Bài “Vượt thác” (tên do người biên soạn đặt), trích từ chương XI của truyện “Quê nội” – xuất bản năm 1974 là một trong số những tác phẩm thành công nhất của Võ … xem thêm…Quảng. Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. Mời các bạn tham khảo một số bài văn soạn “Vượt thác” hay nhất đã được Blogthoca.edu.vn tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài soạn “Vượt thác” số 1
I. Đôi nét về tác giả: Võ Quảng
– Võ Quảng (1920-2007), quê ở tỉnh Quảng Nam
– Ông là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi
II. Đôi nét về tác phẩm: Vượt thác
1. Xuất xứ
– Bài “Vượt thác” (tên do người biên soạn đặt), trích từ chương XI của truyện “Quê nội”
– “Quê nội” xuất bản năm 1974 là một trong số những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng
2. Tóm tắt
Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
3. Bố cục (3 phần)
– Phần 1 (từ đầu đến “thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác
– Phần 2 (tiếp đó đến “thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò”): Thuyền qua đoạn sông nhiều thác dữ
– Phần 3 (còn lại): Thuyền khi đã qua thác dữ
4. Giá trị nội dung
Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ
5. Giá trị nghệ thuật
– Nghệ thuật so sánh, nhân hóa
– Trí tưởng tưởng tượng phong phú, tài tình
– Tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động
Câu 1 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Bố cục văn bản:
– Phần 1 (từ đầu … thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác
– Phần 2 (tiếp … thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò): Con thuyền vượt qua khỏi đoạn sông có nhiều thác dữ
– Phần 3 (còn lại): Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ
Câu 2 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài theo trình tự tuyến tính (hành trình của con thuyền)
+ Tả cảnh ở vùng đồng bằng êm đềm, thơ mộng, không gian mở ra rộng lớn, phóng khoáng
+ Cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì sự vật hiện ra đột ngột “ núi cao như đột ngột hiện ra chắn trước mặt”
+ Đến đoạn vượt thác đặc tả cảnh dữ dội, nguy hiểm của địa hình
– Vị trí của người kể: trên con thuyền nhìn ra dòng sông và cảnh vật đôi bờ
-> Vị trí này thuận lợi cho việc miêu tả chân thực cảnh thiên nhiên và con người.
Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
– Cảnh con thuyền vượt sông:
+ Sự chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để chắc bụng, chuẩn bị sào tre bịt đầu sắt
+ Dòng nước dữ dội, hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng
– Hình ảnh Dượng Hương Thư nổi bật:
+ Ngoại hình rắn rỏi, chắc khỏe
+ Động tác dứt khoát, nhanh, mạnh mẽ
– Sử dụng câu so sánh miêu tả cảnh vượt thác của Dương Hương Thư:
+ Sử dụng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: “động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt”, “như một pho tượng đúc bằng đồng”
+ Lối tả cường điệu hóa: “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
+ Đối lập hình ảnh Dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ, nhu mì khi ở nhà
=> Hình ảnh con người lao động khiêm tốn, hiền lành trong đời thường, nhưng lại dũng mãnh, quyết liệt, nhanh nhẹn khi vượt qua thử thách
Câu 4 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Những hình ảnh so sánh miêu tả cây cổ thụ ven sông:
+ Dọc sông những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt… nhìn xuống nước.
-> Nhân hóa (chuyển nghĩa ẩn dụ) diễn tả thiên nhiên cũng như con người lo lắng trước những thử thách sắp phải đương đầu
+ Dọc sườn núi, những cây to mọc…tiến về phía trước.
-> Biện pháp so sánh diễn tả thiên nhiên vui mừng, phấn khích trước niềm vui chinh phục của con người.
Câu 5 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Tác phẩm miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn đoạn từ trước địa phận Phường Rạch đến Trung Phước.
– Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người qua hình ảnh so sánh, nhân hóa, nổi bật lên hình ảnh con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa mơ mộng vừa dữ dội
+ Đồng thời ca ngợi phẩm chất của người lao động dũng cảm, dung dị.
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 41 sgk Ngữ Văn 6 tập 2):
– Trong bài sông nước Cà Mau:
+ Tác giả đi từ ấn tượng khái quát tới cụ thể -> mang tới hình ảnh thiên nhiên và con người Nam Bộ tấp nập, trù phú, độc đáo.
– Trong bài Vượt thác tác giả tả cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những địa hình khác nhau, rồi tập trung miêu tả cảnh vượt thác.
+ Làm nổi bật hình ảnh con người dũng cảm, kiên định trước mọi khó khăn thử thách
Bài soạn “Vượt thác” số 2
TÓM TẮT TÁC PHẨM VƯỢT THÁC
Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: Đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
Trả lời câu 1 (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Hãy tìm bố cục của văn “Vượt thác” của Võ Quảng theo trình tự miêu tả.
Lời giải chi tiết:
Bố cục bài văn:
– Đoạn 1: Từ đầu đến “ Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”.
– Đoạn 2: Tiếp theo đến “ Thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò
– Đoạn 3: Phần còn lại.
Trả lời câu 2 (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã có đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài văn này là ở chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
*Sự miêu tả có thay đổi theo từng chặng:
– Đoạn sông ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà, thơ mộng, thuyền bè tấp nập.
– Đến gần đoạn có nhiều thác ghềnh thì cảnh vật hai bên cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
– Ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ vẽ một hình ảnh về dòng nước “Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.
* Vị trí của người quan sát là trên thuyền. Vị trí này hoàn toàn thích hợp vì với vị trí này người miêu tả với có đủ điều kiện quan sát tỉ mỉ từng chặng đi của con thuyền.
Trả lời câu 3 (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng?
Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “ một hiệp sĩ” của Trường Sơn oai linh
Lời giải chi tiết:
* Cảnh con thuyền vượt sông:
– Sự chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để chắc bụng, chuẩn bị sào tre bịt đầu sắt
– Dòng nước dữ dội, hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng
* Hình ảnh dượng Hương Thư:
– Ngoại hình: cởi trần, như một pho tượng đổng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa.
– Động tác: co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì chặt trên đầu sào, chiếc sào dưới sức chống bị cong lại, thả ra, rút sào rập ràng, nhanh như cắt, ghì lên ngọn sào.
– Một số so sánh tiêu biểu:
+ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc.
+ Dượng Hương Thư như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. So sánh này thể hiện vẻ đẹp dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên.
Trả lời câu 4 (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Ở đoạn văn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.
Lời giải chi tiết:
– Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông nhiều thác ghềnh thì “Những chòm cổ thụ đứng dáng mãnh liệt đứng trầm nghĩ lặng nhìn xuống nước” vừa nhìn báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác.
– Ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện lên “mọc giữa những bi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước”. Hình ảnh này biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước.
Trả lời câu 5 (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả?
Lời giải chi tiết:
Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh hai bên bờ theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau, tập trung vào cảnh vượt thác làm nổi bật vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ của thiên nhiên, vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động.
Luyện tập
Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh sông nước. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả mỗi bài và nghệ thuật miêu tả của mỗi tác giả.
Lời giải chi tiết:
* Nét đặc sắc của Sông nước Cà Mau:
– Cảnh sông nước, kênh rạch, rừng đước, chợ trên sông: Rộng lớn, hùng vĩ, giàu có, đầy sức sống hoang dã.
– Nghệ thuật chủ yếu trong bài văn là so sánh.
* Nét đặc sắc trong Vượt thác:
– Cảnh sông nước hùng vĩ vừa thơ mộng vừa dữ dội của một vùng miền Trung khác nhiều với thiên nhiên vùng đất Mũi Cà Mau. Làm nổi bật hình ảnh con người dũng cảm, kiên định trước mọi khó khăn thử thách.
– Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được tác giả sử dụng là nhân hoá và so sánh.
Nội dung chính
Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền thiên nhiên rộng lớn.
Bài soạn “Vượt thác” số 3
Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
– Võ Quảng (1920 – 2007), quê ở tỉnh Quảng Nam, là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi.
– Quê nội (1974) cùng với Tảng sáng (1976) là những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng. Truyện viết về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn (làng Hoà Phước) tỉnh Quảng Nam, miền Trung Trung Bộ vào những ngày sau Cách mạng tháng Tám 1945 và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhân vật chính của truyện là hai em thiếu niên :Cục và Cù Lao.
