Top 6 Bài soạn “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải lớp 7 hay nhất

Bài thơ “Phò giá về kinh” được sáng tác khi Trần Quang Khải đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) ngay … xem thêm…sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285 thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn hay nhất đã được Blogthoca.edu.vn tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Bài soạn “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải số 1

I. Đôi nét về tác giả Trần Quang Khải

– Trần Quang Khải sinh năm 1241, mất năm 1294, con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông

– Ông là một võ tướng kiệt xuất, được phong Thượng tướng, có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên (1284-1285; 1287-1288), đặc biệt là trong hai trận chiến thắng ở Hàm Tử và Chương Dương
– Ông còn là người có nhiều vần thơ “sâu lí xa thú” (Phan Huy Chú)

II. Đôi nét về tác phẩm Phò giá về kinh

1. Hoàn cảnh ra đời
– Bài thơ “Phò giá về kinh” được làm khi ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285
– Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
2. Bố cục (2 phần)
– Phần 1 (hai câu thơ đầu): Hào khí chiến thắng của quân ta
– Phần 2 (hai câu còn lại): Khát vọng muôn đời thái bình, độc lập
3. Giá trị nội dung
Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần
4. Giá trị nghệ thuật
– Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc
– Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào
– Hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng

III. Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 68 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Thể thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt:

– Cả bài gồm có 4 câu

– Mỗi câu có 5 từ

– Hiệp vần: Các chữ cuối cùng của câu 2 và câu 4 hiệp vần với nhau

Câu 2 (trang 68 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Hai câu thơ đầu: Nói về hào khí chiến thắng của dân tộc trong cuộc chống Mông- Nguyên xâm lược

+ Hai câu thơ đầu nói về chiến thắng quan trọng để giải phóng kinh đô Thăng Long còn nóng hổi tính thời sự mà tác giả đã góp phần công sức

+ Hai chiến thắng có sự góp sức của tác giả: chiến thắng Chương Dương và chiến thắng Hàm Tử.

+ Động từ mạnh “đoạt”, “cầm” để diễn tả sức mạnh hào hùng của dân ta trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

– Hai câu thơ sau: Khát vọng muôn đời thái bình, độc lập

+ Lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình

+ Khẳng định sự bền vững, thịnh trị của đất nước

+ Không chỉ là khát vọng của một người mà là quyết tâm của toàn dân tộc.

⇒ Bài thơ chính tới cảm hứng hào sảng, tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công lẫy lừng, vang dội trước kẻ thù. Niềm tin, khát vọng dân tộc thái bình, thịnh trị. Bài thơ là khúc khải hoàn ca hùng tráng, cao đẹp của dân tộc.

Câu 3 (trang 68 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Điểm giống nhau:

+ Cả hai bài thơ đều là tiếng nói đầy hào khí của dân tộc

+ Khẳng định lòng tự tôn dân tộc và chủ quyền độc lập

+ Giọng điệu đanh thép, hào hùng

– Khác nhau:

+ Nam Quốc sơn hà: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

+ Phò giá về kinh: thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt

Luyện tập

Cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ có tác dụng:

– Bài thơ thể hiện hào khí Đông A của quân dân thời Trần

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải số 2

Trả lời câu 1 (trang 68 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Em hãy căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Tụng giá hoàn kinh sư về số câu, số chữ, cách hiệp vần.

Lời giải chi tiết:

Tụng giá hoàn kinh sư, nguyên văn chữ Hán được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

– Cả bài gồm có 4 câu thơ.

– Mỗi câu có 5 từ.

– Hiệp vần: Các chữ cuối cùng của câu 2 và câu 4 hiệp vần với nhau.


Trả lời câu 2 (trang 68 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ nào? Hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Nội dung bài thơ

– Hai câu đầu: Sự chiến thắng hào hùng của dân tộc.

– Hai câu sau: Lời động viên xây dựng đất nước và niềm tin vào sự bền vững muôn đời của đất nước.

Với hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý bài thơ Phò giá về kinh đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần.


Trả lời câu 3 (trang 68 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau?

Lời giải chi tiết:

Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam đều giống nhau. Nghĩa là ý tưởng được diễn đạt rõ ràng, không cầu kì, hoa mĩ; cảm xúc được bộc lộ một cách kín đáo qua ý tưởng.


Luyện tập

Cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này có tác dụng trong thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta thời đại nhà Trần:

– Bằng cách nói giản dị và súc tích, tác giả đã cho ta thấy được 2 vấn đề quan trọng của đất nước: thành quả thời kì chiến tranh và khi đất nước trở lại thái bình.

– Bài thơ đã thể hiện được hào khí Đông A (nhà Trần): đây là một trong những đặc điểm tinh thần nổi bật của quân dân, tướng sĩ Đại Việt đầu đời Trần – đó là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và khí thế quyết tâm mãnh liệt của nhân dân ta.


Bố cục

Bố cục: 2 đoạn

– Đoạn 1 (Hai câu đầu): Hào khí chiến thắng.

– Đoạn 2 (Hai câu cuối): Khát vọng hòa bình.

Nội dung chính

Bài thơ ra đời trong không khí hào hùng, ngây ngất men say của vinh quang chiến thắng. Thể hiện sự sáng suốt của vị cầm quân lo việc lớn và khát vọng đất nước thái bình thịnh trị.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải số 3

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Tác giả

Trần Quang Khải (1241 – 1294) là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông. Ông là vị tướng văn võ song toàn, từng có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên (1281 – 1285; 1287 – 1288), được phong Thượng tướng. Sau chiến thắng vang dội ở Chương Dương, Hàm Tử, giải phóng kinh đô năm 1285, ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về kinh. Khi đó, ông đã tức cảnh làm bài thơ này.

2. Thể loại

– Ở nước ta, thời trung đại đã có một nền thơ phong phú và hấp dẫn.
– Thơ trung đại thường được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm.
– Có nhiều thể thơ khác nhau: thất ngôn tứ tuyệt (4 câu mỗi câu 7 chữ), ngũ ngôn tứ tuyệt (4 câu mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu 7 chữ), song thất lục bát (2 câu 7 chữ kèm theo 2 câu thơ: một câu 6, một câu 8) …


3. Hoàn cảnh sáng tác

* Bài thơ Phò giá về kinh được sáng tác lúc Trần Quang Khải đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.

4. Thể thơ

* Thể thơ: Văn bản Phò giá về kinh được viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật (bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ). Còn xét về cách gieo vần cũng tương tự như ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (gieo vần ở chữ cuối của câu thứ 1,2,4 hoặc gieo vần ở chữ cuối của câu 2,4).

II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:

Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở chú thích, chúng ta có thể thấy, văn bản Phò giá về kinh được viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật (bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ, gieo vần ở chữ cuối của câu 2,4).

Câu 2:
* Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ: hai câu đầu nói về hào khí chiến thắng, hai câu sau nói về khát vọng hòa bình.
* Cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ:
Hai câu đầu, tác giả nêu rất vắn tắt chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc chiến tranh chống quân Mông – Nguyên.
Hai câu sau là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước khi đất nước đã thái bình, đồng thời, khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước ta, của dân tộc ta.
Đây không những là lời tự dặn mình của Thượng tướng mà còn là lời nhắn nhủ với toàn thể nhân dân: chúng ta không được phép ngủ quên trong chiến thắng. Từ đó, cho thấy đây là một vị tướng có tầm nhìn xa trông rộng.
Như vậy, với hình thức diễn đạt cô đọng, dồn nén cảm xúc vào bên trong, bài thơ Phò giá về kinh đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng hòa bình, thịnh trị của dân tộc ta trong thời đại nhà Trần.

Câu 3:
Cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ Phò giá về kinh so với bài Sông núi nước Nam có điểm giống nhau là:
Về nội dung: cả hai bài thơ đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
Về hình thức: cả hai bài thơ đều rất ngắn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm. Khi đó, cảm xúc đều được hòa trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải số 4

KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
1. Tác giả

– Trần Quang Khải (1241 – 1294) là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông. Ông là vị tướng văn võ song toàn, từng có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên (1281 – 1285 ; 1287 – 1288), được phong Thượng tướng.
– Ông là một võ tướng kiệt xuất, được phong Thượng tướng, có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên (1284-1285; 1287-1288), đặc biệt là trong hai trận chiến thắng ở Hàm Tử và Chương Dương
– Ông còn là người có nhiều vần thơ “sâu lí xa thú” (Phan Huy Chú)

2. Tác phẩm
– Hoàn cảnh sáng tác: Sau chiến thắng vang dội ở Chương Dương, Hàm Tử, giải phóng kinh đô năm 1285, ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về kinh. Khi đó, ông đã tức cảnh làm bài thơ này.
– Bố cục: 2 phần
Phần 1 (hai câu thơ đầu): Hào khí chiến thắng của quân ta
Phần 2 (hai câu còn lại): Khát vọng muôn đời thái bình, độc lập
– Thể thơ
Được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
Bài thơ có 4 câu, mỗi câu 5 chữ
Thường gieo vần chân cuối câu 1, 2, 4
– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

3. Giá trị nội dung
– Bài thơ phò giá về kinh với hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.

4. Giá trị nghệ thuật
– Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc
– Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào
– Hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng


ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Câu 1 – Trang 68 SGK

Em hãy căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Tụng giá hoàn kinh sư về số câu, số chữ, cách hiệp vần.

Trả lời

Thể thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt:

– Cả bài gồm có 4 câu

– Mỗi câu có 5 từ

– Hiệp vần: Các chữ cuối cùng của câu 2 và câu 4 hiệp vần với nhau


Câu 2 – Trang 68 SGK

Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ nào? Hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ.

Trả lời

Nội dung bài thơ được thể hiện trong:

Hai câu thơ đầu: Nói về hào khí chiến thắng của dân tộc trong cuộc chống Mông- Nguyên xâm lược

+ Hai câu thơ đầu nói về chiến thắng quan trọng để giải phóng kinh đô Thăng Long còn nóng hổi tính thời sự mà tác giả đã góp phần công sức

+ Hai chiến thắng có sự góp sức của tác giả: chiến thắng Chương Dương và chiến thắng Hàm Tử.

+ Động từ mạnh “đoạt”, “cầm” để diễn tả sức mạnh hào hùng của dân ta trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

– Hai câu thơ sau: Khát vọng muôn đời thái bình, độc lập

+ Lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình

+ Khẳng định sự bền vững, thịnh trị của đất nước

+ Không chỉ là khát vọng của một người mà là quyết tâm của toàn dân tộc.

⇒ Bài thơ chính tới cảm hứng hào sảng, tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công lẫy lừng, vang dội trước kẻ thù. Niềm tin, khát vọng dân tộc thái bình, thịnh trị. Bài thơ là khúc khải hoàn ca hùng tráng, cao đẹp của dân tộc.


Câu 3 – Trang 68 SGK

Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau?

Trả lời

Tuy cách nhau đến hai thế kỉ nhưng hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh có nhiều điểm tương đồng:

– Điểm giống nhau:

+ Cả hai bài thơ đều là tiếng nói đầy hào khí của dân tộc

+ Khẳng định lòng tự tôn dân tộc và chủ quyền độc lập

+ Giọng điệu đanh thép, hào hùng

– Khác nhau:

+ Nam Quốc sơn hà: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

+ Phò giá về kinh: thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt


LUYỆN TẬP

Theo em, cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này có tác dụng trong việc thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta thời đại nhà Trần?

Trả lời

Cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này có tác dụng trong thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta thời đại nhà Trần:

– Bằng cách nói giản dị và hình thức diễn đạt cô đúc, tác giả đã cho ta thấy được 2 vấn đề quan trọng của đất nước: thành quả thời kì chiến tranh và khi đất nước trở lại thái bình.

– Bài thơ đã thể hiện được hào khí Đông A (nhà Trần): đây là một trong những đặc điểm tinh thần nổi bật của quân dân, tướng sĩ Đại Việt đầu đời Trần – đó là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và khí thế quyết tâm mãnh liệt của nhân dân ta.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải số 5

I. Tìm hiểu chung tác phẩm

1. Tác giả:

Trần Quang Khải: ( 1241-1294 ), ông có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần 2 và lần 3.

2. Tác phẩm:

Hoàn cảnh ra đời: Ngày 6 tháng 6 năm Ất Dậu sau khi đuổi quân Thoát Hoan, giải phóng kinh thành Thăng Long, Trần Quang Khải đưa hai vua Trần về lại kinh độ, theo phò giá và làm bài thơ này.
Thể thơ : Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ( bài thơ có 4 câu, mỗi câu 5 chữ, thường gieo vần chân – cuối câu 1,2,4 )


3. Bố cục bài thơ: 2 phần

2 câu đầu: Niềm tự hào về chiến thắng
2 câu sau: Khát vọng hòa bình

II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1: Em hãy căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Tụng giá hoàn kinh sư về số câu, số chữ, cách hiệp vần.

Trả lời:

Bài thơ được làm theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, có đặc điểm :

Số câu: 4 câu trong mỗi bài (tứ tuyệt)
Số chữ: 5 chữ trong mỗi dòng thơ (ngũ ngôn)
Hiệp vần: chữ cuối cùng của các dòng 2, 4 luôn là vần bằng.

Câu 2: Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ nào? Hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ?

Trả lời:

Sự khác nhau:
Ở hai câu đầu: Sự chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông xâm lược.
Ở hai câu sau: Lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình và niềm tin vào sự bền vững muôn đời của dân tộc.
Cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ:
Hai câu đầu tác giả đã dùng động từ mạnh “cướp giáo giặc – bắt quân Hồ” cùng với biện pháp liệt kê tạo nên một mặt giọng điệu đanh thép, rắn rỏi hào hùng. Mặt khác, tác giả gợi ra không khí chiến đấu rất quyết liệt, hào khí Đông A trong lịch sử.
=>Sự tự hào, tự tôn về dân tộc, tinh thần yêu nước của dân tộc.

Hai câu sau: sử dụng hầu hết thanh bằng với giọng thơ trầm xuống, thủ thỉ, tâm tình =>khát vọng về nền hòa bình lâu dài và lời nhắn nhủ với chính mình, với thế hệ hiện tại và tương lai hãy bảo vệ nền thái bình thịnh trị ấy.

Câu 3: Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau?

Trả lời:

Sự giống nhau của hai bài thơ là cả hai bà đều thể hiện bản lĩnh, khí phách, tinh thần độc lập tự chủ của dân tộc ta và diễn đạt ý tưởng ngắn gọn, cô đúc, dồn nén bên trong.


Luyện tập

Câu 1: Theo em, cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này có tác dụng gì trong việc thế hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần?

Trả lời:

Tác dụng: Bài thơ như một bản tổng kết ngắn gọn, đanh thép và hào hùng về chiến thắng của quân dân ta, gửi gắm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, khí thế quyết tâm mãnh liệt trong công cuộc chống ngoại xâm và sự trường tồn của dân tộc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải số 6

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Trần Quang Khải (1241 – 1294) là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông. Ông là vị tướng văn võ song toàn, từng có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên (1281 – 1285 ; 1287 – 1288), được phong Thượng tướng.
Trần Quang Khải con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông, ông có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên đặc biệt là trong hai trận chiến thắng ở Hàm Tử và Chương Dương. Ông không chỉ là một võ tướng giỏi mà còn là một nhà thơ tài năng với tấm lòng thương nước, thương dân sâu sắc.
Sau chiến thắng vang dội ở Chương Dương, Hàm Tử, giải phóng kinh đô năm 1285, ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về kinh. Khi đó, ông đã tức cảnh làm bài thơ này.
Tụng giá hoàn kinh sư

Đoạt sóc Chương Dương độ,

Cầm Hồ Hàm Tử quan.

Thái bình tu nỗ lực,

Vạn cổ thử gian san.

Dịch thơ

Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm Tử bắt quân thù.

Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy nghìn thu.

Bài thơ Phò giá về kinh được làm lúc ông đi đón Thái thượng hoàng, Trần Thái Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng.
Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1 (Trang 68 SGK) Em hãy căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Tụng giá hoàn kinh sư về số câu, số chữ, cách hiệp vần.

Bài làm:
Bài thơ được làm theo thế thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, có đặc điểm :
Số câu: 4 câu trong mỗi bài (tứ tuyệt)
Số câu: 5 chữ trong mỗi dòng thơ (ngũ ngôn)
Hiệp vần: chữ cuối cùng của các dòng 2, 4 luôn là vần bằng.

Câu 2 (Trang 68 SGK) Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ nào? Hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ.
Bài làm:
Sự khác nhau giữa hai cầu đầu và hai câu sau: Hai câu đầu nói về hào khí chiến thắng và khát vọng hòa bình được nói ở hai câu còn lại.
Cách biểu ý:
Hai câu đầu nêu rất vắn tắt chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc chiến tranh chống quân Mông – Nguyên xâm lược. Tác giả đã đảo trật tự thời gian khi nói về các chiến thắng. Chiến thắng Chương Dương đã diễn ra sau nhưng lại được nói đến trước vì không khí chiến thắng vẫn còn đang trào dâng trong lòng tác giả. Sau đó ông mới trở lại với không khí chiến thắng Hàm Tử (nếu xét về trật tự thời gian thì chiến thắng Hàm Tử diễn ra trước chiến thắng Chương Dương 2 tháng). Đây là một nét đặc sắc khiến cho hai câu thơ ngắn gọn giàu sức gợi tả.
Hai câu sau là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng thời khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước, của dân tộc. Chúng ta không được phép ngủ quên trong chiến thắng. Đó là suy nghĩ trí tuệ biết lường trước được mọi việc, tầm nhìn xa trông rộng của một vị lãnh đạo tài ba biết lo cho dân cho nước.Khát vọng hòa bình không chỉ là khát vọng của riêng người lãnh đạo mà thể hiện khát vọng to lớn của cả một dân tộc.
Cách biểu cảm:
Từng câu chữ thể hiện niềm tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công lừng lẫy.
Bài thơ là khúc khải hoàn ca, hùng tráng, cao đẹp của cả dân tộc.
Bài thơ cũng là nỗi niềm lo lắng về tương lai đất nước của Thượng tướng tài ba.

Câu 3 (Trang 68 SGK) Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau?
Bài làm:
Cả hai bài thơ đều có cảm xúc trữ tình, thể hiện khí khách oai hùng, kiêu hãnh của dân tộc, một không khí hào hùng của toàn dân tộc trước những thế lực xâm lược và cả dân tộc đồng lòng quyết tâm bảo vệ quê hương mình.
Đều là những tình cảm chân thành, sâu sắc của nhà thơ được thể hiện kín đáo, ẩn sau những câu chữ. Các lời thơ đều được diễn đạt ý tưởng theo kiểu nói chắc nịch, sáng rõ, không văn hoa, không hình ảnh.
Giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ, dồn dập chứa nhiều hàm súc, đọng lại những vần thơ câu thơ là cả một tinh thần lớn lao của dân tộc, nhịp điệu câu thơ tựa như những bước chân oai dũng của nghĩa quân đi đánh giặc hay khí thế hùng hồn khi giành thắng trận quay trở về kinh.

Câu 1 – Luyện tập (Trang 68 SGK) Theo em, cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này có tác dụng gì trong việc thế hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần?
Bài làm:
Cách nói của bài thơ :
Bài thơ rất cô đọng, hàm súc, chỉ có 20 chữ, nhưng đã đề cập hai vấn đề trọng đại của đất nước : Thành quả thời kì chiến tranh và nhiệm vụ thời bình…
Bài thơ sử dụng lời nói giản dị, chân thành nhưng mạnh mẽ và rắn rỏi và thể hiện quyết tâm
Bài thơ đã thể hiện được hào khí hào hùng của thời đại, hào khí thời Trần, hào khí Đông Á – đó là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, khí thế quyết tâm mãnh liệt của quân dân đời Trần trong công cuộc chống ngoại xâm.
Bài thơ Phò giá về kinh như một bản tổng kết ngắn gọn, đanh thép và hào hùng về chiến thắng của quân dân ta thời Trần. Qua đó, gửi gắm một niềm tin sắt đá vào sự trường tồn của dân tộc, đó chính là một chân lí. Có được kết quả trên là nhờ vào cách nói giản dị mà cô đúc của bài thơ, đã thế hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình cua dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về bài học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Blogthoca.edu.vn.vn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *