Trong bài tập trước học sinh đã tìm hiểu về cách làm đề văn biểu cảm, qua đó ta hiểu được đặc điểm và nội dung cũng như các bước làm của một đề văn biểu cảm là … xem thêm…như thế nào? Để củng cố kiến thức và trau dồi những kỹ năng còn thiếu và có thể viết một bài văn hoàn chỉnh, mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm” hay nhất mà Blogthoca.edu.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài soạn “Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm” số 1
I. Chuẩn bị ở nhà
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
a, Đề bài: Loài cây em yêu, yêu cầu viết về loài cây nào đó mà em yêu thích
– Xác định rõ đối tượng: loại cây em yêu thích chứ không phải cây trồng ở công viên, trong vườn, hay trong nhà…
b, Loài cây em yêu thích : cây dừa, cây cau, cây tre, cây phượng,…
Lí do yêu thích : có thể từ một kỉ niệm nào đó, người trồng cây quan trọng với em,…
– Cần tìm thêm ý:
+ Tại sao em yêu cây đó hơn những cây khác
+ Loại cây đó có đặc điểm gì về hình dáng, màu sắc, hoa trái, lợi ích
+ Tình cảm của em đối với loại cây em yêu thích
2. Lập dàn ý:
a, Mở bài:
Giới thiệu tên loài cây, lý do mà em yêu thích loài cây đó
b, Thân bài
– Vị trí của cây trong vườn, hoặc trong nhà, trong khu vực công cộng-công viên
– Đặc tả một số hình ảnh, đặc điểm rất đáng chú ý của cây khiến em có cảm tình và yêu quý:
+ Tả về hình dáng
+ Màu sắc
+ Hương sắc
+ Tả một số đặc điểm nổi bật khác
– Nêu tác dụng, vai trò của cây đó đối với cuộc sống (tinh thần và vật chất) của em cũng như của mọi người nói chung
– Sự chăm sóc của em đối với cây mà em yêu
c, Kết bài
Tình cảm của em đối với loài cây này
3. Viết đoạn văn Mở bài và kết bài:
Tham khảo:
– Mở bài:
Những ngày hè oi bức, sân trường em được rợp mát bởi những hàng phượng, bàng rủ lá. Một màu xanh xanh khi ngẩng lên nền trời trong veo, màu xanh mây trời hòa lẫn xanh lá. Loài cây mà em yêu thích – cây phượng đã bắt đầu chấm chấm những cánh phượng đỏ giữa trời xanh.
– Kết bài:
Phượng gắn bó với chặng hành trình cắp sách đến trường của bao thế hệ học sinh. Bao kỉ niệm tuổi học trò hồn nhiên, mơ mộng của em đều đi bên cạnh cây phượng. Em mong sao phượng sẽ luôn đồng hành cùng các thế hệ đi sau, và đó luôn là kỉ niệm đẹp mỗi khi nhớ về.
Bài soạn “Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm” số 2
Hướng dẫn chuẩn bị bài: Đề bài: Loài cây em yêu
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
a.
– Đề yêu cầu viết về: một loài cây mà em yêu thích.
– Đối tượng: loài cây
– Tình cảm: yêu mến, thích thú
b.
– Loài cây em yêu: lựa chọn một loài cây gần gũi, quen thuộc.
– Lý do yêu thích: loài cây đó có lợi ích cho quả ngon, bóng mát và quan trọng là tình cảm đặc biệt (gắn với kỉ niệm tuổi thơ…)
2. Lập dàn bài
a. Mở bài: Giới thiệu về loài cây mà em yêu thích (tên gọi, lý do yêu thích)
b. Thân bài
– Miêu tả đôi nét về đặc điểm của loài cây:
Hình dáng của cây: cao lớn hay thấp bé.
Hoa của cây: nở vào tháng mấy, màu sắc
Cây có quả hay không và miêu tả hình dáng, hương vị của quả.
=> Cảm xúc của em mỗi khi được nhìn ngắm những bông hoa hay thưởng thức những quả chín của loài cây đó.
