Top 6 Bài soạn “Tập làm thơ bốn chữ” lớp 6 hay nhất

Bạn có thích làm thơ không? Bạn đã bao giờ thử tập làm một bài thơ chưa? Nếu chưa thì hãy thử một lần nhé vì đây là một hoạt động vô cùng thú vị và bổ ích. Tuy … xem thêm…nhiên làm thơ chính là sáng tác nghệ thuật mà công việc này thì không bao giờ là công việc nhàn hạ và giản đơn. Nhưng đừng vội nản chí, chúng ta hãy bắt đầu với thể thơ bốn chữ. Đây là một loại thơ rất phổ biến và dễ làm. Vậy cách làm như nào, những lưu ý khi làm thơ ra sao, mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Tập làm thơ bốn chữ” lớp 6 hay nhất mà Blogthoca.edu.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn điều đó.

Bài soạn “Tập làm thơ bốn chữ” số 1

I. Chuẩn bị ở nhà

Câu 1 (Trang 84 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Ngoài bài thơ Lượm, còn có các bài thơ 4 chữ:

Mùa thu của em

Là vàng hoa cúc

Như nghìn con mắt

Mở nhìn trời êm

Mùa thu của em

Lá xanh cốm mới

Mùi hương như gọi

Từ màu lá sen

(Mùa thu của em- Quang Huy)

Những chữ cùng vần: em – êm, em – en

Câu 2 (trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2):

– Vần chân: hàng – trang

– Vần lưng: lưng – lưng, ngang – màng

Câu 3 (trang 84 sgk ngữ văn 6 tập 2):

– Vần liền được giep liên tiếp ở các vần thơ

– Vần cách không được gieo liên tiếp, thường bị cách quãng

– Vần liền: cháu- sáu, ra- nhà

– Vần cách: hẹ- mẹ, đàn- càn

Câu 4 (trang 85 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Sửa: Để em ngồi cạnh (thay cho Để em ngồi sưởi)

Sửa: Cách mấy con sông (thay cho Cách mấy con đò)

Câu 5 (trang 86 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Các bạn có thể tham khảo đoạn thơ sưu tầm sau:

Em yêu màu đỏ

Như máu con tim

Lá cờ tổ quốc

Khăn quàng đội viên

Em yêu màu xanh

Đồng bằng, rừng núi

Biển đầy cá tôm

Bầu trời cao vợi

Em yêu màu vàng

Lúa đồng chín rộ

Hoa cúc mùa thu

Nắng trời rực rỡ

(Sắc màu em yêu – Phạm Đình Ân)

II. Tập làm thơ bốn chữ trên lớp

Bài 1 (trang 85 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Ví dụ đoạn thơ bốn chữ:

Hạt nắng mênh mang

Thắp lửa hai hàng

Lòng như gió bay

Một màu phượng cháy

Vần chân: mang – hàng; bay – cháy

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Tập làm thơ bốn chữ” số 2

I. Kiến thức cơ bản

khi làm bài tập, chú ý xem kỹ phần Đọc thêm về thơ bốn chữ, sau bài Lượm (Bài 24, trang 77 sgk Ngữ văn 6 tập 2).

Câu 1. Ngoài bài thơ Lượm, em còn biết thêm bài thơ, đoạn thơ bốn chữ nào khác ? Hãy nêu lên và chỉ ra những chữ cùng vần với nhau trong bài thơ đó.

Trả lời:

Ngoài bài thơ Lượm, còn có các bài thơ 4 chữ:

Mùa thu của emLà vàng hoa cúcNhư nghìn con mắtMở nhìn trời êmMùa thu của emLá xanh cốm mớiMùi hương như gọiTừ màu lá sen

(Mùa thu của em- Quang Huy)

Những chữ cùng vần: em – êm, em – en

Câu 2. Vần chân là vần được gieo vào cuối dòng thơ, vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ. Hãy chỉ ra đâu là vần chân và đâu là vần lưng trong đoạn thơ sau :

Mây lưng chừng hàngVề ngang lưng núiNgàn cây nghiêm trangMơ màng theo bụi.

(Xuân Diệu)

Trả lời:

Vần chân và vần lưng trong đoạn thơ trên là :

– Vần chân: hàng – trang, núi – bụi.

– Vần lưng: chừng – lưng, ngang – màng.

Câu 3. Vần liền là vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ ; vần cách là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ. Trong hai đoạn thơ sau, đoạn nào gieo vần liền và đoạn nào gieo vần cách :

Cháu đi đường cháu

Chú lên đường ra

Đến ngày tháng sáu

Chợt nghe tin nhà.

(Tố Hữu)

Nghé hành nghé hẹ

Nghé chẳng theo mẹ

Thì nghé theo đàn

Nghé chớ đi càn

Kẻ gian nó bắt.

(Đồng dao)

Trả lời:

– Vần liền được gieo liên tiếp ở các vần thơ

– Vần cách không được gieo liên tiếp, thường bị cách quãng

– Vần liền: cháu- sáu, ra- nhà

– Vần cách: hẹ- mẹ, đàn- càn

Câu 4. Đoạn thơ sau đây trích trong bài Chị em của Lưu Trọng Lư, một bạn chép sai hai chữ có vần, em hãy chỉ ra hai chữ đó và thay vào bằng hai chữ sông, cạnh sao cho phù hợp.

Em bước vào đây

Gió hôm nay lạnh

Chị đốt than lên

Để em ngồi sưởi

Nay chị lấy chồng

Ở mãi Giang Đông

Dưới làn mây trắng

Cách mấy con đò.

Trả lời:

Sửa: Để em ngồi cạnh (thay cho Để em ngồi sưởi)

Sửa: Cách mấy con sông (thay cho Cách mấy con đò)

Câu 5. Tập làm một bài thơ (hoặc đoạn thơ) bốn chữ có nội dung kể chuyện hoặc miêu tả về một sự việc hay một con người theo vần tự chọn.

Trả lời:

Em yêu màu đỏ

Như máu con tim

Lá cờ tổ quốc

Khăn quàng đội viên

Em yêu màu xanh

Đồng bằng, rừng núi

Biển đầy cá tôm

Bầu trời cao vợi

Em yêu màu vàng

Lúa đồng chín rộ

Hoa cúc mùa thu

Nắng trời rực rỡ

(Sắc màu em yêu – Phạm Đình Ân)

II. Rèn luyện kỹ năng
1. Trình bày bài (đoạn) thơ bốn chữ đã chuẩn bị ở nhà ; chỉ ra nội dung, đặc điểm (vần, nhịp) của bài (đoạn) thơ ấy.
Trả lời:
Hạt nắng mênh mangThắp lửa hai hàngLòng như gió bayMột màu phượng cháy
Vần chân: mang – hàng; bay – cháy

2. Cả lớp nhận xét những điểm được và chưa được của bài làm.
Trả lời: Học sinh tự thực hiện.

3. Cả lớp góp ý, từng học sinh tự sửa chữa bài làm của mình.
Trả lời: Học sinh tự thực hiện.

4. Cả lớp cùng thầy, cô giáo đánh giá và xếp loại.
Trả lời: Học sinh nghe lời nhận xét và xếp loại từ giáo viên.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Tập làm thơ bốn chữ” số 3

CHUẨN BỊ Ở NHÀ

Câu 1. Ngoài bài Lượm, ta còn có kể thêm những bài thơ bốn chữ khác, ví dụ bài:

Tiếng võng kêu (Trần Đăng Khoa)

Kẽo cà kẽo kẹt

Kẽo cà kẽo kẹt

Tay em đưa đều

Đầy tiếng võng kêu.

Kẽo cà kẽo kẹt

Mênh mang trưa hè

Chim co chân ngủ

Lim dim cành tre.

Kẽo cà kẽo kẹt

Cây na thiu thiu

Mắt na hé mở

Nhìn trời trong veo.

Kẽo cà kẽo kẹt

Võng em chao đều

Chim ngoài cửa sổ

Mổ tiếng võng kêu…

(Trích)

Những chữ cùng vần với nhau trong đoạn thơ trên là: đều – kêu; hè – tre; đều – kêu.


Câu 2. Đoạn thơ:

Mây lưng chừng hàng

Về ngang lưng núi

Ngàn cây nghiêm trang

Mơ màng theo bụi.

Có vần lưng: hàng – ngang; trang – màng

Có vần chân: hàng – trang; núi – bụi

Câu 3.

Đoạn thơ sau đây gieo vần liền:

Nghé hành nghé hẹ

Nghé chẳng theo mẹ

Thì nghé theo đàn

Nghé chớ đi càn

Kẻ gian nó bắt.

– Đoạn thơ sau gieo vần cách:

Cháu đi đường cháu

Chú lên đường xa

Đến nay tháng sáu

Chợt nghe tin nhà.

Câu 4. Đoạn thơ sau đây trích trong bài Chị em của Lưu Trọng Lư, một bạn chép sai hai chữ có vần, em hãy chỉ ra hai chữ đó và thay vào bằng hai chữ sông, cạnh sao cho phù hợp.

Em bước vào đây

Gió hôm nay lạnh

Chị đốt than lên

Để em ngồi sưởi

Nay chị lấy chồng

Ở mãi Giang Đông

Dưới làn mây trắng

Cách mấy con đò

Sửa lại:

Em bước vào đây

Gió hôm nay lạnh

Chị đốt than lên

Để em ngồi cạnh

Nay chị lấy chồng

Ở mãi Giang Đông

Dưới làn mây trắng

Cách mấy con sông.

Câu 5. Tập làm một bài thơ 4 chữ.

Bài tham khảo

KỂ CHUỐI MIỀN NAM

Ngàn cây như hội

Đất mặt quê mình

Kể sao hết chuối

Ngát một màu xanh.

Từ trời rơi xuống

Lá chuối Nàng Tiên

Chuối Cau sao mượn

Tên của láng giềng?

Già Hương đã lạ

Lại có Già Lùn

Già cui lắm quả

Góp vị thơm chung

Từ đâu chuối tới

Mọc giữa đất này

Mà ai quen gọi

Chuối Xiêm chuối Tây.

Vua các thứ chuối

Chuối Ngự phải không?

Chuối Tiêu chín bói

Biết có cay nồng.

Chuối Cơm chuối lá

Thân thuộc ai bằng

Chuối Sáp thực lạ

Phải luộc mới ăn.

Tìm hoài chuối Mật

Theo cánh ong bay

Gặp quày chuối Hột

Sau lớp lá dày

Chuối chi làm cảnh

Bắp trổ hình Sen

Chuối Nước nhấp nhánh

Hoa đỏ rực lên…

Bao nhiêu thứ chuối

Ta bứng ta trồng

Vườn xanh mát rượi

Quê mình mênh mông.

(Trần Ngọc Hưởng)

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Tập làm thơ bốn chữ” số 4

Kiến thức cần nắm vững

– Khái niệm: Thơ bốn chữ là gì ?

Thơ bốn chữ là thơ có bốn tiếng ở mỗi câu thơ, thường sử dụng vần chân, vần lưng, vần cách, vần liền.

– Đặc điểm của thể thơ bốn chữ:

+ Số chữ: Mỗi dòng có bốn chữ.

+ Khổ: Thường chia khổ, mỗi khổ có 4 dòng.

+ Vần: thường có vần lưng và vần chân xen kẽ nhau, gieo vần liền vần cách hay vần hỗn hợp.

+ Nhịp: 2/2 thích hợp với kể và tả.

– Một số cách gieo vần thường dùng trong thơ bốn chữ:

+ Vần lưng : tiếng đứng cuối câu trước vần với chữ đứng giữa câu sau.

+ Vần chân : tiếng đứng cuối của các câu thơ vần với nhau.

+ Vần liền : tiếng cuối của hai câu liên tiếp vần với nhau.

+ Vần cách : tiếng cuối của hai câu cách nhau vần với nhau.

Hướng dẫn soạn bài Tập làm thơ bốn chữ chi tiết

I. Chuẩn bị ở nhà

1 – Trang 84 SGK

Ngoài bài thơ Lượm, em còn biết thêm bài thơ, đoạn thơ bốn chữ nào khác? Hãy nêu lên và chỉ ra những chữ cùng vần với nhau trong bài thơ đó.

Trả lời:

Ngoài bài thơ Lượm, còn có các bài thơ 4 chữ:

Mùa thu của em

Là vàng hoa cúc

Như nghìn con mắt

Mở nhìn trời êm

Mùa thu của em

Lá xanh cốm mới

Mùi hương như gọi

Từ màu lá sen

(Mùa thu của em – Quang Huy)

Những chữ cùng vần: em – êm, em – en

2 – Trang 84 SGK

Vần chân là vần được gieo vào cuối dòng thơ, vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ. Hãy chỉ ra đâu là vần chân và đâu là vần lưng trong đoạn thơ sau:

Mây lưng chừng hàng

Về ngang lưng núi

Ngàn cây nghiêm trang

Mơ màng theo bụi.

(Xuân Diệu)

Trả lời:

– Vần chân: hàng – trang

– Vần lưng: lưng – lưng, ngang – màng.

3 – Trang 85 SGK

Vần liền là vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ; vần cách là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ. Trong hai đoạn thơ sau, đoạn nào gieo vần liền và đoạn nào gieo vần cách:

Cháu đi đường cháu

Chú lên đường xa

Đến nay tháng sáu

Chợt nghe tin nhà

(Tố Hữu)

Nghé hành nghé hẹ

Nghé chẳng theo mẹ

Thì nghé theo đàn

Nghé chớ đi càn

Kẻ gian nó bắt.

(Đồng dao)

Trả lời:

– Vần liền được gieo liên tiếp ở các vần thơ

– Vần cách không được gieo liên tiếp, thường bị cách quãng

– Vần liền: cháu- sáu, ra- nhà

– Vần cách: hẹ- mẹ, đàn- càn

4 – Trang 85 SGK

Đoạn thơ sau đây trích trong bài Chị em của Lưu Trọng Lư, một bạn chép sai hai chữ có vần, em hãy chỉ ra hai chữ đó và thay vào bằng hai chữ sông, cạnh sao cho phù hợp.

Em bước vào đây

Gió hôm nay lạnh

Chị đốt than lên

Để em ngồi sưởi

Nay chị lấy chồng

Ở mãi Giang Đông

Dưới làn mây trắng

Cách mấy con đò.

Trả lời:

– Sửa: Để em ngồi cạnh (thay cho Để em ngồi sưởi)

– Sửa: Cách mấy con sông (thay cho Cách mấy con đò).

5 – Trang 85 SGK

Tập làm một bài thơ (hoặc đoạn thơ) bốn chữ có nội dung kể chuyện hoặc miêu tả về một sự việc hay một con người theo vần tự chọn.

Gợi ý:

Tham khảo bài thơ sau:

Em yêu màu đỏ

Như máu con tim

Lá cờ tổ quốc

Khăn quàng đội viên

Em yêu màu xanh

Đồng bằng, rừng núi

Biển đầy cá tôm

Bầu trời cao vợi

Em yêu màu vàng

Lúa đồng chín rộ

Hoa cúc mùa thu

Nắng trời rực rỡ

(Sắc màu em yêu – Phạm Đình Ân)

II. Soạn bài Tập làm thơ bốn chữ trên lớp

1 -Trang 86 SGK

Trình bày bài (đoạn) thơ bốn chữ đã chuẩn bị ở nhà; chỉ ra nội dung, đặc điểm (vần, nhịp) của bài (đoạn) thơ ấy.

Trả lời:

Ví dụ đoạn thơ bốn chữ:

Hạt nắng mênh mang

Thắp lửa hai hàng

Lòng như gió bay

Một màu phượng cháy.

Vần chân: mang – hàng; bay – cháy

2 -Trang 86 SGK

Cả lớp nhận xét những điểm được và chưa được của bài làm.

3 -Trang 86 SGK

Cả lớp góp ý, từng học sinh sửa chữa bài làm của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Tập làm thơ bốn chữ” số 5

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Thể thơ bốn tiếng có nguồn gốc Việt Nam, xuất hiện từ xa xưa và được sử dụng nhiều trong tục ngữ, ca dao và đặc biệt là vè, do thích hợp với lối kể chuyện (Theo Bùi Văn Nguyên – Hà Minh Đức, Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971).

2. Đặc điểm về nghệ thuật

Thơ bốn tiếng thường có cả vần lưng và vần chân xen kẽ, gieo vần liền hay cách, nhịp phổ biến là nhịp hai.

a. Vần chân là vần được gieo vào cuối dòng thơ; vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ.

b. Vần liền là vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ; vần cách là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ.


II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Câu 1. Nêu một bài thơ hay một đoạn thơ bốn chữ. Chỉ ra những chữ cùng vần với nhau trong bài thơ hay đoạn thơ đó.

Gợi ý: có thể nêu đoạn thơ (trích trong bài Hạt gạo làng ta).

…“Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy…”

(Trần Đăng Khoa)

Các từ cùng vần với nhau là: ta – ba – sa, sáu – nấu, cờ – bờ.


Câu 2. Chỉ ra đâu là vần chân, đâu là vần lưng trong đoạn thơ sau:

Mây lưng chừng hàng

Về ngang lưng núi

Ngàn cây nghiêm trang

Mơ màng theo bụi.

(Xuân Diệu)

Gợi ý:

– Các cặp vần lưng: hàng – ngang, trang – màng.

– Cặp vần chân: núi – bụi.


Câu 3. Trong hai đoạn thơ sau, đoạn nào gieo vần liền, đoạn nào gieo vần cách:

Cháu đi đường cháu

Chú đi đường ra

Đến nay tháng sáu

Chợt nghe tin nhà.

(Tố Hữu)

Nghé hành nghé hẹ

Nghé chẳng theo mẹ

Thì nghé theo đàn

Nghé chớ đi càn

Kẻ gian nó bắt

(Đồng dao)

Gợi ý: Đoạn thơ của Tố Hữu gieo vần cách, còn đoạn Đồng dao gieo vần liền.


Câu 4. Thay hai từ sông, cạnh vào hai chỗ chép sai trong đoạn thơ sau (trích trong bài Chị em của Lưu Trọng Lư):

Em bước vào đây

Gió hôm nay lạnh

Chị đốt than lên

Để em ngồi sưởi

Nay chị lấy chồng

Ở mãi Giang Đông

Dưới làn mây trắng

Cách mấy con đò.

Gợi ý: Thay sưởi bằng từ cạnh, từ đò bằng từ sông.


Câu 5. Dựa vào những kiến thức vừa được học hãy tập làm một bài thơ (hoặc đoạn thơ) bốn chữ có nội dung kể chuyện hoặc miêu tả về một sự việc hay một con người theo vần tự chọn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Tập làm thơ bốn chữ” số 6

I. Chuẩn bị ở nhà bài tập làm thơ bốn chữ

Câu 1 trang 84 SGK văn 6 tập 2

Đoạn thơ bốn chữ khác ngoài bài “Lượm”:

Gió thổi vi vu,
Thành quách hoang vu
Chủ nhân đi vắng.
Tiếng gươm rừng thu
(Chuỗi cười- Hàn Mạc Tử)
Những chữ cùng vần với nhau trong đoạn thơ: vu- thu

Câu 2 trang 84 SGK văn 6 tập 2

Vần chân và vần lưng trong đoạn thơ:

Vần chân: -ui: núi- bụi
Vần lưng: -ang: hàng- ngang


Câu 3 trang 85 SGK văn 6 tập 2

Đoạn thơ gieo vần liền:

Nghé hành nghé hẹ
Nghé chẳng theo mẹ
Thì nghé theo đàn
Nghé chớ đi càn
Kẻ gian nó bắt.
(Đồng dao)
Đoạn thơ gieo vần csch:

Cháu đi đường cháu
Chú lên đường ra
Đến nay tháng sáu
Chợt nghe tin nhà
(Tố Hữu)


Câu 4 trang 85 SGK văn 6 tập 2

Thay chữ “sưởi” thành chữ “cạnh”:

Em bước vào đây
Gió hôm nay lạnh,
Chị đốt than lên,
Để em ngồi cạnh.
Thay chữ “đò” thành chữ “sông”:

Nay chị lấy chồng
Ở mãi Giang Đông
Dưới làn mây trắng
Cách mấy con sông.


Câu 5 trang 86 SGK văn 6 tập 2

Tập làm một bài thơ (hoặc một đoạn thơ) bốn chữ có nội dung kể chuyện hoặc miêu tả về một sự việc hay một con người theo vần tự chọn:

Mẹ sinh em bé
Em khóc oe oe
Cả nhà nghe tiếng
Cười vui cả ngày.


II. Tập làm thơ bốn chữ trên lớp

Câu 1 trang 86 SGK văn 6 tập 2

Đoạn thơ đã chuẩn bị ở nhà:

Mẹ sinh em bé
Em khóc oe oe
Cả nhà nghe tiếng
Cười vui cả ngày.
Vần của đoạn thơ: bé- oe

Nhịp của đoạn thơ: 2/2

Câu 2 trang 86 SGK văn 6 tập 2

Nhận xét ưu khuyết điểm của bài làm

Câu 3 trang 86 SGK văn 6 tập 2

Góp ý, sửa chữa bài làm

Câu 4 trang 86 SGK văn 6 tập 2

Đánh giá và xếp loại bài làm

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về bài học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Blogthoca.edu.vn.vn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *