Top 6 Bài soạn “Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự” lớp 6 hay nhất

Trong bài học trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về sự liên kết và tầm quan trọng của việc lập chủ đề và dàn ý của bài văn tự sự. Qua đó, ta có thể nhận thấy: … xem thêm…một chủ đề tốt và một dàn ý cụ thể, sâu sắc có thể làm cho bài văn tự sự hấp dẫn đồng thời mang lại những ý nghĩa tích cực đến người đọc. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự” lớp 6 hay nhất mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để tiếp tục củng cố kĩ năng làm bài và chuẩn bị tốt nội dung tiết học.

Bài soạn “Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự” số 1

I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

1. Đề văn tự sự

Đọc các đề văn và trả lời câu hỏi

– Lời văn đề 1: “Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em” có những yêu cầu, những câu chữ cho em biết điều đó là

Kể chuyện
Một câu chuyện mà em thích
Bằng lời văn của em
– Các đề (3) (4) (5) (6) tuy không có từ kể nhưng đều là những đề văn tự sự. Vì trong những đề văn đó đều yêu cầu kể về những sự việc, những chuyện xảy ra trong quá khứ hoặc hiện tại như kể về “ngày thơ ấu” “ngày sinh nhật” “quê em đổi mới” “em đã lớn rồi”

– Các đề trên yêu cầu làm nổi bật những nội dung sau:

Câu truyện mà em thích
Những việc làm, lời nói, tính cách một người bạn tốt
Một câu truyện kỷ niệm ngày thơ ấu
Kể về sự việc, tâm trạng của em trong ngày sinh nhật
Sự đổi mới của quê em trong thời gian qua
Những biểu hiện về sự lớn lên của em
– Trong các đề văn tự sự trên

Đề nghiêng về kể việc là đề 3,4,5.
Đề nghiêng về kể người là: 2,6
Đề nghiêng về tường thuật là: 3,4,5

2. Cách làm bài văn tự sự

Cho đề văn: “Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em”

a) Tìm hiểu đề: Đề đã nêu ra yêu cầu

Kể lại một câu chuyện em thích
Được kể bằng lời văn của em
Nội dung yêu cầu: Câu chuyện đó là một cậu chuyện mà em thích, nó được kể bằng vốn từ vựng và nội dung của em khoogn được sao chép với bất kỳ câu chuyện nào của người khác

b) Lập ý

Ví dụ truyện mà em muốn kể là truyện Con rồng cháu tiên. Truyện con rồng cháu tiên nhằm lý giả về nguồn gốc tổ tiên của người dân Việt, là lý giải sự tồn tại, gốc gác từ đó nhằm nêu cao niềm từ hào về ngồn gốc cao quý của dân tộc mình và nhắc nhở đồng bào chúng ta về tinh thần đoàn kết.
c) Lập dàn ý

Mở đầu giới thiệu các nhân vật: Ngày xửa ngày xưa, Lạc Long Quân à con trai của thần Long Nữ, Âu Cơ là con gái của Thần Nông, họ kết duyên cùng với nhau, sinh ra một cái bọc trăm trứng…

Kể chuyện bằng các ý

Lạc Long Quân cùng Âu Cơ kết duyên, sinh ra cái bọc trăm trưng, trăm trứng nở thành trăm người con sinh đẹp, khôi ngô
Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên đưa năm mươi người con xuống biển
Âu Cơ đưa năm mươi người con xuống núi.
Người con cả của họ trở thành vua, lấy hiệu là Văn Lang. Đóng đô ở đất Phong Châu.
Kết thúc: Từ đó đất nước được hình thành, và đó cũng chính là vị vua Hùng đầu tiên của nước chúng ta

d) Viết bằng lời văn của em là: Bài văn được viết theo ngôn ngữ, suy nghĩ và được viết ra bằng chính lời văn của mình, không được sao chép với bất kỳ bài viết của người nào khác

