Top 6 Bài soạn “Miêu tả trong văn bản tự sự” lớp 9 hay nhất

Trong đời sống cũng như trong chương trình văn học thì miêu tả là một trong những cách thức rất cần thiết và quen thuộc đối với mỗi người chúng ta. Miêu tả … xem thêm…giúp người đọc người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc hay hiện tượng nào đó. Chính vì vậy, chúng ta cần biết cách vận dụng miêu tả trong những hoàn cảnh khác nhau. Cụ thể trong chương trình Ngữ văn lớp 9 các bạn học sinh được học bài “Miêu tả trong văn bản tự sự” để có thêm kiến thức về miêu tả và cách tạo lập một văn bản tự sự đặc sắc, hấp dẫn người đọc. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Miêu tả trong văn bản tự sự” hay nhất mà Blogthoca.edu.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để chuẩn bị cho nội dung lên lớp.

Bài soạn “Miêu tả trong văn bản tự sự” số 1

I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự

a, Đoạn trích kể lại chuyện vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi

b, Đoạn trích kể ba sự việc chính:

– Quang Trung cho ghép ván lại, mười người khiêng một bức tiến sát đồn Ngọc Hồi

– Quân Thanh bắn không trúng người nào, rồi phun khói lửa

– Quân của vua Quang Trung nhất tề xông lên mà đánh

c, Chỉ kể lại sự việc diễn ra như trong sách đã dẫn thì câu chuyện không sinh động, vì chỉ kể đơn giản sự kiện

So với đoạn trích thì trận đánh được tái hiện sinh động nhờ miêu tả

II. Luyện tập

Bài 1 (trang 92 sgk ngữ văn 9 tập 1)

– Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều có câu tả cảnh:

Êm đềm trướng rủ màn che

Tác giả sử dụng hình ảnh tự nhiên để ước lệ và khắc họa vẻ đẹp của hai nhân vật chính Thúy Vân, Thúy Kiều

→ Đây là đặc điểm nghệ thuật của văn học trung đại.

Với đoạn trích Cảnh ngày xuân:

– Các hình ảnh tả cảnh: Con én đưa thoi; Cỏ non xanh tận chân trời; Cảnh lê trắng điểm, Ngổn ngang gò đống kéo lên, dịp cầu nho nhỏ, phong cảnh có bề thanh thanh…

– Tả người: nô nức yến anh, dập dìu tài tử giai nhân, ngựa xe như nước, áo quần như nêm; chị em thơ thẩn dan tay ra về

Nguyễn Du sử dụng yếu tố miêu tả trong việc khắc họa vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều, vẻ đẹp phúc hậu của Thúy Vân, vẻ đẹp mặn mà của Thúy Kiều

Bài 2 (trang 92 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Chị em Thúy Kiều đi chơi trong tiết thanh minh tháng ba. Bức tranh thiên nhiên tinh khôi, giàu sức sống với gam màu xanh của cỏ tới tận chân trời, điểm xuyết vào nền xanh đó là hình ảnh của những bông hoa lê trắng ngần. Chị em Thúy Kiều hòa mình vào dòng người đi hội nhộn nhịp, nô nức. Đến chiều, khi mặt trời xế đằng tây, chị em Thúy Kiều cùng nhau ra về, họ đi dọc theo con suối nhỏ chạy quanh co, đi qua dòng suối có chiếc cầu nhỏ bắc ngang. Cảnh vật dường như nhuốm màu tâm trạng bâng khuâng, tiếc nuối của con người khi tan hội.


Bài 3 (trang 92 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân

Thúy Kiều và Thúy Vân là hai người con gái của một gia đình trung lưu lương thiện. Cả hai đều có sắc đẹp tuyệt trần. Thúy Vân mang nét đẹp hiền hậu, với khuôn mặt tròn đầy, nụ cười đẹp như hoa, lời nói đoan trang nhẹ nhàng trong trẻo như ngọc châu, lại thêm mái tóc dài mượt và làn da trắng mịn càng làm tôn lên vẻ đẹp phúc hâu, quý phái. Vân đẹp đến vậy, nhưng Kiều còn đẹp hơn bội phần, vẻ đẹp của Kiều thật khó diễn tả nổi, nàng đẹp mặn mà, đẹp đến sắc sảo. Đặc biệt ở đôi mắt hút hồn của Kiều, nó trong như nước mùa thu, lấp lánh, đẹp tuyệt vời.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Miêu tả trong văn bản tự sự” số 2

I. TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

Trả lời câu 2 (trang 91 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Đoạn văn kể chuyện vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi. Các em đọc đoạn văn, sau đó suy nghĩ và lần lượt trả lời các câu hỏi:

a. Đoạn trích kể về việc gì?

b. Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích. Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?

c. Nếu chỉ kể sự việc diễn ra như thế thì nhân vật vua Quang Trung có nổi bật, trận đánh có sinh động không? Tại sao? So sánh sự việc chính bạn đã nêu và rút ra nhận xét?

Trả lời:

a. Đoạn trích kể lại chuyện vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi.

b.

– Yếu tố miêu tả:

+ Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ông phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn.

+ Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết.

+ Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành sông, quân Thanh đại bại.

– Chi tiết này nhằm miêu tả quân Nam và quân Thanh trong cuộc chiến đấu.

c.

– Nếu chỉ kể lại sự việc diễn ra như trong sách đã dẫn thì câu chuyện không sinh động, vì chỉ đơn giản kể lại các sự kiện.

– So với đoạn trích thì trận đánh được tái hiện lại một cách sinh động nhờ những yếu tố miêu tả.

– Nhận xét: nhờ có miêu tả bằng các chi tiết mới thấy được sự việc diễn ra như thế nào, nhờ yếu tố miêu tả mà trận đánh được tái hiện lại một cách sinh động.


II. LUYỆN TẬP

Trả lời câu 1 (trang 92 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Chị em Thúy Kiều và Cảnh ngày xuân. Phân tich giá trị của những yếu tố miêu tả ấy.

Lời giải chi tiết:

a. Chị em Thúy Kiều

– Miêu tả Thúy Vân

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

– Miêu tả Thúy Kiều

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

⟹ Làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều. Thúy Vân tròn đầy, đoan trang, phúc hậu còn Thúy Kiều sắc sảo, mặn mà.

b. Cảnh ngày xuân

– Hình ảnh tả cảnh: con én đưa thoi; Cỏ non xanh tận chân trời; Cành lê trắng điểm một vài bông hoa; Ngổn ngang gò đống kéo lên; Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay; Tà tà bóng ngả về tây; phong cảnh có bề thanh thanh; Nao nao, dòng nước uốn quanh; Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

– Tả người: Gần xa nô nức yến anh; Dập dìu tài tử giai nhân; Ngựa xe như nước, áo quần như nêm; Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

⟹ Miêu tả vẻ đẹp mùa xuân và không khí lễ hội rộn ràng, tươi vui.


Trả lời câu 2 (trang 92 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân, hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em Thúy Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh Minh. Trong khi kể vận dụng các yếu tố miêu tả để tả cảnh ngày xuân.

Lời giải chi tiết:

Ngày tháng thấm thoắt như thoi đưa, mới xuân về mà đã sang tiết tháng ba, hương hoa cỏ mùa xuân tràn ngập khắc nơi, sắc xanh của cỏ, sắc trắng tinh khôi của hoa khiến lòng người thêm phần náo nức. Nhân ngày Thanh minh đẹp trời, chị em Thúy Kiều cùng nhau đi tảo mộ, hòa vào dòng người nhộn nhịp ngựa xe ngược xuôi nô nức. Đến buổi chiều, mặt trời đã xế đằng tây, chị em Thúy Kiều cùng nhau ra về. Họ lững thững đi dọc theo dòng suối nhỏ chạy uốn lượn quanh co, phía cuối dòng suối có một chiếc cầu nhỏ bắc ngang. Phong cảnh nơi đây trong buổi chiều tà thật là thanh tĩnh và thoang thoảng buồn.


Trả lời câu 3 (trang 92 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều bằng lời của mình.

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

– Giới thiệu chung về vẻ đẹp hai chị em.

– Vẻ đẹp của Thúy Vân

– Vẻ đẹp của Thúy Kiều

Lưu ý: dùng lời văn của mình để minh tả, có thể sử dụng thêm các biện pháp nghệ thuật khác để bài văn sinh động, hấp dẫn hơn

Bài tham khảo:

Thúy Kiều và Thúy Vân là hai trang giai nhân tuyệt thế. Cả hai nàng đều có cốt cách thanh cao như hoa mai và tinh thần trắng trong như tuyết. Mỗi người mang trong mình một vẻ đẹp riêng và đều đạt đến độ hoàn hảo. Thúy Vân có vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang va không kém phần quý phái. Nàng có khuôn mặt đầy đặn như vầng trăng, giọng nói trong trẻo như ngọc. Mái tóc của Vân óng ả hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết. Còn Kiều lại sở hữu một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà. Nàng có một đôi mắt tinh anh, kiêu sa tựa như làn nước mùa thu và đôi lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân. Không những thế, Kiều còn giỏi cả về cầm, kì, thi, họa. Cung đàn “Bạc mệnh” của Kiều chính là sự tự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa cảm. Cả hai nàng đều khuôn phép, đức hạnh trong nề nếp gia đình gia giáo.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Miêu tả trong văn bản tự sự” số 3

I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự

Ví dụ: Đọc đoạn trích Hoàng lê nhất thống chí (sgk trang 91) và trả lời câu hỏi:

a. Đoạn trích kể về trận đánh nào? Trong trận đánh đó, nhân vật vua Quang Trung làm gì, xuất hiện như thế nào?

b. Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích. Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?

c. Kể lại nội đung đoạn trích trên, có bạn nêu ra sự việc sau đây:

Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi.
Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.
Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh.
Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.
Nêu chỉ kể sự việc diễn ra như thế thì nhân vật vua Quang Trung có nổi bật không? Trận đánh có sinh động không? Tại sao? So sánh các sự việc chính mà bạn đó đã nêu với cách miêu tả trong đoạn trích để có thể rút ra nhận xét: Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự?

Trả lời:

a. Đoạn trích kể về trận đánh vào đồn Ngọc Hồi.

Trong trận đó, nhân vật vua Quang Trung là ngời chỉ huy trực tiếp.

b. Các chi tiết miêu tả trong đoạn trích:

Truyền lấy sáu….phủ kín
Hạng lính……chữ nhất
Dùng ống phun….hai mình
Khi gươm…….đánh
Thất chất……
Những chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện hình ảnh vua Quang Trung, sự thất bại của quân Thanh và thắng lợi của quân ta => làm cho đoạn văn thêm hấp dẫn, gợi cảm và sinh động.

c. Nếu chỉ kể lại sự việc diễn ra như trong sách đã dẫn thì câu chuyện không sinh động, không làm nổi bật hình tượng của vua Quang Trung, vì chỉ đơn giản kể lại các sự kiện.

So với đoạn trích thì trận đánh được tái hiện lại một cách sinh động nhờ những yếu tố miêu tả. Rõ ràng, yếu tố miêu tả có vai trò rất quan trọng trong văn bản tự sự. Nếu không có nó, văn bản chỉ gồm các sự việc trần trụi, khô khan ghép lại vơi nhau.

Ghi nhớ: Trong văn tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.


Luyện tập

Câu 1: Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích …

Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Truyện Kiều vừa học (Chị em Thuý Kiều, tr. 81 và Cành ngày xuân, tr. 84). Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích.

Trả lời:

Đoạn trích: “Chị em Thúy Kiều”
Tả cảnh: “êm đềm trưởng rủ màn che”
Tả người: Những câu thơ còn lại trong bài bao gồm tả vẻ đẹp chung của hai chị em và vẻ đẹp riêng của Thúy Vân và Thúy Kiều.
=> Tác giả sử dụng yếu tố miêu tả trong việc khắc hoạ vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều. Nhờ yếu tố miêu tả, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp khác nhau giữa hai chị em Thuý Kiều: đó là vẻ đẹp phúc hậu của Thúy Vân, vẻ đẹp mặn mà của Thúy Kiều

Đoạn trích: “Cảnh ngày xuân”
Tả cảnh: con én đưa thoi; Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa; Ngổn ngang gò đống kéo lên/ Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay; Tà tà bóng ngả về tây; Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh; Nao nao, dòng nước uốn quanh/ Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang…
Tả người: Gần xa nô nức yến anh; Dập dìu tài tử giai nhân/ Ngựa xe như nước, áo quần như nêm; Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
=>Tác giả tả cảnh mùa xuân bằng chi tiết đặc sắc, cụ thể để tạo nên một mùa xuân đẹp, đầy sức sống. Các hình ảnh tả cảnh đã làm nổi bật vẻ đẹp của mùa xuân với sự tinh khiết, trong trẻo.


Câu 2:
Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân, hãy viết một đoạn …

Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân, hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em Thuý Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh minh. Trong khi kể, chú ý vận dụng các yếu tố miêu tả để tả cảnh mùa xuân.

Trả lời:

Nhân tiết Thanh minh, chị em Thúy Kiều cùng nhau đi du xuân. Cảnh ngày xuân thật là đẹp. Từng đàn chim én bay đi bay lại nhịp nhàng trên bầu trời như chiếc thoi đưa. Những bãi cỏ khô héo được hồi sinh phủ lên một màu xanh tít tắp tận chân trời. Những cành lê khoác trên mình một bộ cánh trắng muốt thướt tha, kiều diễm. Cỏ xanh, lê trắng hòa vào một, tạo nên bức tranh thiên nhiên trong sáng và tinh khôi. Mọi người đi chơi xuân nhộn nhịp, sôi động. Cô gái nào cũng sắm cho mình một bộ quần áo thật đẹp, thật sang. Những trai tài, gái sắc ríu rít như chim yến chim oanh. Ngựa xe qua lại đông đúc, nhộn nhịp. Chị em Thúy Kiều cùng hòa mình vào không khí đó. Đi chơi xuân nhưng mọi người không quên những đã khuất. Họ đốt vàng mã, vó rắc hi vọng rằng người đã khuất cũng sẽ được hưởng cuộc sống hạnh phúc ở thế giới bên kia…Bóng chiều đã ngã về tây, chị em Thúy Kiều thơ thẫn dang tay ra về. Chân bước đi mà lòng còn luyến tiếc buổi du xuân.


Câu 3:
Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều bằng lời văn của mình

Trả lời:

Trong gia đình nhà họ Vương có hai cô con gái đến tuổi cập kê, cô nào cũng xinh đẹp bội phần. Thúy Vân là em gái, có vẻ đẹp thật phúc hậu: khuôn mặt đầy đặn như vầng trăng đêm rằm, lông mày nở nang cân đối như đôi râu ngài, lời nói đoan trang, nụ cười đẹp như hoa như ngọc, mái tóc đầy mượt như mây, nước da trắng ngần như tuyết. Vẻ đẹp của nàng sánh với những gì đẹp đẽ nhất trong thiên nhiên, đến trăng – hoa – tuyết – ngọc cũng phải thua, phải nhường.

So với em gái, Thúy Kiều có vẻ đẹp mặn mà hơn và tài sắc vẹn toàn. Đôi mắt Thúy Kiều so sánh với làn nước mùa thu trong sáng, long lanh ; vẻ đẹp của đôi lông mày như nét núi yểu điệu mùa xuân; và nhấn mạnh đó là một vẻ đẹp khiến những loài cây hoa đẹp của phải tị nạnh, hờn ghen, một vẻ đẹp khiến nghiêng nước nghiêng thành. Về tài năng, Kiều đều thông thạo. Đó quả là người con gái tuyệt sắc giai nhân và có tài năng thiên bẩm đáng trân trọng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Miêu tả trong văn bản tự sự” số 4

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn sự tự sự

1.1. Đọc đoạn trích sau:Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khoẻ mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ “nhất”, vua Quang Trung cười voi đi đốc thúc, mờ súng ngày mồng 5 tiến sút đồn Ngục Hồi Quân Thanh nổ súng hắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói toa mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trà gió nam, thành ra quân Thanh lại tự lùm hại mình.Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thắng lên trước. Khi gươm giáo của hai bên dã chạm nhau thì quãng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh.Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Điền Châu là sầm Nghi Đống tự thắt cố chết. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại. (Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chỉ) 2. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:a. Đoạn trích kể về trận đánh nào? Trong trận đánh đó, nhân vật vua Quang Trung làm gì, xuất hiện như thế nào?

Trả lời:

Đoạn trích kể lại chuyện vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi. Trong trận đánh đó, vua Quang Trung là người chỉ huy trực tiếp.b. Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích. Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiộn những đối tượng nào?

Trả lời: Đoạn trích kể ba sự việc chính:- Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đền đồn Ngọc Hồi.- Quân Thanh bắn ra không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.- Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh.- Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.Các chi tiết miêu tả trên nhằm làm rõ hơn hình ảnh quân Tây Sơn và quân Thanh trong trận chiến đầy cam go. Kết quả là quân Thanh đại bại.c. Kể lại nội đung đoạn trích trên, có bạn nêu ra sự việc sau đây:

Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi.
Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.
Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh.
Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.
Nêu chỉ kể sự việc diễn ra như thế thì nhân vật vua Quang Trung có nổi bật không? Trận đánh có sinh động không? Tại sao? So sánh các sự việc chính mà bạn đó đã nêu với cách miêu tả trong đoạn trích để có thể rút ra nhận xét: Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự?

Trả lời:

Nếu chỉ kể lại sự việc diễn ra như trong sách đã dẫn thì câu chuyện không sinh động, không làm nổi bật hình tượng của vua Quang Trung, vì chỉ đơn giản kể lại các sự kiện.
So với đoạn trích thì trận đánh được tái hiện lại một cách sinh động nhờ những yếu tố miêu tả. Rõ ràng, yếu tố miêu tả có vai trò rất quan trọng trong văn bản tự sự. Nếu không có nó, văn bản chỉ gồm các sự việc trần trụi, khô khan ghép lại vơi nhau.

2. Ghi nhớ

Trong văn tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1 (Trang 92 SGK) Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Truyện Kiều vừa học (Chị em Thuý Kiều, tr. 81 và Cành ngày xuân, tr. 84). Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích.

Trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều
Có một câu tả cảnh

(Êm đềm trướng rủ màn che); những câu tả người là:
Tả chung vẻ đẹp của hai chị em:
Mai cốt cách tuyết tinh thần,

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Tả vẻ đẹp của Thuý Vân:
Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Tả vẻ đẹp của Thuý Kiều:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn:

Làn thu thuỷ nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.
Trong đoạn trích Cảnh ngày xuân
Các hình ảnh tả cảnh: con én đưa thoi; Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa; Ngổn ngang gò đống kéo lên/ Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay; Tà tà bóng ngả về tây; Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh; Nao nao, dòng nước uốn quanh/ Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Tả người:

Gần xa nô nức yến anh; Dập dìu tài tử giai nhân/ Ngựa xe như nước, áo quần như nêm; Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Tác giả sử dụng yếu tố miêu tả trong việc khắc hoạ vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều. Nhờ yếu tố miêu tả, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp khác nhau giữa hai chị em Thuý Kiều: đó là vẻ đẹp phúc hậu của Thúy Vân, vẻ đẹp mặn mà của Thúy Kiều. Các hình ảnh tả cảnh đã làm nổi bật vẻ đẹp của mùa xuân với sự tinh khiết, trong trẻo. Nếu không có những yếu tố miêu tả thì nội dung đoạn trích sẽ nghèo nàn và đơn giản, một số câu còn lại sẽ chỉ là một đoạn thơ kể chuyện.

Câu 2 (Trang 92 SGK) Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân, hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em Thuý Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh minh. Trong khi kể, chú ý vận dụng các yếu tố miêu tả để tả cảnh mùa xuân.
Bài làm:
Bài làm tham khảo:
Thời gian thấm thoát thoi đưa, xuân về mà thoáng chốc sắp qua. Trong ngày tết Thanh minh, hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân đã cùng nhau đi tảo mộ, hai chị em sửa soạn đi dự lễ trong dòng người và xe ngựa nhộn nhịp, nô nức. Đến khi bóng chiều đã ngả về tây, hai chị em cùng nhau ra về. Họ thong dong đi dọc theo con suối nhỏ, dòng nước lững lờ trôi, phía trên có cây cầu bắc ngang. Phong cảnh trong buổi chiều mùa xuân thật thanh tĩnh và lòng người thoáng chút ưu tư.


Câu 3 (Trang 92 SGK) Viết một đoạn văn giới thiệu về vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều.
Bài làm:
Trong gia đình nhà họ Vương có hai cô con gái đến tuổi cập kê, cô nào cũng xinh đẹp bội phần. Thúy Vân là em gái, có vẻ đẹp thật phúc hậu: khuôn mặt đầy đặn như vầng trăng đêm rằm, lông mày nở nang cân đối như đôi râu ngài, lời nói đoan trang, nụ cười đẹp như hoa như ngọc, mái tóc đầy mượt như mây, nước da trắng ngần như tuyết. Vẻ đẹp của nàng sánh với những gì đẹp đẽ nhất trong thiên nhiên, đến trăng – hoa – tuyết – ngọc cũng phải thua, phải nhường.

So với em gái, Thúy Kiều có vẻ đẹp mặn mà hơn và tài sắc vẹn toàn. Đôi mắt Thúy Kiều so sánh với làn nước mùa thu trong sáng, long lanh ; vẻ đẹp của đôi lông mày như nét núi yểu điệu mùa xuân; và nhấn mạnh đó là một vẻ đẹp khiến những loài cây hoa đẹp của phải tị nạnh, hờn ghen, một vẻ đẹp khiến nghiêng nước nghiêng thành. Về tài năng, Kiều đều thông thạo. Đó quả là người con gái tuyệt sắc giai nhân và có tài năng thiên bẩm đáng trân trọng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Miêu tả trong văn bản tự sự” số 5

2 – Trang 91 SGK

Suy nghĩ và trả lời câu hỏi […]

Trả lời

a) Đoạn trích này kể về trận đánh đồn Ngọc Hồi. Trong trận đánh này, Quang Trung là người chỉ huy. Vua xuất hiện trong một tư thế oai phong: Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc,…

b) Các chi tiết miêu tả trong đoạn trích:

– Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, … vua Quang Trung cưỡi voi để đốc thúc,…

– Quận Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời,…

– Quận Thanh chống không nổi bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết.

Các chi tiết miêu tả nêu trên đã khắc hoạ rõ nét khí thế tấn công của quân Tây Sơn cũng như sự thất bại của giặc.

c) Nếu chỉ kể lại diễn biến sự việc như trên thì câu chuyện sẽ không sinh động, nhân vật sẽ không nổi bật. Bởi bản thân các sự việc của câu chuyện được đặt theo trình tự trước – sau đúng như nó diễn ra trong câu chuyện chỉ mới ghi lại đủ sự việc mà chưa diễn tả được các sự việc ấy diễn ra như thế nào.

Như vậy, muốn tái hiện một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn diễn biến các sự việc trong câu chuyện, người ta sẽ phải kếp hợp sử dụng yếu tố miêu tả trong trần thuật.

Luyện tập

1 – Trang 92 SGK

Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Truyện Kiều vừa học ( Chị em Thúy Kiều và cảnh ngày xuân ).Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy.

Trả lời

Những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Chị em Thúy Kiều và Cảnh ngày xuân: Vẻ đẹp trang trọng, đoan trang của người thiếu nữ được so sánh với hình tượng thiên nhiên, với những thứ cao đẹp trên đời: “trăng, hoa,mây, tuyết, ngọc” là thủ pháp nghệ thuật ước lệ khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét, đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thoát ra từ hàm răng ngà ngọc, mái tóc đen óng nhẹ như mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết… Thúy Kiều thì có đôi mắt lóng lánh như “thu thủy” (nước mùa thu), “xuân Sơn” (núi mùa xuân), hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

+ Mùa xuân có chân dung xa rộng, có chim én bay, hoa lệ nở và cỏ xanh trải rộng tận chân trời. Màu cỏ tràn ra trong một không gian rộng lớn. Một vài bông hoa lê nở trắng điểm xuyết trên cái nền xanh vô tận ấy, tạo nên một sự tương phản điểm tô thêm cho bức tranh xuân đặc sắc:

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.