– Đoạn trích Vượt thác trích từ chương XI của truyện Quê nội. Tên bài văn do người biên soạn đặt.
+ Nội dung chính: Vượt thác miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
+ Bố cục:
Đoạn 1 (Từ đầu … chuẩn bị vượt nhiều thác nước) : trên đoạn sông phẳng lặng.
Đoạn 2 (tiếp … khỏi thác Cổ Cò) : thuyền qua đoạn sông nhiều thác dữ.
Đoạn 3 (còn lại) : khi thuyền qua thác dữ.
Đọc – hiểu văn bản
1 – Trang 40 SGK
Bài văn miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian như sau:
– Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác;
– Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ;
– Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ.
Dựa vào trình tự trên, em hãy tìm bố cục của bài văn.
Trả lời:
Bố cục văn bản:
– Phần 1 (từ đầu … thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác
– Phần 2 (tiếp … thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò): Con thuyền vượt qua khỏi đoạn sông có nhiều thác dữ
– Phần 3 (còn lại): Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ
2 – Trang 40 SGK
Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài này là ở chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao?
Trả lời:
* Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài theo trình tự tuyến tính (hành trình của con thuyền):
– Đoạn sông ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà, thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ sông thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu trải ra bạt ngàn.
– Đến gần đoạn có nhiều thác ghềnh thì cảnh vật hai bên cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, rồi núi cao hiện ra như chắn ngang trước mặt.
– Ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ vẽ một hình ảnh về dòng nước “Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.
* Vị trí của người kể: trên con thuyền nhìn ra dòng sông và cảnh vật đôi bờ.
-> Vị trí này thuận lợi cho việc miêu tả chân thực cảnh thiên nhiên và con người. Vì người quan sát có thể thấy được những cảnh tượng đang thay đổi trên hai bên bờ sông, vừa quan sát được viễn cảnh – lại vừa nhìn được cận cảnh như những thước phim quay chậm.
3 – Trang 40 SGK
Cảnh con thuyền vượt thác đã được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng?
Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh”.
Trả lời:
– Cảnh con thuyền vượt sông:
+ Sự chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để chắc bụng, chuẩn bị sào tre bịt đầu sắt
+ Dòng nước dữ dội, hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng
– Hình ảnh Dượng Hương Thư nổi bật:
+ Ngoại hình rắn rỏi, chắc khỏe
+ Động tác dứt khoát, nhanh, mạnh mẽ
– Sử dụng câu so sánh miêu tả cảnh vượt thác của Dương Hương Thư:
+ Sử dụng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: “động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt”, “như một pho tượng đúc bằng đồng”
+ Lối tả cường điệu hóa: “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
+ Đối lập hình ảnh Dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ, nhu mì khi ở nhà.
=> Hình ảnh con người lao động khiêm tốn, hiền lành trong đời thường, nhưng lại dũng mãnh, quyết liệt, nhanh nhẹn khi vượt qua thử thách.
4* – Trang 40 SGK
Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.
Trả lời:
Những hình ảnh so sánh miêu tả cây cổ thụ ven sông:
+ Dọc sông những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt… nhìn xuống nước.
-> Nhân hóa (chuyển nghĩa ẩn dụ) diễn tả thiên nhiên cũng như con người lo lắng trước những thử thách sắp phải đương đầu.
+ Dọc sườn núi, những cây to mọc… tiến về phía trước.
-> Biện pháp so sánh diễn tả thiên nhiên vui mừng, phấn khích trước niềm vui chinh phục của con người.
5 – Trang 40 SGK
Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả?
Trả lời:
Mỗi bạn sẽ có cách cảm nhận của riêng mình nhưng chú ý tập trung thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên và con người.
– Cảm nhận về thiên nhiên: vừa rất đẹp, thơ mộng lại vừa rất hùng vĩ, khoáng đạt.
– Cảm nhận về con người: vừa hiền lành, bình dị lại vừa dũng mãnh. Dượng Hương Thư giống như một dũng sĩ trên sông nước.
Tham khảo một số mẫu sau:
1. Tác phẩm miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn đoạn từ trước địa phận Phường Rạch đến Trung Phước. Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người qua hình ảnh so sánh, nhân hóa, nổi bật lên hình ảnh con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa mơ mộng vừa dữ dội. Đồng thời ca ngợi phẩm chất của người lao động dũng cảm, dung dị.
2. Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh hai bên bờ theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau, tập trung vào cảnh vượt thác làm nổi bật vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ của thiên nhiên, vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động.
Luyện tập
Câu hỏi: Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh sông nước. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi bài và nghệ thuật miêu tả của mỗi tác giả.
Trả lời:
– Trong bài Sông nước Cà Mau:
+ Cảnh thiên nhiên: Tác giả đi từ ấn tượng khái quát tới cụ thể -> mang tới hình ảnh thiên nhiên và con người Nam Bộ tấp nập, trù phú, độc đáo.
Rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã
Kênh rạch chằng chịt
Chợ liền sông, chợ ngay trên sông
Rừng đước tầng tầng lớp lớp.
+ Nghệ thuật miêu tả:
Lời kể theo ngôi thứ nhất
Vị trí của người kể ngồi ở trên thuyền
Sử dụng nhiều phương pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hoá, liệt kê
Miêu tả cụ thể chi tiết, huy động nhiều giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác.
– Trong bài Vượt thác
+ Cảnh thiên nhiên: Tác giả tả cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những địa hình khác nhau, rồi tập trung miêu tả cảnh vượt thác.
Vừa rất êm đềm thơ mộng: “thuyền rẽ sóng lướt bon bon, bãi dâu trải bạt ngàn đến tận làng xa tít”.
Vừa rất hùng vĩ dữ dội lắm thác dữ: “núi cao đột ngột hiện ra, nước ở trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng, nhiều cây cổ thụ”.
+ Nghệ thuật miêu tả:
Lời kể theo ngôi thứ nhất, lối kể chuyện tự nhiên
Điểm nhìn từ trên thuyền, một vị trí rất thích hợp
Cách miêu tả tinh tế sử dụng nhiều phương pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, bằng lối chấm phá.
=> Làm nổi bật hình ảnh con người dũng cảm, kiên định trước mọi khó khăn thử thách.
Bài soạn “Vượt thác” số 4
A. Kiến thức trọng tâm
1. Giới thiệu tác giả
Võ Quảng (1920 – 2007) quê ở tỉnh Quảng Nam
Là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi.
2. Giới thiệu tác phẩm
Văn bản “Vượt thác” trích từ chương XI của truyện “ Quê Nội” (1974)
3. Bố cục tác phẩm
Phần 1: Từ đầu….thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước: Cảnh dòng sông và hai bên bờ trước khi con thuyền vượt thác.
Phần 2: Tiếp đó….thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò: Thuyền qua đoạn sông có thác dữ.
Phần 3: Tiếp đó…..hết: Cảnh dòng sông và hai bên bờ sau khi con thuyền vượt thác.
4. Tóm tắt tác phẩm
Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật Dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Trang 40 sgk Ngữ văn 6 – tập 2
Bài văn miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian như sau:
Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác.
Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ.
Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ
Dựa vào trình tự trên, em hãy tìm bố cục của bài văn.
Bài làm:
Bố cục bài văn:
Đoạn 1: Từ đầu đến “ Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”
=> Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác.
Đoạn 2: Tiếp theo đến “ Thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò
=> Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ.
Đoạn 3: Phần còn lại.
=> Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ
Câu 2: Trang 40 sgk Ngữ văn 6 – tập 2
Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã có đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài văn này là ở chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao?
Bài làm:
– Cảnh dòng sông và hai bên bờ đã thay đổi theo từng chặng của con thuyền:
Đoạn sông khi chưa đến thác: Những bãi dâu bạt ngàn; những con thuyền chở hàng…; vườn tược um tùm; những chùm cổ thụ trầm ngâm… núi cao như chắn ngang trước mặt…
Đoạn có nhiều thác đổ: Dòng sông như dựng đứng lên…; nước từ trên cao phóng xuống nhanh, mạnh, chảy đứt đuôi rắn.
Đoạn qua khỏi thác: Sông quanh co nhưng bớt hiểm trở; Qua nhiều lớp núi => đồng ruộng bằng phẳng.
– Trong tác phẩm này, tác giả đã ngồi trên thuyền khi đi dọc theo dòng sông.
– Đây là vị trí rất thích hợp vì: Người quan sát có thể thấy được những cảnh tượng đang thay đổi trên hai bên bờ sông. Vừa quan sát được viễn cảnh – lại vừa nhìn được cận cảnh như những thước phim quay chậm. Cận cảnh được tái hiện qua tâm trạng của người trong cuộc từ sự náo nức, nôn nao lúc bắt đầu cuộc hành trình: “Thuyền rẽ sóng bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp” để thả hồn đắm say vào những cảnh vật thiên nhiên thơ mộng kì thú. Với những ngàn dâu bạt ngàn đến tận những làng xa tít “ những chân cây cổ thụ” hùng vĩ uy nghi “ những thác nước dựng đứng phòng lên từ trên cao xuống” đến sự cảm phục ngưỡng mộ về sự “ oai linh và hùng vĩ” của con người khi vượt qua thác dữ.
Câu 3: Trang 40 sgk Ngữ văn 6 – tập 2
Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng?
Bài làm:
– Cảnh con thuyền vượt thác đã được miêu tả như sau:
Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc” ! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại…
Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
– Những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác:
Ngoại hình:
Đánh trần
Như pho tượng đồng đúc
Các bắp chuột cuồn cuộn
Hai hàm răng cắm chặt
Quai hàm bạnh ra
Cặp mắt nảy lửa…
Hành động:
Co người phóng sào
Ghì chặt đầu sào
Thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt
– Miêu tả dượng Hương Thư đối đầu với thác dữ, tác giả đã dùng các cách so sánh:
Dùng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: động tác thả sào và rút sào nhanh như cắt; hình ảnh con người như một pho tượng đồng đúc …
Dùng hình ảnh cường điệu: dượng Hương Thư “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ” gợi sự liên tưởng với những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc, nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên.
Ngoài ra, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh “dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ” – qua đó tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn, thử thách.
Câu 4: Trang 40 sgk Ngữ văn 6 – tập 2
Ở đoạn văn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây thu trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng các chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ánh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.
Bài làm:
– Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông nhiéu thác ghềnh thì “Những chòm cổ thụ đứng dáng mãnh liệt đứng trầm ngí lặng nhìn xuống nước” vừa nhir báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mác bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác
– Ở đoạn cuối, hình ánh những chòm cổ thụ lại hiện lên “mọc giữa những bi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước Hình ảnh này biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước.
Câu 5: Trang 40 sgk Ngữ văn 6 – tập 2
Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả?
Bài làm:
Qua bài văn, thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả, em cảm thấy:
Cảm nhận về thiên nhiên: vừa đẹp, vừa thơ mộng lại vừa rất hùng vĩ, khoáng đạt.
Cảm nhận về con người: Vừa hiền lành, bình dị lại vừa dũng mãnh. Dượng Hương Thư giống như một dũng sĩ trên sông nước.
Phần luyện tập
Câu 1: Trang 41 sgk Ngữ văn 6 – tập 2
Hai bài “Sông nước Cà Mau” và “Vượt thác” đều miêu tả cảnh sông nước. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi bài và nghệ thuật miêu tả của mỗi tác giả?
Bài làm:
Cảnh thiên nhiên
– Vượt thác:
+ Vừa rất êm đềm thơ mộng: “ thuyền rẽ sóng lướt bon bon, bãi dâu trải bạt ngàn đến tận làng xa tít.
+ Vừa rất hùng vĩ dữ dội lắm thác dữ: Núi cao đột ngột hiện ra, nước ở trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng, nhiều cây cổ thụ.
– Vượt thác:
+ Rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã.
+ Kênh rạch chằng chịt.
+ Chợ liền sông, chợ ngay trên sông.
+ Rừng đước tầng tầng, lớp lớp.
Nghệ thuật miêu tả
– Vượt thác:
+ Lời kể theo ngôi thứ nhất, lối kể chuyện tự nhiên.
+ Điểm nhìn từ trên thuyền, một vị trí rất thích hợp.
+ Cách miêu tả tinh tế sử dụng nhiều phương pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, bằng lối chấm phá.
– Vượt thác:
+ Lời kể theo ngôi thứ nhất.
+ Vị trí của người kể ngồi ở trên thuyền.
Bài soạn “Vượt thác” số 5
I. Đọc – hiểu văn bản:
Câu 1: Bố cục của bài văn: 3 phần.
– Từ đầu đến “thác nước”: Cảnh thuyền chuẩn bị vượt thác. (Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác).
– Tiếp theo đến “Cổ Cò”: Cảnh Dượng Hương Thư chỉ huy thuyền vượt thác. (Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ).
– Còn lại: Cảnh sắc thiên nhiên sau khi con thuyền vượt thác. (Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ).
Câu 2:
*Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã thay đổi:
– Đoạn sông ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hòa. Quang cảnh hai bên đường là những bãi dâu trải ra bạt ngà.
– Sắp đến những đoạn có nhiều thác ghềnh: vườn tược um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, núi cao đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt.
– Ở đoạn sông có nhiều thác dữ: “nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn”.
*Vị trí của người quan sát là trên thuyền. Vị trí này hoàn toàn thích hợp vì chỉ có ở vị trí này thì người quan sát mới có thể miêu tả chi tiết từng chặng đường đi của con thuyền.
Câu 3:
*Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả: thật dũng mãnh và phi thường.
*Những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác:
– Ngoại hình: cởi trần, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa.
– Hành động: co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì chặt đầu sào, lấy thế trụ lại, thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.
*Những so sánh tiêu biểu:
– Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc.
– Dượng Hương Thư như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
*Ý nghĩa của hình ảnh so sánh Dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh” thể hiện vẻ đẹp dũng mãnh, tư thế hào hùng, không sợ nguy hiểm, khó khăn, làm chủ thiên nhiên của con người.
Câu 4: Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ bên sông. Đó là:
– Ở đoạn đầu, “những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước”. Điều này như báo hiệu là sắp đến khúc sông dữ, chúng ta phải chuẩn bị và dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác.
– Ở đoạn cuối, hình ảnh chòm cổ thụ hiện lên nhưng với hình ảnh khác “những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước”. Hình ảnh này thể hiện tâm trạng háo hức và sự mạnh mẽ của con người khi đưa được thuyền qua con thác dữ để tiến lên phía trước.
Câu 5:
Qua bài văn, em cảm nhận về hình ảnh con người và thiên nhiên được miêu tả trong bài:
Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
II. LUYỆN TẬP:
Hai bài “Sông nước Cà Mau” và “Vượt thác” đều miêu tả cảnh sông nước. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi bài và nghệ thuật miêu tả của mỗi tác giả.
a. Bài “Sông nước Cà Mau”:
– Ở đây có rất nhiều sông ngòi, kênh rạch.
– Rừng đước dựng lên cao ngất.
– Chợ Năm Căn nhộn nhịp, tấp nập đặc biệt đây là chợ trên sông.
=> Tất cả tạo nên cảnh không gian sông nước mênh mông, rộng lớn, hùng vĩ và đầy sức sống hoang dã.
– Nghệ thuật chủ yếu trong bài văn là so sánh.
b. Bài “Vượt thác”:
– Cảnh sông nước hùng vĩ vừa thơ mộng vừa dữ dội được thể hiện qua từng cảnh:
+, Đoạn sông phẳng lặng: thuyền rẽ sóng bon bon, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn.
+, Đoạn sông nhiều thác dữ: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, Dượng Hương Thư phải ghì chặt sào, quai hàm bạnh ra…
+, Đoạn qua thác dữ: những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Dượng Hương Thư thở phào nhẹ nhõm.
– Biện pháp nghệ thuật chủ yếu là so sánh và nhân hóa.
Bài soạn “Vượt thác” số 6
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Võ Quảng (1920 – 2007) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi.
Ông cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm Đôn Kihôtê sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy từ năm 1959.
Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
2. Tác phẩm
Văn bản “Vượt thác” trích từ chương XI của truyện “Quê nội”
Quê nội là truyện dài xuất bản năm 1974. Bối cảnh của tác phẩm ở quê hương của tác giả, làng Hòa Phước, tỉnh Quảng Nam, vào thời điểm sau Cách mạng tháng Tám. Hai nhân vật chính của tác phẩm là Cục (nhân vật “tôi), một cậu bé ở Hòa Phước và Cù Lao, một cậu bé trạc tuổi Cục, ở xa mới theo cha trở lại làng.
Tên văn bản do người biên soạn sách giáo khoa đặt
II. Hướng dẫn đọc hiểu Vượt thác
Câu 1 trang 40 SGK văn 6 tập 2
Bố cục văn bản:
Đoạn1: từ đầu … vượt nhiều thác nước- Con thuyền trước khi tới chân thác
Đoạn 2: tiếp … thác Cổ Cò- Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ
Đoạn 3: còn lại- Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ
Câu 2 trang 40 SGK văn 6 tập 2
Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã đổi thay theo từng chặng đường của con thuyền là:
Khi con thuyền trước khi tới chân thác: cảnh yên bình, thơ mộng
chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít
Càng về ngược, vườn tược càng um tùm.
Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt.
Khi con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ: sự nguy hiểm trùng trùng
Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn
Khi con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ: sự hiểm trở của địa hình
Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững.
Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.
Vị trí của người kể: trên con thuyền nhìn ra dòng sông và cảnh vật đôi bờ
=> Vị trí quan sát này rất thích hợp bởi ở đó, người kể chuyện không những có thể quan sát kĩ lưỡng cảnh vật, con thuyền mà còn có cái nhìn chân xác của một người trong cuộc đối với cuộc vượt thác đầy cam go.
Câu 3 trang 40 SGK văn 6 tập 2
Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả:
Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.
Thuyền cố dấn lên
Những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của dượng Hương Thư
Ngoại hình:
Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sỹ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ => Thân hình rắn rỏi, khỏe mạnh
Hành động:
dượng Hương sai nấu cơm ăn để được chắc bụng.
đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”!
Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại
Những động tác thả sào, rút rào rập ràng nhanh như cắt
=> Hành động mau lẹ, dứt khoát
Phép so sánh ngang bằng đã được sử dụng ở đây.
Ý nghĩa của hình ảnh so sánh Dượng Hương Thư “giống như một hiệp sỹ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ” là:
Để tạo thế đối lập với hình ảnh Dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ, nhu mì khi ở nhà
=> Hình ảnh con người lao động khiêm tốn, hiền lành trong đời thường, nhưng lại dũng mãnh, quyết liệt, nhanh nhẹn khi vượt qua thử thách, thậm chí có thể chế ngự cả những điều hung bạo nhất của thiên nhiên.
Câu 4 trang 40 SGK văn 6 tập 2
Hình ảnh miêu tả những câu cổ thụ bên bờ sông
Mở đầu: Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
=> Nhân hóa: diễn tả thiên nhiên cũng như con người lo lắng trước những thử thách sắp phải đương đầu
Kết thúc: Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước
=> Biện pháp so sánh diễn tả thiên nhiên vui mừng, phấn khích trước niềm vui chinh phục của con người đồng thời khích lệ con người tiến về phía trước và lòng người cũng đang hân hoan niềm vui chiến thắng
Câu 5 trang 40 SGK văn 6 tập 2
Qua văn bản, em cảm nhận hình ảnh thiên nhiên và con người như gắn liền với nhau. Thiên nhiên cũng lo nỗi lo của con người, vui niềm vui của con người. Và cũng vì lòng người hân hoan nên cảnh vật cũng được nhìn thấy trong hân hoan.
III. Luyện tập Vượt thác
Nét đặc sắc trong cách miêu tả sông nước của:
Bài “Sông nước Cà Mau”:
Tác giả đi từ ấn tượng khái quát tới cụ thể => mang tới hình ảnh thiên nhiên và con người Nam Bộ tấp nập, trù phú, độc đáo.
Bài “Vượt thác”:
Tác giả tả cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những địa hình khác nhau, rồi tập trung miêu tả cảnh vượt thác nhằm làm nổi bật hình ảnh con người dũng cảm, kiên định trước mọi khó khăn thử thách
Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về bài học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Blogthoca.edu.vn.vn.