đ) Cách làm bài văn tự sự như sau

Bước 1: Đọc kỹ nội dung yêu cầu của đề bài, nắm rõ yêu cầu cần làm
Bước 2: Xác định nội dung cần viết. Hiểu và nắm rõ nội dung định kể: nhân vật nào, sự kiện nào diễn ra, diễn biến và kết quả của sự việc, ý nghĩa của câu truyện
Bước 3: Lập dàn ý cho bài văn tự sự. Diễn biến của câu truyện, nhân vật. Việc nào kể trước, việc nào kể sau theo đúng trình tự và diễn biến của nhân vật để người đọc hiểu được nội dung của tác phẩm


II. Luyện tập Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

Dàn ý bài văn: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em

Mở bài: Giới thiệu chung về câu chuyện Thánh Gióng

Giới thiệu hoàn cảnh, các nhân vật chính
Thân bài: Kể trình tự diễn biến của câu chuyện theo những ý sau

Sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng
Thánh Gióng bào vua làm áo giáp sát, roi sắt, ngựa sắt
Sự lớn lên kỳ lạ của Thánh Gióng
Khi roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt được đem tới, chàng bỗng vươn vai trở thành một tráng sỹ
Thánh Gióng cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt, mặc áp giáp sắt xông pha ra trận, giết giặc
Roi sắt chẳng may bị gãy, chàng nhổ tre làm vũ khí
Chiến thắng quân thù, chàng bỏ áo giáp sát ở lại, cùng ngựa bay lên trời.
Kết bài: Vua nhớ công ơn, phong chàng làm Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ ngay ở quê nhà.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự” số 2

I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

1. Đề văn tự sự

– Lời văn đề (1) đưa ra yêu cầu kể chuyện, những chữ cho biết điều đó “kể”, “Câu chuyện”

– Các đề (3), (4), (5) không có từ kể và đều là văn tự sự. Các từ quan trọng: kỉ niệm, ngày sinh nhật, đổi mới, đã lớn.

– Những đề kể việc:

+ Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em

+ Ngày sinh nhật của em

+ Quê em đổi mới

– Những đề kể về người:

+ Kể về một người bạn tốt

+ Em đã lớn rồi

2. Cách làm bài văn tự sự

a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:

+ Kể một câu chuyện

+ Bằng lời văn của em

b, Lập ý

+ Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề

c, Lập dàn ý:

+ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể

+ Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra

+ Kết bài: Kết quả của sự việc

d, Cách làm bài văn tự sự

– Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề

– Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện

– Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2

LUYỆN TẬP

Dàn ý: Kể một câuchuyện em thích bằng lời văn của em”

Mở bài: Giới thiệu chung về câuchuyện ông lão đánh cá và con cá vàng

+ Giới thiệu hoàn cảnh, các nhân vật chính

Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự

– Ông lão đánh cá ra biển 5 lần theo yêu cầu của mụ vợ:

+ Lần 1: Mụ đòi cá giúp chiếc máng lợn mới

+ Lần 2: Mụ vợ quát to hơn, đòi một cái nhà rộng

+ Lần 3, mụ vợ “mắng như tát nước” vào mặt ông lão, đòi ông xin cá vàng cho mụ làm nhất phẩm phu nhân

+ Lần 4, mụ vợ “nổi trận lôi đình” đòi cá cho làm nữ hoàng

+ Lần 5, mụ đòi làm Long Vương, bắt cá hầu hạ

Kết bài: Kết thúc câu chuyện, mụ vợ trở về ngồi bên cạnh chiếc máng lợn cũ rách nát.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự” số 3

Phần I: ĐỀ, TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ

Trả lời câu 1 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi:

(1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của mình.

(2) Kể chuyện về một người bạn tôt.

(3) Kỉ niệm ngày thơ ấu.

(4) Ngày sinh nhật của em

(5) Quê em đối mới

(6) Em đã lớn rồi.

Câu hỏi:

a) Lời đề văn (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?

b) Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể có phải là đề tự sự không?

c) Từ trọng tâm trong mỗi từ trên là từ nào, hãy gạch dưới và cho biết đề yêu cầu làm nôi bật điều gì?

d) Có đề tự sự nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, có đề nghiêng về tường thuật lại sự việc. Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về tường thuật?