– Đặc điểm mà em thích nhất ở loài cây đó: đem lại bóng mát, quả ngon hay cây xanh bảo vệ môi trường…
– Kể về những kỉ niệm đáng nhớ khiến em yêu thích và có tình cảm đặc biệt với loài cây đó: cây hoa phượng gắn với tuổi học trò, cây ổi gắn với kỉ niệm về quê ngoại…
c. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm dành cho loài cây ấy.
3. Viết đoạn văn
Gợi ý:
– Mở bài
MB1: Thế giới thực vật có rất nhiều loài cây khác nhau, nhưng trong đó, loài cây mà em thích nhất là (tên loài cây).
MB2: Trong ký ức tuổi thơ, em không thể quên được kỉ niệm về những ngày hè được về quê ngoại chơi. Em cùng thường nhóm bạn trong xóm vui đùa hàng giờ trong vườn nhà bà ngoại với rất nhiều loài cây khác nhau. Nhưng trong số đó, em yêu thích nhất là (tên loài cây)
– Kết bài
KB1: Mỗi loài cây đều có những ích lợi riêng. Nhưng đối với em, thì (tên loài cây) không chỉ có ích lợi mà còn đem đến cho em nhiều kỉ niệm tuyệt vời khiến em nhớ mãi.
KB2: Quả thật, (tên cây) có rất nhiều lợi ích với cuộc sống con người. Nhưng với riêng tôi, nó còn là một người bạn tri kỷ cùng tôi trải qua biết bao kỉ niệm buồn vui trong cuộc sống.
* Bài tập ôn luyện:
Xác định đối tượng và lập dàn ý cho đề văn sau: Cảm nghĩ về mùa xuân
Gợi ý:
1. Đối tượng: mùa xuân
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về mùa xuân:
– Xuân, hạ, thu và đồng – bốn mùa liên tiếp tuần hoàn trong năm.
– Trong bốn mùa, em ấn tượng nhất là mùa xuân.
b. Thân bài
* Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân:
– Thời tiết dần ấm áp hơn.
– Cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc.
– Mọi vật trở nên có sức sống hơn, bầu trời cũng trong xanh hơn.
– Những cơn mưa xuân lất phất báo hiệu mùa xuân đã về.
* Con người:
– Háo hức chuẩn bị chào đón năm mới (Tết cổ truyền của dân tộc).
– Mọi người trở nên vui vẻ, phấn khởi hơn.
c. Kết bài
– Mùa xuân đem đến một khởi đầu mới với mong muốn mọi điều đều tốt đẹp.
– Mùa xuân khiến cho mỗi người thêm yêu đời, hạnh phúc hơn.
– Đối với em, mùa xuân đem lại nhiều kỉ niệm tốt đẹp và em rất yêu thích mùa xuân.
Bài soạn “Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm” số 3
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
a) Đề yêu cầu bày tỏ tình cảm, ý nghĩ của mình đối với một loài cây mà mình yêu. (Chú ý các từ trong đề: loài cây, em, yêu).
b) Tên cây mà em yêu. Nêu lí do em yêu cây (hoa thơm, trái ngon, dáng đẹp; cây cho bóng mát; nhiều kỉ niệm về cây…)
2. Lập dàn bài
Tham khảo dàn bài dưới đây để lập dàn bài cụ thể.
a) Mở bài: Nêu loài cây và lí do mà em yêu thích loài cây đó
b) Thân bài:
– Các đặc điểm gợi cảm của cây em yêu
– Cây em yêu trong cuộc sống của con người. Các đặc điểm gợi cảm của cây em yêu.
– Cây em yêu trong cuộc sống của em
c) Kết bài: Tình cảm của em đối với loài cây đó.
Ví dụ:
Dàn ý biểu cảm về câY phượng:
1. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về hoa phượng.
2. Thân bài:
Miêu tả và phát biểu cảm nghĩ về hoa phượng:
+ Tả những tàn hoa phượng trong mùa hè chói lọi và cảm nghĩ của em.
+ Tả lá của phượng.
+ Tả địa điểm của loài hoa phượng và cảm xúc của học sinh.
+ Tả hoa phượng trong mùa xuân và cảm xúc của học sinh.
+ Tả hoa phượng trong mùa hè và cảm nghĩ của học sinh.
3. Kết bài :
Nỗi buồn của hoa phượng khi học sinh nghỉ hè.
3. Viết đoạn văn
Viết đoạn Mở bài và Kết bài.
– Mở bài: Mỗi loài cây mang trong mình những vẻ đẹp và ý nghĩa khác nhau. Đối với riêng tôi loài cây mà tôi yêu quý nhất chính là cây phượng. Tuổi học trò ngây thơ, trong sáng luôn có phượng gần gũi, ở bên chia sẻ cùng tôi mọi niềm vui, nỗi buồn.
– Kết bài: Cây phương là một người bạn bình lặng, gần gũi, luôn bên cạnh tôi chia sẻ mọi khoảnh khắc buồn vui trong học tập và cuộc sống. Dù sau này có phải rời xa mái trường, có phải rời xa người bạn thân thiết này tôi sẽ vẫn mãi nhớ về người bạn thân thiết này.
Tham khảo mở và kết bài sau:
– Mở bài:
Chắc hẳn mỗi người học trò nào cũng có những kỉ niệm về mái trường,thầy cô và bạn bè,Vói em, kỉ niệm ấy đã gắn bó với cây phượng ở sân trường. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trò chúng em. Chính cây phượng đã để lại nhiều ấn tượng nhất trong em.
– Kết bài:
Phượng như người bạn gắn bó với chặng hành trình cắp sách đến trường của bao thế hệ học sinh. Bao kỉ niệm tuổi học trò hồn nhiên, mơ mộng của em đều đi bên cạnh cây phượng. Em mong sao phượng sẽ luôn đồng hành cùng các thế hệ đi sau, và đó luôn là kỉ niệm đẹp mỗi khi nhớ về.
Bài soạn “Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm” số 4
I. Chuẩn bị ở nhà Luyện tập cách làm văn biểu cảm lớp 7 tập 1
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
a) Đề yêu cầu viết về loài cây mà em yêu.
b) Loài cây mà em yêu thích là cây gì: Cây cau, cây mít, cây phượng,…
Lý dó mà em yêu thích cây đó hơn những cây khác:
Nêu những lí do mà em yêu thích cây đó
Nó gắn với tuổi thơ của em
Nó gắn bó với những kỷ niệm sâu sắc với em
Cây đó gắn với một người đặc biệt…
2. Lập dàn ý
a) Mở bài
Nêu loài cây mà em yêu thích, lý do mà em yêu thích loài cây đó
b) Thân bài
Nêu các đặc điểm gợi cảm của cây (hoa, lá, thân, cành,…)
Ý nghĩa của cây trong cuộc sống của em, gia đình em và với đời sống con người
Cây đó có ý nghĩa như thế nào trong đời sống của em
c) Kết bài
Tình cảm của em đối với cây đó
3. Viết đoạn văn
Mở bài: Mùa hè tới, trăm hoa đua nở, những tiếng ve kêu râm ran trên những vòm cây, ngoài đồng lúa đã chín rực rỡ, những cành phượng vĩ được khoác lên mình một bộ áo đỏ thắm. Cả sân trường như được thay da đổi thịt bởi những hàng phượng vĩ. Mỗi năm bốn mùa, mỗi mùa phượng đều mang đến cho trường một mầu thật đặc biệt và đó cũng là loài cây mà em yêu thích.
Kết bài: Trải qua bao thăng trầm, bao mưa gió, phượng vẫn đứng đó như một chứng nhân lịch sử, chứng kiến bao lứa học sinh cắp sách đến trường, bao kỷ niệm học trò dưới tán phượng vĩ xanh, bao mộng mơ của tuổi niên thiếu đi cùng cây phượng.
Bài soạn “Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm” số 5
I. Chuẩn bị ở nhà: Đề bài: Loài cây em yêu
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
Chú trọng từ ngữ: Loài cây, em, yêu
Tìm các đặc điểm của cây.
