Nhật Bản là một trong những nền văn hóa nổi bật của phương Đông, không chỉ nổi tiếng với samurai, trà đạo, thơ haiku… mà còn sản sinh ra nhiều nhà văn kiệt … xem thêm…xuất. Hãy cùng Blogthoca.edu.vn tìm hiểu Top 10 nhà văn Nhật Bản vĩ đại nhất mọi thời đại, cùng các tác phẩm tiêu biểu của các tác giả này nhé.
Yasunari Kawabata
Là nhà văn người Nhật đầu tiên đoạt giải Nobel văn học, Yasunari Kawabata được đánh giá là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời văn học Nhật Bản thế kỷ XX.
Cuộc đời của Yasunari Kawabata có thể xem là tấn bi kịch. Ông mồ côi cha mẹ từ khi mới lên 2 tuổi, cùng chị sống ở nhà ông bà ngoại nhưng lần lượt, cả 3 người thân còn lại của Yasunari Kawabata đều qua đời và đến năm 14 tuổi, ông phải lên Tokyo ở nhà dì. Không chỉ mồ côi, từ nhỏ Yasunari Kawabata đã có sức khỏe không tốt, liên tục đau ốm. Không có gì trong tay, tất cả những gì Yasunari Kawabata có thể làm là tìm đến văn chương để trải lòng, cũng như sáng tạo cái đẹp của nghệ thuật văn chương.
Yasunari Kawabata bắt đầu sáng tác từ khi học phổ thông, với các truyện ngắn mà ông gọi là “truyện ngắn trong lòng bàn tay”. Các tác phẩm của Yasunari Kawabata luôn đượm buồn, ẩn chứa cảm xúc đơn độc phản chiếu giữa thiên nhiên nước Nhật rộng lớn, đẹp nên thơ. Để làm được điều đó, Yasunari Kawabata thường truyền vào các tác phẩm của mình thủ pháp nghệ thuật hình ảnh cô đọng, ẩn dụ, với giọng văn u ẩn đúng như cuộc sống của mình. Có thể nói Yasunari Kawabata là một nhà văn đã sử dụng văn học để biến thơ haiku truyền thống trở thành câu chuyện.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của Yasunari Kawabata là “Xứ tuyết”, kể về một người đàn ông chán với cuộc sống đầy đủ, đến núi Alps để trượt tuyết và đem lòng yêu một geisha xứ này. Tác phẩm đã giúp Yasunari Kawabata được xướng tên tại Nobel văn học năm 1968 – giải thưởng cao quý nhất dành cho một nhà văn. Ông trở thành người Châu Á thứ 3 đoạt Nobel văn học, sau Rabindranath Tagore của Ấn Độ và Shmuel Yosef của Israel. Tuy nhiên, Yasunari Kawabata lại cho rằng tác phẩm hay nhất của mình là “Danh thủ cờ vây”, kể lại ván cờ vây của kỳ thủ nổi tiếng Shusai đấu với một kẻ thách đấu trẻ và đã để thua sau đó. Yasunari Kawabata không nói rõ về tác phẩm, nhiều người cho rằng tác phẩm ẩn dụ về việc Nhật Bản thua trong Chiến tranh thế giới thứ 2, nhiều người lại cho rằng tác phẩm nói về việc văn hóa truyền thống thất thế trước văn hóa hiện đại.
Bên cạnh những tác phẩm đề đời, Yasunari Kawabata còn là chủ tịch Hội văn bút Nhật Bản nhiều năm sau chiến tranh. Ông cũng thúc đẩy phát triển dịch văn học Nhật sang tiếng Anh và các ngôn ngữ khác để phổ biến văn học Nhật đến người đọc ở các quốc gia khác. Vào thời gian đó, Yasunari Kawabata được xem như là thủ lĩnh trên văn đàn Nhật Bản.
Năm 1972, Yasunari Kawabata tự sát bằng hơi ngạt. Đây là cú sốc với nền văn học Nhật Bản.
Với những đóng góp của Yasunari Kawabata cho nền văn học Nhật Bản cũng như những thành tựu văn học, Yasunari Kawabata xứng đáng đứng đầu trong Top 10 nhà văn Nhật Bản vĩ đại nhất mọi thời đại.
Thông tin chi tiết:
- Năm sinh: 1899-1972 (73 tuổi)
Giai đoạn: Thế kỷ XX (1924-1972)
Giải thưởng tiêu biểu: Nobel văn học (1968)
Tác phẩm tiêu biểu: Xứ tuyết, Danh thủ cờ vây, Ngàn cánh hạc, Vũ nữ xứ Izu, Cái đẹp và nỗi buồn
Kenzaburo Oe
Sau Yasunari Kawabata, Kenzaburo Oe là nhà văn Nhật Bản thứ hai, và là một trong hai người Nhật duy nhất từng đoạt giải Nobel văn học, không tính Kazuo Ishiguro – nhà văn gốc Nhật đã giành Nobel văn học năm 2017 vừa rồi bởi Kazuo Ishiguro định cư ở Anh từ khi lên 5 tuổi.
Khác với Yasunari Kawabata, Kenzaburo Oe có một sự nghiệp tương đối thuận lợi. Ông tốt nghiệp ngành Văn học Pháp tại Đại học Tokyo với luận văn viết về nhà văn Pháp đoạt giải Nobel Jean-Paul Sartre – một trong những tác giả nổi tiếng nhất của “chủ nghĩa hiện sinh”. Năm 23 tuổi, Kenzaburo Oe đã chiến thắng Giải thưởng Akutagawa – giải thưởng văn học danh giá nhất Nhật Bản. Sau đó, Kenzaburo Oe tham gia vào nhiều hoạt động văn học, nghệ thuật, giảng dạy, trở thành nhà văn, nhà phê bình có tiếng nói nhất trên văn đàn từ cuối thế kỷ XX đến hiện tại. Ở tuổi 84, ông được xem là huyền thoại sống của văn học Nhật, cũng như là một trong những nhà phê bình có tiếng nói nhất ở Nhật Bản hiện nay.
Thông tin chi tiết:
- Năm sinh: 1935 (84 tuổi)
Giai đoạn: Nửa sau thế kỷ XX (1957-2000) và đầu thế kỷ XI (2000-2013)
Giải thưởng tiêu biểu: Nobel văn học (1994), Giải thưởng Akutagawa (1957)
Tác phẩm tiêu biểu: Nuôi kẻ thù, Tuổi mười bảy, Sổ tay Hiroshima, Nước ngập tận tâm hồn tôi, Nước tử
Ryunosuke Akutagawa
Nhắc đến văn học Nhật thì không thể không nhắc đến Ryunosuke Akutagawa – một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất trong làng văn học Nhật Bản, và là thủ lĩnh đứng đầu bộ ba nhà văn trụ cột của văn học Nhật cận đại, cùng với Mori Ogai và Soukesi Natsume.
Ryunosuke Akutagawa sinh ra vào thời Minh Trị, trong một gia đình truyền thống giữa thời đại cải cách. Tên ông được đặt là “Ryu” (nghĩa là “rồng”) bởi ông sinh vào giờ Thìn, ngày Thìn, tháng Thìn, năm Thìn. Sự nghiệp văn học của Ryunosuke Akutagawa bắt đầu từ năm 1914 khi ông viết cho tờ báo Shinshicho (Tân trào), rồi cộng tác với tờ Osaka Mainichi. Là một cây bút kiệt xuất, Ryunosuke Akutagawa đã cho ra đời 140 tác phẩm trong 13 năm cầm bút, bao gồm các truyện ngắn và bài phê bình. Ông là thủ lĩnh của văn phái Tân hiện thực, đồng thời là ngòi bút chủ đạo của Shinshicho thúc đẩy tự do và cuộc sống đầy đủ hơn cho giai cấp bình dân.
Vào giai đoạn những năm 1927, Ryunosuke Akutagawa có biểu hiện suy nhược thần kinh. Một phần do cuộc bút chiến chống lại các phe phái chính trị (chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa bảo thủ, chủ nghĩa Marx) quá căng thẳng; một phần do di truyền từ bệnh tâm thần của người mẹ quá cố. Ryunosuke Akutagawa tự vẫn bằng thuốc ngủ năm 1927, để lại chúc thư nói rằng ông cảm thấy một sự bất an mơ hồ về tương lai. Cái chết của Ryunosuke Akutagawa đã khiến cho cả văn đàn Nhật Bản phải tiếc thương.
Năm 1935, Kikuchi Kan – một nhà văn bạn của Ryunosuke Akutagawa, cũng là chủ nhiệm tờ Shinshicho, đã sáng lập ra Giải thưởng văn chương Akutagawa dành cho những tác phẩm có giá trị văn học cao. Từ đó đến nay, Giải thưởng Akutagawa vẫn là danh hiệu cao quý nhất với người cầm bút Nhật Bản.
Thông tin chi tiết:
- Năm sinh-năm mất: 1892-1927 (35 tuổi)
Giai đoạn: Đầu thế kỷ XX (1914-1927)
Giải thưởng tiêu biểu: Chưa rõ
Tác phẩm tiêu biểu: Lã Sinh Môn, Cái mũi, Kappa, Bức bình phong địa ngục, Con nộm, Sợi tơ nhện
Natsume Soseki
Natsume Soseki là một trong ba trụ cột văn học Nhật Bản cận đại. Natsume Soseki là thủ lĩnh của Dư dụ phái, thường xuyên có những cuộc bút chiến với Chủ nghĩa tự nhiên phái trên văn đàn Nhật Bản lúc bấy giờ.
Tốt nghiệp khoa Tiếng Anh tại Đại học Đế quốc Tokyo – trường đại học danh giá nhất Nhật Bản thời Minh Trị, Natsume Soseki chịu ảnh hưởng lớn từ người bạn Masaoka Shiki – người sau này trở thành một trong “tứ trụ Haiku” của Nhật Bản. Thời gian đầu, Natsume Soseki chủ yếu sáng tác thơ, nhưng từ khi đi du học London trở về, Natsume Soseki lại hướng ngòi bút sang sự cải cách và bắt đầu viết truyện. Các tác phẩm của ông thành công rực rỡ, thu hút nhiều cây bút trẻ. Natsume Soseki thành lập “trường phái Soseki” và thu nhận rất nhiều đệ tử. Ông cũng là giáo sư văn học giảng dạy tại Đại học Đế quốc Tokyo.
Năm 1915, Natsume Soseki qua đời do bị thủng dạ dày, để lại nhiều nỗi tiếc thương cho văn học Nhật Bản. Tác phẩm được ông xem là lớn nhất: “Sáng tối”, vẫn chưa được hoàn thành.
Natsume Soseki với những đóng góp của mình cho văn học, là “tiền bối” của Ryunosuke Akutagawa. Ông được in trên tờ 1000 yen Nhật, và góp mặt trong Top 10 nhà văn Nhật Bản vĩ đại nhất mọi thời đại.
Thông tin chi tiết:
- Năm sinh-năm mất: 1867-1916 (49 tuổi)
Giai đoạn: Đầu thế kỷ XX (1904-1916)
Giải thưởng tiêu biểu: Chưa rõ
Tác phẩm tiêu biểu: Tôi là con mèo, Cậu ấm, Sáng tối, Chiếc mộc hư ảnh, Cánh cửa, Người đi đường
Mori Ogai
Gọi điện
Mori Ogai là cái tên còn lại và cũng là người lớn tuổi nhất trong ba trụ cột văn học Nhật Bản cận đại. Trước khi bắt đầu sự nghiệp văn học, Mori Ogai đã có một sự nghiệp y khoa đầy tranh cãi.
Tốt nghiệp khoa y tại Đại học Đế quốc Tokyo, Mori Ogai đã trở thành trưởng khoa nội trong quân đội Nhật Bản. Bên cạnh các thành tích, Mori Ogai từng sai lầm khi cho rằng bệnh tê phù là bệnh truyền nhiễm, từ chối chế độ ăn kiêng mà lực lượng hải quân đề ra, gián tiếp gây cái chết cho 10.000 lính Nhật bị bệnh tê phù. Dẫu vậy, Mori Ogai vẫn trở thành Tổng cục trưởng hệ thống quân y lục quân Nhật Bản.
Trong suốt cuộc chiến tranh Nga-Nhật, Mori Ogai luôn giữ cuốn sổ bên mình để sáng tác. Ông đã sáng lập ra Đoản ca phái, quy tụ nhiều nhà văn, nhà thơ trong quân đội lúc bấy giờ. Mori Ogai được coi là nhà văn hàng đầu thời kỳ Minh Trị, với tác phẩm nổi danh “Nàng vũ công” (Maihime). Bên cạnh đó, Mori Ogai cũng có nhiều đóng góp khác như viết sách tiểu sử, lịch sử, dịch thơ Goethe, kịch Schiller, truyện cổ Hans Andersen và thành lập Viện phê bình văn học Nhật Bản.
Thông tin chi tiết:
- Năm sinh-năm mất: 1862-1922 (60 tuổi)
Giai đoạn: Cuối thế kỷ XIX (1890-1900), đầu thế kỷ XX (1900-1916)
Giải thưởng tiêu biểu: Chưa rõ
Tác phẩm tiêu biểu: Nàng vũ công (Maihime), Nhạn, Mộng tưởng, Thuyền giải tù, Pháo đài tĩnh lặng
Gọi điện
Haruki Murakami
Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX nổi lên một nhà văn người Nhật, đó là Haruki Murakami. Là một người tay ngang, đến tận năm 29 tuổi, Haruki Murakami mới bắt đầu viết văn nhưng tác phẩm đầu tay “Lắng nghe gió hát” của ông đã chiến thắng Giải thưởng Gunzo – giải thưởng cao nhất dành cho tác giả mới. Từ đó, Haruki Murkami bắt đầu sự nghiệp văn học lẫy lừng của mình.
Tác phẩm đem lại danh tiếng nhất cho Haruki Murakami và nâng tầm sự nghiệp ông lên một tầm cao mới là “Rừng Na Uy”. Kể từ đó, danh tiếng Haruki Murakami đã vượt qua khỏi ranh giới Nhật Bản và được yêu thích trên toàn thế giới. Dẫu vậy, có nhiều tranh cãi về tính văn chương trong các tác phẩm của Haruki Murakami. Các nhà phê bình thủ cựu ở Nhật Bản mà đứng đầu là nhà văn từng đoạt Nobel văn học Kenzaburo Oe phê bình văn chương Haruki Murakami quá ủy mị, bình dân, chiều chuộng thị hiếu giới trẻ, thiếu nét thơ và sự tinh tế như văn chương Nhật Bản vốn có. Có lẽ bởi vậy, Haruki Murakami chưa từng thắng Giải thưởng Akutagawa cao quý. Tuy nhiên, Haruki Murakami cho rằng giải thưởng với ông không quan trọng, quan trọng chính là sự đón nhận của độc giả và đó mới là giải thưởng cao quý nhất với ông.
Các tác phẩm của Haruki Murakami đã rất quen thuộc với độc giả Việt Nam, bao gồm các tác phẩm Rừng Na Uy, Lắng nghe gió hát, Cuộc săn cừu hoang, Kafka bên bờ biển, Biên niên ký chim vặn dây cót, Phía nam biên giới phía Tây mặt trời, 1Q84, Người tình Sputnik, Xứ sở tàn bạo diệu kỳ và chốn tận cùng thế giới.
Haruki Murakami, với sự yêu thích của độc giả trên toàn thế giới, được kỳ vọng sẽ là tác giả Nhật Bản văn học thứ ba giành Nobel văn học.
Thông tin chi tiết:
- Năm sinh: 1949 (70 tuổi)
Giai đoạn: Cuối thế kỷ XX (1979-2000), đầu thế kỷ XXI (2000-2013)
Giải thưởng tiêu biểu: Giải thưởng Gunzo, Giải thưởng Franz Kafka, Giải Yomiuri
Tác phẩm tiêu biểu: Rừng Na Uy, Lắng nghe gió hát, Cuộc săn cừu hoang, Kafka bên bờ biển, Biên niên ký chim vặn dây cót, Phía nam biên giới phía Tây mặt trời
Ryu Murakami
Một nhà văn khác cùng có tên là Murakami, đó là Ryu Murakami – một nhà văn cùng thời đại, và thường hay bị nhầm lẫn với Haruki Murakami.
Sinh ra tại tỉnh Nagasaki, gần với thành phố Nagasaki từng bị ném bom nguyên tử trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và là nơi có căn cứ hải quân Mỹ chiếm đóng, Ryu Murakami có một thời tuổi trẻ nổi loạn, quan tâm tới văn hóa hippi và các vấn đề chính trị, điều ảnh hưởng rõ rệt trong văn chương của ông sau này.
Trong khoảng thời gian học đại học mỹ thuật, Ryu Murakami sáng tác tác phẩm đầu tay “Màu xanh trong suốt” với nội dung miêu tả trần trụi đời sống xa đọa, lạc lối trong ma túy của những người trẻ. Tác phẩm ngay lập tức giúp Ryu Murakami giành Giải thưởng Gunzo – giải thưởng cao nhất cho tác giả trẻ, và cả Giải thưởng Akutagawa – giải thưởng văn học Nhật danh giá nhất.
Ryu Murakami bỏ học để theo đuổi sự nghiệp viết, ông cho ra đời nhiều tác phẩm nổi tiếng khác. Tất cả đều thuộc vào dạng “đen tối”, “hard-core”, đề cập tới mặt tối của xã hội Nhật Bản như nạn bạo hành, giết người, tự làm đau bản thân, bạo dâm-khổ dâm (SM), chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa khủng bố, lối sống hikikomuri.
Ryu Murakami giành được nhiều giải thưởng lớn nhỏ trong văn học. Ông cũng hoạt động rộng rãi trong lĩnh vực xã hội, xuất bản, tiếp tục sự nghiệp chính trị với việc thành lập kênh RVR (Ryu’s Video Report) bàn luận về các vấn đề chính trị. Ryu Murakami cũng là người sáng lập công ty G2010 sản xuất và bán ebook. Bên cạnh đó, Ryu Murakami cũng phát triển sự nghiệp phê bình văn học bằng cách gia nhập giới phê bình, hiện đang là thành viên chủ chốt của Hội đồng phê bình Giải thưởng Akutagawa – giải thưởng văn học cao quý nhất Nhật Bản.
Giới phê bình đánh giá Ryu Murakami là một làn gió mới, cải cách văn học Nhật Bản. Cùng với Banana Yoshimoto và Haruki Murakami, Ryu Murakami được xem như là một trong ba cái tên tiêu biểu cho văn học Nhật Bản hiện đại.
Thông tin chi tiết:
- Năm sinh: 1952 (67 tuổi)
Giai đoạn: Cuối thế kỷ XX (1976-2000), đều thế kỷ XXI (2000-2015)
Giải thưởng tiêu biểu: Giải thưởng Akutagawa (1976), Giải thưởng Gunzo, Giải Yomiuri, Giải Tanizaki Junichiro
Tác phẩm tiêu biểu: Màu xanh trong suốt, Những đứa trẻ trong tủ gửi đồ, Xuyên thấu, Ba đêm trước giao thừa, Cộng sinh trùng, Cá voi hát
Banana Yoshimoto
Banana Yoshimoto là bút danh của Mahoko Yoshimoto. Bà là con gái của nhà phê bình văn học nổi tiếng Takaaki Yoshimoto. Tốt nghiệp khoa văn tại Đại học Tokyo, Banana Yoshimoto viết tiểu thuyết đầu tay Kitchen, xuất bản năm 1988. Kitchen đã tạo nên thành công cho Banana Yoshimoto, trở thành hiện tượng văn học khi bán được 2,5 triệu bản và tái bản trên 60 lần ở Nhật Bản.
Thành công của Banana Yoshimoto trên văn đàn đã chứng minh chỗ đứng của phụ nữ trên văn đàn Nhật Bản – một quốc gia còn nặng nề gia giáo. Banana Yoshimoto có lượng fan đông đảo, gọi là “hội chứng Banana” (Bananamania). Các tác phẩm của Banana Yoshimoto thường tập trung vào người phụ nữ, với những khía cạnh tinh tế, cảm xúc, được miêu tả bằng giọng văn êm nhẹ, theo đúng đặc trưng của văn học Nhật Bản. Banana Yoshimoto không giấu tham vọng muốn đoạt giải Nobel văn học, và cho rằng văn học không chỉ dành riêng cho giới học thức mà dành cho tất cả mọi người, tương tự như nhạc Pop, phim ảnh, thời trang.
Cùng với Haruki Murakami và Ryu Murakami, Banana Yoshimoto là một trong ba nhà văn tiêu biểu nhất cho văn học Nhật hiện đại.
Thông tin chi tiết:
- Năm sinh: 1964 (55 tuổi)
Giai đoạn: Cuối thế kỷ XX (1986-2000), đầu thế kỷ XXI (2000-2006)
Giải thưởng tiêu biểu: Giải Kaien, Giải Izumi Kyoka, Giải Yamamoto Shugoro
Tác phẩm tiêu biểu: Kitchen, Vĩnh biệt Tsugumi, n.p, Nắp biển
Keigo Higashino
Trong khi bộ ba Ryu Murakami, Haruki Murakami, Banana Yoshimoto đã quá nổi tiếng, được giới phê bình công nhận, Keigo Higashino là cái tên mới nổi trong thời gian gần đây. Khác với những nhà văn Nhật Bản hàng đầu, Keigo Higashino tập trung chủ yếu vào dòng trinh thám. Đây là dòng văn học ăn khách của Nhật Bản nhưng không được giới chuyên môn đánh giá cao. Dẫu vậy, Keigo Higashino vẫn là một trong những tác giả bán chạy nhất tại Nhật Bản hiện nay. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là “Phía sau nghi can X”.
Thông tin chi tiết:
- Năm sinh: 1958 (61 tuổi)
Giai đoạn: Cuối thế kỷ XX (1985-2000), đầu thế kỷ XXI (2000-2013)
Giải thưởng tiêu biểu: Giải Edogawa Rampo, Giải Prix Polar, Giải Edgar, Giải Naoki
Tác phẩm tiêu biểu: Phía sau nghi can X, Hokago, Bí mật của Naoko, Điều kỳ diệu của tiệm tạp hóa Namiya, Bạch dạ hành, Thám tử Daigoro Tenkaichi, Thánh giá rỗng
Natsuo Kirino
Bên cạnh Banana Yoshimoto, Natsuo Kirino là một trong hai nữ nhà văn tiêu biểu của văn học Nhật và Top 10 nhà văn Nhật Bản vĩ đại nhất mọi thời đại. Với giọng văn ma mị, chân thực, Natsuo Kirino khéo léo lồng ghép mặt trái của xã hội Nhật Bản hiện đại vào các truyện trinh thám, tạo ra những tiểu thuyết vừa hồi hộp, gay cấn, vừa đau xót chua cay. Không thành công bằng nhưng Natsuo Kirino đã bắt đầu sự nghiệp và tạo nên danh tiếng trước Banana Yoshimoto. Sự thành công của Natsuo Kirino được báo chí Nhật gọi là “hình tượng dẫn đầu trong những bông hoa mới nở của những nữ tác giả văn chương Nhật Bản”.
Thông tin chi tiết:
- Năm sinh: 1951 (67 tuổi)
Giai đoạn: Cuối thế kỷ XX (1984-2000), đầu thế kỷ XXI (2000-2013)
Giải thưởng tiêu biểu: Giải Yomiuri, Giải Edogawa Rampo, Giải Naoki, Giải Edgar
Tác phẩm tiêu biểu: Xấu, Thế giới thực, Grotesque
Bên trên là Top 10 nhà văn Nhật Bản vĩ đại nhất mọi thời đại. Bạn thích nhà văn nào nhất? Hãy comment chia sẻ cùng các bạn đọc khác nhé.