Tác phẩm “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê cho ta thấy hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc, dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp … xem thêm…của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực. Sự chuyển hóa bức tranh với những nét trần trụi, chân thực, giản dị sang một lớp nghĩa hàm ẩn, rộng lớn – đó chính là phong cách nghệ thuật của Hê-minh-uê và cũng chính là sự thể hiện nguyên lí sáng tác của ông: tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”. Mời các bạn tham khảo bài soạn hay nhất mà Blogthoca.edu.vn tổng hợp trong bài viết dưới đây để thấy rõ hơn nội dung này.
Bài soạn “Ông già và biển cả” số 1
I. Đôi nét về tác giả Hê-Minh-Uê
– Hê-minh-uê tên khai sinh là Ơ-nít Hê-minh-uê, sinh năm 1899, mất năm 1961, tại bang I-li-noi trong một gia đình trí thức
– Sau khi tốt nghiệp trung học, ông đi làm phóng viên.
– 19 tuổi, ông tham gia đội xe cứu thương của Hội chữ thập đỏ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất ở chiến trường I-ta-li-a, sau đó ông bị thương và trở về Hoa Kì.
– Ông thất vọng về xã hội đương thời, tự nhận mình thuộc thế hệ mất mát, không hòa nhập với xã hội đương thời và đi tìm bình yên trong men rượu và tình yêu.
– Sau đó, ông sang Pháp, vừa làm báo vừa bắt đầu sáng tác.
– Năm 1926, ông sáng tác tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc và nổi tiếng từ đó.
– Ông để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ và nhiều hồi kí, ghi chép.
– Những tác phẩm nổi tiếng của Hê-minh-uê: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940), Ông già và biển cả (1952).
– Hê-minh-uê là nhà văn lỗi lạc nhất nước Mĩ vào thế kỉ XX, ông khai sinh lối viết kiệm lời, kiệm cảm xúc.
– Ông là người đề ra nguyên lí sáng tác “tảng băng trôi”:
+ Dựa vào hiện tượng tự nhiên: tảng băng trên mặt nước chỉ có ba phần nổi, bảy phần chìm.
+ Nhà văn phải hiểu biết cặn kẻ về điều muốn viết, sau đó lược bỏ những chi tiết không cần thiết, giữ lại những phần cốt lõi, sắp xếp lại để người đọc vẫn có thể hiểu được những gì tác giả đã lược bỏ.
+ Người đọc phải đồng sáng tạo mới có thể hiểu được “bảy phần chìm”, những hình tượng, những hình ảnh, … giàu tính tượng trưng đa nghĩa.
– Dù viết về đề tài gì, Châu Phi hay Châu Mĩ, Huê-minh-uê đều nhằm mục đích “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.
– Ông đã nhận được Giải thưởng Pu-lit-dơ năm 1953 – Giải thưởng văn chương cao qúy nhất của Hoa Kì và Giải thưởng Nô-ben về văn học.
II. Đôi nét về tác phẩm Ông già và biển cả
1. Hoàn cảnh ra đời
– Năm 1952, sau 10 năm sống ở Cu-ba, Hê-minh-uê đã cho ra đời tác phẩm Ông già và biển cả
– Trước khi in thành sách, tác phẩm được in trên tạp chí Đời sống
– Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết “tảng băng trôi” của Hê-minh-uê
2. Tóm tắt
Lão chài Xan-chi-a-gô sống cô độc trong một túp lều trên bờ biển ngoại ô thành phố La-ha-ba-na. 84 ngày đêm ra khơi gặp vận xúi, đi đi về vế chẳng câu được một con cá nào. Lần này ông lại ra khơi chỉ có một mình đưa thuyền đến tận vùng Giếng Lớn nơi rất nhiều cá. Buông câu từ sáng sớm, mãi đến non trưa phao câu mới động đậy. Cá mắc câu kéo thuyền chạy. Lão gò lưng, gập mình kéo lại. Từ trưa tới chiểu, rồi một ngày một đêm nữa trôi qua. Bàn tay bị dây câu cứa rách nát ứa máu. Không một mẩu bánh mì vào bụng. Chân tê dại, tay trái bị chuột rút, mệt lả nhưng lão không chịu buông tha: “Mình sẽ cho nó biết sức con người có thể làm được gì và chịu đựng được đến đâu!”. Sang ngày thứ 3, cá đuối dần, lão chài dùng lao đâm chết cá, buộc cá vào đuôi thuyền, hân hoan trở về bến. Con cá nặng độ 6 – 7 tấn, dài hơn con thuyền câu của lão độ 7 tấc. Trong màn đêm, đàn cá mập đuổi theo chiếc thuyền câu, lăn xả vào đớp và rỉa con cá kiếm. Lão chài dùng mái chèo quật tới tấp vào đàn cá dữ trong đêm tối. Khi lão Xan-chi-a-gô về tới bến, con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương. Lão nằm vật ra lều ngủ thiếp đi, “mơ thấy đàn sư tử”. Sáng hôm sau, bé Ma-nô-lín chạy sang lều rồi đi gọi bạn chài đến săn sóc ông lão.
3. Bố cục (2 phần)
– Phần 1 (từ đầu đến “nước bắn tung, trùm lên cả ông lão lẫn con thuyền”): Cuộc chiến đấu của Xan-ti-a-gô
– Phần 2 (còn lại): Xan-ti-a-gô đưa con cá về bến
4. Giá trị nội dung
Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc, dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực. Sự chuyển hóa bức tranh với những nét trần trụi, chân thực, giản dị sang một lớp nghĩa hàm ẩn, rộng lớn – đó chính là phong cách nghệ thuật của Hê-minh-uê và cũng chính là sự thể hiện nguyên lí sáng tác của ông: tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”.
5. Giá trị nghệ thuật
– Cách viết dung dị, lời văn có nhiều “khoảng trống”
– Hình tượng được lựa chọn kĩ lưỡng, mang tính biểu tượng và đa nghĩa
– Nghệ thuật độc thoại và độc thoại nội tâm
II. Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Hình ảnh con cá kiếm được miêu tả lặp đi lặp lại mang nhiều hàm ý
Mặc dù cho thấy đã ba ngày hai đêm theo đuổi con cá kiếm nhưng ông lão chưa nhìn thấy con cá
+ Ông cảm nhận con cá qua sợi dây, qua vòng lượn từ rộng tới hẹp, từ gần tới xa, cho thấy ông lão giàu kinh nghiệm
+ Hình ảnh của con cá chính là khát vọng, hoài bão của con người, con người luôn theo đuổi ước mơ cua mình một cách bền bỉ
Câu 2 (trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Bằng sự nhạy bén của ông già nhiều năm kinh nghiệm, ông đã huy động mọi khả năng vào cuộc chiến
+ Về thị giác: phán đoán con cá thông qua đường bơi nghiêng, sức căng của sợi dây
+ Về xúc giác: Cảm nhận được từng cử động của nó qua sợi dây
+ Ông lão đâm trúng con cá, nó vụt lên khỏi mặt nước, phô hết vẻ khổng lồ, sức lực
→ Các chi tiết được sắp xếp theo trình tự cuộc chinh phục cá kiếm, từ quan sát, cảm nhận khi con cá cố vùng vẫy để thoát rồi sau đó tới gần hơn.
Câu 3 (trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Đoạn trích: ông lão cảm nhận con cá với cảm xúc của kẻ đi săn, muốn giết đối thủ nhưng lại con đối thủ như người xứng tầm, người anh em, cảm phục nó
+ Lời thoại thân mật với cá: đừng nhảy, cá ơi, tao chưa từng thấy … anh em ạ → Coi cá như con người
+ Chiêm ngưỡng con cá kiếm, vẻ đẹp của nó
+ Thán phục hành động chấp nhận cuộc chiến của nó ( làm đứt dây câu, hoặc lật thuyền)
– Mối quan hệ ông lão và con cá: đa chiều, phức tạp
+ Người đi câu – con mồi được câu
+ Hai đối thủ cân sức, cần tài
+ Hai người bạn chí cốt
+ Cái đẹp, người thưởng thức cái đẹp
+ Cách đối xử con người với môi trường
Câu 4 (trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2)
a. Con cá trước khi chết: Khổng lồ, đẹp: đuôi lớn hơi hai lưỡi hái lớn, màu tím hồng, thân hình đồ sộ
– Phẩm chất: khôn ngoan, kiên cường, chịu đựng…
→ Mang tầm vóc, vẻ đẹp, sự oai hùng, kì vĩ, duyên dáng
b. Con cá sau khi chết-
– Vẫn mang nét kiêu hùng:
+ Cố vùng vẫy, nhô lên phô diễn cái đẹp, không chấp nhận cái chết
+ Con cá trắng bạc, thẳng đơ, bồng bềnh trôi theo sóng
→ Vẫn kiêu hùng, kì vĩ
Luyện tập
Bài 1 (trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Ngoài việc miêu tả bằng lời kể chuyện, còn có nguồn gốc trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm thì đó là ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật Xan-ti-a-gô
– Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:
+ Người đọc hình dung được sự việc đang diễn ra trực tiếp
+ Hình thức đối thoại chứng tỏ Xan-ti-a-go chiêm ngưỡng được con cá kiếm như một con người
+ Vẻ đẹp của con người khi chinh phục, hoàn thiện giấc mơ của mình
→ Hình tượng ông lão và con cá kiếm mang ý nghĩa biểu tượng, gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm
→ Hình tượng ông lão và con cá kiếm mang nghĩa biểu tượng, gợi lên triết lí tảng băng trôi của tác giả
Câu 2 (Trang 315 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Cách dịch ông già và biển cả tạo nên nhịp cân xứng của tiêu đề, không chỉ thế, tiêu đề này gợi lên cho người đọc sự đối lập của hai hình tượng:
+ Người già cả, sức yếu >
+ Con người có hạn >
+ Con người và tự nhiên song song cùng tồn tại
Bài soạn “Ông già và biển cả” số 2
Câu 1 ( trang 135 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Hình ảnh những vòng lượng của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn trích:
– Sự lặp lại những vòng lượn của con cá kiếm đã góp phần gợi lên hình ảnh một người ngư phủ rất giàu kinh nghiệm, rất lành nghề giữa chốn biển khơi đầy gian nan thử thách. Chỉ bằng con mắt từng trải và cảm giác đau đớn nơi bàn tay, ông lão ước lượng được khoảng cách ngày càng gần tới đích qua vòng lượn từ rộng tới hẹp, từ xa tới gần của con cá.
– Cuộc chiến đấu không cân sức giữa ông lão và cá kiếm.
– Những vòng lượn cũng đồng thời vẽ lên những cố gắng cuối cùng dù tuyệt vọng nhưng cũng hết sức mãnh liệt của con cá kiếm. Những cú quật mạnh hòng vượt thoát khỏi sự bủa vây của người ngư phủ cho thấy con cá kiếm cũng dũng cảm kiên cường không kém gì đối thủ của mình.
Câu 2 (trang 135 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
* Bằng sự nhạy bén của một ông già từng có nhiều kinh nghiệm nơi biển cả, ông lão đã huy động mọi giác quan vào cuộc chiến.
– Về thị giác: Ban đầu lão chỉ có thể phán đoán con cá, phán đoán đường bơi của nó qua độ nghiêng và sức căng của sợi dây.
– Về xúc giác: Dù không trực tiếp tiếp xúc với con cá kiếm nhưng qua những vật trung gian, ông lão Xan- ti-a-gô vẫn có thể cảm nhận được từng cử động của nó.
* Thông qua các chi tiết miêu tả, chúng ta có thể thấy nó được sắp xếp theo trình tự của cuộc chinh phục con cá kiếm. Ban đầu là những cảm nhận và quan sát từ xa (khi con cá còn đang cố vùng vẫy để chạy thoát) rồi đến gần hơn (khi nó gần kiệt sức và bị kéo về sát mạn thuyền):
– “Một cái bóng đen vượt dài qua dưới con thuyền, đến mức lão không thể tin nổi độ dài của nó”.
– “Cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẫm”.
– “Cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to sụ bên sườn xòe rộng”.
– Ông lão: “vận hết sức bình sinh… phóng xuống sườn con cá ngay sau cái vây ngực đồ sộ”.
– Con cá “phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực”.
– “Nằm ngửa phơi cái bụng ánh bạc của nó lên trời”.
Câu 3 (trang 135 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
– Lớp nghĩa mới: Quan hệ giữa ông lão và cá kiếm:
+ Người đi săn và con mồi
+ Hai kì phùng địch thủ
+ Hai người bạn
+ Con người và môi trường
+ Con người và cái đẹp, cái mơ ước.
– Ngoài mối quan hệ giữa con mồi và người đi săn (con cá và ngư phủ), ngoài cảm nhận bằng giác quan thông thường, ông lão Xan-ti-a-gô còn có một mối quan hệ bình đẳng, thân mật, cao thượng và có những cảm nhận sâu sắc hơn với con cá kiếm.
+ Ông lão làm nghề đánh cá, bắt được cá là mục đích, là cuộc sống của ông. Nhưng ông yêu quý nó như “người anh em”, gọi nó là “cu cậu” rất thân mật.
+ Sự chiêm ngưỡng, sự cảm kích trước vẻ đẹp và sự cao quý của con cá: “Tao chưa hề thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ”.
=> Mối liên hệ giữa cá kiếm và ông lão: con người – tự nhiên, con người – cái đẹp, con người – ước mơ, khát vọng.
Câu 4 (trang 135 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
* Con cá trước khi chết
– Chỉ riêng cái bóng đen của nó cũng khiến ông lão – một người đi biển cừ khôi cũng phải kinh ngạc
– Khôn ngoan, kiên cường và có sức chịu đựng tốt.
=> Con cá có sức mạnh ghê gớm, sự oai phong và kì vĩ.
* Con cá sau khi chết
– Dường như không chấp nhận cái chết, nó “phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Con cá trắng bạc, thẳng đơ và bồng bềnh theo sóng.
=> Ngay cả khi đối mặt với cái chết, con cá vẫn thể hiện được sự kiêu hãnh, oai hùng.
* Biểu tượng của con cá kiếm:
– Khát vọng, lí tưởng của con người.
– Hành trình thực hiện ước mơ của con người.
– Hình ảnh cá kiếm chi chết: kết thúc chinh phục một khát vọng của con người ⇒ một hành trình mới lạ bắt đầu.
Luyện tập
Câu 1 (trang 135 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
– Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn từ trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm, đó là ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật ông lão Xan-ti-a-gô, cũng như cuộc “đối thoại” giữa ông lão với con cá kiếm.
– Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:
+ Khiến người đọc cảm thấy như đang trực tiếp chứng kiến sự việc
+ Hình thức đôi thoại này chứng tỏ Xan-ti-a-gô chiêm ngưỡng, coi con cá kiếm như một con người.
+ Vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi và đạt được ước mơ của mình.
=> Hai hình tượng ông lão và con cá kiếm đều mang ý nghĩa biểu tượng gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm. Đoạn văn tiêu biểu cho nguyên lí “tảng băng trôi” của Hê-minh-uê.
Câu 2 (trang 135 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Cách dịch “Ông già và biển cả” tạo nên sự cân xứng về nhịp điệu tiêu đề. Không chỉ vậy, tiêu đề này còn tạo nên sự tương phản đối lập giữa hai đối tượng: một người già cả, sức đã yếu, lực đã tàn >
Tóm tắt
Xan-ti-a-gô – Ông lão đánh cá người Cu-Ba, sống cô độc và nghèo khổ trong túp lều cạnh bờ biển ngoại ô La-ha-ba-na. Vận đen đang bám riết lấy ông khi suốt 84 ngày không bắt được con cá nào ra hồn. Những người xung quanh chẳng còn tin vào cơ may của Xan-ti-a-gô, còn cậu bé Ma-nô-lin cũng bị cấm không được giao du với lão nữa. Ông quyết định ra khơi xa một mình, ông đến vùng nguy hiểm nhưng nhiều cá lớn. Một con cá kiếm khổng lồ mắc câu và ông lão bắt đầu cuộc săn đuổi con cá trong ba ngày liền. Đó là con cá kiếm lớn nhất và đẹp nhất ông từng thấy trong đời. Suốt mấy ngày, Xan-ti-a-gô tìm mọi cách để bám trụ và giữ con cá cho kì được. Cuối cùng, lão cũng cắm được mũi lao vào tim con cá và chinh phục được nó. Xan-ti-a-gô phấn chấn nghĩ đến những gì mà chiến lợi phẩm này mang lại khi trở về. Tuy vậy, mùi máu của con cá kiếm đã thu hút cả đàn cá mập đến rỉa mồi. Khi ông đuổi được chúng, con cá kiếm chỉ còn là bộ xương trắng khổng lồ phía sau đuôi thuyền. Về đến túp lều, Xan-ti-a-gô hoàn toàn kiệt sức và ngủ thiếp đi.
Bố cục
Bố cục (2 phần)
– Phần 1: Từ đầu đến “nước bắn tung, trùm lên cả ông lão lẫn con thuyền”: Cuộc chiến đấu của Xan – ti – a – go
– Phần 2: Còn lại: Hành trình Xan – ti – a – gô đưa con cá về bờ.
Nội dung chính
Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực.
Bài soạn “Ông già và biển cả” số 3
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả
Hê minh uê (1899- 1961), là một người trí thức được sinh ra tại Hoa Kì. Ông đã làm rất nhiều nghề khi bước chân ra khỏi trường đại học ông đã làm nghề phóng viên.
Ông là một người rất tài năng, số lượng đề tài về văn thơ của ông rất lớn: truyền thuyết, tiểu thuyết, hồi kí …
Ông là một nhà văn mỹ vĩ đại nhất ở thế kỉ XX, và nhiều giải thưởng cao quý khác như giải Nobel ở Mĩ…
Truyện ngắn của Hê-minh-uê được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiếm thấy. Mục đích của nhà văn là “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.
2. Tác phẩm
Được xuất bản đầu tiên trên tạp chí Đời sống.
Tác phẩm gây được tiếng vang lớn và hai năm sau Hê-minh-uê được trao giải Nô-ben.
Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết “tảng băng trôi”: dung lượng câu chữ ít nhưng “khoảng trống” được tác giả tạo ra nhiều, chúng có vai trò lớn trong việc tăng các lớp nghĩa cho văn bản (tác giả nói rằng tác phẩm lẽ ra dài cả 1000 trang nhưng ông đã rút xuống chỉ còn bấy nhiêu thôi).
Đoạn trích nằm ở cuối truyện.
Đoạn trích kể về việc chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô. Qua đó, người đọc cảm nhận được nhiều tầng nghĩa, đặc biệt là vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình và ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm.
3. Tóm tắt đoạn trích: Suốt tám mươi tư ngày liền, ông già Xan-ti-a-gô không kiếm được con cá nào. Mọi người dân trong làng chài ấy xem lão đã “đi đứt” vì gặp vận rủi. Vào ngày thứ tám mươi lăm, ông lão chèo thuyền ra khơi trước khi trời sáng. Lần này lão đi thật xa. Thế rồi, một con cá lớn tính khí kì quặc mắc mồi. Đây là một con cá kiếm khổng lồ mà ông hằng mong ước. Khi mặt trời mọc vào ngày thứ ba, con cá bắt đầu lượn vòng. Sau cuộc vật lộn cực kỳ căng thẳng và nguy hiểm, Xan-ti-a gô giết được con cá. Con cá dài hơn chiếc thuyền của lão. Lão nghĩ nó sẽ mang lại vận may cho mình. Nhưng lúc ông già quay vào bờ, từng đàn cá mập hung dữ đuổi theo rỉa thịt con cá kiếm. Ông lão phải đơn độc chiến đấu đến kiệt sức với lũ cá mập. Khi ông già mệt rã rời quay vào bờ thì con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2
Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại trong đoạn văn gợi lên những đặc điểm gì về cuộc đấu tranh của ông lão và con cá kiếm.
Bài làm:
Kể về cuộc đấu tranh giữa ông lão và con cá kiếm tác giả đã miêu tả chi tiết cụ thể những vòng lượn của con cá kiếm, không chỉ một lần mà được nhắc lại nhều lần trong đoạn văn tạo thành ấn tượng giúp người đọc nhận ra được đặc điểm của cuộc đấu đó. Trước hết cho thấy, mặc dù đã ba ngày hai đêm đuổi theo con cá kiếm nhưng ông lão cũng chưa nhìn thấy con cá. Ông chỉ cảm nhận tình trạng của con cá qua sợi dây, qua vòng lượn từ rộng tới hẹp, từ xa tới gần của nó và điều đó cũng cho thấy ông lão rất giàu kinh nghiệm. Mặc khác từ những vòng lượn đó mà ta hiểu được sự cố gắng của con cá, mặc dù đã mắc câu nhưng nó vẫn muốn thoát khỏi sự bủa vây của người ngư phủ. Con cá kiếm rất kiên cường. Những vòng lượn này là cảm nhận của ông lão về con cá tập trung vào hai giác quan thị giác và xúc giác xong vẫn la gián tiếp bởi nhà văn chưa thể biết về con cá mà chỉ đoán qua những vòng lượn của nó.
Câu 2: Trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2
Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào những giác quan nào của ông lão? Chứng minh rằng những chi tiết này gợi lên một sự tiếp nhận từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể?
Bài làm:
Cảm nhận về con cá kiếm của ông lão tập trung vào thị giác và xúc giác (mắt nhìn vòng lượn của cá và tay kéo sợi dây điều khiến cá) đây cũng mới là sự cảm nhận gián tiếp và cuối cùng đến vòng thứ ba ông mới nhìn thấy con cá.
Chi tiết này gợi lên một sự tiếp nhận từ xa đến gần và từ bộ phận đến toàn thể. Cảm nhận về con cá được niêu tả từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể chủ yếu qua xúc giác và thị giác của ông lão. “Đến vòng lượn thứ ba” ông lão mới nhìn thấy con cá nhưng cũng chỉ thấy từng bộ phận: Cái bóng của nó rất dài, cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, cánh vi trên lưng xếp lại, bộ vây to sụ, … từ những bộ phận ấy mà cảm nhận con cá thật lớn. Chỉ đến khi con cá bị ông lão đâm trúng tim, nó “phóng vút lên khỏi mặt nước”, lúc đó nó mới “phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và còn sức lực” của nó. Con cá không những lớn mà còn rất đẹp. Tính cách của nó mạnh mẽ, bình tĩnh, kiêu hùng.
Câu 3: Trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2
Hãy phát hiện thêm một lớp ý nghĩa mới: Phải chăng ông lão chỉ cảm nhận đối tượng bằng giác quan của một người đi săn, một kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ của mình? Hãy tìm một chi tiết chứng tỏ cảm nhận khác lạ ở đây. Từ đó nhận xét mối quan hệ giữa ông lão đánh cá và con cá kiếm.
Bài làm:
Trong đoạn trích: ông lão không chỉ cảm nhận con cá với cảm xúc của kẻ đi săn, muốn giết đối thủ mà còn coi nó như đối thủ xứng tầm người bạn, người anh em, cảm phục nó.
Chi tiết
Lời đối thoại với con cá kiếm: đừng nhảy, cá ơi, tao chưa từng thấy … anh em ạ. Ông lão coi con cá như con người.
Chiêm ngưỡng con cá kiếm, thưởng thức vẻ đẹp của nó
Thán phục hành động chấp nhận cuộc chiến của nó (con cá có thể lặn xuống làm đứt dây câu hoặc lật thuyền …
Con cá kiếm tượng trưng cho sức mạnh nghiệt ngã của thiên nhiên, những thử thách khó khăn mà con người phải đối mặt và vượt qua,đây tượng trưng cho những dào cản khó khăn mà con người luôn phấn đấu vượt qua để đạt được mục đích.
Mối liên hệ giữa ông lão và con cá: đa diện, phức tạp.
Người đi câu – con mồi được câu.
Hai kì phùng địch thủ, cân sức cân tài. Một con cá khổng lồ, với bao nhiêu sức mạnh to lớn, cuộc đấu tranh giữa ông chàng thanh niên và con cá là một cuộc đấu tranh quyết liệt.
Hai người bạn cảm thông, chia sẻ.
Mối quan hệ giữa cái đẹp và người thưởng thức, hướng tới cái đẹp.
Ứng xử giữa con người và môi trường. Ông lão là một người có sức mạnh lớn để chinh phục thiên và thử thách, ông là một người biểu hiện cho lòng kiên trì dám đối mặt và vượt qua những thử thách trông gai, ông là điển hình cho những con người có lý tưởng lớn, một mình ông đã chinh phục được sức mạnh của thiên nhiên nghiệt ngã đó.
Câu 4: Trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2
So sánh hình ảnh con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó. Điều này gợi cho anh chị suy nghĩ gì? Vì sao có thể coi con cá kiếm như là một biểu tượng?
Bài làm:
Con cá trước khi ông lão chiếm được nó là con cá khổng lồ xinh đẹp, đuôi lớn hơn lưỡi hái lớn màu tím hồng, có phẩm chất là khôn ngoan kiên cường chịu đựng tốt. Nó mang trong mình sưc mạnh oai phong kỹ vĩ và duyên dáng. Khi bị ông lão chiếm được nó vẫn mang nét kiêu hùng mang cái chết trong mình, sực tỉnh phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực của nó. Cái chết của con cá cũng bộc lộ vẻ đẹp kiêu dũng hiếm thấy.
Có thể coi con cá kiếm như là một biểu tượng. Sức mạnh của con cá vô cùng lớn ban đầu khi ông lão thả lưới con cá không có chút bị ảnh hưởng nào những chính sự kiên trì của ông, con cá đã dần mắc lưới.Con cá kiếm tượng trưng cho sức mạnh nghiệt ngã của thiên nhiên, những thử thách khó khăn mà con người phải đối mặt và vượt qua,đây tượng trưng cho những dào cản khó khăn mà con người luôn phấn đấu vượt qua để đạt được mục đích.
Luyện tập
Bài tập 1: trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2
Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn từ nào trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm nữa không? Sự dụng loại ngôn từ này có tác dụng gì khi nói lên mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm?
Bài làm:
1.Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn từ trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm, đó là ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật ông lão Xan-ti-a-gô, cũng như cuộc “đối thoại” giữa ông lão với con cá kiếm. Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong tác phẩm Ông già và biển cả của Hê-minh-uê có ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ trực tiếp của ông già được thể hiện bằng: “lão nghĩ…”, “lão nói…”.
Ngôn ngữ của người kể chuyện tường thuật khách quan sự việc.
2. Lời phát biểu trực tiếp của ông lão: đây là ngôn từ trực tiếp của nhân vật. Có lúc nó là độc thoại nội tâm. Nhưng trong đoạn văn trích nó là đối thoại. Lời đối thoại hướng tới con cá kiếm: “Đừng nhảy, cá”, láo nói. “Đừng nhảy”. “Cá ơi”,ông lão nói”cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chết. Mày muốn tao cùng chết nữa à?”.”Mày đừng giết tao, cá à”, ông lão nghĩ “mày có quyền làm thế”. “Tao chưa từng thấy bất kỳ ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày người anh em ạ”.
3, Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:
Đưa người đọc như đang trực tiếp chứng kiến sự việc.
Hình thức đối thoại này chứng tỏ Xan-ti-a-gô coi con cá kiếm như một con người.
Nội dung đối thoại cho thấy ông lão chiêm ngưỡng nó, thông cảm với nó và cảm thấy nuối tiếc khi tiêu diệt nó.
Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
Ý nghĩa biểu thượng của con cá kiếm. Vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi và đạt được ước mơ của mình.
Bài tập 2: trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2
Tên tác phẩm (nguyên văn tiếng Anh: The old man and the sea) trong các bản dịch ở Việt Nam đều được bổ sung là Ông già và biển cả nếu dịch đúng nguyên văn chỉ là ông già và biển. Anh (chị) thích cách dịch nào hơn?
Bài làm:
Biển và biển cả đều theo từ điển tiếng Việt thì đều là danh từ chỉ sự rộng lớn. Tuy nhiên từ biển đơn giản chỉ có nghĩa là phần nước mặn chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất, rộng lớn còn từ biển cả gợi cảm giác thênh thang rộng lớn. Vì thế khi dịch là ông già và biển cả ta dễ dàng hình dung được sự rộng lớn đối lập với con người nhỏ bé, thấy được nghị lực và sức mạnh của con người. Như vậy, em thích cách dịch là ông già và biển cả hơn.
Bài soạn “Ông già và biển cả” số 4
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Ơ-nít Hê-minh-uê (1899 – 1961) sinh trưởng trong một gia đình khá giả tại một thành phố nhỏ ngoại vi Chi-ca-gô. Thuở nhỏ, Hê-minh-uê thường theo cha đi về vùng rừng núi miền nam, nơi còn tồn tại những làng người da đỏ sống gần gũi với thiên nhiên. Những chuyến đi này để lại trong ông nhiều ấn tượng sâu đậm. Mười tám tuổi, Hê-minh-uê bước vào nghề phóng viên. Ông tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất và bị bắt, rồi bị thương nặng. Hê-minh-uê trở vể nước Mĩ với một chấn thương về tinh thần không khoả lấp được. Cảm giác lạc loài và sự phủ nhận văn minh công nghiệp một thời in dấu ấn đậm nét trong những sáng tác của ông.
Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Hê-minh-uê lại tham gia đội quân quốc tế chống phát xít tại Tây Ban Nha. Tại đây, ông làm phóng viên mặt trận, dựng phim, viết kịch. Ông viết sôi nổi và cũng viết nhiều nhất trong khoảng thời gian từ đây trở đi. Hê-minh-uê sống những năm cuối đời ở Cu-ba. Đáng buồn là vào một ngày chủ nhật tháng bảy năm 1961, nhà văn đã tự sát, có thể vì cảm thấy không còn đủ sức tiếp tục công việc mà ông theo đuổi suốt đời, đó là viết “một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.
Hê-minh-uê là nhà văn Mĩ đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà vãn trên thế giới nói chung. Tác phẩm chính: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940), Trong thời đại chúng ta (1925), …
2. Ông già và biển cả (1952) là tác phẩm Hê-minh-uê viết vào giai đoạn cuối đời. Tác phẩm được ngợi ca là “khúc hát của con thiên nga” – ý nói: đó là tác phẩm hay nhất cuối cùng trước khi nhà văn mất. Quả thực, sau khi mất, nhiều tác phẩm khác trước đó chưa được in vẫn tiếp tục ra mắt bạn đọc, song không tác phẩm nào gây được tiếng vang nữa.
Đoạn trích trong SGK nằm ở phần cuối của truyện ngắn đặc sắc này. Nó thể hiện nổi bật những nét phong cách nghệ thuật trong sáng tác của Hê-minh-uê: để nhân vật hành động nhiều, đối thoại ít, thiên về độc thoại nội tâm; để nhiều khoảng trống, khoảng lặng, khoảng mờ trong tác phẩm để người đọc có thể phong túng suy ngẫm và thưởng thức. Đoạn trích là một biểu tượng về con người cho đến giờ phút cuối cùng vẫn đuổi theo một kì vọng và ráng sức đoạt lấy nó. Cuộc săn bắt cá của ông lão thực chất là một ẩn dụ về hành trình thực hiện khát vọng, dù có đơn độc và thất bại, nhưng âm hưởng gợi lên lại đầy sinh khí, ấm áp và mãnh liệt.
II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1. Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn trích: “Mặt trời đang mọc lên lần thứ ba kể từ lúc lão ra khơi thì con cá bắt đầu lượn vòng”, “Mình phải dốc sức ra mà níu, lão nghĩ. Căng thẳng khiến nó thu hẹp các vòng lượn”, “Nhưng con cá vẫn chậm rãi lượn vòng và hai giờ sau, mổ hôi ướt đẫm người ông lão và lão mệt thấu xương. Bây giờ các vòng tròn đã hẹp hơn nhiều…”, “Lát sau, con cá không quật dây đáy nữa và bắt đầu lại lượn vòng chầm chậm”,… Cách miêu tả đầy chủ ý này thể hiện nhiều ý nghĩa khác nhau:
– Khi chưa thể nhìn thấy con cá kiếm, ông lão Xan-ti-a-gô chỉ có thể đoán biết về nó qua những vòng lượn. Quan sát những vòng lượn khi rộng, khi hẹp kết hợp với cảm giác đau đớn nơi bàn tay, ông lão không chỉ ước lượng được về khoảng cách mà còn có thể phán đoán được từng cử chỉ, động tĩnh của con cá kiếm (khi thì lượn vòng chầm chậm như muốn nghỉ ngơi lấy sức, khi thì quật mạnh vẫy vùng hòng thoát ra khỏi cái lưỡi câu) từ đó mà điều chỉnh sợi dây hòng thu phục con cá kiếm. Sự lặp lại những vòng lượn của con cá kiếm vì thế đã góp phần gợi lên hình ảnh một người ngư phủ rất giàu kinh nghiệm, rất lành nghề giữa chốn biển khơi đầy gian nan thử thách.
– Những vòng lượn cũng đồng thời vẽ lên những cố gắng cuối cùng dù tuyệt vọng nhưng cũng hết sức mãnh liệt của con cá kiếm. Những cú quật mạnh hòng vượt thoát khỏi sự bủa vây của người ngư phủ cho thấy con cá kiếm cũng dũng cảm kiên cường không kém gì đối thủ của mình.
Câu 2. Trong cuộc chiến với con cá kiếm xuất hiện ở phần cuối của tác phẩm, sau ba ngày, hai đêm vật lộn với sóng gió và việc kìm giữ con cá kiếm, ông lão Xan-ti-a-gô đã mệt nhoài. Cuộc chiến lại diễn ra khi thời tiết khắc nghiệt, rất lạnh giá, vào lúc nửa đêm, khi ông lão đang buồn, thậm chí đã rơi vào tình thế vô vọng. Nhưng bằng sự nhạy bén của một ông già từng có nhiều kinh nghiệm nơi biển cả, ông lão đã huy động mọi giác quan vào cuộc chiến.
Về thị giác: Ban đầu lão chỉ có thể phán đoán con cá, phán đoán đường bơi của nó qua độ nghiêng và sức căng của sợi dây. Nó bơi vòng, lượn vào rồi lại vọt ra xa “lão thấy trong ánh nấng, những tia nước từ sợi dây bắn ra”. Nhưng rồi khi nó bắt đầu thấm mệt và sợi dây đã được ông lão cuộn vào gần hơn thì ông lão thấy “cái bóng đen vượt dài qua dưới con thuyền, đến mức lão không thể tin nổi độ dài của nó. […], nó trồi lên và lão nom thấy cái đuôi nhô khỏi mặt nước. Cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng lên trên mặt đại dương xanh thẫm. Nó lại lặn xuống và khi con cá hãy còn mấp mé mặt nước, ông lão có thể nhìn thấy thân hình đồ sộ và những sọc tía trên mình nó. Cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to sụ bên sườn xoè rộng”. Càng ngày con cá kiếm càng được kéo về gần thuyền hơn, thậm chí ông lão Xan-ti-a-gô còn có thể “nhìn thấy mắt con cá và cả hai con cá chét xám bơi bên cạnh”. Đó là lúc ông ra đòn quyết định. Ông lão phóng lao và thế là con cá kiếm ương ngạnh bị chinh phục bởi ông lão giàu kinh nghiệm và bản lĩnh: “Con cá trắng bạc, thẳng dơ và bồng bềnh theo sóng”.
Về xúc giác: Dù không trực tiếp tiếp xúc với con cá kiếm nhưng qua những vật trung gian, ông lão Xan-ti-a-gô vẫn có thể cảm nhận được từng cử động của nó. Ban đầu “lão chỉ cảm nhận áp lực của sợi dây hơi chùng lại”; khi con cá vùng vẫy làm nảy mạnh sợi, dây, Xan-ti-a-gô cảm thấy thật “sắc”, “cứng” và “lạnh”. Con cá cứ lượn vòng làm lão cảm thấy mệt nhoài, lão muốn được nghỉ ngơi một lát nhưng “khi độ căng của sợi dây cho thấy con cá quay về phía thuyền, ông lão nhổm người dậy, xoay, lắc, kéo tất chỗ dây được thu vào”,… và rồi đến khi sợi dây được cuộn lại gần hơn, ông lão có thể cảm nhận được “Con cá khẽ nghiêng mình trong chốc lát. Rồi trở mình thẳng dậy và bất đầu lượn thêm vòng nữa”.
Xem xét các chi tiết miêu tả, chúng ta có thể nhận thấy nó được sắp xếp theo trình tự của cuộc chinh phục con cá kiếm. Ban đầu là những cảm nhận và quan sát từ xa (khi con cá còn đang cố gắng vẫy vùng để chạy thoát) rồi đến gần hơn (khi nó gần kiệt sức và bị kéo về sát mạn thuyền). Cách miêu tả này kết hợp với những lời độc thoại nội tâm của ông lão Xan-ti-a-gô đã giúp nhà văn thể hiện sinh động cuộc đối đầu vừa quyết liệt vừa đầy trí tuệ giữa con người với thiên nhiên. Nó ngợi ca vẻ đẹp của con người – một người lao động bình thường mà cao cả, ngay cả lúc tưởng như đã kiệt sức và vô vọng vẫn chiến đấu đến cùng. Đó là biểu tượng về khát vọng vĩ đại của con người trong cuộc sống: không gục ngã, không đầu hàng số phận.
Câu 3. Ông lão không chỉ cảm nhận đối tượng bằng giác quan của một người đi săn, một kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ của mình. Qua đoạn trích có thể thấy được thái độ của ông lão với con cá kiếm. Đó cũng là những trạng thái tâm lí phức tạp, thậm chí trái ngược nhau. Ông vừa yêu quý con cá nhưng cũng lại muốn chinh phục nó cho kỳ được, ông gọi nó là người anh em. Thực ra, điều này cũng không khó giải thích. Lão Xan-ti-a-gô làm nghề câu cá, không bắt được cá nghĩa là ông lão không tồn tại với tư cách một con người. Nhiệm vụ của ông lão là phải chinh phục con cá kiếm cho bằng được. Chính trong cuộc săn đuổi đó, ông lão đã bộc lộ những phẩm chất cao quý của một con người theo đúng nghĩa của từ này. Con cá kiếm cũng vậy, trong cuộc chiến đó, nó không lặn xuống bể sâu làm đứt dây câu cũng không lồng lên làm đắm thuyền. Nó chấp nhận một cuộc đấu sòng phẳng. Nó kéo ông lão ra khơi xa, thử thách ông lão.
Ông lão thán phục hành động ấy, thán phục nét đẹp kiêu hùng, cao cả của nó (Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ!). Thái độ của ông lão với con cá cho ta thấy thêm một nét tính cách nữa ở nhân vật Xan-ti-a-gô: Đó là sự ngưỡng vọng trước cái đẹp, cái cao cả và khát khao hoà hợp với thiên nhiên. Và vì vậy, mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm còn là mối quan hệ giữa cái đẹp và người ngưỡng mộ, thưởng thức và khao khát chiếm lĩnh cái đẹp.
Câu 4. Đó là một con cá cực lớn. Chỉ riêng cái bóng đen của nó cũng khiến ông lão – một người đi biển cừ khôi cũng phải kinh ngạc: một cái bóng đen vượt dài qua dưới con thuyền, đến mức lão không thể tín nổi độ dài của nó, cái đuôi lớn hơn cả lưỡi hái lớn, màu tím hồng, thân hình đồ sộ. vẻ bề ngoài của nó vừa gợi lên một sức mạnh ghê gớm, sự oai phong và kì vĩ nhưng cũng có phần duyên dáng. Con cá cũng có những “phẩm chất” được nhà văn chú ý khai thác: nó rất khôn ngoan, nó không vội cắn câu khi ông lão buông mồi mà thử rất khéo và tinh. Nó tỏ ra khá kiên cường và có sức chịu đựng tốt. Ngay cả khi đã cắn câu, chú ta vẫn rất khôn ngoan. Ông lão tập trung tinh thần để phóng mũi lao quyết định nhưng chú cá như đoán được ý định, chú ta lật người qua và bơi đi.
– Cái chết của con cá kiếm cũng có nét kiêu hùng khác thường: dường như không chấp nhận cái chết, nó phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Con cá trắng bạc, thẳng đơ và bồng bềnh theo sóng. Ngay cả khi đối mặt với cái chết, con cá vẫn thể hiện được sự kiêu hãnh, oai hùng.
II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Trong văn bản, nhiều lần tác giả sử dụng cụm từ lão (ông lão) nghĩ: 24 lần (bao gồm: 15 lần trước và 9 lần sau khi giết con cá kiếm). Những cụm từ này là dấu hiệu của hình thức độc thoại nội tâm của nhân vật.
– Nội dung cụm độc thoại thứ nhất cho ta thấy ông lão luôn tự củng cố tinh thần, tự động viên mình cố gắng chiến đấu. Ông lão đã già còn chú cá kiếm thì rất sung sức, ngang tàng, bởi vậy trong cuộc đấu không cân sức ấy, ông lão từ người chủ động (buông lưỡi câu) đã trở thành bị động (bị kéo đi) và ở tình thế yếu hơn nên ông càng phải cô’ gắng hơn để tồn tại và khẳng định giá trị của sự tồn tại. Đoạn độc thoại cũng cho ta thấy tài nghệ, sự mưu trí của lão, những dự định đón ý con cá, những tính toán thiên biến, những cách lựa chọn thời điểm, …
– Cụm độc thoại thứ hai cho thấy ông lão hiện lên là một người biết phân tích tình hình: ta đã giết con cá, người anh em. Ông lão cũng ý thức công việc nặng nhọc nhưng cũng rất tự hào về những gì mình đã làm được. Nhưng ông lão cũng dự cảm được những mối bất trắc có thể xảy ra. Điều này càng cho thấy đây là con người dày dạn kinh nghiệm.
Nhà văn đã xây dựng nhân vật ông lão là một nhân vật tâm trạng. Một người khiêm tốn tự lượng sức, biết lo xa và tài trí. – Có 18 lần nhà văn sử dụng cụm từ lão (ông lão) nói, lão hứa với tính chất đối thoại. Hê-minh-uê vốn là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ đối thoại để khắc hoạ chân dung nhân vật. Song thực chất trong văn bản này, những lời nói của ông lão cũng là những lời độc thoại nội tâm được đối thoại hoá. Ông lão tự phân thân nói với chính mình để tự động viên chính mình nỗ lực chiến đấu. Sự phân bố các kiểu lời văn cho thấy Hê-minh-uê đã hành văn linh hoạt, phân bố hợp lí giữa lời miêu tả của người kể với lời đối thoại, độc thoại nội tâm nhân vật nhằm tăng sức hấp dẫn của văn bản.
Câu 2. Cách dịch Ông già và biển cả tạo nên sự cân xứng về nhịp điệu tiêu đề. Không chỉ vậy, tiêu đề này còn tạo nên sự tương phản đối lập giữa hai đối tượng: một người già cả, sức đã yếu, lực đã tàn >
Bài soạn “Ông già và biển cả” số 5
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Ơ – nit Hê – minh – uê (1899 – 1961): nhà văn Mĩ để lại dấu ấn sấu sắc trong văn học hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lố viết tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới
Những tiểu thuyết nổi tiếng của Hê – minh – uê: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), chuông nguyện hồn ai (1940)
Truyện ngắn của hê – minh – uê được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiếm thấy. Mục đích của nhà văn là “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”
2. Tác phẩm
Được xuất bản đầu tiên trên tạp chí Đời sống
Tác phẩm gây được tiếng vang lớn và hai năm sau Hê – minh – uê được trao giải Nô – ben
Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết “tảng băng trôi”: dung lượng câu chữ ít nhưng “khoảng trống” được tác giả tạo ra nhiều, chúng có vai trò lớn trong việc tăng các lớp nghĩa cho văn bản.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 trang 135 SGK ngữ văn 12 tập 2:
Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được miêu tả lặp đi lặp lại amg nhiều hàm ý. Trước hết cho thấy, mặc dù đã ba ngày hai đêm đuổi theo con cá kiếm nhưng ông lão cũng chưa nhìn thấy con cá. Ông chỉ cảm nhận tình trạng của con cá qua sợi dây, qua vòng lượn từ rộng tới hẹp, từ xa tới gần của nó và điều đó cũng cho thấy ông lão rất giàu kinh nghiệm. Mặt khác từ những vòng lượn đó mà ta hiểu được sự cố gắng con cá. Mặc dù đã mắc câu nhưng nó vẫn muốn thỏa ra khỏi sự bủa vây của người ngư phủ. Con cá kiếm rất kiên cường.
Câu 2 trang 135 SGK ngữ văn 12 tập 2:
Cảm nhận về con cá được miêu tả từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể chủ yếu qua xúc giác và thị giác của ông lão. “Đến vòng lượn thứ ba” ông lão mới nhìn thấy con cá nhưng cũng chỉ thấy từng bộ phận: Cái bòng của nó rất dài,cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, cánh vi trên lưng xếp lại, bộ vây to sụ…. từ những bộ phận ấy mà cảm nhận con cá thật lớn. Chỉ đến khi con cá bị ông lão đâm trúng tim, nó “phóng vút lên khỏi mặt nước”, lúc đó nó mới “phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp còn sức lực” của nó. Con cá không những lớn mà còn rất đẹp. Tính cách của nó mạnh mẽ, kiên hùng.
Câu 3 trang 135 SGK ngữ văn 12 tập 2:
Trong đoạn trích: ông lão không chỉ cảm nhận con cá với cảm xúc của kẻ đi săn, muốn giết đối thủ mà còn coi nó như đối thủ xứng tầm người bạn, người an hem, cảm phục nó
Chi tiết:
Lời đối thoại với con cá kiếm: đừng nhảy, cá ơi, tao chưa từng thấy…an hem ạ=> coi con cá như con người
Chiêm ngưỡng con cá kiếm, thưởng thức vẻ đẹp của nó
Thán phục hành động chấp nhận cuộc chiến của nó
….
Mối liên hệ giữa ông lão và con cá: đa diện, phức tạp
Người đi câu – con mồi được câu
Hai kì phùng địch thủ, cân sức cân tài
Hai người bạn cảm thông, chia sẻ
Mối quan hệ giữa cái đẹp và người thưởng thức, hướng tới cái đẹp
ứng xử giữa con người và môi trường
Câu 4 trang 135 SGK ngữ văn 12 tập 2:
*Con cá trước khi chết
Con cá khổng lồ, xinh đẹp: đuôi lớn hơn lưỡi hái lớn, màu tím hồng, thân hình đồ sộ.
Phẩm chất: khôn ngoan, kiên cường, chịu đựng tốt…
=> Mang vẻ đẹp, sức mạnh vừa oai phong, hùng dũng, kì vĩ và duyên dáng
*Con cá sau khi chết
Vẫn mang nét kiêu hùng:
Không chấp nhận cái chết: phóng vút lên mặt nước, phô diễn vẻ đẹp.
Con cá trắng bạc, thẳng đơ, bồng bềnh theo sóng
=> Khi chết: vẫn kiêu hãnh, oai hùng
Hình ảnh con cá kiếm mang ý nghĩa biểu tượng:
Thiên nhiên => thể hiện vẻ đẹp, sức mạnh, tính chất kiêu hùng, kì vĩ của tự nhiên
Cuộc sống => những chông gai, thử thách của cuộc đời
Con người: ước mơ về thành quả lao động
Nghệ thuật: ước mơ sáng tạo
Luyện tập
Câu 1: Ngoài việc mô tả bằng lời của người kể chuyện, còn có ngôn từ nào trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm không? Tác dụng của loại ngôn ngữ đó?
– Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn từ trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm, đó là ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật ông lão Xan-ti-a-gô, cũng như cuộc “đối thoại” giữa ông lão với con cá kiếm.
– Có lúc nó là độc thoại nội tâm, có lúc là đối thoại với con cá kiếm:
+ “Đừng nhảy, cá” – Lão nói – “Đừng nhảy!”
+ “Cá ơi” – ông lão nói – “Cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chết. Mày muốn tao cùng chết nữa à?”.
+ “Mày đừng giết tao, cá à?” – ông lão nghĩ – “Mày có quyền làm thế!”. “Tao chưa từng thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ!”.
– Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:
+ Khiến người đọc cảm thấy như đang trực tiếp chứng kiến sự việc
+ Hình thức đối thoại này chứng tỏ Xan-ti-a-gô chiêm ngưỡng, coi con cá kiếm như một con người.
+ Vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi và đạt được ước mơ của mình.
Đoạn văn tiêu biểu cho phong cách viết độc đáo của Hê-minh-uê: luôn đặt con người đơn độc trước thử thách. Con người phải vượt qua thử thách, vượt qua giới hạn của chính mình để vươn tới và đạt được ước mơ, khát vọng của mình. Hai hình tượng ông lão và con cá kiếm đều mang ý nghĩa biểu tượng gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm. Đoạn văn tiêu biểu cho nguyên lí “tảng băng trôi” của Hê-minh-uê.
Câu 2: Học sinh trả lời theo ý mình. Dưới đây là một gợi ý:
Cách dịch “Ông già và biển cả” tạo nên sự cân xứng về nhịp điệu tiêu đề. Không chỉ vậy, tiêu đề này còn tạo nên sự tương phản đối lập giữa hai đối tượng: một người già cả, sức đã yếu, lực đã tàn >
Bài soạn “Ông già và biển cả” số 6
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
– O – nit Hê- ming -uê (1899- 1961): Sinh ra ở Oak Pác, bang I-li-noi, trong một gia đình trí thức.
– Được xem là một trong 2 nhà văn vĩ đại của nước Mĩ thế kỉ XX, để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới.
+ Những tiểu thuyết nổi tiếng của Hê-ming-uê: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ về khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940).Những ngọn đồi xanh Châu Phi,…
+ Truyện ngắn của Hê-ming-uê được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiếm thấy, được viết theo “ nguyên lí tảng băng trôi”.
2. Tác phẩm
– Ông già và biển cả được xuất bản lần đầu trên tạp chí Đời sống.
– Tác phẩm gây tiếng vang lớn và hai năm sau Hê-ming-uê được trao giải Nô-ben.
– Đoạn trích nằm ở cuối truyện .
+ Đoạn trích kể về việc chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô. Qua đó người đọc cảm nhận được nhiều tầng ý nghĩa đặc biệt là vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình và ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm.
⇒ Tư tưởng chủ đạo: Niềm tin bất diệt vào con người
II. Hướng dẫn soạn bài Ông già và biển cả
Câu 1 (trang 135 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
Qua các vòng lượn: Hình ảnh con cá với các vòng lượn (lặp đi, lặp lại)
– Vòng lượn vẽ lên những cố gắng cuối cùng nhưng cũng rất mãnh liệt của con cá:
+ Nó cố gắng thoát khỏi sự níu kéo, bủa vây của người ngư phủ.
+ Nó cũng dũng cảm, kiên cường không kém gì đối thủ.
⇒ Sự cố gắng cuối cùng mãnh liệt trong cuộc đấu tranh sinh tồn của con cá.
Câu 2 (trang 135 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
* Bằng sự nhạy bén của một ông già từng có nhiều kinh nghiệm nơi biển cả, ông lão đã huy động mọi giác quan vào cuộc chiến.
– Về thị giác: Ban đầu lão chỉ có thể phán đoán con cá, phán đoán đường bơi của nó qua độ nghiêng và sức căng của sợi dây.
– Về xúc giác: Dù không trực tiếp tiếp xúc với con cá kiếm nhưng qua những vật trung gian, ông lão Xan- ti-a-gô vẫn có thể cảm nhận được từng cử động của nó.
* Thông qua các chi tiết miêu tả, chúng ta có thể thấy nó được sắp xếp theo trình tự của cuộc chinh phục con cá kiếm. Ban đầu là những cảm nhận và quan sát từ xa (khi con cá còn đang cố vùng vẫy để chạy thoát) rồi đến gần hơn (khi nó gần kiệt sức và bị kéo về sát mạn thuyền).
Câu 3 (trang 135 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
Ông lão không chỉ cảm nhận đối tượng bằng giác quan của một người đi săn, mộ kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ của mình. Ông vừa yêu quý con cá nhưng cũng lại muốn chinh phục nó cho kỳ được, ông còn gọi nó là “người anh em”. Con cá kiếm trong cuộc chiến đó, nó không lặn xuống bể sâu làm đứt dây câu cũng không lồng lên làm đắm thuyền. Nó chấp nhận một cuộc đấu súng phẳng. Nó kéo ông lão ra khơi xa, thử thách ông lão. Ông lão chinh phục hành động ấy, thán phục nét đẹp kiêu hùng, cao cả của nó. Vì vậy, mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm còn là mối quan hệ giữa cái đẹp và người ngưỡng mộ, thưởng thức và khao khát chiếm lĩnh cái đẹp.
Câu 4 (trang 135 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
* Hình ảnh con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó:
Con cá trước khi chết
Con cá sau khi chết
– Chỉ riêng cái bóng đen của nó cũng khiến ông lão – một người đi biển cừ khôi cũng phải kinh ngạc
– Khôn ngoan, kiên cường và có sức chịu đựng tốt.
⇒ Con cá có sức mạnh ghê gớm, sự oai phong và kì vĩ.
Dường như không chấp nhận cái chết, nó “phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Con cá trắng bạc, thẳng đơ và bồng bềnh theo sóng.
⇒ Ngay cả khi đối mặt với cái chết, con cá vẫn thể hiện được sự kiêu hãnh, oai hùng.
* Biểu tượng của con cá kiếm:
– Khát vọng, lí tưởng của con người.
– Hành trình thực hiện ước mơ của con người.
– Hình ảnh cá kiếm chi chết: kết thúc chinh phục một khát vọng của con người ⇒ một hành trình mới lạ bắt đầu.
* Qua biểu tượng con cá kiếm gợi cho chúng ta bài học cần phải theo đuổi ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực.
III. Luyện tập tác phẩm Ông già và biển cả
Câu 1 (trang 135 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
– Trong văn bản, nhiều lần tác giả sử dụng cụm từ lão (ông lão) nghĩ: 24 lần (15 lần trước và 9 lần sau khi giết con cá kiếm). Những hình thức này là dấu hiệu của hình thức độc thoại nội tâm của nhân vật.
– Nhà văn xây dựng nhân vật ông lão là một nhân vật tâm trạng, một người khiêm tốn , biết lo xa và tài trí: có 18 lần nhà văn sử dụng cụm từ lão (ông lão), nói, lão hứa với tính chất đối thoại. Nhưng trong tác phẩm, những lời nói của ông lão cũng chính là những lời độc thoại nội tâm được đối thoại hóa. Ông lão tự phân thân nói với chính mình để tự động viên chính mình nỗ lực chiến đấu.
⇒ Thể hiện sự kiên trì, ngoan cường, quyết tâm của ông lão. Qua đó, Hê – Minh – Uê ca ngợi vẻ đẹp về con người: “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.
Câu 2 (trang 135 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
Cách dịch Ông già và biển cả tạo nên sự cân xứng về nhịp điệu tiêu đề. Sự đối lập giữa hai đối tượng một người già cả >
Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về bài học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Blogthoca.edu.vn.vn.