Mối quan hệ gần gũi với đời sống của em.
Cây đem lại cho em những gì trong đời sống vật chất và tinh thần.
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài: Nêu loài cây và lí do mà em yêu thích loài cây đó.
b. Thân bài:
Các đặc điểm gợi cảm của cây…
Loài cây … trong cuộc sống của con người.
Loài cây … trong cuộc sống của em.
c. kết bài: Tình cảm của em đối với loài cây đó.
3. Viết đoạn văn
Mở bài: Vạn vật, cây cỏ, hoa lá sinh ra đều mang một vẻ đẹp rất riêng mà tạo hóa ban tặng. mỗi loài cây đều mang hương sắc riêng cho đời. Có người thích phong lan, có người thích cây phượng…còn với em, cây hoa sen giữ một vị trí quan trọng trong tâm trí em.
Kết bài: Cây hoa sen, một loài hoa thật đặc biệt, với vẻ đẹp thanh tao, mùi thơm nhẹ nhàng, cây hoa sen sẽ còn mãi trong tâm trí em đến mãi về sau. Một loài hoa in đậm trong trái tim hình bóng quê nhà, hình bóng đất nước.
II. Thực hành trên lớp
Đề bài: Cảm nghĩ về cây dừa quê hương
Dàn ý:
Mở bài:
Giới thiệu đối tượng: Cây dừa – loài cây em yêu thích
Tình cảm: Dừa là người bạn thân thương nơi quê hương
Thân bài:
Những đặc điểm đặc biệt của cây dừa (thân cây, tàu lá, quả dừa…)
Cây dừa trong cuộc sống con người (thân làm cột nhà, vỏ dừa làm gáo nước, cầu dừa, món ăn từ dừa, đồ thủ công từ dừa…)
Cây dừa trong cuộc sống của em (làm cào cào dừa, chặt dừa, …)
Kết bài:
Khẳng định cây dừa là hồn quê, một hình tượng đẹp đẽ của quê hương thân yêu.
Bài soạn “Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm” số 6
I. Chuẩn bị ở nhà: Cho đề bài: Loài cây em yêu
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
a) Đề yêu cầu viết về điều gì? Tìm hiểu yêu cầu của đề qua các từ ngữ: loài, cây, em, yêu
b) Em yêu cây gì? Vì sao em yêu cây đó hơn các cây khác?
(Gợi ý: Tìm các đặc điểm của cây, mối quan hệ gần gũi giữa cây với đời sống của em. Cây đem lại cho em những gì trong đời sống vật chất và tinh thần?)
Trả lời
a) Yêu cầu của đề: Bày tỏ cảm xúc với loài cây mà em yêu thích nhất
b)
Em yêu cây phượng/bàng/bưởi
Lý do em yêu cây đó hơn các cây khác:
Vì nó đẹp, rực rỡ/tinh khôi hơn so với các loài cây khác (Các đặc điểm của cây)
Vì nó là tín hiệu bắt đầu của mùa xuân/hạ/mùa chia tay…
Vì nó có nhiều lợi ích với cuộc sống của con người
Vì nó gắn bó trong cuộc sống của em
2. Lập dàn bài
Tham khảo dàn bài dưới đây để lập dàn bài cụ thể:
a) Mở bài: Nêu loài cây và lí do mà em yêu thích loài cây đó
b) Thân bài:
– Các đặc điểm gợi cảm của cây
– Loài cây…trong cuộc sống của con người
– Loài cây…trong cuộc sống của em
c) Kết bài: Tình cảm của em đối với loài cây đó
Trả lời
a) Mở bài: Nêu loài cây và lí do mà em yêu thích loài cây đó
b) Thân bài:
Cây phượng:
Đặc điểm gợi cảm của cây:
Tán cây xanh mướt, xòe rộng, rợp bóng cả một góc đường
Những chùm hoa phượng nở đỏ rực như những đốm lửa đang cháy rần rật trên bầu trời
Cây phượng trong cuộc sống của con người
Là loài bóng mát, ngăn bớt những tia nắng chói chang ngày hè của mặt trời
Màu phượng đỏ rực rỡ tô điểm thêm cho đường phố, căng tràn nhựa sống
Cây phượng trong cuộc sống của em
Cây phượng ở trước sân nhà: do chính tay ông/bà/bố trồng nên nhìn nó sẽ nhìn thấy hình ảnh của người thân đang cần mẫn tưới tiêu, chăm sóc
Hoa phượng nở báo hiệu mùa hè đã đến – mùa chia tay của những cô cậu học trò
Dưới tán phượng là những buổi ngồi trò chuyện, hàn huyên với bạn bè những ngày hè nóng bức
Cây bàng
Đặc điểm gợi cảm của cây
Thân cây bàng sừng sững, vươn cao như người lính trì dũng cảm, mặc cho mưa gió, bão bùng
Tán bàng xòe rộng, xếp thành từng tầng như một chiếc ô khổng lồ, xanh đậm; nắng xuyên qua tán lá tạo thành những bông hoa tròn xoe, lốm đốm dưới mặt đường
Hoa bàng nhỏ li ti, màu trắng sữa, mọc thành từng chùm nổi bật trên nền xanh của lá, mang một mùi thơm thoang thoảng mỗi ngày hè
Quả bàng chính lủng lẳng trên cành cao, màu vàng đậm như nắng với mùi thơm ngọt, rất ngon và bùi
Cây bàng trong cuộc sống của con người
Là cây bóng mát, tán lá che rợp góc trời, khiến người ta dễ chịu hơn trước cái nóng oi ả của trời hè
Thân bàng ngăn bão gió, lá bàng cung cấp thêm oxi và giữ lại bụi bặm của khói bụi, xe cộ khiến cho thành phố sạch và trong lành hơn.
Vỏ, thân, lá, búp và quả bàng là những vị thuốc trong đông y, có thể dùng để chữa bệnh: cảm sốt, tiêu chảy, sâu răng, nhiệt miệng,…
Cây bàng trong cuộc sống của em
Gắn liền với những năm tháng học trò hồn nhiên, vui tươi: buổi học thêm, lao động dưới sân trường, ngồi tụ họp dưới gốc bàng trò chuyện
Gắn với những kỉ niệm tuổi thơ cùng lũ bạn: trưa đi trèo cây hái quả bàng, hái lá bàng chơi đồ hàng…
Cây bưởi
Điểm gợi cảm của cây bưởi
Lá bưởi giống như chiếc quạt ba tiêu, có mùi thơm nhẹ
Hoa bưởi màu trắng tinh khôi, mọc thành từng chùm, nhị hoa vàng nổi bật. Hoa có mùi thơm thoang thoảng, thanh mát và rất dễ chịu
Quả bưởi to, tròn, lúc luỷu trên cành như những chú lợn con
Cây bưởi trong cuộc sống của con người
Hoa bưởi có mùi thơm rất dễ chịu, dùng để trang trí trong phòng, xua đi không khí ẩm mốc, bụi bặm; cũng có thể để ướp đồ ăn, bánh trái.
Quả bưởi là thức giải khát rất tốt trong những ngày hè nóng bức.
Bản thân cây bưởi cũng là một bài thuộc quý trong y học dân gian: lá, quả, vỏ, cùi, hoa, hạt bưởi đều có thể dùng để chữa bệnh
Cây bưởi trong cuộc sống của em
Hoa bưởi – loài hoa dân dã, quen thuộc là loài hoa em rất thích bởi sự mộc mạc, giản dị của nó
Quả bưởi chín vàng báo hiệu ngày Trung thu đã đến rất gần: những trò chơi dân gian, những tiếng trống sư tử vang vọng, những đám hội rước đèn nhộn nhịp khắp mọi nơi
c) Kết bài: Tình cảm của em đối với loài cây đó
Hi vọng bài viết trên giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về bài học. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, chứng minh, nghị luận, phát biểu cảm nghĩ,… trên Blogthoca.edu.vn.vn.