Lời giải chi tiết:

a) Đề (1) nêu yêu cầu:

– Kể chuyện

– Câu chuyện em thích

– Bằng lời văn của em.

b) Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể nhưng vẫn là đề tự sự vì vẫn yêu cầu có việc, có chuyện về những ngày thơ ấu, ngày sinh nhật, quê em đổi mới, em đã lớn.

c) Các đề trên yêu cầu làm nổi bật:

– Câu chuyện từng làm em thích thú

– Những lời nói, việc làm của bạn chứng tỏ bạn rất tốt.

– Một câu chuyện kỉ niệm khiến em không thể quên.

– Những sự việc và tâm trạng của em trong ngày sinh nhật.

– Sự đổi mới cụ thể của quê em

– Những biểu hiện về sự lớn lên của em.

d) – Các đề nghiêng về kể việc: 3, 4, 5.

– Các đề nghiêng về kể người: 2, 6.

– Các đề nghiêng về tường thuật: 3, 4, 5.


Trả lời câu 2 (trang 48 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Cho đề văn: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em. Hãy tìm hiểu đề, lập ý và lập dàn bài theo các bước sau:

a) Tìm hiểu đề: Đề đã nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện?

Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào?

b) Lập ý: Em sẽ chọn chuyện nào, em thích nhân vật nào, sự việc nào? Em chọn chuyện đó nhằm biểu hiện chủ đề nào?

c) Lập dàn ý: Em dự định mở đầu như thế nào, kể chuyện như thế nào và kết thúc ra sao?

d) Em hiểu như thế nào là viết bằng lời văn của em?

đ) Từ các câu hỏi trên, em có thể rút ra cách làm bài văn tự sự như thế nào?

Lời giải chi tiết:

a) Tìm hiểu đề:

– Yêu cầu kể lại một câu chuyện mà em thích.

– Kể bằng chính lời văn của mình. Nghĩa là không sao chép của người khác.

b) Lập ý: Chẳng hạn em chọn truyện Thánh Gióng. Truyện Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chông giặc ngoại xâm.

c) Lập dàn ý:

– Mở đầu nên giới thiệu nhân vật: “Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão sinh được một đứa con trai, đã lên ba mà vẫn không biết đi, biết nói, biết cười. Một hôm có sứ giả của vua… ”

– Kể chuyện bằng các ý:

+ Thánh Gióng bảo vua cho làm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt.

+ Thánh Gióng ăn khoẻ lớn nhanh.

+ Khi ngựa sắt và roi sắt, áo giáp sắt được đem đến, Thánh Gióng vươn vai lớn bổng thành người tráng sĩ, cưỡi ngựa, cầm roi ra trận.

+ Thánh Gióng xông trận giết giặc.

+ Roi gãy thì lấy tre làm vũ khí.

+ Thắng giặc, Gióng bỏ lại áo giáp, cưỡi ngựa bay về trời.

– Kết thúc: Vua nhớ công ơn, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.

d) Viết bằng lời văn của em là: suy nghĩ kĩ rồi viết ra bằng chính lời văn của mình, không sao chép của người khác, bất kể là ai.

đ) Cách làm bài văn tự sự:

– Tìm hiểu đề: Tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.

– Lập ý: xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể xác định: nhân vật, sự việc, diến biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.

– Lập dàn ý: sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.

Viết bài theo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.


Phần II: LUYỆN TẬP

Dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu câu chuyện mà em định kể (em đã đọc được câu chuyện đó ở đâu hay được nghe ai kể lại). Khẳng định đó là một câu chuyện rất hay, rất ý nghĩa và em rất thích câu chuyện đó.

Thân bài: Kể lại câu chuyện bằng lời văn của em

– Mở đầu câu chuyện (câu chuyện bắt đầu như thế nào, có thể giới thiệu nhân vật chính của câu chuyện ấy,…)

– Kể ra các sự việc chính của câu chuyện mà em đang kể

+ Sự việc thứ nhất

+ Sự việc thứ hai

+ Sự việc thứ ba

……

– Kết thúc câu chuyện (câu chuyện kết thúc ra sao, có thể nói thêm lý do vì sao em hài lòng với cách kết thúc ấy,…)

Kết bài: Nêu bài học sâu sắc mà câu chuyện đã để lại trong em.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự” số 4

I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

Câu 1 – Trang 47 sgk

Đọc các đề sau và trả lời câu hỏi ?

(1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em

(2) Kể chuyện về một người bạn tốt

(3) Kỉ niệm ngày thơ ấu

(4) Ngày sinh nhật của em

(5) Quê em đổi mới

(6) Em đã lớn rồi

Câu hỏi:

– Lời văn đề (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?

– Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể, có phải đề tự sự không?

– Từ trọng tâm trong mỗi đề trên là từ nào, hãy gạch dưới và cho biết đề yêu cầu làm nổi bật điều gì.

– Có đề tự sự nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, có đề nghiêng về tường thuật lại sự việc. Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về tường thuật?

Trả lời

– Yêu cầu của đề (1): kể chuyện (có thể về người hoặc sự việc), chữ kể trong đề văn cho biết định hướng tự sự, cụm từ bằng lời văn của em cho biết yêu cầu về diễn đạt.

– Các đề (3), (4), (5), (6) cũng là đề tự sự. Các đề này được diễn đạt như những nhan đề cho trước của một bài văn.

– Các từ ngữ trọng tâm:

+ (1): câu chuyện em thích

+ (2): một người bạn tốt

+ (3): kỉ niệm thơ ấu

+ (4): sinh nhật

+ (5): quê em

+ (6): lớn rồi

– Đề (2), (6) nghiêng về kể người; đề (3), (5) nghiêng về kể sự việc; đề (4) nghiêng về tường thuật sự việc; đề (1) tuỳ thuộc vào việc lựa chọn kể lại câu chuyện nào.

Câu 2 – Trang 48 sgk

Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

Cho đề văn: “Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em”.

Hãy tìm hiểu đề, lập ý và lập dàn bài theo các bước sau:

a. Tìm hiểu đề: Đề đã nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện? Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào?

b. Lập ý là xác định nội dung sẽ viết trong bài làm theo yêu cầu của đề. Em sẽ chọn chuyện nào, em thích nhân vật, sự việc nào? Em chọn chuyện đó nhằm biểu hiện chủ đề gì?

c. Lập dàn ý: Em dự định mở đầu như thế nào, kể chuyện như thế nào và kết thúc ra sao?

d. Em hiểu thế nào là viết “bằng lời văn của em”?

đ. Từ các câu hỏi trên, em có thể rút ra cách làm bài văn tự sự như thế nào?

Trả lời

a. Tìm hiểu đề:

– Yêu cầu kể lại một câu chuyện mà em thích.

– Kể bằng chính lời văn của mình. Nghĩa là không sao chép của người khác.

b. Lập ý: Chẳng hạn em chọn truyện Thánh Gióng. Truyện Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chông giặc ngoại xâm.

c. Lập dàn ý:

– Mở đầu nên giới thiệu nhân vật: “Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão sinh được một đứa con trai, đã lên ba mà vẫn không biết đi, biết nói, biết cười. Một hôm có sứ giả của vua… ”

– Kể chuyện bằng các ý:

+ Thánh Gióng bảo vua cho làm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt.

+ Thánh Gióng ăn khoẻ lớn nhanh.

+ Khi ngựa sắt và roi sắt, áo giáp sắt được đem đến, Thánh Gióng vươn vai lớn bổng thành người tráng sĩ, cưỡi ngựa, cầm roi ra trận.

+ Thánh Gióng xông trận giết giặc.

+ Roi gãy thì lấy tre làm vũ khí.

+ Thắng giặc, Gióng bỏ lại áo giáp, cưỡi ngựa bay về trời.

– Kết thúc: Vua nhớ công ơn, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.

d. Viết bằng lời văn của em là: suy nghĩ kĩ rồi viết ra bằng chính lời văn của mình, không sao chép của người khác, bất kể là ai.

đ. Cách làm bài văn tự sự:

– Tìm hiểu đề: Tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.

– Lập ý: xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể xác định: nhân vật, sự việc, diến biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.

– Lập dàn ý: sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết

Viết bài theo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

II. Luyện tập

Hãy ghi vào giấy dàn ý em sẽ viết theo yêu cầu của đề tập làm văn trên ?

Trả lời

Lập dàn ý đề văn: Kể lại truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.

1. Mở bài:

– Vua Hùng kén rể cho con gái Mị Nương

– Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn và thi tài

2. Thân bài:

– Giới thiệu tài năng của hai vị thần

– Vua Hùng ra sính lễ

– Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương

– Thủy Tinh tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh

– Kết quả Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh thua

3. Kết bài: Hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thất bại.

Kiến thức cần nhớ
– Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
– Lập ý là xác định nội dũng sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.
– Lập dàn ý sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
– Cuối cùng phải viết thành văn theo bố cục 3 phần: Mở – Thân – Kết.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự” số 5

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

Câu 1: Đề văn tự sự Đọc các đề sau và trả lời câu hỏi.

    (1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
    (2) Kể chuyện về một người bạn tốt.
    (3) Kỉ niệm ngày ấu thơ.
    (4) Ngày sinh nhật của em.
    (5) Quê em đổi mới.
    (6) Em đã lớn rồi.
    Câu hỏi và gợi ý trả lời:a. Lời văn đề (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?

    Yêu cầu của đề (1): kể chuyện (có thể về người hoặc sự việc), chữ kể trong đề văn cho biết định hướng tự sự, cụm từ bằng lời văn của em cho biết yêu cầu về diễn đạt.
    b. Các đề (3), (4), (5) không có từ kể có phải văn tự sự không?

    Các đề (3), (4), (5), (6) cũng là đề tự sự. Các đề này được diễn đạt như những nhan đề cho trước của một bài văn.
    c. Từ trọng tâm trong mỗi đề trên là từ nào, hãy gạch dưới và biết đề yêu cầu làm nổi bật điều gì.Các từ ngữ trọng tâm: (1): câu chuyện em thích (2): một người bạn tốt (3): kỉ niệm thơ ấu (4): sinh nhật (5): quê em (6): lớnd. Có đề tự sự nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, có đề nghiêng về tường thuật sự việc. Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, có đề nghiêng về tường thuật?

    Đề (2), (6) nghiêng về kể người; đề (3), (5) nghiêng về kể sự việc; đề (4) nghiêng về tường thuật sự việc; đề (1) tuỳ thuộc vào việc lựa chọn kể lại câu chuyện nào.


    Câu 2. Cách làm bài văn tự sự Cho đề văn sau: “Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em”.Hãy tìm hiểu đề và lập dàn ý.Ví dụ: Kể lại chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời của em

    Gợi ý

    a. Tìm hiểu đề: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.b. Lập ý: Xác định các nội dung sẽ viết trong bài theo yêu cầu của đề:

    Có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương: một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi là Sơn Tinh. Một người ở vùng biển, tên gọi là Thủy Tinh. Cả hai đều tài giỏi hơn người.
    Vua phân vân không biết chọn ai nên ra điều kiện: ai đem lễ vật đến trước thì người đó là chồng Mị Nương.
    Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.
    Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nên nổi giận.
    Thủy Tinh và Sơn Tinh giao chiến với nhau.
    c. Em hiểu thế nào là viết “bằng lời văn của em”? Là do mình tự viết lại dựa theo cốt truyện đã có và lời kể ngôi thứ 3 thay bằng ngôi thứ nhất

    d. Từ các câu hỏi trên, em có thể rút ra cách làm bài văn tự sự như thế nào?

    Bước 1. Tìm hiểu đề Tìm hiểu đề yêu cầu các em đọc kĩ đề, gạch chân những từ trọng tâm, sau đó xác định yêu cầu của đề bài.

    Bước 2. Lập ý.Các em cần xác định những ý chính cần có trong bài. Ví dụ như nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả, ý nghĩa.

    Bước 3. Lập dàn ý Khi đã có các ý, các em sắp xếp chúng theo một trình tự nhất định. Các ý được sắp xếp vào 3 phần (mở, thân và kết bài) nhưng chưa viết cụ thể.

    Bước 4. Viết bài vănKhâu này, các em viết thành văn từ các ý chính nêu trong phần lập dàn ý. Khi viết tránh lặp lại ý.


    3. Ghi nhớ

    Tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
    Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của câu chuyện.
    Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau đề người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
    Cuối cùng phải viết thành văn theo bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, Kết luận.

    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1 – Luyện tập (Trang 48 SGK) Hãy ghi ra giấy dàn ý sẽ viết theo yêu cầu của đề tập làm văn trên: Kể lại chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời của em

    Bài làm:
    Lập dàn ý theo yêu cầu của đề vănMở bài
    Vua Hùng Vương thứ 18 có con gái là Mỵ Nương.
    Vua muốn kén rể xứng đáng.
    Thân bài1. Giới thiệu tài năng của hai vị thần đến cầu hôn
    a. Sơn Tinh – Người vùng Tản Viên.
    b. Thủy Tinh – Người ở miền biển.
    c. Hùng Vương băn khoăn
    Vua Hùng thấy hai người đều tài giỏi.
    Quyết định: ai đưa lễ vật đến sớm thì cưới Mỵ Nương làm vợ.
    Lễ vật vua đưa ra: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
    2. Cuộc giao tranh dữ dội
    a. Nguyên nhân cuộc giao tranh
    Sơn Tinh đến sớm, đón dâu về núi.
    Thủy Tinh đến trễ, tức giận, quyết cướp lại Mỵ Nương.
    b. Diễn biến cuộc giao tranh
    Thủy Tinh tấn công: làm dông bão, dâng nước sông lên cao.
    Sơn TInh phản công: dời núi, dựng thành lũy, nước cao bao nhiêu, thì núi cao bấy nhiêu. – Đánh nhau mấy tháng. Thủy Tinh đành rút quân.
    Kết bài
    Mất Mị Nương, Thuỷ Tinh ôm hận, năm nào cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, gây ra lũ lụt.
    Nhưng năm nào cũng vậy, vẫn không thắng nổi, đành phải rút quân.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

    Bài soạn “Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự” số 6

    I – Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

    1. Đề văn tự sự

    Đọc các đề sau và trả lời câu hỏi :

    (1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em

    (2) Kể chuyện về một người bạn tốt

    (3) Kỉ niệm ngày thơ ấu

    (4) Ngày sinh nhật của em

    (5) Quê em đổi mới

    (6) Em đã lớn rồi

    Câu hỏi :

    – Lời văn đề (1) nêu ra những yêu cầu gì ? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó ?

    Lời văn của đề (1) nêu ra yêu cầu kể chuyện (có thể về người hoặc sự việc), chữ kể trong đề văn cho biết định hướng tự sự, cụm từ bằng lời văn của em cho biết yêu cầu về diễn đạt.

    – Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể, có phải là đề tự sự không ?

    Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể nhưng vẫn là đề văn tự sự.

    – Từ trọng tâm trong mỗi đề trên là từ nào, hãy gạch dưới và cho biết đề yêu cầu làm nổi bật điều gì.

    Các từ ngữ trọng tâm :

    + (1) : Câu chuyện từng làm em thích thú bằng lời văn của em
    + (2): Những lời nói, việc làm của bạn chứng tỏ bạn rất tốt.
    + (3): Một câu chuyện kỉ niệm thời thơ ấu khiến em không thể quên
    + (4): Những sự việc và tâm trạng của em trong ngày sinh nhật+ (5): Sự đổi mới cụ thể của quê em+ (6): Những biểu hiện về sự lớn lên của em- Có đề tự sự nghiên kể về người, có đề tự sự nghiêng về kể việc, có đề nghiêng về tường thuật lại sự việc. Trong các đề trên, đề nào nghiên về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về tường thuật ? (1): câu chuyện em thích –> kể việc hoặc tường thuật.
    (2): một người bạn tốt –> kể người.
    (3): kỉ niệm thơ ấu –> kể việc.
    (4): ngày sinh nhật –> tường thuật.
    (5): quê em –> sự việc.
    (6): lớn rồi –> kể người.


    2. Cách làm bài văn tự sự
    Cho đề văn : “Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em”.
    Hãy tìm hiểu đề, lập dàn ý và lập dàn bài theo các bước sau :

    a) Tìm hiểu đề : Đề đã nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện ? Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào ?

    – Yêu cầu kể lại một câu chuyện mà em thích.
    – Kể bằng chính lời văn của mình. Nghĩa là không sao chép của người khác.
    b) Lập ý là xác định nội dung sẽ viết trong bài làm theo yêu cầu của đề. Em sẽ chọn chuyện nào, em thích nhân vật, sự việc nào ? Em chọn chuyện đó nhằm biểu hiện chủ đề gì ?

    Chẳng hạn em chọn truyện Thánh Gióng. Truyện Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chông giặc ngoại xâm.
    c) Lập dàn ý : Em dự định mở đầu như thế nào, kể chuyện như thế nào và kết thúc ra sao ?

    – Mở đầu nên giới thiệu nhân vật: “Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão sinh được một đứa con trai, đã lên ba mà vẫn không biết đi, biết nói, biết cười. Một hôm có sứ giả của vua… ”
    – Thân bài :
    + Thánh Gióng bảo vua cho làm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt.
    + Thánh Gióng ăn khoẻ lớn nhanh.
    + Khi ngựa sắt và roi sắt, áo giáp sắtđược đem đến, Thánh Gióng vươn vai lớn bổng thành người tráng sĩ, cưỡi ngựa, cầm roi ra trận.
    + Thánh Gióng xông trận giết giặc.+ Roi gãy thì lấy tre làm vũ khí.+ Thắng giặc, Gióng bỏ lại áo giáp, cưỡi ngựa bay về trời.
    – Kết thúc: Vua nhớ công ơn, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.
    d) Em hiểu thế nào là viết “bằng lời văn của em” ?

    Viết bằng lời văn của em là: suy nghĩ kĩ rồi viết ra bằng chính lời văn của mình, không sao chép của người khác, bất kể là ai.

    đ) Từ các câu hỏi trên, em có thể rút ra cách làm bài văn tự sự như thế nào ?

    Các bước làm bài văn tự sự:
    – Tìm hiểu đề
    – Lập ý
    – Lập dàn ý
    – Viết thành 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài.

    II – Luyện tập

    Hãy ghi vào giấy dàn ý em sẽ viết theo yêu cầu của đề tập làm văn trên.
    Đề viết bài này các em cần chú ý:
    – Kể một câu chuyện bất kì. Có thể đó là kể về người, vật hay tường thuật sự việc mà em thấy thích thú.
    – Phải lập một dàn bài gồm đủ 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài
    – Phần luyện tập này không yêu cầu các em viết thành một bài văn hoàn chỉnh, bởi vậy các em chỉ cần lập dàn bài là được.
    Dàn ý tham khảo của đề văn : Kể lại truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.

    1. Mở bài:
    – Vua Hùng kén rể cho con gái
    – Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn
    2. Thân bài:
    – Giới thiệu tài năng của hai vị thần
    – Vua Hùng ra sính lễ
    – Sơn Tinh đến trước lấy được Mỵ Nương
    – Thủy Tinh tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh
    – Kết quả Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh thua
    3. Kết bài:
    Hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thất bại.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

    Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về bài học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Toplist.vn.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *