh thường đi học muộn. Cô giáo chủ nhiệm muốn bạn ấy nhận rõ khuyết điểm và thành khẩn sửa chữa. Bạn ấy đă làm bản tường trình nộp cho cô giáo.

b) Để chuẩn bị Đại hội Chi đội TNTP Hồ Chí Minh, Chi đội trưởng đã viết bản tường trình.

c) Cô Tổng phụ trách Đội cần biết những công việc tập thể Chi đội đà thực hiện và những kết quả đã đạt được trong đợt thi đua vừa qua, bạn Hoa thay mặt Ban chỉ huy Chi đội viết bản tường trình nộp cho cô Tổng phụ trách.

Bài làm:
Tình huống (b) và (c) viết bản tường trình là sai. Hai tình huống này chí cần viết báo cáo.

Câu 2: trang 137 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Hãy nêu hai tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản tường trình (không lặp lại tình huống đã có trong sách giáo khoa).
Bài làm:
Ví dụ tình huống :
Một người đánh mất giấy tò tùy thân, cần đến cơ quan công an làm lại
Bạn Nam không tuân thủ nội quy làm hỏng dụng cụ thí nghiệm viết bản tường trình nộp cho giáo viên bộ môn

Câu 3: trang 137 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Từ một tình huống cụ thể, hãy viết một văn bản tường trình.
Bài làm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
Nam Đinh, ngày 11/03/2016
BẢN TƯỜNG TRÌNH
Về việc làm hỏng dụng cụ thí nghiệm
Kính gửi: Cô Nguyễn Phương Anh giáo viên phụ trách môn Hóa học.
Em là: Bùi Anh Dũng, học sinh lớp 8A1 học sinh trường THCS Xuân Trường xin phép được tường trình với cô một việc như sau:
Trong giờ học Hóa tiết 2-3 ngày hôm nay do em sơ ý đã làm đổ vỡ 3 ống nghiệm và 1 lọ nước cất. Em xin lỗi cô vì đã không tuân thủ những quy định trong phòng thí nghiệm. Em xin chịu trách nhiệm về lỗi của mình.
Người làm tường trình
Bùi Anh Dũng

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Luyện tập làm văn bản tường trình” số 5

I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT

1. Mục tiêu viết tường trình

Trình bày những thiệt hại

Trình bày mức độ trách nhiệm của người tường trình

Các sự việc xảy ra gây hậu quả, cần phải xem xét

2. Tường trình và báo cáo giống nhau ở thể thức trình bày, nội dung trình bày có thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc. Ở văn bản tường trình chỉ nói tới những sự việc để lại hậu quả và xác định mức độ trách nhiệm của người tường trình.

Văn bản thông báo chỉ trình bày một vấn đề được tổng kết có ưu điểm, khuyết điểm có phương hướng sắp tới.

3. Bố cục của văn bản tường trình có 3 phần. Đọc lại a) b) c) ở trang 135 và 136.

II. LUYỆN TẬP

Câu 1. Chỉ ra chỗ sai trong việc sử dụng văn bản ở các tình huống sau:

a) Ở đây phải viết TƯỜNG TRÌNH dưới hình thức bản tự kiểm điểm. Việc đi học muộn là một khuyết điểm phải tường trình để cô giáo chủ nhiệm xem xét, cân nhắc.

b) Ở đây cần có nội dung tổng kết và dự thảo kế hoạch phương hướng. Cho nên BÁO CÁO là phù hợp nhất

c) Những gì đã thực hiện, đã đạt được thì nên viết văn bản BÁO CÁO để nói về những thành tích, những ưu điểm và thấy những điểm cần khắc phục.

Câu 2. Có thể nêu ra hai tình huống sau đây:

(1) Bạn Mai ở trong lớp rất hay nghịch ngợm vô ý thức. Nhân giờ ra chơi bạn đã lấy cuốn sách Ngữ văn 8 của Minh Nhật bỏ vào trong cặp của Hạo Nhiên. Vào giờ học, Hạo Nhiên “tỉnh bơ” lấy sách ra mà tưởng là của mình. Bị phát hiện, mọi người vu cho Hạo Nhiên ăn cắp sách. Bị oan, cho nên Hạo Nhiên viết bản tường trình gửi cô chủ nhiệm giải quyết.

(2) Hôm nay giờ thể dục. Thầy giáo đã dặn trước các bạn tuần trước là sẽ tập hợp lại ở hồ bơi cách trường 3km. Hạo Nhiên bị đau chân do trượt té khi lau nhà bị bong gân không thể nhắn ai được, cho nên bạn không tới hồ bơi cùng các bạn. Thầy giáo ghi vào sổ đầu bài về việc vắng mặt vô kỉ luật của Hạo Nhiên và cho lớp giờ học loại c.

Theo đề nghị của lớp và cô chủ nhiệm, Hạo Nhiên viết tờ tường trình để mong thầy thông cảm và “xóa án” giờ c cho lớp.

2. Có thể viết văn bản (1) như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN TƯỜNG TRÌNH

(Về việc không học giờ thể dục tập bơi)

Kính gửi: Thầy Đặng Quang Thanh, giáo viên phụ trách bộ môn thể dục lớp 8A.

Em là Thái Bảo Hạo Nhiên, học sinh lớp 8A trường THCS Đặng Trần Côn, xin phép được tường trình với thầy một sự việc như sau:

Vừa qua, ngày thứ hai (4/10/2004) đầu tuần, thầy đã dặn trước chúng em tập hợp ở hồ Hòa Bình đế học tập bơi. Không may, chủ nhật ngày 3/10/2004, em giúp mẹ lau nhà và trượt ngã, bị bong gân. Do không có điều kiện để thông báo điều này tới thầy cho nên hôm ấy em có đến lớp học các môn khác nhưng không ra được hồ bơi ở tiết đầu. Vì chủ quan là được ba chở đến trường sớm sẽ gặp một bạn nào đó nhờ cầm giấy xin phép gửi tới thầy, nhưng do kẹt xe nên không gặp ai.

Em xin cam đoan sự việc trên là có thực và xin thầy thông cảm xóa đánh giá giờ c ở trong “Số đầu bài” của lớp.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Luyện tập làm văn bản tường trình” số 6

Bài 1. Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng văn bản ở các tình huống sau:

a) Một học sinh thường đi học muộn. Cô giáo chủ nhiệm muốn bạn ấy nhận rõ khuyết điểm và thành khẩn sửa chữa. Bạn ấy đã làm bản tường trình nộp cho cô giáo.

b) Để chuẩn bị Đại hội chi đội TNTP Hồ Chí Minh, chi đội trưởng đã viết bản tường trình.

c) Cô Tổng phụ trách Đội cần biết những công việc tập thể chi đội đã thực hiện và những kết quả đã đạt được trong đợt thi đua vừa qua, bạn Hoa thay mặt Ban chỉ huy chi đội viết bản tường trình nộp cho cô Tổng phụ trách.

Trả lời:

a) Sai về việc sử dụng văn bản trường hợp này bạn viết bản kiểm điểm mới đúng.

b) Để chuẩn bị đại hội Đội TNTP, chi đội trưởng viết bản báo cáo mới đúng.

c) Cô tổng phụ trách Đội cần biết những công việc tập thể chi đội đã thực hiện và những kết quả đạt được trong đợt thi đua vừa qua, bạn Hoa thay mặt chi đội viết bản tường trình là không đúng. Văn bản bạn cần viết là văn bản báo cáo.

Bài 2. Hãy nêu hai tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản tường trình (không lặp lại tình huống đã có trong sách giáo khoa).

Trả lời:

Một số tình huống cần làm bản tường trình:

– Các bạn phát hiện trong lớp bị mất lọ hoa, bàn ghế bị xáo trộn.

– Một bạn bị mất chiếc cặp sách ở sân thể dục.

– Nhóm bạn lớp 8A chặn đường bắt nạt một bạn lớp 8C.

Bài 3. Từ một tình huống cụ thể, hãy viết một văn bản tường trình.

Trả lời:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hoà Bình, ngày 15 tháng 02 năm 2017

BẢN TƯỜNG TRÌNH

Về việc xảy ra vụ lộn xộn trong lớp ngày 14 tháng 02 năm 2017

Kính gửi: Ban Giám hiệu Trường THCS Hải Tân Tên em là: Hoàng Thu Hồng, lớp trưởng lớp 8H trường THCS Hải Tân Ngày 14 tháng 02 năm 2017 vừa qua, tại phòng học lớp 8H xảy ra một vụ lộn xộn, thay mặt tập thể lớp, em xin tường trình lại vụ việc như sau:

Vào khoảng 07h 15′ ngày 14 tháng 02 năm 2017, vào thời gian nghỉ 5′ giữa tiết 1 (môn Hoá học) và tiết 2 (môn lịch sử), khi cô giáo vừa rời lớp, bạn Trần Minh Việt, học sinh, lớp 9B, có mang một bó hoa vào lớp tặng cho bạn Nguyễn Thị Minh Hoà và đề nghị bạn Hoà ra ngoài. Nhưng bạn Hoà có trả lời là đang giờ nghỉ ngắn, không được phép ra ngoài nên không thể vi phạm nội quy nhà trường. Bạn Việt đồng ý rồi hẹn bạn Hoà vào giờ ra chơi. Bạn Việt rời khỏi lớp, bạn Hoà đặt bó hoa xuống bàn học trống cuối lớp.

Sau tiết học thứ hai, vào khoảng 8h05′, cô giáo đã rời phòng học, cả lớp đang cất sách vở thì có tiếng đạp cửa phòng học rất mạnh. Bạn Trần Bích Vân, học sinh lớp 9B cùng một nhóm các bạn nữ cũng lớp xông vào lớp, lao đến chỗ bạn Hoà. Bạn Vân vừa nói tục vừa lăng mạ bạn Hoà, trong đó có những lời như “cướp người yêu của tao”, “mày chán sống à”,… Bạn Nguyễn Ngọc Trúc lấy bó hoa đập liên tục vào bạn Hoà, bạn Nguyễn Ngọc Minh dùng tay đánh bạn Hoà. Học sinh trong lớp 8H không kịp phản ứng trước những hành động của nhóm học sinh nữ lớp 9B. Bạn Trần Hoà Bình liền đi gọi tổ bảo vệ. Các bạn nam trong lớp giữ tay nhóm học sinh nữ lớp 9B khiến hai bên xảy ra xô xát. Đến khi các chú bảo vệ lên thì nhóm học sinh nữ lớp 9B mới ngừng lại.

Em xin cam kết những điều em nêu trên là đúng sự thực. Nếu sai, em xin chịu mọi hình thức kỉ luật của nhà trường.

Người viết tường trình

Hồng

Hoàng Thu Hồng

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về tiết học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Blogthoca.edu.vn.vn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *