Học để tiếp thu kiến thức, những điều cần biết, là hành trang vững chãi trên con đường tương lai. Tuy nhiên, một số bộ phận học sinh đã lơ là việc học và việc … xem thêm…tạo cho mình một động cơ học tập là điều rất cần thiết.
Bài tham khảo số 1
Chào thầy/cô và các bạn. Mình tên là Nguyễn Văn A, hôm nay mình xin được phép thuyết trình về một vấn đề khá quan trọng đối với học sinh chúng ta.
Tôi từng nghe một câu chuyện rất hay như thế này. Chuyện xưa kể rằng, có đôi bạn rất thân, từ nhỏ đã sống và học hành bên nhau. Tuy nhiên hai người có chút khác biệt là một người thì siêng năng học hành, còn một người thì không chú tâm đủ cho việc học. Nên trong kỳ thi kén chọn nhân tài của nhà vua, người học trò siêng năng đã đậu trạng nguyên. Còn người bạn kia không được gì đành ôm nỗi buồn mà về quê nhà. Tân trạng nguyên rất vui vì thành quả sau bao năm đèn sách đã thu hoạch được. Tuy nhiên, anh cũng rất buồn vì người bạn chí cốt không đỗ đạt cùng mình. Với niềm hy vọng và lòng yêu mến bạn, anh đã dùng một cách rất độc đáo để khích lệ và tạo động lực cho bạn là không nhận người kia là bạn nữa, xa lánh, coi thường và kể cả việc dùng những lời lẽ thậm tệ để mạt sát anh bạn kia nữa. Cách cư xử đó đã làm người bạn kia rất tức giận và tự nhủ : “ anh nghĩ anh được làm quan là ghê gớm hả? Tôi cũng sẽ làm quan cho anh thấy.” Và quả như vậy, ba năm sau anh đã trong đợt thi trạng nguyên kế tiếp, anh đã ghi danh bảng vàng với danh hiệu Trạng nguyên cùng số điểm rất cao. Sau đó anh tìm cách gặp lại người bạn cũ năm nào đã phụ bạc mình để “trả đũa”. Nhưng rồi qua tiếp xúc, anh mới nhận ra tấm chân tình của người bạn dành cho anh. Thế là từ đó mối thâm tình của hai người lại càng sâu đậm hơn. Đây quả là một tình bạn đẹp mà ai trong chúng ta cũng muốn có. Những điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây không phải là tình bạn mà là nguyên nhân tại sao sau ba năm, một thời gian không dài lắm đã biến một con người lười biếng, không có chí tiến thủ trở thành một trạng nguyên xuất chúng như vậy? Hay nói cách khác, câu chuyện trên đã phản ánh một vấn đề xã hội đó là tầm quan trọng của động cơ học tập.
Tôi xin phép được khảo sát một số bạn. Động cơ học tập của bạn là gì?; “Theo bạn, động cơ học tập có quan trọng không?
Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”. Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”. Từ một số kết quả tìm hiểu được, tóm lại, động cơ học tập chính là yếu tố định hướng, thúc đẩy hoạt động học tập, nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của người đọc. Bởi vậy, động cơ học tập đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình học tập của mỗi người.
Vậy, động cơ học tập được hình thành như thế nào? Động cơ học tập không có sẵn hay tự bộc phát mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của mỗi học sinh. Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là “phải hiểu biết” và một bên là “chưa hiểu biết” (hay hiểu biết chưa đủ, chưa đúng) là nguyên nhân chính để hình thành động cơ học tập. Ngoài ra, động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng cũng thường có mối liên hệ mật thiết với hứng thú của con người. Theo tôi, động cơ học tập được chia thành hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức). Động cơ xã hội chính là những yếu tố bên ngoài tác động đến người học (bố mẹ, tương lai, thầy, cô giáo). Động cơ này thường mang yếu tố áp lực hơn bởi đôi khi có một số trường hợp sẽ mang tính chất cưỡng chế (ví dụ: kết quả học tập không đáp ứng được nhu cầu của bố mẹ). Động cơ bên trong là tự bản thân người học tạo ra hứng thú trong việc học của mình (cố gắng học để đạt điểm cao, để hiện thực hóa ước mơ). Trong từng hoàn cảnh cụ thể, hai động cơ này sẽ xuất hiện đồng thời bởi chúng có mối liên hệ với nhau. Động cơ xã hội “bám vào”, “hiện thân” trên động cơ hoàn thiện tri thức, trở thành một bộ phận của động cơ hoàn thiện tri thức. Tuy nhiên, động cơ hoàn thiện tri thức vẫn đóng vai trò chính.
Động cơ học tập có tầm quan trọng như thế nào? Đối với học sinh, việc học là quan trọng nhất. Bởi hành trang tri thức là hành trang vững chãi, thiết thực và cần thiết nhất trên con đường thành công. Bất kể làm việc gì, khi chúng ta có hứng thú, mọi việc mới được tiến hành một cách nhanh chóng nhất. Chính vì vậy, động cơ học tập chính là yếu tố then chốt tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.
Tuy nhiên, để kích thích sự hứng thú ấy cũng cần những người “nghệ sĩ”. Trước hết, mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn. Việc tự hoàn thiện mình như vậy cũng là yếu tố quan trọng để khơi dậy động cơ học tập cho học sinh. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con. Đặc biệt, phụ huynh không nên sử dụng phương pháp “con nhà người ta” để giúp con tiến bộ hơn bởi phần lớn sẽ sinh ra mặt trái là sự đố kị chứ không phải sự cố gắng. Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.
Với tất cả những điều đã phân tích ở trên, theo tôi, tự mỗi người hãy đề ra cho mình cách học và mục đích học đúng đắn, xác thực; cố gắng để đạt được thành công đó. Đồng thời, cha mẹ và giáo viên cũng chính là những bước đệm quan trọng để giúp con tìm ra động cơ học tập. Có như vậy, việc học đối với mỗi học sinh sẽ không còn là ác mộng.
Bài thuyết trình đến đây là kết thúc. Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của thầy/cô và tất cả các bạn. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của mọi người để phần thuyết trình của mình được hoàn thiện hơn.
Bài tham khảo số 2
Động cơ học tập là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đạt được thành công trong cuộc sống. Động cơ học tập giúp chúng ta không chỉ có thể tìm hiểu thêm về thế giới xung quanh mà còn giúp chúng ta phát triển bản thân một cách toàn diện.
Đầu tiên, động cơ học tập giúp ta cải thiện kỹ năng và kiến thức của mình. Bằng cách học hỏi và tìm hiểu thêm về một chủ đề nào đó, ta có thể trở nên thông thạo hơn trong lĩnh vực đó. Việc nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình cũng giúp ta có thể nắm bắt và giải quyết các vấn đề phức tạp hơn trong cuộc sống.
Thứ hai, động cơ học tập giúp ta trở nên tự tin hơn. Khi có đủ kiến thức và kỹ năng, ta sẽ tự tin hơn khi đối mặt với các thử thách trong cuộc sống. Tự tin giúp ta trở nên độc lập hơn, tạo niềm tin vào bản thân và đồng thời truyền cảm hứng cho những người xung quanh.
Thứ ba, động cơ học tập giúp ta phát triển tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề. Việc học tập thường đòi hỏi chúng ta phải tìm cách giải quyết các vấn đề mới. Điều này giúp ta rèn luyện tư duy sáng tạo và phát triển khả năng giải quyết vấn đề của mình.
Thứ tư, động cơ học tập giúp ta mở rộng mối quan hệ xã hội. Việc học tập thường có liên quan đến việc tìm hiểu và giao tiếp với các cá nhân khác nhau. Điều này giúp ta có thể mở rộng mối quan hệ xã hội và kết nối với những người có cùng sở thích và niềm đam mê.
Động cơ học tập đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nó giúp ta cải thiện kỹ năng và kiến thức của mình, trở nên tự tin hơn, phát triển tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề.
Bài tham khảo số 3
Động cơ học tập là một khái niệm quan trọng với mỗi người trong việc xác định mục tiêu và phấn đấu để đạt được kết quả học tập tốt. Nó là một yếu tố quyết định sự thành công trong học tập của mỗi người. Động cơ học tập được hình thành dần dần và có thể là động cơ bên trong hoặc bên ngoài.
Với động cơ học tập, mỗi người sẽ có một phương hướng học tập rõ ràng, mục tiêu học tập đúng đắn để từ đó phấn đấu để hoàn thành giấc mơ của mình. Đối với những người có động cơ học tập tốt, họ sẽ có tinh thần chăm chỉ, trách nhiệm trong việc học tập và luôn luôn đạt được kết quả cao. Ngược lại, những người không có động cơ học tập rõ ràng sẽ không đạt được kết quả học tập như mong muốn.
Việc hình thành động cơ học tập không phải là một quá trình nhanh chóng. Nó được tích lũy dần dần trong quá trình học tập và chỉ khi nào mỗi người đã có nhận thức, suy nghĩ đúng đắn về việc học của mình thì động cơ học tập mới thực sự rõ ràng. Ngoài ra, động cơ học tập có thể được chia thành hai loại: động cơ bên trong và động cơ bên ngoài. Động cơ bên trong là mục tiêu phấn đấu mà người học đặt ra cho mình, trong khi động cơ bên ngoài là những ảnh hưởng, tiêu chí của xã hội đặt ra và có tác động không nhỏ đến người học.
Động cơ học tập có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi người trong việc xác định mục tiêu và phấn đấu để đạt được kết quả học tập tốt. Việc có một động cơ học tập đúng đắn sẽ giúp mỗi người có một phương hướng, mục tiêu học tập rõ ràng để từ đó hoàn thành giấc mơ của mình.
Bài tham khảo số 4
Trong quá trình học tập, chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của động cơ học tập. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiếp thu kiến thức và thành tích của người học.
Trước hết, hiểu một cách đơn giản thì động cơ học tập chính là động lực học tập, chúng được kích thích bởi một mục đích học tập nào đó. Hiểu sâu rộng hơn thì động cơ học tập là yếu tố hoặc nguyên nhân nào đó thúc đẩy con người học tập, nhằm hướng tới một kết quả nào đó mà bản thân đã đề ra.
Không chỉ đem lại sức mạnh tinh thần, động cơ học tập còn mang tới nhiều lợi ích cho người học trong quá trình học tập. Một người có động cơ học tập đồng nghĩa với việc xác định được mục đích học và đề ra phương pháp học phù hợp.
Nếu có động lực, người học cũng nhanh chóng bứt tốc khỏi giới hạn ban đầu, trở nên tài giỏi hơn và có thể đạt được những thành tựu nhất định. Không chỉ vậy, bồi dưỡng được động lực học tập còn giúp người học tìm ra được nhu cầu học của bản thân, từ đó thỏa mãn mong muốn khám phá tri thức.
Động cơ học tập mang lại sức mạnh, thúc đẩy ý chí người học và ảnh hưởng tới kết quả học tập nhưng ngày nay, một vài bạn trẻ lại không nhận ra tầm quan trọng của vấn đề này.
Một vài người khác lại học tập hời hợt, không có ý chí tiến thủ. Hoặc thậm chí có bạn đi học chỉ vì mong ước của người khác nên không thể tạo ra động lực kích thích bản thân học tập. Thực trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân.
Trước hết là người học không tự xác định được mục tiêu học tập của bản thân, từ đó chán nản mà bỏ cuộc. Ngoài ra, có thể do người học xác định sai ngành học, trường học nên không hứng thú, mặn mà với việc học.
Từ đó thấy được rằng chúng ta càng thêm khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập đối với mỗi người học. Vì thế, để ngọn lửa tìm tới tri thức mãi bùng cháy, tôi và các bạn cần tự xác định động lực để thúc đẩy và phát triển bản thân, để nuôi dưỡng đam mê và hứng thú với con đường kiến thức.
Bài tham khảo số 5
Học, học nữa, học mãi, câu nói của Lênin vẫn đúng cho đến tận bây giờ. Học để tiếp thu kiến thức, những điều cần biết, là hành trang vững chãi trên con đường tương lai. Tuy nhiên, một số bộ phận học sinh đã lơ là việc học và việc tạo cho mình một động cơ học tập là điều rất cần thiết.
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là động cơ học tập? Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”. Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”. Từ một số kết quả tìm hiểu được, tóm lại, động cơ học tập chính là yếu tố định hướng, thúc đẩy hoạt động học tập, nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của người đọc. Bởi vậy, động cơ học tập đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình học tập của mỗi người.
Vậy, động cơ học tập được hình thành như thế nào? Động cơ học tập không có sẵn hay tự bộc phát mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của mỗi học sinh. Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là “phải hiểu biết” và một bên là “chưa hiểu biết” (hay hiểu biết chưa đủ, chưa đúng) là nguyên nhân chính để hình thành động cơ học tập. Ngoài ra, động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng cũng thường có mối liên hệ mật thiết với hứng thú của con người. Theo tôi, động cơ học tập được chia thành hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức). Động cơ xã hội chính là những yếu tố bên ngoài tác động đến người học (bố mẹ, tương lai, thầy, cô giáo). Động cơ này thường mang yếu tố áp lực hơn bởi đôi khi có một số trường hợp sẽ mang tính chất cưỡng chế (ví dụ: kết quả học tập không đáp ứng được nhu cầu của bố mẹ). Động cơ bên trong là tự bản thân người học tạo ra hứng thú trong việc học của mình (cố gắng học để đạt điểm cao, để hiện thực hóa ước mơ). Trong từng hoàn cảnh cụ thể, hai động cơ này sẽ xuất hiện đồng thời bởi chúng có mối liên hệ với nhau. Động cơ xã hội “bám vào”, “hiện thân” trên động cơ hoàn thiện tri thức, trở thành một bộ phận của động cơ hoàn thiện tri thức. Tuy nhiên, động cơ hoàn thiện tri thức vẫn đóng vai trò chính.
Động cơ học tập có tầm quan trọng như thế nào? Đối với học sinh, việc học là quan trọng nhất. Bởi hành trang tri thức là hành trang vững chãi, thiết thực và cần thiết nhất trên con đường thành công. Bất kể làm việc gì, khi chúng ta có hứng thú, mọi việc mới được tiến hành một cách nhanh chóng nhất. Chính vì vậy, động cơ học tập chính là yếu tố then chốt tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.
Tuy nhiên, để kích thích sự hứng thú ấy cũng cần những người “nghệ sĩ”. Trước hết, mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn. Việc tự hoàn thiện mình như vậy cũng là yếu tố quan trọng để khơi dậy động cơ học tập cho học sinh. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con. Đặc biệt, phụ huynh không nên sử dụng phương pháp “con nhà người ta” để giúp con tiến bộ hơn bởi phần lớn sẽ sinh ra mặt trái là sự đố kị chứ không phải sự cố gắng. Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.
Với tất cả những điều đã phân tích ở trên, theo tôi, tự mỗi người hãy đề ra cho mình cách học và mục đích học đúng đắn, xác thực; cố gắng để đạt được thành công đó. Đồng thời, cha mẹ và giáo viên cũng chính là những bước đệm quan trọng để giúp con tìm ra động cơ học tập. Có như vậy, việc học đối với mỗi học sinh sẽ không còn là ác mộng.
Bài tham khảo số 6
Học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mỗi người cần phải xác định cho mình, đặc biệt là với mỗi học sinh. Để việc học đạt hiệu quả mỗi người nên xác định cho mình một động cơ học tập đúng đắn. Vậy động cơ học tập là gì? động cơ học tập có vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người?
Chúng ta hiểu động cơ học tập là việc xác định nhiệm vụ, mục tiêu học tập đúng đắn. Trên cơ sở có mục tiêu học tập đó, mỗi người sẽ có ý thức phấn đấu để hoàn thành mục tiêu và đạt được kết quả cao trong học tập. Mỗi người sẽ có mỗi động cơ học tập khác nhau, không ai giống ai cả. Dù động cơ học tập khác nhau nhưng đều giống nhau ở mục tiêu và kết quả đạt được, đó là kết quả học tập tốt. Trên thực tế không phải ai cũng xác định được mục tiêu học tập cả, có người có ý thức, trách nhiệm thì luôn luôn xác định được mục tiêu học tập đúng đắn, phấn đấu để đạt được mục tiêu đó. Trường hợp này thì lại thường rơi vào những người có sự chăm chỉ và có kết quả học tập tốt. Ngược lại những người có lực học kém, thường xuyên ỷ lại vào người khác sẽ không có động cơ học tập rõ ràng, hậu quả là việc học đã kém lại càng kém hơn, thành tích học tập không được như mong muốn.
Động cơ học tập hình thành từ khi nào? Chúng ta không thể ép học sinh mầm non, tiểu học mới chập chững đi học đã xác định được mục tiêu, động cơ học tập ngay được. Động cơ học tập hình thành trong quá trình lâu dài, được tích lũy dần dần và chỉ thực sự rõ ràng khi học sinh đã có những nhận thức, suy nghĩ đúng đắn, chính xác về việc học của mình. Có những bạn hình thành động cơ học tập từ rất sớm ngược lại lại có những người trải qua rất nhiều những thay đổi, biến động, đả kích về tinh thần hoặc nhiều lý do khác mới hình thành cho mình được động cơ học tập… Với động cơ học tập chúng ta có thể chia nó làm hai loại: một là động cơ bên trong hai là động cơ bên ngoài. Động cơ bên trong chính là mục tiêu phấn đấu mà người học đề ra để mình đạt được; động cơ bên ngoài là những ảnh hưởng, tiêu chí của xã hội đặt ra và nó cũng có tác động không nhỏ đến người học, là yếu tố thúc đẩy mỗi người hình thành được mục tiêu cho mình.
Như chúng ta đều biết động cơ học tập có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi người. Nhờ có động cơ học tập người học có phương hướng, mục tiêu học tập để từ đó hoàn thành được giấc mơ của mình. Chẳng hạn một người có động cơ học tập là đạt học bổng để đi nước ngoài du học thì họ sẽ luôn có ý thức phấn đấu, nỗ lực để hoàn thành được mục tiêu đó. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.
Để có được động cơ học tập mỗi người cần phải xác định được tầm quan trọng của việc học, mục tiêu rõ ràng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó việc hỗ trợ của cha mẹ, thầy cô và bạn bè xung quanh cũng là những yếu tố cần thiết giúp mỗi người học nhận thức được đúng đắn nhiệm vụ của mình. Cha mẹ cũng không nên quá áp đặt, so sánh để tạo áp lực cho con cái. Mà hãy dành sự nhẫn nại, kiên trì, giảng giải từ từ để con em hiểu được tầm quan trọng của học tập.
Với mỗi học sinh xác định được động cơ học tập là điều vô cùng quan trọng, đó là bước đệm và là tiền đề để mỗi người có hướng phấn đấu trong học tập, hoàn thành được những mục tiêu đề ra, chinh phục được con đường học vấn của mình.
Bài tham khảo số 7
Học tập là cả một quá trình lâu dài, khi còn nhỏ chúng ta đã học bò, học ngồi, học nói,…Lớn hơn chúng ta sẽ học viết chữ và tiếp thu nhiều kiến thức mới lạ. Nhưng không phải ai cũng có cách học tập đúng, có nhiều người học trong vô thức, học mà không biết áp dụng vào cuộc sống. Vậy làm thế nào để học tập đúng cách? Bước đầu tiên đó chính là phải có động cơ học tập.
Động cơ học tập là gì mà lại có tầm quan trọng như vậy đối với việc học? Động cơ là những suy nghĩ bên trong, thúc đẩy hành động của chúng ta, từ đó, có thể hiểu động cơ học tập là những yếu tố thúc đẩy chúng ta học tập. Ví dụ có người có động cơ học tập là đỗ được trường đại học danh giá, vậy nên người ấy sẽ được thôi thúc bởi động cơ này mà nỗ lực học tập hơn là một người không biết mình học để làm gì cả.
Tuy động cơ học tập phải gắn liền với quá trình học tập, nhưng không có nghĩa ngay từ khi chúng ta bắt đầu việc học thì động cơ học tập cũng có thể hình thành. Bởi để có được động cơ học tập, phải trải qua một quá trình tiếp thu tri thức lâu dài, có người có thể hình thành động cơ học tập sớm, cũng có người phải học tập rất lâu mới có được. Không những vậy, mỗi người đều có những động cơ học tập khác nhau và một người cũng có thể có nhiều động cơ học tập tùy vào từng thời điểm như nếu là học sinh cấp 3, động cơ học tập của em là đỗ đại học thì lên đến đại học động cơ học tập của em lại là để tốt nghiệp bằng giỏi.
Động cơ học tập có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình học tập. Nó là bước đầu tiên để chúng ta có thể học tập đúng đắn, là phương tiện để đến gần hơn với mục tiêu học tập mà ta đề ra. Mỗi chúng ta đều cần có một động cơ học tập đúng đắn, bằng cách nghiêm túc trong việc nhìn nhận lại cuộc sống của chính mình, xem việc học có thể giúp ích gì cho mình trong cuộc sống, nếu mình học tập chăm chỉ sẽ đạt được gì và nếu không chăm chỉ học tập sẽ đánh mất gì? Từ đó hãy chọn ra điều tác động lớn nhất đến việc học của mình để làm động cơ học tập.
Với mỗi người học, đặc biệt là học sinh, sinh viên, động cơ học tập là điều không thể thiếu. Động cơ học tập sẽ là nền móng vững chắc để các bạn chinh phục tri thức trên con đường học tập.
Với mỗi người học, đặc biệt là học sinh, sinh viên, động cơ học tập là điều không thể thiếu. Động cơ học tập sẽ là nền móng vững chắc để các bạn chinh phục tri thức trên con đường học tập.