+ Nguyễn Du tả cảnh mùa xuân thật ngắn gọn chỉ bằng bốn câu thơ với một vài nét đặc tả. Một loạt từ hai âm tiết (trong đó có cả từ ghép và từ láy) là tính từ, danh từ, động từ xuất hiện: gần xa, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, nô nức, sắm sửa, dập dìu, … gợi lên không khí lễ hội thật rộn ràng. Các danh từ (yến anh, chị em, tài tử, giai nhân) gợi tả sự đông vui, nhiều người cùng đến hội; các động từ (sắm sửa, dập dìu) gợi tả sự rộn ràng náo nhiệt của ngày hội; các tính từ (gần xa, nô nức) làm rõ hơn tâm trạng của người đi hội. Cách nói ẩn dụ “nô nức yến anh”, gợi lên hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én bay ríu rít.


2 – Trang 92 SGK

Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân, hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em Thúy Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh Minh. Trong khi kể vận dụng các yếu tố miêu tả để tả cảnh ngày xuân.

Trả lời

– Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều: Có một câu tả cảnh (Em đềm trướng rủ màn che): Còn lại chủ yếu là các hình ảnh tả tài sắc của Thủy Kiều và vẻ đẹp của Thủy Vân. Các hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên được lấy để khắc hoạ vẻ đẹp của hai nhân vật chứ không phải để tả thiên nhiên. Đây là bút pháp ước lệ của văn học trung đại.

– Trong đoạn trích Cảnh mùa xuân:

+ Chú ý các hình ảnh tả cảnh: Con én đưa thoi, Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa; Ngổn ngang gò đống kéo lên; Thọi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay Tà tà bóng ngả về tây, phong cảnh có bể thanh thanh; Nao nao, dòng nước uốn quanh; Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

+ Tả người: Gần xa nô nức yến anh; Dập dìu tài tử giai nhân; Ngựa xe như nước, áo quần như nêm; Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

– Chú ý vai trò của yếu tố miêu tả trong việc khắc hoạ vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều. Nhờ yếu tố miêu tả, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp khác nhau giữa hai chị em Thúy Kiều như thế nào? Yếu tố miêu tả có tác dụng gì trong việc ca ngợi vẻ đẹp của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh?

Đoạn văn tham khảo: “Mùa xuân đã đến tràn trề khắp vũ trụ, hơn hai tháng trôi qua, những cánh đồng cỏ khô đa ngày nào nay mát rượi bởi vạt cỏ mới mọc dưới mưa xuân. Ngày hội Thanh minh cũng là hội Đạp thanh đã đến. Chị em Thúy Kiều nô nức rủ nhau trẩy hội. Từ mấy hôm trước, họ đã nhắc nhau lo áo quần, lo chuyện sắm sửa những cái ăn cái uống và tính thời gian, phương tiện đi chơi xuân.

Ngày Thanh minh đến, những cánh đồng cỏ xanh đến tận chân trời, một màu cỏ non dịu dàng êm ả. Đó đây có những bụi hoa lệ nở trăng xoá. Người người dập dìu, túm năm tụm ba trên đường. Kẻ đi xe, người đi ngựa, kẻ võng lọng nghênh ngang. Nhóm khác lại ung dung tản bộ. Nơi nơi nô nức tiếng cười tiếng nói. Có nơi chen chân đông nghịt ……”

3 – Trang 92 SGK

Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều bằng lời của mình

Gợi ý

Không nên dùng lại y nguyên những hình ảnh ước lệ trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều để giới thiệu mà phải biết liên tưởng từ những hình ảnh gợi tả mà tác giả sử dụng để làm nổi bật vẻ đẹp của hai nhân vật này theo cảm nhận của riêng mình.

Chú ý đảm bảo mạch giới thiệu theo câu chuyện (ở đây là việc giới thiệu về gia đình Thúy Kiều, trình tự giới thiệu từ Thúy Vân đến Thúy Kiều, từ vẻ đẹp hình thức đến tài hoa,…)

Đoạn văn tham khảo:

Nhà Vương viên ngoại có hai con gái đầu lòng xinh đẹp, đặt tên chị là Thúy Kiều, em là Thúy Vân. Hai chị em nổi tiếng trong vùng là hai cô con gái có tư cách đạo đức nghiêm trang mẫu mực của một gia đình nề nếp. Họ chẳng khác nào như hai cành mai quý. Tư tưởng họ tinh khiết như tuyết đầu đông. Mỗi người, Có một nét đẹp khác nhau nhưng thật là hoàn hảo mười phân vẹn mười.

Thúy Vân thì có nét đoan trang hiền hòa, khác hẳn với những cô gái bình thường. Khuôn mặt nàng bầu bĩnh như vầng trăng tròn với đôi lông mày nở nang. Khi Thúy Vân mỉm cười, hệt như một đoá hoa quỳnh nở sáng màn đêm. Khi nàng thốt lời, tiếng nói nàng trong như ngọc, lời lẽ nàng êm ái như ru. Tóc nàng mềm mại, óng ả hơn mây. Da nàng nếu đem so với tuyết thì tuyết phải nhường bước.

Bên cạnh đó, Thúy Kiều lại càng có nhan sắc mặn mà hơn cả em gái. Đã thế Thúy Kiều lại hơn cả Thúy Vân về cả sắc lẫn tài. Mắt nàng lóng lánh xanh biếc như mặt nước hồ thu. Nét mày nàng mượt mà như núi mùa xuân. Nàng đi dạo bên hoa, hoa phải ghen tị vì không tươi thắm bằng nàng. Khi Kiều đừng chân bên cành liễu, liễu phải ghen hờn vì liều không xanh tốt bằng mái tóc Kiều …..

Ghi nhớ

Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Miêu tả trong văn bản tự sự” số 6

I Tìm hiểu yêu tố miêu tả trong văn bản tự sự

1, Đoạn trích trên kể về truyện vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi

2, Đoạn trích thuật lại những sự việc sau

Vua Quang Trung cho ghép các ván lại, 10 lính khiêng một bức, rồi tiến sạt báo vây đồn Ngọc Hồi
Quân Thanh bắn tên không trunga phát nào
Quân vua Quan Trung khiếng ván xông lên đánh tan quân Thanh
Quân Thanh thất bại, chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn
3, Nếu chỉ đơn giản là tường thuật lại sự việc riễng ra như trong sử sách thì câu truyện sẽ mất đi sự lôi cuốn, không làm cho nguwofi đọc cảm giác huwngas thú vì đó đơn giản chỉ là một cách trần thuật để truyền đạt thông tin

Đoạn trích trên tái hiện trận đánh của Vua quan Trung một cách sinh động dựa vào các yếu tố miêu tả

II Luyện tập bài miêu tả trong văn bản tự sự

Câu 1 trang 91 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

a, Trong đoạn trích chị em Thúy Kiều cảu tác giả Nguyễn Du:

“Êm đềm trướng rủ màn che”: tả cảnh

Còn lại toàn bộ đoạn trích đều tập trug khắc họa vẻ đẹp của hai chị em. Cả hai chị em Thúy Kiều đều được ví với thiên nhiên, Nguyễn Du lấy thiên nhiên làm chuẩn mức để vẻ nên hai chân dung mĩ miều. Đây là một cách ước lệ đắc trưng của văn học trung đại

Trong đoạn trích Cảnh ngày xuân:

Các hình ảnh miêu tả cảnh vật:

Con én đưa thoi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Ngổn ngang gõ đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay
Miêu tả con người:

Gần xa nô nức yến anh
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Chị em thư thẩn dang tay ra về
b, Nguyễn Du trong đoạn trích sử dụng rất nhiều yếu tố miêu tả trong việc khắc hỏa vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều khiến người đọc cảm nhận được nhan sắc dung hòa phúc hậu của Thúy Vân và vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của Thúy Kiều

Câu 2 trang 91 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

Viết đoạn văn kể về việc chị em Thúy Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh Minh dựa vào đoạn trích “cảnh ngày xuân”

Thời gian thấm thoắt như thoi đưa , chim én bay lượn khắp bầu trời trong xanh. xuân về mà đã sang tháng ba. Mọi người nhân dịp này cũng nhau chảy hội đạp thanh. Chị em Thúy Kiều cũng háo hức hào vào dòng người chảy hội. Đi tảo mộ, nàng chứng kiến người người ngữ ngữ nô nức nhộn nhịp khắp phố phường. Đến chiều tà, hai chị em cùng nhau ra về, họ đi theo một dòng suối nhỏ uốn lượn , phía bên kia có một chiếc cầu bắc ngang. Nơi đây khắc hẳn phố phường náo nhiệt, yên tĩnh và hoang vu đến kì lạ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về tiết học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên Blogthoca.edu.vn.vn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *